Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

nguyên nhân của suy thoái kinh tế toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.06 KB, 7 trang )

I. BỐI CẢNH KINH TẾ THẾ GIỚI TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI KINH
TẾ NĂM 2007- 2008
- Đầu tiên, Nhóm xin điểm qua một số sự kiện lớn về kinh tế thế giới năm
2008:
 2/1: Giá dầu thô lần đầu tiên vượt 100 USD mỗi thùng
 16/3: Bear Stears tuyên bố phá sản, báo hiệu chuỗi đổ vỡ của các định chế tài chính vào
những tháng tiếp theo
 11/7: Giá dầu chạm mức lịch sử 147,27 USD mỗi thùng
 7/9: Mỹ chi 200 tỷ USD tiếp quản Freddie Mac và Fannie Mae
 14/9: Bank of America mua lại Merrill Lynch
 15/9: Lehman Brothers tuyên bố phá sản
 16/9: Mỹ giải cứu AIG
 21/9: Goldman Sachs và Morgan Stanley thay đổi mô hình hoạt động
 28/9: Ngân hàng Bradford & Bingley (Anh) sụp đổ
 29/9: Quốc hội Mỹ bác kế hoạch 700 tỷ USD, khiến Dow Jones có mức sụt giảm lớn nhất
lịch sử, gần 778 điểm, và phố Wall mất 1.200 tỷ USD
 3/10: Hạ viện Mỹ thông qua gói 700 tỷ USD
 7/10: Anh chi 88 tỷ USD cứu hệ thống ngân hàng
 8/10: Các ngân hàng trung ương đồng loạt hạ lãi suất
 12/10: Chính phủ Iceland có nguy cơ sụp đổ vì khủng hoảng tài chính
 27/10: IMF bơm tiền hỗ trợ hàng loạt nền kinh tế
 5/11: Ông Barack Obama đắc cử Tổng thống Mỹ, với đường lối kinh tế được thế giới kỳ
vọng thay đổi hiện trạng kinh tế Mỹ và toàn cầu
 10/11: Trung Quốc chi gần 600 tỷ USD kích thích kinh tế
 14/11: 15 nước châu Âu thừa nhận lâm vào suy thoái
 17/11: Nhật thông báo đã suy thoái
 25/11: Mỹ chi thêm 800 tỷ USD hỗ trợ kinh tế
 1/12: Mỹ thừa nhận đã suy thoái từ cuối năm 2007
 11/12: Vụ lừa đảo 50 tỷ USD của Bernard Madoff vỡ lở, với hàng nghìn nạn nhân.
Năm 2008 trôi qua với kỷ lục của những kỷ lục. Khủng hoảng tài chính bùng
phát tại Mỹ và lan rộng toàn cầu, kéo theo sự sụp đổ đồng loạt của nhiều định


chế tài chính khổng lồ. Thị trường chứng khoán khuynh đảo. Kinh tế thế giới
suy thoái. Thị trường hàng hoá biến động khôn lường.
1. Suy thoái tài chính
Cơn địa chấn tài chính bắt nguồn từ khủng hoảng tín dụng và nhà đất tại
Mỹ đã nhanh chóng lan sang toàn cầu, gây nên một cuộc khủng hoảng tài chính tồi
tệ nhất kể từ hàng trăm năm nay.
Các ngân hàng cho vay dưới chuẩn tăng mạnh, không quan tâm tới khả năng
chi trả của khách tại thị trường nhà đất và cho vay cầm cố bất động sản. Đồng thời
để đối phó với lạm phát, việc tăng lãi suất ngân hàng khiến lãi vay phải trả trở
thành áp lực quá lớn với người mua nhà. Thị trường bất động sản thời điểm này bắt
đầu có dấu hiệu đóng băng và sụt giảm.
Trước tình hình trên, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, tổ chức tài chính đã
mua lại các hợp đồng thế chấp và biến chúng thành tài sản đảm bảo để phát hành
trái phiếu ra thị trường. Loại sản phẩm này được đánh giá cao bởi các tổ chức định
giá tín dụng, nên thanh khoản tốt. Chiến lược trên được đưa ra với mục đích giảm
rủi ro cho những khoản vay bất động sản. Nhưng nó lại tạo ra hiệu ứng sụp đổ dây
chuyền và khiến rủi ro bị đẩy lên cao hơn. Những bất ổn từ hoạt động cho vay dưới
chuẩn khiến giá nhà sụt giảm mạnh, thị trường nhà đất đóng băng. Cuộc khủng
hoảng từ đó lan từ thị trường bất động sản sang thị trường tín dụng và cuối cùng
dẫn đến khủng hoảng tài chính tại Mỹ và tràn sang nhiều nước châu Âu, khiến
nhiều công ty lớn phá sản như tập đoàn tài chính Country Financial chuyên cho
vay thế chấp địa ốc của Mỹ cũng bị phá sản do nợ khó đòi vào tháng 8/2007,
Northern Rock, ngân hàng lớn thứ năm tại Anh, vào tháng 9/2007, sau khi mất
thanh khoản nghiêm trọng do thua lỗ từ cho vay thế chấp bất động sản, đã phải cầu
cứu Ngân hàng Trung ương Anh, vào ngày 17/2, Nothern Rock chính thức bị quốc
hữu hóa. hai nhà cho vay cầm cố khổng lồ của Mỹ là Freddie Mac và Fannie
Mae buộc phải được Chính phủ tiếp quản để tránh khỏi nguy cơ phá sản. Vào ngày
15/9, Ngân hàng Đầu tư lớn thứ 4 nước Mỹ Lehman Brothers sau 158 năm tồn tại
đã tuyên bố phá sản. Đúng 10 ngày sau, Washington Mutual tạo nên vụ phá sản
ngân hàng lớn nhất trong lịch sử với tổng tài sản thiệt hại lên tới 307 tỷ đôla. Ngoài

ra, do khủng hoảng tài chính, ngân hàng đầu tư số một nước Mỹ, Merill Lynch
cũng bị thâu tóm bởi Bank of America. Chính phủ đã buộc phải bơm 85 tỷ đôla
vào AIG, tập đoàn bảo hiểm lớn nhất thế giới, để tránh cho thị trường tài chính
nước này một kết cục tồi tệ hơn.
2. Thị trường chứng khoản chao đảo
Tháng 9 và 10 cũng trở thành giai đoạn đen tối với phố Wall khi chỉ số Dow
Jones sụt tới 25% giá trị chỉ sau một tháng kể từ ngày 15/9. Kể từ sau giai đoạn
này, biến động tại phố Wall trở nên khó lường hơn với nhiều kỷ lục cả tăng và
giảm tồn tại trong hàng chục năm đã bị phá.
Khi tâm lý hoảng hốt lan toả trong tháng 9/08 và thị trường tín dụng đóng
băng, màu đỏ tràn ngập trên mọi thị trường chứng khoán, từ Hồng Công đến
Mêhicô. Nhà chức trách Nga đã đóng cửa thị trường chứng khoán Mátxcơva trong
nhiều ngày để kiềm chế sự hỗn loạn. DJWilshire 5000, chỉ số đại diện cho toàn bộ
chứng khoán giao dịch tại Mỹ, cho thấy thị trường chứng khoán Mỹ đã mất 7.000
tỷ USD trong năm nay.
3. Thị trường hàng hoá biến động mạnh:
Giá hàng hoá thế giới năm 2008 biến động cực mạnh. Giá tăng rất nhanh và
cũng giảm rất nhanh.
Giá hàng hoá đồng loạt lập kỷ lục cao:
Những thời điểm giá cao nhất trong năm là tháng 3 - 5 và 7 - 8, khi giá dầu
mỏ tăng mạnh tác động tới toàn bộ thị trường hàng hoá thế giới.
Những tháng đầu năm cũng chứng kiến các cơn sốt dầu, lương thực, và lạm
phát làm khuynh đảo nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt là giá dầu, từ mức 90 đôla một
thùng vào đầu năm đã leo lên trên 100 đôla vào 20/2 và lập kỷ lục trên 147 đôla
một thùng vào 11/7.
Dầu leo thang kéo giá hàng hóa cơ bản và lương thực lên theo. Trong đó,
vàng lập kỷ lục trên 1.000 đôla một ounce vào 17/3. Còn giá lương thực đắt đỏ lại
tạo ra căng thẳng thực sự tại nhiều nơi, thậm chí cả các quốc gia xuất khẩu lương
thực. Khi giá ngô, nhiên liệu và ngũ cốc tăng vọt trong mùa hè này, người Mỹ đã
phải đối mặt với tình trạng giá thực phẩm leo thang lần đầu tiên trong 17 năm qua.

Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo giá lương thực tăng 5 đến 6% trong năm nay, cao hơn
nhiều so với mức tăng trung bình hàng năm 2,5% trong 15 năm qua. Nạn lạm phát
từ đó cũng xảy ra tràn lan tại nhiều quốc gia. Trong những tháng đầu năm. Lạm
phát toàn cầu đang nhanh chóng leo lên mức đỉnh điểm trong lịch sử. Lạm phát
đang ở ngưỡng cao nhất trong vòng 16 năm qua ở Ả Rập Xê út, trong 14 năm qua
ở Thụy Sĩ, trong 25 năm qua ở Singapore , lạm phát tiêu dùng cũng cao nhất
trong 11 năm qua ở Trung Quốc. Danh sách này sẽ còn tiếp tục. Các chính phủ
đang đau đầu với những chính sách chống lạm phát làm sao cho không ảnh hưởng
tới tăng trưởng kinh tế và xuất nhập khẩu.
II. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM SUY THOÁI CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra trong năm 2007-2009 đã tác
động tiêu cực đến hầu hết các nước trên thế giới và buộc các nước phải chuyển
sang thực hiện kích thích kinh tế bằng các biện pháp can thiệp mạnh mẽ chưa từng
thấy thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ trong năm 2009. Đó là:
1.1. Chính sách tài khóa
Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính lan rộng kéo theo suy thoái kinh tế
toàn cầu, chính phủ các quốc gia trên thế giới đã đưa ra các gói kích thích kinh tế
nhằm ngăn chặn đà suy thoái kinh tế.
Mời cô và các anh chị xem Bảng 1 thống kê các gói kích thích kinh tế của 55 nước
đưa ra vào cuối năm 2008 và đầu năm 2009 với tổng số lên đến 2,6 nghìn tỷ USD,
chiếm khoảng 4,7% GDP của các nước này. Độ lớn của gói kích thích kinh tế của
các nước dao động từ 0,5% đến 15% GDP.
Bảng 1: Gói kích thích kinh tế của các nước trên thế giới
Mỹ, nơi bắt nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, là quốc gia
tiên phong đưa ra gói kích thích kinh tế mang tên Đạo luật Phục hồi và Tái đầu tư
nước Mỹ (The American Recovery and Reinvestment Act of 2009) trị giá 787 tỷ
đô la vào đầu năm 2009. Tại châu Âu, kế hoạch phục hồi kinh tế EU (EERP) trị giá
200 tỷ euro được Ủy ban châu Âu thông qua vào tháng 12/2008. Kế hoạch này đưa
ra các giải pháp và các khoản đầu tư có định hướng nhằm đảm bảo Liên minh châu
Âu (EU) sẽ giải quyết thành công các thách thức trong dài hạn và giữ vững khả

năng cạnh tranh của nền kinh tế.
Tại khu vực châu Á, Nhật Bản cũng thông qua gói kích cầu tương đương
297,5 tỷ đô la, dành cho hỗ trợ kinh tế vùng, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp,
hỗ trợ thuế cho chính quyền địa phương và các chương trình cải cách y tế và chăm
sóc trẻ em. Ngoài ra, gói chính sách kích thích kinh tế của Nhật còn tập trung vào
hỗ trợ thuế và có thêm các khoản mục cho đào tạo lao động, nhất là chuyển lao
động thất nghiệp đô thị về nông thôn, cải cách nông nghiệp và phát triển công nghệ
sạch.
Một nền kinh tế lớn khác của thế giới là Trung Quốc cũng triển khai gói kích
thích kinh tế có quy mô lớn. Ngay từ cuối năm 2008, chính phủ Trung Quốc đã có
kế hoạch kích thích kinh tế cụ thể và mạnh mẽ, với tổng giá trị khoảng 585,3 tỷ
USD và bằng 13,3% GDP của quốc gia này. Gói kích thích kinh tế của Trung
Quốc chú trọng nhiều hơn vào đầu tư hạ tầng và xây dựng cơ bản để tạo việc làm.
Như vậy, gói kích thích kinh tế được thực hiện ở các nước bao gồm nhiều
phần, từ việc tăng chi tiêu công, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp
và người dân đến việc cắt giảm thuế và tăng trợ cấp. Các cấu phần của gói kích
thích kinh tế cũng có sự khác nhau giữa các nước. Các biện pháp liên quan đến
thuế chiếm hơn một nửa quy mô của gói kích thích kinh tế ở nhiều nước phát triển,
trong khi các biện pháp chi tiêu chiếm tỷ trọng lớn ở các nước đang phát triển,
chẳng hạn như tập trung vào phía doanh thu được thực hiện ở các nước như Thái
Lan, Indonexia, Ấn Độ.
Đối với các nước đang phát triển, gói kích thích kinh tế tập trung chủ yếu
vào tăng chi tiêu vì một phần trong bối cảnh suy thoái nguồn thu sẽ bị giảm sút nên
việc áp dụng biến pháp thuế hạn chế hơn. Hơn nữa, hiệu ứng số nhân cho các biện
pháp về phía chi tiêu lớn hơn các biện pháp về thu. Trong cấu phần chi tiêu, đầu tư
cho cơ sở hạ tầng chiếm một tỷ trọng lớn, đặc biệt là ở các nước Trung Quốc,
Malaixia, Hàn Quốc, Achentina, Đài Loan… Ở nhiều nước, hơn một phần tư gói
kích thích được dành cho an sinh xã hội. Không giống với các nước phát triển nơi
người dân không chịu tăng chi tiêu, ở các nước đang phát triển việc trợ cấp thu
nhập cho các đối tượng bị tổn thương sẽ có tác động tăng chi tiêu cao.

So với GDP, quy mô gói kích thích kinh tế của các nước đang phát triển lớn
hơn của các nước phát triển. Trong khi hầu hết các nước phát triển có thể đảm bảo
tài chính cho gói kích thích kinh tế thông qua việc phát hành trái phiếu chính phủ ở
trong nước và nước ngoài, một số lượng lớn các nước đang phát triển lại dựa vào
nguồn dự trữ ngoại hối được tích lũy trước khi khủng hoảng. Thực tế, còn nhiều
nước thu nhập thấp khác không thể thực hiện gói kích thích kinh tế vì nguồn lực rất
hạn chế để thực hiện. Nhìn tổng thể, các biện pháp kích thích kinh tế cùng với các
biện pháp của chính sách tiền tệ đã có tác dụng làm ổn định kinh tế toàn cầu và
giúp các nước phục hồi kinh tế.
1.2. Chính sách tiền tệ
Trước bối cảnh suy thoái kinh tế, ngân hàng trung ương của hầu hết các
nước đều tiến hành chính sách giảm lãi suất, một số ngân hàng trung ương của các
nước phát triển đã cắt giảm lãi suất đến gần mức 0%. Chẳng hạn như, Cục dự trữ
liên bang Mỹ (FED), ngân hàng Nhật Bản (BOJ), ngân hàng Anh, ngân hàng
Canada và ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) đã cắt giảm lãi suất xuống mức
thấp lịch sử (xem hình 1 và 2). Một số ngân hàng trung ương của các nước như
Hungary, Ailen và Nga lúc đầu tăng lãi suất để đối phó với sự giảm giá mạnh của
tỷ giá, nhưng sau đó đã hạ lãi suất lại sau khi tỷ giá đã được bình ổn.
Hình 1: Diễn biến lãi suất cơ bản của FED 2007-2009

Nguồn: Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED)
Bên cạnh đó, các nước còn thực hiện nhiều biện pháp khác của chính sách
tiền tệ:
- Thứ nhất, các biện pháp được đưa ra đảm bảo lãi suất thị trường giảm cùng
với lãi suất chính sách. Ví dụ, để giữ lãi suất thị trường ngắn hạn gắn với mục tiêu
chính sách, ngân hàng Anh và FED đã giảm biên độ của lãi suất qua đêm.
- Thứ hai, một số can thiệp được đưa ra để làm giảm căng thẳng trên thị
trường liên ngân hàng bằng cách giảm sự mở rộng thị trường liên ngân hàng.
Ngân hàng trung ương các nước đã cung cấp thêm nhiều vốn để bù đắp những
giảm sút về cung thị trường và đảm bảo sự phân bổ đồng đều các dự trữ trong hệ

thống. Các ngân hàng trung ương còn nới lỏng các thế chấp, kéo dài kỳ hạn của
các hoạt động tái tài chính và thiết lập các đường dây trao đổi liên ngân hàng
trung ương nhằm giảm sức ép vốn đô la ở thị trường bên ngoài.
- Thứ ba, các giới chức tiền tệ còn cung cấp một khối lượng lớn những thanh
khoản bổ sung để giữ các tổ chức tài chính hoạt động và giảm rủi ro lan ra trên các
phần của thị trường tài chính qua việc mua các giấy tờ thương mại, cổ phiếu công
ty, trái phiếu tài sản. Một số ngân hàng trung ương còn can thiệp vào thị trường
ngoại tệ để tăng sức ép lên đồng tiền của họ nhằm giảm nguy cơ giảm phát. Với
những can thiệp trên, tài khoản của các ngân hàng trung ương đã được mở rộng
từng bước và các cấu phần của nó đã thay đổi tốt.
Hình 2: Diễn biến lãi suất qua đêm của ECB
Nguồn: Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB)

×