BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
VŨ THỊ NHUNG
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
TÊN ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HỐ NHẬP KHẨU NGUN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ALIBAO
Hà Nội, năm 2023
BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Phạm Huyền Trang
Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Nhung
Mã sinh viên: 7103106044
Lớp : KTĐN10
Hà Nội, năm 2023
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan Khóa luận tốt nghiệp với đề tài “HỒN THIỆN QUY
TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HỐ NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
ALIBAO” là cơng trình nghiên cứu của riêng em, khơng sao chép bất kì ai, dưới sự
hướng dẫn của Ths. Phạm Huyền Trang. Cơng trình có sự kế thừa một số kết quả
nghiên cứu liên quan đã được cơng bố. Các số liệu, tài liệu trong khóa luận là trung
thực, bảo đảm tính khách quan và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Em xin chịu mọi trách nhiệm về sự cam đoan này !
Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 2023
Người cam đoan
i
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cơ Học viện Chính sách và Phát triển đã
tận tình truyền đạt cho em những kiến thức cơ bản về xuất nhập khẩu. Đồng thời em
cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến cô Phạm Huyền Trang là người đã trực tiếp
hướng dẫn em hồn thành bài khóa luận. Trong suốt q trình hướng dẫn cho em,
cơ đã tận tâm giúp đỡ, góp ý, đưa ra những lời khuyên, đồng hành cùng em từng
chút một để bài khóa luận của em hồn thiện hơn.
Vì kinh nghiệm thực tiễn và khả năng lí luận của bản thân cịn giới hạn, do đó
bài khóa luận của em sẽ khơng khỏi mắc những thiếu xót. Kính mong q thầy cơ,
anh chị và bạn bè đóng góp ý kiến để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................... vi
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH ........................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................ 3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN. 4
1.1. Nhập khẩu và dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu ............................. 4
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu ...................................................... 4
1.1.2. Khái niệm và phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu ............ 5
1.2. Tổng quan về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.............. 7
1.3. Giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển ...... 8
1.3.1. Khái niệm container .............................................................................. 8
1.3.2. Ưu, nhược điểm ..................................................................................... 9
1.3.3. Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa nguyên container bằng đường
biển ....................................................................................................................... 10
1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngun container bằng đường
biển ................................................................................................................... 12
1.4.1. Khái niệm ............................................................................................ 12
iii
1.4.2. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ............................................ 12
1.4.3. Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container
bằng đường biển .................................................................................................... 12
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện quy trình giao
nhận hàng hóa nhập khẩu ngun container bằng đường biển .................... 15
1.5.1. Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp.................................................... 15
1.5.2. Mơi trường bên trong doanh nghiệp .................................................... 18
1.6. Tiêu chí đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu container
bằng đường biển .............................................................................................. 19
1.6.1. Thời gian để thực hiện một quy trình giao nhận .................................. 19
1.6.2. Tính đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp ................................ 20
1.6.3. Tiết kiệm chi phí trong thực hiện quy trình giao nhận .......................... 20
1.6.4. Đảm bảo an tồn cho hàng hóa ........................................................... 20
1.6.5. Mức độ hài lòng của khách hàng ......................................................... 20
Chương 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG NHẬP
KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ ALIBAO .................................. 21
2.1.Giới thiệu chung về Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Alibao .......... 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển .......................................................... 21
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Công ty ........................................................ 22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Alibao ........ 25
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh chung của Công ty giai đoạn 2020 - 202227
2.2. Thực trạng quy trình giao nhận hàng hóa ngun container bằng đường
biển tại Cơng ty ............................................................................................... 29
2.2.1. Kết quả kinh doanh về dịch vụ giao nhận hàng hoá nhập khẩu nguyên
container bằng đường biển tại Cơng ty. ................................................................. 29
2.2.2. Quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu nguyên container bằng đường
biển tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Alibao. ............................................. 31
2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và thực hiện quy trình giao
nhận hàng hóa nhập khẩu ngun container bằng đường biển tại Công ty ............ 45
iv
2.3. Các chi phí phát sinh khi vận tải hàng hóa nguyên container bằng
đường biển ....................................................................................................... 46
2.4. Đánh giá về quy trình nhập khẩu hàng FCL của Cơng ty TNHH
Thương mại Dịch vụ Alibao ............................................................................ 48
2.4.1 Ưu điểm.............................................................................................. 48
2.4.2. Hạn chế ............................................................................................... 49
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................... 51
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN QUY TRÌNH
GIAO NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
ALIBAO.................................................................................................. 53
3.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành giao nhận hàng hóa nhập khẩu
(FCL) bằng đường biển tại Việt Nam............................................................. 53
3.1.1. Cơ hội ................................................................................................. 53
3.1.2. Thách thức .......................................................................................... 54
3.2. Định hướng phát triển của Công ty giai đoạn 2025-2030 ....................... 54
3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình giao nhận
hàng hóa nhập khẩu ngun container bằng đường biển tại Công ty .......... 55
3.3.1. Một số giải pháp nhằm hồn thiện quy trình giao nhận ....................... 55
3.3.2. Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt quy trình giao nhận .................... 55
3.4. Kiến nghị các cơ quan ban ngành nhằm hồn thiện quy trình giao nhận
hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển ............................. 59
KẾT LUẬN ..................................................................................... 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 62
PHỤ LỤC ........................................................................................ 64
v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu Giải nghĩa tiếng anh
Giải nghĩa tiếng việt
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Alibao
Cơng ty
CAF
Currency Adjustment Factor
Phụ phí rủi ro tỷ giá
CCF
Cleaning Container Free
Phí làm sạch cont
CFS
Container Freight Station fee Gom hàng lẻ
CIC
Container Imbalance Charge
Phí mất cân bằng cont
CN
Credit note
Giấy ghi nợ
COD
Change of Destination
Phí thay đổi điểm đến
Biên bản dỡ hàng
COR
D/O
Delivery order
Lệnh giao hàng
DEM
Demurrage
Phí lưu cont tại cảng
DET
Detention
Phí lưu cont tại kho
DG
Dangerous goods
Hàng nguy hiểm
DN
Debit note
Giấy địi nợ
DOC
Documentation fee
Phí chứng từ
EBS
Emergency Bunker Surcharge Phụ phí xăng dầu
ENS
Entry Summary Declaration
Phí khai Manifest
EIR
Equipment Interchange
Receipt
Phiếu ghi lại tình trạng của container
ETD
Estimated to Departure
Thời gian dự kiến tàu chạy
FCL
Full container load
Hàng nguyên container
vi
FNC
Freight Network Corporation
HDL
Handling fee
Phí làm hàng
International Air Transport
IATA
Association
Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế
LCL
Less than container
Hàng lẻ
PCS
Port Congestion Surcharge
Phụ phí tắc nghẽn cảng
POD
Port of Discharge
Cảng dỡ hàng
POL
Port of Loading
Cảng bốc hàng
THC
Terminal Handling Charge
Phí xếp dỡ
TNHH
Trách nhiêm hữu hạn
XNK
Xuất nhập khẩu
vii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ẢNH
STT
DANH SÁCH
1
Bảng 1.1: Cơ cấu lao động của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Alibao
2
Bảng 1.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 20182021
3
Bảng 1.3: Cơ cấu dịch vụ của Công ty giai đoạn 2020-2022
4
Bảng 2.1: Giá trị nhập khẩu hàng FCL theo từng loại mặt hàng giai
đoạn 2020 - 2022
5
Bảng 2.2: Mơ tả hàng hố trong phiếu đóng gói hàng hố
6
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Cơng ty
7
Sơ đồ 2.2: Quy trình giao nhận hàng nhập khẩu (FCL)
8
Hình 2.1: Giấy chứng nhận xuất xứ
9
Hình 2.2: Bước 1 khai báo hải quan điện tử
10
Hình 2.3: Bước 2 khai báo hải quan điện tử
11
Hình 2.4: Bước 3 khai báo hải quan điện tử
viii
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt kể từ khi trở thành thành
viên chính thức của Tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), Việt Nam đã có nhiều cơ
hội để mở rộng các mối quan hệ kinh doanh quốc tế. Theo Tổng cục Hải quan, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước trong năm 2022 đạt 730,28 tỷ USD, tăng
9,2%, tương ứng tăng 61,28 tỷ USD so với năm 2021. Một trong những dịch vụ
phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu là giao nhận vận tải quốc tế. Chính
sách mở cửa hội nhập với nước ngoài đã tạo ra những cơ hội mới cho nền kinh tế
Việt Nam, tạo ra thị trường to lớn đầy tiềm năng nhưng cũng đang đặt ra nhiều
thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu.
Giao nhận hàng hoá là một trong những khâu vơ cùng quan trọng, nó thúc đẩy
q trình dịch chuyển hàng hoá từ người bán đến người mua diễn ra nhanh chóng
hơn, thuận tiện hơn, góp phần khơng nhỏ vào việc thực hiện có hiệu quả các hợp
đồng mua bán ngoại thương. Cho nên, tuy mới ra đời nhưng nó đã trở thành một bộ
phận khơng thể thiếu được trong ngành vận tải và trong nền kinh tế quốc dân. Đây
là một loại hình dịch vụ thương mại không cần đầu tư nhiều vốn nhưng lợi nhuận
tương đối ổn định. Ta có thể nhận định rằng việc phát triển kinh doanh dịch vụ giao
nhận kho vận ở nước ta đã mang lại những hiệu quả kinh tế thiết thực. Người làm
dịch vụ giao nhận đã kịp thời xâm nhập thị trường, mở rộng quan hệ hợp tác với
nước ngoài, tổ chức các tuyến đường vận tải, đưa hàng hoá đi và đến đáp ứng yêu
cầu của người xuất nhập khẩu.
Tuy nhiên, dù đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận nhưng hoạt động của
ngành giao nhận Việt Nam cịn đang trong q trình hồn thiện và phát triển nên
vẫn cịn tồn tại khơng ít bất cập, trong đó nổi lên vấn đề đối với các doanh nghiệp
trong ngành là việc quản lý và kiểm soát hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập
khẩu của Việt Nam hiện nay. Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu, hồn thiện nghiệp vụ
và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu của
Việt Nam là vấn đề cấp thiết cần phải được đưa ra nghiên cứu nhằm tìm ra biện
pháp để tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển của ngành. Và đó cũng là lý do em
đã chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu ngun
container bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Alibao”.
1
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng về quy trình giao nhận hàng hóa
nhập khẩu ngun container bằng đường biển tại Cơng ty TNHH Thương mại Dịch
vụ Alibao trong giai đoạn 2020-2022, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện
quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển của
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Alibao. Đề tài xác định 3 mục tiêu nghiên cứu
cụ thể như sau:
Hệ thống lý luận chung về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên
container bằng đường biển.
Phân tích thực trạng, đánh giá quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
ngun container bằng đường biển tại Cơng ty Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ Alibao giai đoạn 2020-2022.
Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển của Công ty.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Alibao.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Được nghiên cứu tại Công ty TNHH Thương mại Dịch
vụ Alibao.
Phạm vi thời gian: giai đoạn 2020 – 2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích: Phân tích các thông số, dữ liệu liên quan đến Công ty
để biết được tình hình hoạt động của Cơng ty, những kết quả mà Công ty đã đạt
được cũng như những phần Cơng ty cịn chưa hồn thành.
Phương pháp thống kê: Thống kê, tìm hiểu các chỉ tiêu về số lượng giao
nhận, các chỉ tiêu về kinh doanh, chỉ tiêu về thị trường giao nhận...
Phương pháp logic: Tổng hợp, đánh giá về tình hình hoạt động cũng như đưa
ra giải pháp trên cơ sở khoa học và mang tính thực tiễn.
Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động kinh doanh, quy trình giao
nhận xuất nhập khẩu, xử lý thơng tin nội bộ.
2
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm 3 chương chính là:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên
container bằng đường biển
Chương 2: Thực trạng quy trình giao nhận hàng hố nhập khẩu ngun
container bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Alibao.
Chương 3: Giải pháp hồn thiện quy trình giao nhận hàng hoá nhập khẩu
nguyên container bằng đường biển tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Alibao.
3
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KHẨU NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN
1.1. Nhập khẩu và dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của nhập khẩu
Khái niệm:
Khoản 1 Điều 28 Luật Thương Mại 2005 quy định như sau: "Nhập khẩu hàng
hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo
quy định của pháp luật".
Nhập khẩu được hiểu là việc nhập hàng hóa, nguyên vật liệu từ các quốc gia
khác trên thế giới về Việt Nam để tiêu thụ hoặc đáp ứng nhu cầu sản xuất, nhu cầu
tiêu dùng trong nước hoặc tái xuất khẩu nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động nhập khẩu
là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, trao đổi hàng hóa giữa các
quốc gia trên nguyên tắc thực hiện trao đổi ngang giá trong một khoảng thời gian
nhất định.
Nhập khẩu trong doanh nghiệp là hoạt động mua hàng hóa và dịch vụ từ các
doanh nghiệp nước ngồi nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước, tiến hành tiêu thụ
hàng hóa nhập khẩu tại thị trường nội địa hoặc tái xuất khẩu với mục đích thu lợi
nhuận và nối liền sản xuất với tiêu dùng.
Vai trò của nhập khẩu đối với các doanh nghiệp:
Thông qua hoạt động nhập khẩu, các sản phẩm ngoại nhập có chất lượng tốt,
mẫu mã đa dạng, có tính cạnh tranh cao tham gia vào thị trường nội địa buộc doanh
nghiệp sản xuất trong nước phải không ngừng đổi mới, cải tiến công nghệ, nâng
cao chất lượng, dịch vụ sản phẩm và hạ giá thành để tăng sức cạnh tranh của sản
phẩm nội địa. Điều này đồng thời cũng làm cho hiệu quả sản xuất được nâng cao,
người lao động tìm được việc làm, đời sống được cải thiện.
Nhập khẩu giúp làm nâng cao năng lực chuyên môn của các thành viên trong
doanh nghiệp nhập khẩu bởi hoạt động này diễn ra trên phạm vi quốc tế, có sự giao
lưu của nhiều nền kinh tế khác nhau về chính trị, văn hóa, ngơn ngữ, phong tục tập
quán… Do đó, các doanh nghiệp nhập khẩu buộc phải ln đổi mới và hồn thiện
cơng tác quản trị, các cán bộ, các cá nhân trong doanh nghiệp luôn luôn phải học
hỏi kinh nghiệm, nâng cao nghiệp vụ để hồn thành tốt cơng việc của mình.
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa có vai trị làm tăng thế lực và uy tín của doanh
nghiệp cả ở thị trường trong nước và trị thường quốc tế. Doanh nghiệp có thể sử
4
dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đem lại để mở rộng lĩnh vực kinh doanh,
đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần giải quyết công ăn việc làm, nâng
cao đời sống cho người lao động cũng như giải quyết các vấn đề bức xúc của xã
hội, cải thiện và phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh.
Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam:
Hoạt động nhập khẩu góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nền
kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, đồng thời cũng đẩy nhanh quá
trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bởi nhập khẩu đòi hỏi sự đồng bộ về kỹ thuật
do đó cần có dây chuyền hiện đại và sự đổi mới trong đội ngũ cán bộ quản lý và kỹ
thuật, tạo ra kỷ luật chặt chẽ trong đội ngũ nhân công.
Nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
phục vụ cho q trình sản xuất hàng hóa trong nước, từ đó nâng cao khả năng sản
xuất trong nước và giúp quốc gia khai thác hiệu quả lợi thế so sánh của mình. Hay
nói cách khác, hoạt động nhập khẩu giúp tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự
đồng đều về trình độ phát triển kinh tế xã hội và thúc đẩy sự phát triển của nền sản
xuất xã hội, góp phần xố bỏ tình trạng độc quyền trong nước.
Bên cạnh khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất trong nước, nhập khẩu
cũng có ý nghĩa to lớn trong việc bù đắp, bổ sung kịp thời những thiếu hụt về cầu
do sản xuất trong nước không đáp ứng được gây mất cân đối của nền kinh tế. Hơn
nữa, hoạt động này còn tạo nên sự phong phú về mặt hàng, chủng loại, quy cách,
mẫu mã, chất lượng các loại hàng hóa cho thị trường trong nước cũng như tạo ra
những nhu cầu mới cho xã hội. Từ đó góp phần tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu
trong nước, đảm bảo cho sự phát triển cân đối và ổn định.
Nhập khẩu góp phần nâng cao chất lượng sản xuất hàng xuất khẩu tạo môi
trường thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa ra nước ngồi. Hay nói cách khác, nhập
khẩu có vai trị tích cực thúc đẩy xuất khẩu của đất nước.
Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu cũng tạo cơ sở để nước ta mở rộng quan quan
hệ với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới.
1.1.2. Khái niệm và phân loại dịch vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu
1.1.2.1. Khái niệm
Theo Điều 233, Luật Thương Mại (2005), dịch vụ giao nhận (dịch vụ
logistics) được định nghĩa là: Họat động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức
thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu
bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao
5
bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hố theo
thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
Theo Điều 3, Nghị định số 140/2007/NĐ-CP (2007), Thương nhân kinh doanh
dịch vụ giao nhận được định nghĩa là: Thương nhân tổ chức thực hiện dịch vụ giao
nhận cho khách hàng bằng cách tự mình thực hiện hoặc thuê lại thương nhân khác
thực hiện một hoặc nhiều cơng đoạn của dịch vụ đó.
Giao nhận hàng hóa nhập khẩu là những hoạt động nằm trong khâu lưu thơng
hàng hố - một khâu rất quan trọng và gắn liền với sản xuất và tiêu thụ - diễn ra
trong phạm vi tồn cầu, trong đó, địa điểm giao hàng và nhận hàng nằm ở hai quốc
gia khác nhau. Giao nhận hàng hóa nhập khẩu quốc tế cũng gắn liền với mậu dịch
quốc tế, phân công lao động quốc tế và tồn cầu hố sản xuất.
Vậy thực chất, giao nhận (freight forwarding) là một quá trình thương mại,
theo đó người làm dịch vụ giao nhận sẽ làm nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng đến nơi nhận hàng. Trong đó, người giao nhận (freight forwarder) sẽ thực
hiện các nghiệp vụ, thủ tục, giấy tờ liên quan như: ký hợp đồng vận chuyển với chủ
hàng, ký hợp 2 đồng đối ứng với người vận tải, gom hàng, đóng gói, vận chuyển,
bốc xếp, lưu kho, lưu bãi,… theo sự ủy thác của chủ hàng.
1.1.2.2. Phân loại
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển là hoạt động vận tải có liên quan
đến việc sử dụng kết cấu hạ tầng và phương tiện vận tải biển, đó là việc sử dụng
những khu đất, khu nước gắn liền với các tuyến đường biển nối liền các quốc gia,
các vùng lãnh thổ, hoặc các khu vực trong phạm vi một quốc gia, và việc sử dụng
tàu biển, các thiết bị xếp dỡ… để phục vụ việc vận chuyểnhàng hoá trên những
tuyến đường biển. Ưu điểm của 3 giao nhận bằng đường biển chính là cước phí vận
chuyển thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác và phù hợp với vận
chuyển hàng hóa số lượng lớn.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường bộ là phương thức vận chuyển hàng
hóa bằng các phương tiện di chuyển trên bộ như ô tô, xe khách, xe tải, xe bồn, xe
fooc, xe container, rơ mc, sơ mi rơ mc kéo theo ơ tơ,… Vận tải bằng đường bộ
là hình thức vận tải thơng dụng nhất trong các loại hình vận tải và là lựa chọn hàng
đầu trong vận chuyển nội địa.Ưu điểm của hình thức giao nhận này là tiện lợi, có
tính cơ động và khả năng thích nghi cao với các điều kiện địa hình, có hiệu quả kinh
tế cao trên các cự li ngắn và trung bình.
Dịch vụ giao nhận hàng hố bằng đường hàng khơng là phương thức mà hàng
hóa được chuyển bằng máy bay chở hàng chuyên dụng (Cargo Aircraft hay
6
Freighter), hoặc chở trong phần bụng của máy bay hành khách (Passenger Plane).
Hàng hóa vận chuyển đường hàng khơng chiếm tỉ trọng nhỏ tổng trọng lượng hàng
vận chuyển quốc tế (chưa đến 0,5%), trong khi đó lại chiếm tới khoảng 30% về mặt
giá trị. Đặc điểm nổi bật của loại hình giao nhận bằng đường hàng khơng là tốc độ
vận chuyển nhanh nhất, an tồn nhất nhưng chi phí đắt đỏ nhất vì thế phù hợp với
những hàng hóa có giá trị cao và nhạy cảm về thời gian giao hàng, như: thư tín hàng
khơng, động vật sống, dược phẩm, xa xỉ phẩm, thiết bị kỹ thuật,…
Dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường sắt có lợi thế cạnh tranh do tiết kiệm
4,5-6 lần nhiên liệu so với xe tải, sử dụng khơng gian và sức chứa hiệu quả hơn.
Ngồi ra, các quốc gia cũng có động lực đầu tư cho ngành vận tải đường sắt để
giảm tắc nghẽn trong vận tải đường bộ và giảm lượng khí thải gây hại cho mơi
trường, trung bình, một chuyến tàu có thể thay thế 45-50 chiếc xe tải hạng nặng trên
đường. Ưu điểm của giao nhận bằng đường sắt đó là giá thành vận chuyển thấp,
mức độ an toàn cao, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyên chở hàng hóa siêu trường siêu
trọng.
Dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường ống là cách thức vận chuyển hàng
hóa hoặc các loại vật chất đặc biệt như khí ga, chất lỏng, các sản phẩm dầu mỏ,…
thông qua một hệ 4 thống đường ống nối liền. Tuy nhiên, chi phí xây dựng hệ thống
đường ống khá tốn kém và địi hỏi phải có sự hỗ trợ của chính quyền.
Dịch vụ giao nhận đa phương thức (Intermodalism) là việc sử dụng ít nhất 2
phương thức vận tải trong chuỗi vận tải door-to-door. Nói cách khác, giao nhận đa
phương thức chính là vận tải hàng hóa bằng nhiều phương thức vận tải do một
người vận tải (hay người khai thác – operator) tổ chức cho toàn bộ q trình vận tải
từ điểm/cảng xuất phát thơng qua một hoặc nhiều điểm chuyển giao đến điểm/cảng
đích. Hình thức này dựa trên một hợp đồng đơn nhất và được thể hiện trên một
chứng từ đơn nhất hoặc một vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal transport
B/L) hoặc vận đơn vận tải liên hợp (Combined transport B/L)
1.2. Tổng quan về giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khái niệm:
Giao nhận hàng hoá nhập khẩu bằng đường biển là loại hình giao nhận hàng
hóa mang tính quốc tế, giúp thúc đẩy phát triển thương mại quốc tế, dịch vụ giao
nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá
từ quốc gia này sang quốc gia khác bằng phương tiện vận tải biển chuyên dụng,
theo đó, hàng hố chun chở sẽ được đóng vào các container tuỳ theo tính chất của
từng mặt hàng.
7
Đặc điểm:
Có khả năng chuyên chở tất cả các loại hàng hóa.
Các tuyến đường vận tải đường biển đa số là tự nhiên.
Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn.
Chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông tự nhiên.
Khả năng chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều
loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn.
Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng khá cao.
Cước phí vận chuyển thấp hơn so với các loại phương tiện vận tải khác,
phù hợp với vận chuyển hàng hóa số lượng lớn.
Phân loại:
+ Vận chuyển hàng nguyên container (FCL – Full Container Load) là nghiệp
vụ được áp dụng khi lượng hàng xuất đi lớn, có tính chất giống nhau, chiếm trọn
một container. Người gửi hàng sẽ thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng nếu
khối lượng hàng lớn đủ để chứa đầy một hay nhiều container.
+ Vận chuyển hàng lẻ (LCL – Less than Container Load) là nghiệp vụ vận
chuyển hàng hoá nhỏ lẻ, áp dụng khi người gửi hàng có kiện hàng nhỏ muốn đóng
chung vào container cùng những loại hàng khác để tiết kiệm chi phí. Người kinh
doanh chuyên chở hàng lẻ, hay còn gọi là người gom hàng (Consolidator) sẽ có
trách nhiệm đứng ra tập hợp những lơ hàng lẻ từ các chủ hàng, tiến hành phân loại,
sắp xếp và đóng hàng vào container, niêm phong theo quy định, làm thủ tục hải
quan, đưa container lên tàu, dỡ container xuống bãi và giao hàng cho người nhận.
+ Vận chuyển kết hợp (FCL/LCL – LCL/FCL) là sự kết hợp của 2 phương
thức FCL và LCL. Tuỳ theo điều kiện cụ thể, chủ hàng có thể thoả thuận với người
chuyên chở để áp dụng phương pháp gửi hàng kết hợp. Cụ thể, FCL/LCL là phương
thức gửi nguyên, giao lẻ; LCL/FCL là phương thức gửi lẻ giao nguyên. Khi giao
hàng bằng phương thức kết hợp, trách nhiệm của chủ hàng và người chuyên chở
cũng có sự thay đổi phù hợp.
1.3. Giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển
1.3.1. Khái niệm container
Container là một dụng cụ vận tải có các đặc điểm cố định, bền chắc và có thể
sử dụng được nhiều lần. Có cấu tạo đặc biệt để thuận tiện cho việc chuyên chở bằng
một hoặc nhiều phương tiện vận tải, hàng hóa khơng phải xếp dỡ ở cảng dọc
đường. Vận tải container hàng hóa chính là hoạt động chuyên chở các container nói
8
trên tới địa điểm nhận hàng hoặc những khu vực bốc xếp cho các quá trình liên
quan.
Các container được dùng trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển:
Container khơ 20 feet: Vận chuyển hàng hóa bằng container 20 feet có thể
chưa được gần 28 tấn. Dùng để vận chuyển hàng hóa đóng kiện, hịm, hàng rời, đồ
đạc…Đây là loại container vận chuyển thông dụng nhất hiện nay.
Container khô 40 feet: Container 40 feet giúp đóng được nhiều hàng hóa hơn
bên trọng, đóng được tối đa trọng lượng hàng hóa là 26 tấn.
Container lạnh 20 feet và 40 feet: Loại container phù hợp để vận chuyển các
mặt hàng trái cây, rau quả, thịt cá… với khả năng bảo quản nhiệt độ lạnh trong quá
trình di chuyển.
1.3.2. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
Ưu điểm nổi bật là khả năng vận chuyển hàng hóa tải trọng nặng, khối lượng
rất lớn so với vận chuyển đường bộ hay hàng khơng, những xà lan có khả năng
chun chở khủng khiếp.
Tiết kiệm chi phí cho khách hàng: Giao nhận hàng hóa nguyên container bằng
đường biển rất phù hợp cho những khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa
cồng kềnh, hàng với số lượng lớn, khơng phải chịu nhiều chi phí đường sá, đăng
kiểm hay chi phí hàng khơng q lớn.
Đảm bảo an tồn cho hàng hóa: Đường bộ hay xảy ra tai nạn do có nhiều
phương tiện tham gia giao thơng, đường biển có đường lưu thơng rất rộng nên rất
hiếm xảy ra hiện tượng đâm va giữa các tàu.Container được thiết kế có 4 góc kín
với chất liệu thép chắn chắn và chỉ để một cửa ra vào. Vì thế cho khả năng bảo vệ
hàng hóa bên trong rất cao. Hàng hóa trong container được cơng ty vận tải niêm
phong để bảo vệ hàng hóa tránh bị nhiễm bẩn, mất cắp, hư hỏng do tác động của
mơi trường bên ngồi.
Tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế với các nước, khu vực trên thế giới:
vận chuyển hàng hóa sang khu vực biển của một quốc gia khác phải được sự chấp
nhận của họ. => Điều này thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các nước nhằm tạo điều
kiện để lưu thơng hàng hóa dễ dàng, phát triển kinh tế nước nhà.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm so với lọai hình giao nhận khác khác thì giao nhận
hàng hóa ngun container đường biển cũng chứa đựng nhiều rủi ro.
9
Một trong những nhược điểm lớn nhất là tàu không thể vận hành nếu gặp điều
kiện thời tiết khó khăn đặc biệt là giơng bão mưa lớn.
Hàng hóa khơng thể vận chuyển tốc độ cao được do tốc độ tàu biển rất hạn
chế, đa phần các tàu vận chuyển trên thế giới có vận tốc khá chậm => thường mất
khá nhiều thời gian, điều này bất lợi với những món hàng cần vận chuyển nhanh
hoặc kiện hàng cần điều kiện bảo quản thời gian dài. Vì thế cần trang bị kệ công
nghiệp kho lạnh trong container để bảo quản hàng hóa khi di chuyển dài ngày.
Nước biển bị ơ nhiễm: do các tai nạn tàu biển, tàu bị hư hỏng, bị tràn dầu hay
do ý thức của người đi tàu làm cho mơi trường biển có thể bị ảnh hưởng.
Vận chuyển khơng thể đến tận nơi: do kích thước lớn của các con tàu nên chỉ
có thể vận chuyển hàng hóa đến cảng sau đó sử dụng đường bộ để đưa hàng hóa
đến người tiêu dùng.
1.3.3. Cơ sở pháp lý của giao nhận hàng hóa nguyên container bằng đường
biển
Điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế chủ yếu là
Công ước Liên Hiệp Quốc năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (gọi tắt là Công
ước Viên năm 1980). Kể từ ngày 01/01/2017, Việt Nam trở thành thành viên của
Công ước Viên năm 1980 nên thương nhân Việt Nam khi tham gia mua bán hàng
hóa quốc tế phải tn thủ cơng ước này. Ngồi ra cịn có: Cơng ước Lahaye 1964 về
mua bán quốc tế động sản hữu hình; Cơng ước New York năm 1958 về công nhận
và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài; Luật mẫu của trọng tài UNCITRAL
ban hành năm 1985.
Điều ước quốc tế về vận tải biển gồm có:
- Công ước thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển (The
International Convention for Reunification of certain rules relating to BI of Lading)
ngày 25/8/1924 (gọi tắt là Công ước Brussels, hay Quy tắc Hague), có hiệu lực từ
năm 1931.
- Nghị định thư Visby năm 1968 sửa đổi Công ước Brussels năm 1924, gọi là
Quy tắc Hague - Visby, có hiệu lực từ ngày 23/6/1977.
- Cơng ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (The
UN Convention on the Carriage of Goods by Sea) năm 1978, cịn gọi là Quy tắc
Harmburg, có hiệu lực từ ngày 01/11/1992.
- Công ước quốc tế liên quan đến việc giới hạn trách nhiệm của các chủ tàu
biển (The Intenational Convention Relating to the Limitation of the Liability of
Owners of Sea- going Ships) năm 1957 và có hiệu lực từ ngày 31/5/1986.
10
- Công ước về giới hạn trách nhiệm đối với các khiếu nại hàng hải (The
Convention on Limitaion of Liability for Maritime Claims - LLMC 76) kí kết vào
tháng 9/1976), Cơng ước có hiệu lực vào ngày 01/12/1986. Đối với các quốc gia là
các bên tham gia, LLMC thay thế Công uớc năm 1957 nêu trên.
- Công ước Liên hợp Quốc về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế một
phần hoặc toàn bộ bằng đường biển năm 2009 (UN Convention on Contracts for the
International Cariage of Goods Wholly or Partly by Sea).
Luật pháp quốc gia
Luật pháp quốc gia sẽ được áp dụng trong những trường hợp được các bên lựa
chọn. Tuy nhiên, các bên nên chủ động lựa chọn luật quốc gia mà mình quen thuộc.
Việc lựa chọn phải được ghi nhận cụ thể trong một điều khoản hợp đồng.
Ví dụ: Luật, bộ luật:
-
Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
-
Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành
-
Luật Trọng tài Thương Mại 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành
Các tập quán quốc tế
Tập quán thương mại quốc tế áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế và giao nhận hàng hóa quốc tế chủ yếu là:
- Các điều kiện thương mại quốc tế - Incoterms (International Commercial
Terms) do Phòng thương mại quốc tế - ICC ban hành 1936, được sửa đổi bổ sung
năm 1953, 1967, 1980, 1990, 2000,2010 và gần đây nhất là 2020.
- Quy tắc chung về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ - UCP 600
- Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế năm 2004
được sửa đổi bổ sung năm 2010 và gần đây nhất là 2016 cũng đưa ra những quy
phạm chung nhằm điều chỉnh hợp đồng; quy tắc thống nhất về nhờ thu – URC 522.
Hợp đồng
Một trong những cơ sở pháp lý hết sức quan trọng, trực tiếp điều chỉnh quyền
và nghĩa vụ của các bên tham gia, được các bên thoả thuận và hồn tồn nhất trí,
chính là các loại hợp đồng. Cụ thể hơn, có thể dẫn chiếu đến hợp đồng uỷ thác giao
nhận, hợp đồng mua bán hàng hố, hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm… Trong
đó, hợp đồng mua bán là hợp đồng có trước, mọi hợp đồng phát sinh đều phải căn
cứ vào các điều khoản quy định trong hợp đồng mua bán: loại hàng, số lượng, chất
lượng, bao bì, cảng đi, cảng đến, thời hạn giao hàng… Chính vì mối quan hệ khăng
11
khít giữa các hợp đồng, địi hỏi các bên tham gia phải phối hợp nhịp nhàng, đảm
bảo cho quá trình lưu thơng hàng hố diễn ra trơi chảy, tốt đẹp.
Vậy có thể khẳng định rằng, luật quốc tế, luật quốc gia và các loại hợp đồng
chính là cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động giao nhận nói chung và giao nhận
hàng hố đường biển nói riêng. Nắm vững và áp dụng khéo léo, phát huy điểm
mạnh, hạn chế điểm yếu của các quy phạm đó là cả một nghệ thuật của người giao
nhận.
1.4. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngun container bằng đường
biển
1.4.1. Khái niệm
Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container bằng đường biển là
cách thức cụ thể để nhập khẩu hàng hóa FCL từ nước ngồi, nó bao gồm các bước
được thực hiện theo thứ tự hợp lý phụ thuộc vào từng loại mặt hàng.
1.4.2. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu
Khi nhận được thơng báo hàng đến (NOA) thì chủ hàng mang vận đơn gốc và
giấy giới thiệu của cơ quan đến hãng tầu để lấy D/O.
Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hóa (chủ hàng
có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc ICD để kiểm tra hải quan nhưng
phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt).
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tầu tại cảng để xác nhận D/O.
Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng.
1.4.3. Các chứng từ trong giao nhận hàng hóa nhập khẩu nguyên container
bằng đường biển
Phiếu đóng gói (Packing list – P/L)
Chứng từ do chủ hàng lập kê khai số lượng, số khối và chủng loại hàng hóa
đóng gói trong bao, thùng... Căn cứ vào P/L người giao hàng hãng tàu lập bản lược
khai sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan).
Nội dung P/L:
-
Người bán hàng (Exporter)
-
Người mua (Importer)
-
Số hợp đồng ngoại thương
-
Cảng xếp/ dỡ hàng.
-
Tên hàng, ký mã hiệu, số bao kiện, số khối,...
12
Vận đơn đường biển (Bill of Lading – B/L)
Vận đơn đường biển là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
do người chuyên chở (Carrier) hoặc người giao nhận (Forwarder) cấp cho người gửi
hàng (Shipper), sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc nhận để xếp. Đây là bộ
chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa người gửi
hàng và chuyên chở hoặc người giao nhận và người nhận hàng (Consignee).
Theo thơng lệ quốc tế, vận đơn có 3 chức năng chủ yếu là:
-
Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải.
-
Là biên lai xác nhận người gửi hàng đã giao hàng cho người chuyên chở.
-
Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ người gửi hàng sang
người nhận hàng hay người nào khác được quyền nhận hàng.
Đứng trên góc độ của nghiệp vụ giao nhận ta có hai vận đơn căn cứ theo người
phát hành vận đơn.
Vận đơn do người giao nhận phát hành, hay còn gọi là vận đơn đại lý (House
Bill of Lading – HB/L) là vận đơn do công ty giao nhận phát hành cho người gửi
hàng thực sự. HB/L chỉ có giá trị xuất trình với đại lý giao nhận mà khơng có giá trị
xuất trình với hãng tàu trừ khi trong B/L và Manifest (bảng lược khai hàng hóa) của
hãng tàu ghi rõ ở ô Consignee “TO ORDER OF THE HOLDER OF ORIGINAL
HB/L NO...” (Theo lệnh của người cầm HB/L gốc số...).
Vận đơn của người chuyên chở hoặc hãng tàu (Master Bill of Lading – MB/L)
là vận đơn do hãng tàu cấp cho người gửi hàng rằng hàng đã được xếp tàu hoặc đã
được nhận để xếp lên tàu.
Nội dung vận đơn:
-
Số B/L
-
Shipper – Người gửi hàng.
-
Consignee – Người nhận hàng.
-
Notify party – Bên nhận thông báo (Chủ hàng thực sự).
-
Loading/ Discharge Port – Cảng bốc/ dỡ hàng.
-
Vessel/ Voyage – Tên tàu/ Số chuyến.
-
Số Container, số Seal.
-
Phương thức thanh toán cước (Prepaid/ Collect Freight : Trả trước/ sau)
-
Ngày và nơi phát hành vận đơn.
Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice – C/I)
13
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của người bán yêu cầu
người mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong đó, hóa đơn phải ghi được
đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, cảng đi cảng đến, tên
người bán và người mua. Hóa đơn thường được lập thành nhiều bản, để dùng trong
nhiều việc khác nhau như: xuất trình cho ngân hàng để địi tiền hàng, xuất trình cho
cơng ty bảo hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế...
Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức
hóa hợp đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và
người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường
cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất
định là phí bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận
bảo hiểm.
Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp bao
gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp
đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có:
-
Các điều khoản chung và có tính chất thường xun, trong đó người ta quy
định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm.
-
Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (Tên hàng, ký mã hiệu, tên
phương tiện chở hàng...) và việc tính tốn phí bảo hiểm.
Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): là chứng từ do tổ chức bảo
hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận một lô hàng nào đó đã được chứng
nhận bảo hiểm theo điều kiện của một hợp đồng bảo hiểm. Nội dung của giấy
chứng nhận bảo hiểm bao gồm những điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm,
các chi tiết cần thiết cho việc tính tốn bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O)
Là chứng từ do nhà sản xuất hoặc do cơ quan có thẩm quyền như Phịng
Thương Mại Cơng Nghiệp Việt Nam (VCCI) cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc
khai thác ra hàng hóa.
Nội dung của giấy này bao gồm tên và địa chỉ người mua/ bán, tên hàng hóa,
số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặc khai thác hàng,
xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Tờ khai HQ
14
Là một văn bản do chủ hàng hoặc chủ phương tiện khai báo xuất trình cho cơ
quan HQ trước khi hàng hoặc phương tiện nhập qua lãnh thổ quốc gia.
Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice)
Chứng từ này thường được gửi cho người nhận hàng sau khi tàu về đến cảng
dỡ hàng.
Trên thông báo hàng đến cần ghi rõ:
-
Tên người nhận hàng.
-
Ngày tàu cập cảng.
-
Tên tàu, số B/L.
-
Tên hàng, khối lượng, số lượng, số container, số seal.
-
Mức phí, cước phí mà người nhận hàng phải trả khi đến nhận D/O.
Các phí này thường bao gồm:
Phí chứng từ
Phụ phí làm hàng (THC-terminal handling charge).
Phí nâng hạ container (LO/LO- lift on/lift of).
Phí bốc xếp (CFS Charge).
Lệnh giao hàng (Delivery Order – D/O)
Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc (nếu
có), giấy thơng báo hàng đến, giấy giới thiệu có dấu mộc và chữ kí của cơng ty đến
hãng tàu hoặc đại lý hãng tàu để nhận lệnh giao hàng. Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại
vận đơn gốc và trao 3 hoặc 4 bản D/O cho người nhận hàng
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện quy trình giao
nhận hàng hóa nhập khẩu ngun container bằng đường biển
1.5.1. Mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
1.5.1.1. Mơi trường kinh tế
Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Môi trường kinh tế có khả năng quyết định sức mua của một thị
trường, xu hướng tiêu dùng, quy mô hay tốc độ đầu tư,… Về bản chất, mơi trường
kinh tế nói lên mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế mà
doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì vậy, những biến động trong mơi trường
kinh tế có thể dẫn đến cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp.
15