Bé c«ng th−¬ng
Tr−êng cao ®¼ng c«ng nghiÖp sao ®á
B¸O C¸O
§Ò tµi:
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH VÀO GIẢNG
DẠY THỰC HÀNH TIỆN, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ
Chñ nhiÖm ®Ò tµi: TS. Vò Thanh Ch−¬ng
C¬ quan chñ tr×: Tr−êng Cao §¼ng C«ng NghiÖp Sao §á
C¬ quan chñ qu¶n: Bé C«ng Th−¬ng
7852
07/4/2010
Hµ néi, th¸ng 12 - 2009
1
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Mở đầu
3
1.1. Lý do lựa chọn đề tài 3
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 4
1.3. Nội dung nghiên cứu 4
1.4. Phạm vi nghiên cứu 5
1.5. Đối tượng nghiên cứu 5
1.6. Phương pháp nghiên cứu 5
1.7. Cấu trúc của đề tài 6
Phần 2. Một số phương pháp dạy học đang được áp dụng
trong đào tạo nghề ở Việt Nam
7
2.1. Khái niệm và các phương pháp dạy học 7
2.1.1. Khái niệm 7
2.1.2. Các nhóm phương pháp dạy học 7
2.1.2.1. Nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ 7
2.1.2.2. Nhóm phương pháp dạy học trực quan 9
2.1.2.3. Nhóm phương pháp dạy học thực hành 11
Phần 3. Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề tại
trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ 13
3.1. Đội ngũ giảng viên, giáo viên và cơ
sở vật chất phục vụ đào tạo 13
3.1.1. Đội ngũ giảng viên, giáo viên 13
3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo 13
3.2. Chương trình môn học Thực hành tiện 14
3.2.1. Vị trí, mục đích, yêu cầu môn học 14
3.2.2. Kế hoạch môn học 15
3.3. Các phương pháp giảng dạy thực hành
tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ 16
3.3.1. Nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ 16
3.3.2. Nhóm phương pháp dạy học trực quan 16
3.3.3. Nhóm phương pháp dạy học thực hành 16
3.3.4. Phương pháp dạy học hoạt động theo nhóm 17
3.4. Quá trình dạy học tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ 17
3.4.1. Quá trình thực hiện bài giảng lý thuyết 17
3.4.2 Quá trình thực hiện bài giảng thực hành 17
3.4.3 Kết quả đào tạo 18
Phần 4. Ứng dụng công nghệ hình ảnh và phần mềm
Topsolid vào giảng dạy thực hành tiện
19
4.1. Lựa chọn nội dung các bài giảng ứng dụng công nghệ hình ảnh
và phần mềm Topsolid 19
2
4.1.1. Một số căn cứ lựa chọn 19
4.1.2. Quy trình xây dựng dữ liệu VIDEO sử dụng trong đào tạo 19
4.1.3. Bài giảng ứng dụng công nghệ hình ảnh và phần mềm Topsolid 21
4.1.4. Nội dung chi tiết 23
4.2. Xây dựng bài giảng ứng dụng công nghệ hình ảnh và phần mềm
Topsolid 25
4.2.1. Nội dung thuyết minh các bài giảng thực hành tiện cơ bản 25
4.2.2. Xây dựng bài giảng ứng dụng phần mềm Topsolid 58
4.3. Thực nghiệm giảng dạy 104
4.3.1. Tổ chức giảng dạy 104
4.3.2. Kết quả đào tạo 104
4.3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế và ý nghĩa về mặt sư phạm 106
Phần 5. Kết luận và khuyến nghị 108
5.1. Kết luận 108
5.2. Khuyến nghị 109
Tài liệu tham khảo
110
Phụ lục
3
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do lựa chọn đề tài.
Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi ngành giáo dục và đào tạo phải cung cấp
cho xã hội nguồn nhân lực có tri thức và kỹ năng chuyên sâu. Để đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, Nghị quyết TW2 khoá VIII
đã chỉ rõ yêu cầu đổ
i mới giáo dục và đào tạo nước ta là: "Đổi mới mạnh mẽ
phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
thói quen, nếp tư duy sáng tạo của người học, phát huy tính chủ động sáng tạo và
năng lực tự học, tự nghiên cứu của học sinh, sinh viên”. Nhiệm vụ này đòi hỏi
hàng loạt những ý tưởng và hành động đổi mới trong các ho
ạt động quản lý, giảng
dạy và học tập của nhà trường. Đổi mới giáo dục không chỉ xây dựng cơ sở vật
chất, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, mà cần phải tạo ra hiệu quả mới trong giảng
dạy và chất lượng mới của quá trình học tập, phát triển hoạt động của người học.
Để làm được điều đó thì vi
ệc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy học là một
nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhằm đào tạo ra lực lượng lao động
có tri thức, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu của thực tế sản xuất.
Để hoàn thành được nhiệm vụ chính trị của mình và thực hiện tốt nghị quyết
TW2 khóa VIII về giáo dục và đào tạo, yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo là phải
tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đầu tư trang thiết bị, nghiên cứu, ứng dụng
tiến bộ của khoa học công nghệ để thiết kế, chế tạo thiết bị đồ dùng d
ạy học hiện
đại, kết hợp với việc ứng dụng công nghệ dạy học tiên tiến để thiết kế xây dựng
nội dung các bài giảng. Với việc xây dựng bài giảng có sự hỗ trợ của các phần
mềm tin học, đặc biệt là các bài giảng có sự hỗ trợ công nghệ hình ảnh được chuẩn
bị công phu đảm bảo tính giáo dục, tính sư phạm, tính khoa học và thực ti
ễn, giúp
cho quá trình dạy và học đạt hiệu quả tối ưu, tiết kiệm được thời gian, gây hứng
thú và sự tập trung cao độ cho học sinh trong học tập. Mặt khác thể hiện nội dung
đa dạng, phong phú, hấp dẫn, hình ảnh trung thực, có khả năng cung cấp thông tin
rộng rãi qua các hệ thống đĩa CD, DVD, mạng Lan, Wan và Internet… Đặc biệt
các thông tin được truyền tải nhanh, đầy đủ, chính xác, sinh động góp phần nâng
cao chất lượng bài gi
ảng, giảm thời gian và chi phí cho đào tạo, giúp người học có
điều kiện tự nghiên cứu, học tập và rèn luyện kỹ năng.
Với trang thiết bị dạy học có sự trợ giúp của công nghệ thông tin và hình ảnh giúp
giáo viên đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy được tính tích cực, sáng tạo
của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng
cao hiệu quả của quá trình dạy họ
c, một mặt cần nâng cao năng lực chuyên môn,
năng lực sư phạm, mặt khác phải quan tâm tới cơ sở vật chất phục vụ quá trình
giảng dạy và học tập. Trong đó, điều cơ bản là trang bị các phương tiện dạy học
tiên tiến, hiện đại vừa góp phần hỗ trợ việc đổi mới phương pháp vừa là nhu cầu
tất yếu của quá trình d
ạy học, cho phép giáo viên tổ chức khoa học quá trình dạy
học, phát triển cho học sinh tư duy trừu tượng và năng lực quan sát; tạo khả năng
cho giáo viên khai thác, vận dụng triệt để các phương pháp dạy học nhằm hợp lý
4
hoá hoạt động chủ đạo của giáo viên và hoạt động học tập tự giác, tích cực độc lập
của học sinh. Thông qua thiết bị, phương tiện dạy học mà tính trực quan, tính
thuyết phục, tính truyền cảm của nội dung kiến thức được nâng cao. Thực tiễn sư
phạm cho thấy, khi có phương tiện dạy học lao động của giáo viên được giảm nhẹ,
rút ngắn thời gian tìm hi
ểu vấn đề làm cho những kiến thức kỹ năng mà học sinh
tiếp thu được trở nên vững chắc, lâu bền hơn.
Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ là cơ sở đào tạo có 40 năm truyền
thống xây dựng và phảt triển. Nhà trường luôn đặt mục tiêu chất lượng đào tạo lên
hàng đầu. Trong những năm qua, thực hiện chủ trương đa dạng hoá các loại hình
đào tạ
o, đào tạo đa cấp đa ngành đa lĩnh vực, nhà trường đã thực hiện nhiều biện
pháp tích cực như: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng
dạy, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp nghiên cứu khoa học cho
đội ngũ giảng viên, giáo viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị phục vụ quá trình đ
ào tạo. Cùng với đó, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học đ-
ược đặt ngang tầm với nhiệm vụ giảng dạy.Thông qua công tác nghiên cứu giúp
cho đội ngũ giảng viên, giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực nghiên
cứu khoa học, tạo điều kiện để các thầy, cô giáo phát huy tính chủ động, sáng tạo
nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ của khoa học công nghệ đổi mới phương
pháp giảng d
ạy nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp, phương tiện dạy
học, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ dạy học và các phần mề
m tin học để
thiết kế các bài giảng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiên đại hóa đất
nước. Năm 2009 Bộ Công Thương đã giao cho nhóm cán bộ, giảng viên, giáo viên
nhà trường nghiên cứu thực hiện đề tài khoa học công nghệ với nội dung: “Nghiên
cứu, ứng dụng công nghệ hình ảnh vào giảng dạy thực hành ti
ện, nâng cao chất
lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về các phương pháp giảng dạy thực hành.
- Nghiên cứu phân tích tình hình giảng dạy và chất lượng đào tạo thực hành
nghề Tiện tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.
- Khảo sát, phân tích thực trạng việc ứng dụng các phần mềm tin học của các
doanh nghiệp và ứng dụng công nghệ hình ảnh ở một số trường, cở sở đào tạo.
- Ứ
ng dụng công nghệ hình ảnh và phần mềm TopSolid vào giảng dạy thực
hành nghề Tiện.
1.3. Nội dung nghiên cứu.
- Nghiên cứu, phân tích ưu nhược điểm các phương pháp giảng dạy thực
hành.
5
- Thực trạng và các phương pháp giảng dạy đang được áp dụng vào đào tạo
nghề ớ Việt Nam và tại trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.
- Khảo sát việc ứng dụng công nghệ hình ảnh của các trường và cơ sở đào tạo
ngoài trường.
- Lựa chọn các bài tập thực hành ứng dụng công nghệ hình ảnh và phần mềm
TopSolid.
- Thiết kế xây dựng hệ thố
ng các bài giảng thực hành Tiện ứng dụng công
nghệ hình ảnh và phần mềm TopSolip.
- Thực nghiệm giảng dạy.
- Phân tích, đánh giá kết quả.
1. 4. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập thực hành Tiện ứng dụng công
nghệ hình ảnh và phần mềm TopSolip.
-
Thực nghiệm giảng dạy tại khoa Cơ khí Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao
Đỏ.
1.5. Đối tượng nghiên cứu.
- Lý thuyết về các phương pháp giảng dạy thực hành.
- Quy trình xây dựng dữ liệu VIDEO sử dụng trong đào tạo.
- Mô đun thiết kế 2D, 3D (Module TopSolid’Design) và mô đun gia công
(TopSolid’Cam) trong phần mềm TopSolid.
1.6. Phương pháp nghiên cứu.
1. 6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Nghiên cứu tài liệu về các phương pháp giảng dạy và ứng dụng công nghệ
hình ảnh vào giảng dạy thực hành.
- Nghiên cứu các đề tài, các công trình khoa học về ứng d
ụng công nghệ hình
ảnh vào giảng dạy để rút kinh nghiệm và làm cơ sở phát triển đề tài.
1. 6.2. Phương pháp thực nghiệm.
- Thực nghiệm giảng dạy các bài tập thực hành Tiện. Theo dõi, khảo sát đánh
giá chất lượng các bài giảng và ghi lại thông tin, số liệu để điều chỉnh khắc phục
các hạn chế, đáp ứng được mục tiêu đặt ra.
1. 6.3. Phương pháp hội thảo.
- Tổ ch
ức hội thảo để lấy ý kiến của hội đồng khoa học nhà trường và các
giảng viên, giáo viên giảng dạy thực hành ở các khoa đào tạo.
- Hội thảo mời các chuyên gia ngoài trường tham dự để trao đổi học tập kinh
nghiệm, chuyên môn cũng như điều kiện thực hiện đề tài.
6
1.7. Cấu trúc của đề tài.
Phần 1. Mở đầu.
Phần 2. Một số phương pháp dạy học đang được áp dụng trong đào tạo
nghề ở Việt Nam
Phần 3. Thực trạng về hoạt động đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng Công
nghiệp Sao Đỏ.
Phần 4. Ứng dụng công nghệ hình ảnh vào giảng dạy thực hành Tiện tại
Trường Cao
đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.
Phần 5. Kết luận và Khuyến nghị.
Tài liệu tham khảo.
7
Phần 2.
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐANG ĐƯỢC ÁP DỤNG
TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ Ở VIỆT NAM
2.1. Khái niệm và các phương pháp dạy học.
2.1.1. Khái niệm.
Phương pháp dạy học là tổ hợp các cách thức hoạt động của thầy và trò
được tiến hành trong quá trình dạy học, nhằm mục đích thực hiện các nhiệm vụ
dạy học.
2.1.2. Các nhóm phương pháp day học.
2.1.2.1. Nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ.
Gồm có: Các phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại, phương
pháp dùng sách giáo khoa.
a. Ưu điểm:
- Lời nói là phương tiện dạy h
ọc thông dụng và phổ biến nhất trong quá
trình truyền đạt tri thức.
- Lời nói là phương tiện tác động đến tư tưởng, tình cảm, lý trí học sinh rất
mạnh mẽ.
b. Nhược điểm:
- Học sinh tiếp thu tài liệu thụ động.
- Giáo viên khó kiểm tra được sự lĩnh hội tri thức của học sinh.
c. Các phương pháp sử dụng ngôn ngữ:
Các phương pháp thuyết trình.
* Kể chuyện: Là phương pháp trình bày miêu t
ả một cách sinh động, gợi
cảm sự kiện trong một hiện tượng. Một quá trình, nhằm xây dựng một biểu tượng
cụ thể cho một học sinh.
Những yêu cầu khi kể chuyện:
+ Phải có chủ đề, có dàn ý để giúp học sinh theo dõi câu chuyện.
+ Phải dùng lời nói sinh động, gợi cảm, giàu hình ảnh.
+ Có thể minh họa truyện kể bằng phương tiện trực quan.
+ Có thể kết hợp v
ấn đáp nếu cần.
* Giảng giải: Là phương pháp trình bày và giải thích một thuật ngữ, một mối
quan hệ, một quy tắc …nhằm giúp học sinh hiểu biết về chúng.
Những yêu cầu khi giảng giải:
+ Giảng bài phải rõ ràng, có luận cứ chính xác, gọn gàng rễ hiểu.
+ Có thể kết hợp với các phương tiện trực quan.
+ Khi cần có thể kết hợp với vấn đáp để h
ọc sinh tự rút ra kết luận cần thiết.
* Diễn giảng: Là phương pháp trình bày một vấn đề hoàn chỉnh có tính chất
phức tạp, trìu tượng và khái quát trong một thời gian tương đối dài.
Yêu cầu khi diễn giảng
8
+ Diễn giảng phải rõ ràng, chính xác các sự kiện tính lôgic của cấu trúc
tài liệu
+ Đảm bảo tính hình tượng và tính diễn cảm.
+ Đảm bảo thu hút sự chú ý phát huy tính tích cực tư duy cho học sinh.
+ Đảm bảo cho học sinh biết cách ghi chép.
Phương pháp dùng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo.
Sách là nguồn tri thức phong phú, sinh động hấp dẫn đối với học sinh. Sách
giúp học sinh mở rộng tri thức, rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen đọc
sách. Trong đào tạo nghề, làm việc với sách giáo khoa có yêu cầu riêng, bởi sách
giáo khoa, tài liệu học tập phần lớn là sách kỹ thuật, chuyên môn về lĩnh vực nào
đó, do vậy lượng thông tin lớn, cách trình bày, cấu trúc nội dung cũng có điểm
khác sách giáo khoa phổ thông.
Trước khi lên lớp, học sinh phải đọc sách ở nhà theo sự hướng dẫn của giáo
viên. Trong khi lên lớp, học sinh có thể kết hợp nghe giảng với đọc sách riêng, sử
dụng sách nói chung.
Phương pháp vấn đáp
* Phương pháp vấn đáp là cách thức thầy hỏi và trò đáp nhằm gợi mở và
giúp học sinh tìm ra những tri thức mới, ôn tập, củng cố, hệ thống hóa … những
tri thức đã học.
Trong đào nghề có những phương pháp vấn đáp sau:
- Đàm thoại tái hiện: Bằng những câu hỏi của giáo viên, học sinh củng cố,
hệ thống hóa các tri thức đã học.
- Đàm thoại giải thích minh họa : Nội dung giải thích được cấu thành một
hệ thống câu hỏi, lời đáp, có kèm theo những thí dụ minh họa.
- Đàm thoại Ôristix: Bằng những câu hỏi của giáo viên, kích thích được học
sinh tự tìm ra những câu trả lời, phát hiện ra chân lý.
* Ưu, nhược điểm của phương pháp vấn đáp:
Ưu điểm: Làm cho cho lớp học sinh động, tạo lên không khí học tập tho
ải
mái, kích thích học sinh tự giác, tích cực hào hứng học tập, tiếp thu không thụ
động, giúp cho giáo viên nắm bắt được nhanh chóng, kịp thời trình độ và kết quả
tiếp thu của học sinh và từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp.
Nhược điểm: Nếu sử dụng không khéo phương pháp này dễ làm mất thời
gian, ảnh hưởng tới kế hoạch của giờ học.
Yêu cầu khi sử dụ
ng phương pháp vấn đáp;
- Đối với giáo viên;
+ Cần xây dựng câu hỏi phù hợp với nội dung bài.
+ Nội dung câu hỏi phải chính xác, rõ ràng phù hợp với đối tượng học
sinh, kích thích học sinh tích cực tư duy.
9
+Tránh những câu hỏi quá khó hoặc quá dễ, không có tác dụng kích
thích tính tích cực của học sinh.
+ Cần nêu câu hỏi chung cho toàn lớp chú ý, sau mới gọi học sinh nào đó
trả lời. Khi học sinh không trả lời được, tránh để mất thời gian, giáo viên cần có
những câu hỏi gợi mở hoặc gọi học sinh khác trả lời.
+ Khi học sinh trả lời, giáo viên phải chú ý lắng nghe và nhận xét, có
động viên, nhất là những học sinh ít phát biểu.
- Đối v
ới học sinh: Cần yêu cầu học sinh trả lời rõ ràng nêu được bản chất
vấn đề, phải bình tĩnh, nói to, rõ ràng, dõng dạc.
2.1.2.2. Nhóm phương pháp dạy học trực quan:
Nhóm này gồm có: Trực quan trong giảng dạy lý thuyết, thực hành, tham
quan và tự quan sát.
a. Ưu điểm.
Phù hợp với nhận thức học sinh học nghề, giúp cho các em tiếp thu tốt tri
thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp. Sử dụng tốt phương pháp này, lớp
học sẽ sinh động, học sinh hào hứng, phấn khởi làm việc phát triển năng lự
c quan
sát, hứng thú, tò mò khoa học.
b. Nhược điểm.
Nếu lạm dụng trực quan sẽ làm giảm khả năng tư duy, phân tán chú ý của
học sinh
c. Trực quan trong giảng dạy lý thuyết.
* Nội dung: Giáo viên trình bày, biểu diễn các phương tiện trực quan để
học sinh quan sát nhằm rút ra những tri thức cần thiết. Những phương tiện trực
quan gồm: mô hình, bản vẽ, sơ đồ, đồ thị, biểu
đồ và các vật tạo hình…
* Yêu cầu:
- Phương tiện trực quan phải được cả lớp nhìn thấy.
- Khi cần thiết và có điều kiện cần cho học sinh quan sát những sự vật hiện
tượng trong sự vận động và phát triển của nó.
- Các phương tiện trực quan phải rõ ràng, chính xác, không được gây biểu
tượng sai lệch.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung vào những cái chủ yếu để
quan sát, xem xét, ghi chép, biế
t mô tả bằng lời đối tượng được quan sát và rút ra
kết luận.
- Phương tiện trực quan phải đưa ra đúng lúc, dùng xong phải cất đi ngay
để học sinh không bị phân tán tư tưởng.
d. Trực quan trong giảng dạy thực hành.
* Trình bày mẫu quá trình lao động:
- Nội dung: Trình bày mẫu là cơ sở của việc thực hiện trực quan trong quá
trình dạy học. Huy động càng nhiều giác quan tham gia tri giác sự vật hiện tượng
thì học sinh càng l
ĩnh hội tri thức mới tốt hơn, vững chắc hơn. Kết hợp lời giải
10
thích với vật mẫu, hành động mẫu giúp học sinh hình thành các biểu tượng về hình
mẫu cần phải làm. Quá trình làn mẫu tiến hành qua các giai đoạn sau:
+ Giáo viên làm mẫu với tốc độ bình thường
+ Giáo viên làm mẫu với tốc độ chậm
+ Giáo viên làm mẫu với tốc độ bình thường để học sinh hệ thống lại.
- Yêu cầu:
+ Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu nhiệm vụ, ý nghĩa từng hành
động sắp th
ực hiện, sau đó giáo viên tiến hành làm mẫu.
+ Làm mẫu phải tiến hành nhiều lần để học sinh hiểu và nhớ, gọi học sinh
nhắc lại điểm chính, nếu sai phải uốn nắn.
+ Giáo viên khéo léo sử dụng ngôn ngữ để hướng dẫn sự quan sát của
học sinh.
+ Phương pháp này áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình thực tập.
* Cho xem giáo cụ trực quan:
- Nội dung: Giáo viên trình bày, biểu diễn các ph
ương tiện trực quan để
học sinh quan sát nhằm rút ra những tri thức cần thiết.
- Yêu cầu:
+ Tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với phương tiện trực quan bằng
nhiều giác quan.
+ Giáo viên có thể phân phát giáo cụ trực quan cho từng học sinh, nhóm
học sinh để tự nghiên cứu, tìm hiểu.
+ Phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong mọi giai đoạn hướng dẫn
của ca luyện tập.
e. Tham quan, tự quan sát.
* Tham quan:
- Nội dung: Học sinh được tiếp xúc với đối tượng cần tìm hiểu trong điều
kiện tự nhiên của nó, không có sự gia công chế biến. Những đối tượng đó nằm
trong chương trình cần trang bị cho học sinh để nâng cao hiểu biết mà nó không
có ở xưởng hoặc ở nơi đào tạo.
- Yêu cầu:
+ Chuẩn bị tham quan: Xác định yêu cầu, mục đích của buổi tham quan.
Tạo tâm thế
tích cực cho học sinh trước khi tham quan.
+ Tổ chức tham quan: Theo kế hoạch, dưới sự hướng dẫn của cán bộ
hướng dẫn trong nhà máy, xí nghiệp….
+ Kết thúc tham quan: Hoàn thành bản thu hoạch, thảo luận, rút kinh
nghiệm.
+ Phương pháp này được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình học tập
hoặc có thể áp dụng ở giữa giai đoạn thực tập sản xuất hoặc giai đoạn kết thúc.
* Tự quan sát:
11
- Nội dung: Giáo viên chỉ giao nhiệm vụ quan sát cho học sinh. Học sinh
tự mình tiếp xúc với đối tượng cần nghiên cứu là các sự vật, hiện tượng, vật mẫu,
tranh ảnh…để rèn luyện thói quen nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá sự vật, hiện
tượng.
- Yêu cầu:
+ Giáo viên trang bị cho học sinh những tri trức cần thiết phục vụ cho việc
quan sát.
+ Hướng dẫn học sinh cách ghi chép, trình bày kết quả quan sát.
+ Cung cấp nh
ững thông tin cơ bản liên quan đến đối tượng quan sát cho
học sinh.
+ Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra đánh giá kết quả quan sát từng
phần của học sinh.
+ Trong quá trình dạy học phương pháp này có thể tiến hành xen kẽ trong
quá trình thực hiện các bài học luyện tập, thực tập sản xuất.
2.1.2.3. Nhóm phương pháp dạy học thực hành.
Nhóm này gồm có các phương pháp: thí nghiệm, thực nghiệm, luyện tập,
thảo luận về sản xuất và hướng dẫn viết trong giảng dạy thực hành.
a. Ưu nhược điểm của phương pháp. Nhóm phương pháp này giúp cho
học sinh rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo qua đó củng cố mở rộng tri thức đã học, làm
cho người học hào hứng, tin tưởng vào nh
ững điều đã học, hình thành cho người
học một số phẩm chất như tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo, tính
tập thể…
b. Các phương pháp dạy học thực hành.
Phương pháp thí nghiệm, thực nghiệm.
* Nội dung:
- Phương pháp này giúp cho học sinh, sinh viên niềm tin khoa học, nắm
kiến thức được vững chắc, rèn luyện một số kỹ năng, kỹ x
ảo quan sát, sử dụng các
dụng cụ quan sát, sử dụng các dụng cụ thí nghiệm, bồi dưỡng óc tò mò khoa học,
thói quen làm việc với khoa học.
- Thí nghiệm được tiến hành dưới hình thức cá nhân hay nhóm thường theo
quy trình sau:
+ Giáo viên giải thích rõ đề tài, mục đích, yêu cầu, nội dung thí nghiệm, các
công cụ, máy móc, vật liệu cần thiết, các bước thí nghiệm, thực nghiệm và cách
thức tiến hành.
+ Giáo viên phân chia học sinh theo nhóm và học sinh độc lập làm thí
nghiệm thực nghi
ệm, ghi chép kết quả. Giáo viên theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra.
+ Học sinh báo cáo kết quả.
+ Giáo viên đánh giá, tổng kết.
* Yêu cầu:
- Phải đảm bảo an toàn cho giáo viên và học sinh.
- Đảm bảo kết quả đúng với lý thuyết và khách quan.
12
- Bố trí thí nghiệm sao cho tất cả học sinh đề quan sát được.
- Thí nghiệm phải vừa sức người học, nội dung thí nghiệm phải phù hợp
với lý thuyết đã trình bày.
Phương pháp luyện tập.
* Nội dung:
- Luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những động tác, hành động nhằm
hình thành và củng cố những kỹ năng kỹ xảo cần thiết, dưới s
ự chỉ đạo của giáo
viên.
- Luyện tập được tổ chức một cách có mục đích và kế hoạch.
- Các bài luyện tập:
+ Các bài luyện tập cơ sở.
+ Các bài luyện tập học tập-sản xuất.
+ Các bài tập luyện tập có tính chất sản xuất.
+ Các bài luyện tập đặc biệt.
* Yêu cầu:
- Học sinh phải hiểu rõ mục đích và cách thức tiến hành công việc
- Nộ
i dung luyện tập phải có tính hệ thống, đa dạng.
- Học sinh phải được hướng dẫn chặt chẽ những thao tác cơ bản ban đầu
- Học sinh phải biết tự kiểm tra, đánh giá.
Phương pháp thảo luận về sản xuất.
* Nội dung: Tổ chức thảo luận về sản xuất theo nhóm, một số học sinh tự
trình bày những học sinh còn lại bổ sung, sửa ch
ữa.
* Yêu cầu: Các đề tài thảo luận phải giao trước cho một hoặc một số nhóm
học sinh chuẩn bị. Trước khi thảo luận phải thông qua đề cương. Trong khi thảo
luận, giáo viên phải chủ trì để hướng dẫn buổi thảo luận đi đúng trọng tâm.
Hướng dẫn viết.
Trong thực tiễn dạy sản xuất, người ta sử dụng các dạng hướng dẫn vi
ết
khác nhau như: Phiếu hướng dẫn, phiếu học tập, phiếu công nghệ, phiếu làm bài
…Hướng dẫn viết bắt đầu từ hai nguồn: Tài liệu sản xuất (Tài liệu kỹ thuật) và tài
liệu học tập thuần túy (Bài tập, quy tắc, bài học)
Như vậy, hướng dẫn viết là kết quả của sự thích ứng qua lại giữa hai yếu
tố: Sản xuất và học t
ập.
Thường có các loại hướng dẫn viết sau:
- Phiếu hướng dẫn làm việc,
- Phiếu nguyên công,
- Phiếu thông tin,
- Phiếu bài tập.
13
PHẦN 3. THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ
3.1.
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN, GIÁO VIÊNVÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO
3.1.1. Đội ngũ giảng viên, giáo viên
Thực hiện phương châm đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đào tạo đa cấp,
đa ngành đa lĩnh vực. Nhà trường thường xuyên đổi mới nội dung, chương trình
đào tạo, tích cực mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Trường đã trở thành cơ sở có uy tín và
thương hiệu, do vậy ngành nghề đào tạo ngày càng được mở rộng, quy mô đào tạo
liên tục phát triển. Đội ngũ cán bộ giảng viên, giáo viên lớn mạnh về cả số lượng
và chất lượng, đến nay tổng số cán bộ, viên chức trên 500 người, trong đó có 425
đồng chí trực tiếp tham gia giảng dạy. 100% giảng viên, giáo viên có trình độ đại
học và trên đại học, các đồng chí giáo viên dạy thực hành có bậc thợ bình quân 5/7
(theo tiêu chu
ẩn kỹ thuật công nhân cơ khí – năm 1974)
3.1.2. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
1. Công trình phục vụ đào tạo
Hiện tại nhà trường có 2 cơ sở đào tạo:
Cơ sở 1: Với diện tích 5 ha được xây dựng khang trang, hiện đại có đầy đủ
trang thiết bị phục vụ quá trình đào tạo, cụ thể:
Cơ sở 2 : Với diện tích 22,1 ha đã được đầu tư xây dựng xong giai đ
oạn 1
bao gồm 02 nhà lớp học lý thuyết 5 tầng với diện tích sử dụng: 11.080 m
2
, 02 nhà
xưởng 3 tầng với diện tích: 10.560 m
2
phục vụ việc giảng dạy thực hành cùng với
các công trình hạ tầng như đường giao thông, hồ sinh thái, trạm điện, nước sinh
hoạt vv với tổng mức đầu tư hơn 80 tỷ VNĐ. Nhà trường tiếp tục được Uỷ ban
Nhân dân tỉnh Hải Dương duyệt quy hoạch xây dựng khu ký túc xá Sinh viên với
tổng vốn đầu tư xây dựng 214 tỷ Việt Nam đồng giai đoạn 2009- 2011.
2. Trang, thiế
t bị phục vụ đào tạo
Trong những năm qua nhà trường đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
trang, thiết bị dạy học tiên tiến, hiện đại phục vụ quá trình đào tạo. Cho đến nay
100% các phòng học lý thuyết được trang bị máy chiếu đa năng hoặc màn hình
tinh thể lỏng cỡ lớn. Các xưởng thực hành và phòng thí nghiệm được trang bị thiết
bị
dạy thực hành hiện đại như: Máy tiện CNC, trung tâm gia công đứng, Robot
hàn, máy cắt Platsma
14
3.2. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC THỰC HÀNH TIỆN
3
.2.1. Vị trí, mục đích, yêu cầu môn học.
1. Vị trí:
Môn học thực hành tiện là môn học và thực hành tay nghề chuyên môn
của nghành chế tạo phụ tùng cơ khí.
Môn học được bố trí giảng dạy theo hai phần:
- Phần thứ nhất: Thực hành cơ bản được bố trí giảng dạy từ học kỳ II, sau
khi đã học xong các môn thực hành qua ban cơ bản nguội.
- Phần thứ hai: Thực hành nâng cao được bố
trí giảng dạy sau khi đã học
xong phần thứ nhất.
2. Mục đích:
- Nắm được các công nghệ gia công của nghề tiện.
- Rèn luyện kỹ năng, hình thành kỹ xảo cơ bản của nghề để thực hiện được
các công việc về tiện ở trình độ trung cấp nghề.
3. Yêu cầu:
- Sau khi học xong môn học học sinh phải đạt được các yêu cầu sau:
- Sử dụ
ng thành thạo, đảm bảo đúng quy trình, quy phạm về máy, dụng cụ
cắt, đồ gá và dụng cụ đo thường dùng trong nghề.
- Có kỹ năng cơ bản của nghề tiện như: Tiện mặt trụ ngoài, mặt đầu, cắt
rãnh, cắt đứt, tiện mặt trụ trong, tiện mặt côn, tiện ren, gia công tinh nhẵn, trang
trí bề mặt, tiện mặt định hình…
- Lập được quy trình công nghệ hợp lý cho các chi tiế
t gia công trên máy
tiện.
- Phân tích được các nguyên nhân gây ra sai hỏng và biết cách phòng
ngừa.
- Tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp an toàn và vệ sinh công nghiệp.
15
3.2.2. Kế hoạch môn học
THỜI GIAN
TT TấN ĐỀ MỤC
TS LT TH
GHI CHÚ
PHẦN I: THỰC HÀNH CƠ BẢN
516 52 464
1 Bài mở đầu. 6 3 3
2 Đề mục I: Sử dụng dụng cụ thiết bị
nghề tiện.
24 3 21
3 Đề mục II: Tiện mặt trụ ngoài, mặt
đầu, cắt rónh, cắt đứt.
72 7 65
4 Đề mục III: Gia cụng mặt trụ trong 72 6 66
5
Bài tập tổng hợp lần I.
54 4 50
6 Đề mục IV: Tiện mặt côn. 54 5 49
7 Đề mục V: Gia công ren. 162 12 150
8 Đề mục VI: Gia công tinh nhẵn và
trang trí bề mặt.
24 2 22
9 Bài tập tổng hợp lần II. 48 4 44
PHẦN II: THỰC HÀNH NÂNG CAO
294 39 255
10 Tiện mặt định hình 36 3 33
11 Tiện trục dài có giá đỡ 30 3 27
12 Tiện trục, bạc lệch tâm 36 3 33
13 Tiện các chi tiết có gá lắp phức tạp 24 2 22
14 Gia công chi tiết trên máy điều
khiển theo chương trình số
120 24 96
15 Bài tập tổng hợp lần III 48 4 44
Tổng :
810 90 720
16
3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TẠI TRƯỜNG
CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP SAO ĐỎ
Cùng với các phương pháp dạy học truyền thống nhà trường còn tăng cường
đổi mới phương pháp dạy học, áp dụng tích cực công nghệ dạy học tiên tiến để
không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.
Các phương pháp giảng dạy đã và đang được thực hiện trong quá trình
giảng d
ạy tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Sao Đỏ.
3.3.1. Nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ.
Nhóm phương pháp sử dụng ngôn ngữ được thực hiện trong phần hướng
dẫn đầu ca. Giáo viên thuyết trình giảng giải mục tiêu bài giảng, nội dung phiếu
hướng dẫn, các dạng sai hỏng nguyên nhân và biện pháp khắc phục, phân công vị
trí làm việc, đánh giá nhận xét ca thực tập. Thông qua thuyết trình kết hợp đàm
thoại nhằm cung c
ấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về phương pháp sử
dụng thiết bị dụng cụ, về yêu cầu kỹ thuật bản vẽ, nội dung các bước công việc
cũng như các biện pháp phòng ngừa các sai hỏng trong quá trình luyện tập, các
biện pháp an toàn trong ca thực tập.
3.3.2. Nhóm phương pháp dạy học trực quan.
Nhóm phương pháp này phù hợp với đặc điểm nhận thức học sinh họ
c
nghề, giúp các em tiếp thu tốt tri thức, rèn luyện kỹ năng kỹ xảo nghề nghiệp. Sử
dụng tốt phương pháp này, lớp học sẽ sinh động, học sinh hào hứng, phấn khởi
luyện tập pháp triển năng lực quan sát, hứng thú tò mò khoa học.
Nhóm phương pháp này được tổ chức thực hiện khi lên lớp đầu ca và
hướng dẫn thường xuyên. Kết hợp phương pháp thuyết trình với phương pháp dạ
y
học trực quan giúp cho học sinh quan sát, tư duy, lưu lại những hình ảnh, những
thao động tác động tác của thầy để luyện tập hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong quá
trình luyện tập.Yêu cầu: Phương tiện trực quan phải được cả lớp nhìn thấy, các
phương tiện trực quan phải rõ ràng, chính xác, phải được đưa ra đúng lúc, dùng
xong phải cất đi ngay không để học sinh bị phân tán tư tưởng.
Tr
ực quan trong giảng dạy thực hành: Khi trình bày mẫu là cơ sở của việc
thực hiện yêu cầu trực quan trong giảng dạy. Kết hợp lời giải thích với vật mẫu,
hành động mẫu giúp học sinh hình thành các biểu tượng về hình mẫu và công việc
phải làm. Quá trình làm mẫu phải tiến hành qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giáo viên làm mẫu với tốc độ bình thường
Giai đoạn 2: Giáo viên làm mẫu với tốc
độ chậm
Giai đoạn 3: Giáo viên làm mẫu với tốc độ bình thường để giúp học sinh
hệ thống lại bài.
3.3.3. Nhóm phương pháp thực hành.
Phương pháp này được thực hiện tại các phòng thí nghiệm, tại xưởng thực
tập và trong các xưởng sản xuất tại các doanh nghiệp. Nhóm phương pháp này
giúp cho học sinh rèn luyện kỹ năng kỹ xảo, qua đó mở rộng những tri thức đã
17
học, làm cho người học hào hứng tin tưởng vào những điều đã học; hình thành cho
người học một số phẩm chất như: tính độc lập, tinh thần trách nhiệm, tính sáng
tạo, tính tập thể. Giáo viên hướng dẫn là các thày cô giáo dạy thực hành, các cán
bộ làm tại phòng thí nghiệm và các đồng chí công nhân bậc cao hoặc các đồng chí
đốc công ngoài xí nghiệp.
3.3.4. Phương pháp dạy học hoạt động theo nhóm.
Phương pháp dạy học hoạt độ
ng theo tổ nhóm là một trong phương pháp
dạy học tích cực, nhằm phát huy sự công não của học sinh, sinh viên trong buổi
học . Quá trình chuẩn bị công phu, tốn nhiều thời gian và trí tuệ, đòi hỏi thầy phải
nắm vững kiến thức, sáng tạo trong quá trình giảng dạy. Các tình huống đưa ra
thảo luận nhóm phải rõ ràng, minh bạch và phải có đáp án ở từng nội dung thảo
luận.
3.4. QUÁ TRÌNH DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP
SAO ĐỎ.
3.4.1. Quá trình thực hiện bài giảng lý thuyết.
1. Mục đích bài giảng lý thuyết:
Vừa kiểm tra kiến thức cũ đã học vừa truyền thụ tri thức mới cho học sinh.
2. Quá trình giảng bài lý thuyết được thực hiện theo các bước:
- Tổ chức ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ.
- Thông báo đề bài mới.
- Giảng bài mới.
- Củng cố kiến thức vừa học.
- Tổng kết bài.
- Ra câu hỏi và bài tập về nhà.
- Hướng dẫn học bài, làm bài tập và đọc tài liệu.
3.4.2. Quá trình thực hiện bài giảng thực hành.
1 .Mục đích bài giảng thực hành:
Là rèn luyện cho học sinh sinh viên thao động tác cơ bản của nghề.
2. Quá trình giảng bài thực hành được thực hiện theo các bước:
- Hướng dẫn ban đầu:
+ Ổn định lớp.
+ Thông báo mục tiêu bài luyện tập
+ Tích cực hoá nhữ
ng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo có liên quan.
+ Trình bày nội dung luyện tập.
+ Trình bày các hiện tượng, nguyên nhân sinh ra sai hỏng và biện pháp
phòng ngừa.
+ Làm mẫu cho học sinh quan sát.
18
+ Phân công công việc: phổ biến an toàn lao động và phân công vị trí làm
việc.
- Hướng dẫn thường xuyên:
+ Thực hiện việc quan sát, bao quát các hoạt động luyện tập của học sinh.
+ Theo dõi những tiến bộ trong luyện tập của học sinh và những hiện
tượng sai lầm, phân tích nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
+ Dùng các thủ thuật hướng dẫn như: uốn nắn, chỉ bảo, can thiệp tích cực
vào hoạt động luyệ
n tập của từng cá nhân, nhóm hay cả lớp.
+ Đánh giá kết quả luyện tập ghi chép vào sổ lên lớp.
- Hướng dẫn kết thúc:
+ Phân tích mức độ hoàn thành các công việc luyện tập.
+ Đánh giá kết quả luyện tập.
+ Tổng kết kinh nghiệm học sinh thu được.
+ Nêu các sai hỏng mà học sinh mắc phải, nói rõ nguyên nhân gây ra.
+ Cách thức để hạn chế sai lầm và các khắc phục.
+ Nhận xét tinh thần thái độ luyện tập, ch
ấp hành an toàn lao động.
+ Dự đoán khả năng của học sinh vận dụng những điều đã học, đã luyện
tập vào những bài sau.
+ Nhắc nhở các công việc chuẩn bị cho ca sau.
3.4.3. Kết quả đào tạo
Nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ủy, Ban giám hiệu cùng với sự cố
gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, gi
ảng viên, giáo viên, công nhân viên và học sinh,
sinh viên. Mặc dù quy mô đào tạo tăng, xong nề nếp các hoạt động trong đào tạo
luôn được duy trì, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy luôn được đầu
tư, nâng cấp, do đó chất lượng đào tạo của các lớp, các hệ trong trường nói chung
và 03 lớp trung cấp nghề của nghề tiện nói riêng vẫn được giữ vững. Cụ thể như
sau:
9.7%
26.2%
64.1%
Giỏi
Khá
Trung bình
20%
40%
60%
100%
80%
19
Phần 4. ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HÌNH ẢNH VÀ PHẦN MỀM
TOPSOLID VÀO GIẢNG DẠY THỰC HÀNH TIỆN
4.1. LỰA CHỌN NỘI DUNG CÁC BÀI GIẢNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
HÌNH ẢNH VÀ PHẦN MỀM TOPSOLID.
4.1.1. Một số căn cứ lựa chọn.
- Căn cứ vào mục tiêu, chương trình đào tạo đã được phê duyệt.
- Căn cứ vào nội dung các bài giảng lý thuyết cũng như các bài học thực
hành
- Căn cứ nội dung các bài tập thực hành tiện cơ bản và các bài thực hành
trên máy tiện CNC.
- Căn cứ vào hiệu quả trong quá trình ứng dụng công nghệ hình ảnh và phần
mềm Topsolid trong dậy học.
Tóm l
ại việc lựa chọn bài tập phù hợp với công nghệ video hay công nghệ
thông tin là cần thiết và là khâu quyết định tới hiệu quả của quá trình giảng dạy.
Với những căn cứ đã trình bày ở trên trong đề tài đã lựa chọn:
- Các bài giảng cơ bản nghề tiện ứng dụng công nghệ hình ảnh.
- Bài giảng công nghệ CNC ứng dụng phần mềm Topsolid xây dựng các
bài giảng lý thuyết cũng nh
ư các bài giảng thực hành được thực hiện trên máy tiện
CNC.
4.1.2. Quy trình xây dựng dữ liệu VIDEO sử dụng trong đào tạo
1. Các đặc điểm của dữ liệu VIDEO và kỹ thuật số.
- Khả năng truyền tải thông tin: Bản chất của video là tích hợp rất nhiều các
yếu tố như kỹ thuật, nghệ thuật do đó Video trở thành dạng dữ liệu có khả năng
truyề
n tải thông tin nhanh, đầy đủ, chính xác, và rất ấn tượng.
- Độ phân giải của video số: Để giảm thiểu kích cỡ của video các nghiên
cứu cho thấy rằng mắt người bị giới hạn về khả năng nhìn. Với màu sắc được hiển
thị trên màn hình huỳnh quang thì mắt người chỉ nhận biết được sự khác nhau của
chất lượng hình ảnh chuyển động với độ phân giải d
ưới 72 dpi (72 điểm ảnh
/inch). Đối với các hình ảnh chuyển động có độ phân giải cao hơn thì mắt người
không nhận biết được. Vì vậy Video số sử dụng độ phân giải 72dpi.
- Mầu sắc video phong phú, hình ảnh chân thực, rõ nét và đẹp.
- Công nghệ video trở nên quen thuộc và được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt là lĩnh vực đào tạo. Với ưu điểm vượt tr
ội và khả năng truyền tải
thông tin qua các hệ thống đĩa, mạng LAN
2. Quy trình xây dựng dữ liệu VIDEO
Việc xây dựng và xử lý video là rất phức tạp và tiêu tốn nhiều thời gian
cũng như tài nguyên máy tính. Để có thể xây dựng hiệu quả video việc tuân thủ
quy trình là hết sức quan trọng.
Quy trình xây dựng video như sau:
20
* Công đoạn một “Thu thập thông tin về nội dung các bài học”. Đây là giai
đoạn ban đầu của quá trình, yêu cầu cần phải thu thập được các nội dung chính
xác, đầy đủ đảm bảo tính khoa học.
* Công đoạn hai “Phân tích các yêu cầu về nội dung cũng như tính sư phạm
của bài học”. Phần này phân tích nội dung bài học để đưa ra chỗ nào trong bài học
cần có video, chỗ nào không cần. Xác định nội dung và th
ời lượng của video để
đảm bảo tính sư phạm của bài học. Đặt tên, đánh chỉ số cho các tệp video. Ví dụ:
tên tệp video: movie + số thứ tự bài + số thứ tự video trong bài.
* Công đoạn ba “Xây dựng kịch bản cho video”. Đây là công đoạn phức
tạp yêu cầu nhiều thời gian và công sức. Nó bao gồm các phần:
- Phân cảnh : # số cảnh, # tên cảnh, # tình huống
Sơ đồ liên kết các cả
nh.
Ký hiệu: C#0, C#1, C#2, C#3, C#2.i, C#3.i là các cảnh trong video, Từ cảnh
C#0 ta có thể bấm các nút trên cảnh này để chuyển sang các cảnh C#1, C#2, C#3.
- Xác định các thông số cần thiết của video
Độ phân giải (resolution) của video (320x240 điểm ảnh hay 720x480 điểm
ảnh). Định dạng tệp video (*.AVI )
Màu sắc trong video 256 mầu hay 16 triệu màu
Tần số âm thanh (8000Hz hay 22000Hz)
- Xác định các thao tác cần thiết
Tại các cảnh mà chúng ta đưa vào tương tác trên video cần xác định thao tác
là nhấn chuột trái một lần, nh
ấn đúp chuột hay nhập dữ liệu từ bàn phím.
- Xác định âm thanh và lời đọc
Thông thường âm thanh đi kèm để mô tả rõ hơn các hoạt động mô phỏng
hay các thao tác. Lời đọc cần phải xác định chính xác khoảng thời gian để phù hợp
với cảnh hiển thị.
- Thời gian cho từng cảnh
Xác định thời gian cho từng cảnh trong video làm cho bố cục video chính
xác, hợp lý.
* Công đoạn bốn “Thu thập tư li
ệu video”. Trong công đoạn này chúng ta
dựa vào kịch bản để lấy tư liệu video theo nội dung bài học bằng máy quay video
hay thu trực tiếp màn hình máy tính bằng các phần mềm như Snap It, Sim
AutoBulder Record Yêu cầu đối với công đoạn này là chất lượng tư liệu video
rất tốt để phục vụ cho công việc soạn thảo.
* Công đoạn năm “Xử lý video”. Đây là công đoạn tốn rất nhiều thời gian
x
ử lý của máy tính cũng như người xử lý. Công đoạn này yêu cầu người sử lý phải
am hiểu về hệ thống cũng như khả năng của công nghệ và các công cụ soạn thảo
video.
* Công đoạn sáu “Thu thập dữ liệu âm thanh và lời đọc”. Dựa vào kịch bản,
21
tiến hành thu thập các dữ liệu âm thanh cần thiết cũng như lời thoại phù hợp với
các cảnh của video.
* Công đoạn bẩy “Ghộp âm thanh và lời đọc vào video”. Trong công đoạn
này, người soạn thảo phải ghộp chính xác âm thanh và hình ảnh của video.
* Công đoạn tám “Tạo các văn bản (Text) hướng dẫn các thao tác”. Một số
video cần phải có Text để chỉ dẫn hay trợ giúp người sử
dụng. Các văn bản này
được tạo ra dựa vào nội dung video, lời thoại và các yêu cầu về nội dung của bài
học.
* Công đoạn chín “Tạo tương tác trên video”. Video sau khi xử lý xong,
dựa vào kịch bản tạo ra các tương tác như nhấn chuột trái một lần, nhấn đúp chuột
vào các vị trí xác định trên video để chuyển cảnh hay nhập dữ liệu chính xác từ
bàn phím vào các ô xác định trên video để chuyển sang một cảnh khác.
* Công đ
oạn mười: Tối ưu hoá video và chuyển thành các tệp video theo
các định chuẩn phù hợp với mục đích sử dụng. Trong công đoạn này chúng ta cần
xác định và sử dụng các thông số nén chính xác để tối ưu hoá dữ liệu video.
* Công đoạn mười một “kiểm tra lại toàn bộ video”. Sau khi có các tệp
video chúng ta cần phải kiểm tra lại nội dung hình ảnh, âm thanh, văn bản, kích
cỡ để có thể chuyển sang khâu cuố
i cùng là đóng gói và phát hành.
* Công đoạn mười hai là phát hành video. Các tệp video sau khi hoàn
thành có thể được đưa vào sử dụng trong các phần mềm hoặc phát hành trực tiếp
lên Internet.
4.1.3. Bài giảng ứng dụng công nghệ hình ảnh và phần mềm Topsolid.
1. Bài giảng thực hành tiện cơ bản và tiện nâng cao
THỜI GIAN
TT TÊN ĐỀ MỤC
TS LT TH
GHI
CHÚ
Phần I: Thực hành tiện cơ bản và tiện nâng cao
210 19 191
1 Bài1. Tiện mặt đầu 6 0.5 5.5
2 Bài 2. Tiện trụ ngắn 12 1.0 11
3 Bài 3. Tiện trụ bậc. 18 1.5 16.5
4 Bài 4. Tiện cắt rãnh. 12 1.0 11
5 Bài 5. Tiện trụ dài. 18 2.5 16.5
6 Bài 6. Tiện cắt đứt 6 0.5 5.5
7 Bài 7. Khoan lỗ suốt 6 0.5 5.5
8 Bài 8. Tiện lỗ suốt 12 1.0 11
9 Bài 9. Tiện côn ngoài bằng xoay xiên bàn trượt
dọc nhỏ
18 1.5 16.5
10
Bài 10. Tiện côn ngoài bằng xê dịch ngang ụ động
18 1.5 16.5
11 Bài 11. Tiện ren tam giác ngoài, ren chẵn hệ mét 18 1.5 16.5
22
THỜI GIAN
TT TÊN ĐỀ MỤC
TS LT TH
GHI
CHÚ
12
Bài 12. Tiện ren tam giác ngoài, ren lẻ hệ mét
12 1 11
13 Bài 13. Tiện ren thang ngoài 18 1.5 16.5
14 Bài 14. Lăn nhám 6 0.5 5.5
15 Bài 15. Tiện mặt định hình bằng phối hợp hai
chuyển động bằng tay
24 2.0 22
16 Bài 16. Tiện mặt định hình bằng dao định hình
đơn giản
12 1 11
2. Bài giảng gia công chi tiết trên máy tiện CNC.
THỜI GIAN
TT TÊN ĐỀ MỤC
TS LT TH
GHI CHÚ
Phần II: Gia công chi tiết trên máy tiện CNC
90 18 72
1
Bài 1. Giới thiệu phần mềm Topsolid. 6 3 3
2
Bài 2. Lập chương trình tiện chi tiết trụ trơn 6 2 4
3
Bài 3. Lập chương trình tiện chi tiết trụ bậc 12 2 10
4
Bài 4. Lập chương trình tiện chi tiết định hình . 18 3 15
5
Bài 5. Lập chương trình tiện ren
12 2 10
6
Bài 6.Vận hành máy tiện CAK6136V/750 và
nạp chương trình gia công từ phần mềm
Topsolid
36 6 30
23
4.1.4. Nội dung chi tiết:
PHÂN PHỐI THỜI
GIAN
TT TÊN ĐỀ MỤC, BÀI TẬP
TS HD TH
1
2
3
4
5
6
7
8
9
phần I:
THỰC HÀNH TIỆN CƠ BẢN
VÀ TIỆN NÂNG CAO
*Yêu cầu:
- Hiểu và nắm vững phương pháp gá lắp dao, phôi lên
máy.
- Sử dụng được hai chuyển động dọc và ngang để tiện
ngoài, cắt rãnh, cắt đứt đúng kỹ thuật, đảm bảo an toàn.
- Điều chỉnh được ụ động để chỉnh côn khi tiện trụ dài.
- Tiện được mặt đầu, trụ ngắn, trụ bậc, trụ dài, cắt
rãnh, cắt đứt đạt yêu cầ
u kỹ thuật.
*Nội dung:
Bài 1. Tiện mặt đầu.
Bài 2. Tiện trụ ngắn.
Bài 3. Tiện trụ bậc.
Bài 4. Tiện cắt rãnh.
Bài 5. Tiện trụ dài.
Bài 6. Tiện cắt đứt.
GIA CÔNG MẶT TRỤ TRONG
*Yêu cầu:
- Gá lắp được mũi khoan đúng kỹ thuật, chọn được chế
độ cắt hợp lý, kiểm tra được kích thước chính xác.
- Khoan và tiện được lỗ suốt đạt yêu cầu kỹ thuật.
* Nội dung
Bài 7. Khoan lỗ
Bài 8. Tiện lỗ suốt.
TIỆN MẶT CÔN
*Yêu cầu:
- Tính và điều chỉnh được góc xoay bàn trượt dọc,
khoảng xê dịch ngang ụ động.
- Tiện được mặt côn bằng phương pháp xoay xiên bàn
trượt dọc, xê dịch ngang ụ động.
*Nội dung:
Bài 9.
Tiện mặt côn ngoài bằng xoay xiên bàn trượt dọc
nhỏ.
72
6
12
18
12
18
6
18
6
12
36
18
6
0,5
1
1.5
1
1.5
0,5
1.5
0,5
1
3.0
1.5
66
5,5
11
16.5
11
16.5
5,5
16.5
5,5
11
33
16.5
24
PHÂN PHỐI THỜI
GIAN
TT TÊN ĐỀ MỤC, BÀI TẬP
TS HD TH
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
Bài 10. Tiện mặt côn ngoài bằng xê dịch ngang ụ động.
GIA CÔNG REN
*Yêu cầu:
- Nắm vững công nghệ gia công ren trên máy tiện.
- Gá lắp được dao ren đúng kỹ thuật.
- Tiện được ren tam giác, ren thang đạt cấp chính xác
IT8, Rz 40
*Nội dung:
Bài 11. Tiện ren tam giác ngoài (ren chẵn hệ mét).
Bài 12. Tiện ren tam giác ngoài (ren lẻ hệ mét).
Bài 13. Tiện ren thang ngoài.
TRANG TRÍ BỀ MẶT
*Yêu cầu:
Lăn nhám bề mặt vân nhám rõ, an toàn.
*Nội dung:
Bài 14. Lăn nhám.
TIỆN MẶT ĐỊNH HÌNH
* Yêu cầu:
-Mài, gá dao và kiểm tra được mặt định hình đúng kỹ
thuật. Phân tích được sai hỏng, biết cách phòng ngừa các
dạng sai hỏng thường xảy ra.
- Gá lắp được dao, phôi đúng yêu cầu kỹ thuật.
* Nội dung :
Bài 15. Tiện mặt định hình bằng phối hợp hai chuyển
động bằng tay.
Bài 16. Tiện mặt định hình bằng dao định hình đơn giản.
PHẦN II : GIA CÔNG CHI TIẾT TRÊN MÁY TIỆN CNC
Bài 1. Giới thiệu phần mềm Topsolid.
Bài 2. Lập chương trình tiện chi tiết trụ trơn.
Bài 3. Lập chương trình tiện chi tiết trụ bậc.
Bài 4. Lập chương trình tiện chi tiết định hình.
Bài 5.
Lập chương trình tiện chi tiết ren tam giác hệ mét.
Bài 6.
Vận hành máy tiện CAK6136V/750 và
Nạp chương trình gia công từ phần mềm
Topsolid
18
48
18
12
18
6
6
36
24
12
90
6
6
12
18
12
36
1.5
4.0
1.5
1.0
1.5
0.5
0.5
3
2
1
18
3
2
2
3
2
6
16.5
44
16.5
11.0
16.5
5.5
5.5
33
22
11
72
3
4
10
15
10
30
300 36 254