Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.24 KB, 26 trang )

NHÓM 8: VĂN HÓA KINH DOANH.
Đề tài: Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các
doanh nghiệp Nhật Bản.
MỤC LỤC
Lời mở đầu………………………………………………………………2
A. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH……………………………………….3
Phần I: Các vấn đề về đạo đức và đạo đức kinh doanh…………………3
1. Khái niệm đạo đức……………………………………………….3
2. Khái niệm đạo đức kinh doanh………………………………… 4
3. Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh……………………….7
Phần II: Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật Bản…………8
1. Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của văn hóa doanh
nghiệp Nhật Bản…………………………………………………8
2. Những lưu ý chung………………………………………………9
3. Những lưu ý khi đàm phán…………………………………… 13
4. Kết luận……………………………………………………… 13
Phần III: Đạo đức kinh doanh ở Việt Nam…………………………….15
B. KINH NGHIỆM TỪ CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT
BẢN……………………………………… …………………….19
Phần I. Những nét đặc trưng của đạo đức doanh nghiệp Nhật Bản… 19
Phần II. Liên hệ với Việt Nam…………………………………………22
1. Trường hợp của công ty Vedan…………………………… 22
2. Các vấn đề còn tồn đọng về đạo đức kinh doanh đối với người
lao động ở Việt Nam………………………………………… 22
3. Trách nhiệm đối với xã hội……………………………………23
KẾT LUẬN……………………………………………………………25
Page 2

LỜI MỞ ĐẦU
Đạo đức kinh doanh đã và đang trở thành nhân tố có tác động tới mọi khía cạnh
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,từ tổ chức quản lý,các mối quan hệ trong


và ngoài doanh nghiệp cho đến phong thái,phong cách của người lãnh đạo và cách
hành xử của các nhân viên trong cùng một công ty. Đạo đức kinh doanh có vai trò
quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa,vì mục tiêu dân giàu nước mạnh,xã hội công bằng dân chủ văn minh. Tìm
hiểu về đạo đức kinh doanh,cũng như văn hóa doanh nghiệp là một biện pháp để
nâng cao nhận thức và vai trò của đạo đức kinh doanh,tạo dựng những kỹ năng cần
thiết để vận dung các nhân tố đạo đức và văn hóa vào hoạt động của doanh
nghiệp,góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như tầm ảnh hưởng của doanh
nghiệp ra bên ngoài xã hội.
Đề tài “Đạo đức kinh doanh. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp Nhật Bản’’ có ý
nghĩa vô cùng quan trọng,ko những trang bị cho sinh viên chúng em kiến thức về
đạo đức trong kinh doanh,mà còn là lời nhắn gửi đến các công ty,doanh nghiệp đã
đang và sẽ thực hiện trách nhiệm đạo đức trong kinh doanh,là cơ sở để các doanh
nghiệp xây dựng các phương án chiến lược kinh doanh lâu dài,xây dựng hình ảnh
tốt đẹp và tầm ảnh hưởng tích cực của doanh nghiệp đối với xã hội và người tiêu
dùng.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện,nhưng do còn hạn chế về mặt kiến thức nên chắc
chắn phần trình bày này của chúng em còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được
những góp ý chân thành của thầy giáo,cũng như toàn thể các bạn để bài tiểu luận
này được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn!!

Page 3
A. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.
Phần I: Các vấn đề về đạo đức và đạo đức kinh
doanh.
1. Khái niệm đạo đức.
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh,
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân và trong quan hệ với người khác,
với xã hội.

Với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức có đặc điểm:
- Đạo đức có tính giai cấp, tính khu vực, tính địa phương.
- Nội dung các chuẩn mực đạo đức thay đổi theo điều kiện lịch sử cụ thể.
Chức năng cơ bản của đạo đức là đạo đức điều chỉnh hành vi của con người
theo các chuẩn mực và quy tắc đạo đức đã được xã hội thừa nhận bằng sức mạnh
của sự thôi thúc lương tâm cá nhân, của dư luận xã hội, của tập quán truyền thống
và của giáo dục.
Đạo đức quy định thái độ, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với bản
thân cũng như đối với người khác và xã hội.Vì thế đạo đức là khuôn mẫu, tiêu
chuẩn để xây dựng lối sống, lý tưởng mỗi người.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung, chính trực
khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thí, thiện, tàn bạo, tham lam, kiêu ngạo, hèn nhát,
phản bội, bất tín, ác
Đạo đức khác với pháp luật ở chỗ:
+ Sự điều chỉnh hành vi của đạo đức không có tính cưỡng bức, cưỡng chế
mà mang tính tự nguyện, các chuẩn mực đạo đức không được ghi thành văn bản
pháp quy.
+ Phạm vi điều chỉnh và ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn pháp luật, pháp luật chỉ
điều chỉnh những hành vi liên quan đến chế độ xã hội còn đạo đức bao quát mọi
lĩnh vực của thế giới tinh thần.
Page 4
2. Khái niêm đạo đức kinh doanh?
- Đạo đức kinh doanh cũng mới chỉ tồn tại được khoảng bốn chục năm trở lại đây.
Nhà nghiên cứu đạo đức kinh doanh nổi tiếng Norman Bowie là người đầu tiên đã
đưa ra khái niệm này trong một Hội nghị Khoa học vào năm 19741. Kể từ đó, đạo
đức kinh doanh đã trở thành một chủ đề phổ biến trong các cuộc tranh luận của các
lãnh đạo trong giới kinh doanh, người lao động, các cổ đông, người tiêu dùng cũng
như các giáo sư đại học ở Mỹ, và từ đó lan ra toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải
tất cả những nhà nghiên cứu, các tác giả và diễn giả đều có chung quan điểm về
đạo đức kinh doanh. Trước hết, giữa kinh doanh và đạo đức luôn có sự mâu thuẫn.

Một mặt, xã hội luôn mong muốn các công ty tạo ra nhiều việc làm lương cao,
nhưng mặt khác, những công ty này lại mong muốn giảm bớt chi phí và nâng cao
năng suất lao động. Người tiêu dùng luôn mong muốn mua hàng với giá thấp nhất
còn các cơ sở thương mại lại muốn có lãi suất cao nhất. Xã hội mong muốn giảm ô
nhiễm môi trường, còn các công ty lại muốn giảm tối đa chi phí phát sinh khi tuân
thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất của họ. Chính từ
đó đã nảy sinh xung đột không thể tránh khỏi trong quan niệm về đạo đức kinh
doanh, do khác biệt về lợi ích của công ty với lợi ích của người lao động, người
tiêu dùng và toàn thể xã hội. Vì tất cả những điều đối lập nói trên là tất yếu nên các
nhà quản lý buộc phải làm sao để cân bằng lợi ích của công ty với lợi ích của các
cổ đông (shareholders) và những người có quyền lợi liên quan (stakeholders), bao
gồm nhân viên, khách hàng và toàn thể cộng đồng.
a) Đạo đức kinh doanh là gì?
- Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều khái niệm về đạo đức kinh
doanh, trong đó khái niệm sau có thể được coi là đơn giản nhất:
“Đạo đức kinh doanh là những nguyên tắc được chấp nhận để phân định đúng
sai, nhằm điều chỉnh hành vi của các nhà kinh doanh”.
Định nghĩa này khá chung chung, vì thế cũng bỏ qua nhiều nhân tố quan trọng, ví
dụ như: những loại hành vi nào những nguyên tắc đạo đức có thể điều chỉnh; Hay
những ai có thể được coi là “nhà kinh doanh” và hành vi của họ cần được điều
chỉnh như thế nào?
Page 5
Ý thức được sự phức tạp của vấn đề, giáo sư Phillip V. Lewis từ trường Đại học
Abilene Christian, Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra và thu thập được 185 định nghĩa
được đưa ra trong các sách giáo khoa và các bài nghiên cứu từ năm 1961 đến 1981
để tìm ra “đạo đức kinh doanh” được định nghĩa ra sao trong các tài liệu nghiên
cứuvà trong ý thức của các nhà kinh doanh. Sau khi tìm ra những điểm chung của
các khái niệm trên, ông tổng hợp lại và đưa ra khái niệm về đạo dức kinh doanh
như sau:
“ Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức

hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực
(của một tổ chức) trong những trường hợp nhất định”.
Như vậy, theo khái niệm này, đạo đức kinh doanh bao gồm những vấn đề sau:
Quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc các luật lệ được đưa ra để thực hiện
nhằm ngăn chặn các hành vi sai nguyên tắc đạo đức.Ví dụ như: Nếu Luật Lao động
của một quốc gia quy định phụ nữ có quyền ngang với đàn ông trong công việc, sẽ
có thể ngăn chặn sự phân biệt giới tính của những người thuê lao động khi tuyển
dụng.
Hành vi đúng với đạo đức - hành vi cá nhân phù hợp với lẽ công bằng, luật pháp và
các tiêu chuẩn khác; hành vi cá nhân phải đúng với thực tiễn, hợp lý và trung thực.
Một người làm kinh doanh luôn phải lưu ý là mọi người đều phải có trách nhiệm
với những hậu quả xuất phát từ hành vi của mình. Nghĩa là, người đó không được
phép làm bất kỳ điều gì có thể khiến hình ảnh của họ bị lung lay.
Sự trung thực - mỗi câu nói, mỗi hành động của họ đều phải mang tính thực tế
hoặc thể hiện sự thật. Có thể đưa ra ví dụ, như “Lời mở đầu của những quy tắc
trong xã hội của các nhà báo chuyên nghiệp” có ghi: “Chúng ta tin vào sự khai
sáng xã hội như một người tiên phong của công lý, cũng như tin vào vai trò của
Hiến pháp trong tìm ra sự thật vì một phần quyền lợi của xã hội là được biết sự
thật.”
Điều khó khăn nhất trong nghiên cứu đạo đức nói chung và đạo đức kinh doanh
nói riêng, chính là xác định cái gì đúng và cái gì sai. Điều được coi là đúng đắn về
mặt đạo lý với người này có thể không đúng với người khác; những điều hôm nay
còn đúng thì mai đã thành sai. Lewis đã đặt tên nó là “Trường hợp đặc trưng -
những tình huống mà sự lúng túng trong suy xét đạo lý cá nhân cần đến phán quyết
Page 6
mang tính đạo đức”. Ví dụ: Hiệp hội Y tế Hoa Kỳ thông qua nguyên tắc hoạt động
khách quan của họ là “phục vụ nhân loại với toàn thể sự tôn trọng phẩm cách con
người”. Những bác sĩ điều trị phải quan tâm đến “không chỉ cá nhân người bệnh
mà còn đến toàn xã hội”. Như vậy, bất kỳ hành vi nào không vì “mục đích nâng
cao sức khỏe và hạnh phúc của cá nhân và cộng đồng” sẽ được coi là phi đạo đức.

Ferrels và John Fraedrich có một cách định nghĩa khác về đạo đức kinh doanh:
theo đó “Đạo đức kinh doanh bao gồm những nguyên tắc cơ bản và tiêu chuẩn điều
chỉnh hành vi trong thế giới kinh doanh. Tuy nhiên, việc đánh giá một hành vi cụ
thể là đúng hay sai, phù hợp với đạo đức hay không sẽ được quyết định bởi nhà
đầu tư, nhân viên, khách hàng, các nhóm có quyền lợi liên quan, hệ thống pháp lý
cũng như cộng đồng”
Vì định nghĩa này có nhiều phần trùng với định nghĩa của Lewis nhưng lại thể hiện
rõ ràng hơn những người có liên quan đến đạo đức kinh doanh. Theo định nghĩa
này, đạo đức kinh doanh có rất nhiều điểm chung với sự tuân thủ luật pháp, trách
nhiệm của doanh nghiệp với xã hội, những vấn đề có liên quan đến quyền lợi và
nghĩa vụ về mặt đạo lý giữa công ty với cổ đông: như trách nhiệm ủy thác, so sánh
khái niệm cổ đông (shareholders) với khái niệm người có chung quyền lợi
(stakeholders). Điều này có nghĩa là đạo đức kinh doanh không chỉ bao gồm việc
tuân thủ pháp luật mà còn quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi cho những người có
liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp và quyền lợi của cộng đồng.
b) Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
- Tính trung thực.
- Tôn trọng con người.
- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích của khách hàng và xã hội.
- Bí mật và trung thành với các trách nhiệm đặc biệt.
c) Đối tượng điều chỉnh của đạo đức kinh doanh.
Đó là chủ thể hoạt động kinh doanh. Theo nghĩa rộng, chủ thể hoạt động kinh
doanh gồm tất cả những ai là chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh.
Page 7
- Tầng lớp doanh nhân làm nghề kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành
vi đạo đức của tất cả các thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình,
công ty, doanh nghiệp, tập đoàn) như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản
trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo,
quản lý trong mỗi tổ chức đó.Đạo đức kinh doanh được gọi là đạo đức nghề nghiệp
của họ.

- Khách hàng của doanh nhân: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều
xuất phát từ lợi ích kinh tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục
vụ chu đáo. Tâm lý này không khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt” của giới doanh
nhân, do vậy cũng cần phải có sự định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình
trạng khách hàng lợi dụng vị thế “Thượng đế” để xâm phạm danh dự, nhân phẩm
của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo đức. Khẩu hiệu “bán cái thị
trường cần chứ không phải bán cái mình có” chưa hẳn đúng.
3) Phạm vi áp dụng của đạo đức kinh doanh.
Đó là tất cả những thể chế xã hội, những tổ chức, những người liên quan, tác
động đến hoạt động kinh doanh: Thể chế chính trị, chính phủ, công đoàn, nhà cung
ứng, khách hàng, cổ đông, chủ doanh nghiệp, người làm công ….
Page 8
Phần II. Đạo Đức Kinh Doanh Của Các Doanh
Nghiệp Nhật Bản.
1. Những nguyên nhân chính làm nên sự đặc thù của văn hóa doanh nghiệp
Nhật Bản.
- Sự phân thứ bậc mang tính "đẳng cấp": Đạo Khổng du nhập vào Nhật
Bản từ rất sớm, kết hợp với tinh thần tôn vinh giới Võ Sĩ Đạo như là
một đẳng cấp hàng đầu. Cho đến nay có nhiều thay đổi, nhưng tinh thần
đó vẫn biểu hiện rất mạnh trong các mối quan hệ xã hội và các tổ chức
của Nhật Bản thể hiện: - Tôn ti trật tự " Công ty mẹ và con ". Hội sở và
chi nhánh - Quan hệ cấp trên cấp dưới " Lớp trước và lớp sau" Khách
hàng và người bán hàng.
- Một đất nước vốn dĩ nghèo nàn về tài nguyên, có nhiều thiên tai, kinh
tế chủ yếu là nông - ngư nghiệp. Xã hội Nhật Bản tự biết mình thiếu rất
nhiều các điều kiện nhưng cần phải khẳng định mình, nên có khuynh
hướng du nhập và cải hóa những gì du nhập vào để chúng biến thành
Kiểu Nhật Bản. Bởi vậy Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản có sự giao thoa
đỉnh cao các yếu tố Tây / Đông/ Nhật Bản. Tất cả cái đó cũng phản ánh
trong tính cách phức tạp của người Nhật Bản.

- Ngôn ngữ có nhiều mặt hạn chế góp phần khiến người Nhật Bản rất cẩn
trọng khi phát biểu, thể hiện chính kiến, và thường thông qua thái độ
ngầm định. Bởi vậy để hiểu họ thường phải kết hợp nghe họ nói, quan
sát những gì họ thể hiện và thấu hiểu tính cách của họ.
- Sự thua trận của Nhật Bản trong Đại chiến thế giới lần thứ II khiến
Nhật Bản chỉ còn lại đống tro tàn, bên cạnh đó là bị ràng buộc bởi rất
nhiều cam kết bất lợi. Điều này khiến cả nước Nhật gắn kết lại, làm hết
sức mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Người Nhật Bản coi trọng
lao động hơn tất cả. Cạnh tranh và hiệp tác được thúc đẩy song hành.
Hàng chục năm qua đi, những phẩm chất đó đã trở thành những nét
mới, bền chắc và định hình thành Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản.
Không ai nghi ngờ gì Văn hóa Doanh nhân đó đã giúp nhiều doanh
nhân Nhật Bản gặt hái được nhiều thành công.
Văn hoá kinh doanh được coi là cốt lõi trong hoạt động xây dựng và quản trị quan
hệ trong mỗi doanh nghiệp hiện đại. Người Nhật nổi tiếng thế giới với một phong
Page 9
cách làm việc đặc biệt và hiệu quả. Văn hóa của người Nhật chứa ẩn những điều bí
ẩn mà ít ai ở ngoài có thể hiểu hết được. Người Nhật lại là những người câu nệ một
cách cứng nhắc trong hợp tác làm ăn. Làm việc với người nước ngoài, họ đặc biệt
nghiêm khắc và luôn đề phòng. Nhưng bạn hãy để ý, đằng sau công việc ấy là
những nụ cười rất thoải mái, thân thiện của người Nhât. Đó lại chính là một trong
những phong tục, lễ nghi từ văn hóa và truyền thống Nhật.
2) Những lưu ý chung.
a) Cách xưng hô, chào hỏi.
Nên gọi điện thoại trước một cuộc gặp mặt hay tốt nhất là nhờ một người trung
gian nếu hai bên chưa từng gặp mặt nhau. Cách chào của người Nhật có sự
phân biệt theo thời gian, sáng, trưa-chiều, tối và không có đại từ nhân xưng kèm
theo.
- Cúi chào là cả một nghệ thuật: khi cúi chào phải duỗi hai tay dọc than đối
với nam giới và chắp hai tay ra đối với phụ nữ, đầu và than cúi thẳng xuống,

mắt nhìn xuống sàn.Nếu chào một người có chức cụ tương đương, có thể cúi
ngang mức ông ta chào, nếu người đó lớn tuổi hơn, nên cúi sâu hơn một
chút.
- Người Nhật thường hay mỉm cười, há hốc miệng bị xem là thô lỗ. Tư thế
ngồi cũng là một điều quan trọng trong tiếp xúc và gặp gỡ. Người trẻ tuổi
nên ngồi với tay đặt trên đùi, đầu và vai hơi nghiêng về phía trước một chút
để tỏ ra tôn trọng người lớn tuổi.
- Đối tác Nhật có thói quen ăn nói nhỏ nhẹ, thái độ chững chạc biểu thị sự
khôn ngoan, kinh nghiệm và tuổi tác. Vì vậy tránh tỏ thái độ bực dọc, nóng
nảy. Điều này có thể làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa hai bên.
b) Giờ làm việc.
- Người Nhật rất coi trọng việc đúng giờ, vì vậy mỗi khi hu xếp các cuộc hẹn,
các doanh nhân cần phải quan tâm đến những yếu tố có thể làm trễ hẹn.
- Các công chức Nhật thường làm việc vất vả hơn, họ bắt đầu từ 9 giờ sáng
đến 11 hoặc 12 giờ đêm. Họ thường ra ngoài ăn trưa, ăn tối và uống chút gì
đó đồng thời vừa ăn vừa nói chuyện làm ăn.
- Họ đánh giá cao những người ở lại làm việc muộn. Kiểu thể hiện này mang
lại cảm giác người đó cần cù, nhanh nhẹn và có trách nhiệm.
c) Trao nhận danh thiếp.
Page 10
Một cuộc gặp gỡ, người Nhật bao giờ cũng bắt đầu bằng việc trao đổi danh
thiếp kinh doanh với kiểu cách trịnh trọng cao. Lễ nghi được gọi là “meishi
kokan”.
- Danh thiếp cần được in một mặt bằng chữ Nhật, mặt kia bằng tiếng Anh.
- Khi nhận danh thiếp, người kinh doanh nhận bằng hai tay, đưa đúng chiều
chữ để người đọc có thể đọc được .
- Người nhận danh thiếp cần đọc nó rất cẩn thận, đọc lại những thông tin được
in trên danh thiếp rất to, và sau đó đặt nó vào trong chiếc hộp chuyên để
danh thiếp hoặc đặt nó trên bàn ngay trước mặt của anh ta, sử dụng nó trong
cuộc chuyện trò khi cần.

- Người kinh doanh không bao giờ cất luôn danh thiếp vào túi. Đó được coi
như một điều không tôn trọng người khác.
d) Trang phục.
Người Nhật rất chú trọng đến hình thức. Trong các hoạt động thương mại và
giao tiếp, người ta thường mặc trang phục đàng hoàng chững trạc. Bất cứ luc
nào quần áo cũng phải sạch sẽ, thẳng nếp, sơ mi luôn bỏ vào trong quần.
e) Tặng quà.
Ở Nhật Bản, tặng quà và nhận quà được coi là nét đẹp riêng biệt. Quà tặng
trong giới kinh doanh Nhật Bản cũng thiết yếu như những buổi tiệc kinh doanh,
là một nhu cầu để tạo dựng và duy trì quan hệ. Giới doanh nghiệp Nhật luôn giữ
những danh sách món quà họ đã nhận. Với người Nhật, món quà là biểu hiện
của sự trân trọng không diễn tả bằng lời.
- Giới doanh nhiệp Nhật thường thích những món quà mang nhãn hiệu nổi
tiếng vừa mang chất lượng tốt.
- Phong thái của người tặng quà cũng rất được đề cao ở Nhật. Khi muốn tặng
ai đó một món quà nên mang đến tận nhà, trao một cách tự nhiên,thái độ
khiêm tốn. Câu điển hình nhất trong khi trao quà được dịch như sau:” Đây là
một món nhỏ xin vui lòng nhận nó”. Sự khiêm tốn hình thức này nhằm mục
đích thể hiện sự tin tưởng vào tầm quan trọng của mối quan hệ so với món
quà.
f) Mối quan hệ được đặt lên hàng đầu.
- Giao thiệp rất quan trọng với người Nhật, nó thường được đề cập đến đầu
tiên với mỗi mối quan hệ mới. Đặc điểm chung của những nhà kinh doanh
Page 11
Nhật là khả năng thích ứng cao trong các cuộc đàm phán. Và đặc biệt khả
năng diễn thuyết của họ rất tốt nên dễ chiến thiện cảm của đối tác, thành
công dành được hợp đồng cũng chiếm tỷ lệ cao. Làm quen, giao tiếp với
những người có thanh thế, địa vị là khía cạnh mà người Nhật rất quan tâm để
có thêm nhiều cơ hội làm ăn mới.
- Có thể nói rất hiếm các doanh nhân Nhật Bản không có triết lí kinh doanh.

Điều đó được hiểu như sứ mệnh của doanh nhân trong sự nghiệp kinh
doanh. Là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội. Nó có ý
nghĩa như mục tiêu phát biểu, xuyên suốt, có ý nghĩa định hướng cho doanh
nhân trong cả một thời kì phát triển rất dài. Hơn nữa các doanh nhân Nhật
Bản sớm ý thức được tính xã hội hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất
kinh doanh , nên triết lí kinh doanh còn có ý nghĩa như một thương hiệu, cái
bản sắc của doanh nhân . Ví dụ như Công ty Điện khí Matsushita: "Tinh
thần xí nghiệp phục vụ đất nước" và " kinh doanh là đáp ứng như cầu của xã
hội và người tiêu dùng". Doanh nghiệp Honđa: "Không mô phỏng, kiên trì
sáng tạo, độc đáo: và - Dùng con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề . Hay
công ty Sony: "Sáng tạo là lí do tồn tại của chúng ta"
g) Làm hết mình chơi hết mình.
- Nếu nơi bạn làm việc quá cứng nhắc hoặc lễ nghi, thì những người kinh
doanh Nhật sẽ ghé tới các quán bar để giải thoát tinh cách hà khắc mang từ
công ty về. Bên cạnh các địa điểm vui chơi giải trí để cân bằng với công
việc, các câu lạc bộ khiêu vũ, hộp đêm còn là nơi những người cộng sự,đồng
nghiệp chia sẻ thông tin, kí kết giao kèo để tăng cường mối quan hệ gắn bó
lẫn nhau.
h) Phát huy tính tích cực của nhân viên.
Các doanh nghiệp Nhật Bản đều coi con người là tài nguyên quí giá nhất,
nguồn động lực quan trọng nhất làm nên giá trị gia tăng và phát triển bền vững
của doanh nghiệp. Người Nhật Bản quen với điều: sáng kiến thuộc về mọi
người, tích cực đề xuất sáng kiến quan trọng không kém gì tính hiệu quả của
nó, bởi vì đó là điều cốt yếu khiến mọi người luôn suy nghĩ cải tiến công việc
của mình và của người khác. Một doanh nghiệp sẽ thất bại khi mọi người không
có động lực và không tìm thấy chỗ nào họ có thể đóng góp.
i) Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và sáng tạo.
Page 12
- Tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy thị trường làm trung tâm, xuất phát từ
khách hàng và hướng tới khách hàng. Điều này đã thể hiện rất sớm trong

phong cách và đường lối kinh doanh Nhật Bản. Các doanh nghiệp lớn của
Nhật Bản chỉ chiếm không đến 2% trong tổng số các doanh nghiệp mà đại
bộ phận là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự liên kết giữa chúng thì
rất đa dạng và hiệu quả. Sự liên kết đó thấy rất rõ qua hình thức cổ phần
chéo, gắn kết về tài chính, nghiên cứu phát triển, hệ thống kênh phân phối,
cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự
- Các doanh nhân Nhật Bản luôn đề cao chất lượng thỏa mãn nhu cầu khách
hàng, các cam kết kinh doanh , đi trước thị trường và kết hợp hài hòa các lợi
ích.
j) Công tác đào tạo và sử dụng người.
- Thực tế và hoàn cảnh của Nhật Bản khiến nguồn lực con người trở thành
yếu tố quyết định đến sự phát triển của các doanh nhân. Điều đó được xem
là đương nhiên trong Văn hóa Doanh nhân Nhật Bản.
- Các doanh nhân khi hoạch định chiến lược kinh doanh luôn coi đào tạo nhân
lực và sử dụng tốt con người là khâu trung tâm. Các doanh nhân thường có
hiệp hội và có quỹ học bổng dành cho sinh viên những ngành nghề mà họ
quan tâm. Họ không đẩy nhân viên vào tình trạng bị thách đố do không theo
kịp sự cải cách quản lí hay tiến bộ của khoa học công nghệ mà chủ động có
kế hoạch ngay từ đầu tuyển dụng và thường kì nâng cấp trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho nhân viên.
- Các hình thức đào tạo rất đa dạng, nhưng chú trọng các hình thức đào tạo
nội bộ mang tính thực tiễn cao. Việc sử dụng người luân chuyển và đề bạt từ
dưới lên cũng là một hình thức giúp cho nhân viên hiểu rõ yêu cầu và đặc
thù của từng vị trí để họ xác định cách hiệp tác tốt với nhau, hiểu được qui
trình chung và trách nhiệm về kết qua cuối cùng, cũng như thuận lợi trong
điều hành sau khi được đề bạt. Cách thức ấy cũng làm cho các tầng lớp, thế
hệ hiểu nhau, giúp đỡ nhau và cho mọi người cơ hội gắn mình vào một lộ
trình công danh rõ ràng trong doanh nghiệp.
3. Những lưu ý khi đàm phán.
a. Người Nhật thích trực tiếp xem hàng cụ thể hơn là lá thư chào hàng,

chính vì vậy cần chuẩn bị đầy đủ và công nghệ của công ty để đảm
bảo thuyết phục được đối tác.
b. Tiến trình ra quyết định theo nguyên tắc thống nhất của các công ty
Nhật Bản: một phòng ban trong công ty muốn kí kết hợp đồng thì phải
Page 13
chuyển một bản đề nghị lần lượt đến các phòng ban có liên quan trong
công ty.
c. Trong đàm phán người Nhật luôn tỏ ra rất lịch lãm, ôn hòa, khiêm
nhường, thái độ bình tĩnh cung kính. Họ coi đàm phán như một cuộc
đấu tranh thắng-thua, vừa giành chiến thắng vừa giữ được lễ nghi, thể
diện.
d. Khi lần đầu tiên làm việc với đối tác nước ngoài, phía Nhật thường
thông qua mạng lưới thông tin của mình tìm hiểu kĩ về đối tác. Người
Nhật không chỉ tìm hiểu về đối tác, mà còn nghiên cứu bạn hàng của
đối tác.
e. So với người Mỹ và châu Âu, Người Nhật không thích hợp đồng quá
tỉ mỉ, chi tiết, cứng nhắc, khó thay đổi. Khi hoàn cảnh thay đổi, họ
muốn đối tác ngồi lại đàm phán để giải quyết vấn đề. Khi soạn thảo kí
kết hợp đồng, người Nhật ít dung luật sư.
4. Kết luận:
Nhật Bản đã tạo được một nền văn hoá kinh doanh đặc trưng của họ
và những giá trị văn hoá đó đã giúp họ từ một nước Nhật nghèo tài
nguyên, bị thất trận và bị tàn phá nặng nề trong chiến tranh đã thành
công trong sự phát triển kinh tế trở thành cường quốc kinh tế lớn trên thế
giới khiến thế giới phải thán phục, kinh ngạc.
Nhật Bản bắt đầu vươn ra hợp tác, chiếm lĩnh nền kinh tế thế giới và
mở rộng các quan hệ hợp tác trên nhiều mặt với các quốc gia trên thế
giới. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam – Nhật
Bản đã có những phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
trong lĩnh vực đầu tư phát triển kinh tế, du lịch, giao lưu văn hoá. Ngày

càng có tổ chức Nhật sang đầu tư, làm việc tại Việt Nam và ngược lại
cũng có nhiều tổ chức Việt Nam làm ăn, tiếp xúc với người Nhật.
Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc kinh doanh với người Nhật, việc
hiểu biết về người Nhật và văn hoá kinh doanh của họ đóng vai trò rất
quan trọng, giúp cho ta tránh được được những hiểu lầm và góp phần
vào sự thành công trong công việc. Đồng thời việc tìm hiểu về văn hoá
kinh doanh của Nhật Bản cũng ít nhiều góp phần vào việc phát triển
quan hệ kinh doanh với người Nhật, và qua đó có thể rút ra những kinh
nghiệm, bài học bổ ích cho sự phát triển của Việt Nam.
Page 14
Phần III. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH Ở VIỆT
NAM.
Thực trạng đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.
Thực tiễn sau đổi mới kinh tế 10 năm ở Việt Nam đã xác định rằng bên cạnh giành
được những thành tựu về kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Chúng ta còn gặp phải những khó khăn tồn tại do những thất bại của
nền kinh tế thị trường sơ khai và do những yếu kém của chúng ta trong quá trình
thực hiện. Trong những khó khăn tồn tại đó chúng ta muốn nhấn mạnh những sai
lầm trong đạo đức kinh doanh của một số doanh nghiệp, của một số nhà kinh
doanh, của một số cơ quan lí và người lao động…
Page 15
Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh là một vấn đề khá mới không những đối với các
nhà kinh doanh mà với cả những người nghiên cứu về lĩnh vực này. Các vấn đề
như: đạo đức kinh doanh,văn hoá kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá công
ty…mới chỉ nổi lên từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới và chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế. Trước đó, những vấn đề này ít được nhắc tới.Đặc biệt, kể từ
khi Việt Nam gia nhập WTO có nhiều phạm trù mới được xuất hiện như:quyền sở
hữu trí tuệ,an toàn thực phẩm, thị trường chứng khoán, thị trường thương mại…và
vì thế khái niệm đạo đức kinh doanh trở nên phổ biến hơn trong xã hội. Hiện nay,
nền kinh tế đang chuyển sang vận hành theo thể chế thị trường có sự quản lý của

nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, môi trường kinh doanh trở nên đa
dạng và sôi động hơn. Hoạt động kinh doanh là những hành vi, những quyết định,
cách ứng xử, nguyên tắc hoạt động của doanh nhân trên thương trường. Do vậy,
đạo đức kinh doanh có vai trò quan trọng trong việc định hướng, điều chỉnh hoạt
động của các doanh nhân nhằm đảm bảo lợi ích của cá nhân cũng như lợi ích của
toàn xã hội, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh và ổn định.
Do vẫn đang cố gắng loay hoay trên thị trường cạnh tranh có thể nói trừ các liên
doanh với doanh nghiệp nước ngoài , nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam còn
chưa tạo dựng cho mình triết lí kinh doanh. Có thể dẫn chứng thực tế ra là tồn tại
cách kinh doanh phản văn hóa như làm hàng giả hàng nhái, buôn lậu lừa lọc, trốn
thuế ….
Vấn đề đạo đức kinh doanh còn liên quan tới lợi nhuận của doanh nghiệp, nhiều
nhà kinh doanh vì chạy theo lợi nhuận mà không chú ý tới văn hóa kinh doanh dẫn
tới những hành vi làm ăn giả dối… gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của đất
nước. Kinh doanh có văn hóa đạo đức mang đến lợi ích thực tế cho cả hai bên. Tuy
nhiên trên thực tế các nhà kinh doanh nước ta còn chưa mấy để tâm tới vẫn đề này
vì vậy trong hoạt động kinh doanh của họ chỉ hướng tới lợi nhuận trước mắt là chủ
yếu.
Chúng ta phải nhận thức rằng: Bản chất của kinh doanh là tìm kiếm lợi nhuận, mục
tiêu tối đa hoá lợi nhuận là hoàn toàn chính đáng.Vấn đề là đừng tìm kiếm lợi
nhuận bằng mọi giá, bằng những thủ đoạn bất chính,gây phương hại cho người
khác, cho cộng đồng, đặc biệt là những phương hại về sức khoẻ, tính mạng.Không
còn cách nào khác, các nhà quản lý cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo
dục, phải thông qua tuyên truyền giáo dục để làm cho các doanh nghiệp và những
người sản xuất, kinh doanh có nhận thức đúng đắn hơn, đầy đủ hơn về đạo đức
Page 16
kinh doanh. Phải giúp họ “giác ngộ” một chân lý: Ngày nay muốn kinh doanh tốt
phải có đạo đức tốt ; Doanh nghiệp chỉ có thể tồn tại bền vững và làm ăn phát đạt
khi khẳng định được uy tín, thương hiệu dựa trên chất lượng sản phẩm. Hơn nữa,
người tiêu dùng đang có xu hướng ngày càng trở thành “người tiêu dùng thông

thái”. Lừa mị họ hoặc chà đạp lên quyền lợi của họ chắc chắn sớm muộn sẽ bị họ
tẩy chay. Nếu sai, hãy thành khẩn sửa sai, đừng biện minh hoặc ấm ớ đổ lỗi cho
khách hàng theo cách bấy lâu nay một số doanh nghiệp vẫn làm: “vì các vị thích ăn
rau tươi xanh mơn mởn nên tôi đành phải phun thuốc kích thích”, “vì các vị thích
nước tương thơm ngon hấp dẫn chúng tôi đành chiều lòng bằng cách chế thêm chất
3-MCPD” Kế “di họa Giang Đông” ấy khó mà cứu vãn danh dự và uy tín –
những thứ vốn không thể mua được.
Tất nhiên, không thể chỉ bằng giáo dục đạo đức kinh doanh để giải quyết bài toán
khó này. Pháp luật phải tỏ ra cứng rắn, nghiêm khắc với những hành vi sản xuất,
kinh doanh bất chính. Các cơ quan có thẩm quyền phải tăng cường kiểm tra, giám
sát và xử lý nghiêm minh, kiên quyết những trường hợp vi phạm. Trên một nền
tảng pháp luật chắc chắn, trong một môi trường pháp lý thuận lợi, kêu gọi đạo đức
kinh doanh từ các doanh nghiệp và những người sản xuất kinh doanh khác là điều
cần thiết, hoàn toàn không “cải lương”. Về điều này chúng ta cần học tập Nhật
Bản. Sản phẩm “made in Japan” luôn dành được niềm tin tuyệt đối của khách hàng
khắp nơi trên thế giới. Vì sao? Vì chất lượng hàng hoá tốt. Nhưng làm thế nào để
chất lượng tốt ? Một sự thật là, bên cạnh trình độ khoa học tiên tiến, người Nhật
không kinh doanh bằng mọi giá. Họ coi trọng nguyên tắc Giri (đạo đức buôn bán)
do cha ông dời nối đời truyền lại. Người Nhật quan niệm: Sản xuất ra sản phẩm
xấu không chỉ làm hỏng đi hình ảnh Nhật Bản mà còn là hành vi thiếu đạo đức.
Thức tỉnh đạo đức kinh doanh trong cơ chế thị trường là vấn đề cực khó. Bởi
không hiếm trường hợp, chính các nhà sản xuất kinh doanh cũng phải đối diện với
một nghịch lý: Làm ẩu, làm dối thường có lời, làm “ngay ngắn”, chân chính lại
không có lợi nhuận. Mà không có lợi nhuận nghĩa là sẽ không có tiền để trả nợ
ngân hàng, để trang trải hằng hà sa số những khoản chi phí to nhỏ phục vụ đời
sống.
Trong vòng xoáy đầu tư, lợi nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi
nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh. Làm sao để vừa đảm bảo được lợi nhuận và
khả năng tồn tại ngắn hạn, vừa đảm bảo thực hành đạo đức kinh doanh như một
Page 17

hình thức đảm bảo ổn định dài hạn luôn là bài toán khó đối với các chủ doanh
nghiệp. Trong phạm vi bài viết này, tôi chỉ tập trung phân tích một số quan điểm
về đạo đức kinh doanh trong một số trường hợp điển hình tại Việt Nam, nhằm giúp
anh chị có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này. Đầu tiên chúng ta lướt qua một chút về
khái niệm đạo đức kinh doanh.Theo Stoner (1989), ông đã nên khá rõ đó là đạo
đức kinh doanh là khi và chỉ khi:
Xem xét quyền và nghĩa vụ các bên liên quan, áp dụng các nguyên tắc nhân bản
trong quá trình ra quyết định quản trị kinh doanh và quan tâm đến tác động của
quyết định lên người khác cả bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp.
Như vậy thực thi đạo đức kinh doanh trước hết phát tuân thủ pháp luật. Nhưng
vượt xa hơn việc tuân thủ pháp luật là tuân thủ các nguyên tắc mà con người và xã
hội chấp nhận. Hiểu theo cách này, chúng ta loại trừ các doanh nghiệp vi phạm
pháp luật, chúng ta chỉ quan tâm, phân tích những doanh nghiệp vẫn tuân thủ pháp
luật nhưng có đảm bảo đạo đức kinh doanh hay không. Chúng ta có thể xem một
số ví dụ thực tế sau:
Tóm tắt: Công ty Vedan tháng 9/2008 đã đổ nước thải ra song Thị Vải và đã bị
chính quyền địa phương phát hiện buộc phải bồi thường thiệt hại. Những thiệt hại
cho Vedan gây ra là ô nhiễm nặng khu vực bán kính 10km, ảnh hưởng 2100 ha
nuôi trồng thủy hải sản, còn Vũng Tàu thiệt hại 600 ha.
Đối với Vedan, chính quyền địa phương buộc Vedan phải bồi thường thiệt hại do
vi phạm pháp luật là lẽ đương nhiên. Nhưng sự việc không chỉ là thiệt hại mà
Vedan phải bồi thường. Khi đã xong trách nhiệm pháp lý, Vedan còn chịu hậu quả
nặng nề do vi phạm tính liêm chính, đạo đức kinh doanh khi hầu hết các siêu thị và
người tiêu dùng tẩy chay không sử dụng sản phẩm Vedan. Những thiệt hại cho
cộng đồng người tiêu dùng tẩy chay gây thiệt hại hơn rất nhiều so với những gì mà
Vedan phải bồi thường do vi phạm pháp luật.
Thực tiễn thành công của các nhà kinh doanh thế giới hay ở Việt Nam cho chúng
ta thấy rằng kinh doanh theo đúng chuẩn mực đạo đức kinh doanh là yếu tố quyết
định sự thành công bền vững trong kinh doanh. Vì vậy chúng ta cho rằng ở Việt
Nam muốn kinh doanh thành công kìm hãm những hạn chế tổn thất thiệt hại cho

các bên thì phải xây dựng chuẩn mực đạo đức kinh doanh, phải tạo cho mình
phong cách kinh doanh riêng, có đạo đức đậm đà bản sắc dân tộc dần dần từng
bước hội nhập kinh tế thế giới
Page 18
Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đạo đức kinh doanh trở thành mối quan tâm đặc
biệt của các doanh nghiệp. Việt Nam muốn phát triển kinh tế thì các doanh nghiệp
cũng cần chú trọng đến vấn đề đạo đức kinh doanh bên cạnh mục tiêu lợi nhuận…
B. KINH NGHIỆM TỪ CÁC DOANH NGHIỆP
NHẬT BẢN.
Phần I. Những nét đặc trưng của đạo đức và văn
hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
Văn hóa của mỗi quốc gia luôn là phần linh hồn của quốc gia đó, nó được xây
dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc. vì thế nó giải
thích tại sao mỗi đất nước lại co một nên van hóa khác nhau. Văn hóa Nhật Bản
cũng mang những đặc trưng riêng biệt của nó, biểu tượng cho sức mạng tinh thần
của con người Nhật Bản.
Văn hóa Nhật Bản đặc trương bởi tinh thần võ sĩ đạo
Page 19
NB là quốc gia bại trận trong chiến tranh thế giới thứ hai. Sự tàn phá của chiến
tranh, của thiên nhiên đã làm NB phải đối mặt với biết bao khó khăn và thử thách.
Thế nhưng thực tế chứng minh họ vẫn phát triển không ngừng. một bí ẩn của sự
hồi sinh không ngờ ấy chính là nên văn hoá NB, yếu tố tạo nên sức mạnh hồi sinh,
một động lực thúc đẩy mọi bước đi.
Phân hóa giai cấp NB: Quý tộc-võ sĩ và nông dân-thợ thủ công là ba tầng lớp
chính trong xã hội NB. Có thể đó là nguyên nhân làm cho tư tưởng đạo võ thấm
nhuần trong lối suy nghĩ của con người NB. Những đức tính căn bản và quan trọng
đó là ngay thẳng, trung thực, dũng cảm.
Yếu tố tôn giáo: tôn giáo đóng vai trò làm động lực quan trọng thúc đẩy sự phát
triển bên trong con người NB
Văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

- Triết lý kinh doanh: rất hiếm các doanh nhân NB không có triết lý kinh
doanh (là hình ảnh của doanh nhân trong ngành và trong xã hội. thông qua
triết lý kinh doanh, doanh nhân tôn vinh một nên giá trị chủ đạo xác định
nên tảng cho sự phát triển, gắn kêt mọi người và làm cho khách hàng biết
đến doanh nhân. Hơn nữa các doanh nhân NB sớm ý thức đươc tính xã hội
hóa ngày càng tăng của hoạt động sản xuất kinh doanh, nên triết lý kinh
doanh còn có ý nghĩ như một thương hiệu, cái bản sắc của doanh nhân.
VD: công ty điện khí Matsushita: “tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước” và
“kinh doanh là đáp ứng nhu cầu của xã hội và người tiêu dùng”.
Doanh nghiệp HONDA: “không mô phỏng, kiên trì sáng tạo, độc đáo” và “dùng
con mắt của thế giới mà nhìn vào vấn đề”.
- Đối nhân xử thế khéo léo: người NB chấp nhận người khác có thể sai lầm
nhưng luôn luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó không được phép lặp lại và
tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Những chuẩn mực đạo
đức xã hội, đạo đức doanh nhân tạo ra một sức ép vô hình lên tất cả khiến
mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng
trong tổ chức.
- Phát huy tính tích cực của nhân viên: người NB quan niệm rằng trong bất cứ
ai cũng tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó
trong mỗi cái đầu, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái
tâm có thể còn hạn hẹp nhưng đều ẩn đâu đó trong mỗi trái tim. Các doanh
Page 20
nghiệp NB đều coi trọng con người là tài nguyên quý giá nhất, nguồn động
lực quan trọng làm nên giá trị, gia tăng và phát triển bền vững của doanh
nghiệp.
- Tổ chức sản xuất kinh doanh năng động và độc đáo:
+ Phong cách và đường lối kinh doanh NB, tinh thần kinh doanh hiện đại là lấy
thị trường làm trung tâm, xuất phát từ khách hàng và hướng tới khách hàng
+ Các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản chiếm không đến 2% trong tổng số các
doanh nghiệp, mà đại bộ phận là cá doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng sự lên kết đa

dạng và hiệu quả, phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty lầm tăng khả năng
cạnh tranh với thị trường và đối thủ của quốc tế
- Công ty như một cộng đồng: Mọi thành viên gắn kiết với nhau trên tinh thần
chia sẻ trách nhiệm. sự nghiệp và công danh của mõi nhân viên gắn với
chặng đường thành công của doanh nhân. Sự dìu dắt của lớp trước đối với
lớp sau, sự gương mẫu của sự lãnh đạo làm tinh thần cộng đồng càng bền
chặt.

Kinh nghiệm từ văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản.
1. Tôn trọng danh thiếp, chớ nên bỏ ngay vào túi áo
Một cuộc gặp tại NB bắt đầu với việc trao cho nhau danh thiếp theo một cách
rất trang trọng. khi nhận danh thiếp, người ta cầm bằng cả hai tay, xem nội dung
cẩn thận và đọc to các nội dung được in đậm trong đó. Sau đó họ để vào hộp đựng
danh thiếp hoặc đặt lên bàn trước mặt để nhắc tới nó khi cần
Trao đổi danh thiếp là một cách bày tỏ sự coi trọng lẫn nhau. Nó thể hiện rằng
bạn đánh giá cao cuộc gặp gỡ hiện tại cũng như các cuộc gặp trong tương lai.
2. Kính trọng tiền bối trong nghề
Một tập quán của người phương đông là luôn hướng điều phát biểu đầu tiên tới
người có thứ bậc cao nhất hện diện ở đó. Và không bao giờ công khai phải bác và
đồng thời lắng nghe ý kiến của người đó. Tầm quan trọng của một người tỉ lệ thuận
Page 21
với sự già dặn của họ. vì vậy luôn linh hoạt, khéo léo trong ứng xử và quan hệ với
cấp trên và các đồng nghiệp lâu năm vì họ sẵn sàng đem kinh nghiệp và sự từng
trải giúp đỡ và đề bạt những người hính trọng họ.
3. Đề cao mục tiêu làm việc
- Nhiều doanh nghiệp NB tổ chứ xếp hàng và hô vang khẩu hiệu của công ty
như là mội phương thức truyền cảm hứng, động lực và lòng quyết tâm. Bên
cạnh đó hoạt động này còn làm cho những mục tiêu của công ty luôn được
thôi thúc hoàn thành trong tâm trí mọi người.
4. Nghiêm túc trong công việc

- Tại NB, trong các cuộc họp, mỗi người luôn phát biểu một cách chậm rãi,
rành mạch, còn người nghe rất tập trưng tinh thần. cốt lõi vấn đề là tạo ra
không khí trang nghiêm trong nơi làm việc, ngoại trừ giờ giải lao hoặc hoạt
động ngoài khóa. Nhờ đó công việc được hoàn thành một cách hiệu quả
nhất.
5. Hết mình trong hoạt động ngoại khóa.
Sau một ngày làm việc vất vả, người NB lại sẵn sàng cho các hoạt động giải
trí.
6. Xây dựng mối quan hệ chân thành.
Các mối quan hệ rất được coi trọng ở Nhật Bản. Sự ủng hộ của nhiều người sẽ tạo
cho họ lòng tin và sức mạnh. Nếu có đươc sự tán thành của người thành đạt, bạn sẽ
trở nên đáng tin trong mắt nhiều người.
Page 22
Phần II. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM.
Do Việt Nam một thời gian dài chịu ảnh hưởng của nền kinh tế tập trung, bao cấp
nên khái niệm Đạo đức kinh doanh gần như không được xem trọng do các doanh
nghiệp không chịu áp lực cạnh tranh với thị trường. Tuy nhiên, cùng với việc hội
nhập kinh tế thế giới, các doanh nghiệp đã bắt đầu nhận thức đạo dức kinh doanh
là nền tảng cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, do đó, khái niệm này
được nhắc đến thường xuyên hơn trên các phương tiện truyền thông đại chúng và
đã dần được các doanh nghiệp áp dụng
Trong vòng xoáy đầu tư, lợi nhuận, đôi lúc các doanh nghiệp tập trung vào lợi
nhuận và quên đi đạo đức kinh doanh. Làm sao để vừa đảm bảo được lợi nhuận và
khả năng tồn tại ngắn hạn, vừa đảm bảo thực hành đạo đức kinh doanh như một
hình thức đảm bảo ổn định dài hạn luôn là bài toán khó đối với các chủ doanh
nghiệp
Điểm thiếu sót lớn nhất trong đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam
so với các doanh nghiệp Nhật Bản đó là trách nhiệm với môi trường,người lao
động và xã hội.
Dưới đây là 1 số ví dụ điển hình chỉ rõ sự thiếu sót của1 số doanh nghiệp ở Việt

Nam
1. Trường hợp của công ty Vedan.
Tóm tắt: Công ty Vedan tháng 9/2008 đã đổ nước thải ra sông Thị Vải và đã bị
chính quyền địa phương phát hiện buộc phải bồi thường thiệt hại. Những thiệt hại
cho Vedan gây ra là ô nhiễm nặng khu vực bán kính 10km, ảnh hưởng 2100 ha
nuôi trồng thủy hải sản, còn Vũng Tàu thiệt hại 600 ha.
Đánh giá sự ảnh hưởng từ hành động của Vedan.
Đối với Vedan, chính quyền địa phương buộc Vedan phải bồi thường thiệt hại do
vi phạm pháp luật là lẽ đương nhiên. Nhưng sự việc không chỉ là thiệt hại mà
Vedan phải bồi thường. Khi đã xong trách nhiệm pháp lý, Vedan còn chịu hậu quả
nặng nề do vi phạm tính liêm chính, đạo đức kinh doanh khi hầu hết các siêu thị và
người tiêu dùng tẩy chay không sử dụng sản phẩm Vedan. Những thiệt hại cho
cộng đồng người tiêu dùng tẩy chay gây thiệt hại hơn rất nhiều so với những gì mà
Vedan phải bồi thường do vi phạm pháp luật.
Page 23
2 Các vấn đề còn tồn đọng về đạo đức kinh doanh đối với người lao động ở Việt
Nam.
Không trang bị đầy đủ các trang thiết bị an toàn lao động cho người lao động, cố
tình duy trì các điều kiện nguy hiểm và không đảm bảo sức khỏe tại nơi làm việc
Che dấu thông tin về mối nguy hiểm của công việc, làm ngơ trước một vụ việc có
thể dự đoán được và có thể phòng ngừa được.
Bắt buộc người lao động thực hiện những công việc nguy hiểm mà không cho phép
họ có cơ hội từ chối, bất chấp thể trạng, bất chấp khả năng và năng lực của họ.
Không phổ biến kỹ lưỡng các quy trình, quy phạm sản xuất và an toàn lao động
cho người lao động.
Không thường xuyên kiểm tra các thiết bị an toàn lao động để đề ra các biện pháp
khắc phục.
Không thực hiện các biện pháp chăm sóc y tế và bảo hiểm. Không tuân thủ các
quy định của ngành, quốc gia, quốc tế về an toàn
3. Trách nhiệm đối với xã hội.

*) Trường hợp tăng giá trứng gà của Công ty CP
Từ 4/1/2013 đến ngày 11/4/2013, công ty CP, đơn vị nắm hơn 50% sản lượng
trứng trên thị trường hiện nay đã liên tục “làm giá” từ từ 21.500 đồng/trứng (hộp
10 trứng) lên đến 29.500 đồng /trứng (hộp 10 trứng) trong khi giá trứng bình ổn tại
các siêu thị chỉ 23.500 đồng (vỉ 10 trứng).
Khi cơ quan chức năng vào cuộc, CP lúc này mới thừa nhận việc tăng giá là sai và
Cục thuế và Sở Tài chính Bình Dương lập tức vào cuộc, phối hợp rà soát các
khoản chênh lệch giá bất hợp lý để công ty làm nghĩa vụ tài chính theo quy định
Pháp Luật.
Đánh giá sự ảnh hưởng của CP:
Page 24
Tuy nhiên, dù CP đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính, nhưng các siêu thị đồng loạt
tẩy chay sự có mặt của CP dù CP đã giảm giá 21.600 đồng/vỉ 10 trứng, thấp hơn
giá bình ổn là 1.900 đ/vỉ 10 trứng. Tạo một phản ứng dây chuyền trong dư luận và
câu chuyện này vẫn còn ồn ào cho tới ngày nay và thiệt hại CP sẽ gánh chịu sẽ cần
khắc phục trong thời gian dài.
*) Trường hợp khai lỗ liên tục 10 năm của Coca Cola
Đây là trường hợp bị dư luận lên tiếng gay gắt gần đây nhất khi Coca Cola, một
công ty hàng đầu về thức uống tại thị trường Việt Nam, Coca Cola xuất hiện từ
ngang cùng ngõ hẻm trong từng ngôi nhà của người dân Việt Nam nhưng… chưa
đóng thuế 1 đồng nào vì luôn lỗ.
Đánh giá sự thiệt hại của Coca Cola:
Bỏ qua những thủ thuật kinh doanh của Coca Cola và những chiêu lách thuế ,
chuyển giá và hoặc thậm chí là chiêu của đối thủ Coca Cola… nhưng dù chưa bị cơ
quan chức năng “sờ gáy” nhưng cộng đồng tiêu dùng Việt Nam đã lên tiếng tẩy
chay Coca, làn song này ngày càng lan rộng và càng lớn khi người tiêu dùng Việt
dùng những lời lẽ rất nặng nề cho Coca như “bòn rút”, “trốn”, “thiếu đạo đức”…
và chưa có một thống kê nào về khoản thất thu của đại công ty này nhưng chắc
chắn, việc ảnh hưởng đến uy tín và túi tiền của Coca Cola là không nhỏ
Từ 3 ví dụ trên, có những ví dụ về vi phạm Luật pháp, sau khi khắc phục vẫn bị tẩy

chay đến những sự việc chỉ đang là “nghi án” thì vấn đề ở đây hiện ra rất rõ: nếu
doanh nghiệp không thực thi trách nhiệm đạo đức với xã hội, lập tức sẽ bị tẩy chay.
Thiệt hại từ những hoạt động “tẩy chay” này còn khiến doanh nghiệp thiệt hại gấp
nhiều lần so với chi phí khắc phục trách nhiệm về mặt luật pháp. Trong môi trường
Internet và mạng xã hội hiện nay, tính trung thực và liêm chính còn cần được đề
cao hơn nữa, vì không ai hết người phán xét bạn chính là người tiêu dùng, khi họ
có đầy đủ quyền lực và công cụ.
Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam nên học hỏi kinh nghiệm,đạo đức kinh doanh
của các doanh nghiệp Nhật Bản.Trên cơ sở học hỏi nhưng phải biết chọn lọc và
vận dụng sáng tạo,không làm mất đi bản sắc riêng của mình.
Page 25

×