Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

tư tưởng hồ chí minh về văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.01 KB, 19 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ĐỀ TÀI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VĂN HÓA
GVHD: Nguyễn Thị Tường Duy
Nhóm thực hiện: Lucky star
Nguyễn Phúc Hồng Đức
Ngô Thị Thanh Tuyền
Nguyễn Minh Trọng Huy
Vũ Thị Thu Thùy
Ngô Thanh Vân
Nguyễn Thị Nhung
Nguyễn Bảo Ngân
Nguyễn Hải Nam
Nguyễn Tấn Huy
Lê Thị Hải Triều
Phan Thị Thùy Uyên
1
PH ÂN C ÔNG C ÔNG VIỆC
STT MSSV Họ Tên Phân công Công việc Điểm
1 2008100293 Nguyễn Phúc Hồng Đức
Thuyết trình
Nội dung II
2 2008100028 Nguyễn Tấn Huy
Word
Power point
3 2008100036 Nguyễn Minh Trọng Huy Nội dung II
4 2008100083 Nguyễn Hải Nam
Word
Power point


5 2008100030 Nguyễn Bảo Ngân Nội dung III
6 2008100170 Phan Thị Thùy Uyên Nội dung III
7 2008100172 Ngô Thanh Vân Nội dung IV: phần 1
8 2008100057 Vũ Thị Thu Thùy
Nội dung I
Trò chơi
9 2008100267 Lê Thị Hải Triều Nội dung IV: phần 2
10 2008100277 Ngô Thị Thanh Tuyền
Nội dung IV: phần 2
Thuyết trình
11 2008100239 Nguyễn Thị Nhung Nội dung IV: phần 1
2
THỜI GIAN LÀM VIỆC NHÓM
Ngày Giờ Địa điểm Công việc
18/11/2011 8h- 11h30
Trường ĐH Công Nghiệp Thực
Phẩm, ghế đá trước nhà A
Họp lại để phân công công việc
23/11/2011 9h30- 11h
Phòng máy của trường ĐH Công
Nghiệp Thực Phẩm
Các thành viên trong nhóm gửi
lại bài đã phân công cho người
làm powerpoint, word
24/11/2011 8h-11h30
Quán trà sữa Mcoffee trên đường
Lê Trọng Tấn
Tổng hợp laị quá trình làm việc
và hoàn thành bài tiểu luận
3

Mục lục
PH ÂN C ÔNG C ÔNG VIỆC 2
THỜI GIAN LÀM VIỆC NHÓM 3
Lời mở đầu 5
I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 6
1. nh ngh a v v n hóa    6
2. Quan đi m v xây d ng m t n n v n hóa m i       6
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VĂN HÓA 6
1. Quan điêm vê vi tri va vai tro cua v n hoa trong đ i sông xa hôi:             6
2. Quan điêm vê tinh chât cua nên v n hoa:        7
a. Tinh dân tôc:  7
b. Tinh khoa hoc:  8
c. Tinh đai chung:   8
3. Quan điêm vê ch c n ng cua v n hoa:       8
III. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH CỦA VĂN HÓA 9
1. V n hóa giáo d c:  9
2. V n hóa v n ngh   9
3. V n hóa đ i s ng:   10
IV. LIÊN HỆ 11
1.Th c tr ng c a gi i tr hi n nay      11
2. Bi n pháp đ c ng c đ o đ c c a gi i tr :        14
a. V phía b n thân  14
b. V phía gia đình 15
c. V phía nhà tr ng  15
d. V phía xã h i  15
Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
4
Lời mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng vĩ đại, toàn bộ di sản tư tưởng của Người là

một kho báu văn hóa của dân tộc Việt Nam. Trong đó tư tưởng của Người về văn hóa
chiếm một vị trí hết sức quan trọng. Đó là một hệ thống các quan điểm lý luận mang tính
khoa học và cách mạng về văn hóa và xây dựng nền văn hóa Việt Nam. Được kết tinh và
chắt lọc những giá trị cả văn hoá phương Đông, phương Tây, của truyền thống và hiện đại,
của dân tộc và quốc tế. Theo Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa vô cùng to lớn và giữ vị trí
đặc biệt quan trọng. Văn hóa là động lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế; văn
hóa phải soi đường cho quốc dân đi.
Văn hóa làm nên nền tảng tinh thần của một xã hội, giữ vai trò vừa là mục tiêu, vừa
là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong rất nhiều bài nói và bài viết, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến việc phải giữ gìn và phát huy những truyền thống, bản sắc
văn hóa dân tộc. Đó là những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng dân tộc
Việt Nam được hun đúc nên qua hàng ngàn năm lịch sử. Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy
bản sắc dân tộc phải biết tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, biết “gạn đục khơi trong”, nâng
cao trình độ văn hóa của nhân dân, biết chọn lọc, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh và
đặc tính của dân tộc mình.
Trong quá trình hoàn thành bài tiểu luận, nhóm chúng em đã rất cố gắng nhưng
không tránh khỏi những sai sót, mong cô góp ý để nhóm có thể rút được kinh nghiệm hoàn
thành các bài tiểu luận lần sau. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
5
I. KHÁI NIỆM VĂN HÓA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
1. Định nghĩa về văn hóa
Tháng 8/1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên Hồ Chí Minh
nêu ra một định nghĩa về văn hóa:
"Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật,
những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn
bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương
thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng
những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn".
Khái niệm trên cho thấy: Văn hóa được hiểu theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ

những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra; văn hóa là động lực giúp con
người sinh tồn; văn hóa là mục đích cuộc sống loài người; xây dựng văn hóa dân tộc phải
toàn diện, đặt xây dựng "tinh thần độc lập tự cường" lên hàng đầu.
2. Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới
Người dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với năm điểm lớn:
+ Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
+ Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
+ Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã
hội.
+ Xây dựng chính trị: dân quyền
+ Xây dựng kinh tế.
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VĂN HÓA
1. Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội:
Văn hóa là bộ phận của kiến trúc thượng tầng, là đời sống tinh thần của xã hội.
Chính trị, xã hội được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải
phóng mở đường cho văn hóa phát triển. Hồ Chí Minh đã vạch ra đường lối: Phải tiến hành
cách mạng chính trị trước, cụ thể là cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, từ
đó giải phóng văn hóa, mở đường cho văn hóa phát triển. “Xã hội thế nào thì văn hóa thế
6
ấy. Văn nghệ của ta rất phong phú, nhưng dưới chế độ thực dân và phong kiến nhân dân ta
bị nô lệ, thì văn nghệ cũng bị nô lệ, bị tồi tàn, không thể phát triển được”.
Văn hóa là một kiến trúc thượng tầng nhưng không thể đứng ngoài, mà nó phải ở
trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và
phát triển kinh tế.
Tuy “kinh tế có kiến thiết rồi, văn hóa mới kiến thiết được” nhưng văn hóa phát triển
không thụ động, văn hóa có tính tích cực chủ động, nó đóng vai trò to lớn thúc đẩy kinh tế
và chính trị phát triển như một động lực. “Văn hóa ở trong chính trị” tức là văn hóa phải
tham gia nhiệm vụ chính trị, tham gia cách mạng, kháng chiến và xây dưng chủ nghĩa xã
hội. “Văn hóa ở trong kinh tế” tức là văn hóa phải phục vụ thúc đẩy xây dựng và phát triển
kinh tế. “Văn hóa ở trong kinh tế và chính trị” cũng có nghĩa là chính trị và kinh tế phải có

tính văn hóa.
Văn hóa có quan hệ mật thiết với kinh tế, chính trị, xã hội tạo thành bốn chủ đề chủ
yếu của đời sống xã hội và phải nhận thức như sau:
+ Văn hóa quan trong ngang kinh tế, chính trị, xã hội.
+ Chính trị, xã hội có được giải phóng thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị
giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển.
+ Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa.
+ Văn hóa là kiến trúc thượng tầng, nó phải phục vụ nhiệm vụ chính trị thúc đẩy xây
dựng và phát triển kinh tế.
Trong kháng chiến người định hướng hoạt động văn hóa, thực hiện khẩu hiệu: “văn
hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa”, những người hoạt động văn hóa cũng là chiến
sĩ trên mặt trận văn hóa.
2. Quan điểm về tính chất của nền văn hóa:
a. Tính dân tộc:
Tính dân tộc là cái tinh túy, đặc trưng riêng của văn hóa dân tộc. Cốt cách văn hóa
dân tộc không phải “nhất thành bất biến” mà có phát triển và bổ sung nét mới.
7
b. Tính khoa học:
Thuận với trào lưu tiến hóa của tư tưởng hiện đại: hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội. Những người làm văn hóa phải có trí tuệ, hiểu biết khoa học tiên tiến,
phải có chiến lược xây dựng văn hóa mang tầm thời đại.
c. Tính đại chúng:
Tính đại chúng là phục vụ nhân dân, phù hợp nguyện vọng của nhân dân, đậm đà tính
nhân dân.
Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa thể hiện:
+ Nội dung xã hội chủ nghĩa: tiên tiến, tiến bộ, khoa học hiện đại, tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại.
+ Tính dân tộc của nền văn hóa là giữ gìn, kế thừa và phát huy những truyền thống
văn hóa tốt đẹp của dân tộc, phù hợp với điều kiện lịch sử mới.
3. Quan điểm về chức năng của văn hóa:

- Một là, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho con người.
Người thường xuyên quan tâm đến bồi dưỡng lý tưởng cho cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân. Đó là chức năng cao quý của văn hóa. Hồ Chí Minh nói phải làm cho văn
hóa soi đường cho quốc dân đi, đi sâu vào tâm lý quốc dân, để xây dựng tình cảm lớn cho
con người.
- Hai là nâng cao dân trí, “mọi người phải hiểu biết quyền lợi của mình phải có kiến
thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc,
biết viết chữ quốc ngữ”. Khi miền Bắc quá độ lên xã hội chủ nghĩa, Người nói “chúng ta
phải biến một nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống vui tươi hạnh
phúc”.
- Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn
hướng con người vươn tới chân-thiện-mỹ để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
8
III. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CHÍNH
CỦA VĂN HÓA
1. Văn hóa giáo dục:
Hồ Chí Minh xác định nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến
lược vì nó góp phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước Việt Nam độc lập.Văn hóa
giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu
tranh thống nhất nước nhà.
- Mục tiêu: dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở
mang dân trí; bồi dưỡng phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người, nhằm đào tạo
con người có ích cho xã hội
- Cải cách giáo dục bao gồm xây dựng chương trình, nội dung học hợp lý, phù hợp
với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện: văn hóa, chính trị, khoa
học – kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động… Các nội dung đó có mối quan hệ mật
thiết với nhau. Cách học phải sáng tạo, không giáo điều.
- Phương châm: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với
lao động; phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội. Coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào
tạo lại. Học ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.

- Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục
là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễ tới khó; kết hợp học tập
với vui chơi có ích, lành mạnh
- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì sẽ không có giáo
dục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; có đạo đức cách mạng; phải
yên tâm công tác, đoàn kết; giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp
2. Văn hóa văn nghệ
Văn nghệ là một mặt trận, nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén
trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới:
- Văn nghệ là mặt trận, nó là một bộ phận của cách mạng, là văn nghệ cách mạng.
“Mặt trận” là thể hiện tính chất cam go, quyết liệt. Cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút
của các văn nghệ sĩ phải là vũ khí sắc bén. Đồng thời văn nghệ có vai trò thức tỉnh, định
9
hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin
tưởng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Văn nghệ sĩ là chiến sĩ , vì vậy cần có lập trường vững, tư tưởng đúng đắn, đặt lợi
ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân và Tổ quốc lên trên hết. Họ phải nâng cao trình độ
chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra
những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
Văn nghệ phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân:
- Dựa vào đời sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt, xây dựng… của nhân dân là chất
liệu không bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ sĩ có quyền hư
cấu, nhưng phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, cái chân thật của
sinh hoạt. Muốn được như vậy thì phải “từ quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng”, phải
“liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân” từ đó mà hiểu thấu được tâm tư, nguyện
vọng, tình cảm của quần chúng.
Văn nghệ phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại:
- Để phục vụ tốt cho quần chúng thì cần nâng cao chất lượng nội dung và hình thức
của tác phẩm. Quần chúng cần những tác phẩm hay, chân thật, hùng hồn, tạo cho họ sự
đam mê, chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn. Nội dung thì phong phú, phản ánh

khách quan một cách sinh động hiện thực đời sống; hình thức trong sáng, vui tươi, nghĩa là
tạo ra tác phẩm hay, đó là tác phẩm cần diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng
hiểu, đọc xong thì phải suy ngẫm và thấy bổ ích.
- Các tác phẩm hay là phải phản ánh được những giá trị truyền thống của dân tộc,
mang hơi thở của thời đại; vừa ca ngợi cái chân thật người tốt, việc tốt, vừa phê phán cái
giả tạo, cái ác, cái sai.
3. Văn hóa đời sống:
- Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi giành được
chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo động lực
mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.
- Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống
mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Vì có dựa trên nền
10
đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được
thể hiện trong lối sống và nếp sống.
- Đạo đức mới: thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.
- Lối sống mới: là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt
đẹp của dân và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Tính văn
hóa ở đây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở… Con người phải có một lối sống với phong
cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý
thời gian, ít ham muốn về vật chất, chức quyền, danh lợi. Trong các mối quan hệ thì cần
chân tình, tế nhị, cởi mở; giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì
nghiêm, đối với người thì khoan dung, độ lượng.
- Nếp sống mới: là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa
và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Không phải cái gì cũ là
bỏ hết cái gì cũng làm mới mà cần phải chọn lọc, suy xét. Phải bổ sung, xây dựng thuần
phong mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi…; đồng thời chống các
hủ tục, các vấn đề về xã hội như cờ bạc, hút chích…
- Việc xây dựng lối sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó
có sức ì cản trở ta, nhận thức chưa đúng đắn. Vì vậy, quá trình đổi mới nếp sống cần cẩn

thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng biện pháp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải
tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo, mềm
mỏng,… Phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương, làng làm
gương. Nói đi đôi với làm, nếu không thì kết quả sẽ khó đạt được.
Tóm lại, xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xã hội, phải bắt đầu từ từng
người, từng gia đình.
IV. LIÊN HỆ
1.Thực trạng của giới trẻ hiện nay
Có quá nhiều tác nhân đang ảnh hưởng tới đời sống văn hóa giải trí của giới trẻ hiện
nay. Trong đó, bao hàm cả mặt tích cực lẫn yếu tố tiêu cực. Nguy hại ở chỗ, với những hạn
chế về độ tuổi và kinh nghiệm sống, không ít bạn trẻ đã bị cuốn theo các luồng văn hóa
độc hại để rồi có những hành vi đáng tiếc. Chính vì thế, khi xã hội ngày càng phát triển thì
11
càng cần quan tâm đến việc tạo dựng một nền văn hóa lành mạnh cho những “chủ nhân
tương lai” của đất nước.
Văn hóa ứng xử
Ứng xử tế nhị, vui vẻ, hòa đồng thể hiện qua cách xưng hô trò chuyện của sinh viên
hiện nay. Xử lý tình huống nhanh nhẹn, sáng tạo, bắt kịp cuộc sống năng động ngày nay.
Hầu hết giới trẻ hiện nay đều khao khát muốn thể hiện mình. Để làm được điều đó,
một số bạn trẻ cho rằng bằng mọi cách cần gây sự chú ý của người khác đối với mình.
Những lời nói có phần cọc lốc, thiếu văn hóa lại được gọi là đẳng cấp, đúng chất.
Nhưng câu chửi thề, nói tục có lẽ cũng không còn xa lạ bởi những ngôn từ đó đã trở thành
thói quen không thể thiếu trong một bộ phận thanh niên.
Văn hóa giao thông
Văn hóa giao thông là một bộ của văn hóa ứng xử của con người khi tham gia giao
thông. Đó là sự tôn trọng, là sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành các Luật về
giao thông như luật giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải và Hàng
không dân dụng.
Hầu hết thanh thiếu niên hiện nay điều hiểu biết về giao thông và chấp hành luật an
toàn giao thông tương đối tốt,tích cực tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao

thông,tuyên truyền luật an toàn giao thông.
Mặt khác,một số thanh niên vẫn vi phạm luật an toàn giao thông và coi việc đó là thể
hiện cá tính,phong cách riêng của mình.Không những thế mà họ còn vi pham một cách
công khai cố tình.Theo một bài khảo sát: có 70% số trường hợp xử phạt do vi phạm luật
giao thông rơi vào độ tuổi 20- 30. Từ đó đưa ra kết luận: Người có hiểu biết về giao thông
nhưng vẫn cố thình vi phạm diễn ra khá phổ biến, nhất là đối với người trẻ tuổi.
Văn hóa lối sống
Sống lành mạnh, sôi nổi, tham gia tích cực các phong trào là lối sống của khá nhiều
sinh viên, trang bị cho mình các kiến thức để sống tốt,sống đẹp.
Bên cạnh đó lại có những sinh viên học theo lối sống phương Tây mà không có tính
chọn lọc: sống thử, sống xa hoa, đua đòi, lãng phí. Khoảng 10 năm trở lại đây sống chung,
sống thử đang trở nên phổ biến trong giới trẻ Việt Nam và hiện tượng này là một trong
12
những thực trạng của xã hội, nó đang trong nguy cơ lan rộng như một “dịch bệnh”. Cái giá
phải trả cho lối sống sai lầm đó là rất lớn, nó mang đến nỗi đau tinh thần cho bản thân và
gia đình, gia tăng nạn nạo phá thai và bạo hành gia đình.
Sự phát triển “ thần tốc” của khoa học công nghệ thông tin đã mang lại nhiều “ điều
kỳ diệu” cho cuộc sống. Tuy nhiên, mặt trái của nó cũng đáng nguy hại không kém. Hàng
trăm ngàn trang web đồi trụy đang được phát tán rộng rãi trên mạng Internet và chỉ cần
một cái click chuột là vô số câu chuyện, hình ảnh đồi trụy hiện ra. Rất nhiều bạn trẻ tò mò,
đã tìm đến những địa chỉ “web đen” này để thỏa mãn sự hiếu kỳ của mình mà ngay cả bản
thân các bạn trẻ cũng không lường trước được tác hại của những lần “vào mạng” ấy đối
với nhận thức và hành vi lệch lạc sau này. Bên cạnh đó, trò chơi điện tử và hình thức chat
cũng khiến chiếc máy vi tính trở nên hấp dẫn các bạn trẻ. Nhiều bạn trẻ là học sinh, sinh
viên đã không tiếc thời gian, tiền bạc, bỏ học ngồi lì suốt hàng giờ đồng hồ cùng với những
trò chơi hay những cuộc chat với bạn ảo. Hiện tượng này khiến người ta phải lo ngại rồi
đây, giới trẻ sẽ ngày càng bị cuốn vào cuộc sống ảo vô nghĩa trên mạng… đã có những hậu
quả đau lòng xảy ra khiến nhiều người phẩn nộ chỉ vì những câu chửi nhau qua chat, hay
bắt chước những nhân vật trong game mà đã giết người… để lại những hậu quả đau lòng
không chỉ cho người bị hại mà còn cho gia đình của mình.

Văn hóa tinh thần
Ngày nay thanh niên có quan điểm và nhu cầu về thưởng thức, hưởng thụ văn hóa
cao hơn, có xu hướng hiện đại hơn, dù vậy trong họ vẫn tồn tại một đời sống tâm linh, biểu
hiện là đi lễ chùa, cúng bái.
Mặc dù thanh niên ngày nay vẫn có ý thức hưởng thụ những nguồn văn hóa, tinh thần
truyền thống của dân tộc. Song bên cạnh đó do tác động của nền văn hóa đa dạng nên một
bộ phận không nhỏ thanh niên đang có xu hướng hưởng thụ nền văn hóa hiện đại của
phương Tây.
Trong kết quả khảo sát tình hình tư tưởng thanh niên, bên cạnh có 62,1% thanh niên
vẫn ưa thích loại hình phim, kịch cách mạng; 58,3% thanh niên ưa chuộng loại hình dân ca,
cải lương…nhưng có một tỉ lệ khá lớn thanh niên ưa thích ca hạc quốc tế (48,7%), ca nhạc
giật gân và phim tâm lí của phương Tây (58,7%).
13
Ta nhận thấy, thanh niên hiện nay biết chọn lọc các giá trị văn hóa truyền thống đậm
đà bản sắc dân tộc, đã tiếp thu văn hóa, nghệ thuật hiện đại. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại
những xu hướng hưởng thụ văn hóa không lành mạnh của một bộ phận thanh niên như
thích vào các sàn nhảy, quán karaoke không lành mạnh. Một bộ phận cho rằng uống rượu,
bia là một hoạt động tinh thần của thanh niên hiện nay. Không những vậy, còn một bộ
phận không nhỏ thanh niên có tư tưởng mê tín, dị đoan.
2. Biện pháp để củng cố đạo đức của giới trẻ:
Hành trang của người thanh niên trong giai đoạn Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay phải gồm có: lý tưởng (sống có lý tưởng, hoài bão cao đẹp), tri
thức (chìa khóa để hội nhập và quyết định tiến độ của quá trình CNH-HĐH) và đạo
đức (sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, sống có tình có nghĩa như truyền
thống ngàn đời của dân tộc Việt Nam).
Chúng ta đang sống trong thời đại mới - thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát
triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày
được nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức,văn hóa đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực
dụng, duy vật chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối
sống hưởng thụ, mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền

tảng cốt yếu của con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như
những người có trách nhiệm.
a. Về phía bản thân
Thanh niên muốn khẳng định trách nhiệm với đất nước thì bản thân phải có tinh thần
cầu tiến, ham học hỏi, ham công việc, luôn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, chính trị, kỹ năng làm việc.
Nên cương quyết nói không với các cám dỗ, tệ nạn xã hội làm chúng ta tha hóa. Việc
gì đã làm thì quyết tâm thực hiện và hoàn thành cho kỳ được.
Phấn đấu không ngừng học tập vì tương lai của bản thân mình, vì gia đình, xã hội và
vì sự phát triển chung của đất nước.Tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương,
đơn vị, tuyên truyền vận động thanh niên có lối sống lành mạnh, học tập và làm theo lời
14
Bác. Sẵn sàng đảm nhận việc mới, khó khăn, luôn tìm tòi, nghiên cứu vươn lên làm chủ
khoa học-công nghệ, chủ động lập thân, lập nghiệp.
Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức ,văn hóa của con người, trau
dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung
quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi
những tấm gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại.
b. Về phía gia đình
Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người.
Gia đình là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân cách
làm người. Vì thế, muốn cho con cái trở nên tốt, gia đình phải là nơi mọi người sống yêu
thương, nâng đỡ và đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới
nhau, thì người trẻ sẽ có nền tảng đạo đức tốt. Hay nói cách khác, giới trẻ sống trong gia
đình đó sẽ rập theo nếp sống của cha ông họ. Đồng thời, gia đình phải sống hạnh phúc, nơi
đó cha mẹ và con cái sống hài hoà với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao
đẹp như: hạnh phúc, lắng nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và
chấp nhận những khác biệt của nhau…
Bên cạnh đó, trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thời, những ham muốn
bản năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái

xấu, về cái đáng làm và không nên làm.
c. Về phía nhà trường
Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan
tâm đến việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Một khi nhà trường biết quan
tâm đúng mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề này
thấy rõ trong các trường Công giáo và các cơ sở nội trú của các nhà Dòng. Các học sinh,
sinh viên khi được giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn
sống gương mẫu, ngoan ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi ngưòi.
d. Về phía xã hội
Xã hội văn minh hiện đại được xây dựng bằng sức trẻ, bằng sự nhiệt huyết của thế hệ
tương lai. Vì vậy, để xây dựng thành công Đất nước Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá theo
15
định hướng XHCN, tư tưởng HCM, xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho
họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, chúng ta
không được kỳ thị, phân biệt đối xử mà phải giúp họ đứng lên từ những sai lầm, trở thành
những con người có ích cho xã hội.
Thay lời kết
Để phát triển xã hội bền vững, những nhà giáo dục và những người có trách nhiệm
phải có một hướng đi đúng đắn cho thế hệ trẻ hôm nay. Trong giá trị đạo đức, cần định
hướng để họ có một lý tưởng sống, biết xây dựng cuộc sống trên những giá trị cao đẹp.
Đồng thời, mọi người cần quan tâm đến những giá trị đạo đức, nhất là cần áp dụng những
cách giáo dục mới vào việc đào tạo thế giới trẻ vì họ là rường cột của xã hội. Giáo dục theo
lối mới là giáo dục bằng tình thương yêu, nâng đỡ. Hơn nữa, chúng ta cần nhìn vào tình
hình thực tế để cảnh giác hơn đối với những cạm bẫy đang cám dỗ giới trẻ. Toàn xã hội
cần phải làm nhiều hơn nữa để giáo dục một thế hệ trẻ có đạo đức, có lý tưởng sống để có
thể đứng vững trước mọi thách thức và sóng gió trong cuộc đời.
16
Kết luận
Tư tưởng về văn hóa là bộ phận quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến

lược phát triển của đất nước. Tư tưởng của Người không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà
còn có ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Văn hóa truyền thống Việt Nam hướng dẫn và cổ vũ một
lối sống hòa hợp, hài hòa với thiên nhiên. Nó đưa ra mô hình ứng xử có văn hóa của con
người đối với thiên nhiên, vì sự phát triển bền vững của thế hệ hiện nay và các thế hệ con
cháu mai sau.
Phát triển tách khỏi cội nguồn dân tộc thì nhất định sẽ lâm vào nguy cơ tha hóa. Thực
hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà xa
rời những giá trị văn hóa truyền thống sẽ làm mất đi bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân
mình, trở thành cái bóng mờ của người khác, của dân tộc khác.
Khi nghiên cứu học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa giúp ta có những kiến thức
về lối sống đúng đắn và lành mạnh. Đó không chỉ là nhận thức mà còn là trách nhiệm của
thế hệ trẻ nói riêng và của cả dân tộc nói chung, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc
gia văn minh, giàu mạnh.
17
Tài liệu tham khảo
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (hệ cao cấp lý luận chính trị) - NXB LÝ LUẬN
CHÍNH TRỊ-2003
Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh (dành cho sinh viên dại học, cao đẳng khối không
chuyên ngành Mác-lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh)-NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA-2009
Các đường link:
/>hoa.html
/>18
19

×