Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

sách đào tạo giảng viên (tot)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 87 trang )

Sách
ToT
Tài liệu dành cho học viên tham gia đào tạo
giảng viên (ToT)
Hướng dẫn chung các kỹ năng
hỗ trợ và đào tạo
Soạn thảo lần 1: tháng 6 năm 2001, chỉnh sửa lần 1 tháng 5 năm 2003
Chỉnh sửa lần 2: hoàn chỉnh và mở rộng: tháng 10/2004
Klaus Kirchmann ()) và Bùi Lê Inh, SFDP Sông Đà
Cuốn sách đào tạo giảng viên (ToT) này được xây dựng từ 4 năm kinh nghiệm thực tế
trong việc phát triển công tác đào tạo chất lượng cao lấy học viên làm trung tâm ở hai tỉnh
Sơn La và Lai Châu (Việt Nam). Sau đó, tài liệu này tiếp tục được các dự án khác áp dụng
tại một số tỉnh khác như với Dự án Phát triển nông thôn Đaklak (RDDL - GTZ), Dự án
Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Quảng Bình (SMNR - GTZ) và Dự án Hỗ trợ
Phổ cập và đào tạo phục vụ nông nghiệp và lâm nghiệp vùng cao (ETSP - Helvetas) ở Đak
Nong, Huế và Hòa Bình. Tài liệu này được thiết kế cho công tác xây dựng năng lực đào
tạo ở tỉnh, hướng đến tăng cường các phương pháp tiếp cận có sự tham gia của người
dân, lập kế hoạch ở cấp cơ sở và quản lý cộng đồng.
Tài liệu này là một phần của các bộ tài liệu đào tạo hoàn chỉnh (Quản lý rừng dựa vào
cộng đồng, Phương pháp khuyến nông - khuyến lâm có sự tham gia của người dân và Lập
kế hoạch phát triển thôn bản). Xin được đặc biệt ghi nhận sự đóng góp rất lớn của
Ronnakorn Triraganon, RECOFTC (Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương), Bangkok cho tài liệu này.
Chúng tôi hy vọng rằng những cuốn tài liệu sẽ hữu ích cho công tác đào tạo chuyên
nghiệp cũng như cho những người khởi sự đào tạo ở cấp tỉnh. Chúng tôi mong muốn
những tài liệu này sẽ đóng góp vào việc hình thành những tác phong làm việc chuyên
nghiệp trong việc trao đổi thông tin và hỗ trợ người dân tham gia, cũng như trong đào tạo
lấy học viên làm trung tâm.
Dự án Phát triển Lâm nghiệp xã hội Sông Đà (SFDP)
1A Nguyễn Công Trứ
Hà Nội


Tel: 04 – 8214768/71 Fax: +84 (04) 8214765

/>Dự án Phát triển Nông thôn Đak Lak (RDDL)
17 Lê Duẩn
Buôn Ma Thuột
Đak Lak
Tel.: 050 – 858431 Fax: 050 – 850236

Dự án Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên
miền Trung Việt Nam (SMNR-CV)
Hòm thư PO 22, Số 6 Phan Chu Trinh
Đồng Hới, Quảng Bình
Tel./Fax: 052-840 771 / 72
e-Mail:
GTZ
Chương trình hành động giảm nghèo AP2015
Tầng 6, Tháp Hà Nội, Hai Bà Trưng
Hà Nội
Tel.: +84 (04) 9344 951

Lời mở đầu: Học từ kinh nghiệm
Người lớn chủ yếu học tập thông qua kinh nghiệm của mình. Điều này cũng có
thể là cố gắng thử những điều mới, cụ thể là sẽ mang lại những kinh nghiệm
mới, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh nghiệm mà họ đã đạt được trước
đây.
Thực tế này là cơ sở quan trọng nhất để tiến hành đào tạo. Và tương ứng
theo đó là những trách nhiệm cơ bản đối với giảng viên và học viên.
Giảng viên: tạo ra những cơ hội nắm bắt những kinh nghiệm mới bằng cách
tiến hành các bài tập thực hành, hay bằng cách suy ngẫm lại những kinh
nghiệm đã có được bằng cách hỗ trợ những cuộc thảo luận và trao đổi kinh

nghiệm giữa các học viên.
Học viên: chịu trách nhiệm ở mức độ cao hơn cho việc học của riêng mình,
không ở thế bị động với những thông tin truyền đạt từ giảng viên mà chủ động
tham gia, và sử dụng triệt để cuốn cẩm nang đào tạo và các tài liệu đào tạo
khác.
Cuốn sách đào tạo này giúp cho bạn thực hiện đào tạo có hiệu quả.
“D¹y b¹n ? T«i kh«ng thÓ d¹y b¹n ®îc.
H·y ®i vµ tù häc lÊy tõ kinh nghiÖm cña m×nh”
(Phật Tổ)
Tuy nhiên, bạn không nên phụ thuộc quá nhiều vào cuốn sổ tay ToT này bởi vì
đây là chỉ là tài liệu trên giấy mực và giống như bạn có thể đọc ở những trang
sau thì bạn cũng sẽ không thể học được nhiều
nếu chỉ đơn thuần đọc.
Điều quan trọng hơn là để thử nghiệm cuốn sổ
tay đào tạo này trong bất kỳ các khoá đào tạo
nào mà bạn có trách nhiệm tiến hành. Sau đó,
việc ghi chép sẽ phản ánh lại kinh nghiệm của
riêng mình, và rút ra những bài học kinh nghiệm
của bạn để lần đào tạo sau được tiến hành tốt
hơn, đúc rút ra những kết luận cũng như những
gì bạn mong muốn học lần sau!
Bạn sẽ thừa nhận rằng bạn vừa là giảng viên
và đồng thời cũng là học viên. Chúng ta luôn
học từ chính kinh nghiệm của chúng ta. Do đó,
cùng tiến bước lên phía trước, và xem như một
quá trình đang tiếp diễn, như chính chúng ta
đang sống.
Nội dung
1 Các nguyên tắc học tập của người lớn 5
1.1 Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên… 6

1.2 Vai trò và trách nhiệm của giảng viên 8
1.3 Đào tạo hiệu quả 10
1.3.1 Chu trình học tập theo kinh nghiệm
11
1.3.2 Các phương pháp học tập
12
2 Các kỹ năng hỗ trợ 14
2.1 Các khái niệm cơ bản về hỗ trợ 14
2.2 Giao tiếp 16
2.2.1 Bốn mặt của một thông điệp
16
2.2.2 Lắng nghe chủ động
22
2.2.3 Đặt câu hỏi
24
2.2.4 Quan sát
26
2.3 Truyền tải sự cảm thông 27
3 Thiết kế và chuẩn bị đào tạo 29
3.1 Đánh giá nhu cầu đào tạo 29
3.2 Mục tiêu đào tạo và mục tiêu học tập 31
3.3 Chương trình đào tạo 34
3.4 Các chương trình bài giảng (giáo án) và tài liệu phục vụ cho bài giảng 35
3.5 Lựa chọn các phương pháp đào tạo thích hợp 38
3.5.1 Bài giảng sống động
40
3.5.2 Cặp đôi
41
3.5.3 Nhóm ba người
42

3.5.4 Nhóm nhỏ
44
3.5.5 Nghiên cứu tình huống
46
3.5.6 Phân tích các sự kiện nổi bật
47
4 Thực hiện đào tạo 49
4.1 Khởi động 49
4.2 Làm việc nhóm 50
4.2.1 Sự năng động trong học tập của nhóm
50
4.2.2 Tương tác theo chủ đề
51
4.2.3 Sử dụng sự đối lập trong lớp học
53
4.2.4 Công việc được giao và tiến trình thực hiện
54
4.2.5 Độ an toàn và rủi ro của các phương pháp đào tạo khác nhau
55
4.3 Sử dụng bảng mềm 56
4.4 Phản hồi 58
4.4.1 Phản hồi là gì?
58
4.4.2 Đưa phản hồi như thế nào?
60
4.4.3 Nhận phản hồi như thế nào?
60
4.4.4 Mẫu đánh giá phản hồi
62
5 Đánh giá đào tạo 63

Tài liệu tham khảo: 68
1
Các nguyên tắc học tập của người lớn
Con người, tự bản thể luôn có thiên hướng học tập. Chúng ta luôn học tập qua việc phát
hiện và giải quyết vấn đề, quan sát các cá thể khác, nhờ sự giúp đỡ của bạn bè và đồng
nghiệp, và tiếp cận những kinh nghiệm được lưu lại của nhân loại như sách vở, những câu
chuyện, TV hay truyền thanh.
Trong khi nhiều người liên hệ khái niệm học tập với đào tạo trường lớp, thực ra hầu hết
quá trình học tập lại diễn ra bên ngoài trường lớp, vì mỗi cá nhân đều phải trải qua những
thử thách hàng ngày họ phải đối diện trong cuộc sống và công việc.
Người lớn, so với trẻ em, học tập nhiều hơn qua kinh nghiệm. Người lớn luôn hướng đến
việc học thêm những điều họ cho là có ích cho việc thực thi những nhiệm vụ của mình,
hoặc để giải quyết những vấn đề mà họ phải đối mặt trong đời sống.( theo Malcolm
Knowles, một trong những nhà sáng lập các lý thuyết căn bản về đào tạo cho người lớn)
Đây cũng là nguyên tắc chung đối với từ người dân thôn bản, nông dân cho đến cán bộ
nhà nước và cán bộ hành chính, đến đại diện của các tổ chức lớn hay các chính trị gia,
vv
Điều này mang một ý nghĩa đáng kể trong việc xác định cách thức làm việc với học viên
của một giảng viên hay một giáo viên. Thay vì giảng bài và truyền đạt thông tin theo những
cách thức truyền thống, người giáo viên phải công nhận những kinh nghiệm của học viên
và biết tin cậy, dựa vào kiến thức cũng như quyền được ưu tiên của họ. Trong số các
nguyên tắc chung, hai nguyên tắc quan trọng nhất là: tạo điều kiện cho các học viên trao
đổi kinh nghiệm, và tạo cơ hội để học viên thu nhận những kinh nghiệm mới thông qua các
bài tập thực hành trên lớp và đào tạo tại chỗ (như ngay trên đồng ruộng hay rừng của
người nông dân).
Chương này giới thiệu chung về các nguyên tắc học tập của người lớn và nêu ra những
điều cần thiết, những yếu tố quan trọng đối với người giảng viên hoặc cán bộ hỗ trợ. Việc
nắm chắc chương này sẽ giúp bạn chuẩn bị một khóa đào tạo, và giúp bạn tự tin hơn khi
tiến hành đào tạo.
1

Người lớn học tập hiệu quả nhất khi việc học được dựa trên…
Kinh nghiệm
Phương pháp học hiệu quả nhất chính là thường xuyên
trao đổi kinh nghiệm. Học viên thảo luận về những kinh
nghiệm trước kia của họ hoặc học hỏi những kinh
nghiệm mới qua lý thuyết hoc trên lớp hay trên thực địa.
Qua đó học viên có thể học hỏi lẫn nhau và giảng viên
cũng học được rất nhiều từ chính các học viên của mình.
Suy ngẫm
Những kinh nghiệm cụ thể sẽ có giá trị nhất khi học viên dành
thời gian suy nghĩ về những kinh nghiệm đó rồi rút ra những kết
luận của bản thân. Từ đó, họ sẽ có được những bài học kinh
nghiệm áp dụng cho những trường hợp tương tự trong tương
lai.
Nhu cầu trước mắt
Động cơ học tập của học viên phụ thuộc vào việc đào tạo có
đáp ứng được nhu cầu cấp thiết trong công việc hay không (nhu
cầu định hướng, hay công tác đào tạo lấy người học làm trung
tâm)
Tự chịu trách nhiệm
Người lớn là những người học độc lập. Người lớn truyền tải những thông tin dựa theo
những giá trị cá nhân và kinh nghiệm của riêng mình. Họ dường như có thể chấp thuận
một số điều để hoàn thiện hoạt động đào tạo một cách thành công, nhưng việc kiểm tra
đào tạo lần cuối chính là liệu họ có thể áp dụng những gì học được vào trong công việc
thực tế của mình. Học viên lớn tuổi tự thấy được trách nhiệm trong việc học tập của
mình. Họ biết rõ họ cần gì và muốn học gì.
Sự tham gia
Học viên cần tích cực tham gia học tập. Sự tham gia
và thảo luận đầy đủ của các thành viên trong nhóm
làm tăng tính năng động nhóm và hiệu quả học tập.

Phản hồi
Học tập hiệu quả đòi hỏi những phản hồi đúng đắn
nhưng vẫn có tính hỗ trợ.
Sự cảm thông
Sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau giữa học viên và
giảng viên là rất cần thiết cho quá trình học.
Một bầu không khí an toàn
Khi một người thoải mái, vui vẻ anh ta sẽ học một cách dễ dàng hơn một người luôn cảm
thấy sợ sệt và ngại ngùng, căng thẳng hay tức giận.
Một môi trường thoải mái
Việc học tập không thể đạt kết quả tối đa khi một người bị đói rét, mệt mỏi, ốm đau hay có
vấn đề gì đó không thoải mái.
Chúng ta nhớ …
> 90 %
80 %
50 %
20 %
những gì
chúng ta
đọc nhìn và nghe làm
làm và giải
thích trao đổi
Do đó, các nguyên tắc đào tạo hiệu quả là
· hỗ trợ việc trao đổi kinh nghiệm giữa các học viên (ví dụ như những nhóm làm
việc, hay thảo luận theo nhóm)
· tạo cơ hội nắm bắt được những kinh nghiệm mới (các bài tập thực hành, các
chuyến thăm thực địa)
· suy ngẫm về những kinh nghiệm đã đạt được và những gì chúng ta có thể học
hỏi được từ chính những kinh nghiệm đó (phần bài giảng về suy ngẫm và đóng
góp ý kiến phản hồi)

2
Vai trò và trách nhiệm của giảng viên
Vai trò và trách nhiệm của giảng viên là đảm bảo được các kết quả học tập hiệu quả nhất
trong một chương trình đào tạo. Như chúng ta đã biết từ các nguyên tắc học tập của người
lớn tuổi về việc học như thế nào là hiệu quả nhất, chúng ta có thể tìm ra được những
nhiệm vụ chi tiết giúp nâng cao việc học tập như vậy. Danh sách dưới đây là một số ví dụ.
Các nguyên tắc
học tập của
người lớn
Nhiệm vụ của giảng viên
Kinh nghiệm
1.
giúp cho học viên có thêm những kinh nghiệm mới khi đưa các phương pháp học như
đóng vai, bắt chước, các trò chơi hay các chuyến đi thực địa vào chương trình của bạn
chưa?
2.
để cho học viên cơ hội tự đưa ra kinh nghiệm trước kia của bản thân hoặc chia sẻ cùng
các thành viên khác trong một nhóm nhỏ?
Suy ngẫm
3.
để cho học viên đưa ra những phân tích về kinh nghiệm trước kia của họ và tự rút ra
những bài học kinh nghiệm?
4.
sử dụng các phương pháp như phương pháp động não?
Các nhu cầu
trước mắt
5.
liên hệ giữa những gì bạn đang nói với kiến thức và kinh nghiệm của học viên?
6.
liên hệ những chủ đề mà bạn đang đề cập với công việc thực tế của học viên?

7.
đưa ra những ví dụ hoặc áp dụng các trường hợp mà liên quan và phù hợp với công
việc thực tế của học viên hay?
8.
Khi bắt đầu một chủ đề mới, bạn có hỏi học viên về những gì mà họ đã biết?
Tự chịu trách
nhiệm
9.
khi bắt đầu chương trình bài giảng, bạn có hỏi và thảo luận với học viên về những mong
muốn của họ hay không?
10.
dành cho học viên cơ hội đưa ra ý kiến phản hồi về khoá đào tạo đang được xây dựng?
11.
linh hoạt đưa ra những thay đổi phù hợp với những mong đợi và phản hồi của học viên
trong chương trình đào tạo của bạn?
12.
dành cho học viên cơ hội liên hệ/kết nối những gì họ đã được học với môi trường làm
việc thực tế của họ thông qua các hoạt động như kế hoạch hoạt động ?
Sự tham gia
13.
mời các học viên đặt câu hỏi hay trả lời các câu hỏi?
14.
sử dụng máy chiếu, giấy khổ to (đã được chuẩn bị trước) hay bảng trắng?
15.
yêu cầu học viên cung cấp thông tin cần thiết để giải quyết các vấn đề vướng mắc?
16.
tổ chức các hoạt động thông qua nghiên cứu điển hình, các bài tập vv để học viên thực
hành suy nghĩ và áp dụng các kỹ năng?
ý kiến phản hồi
17.

nói học viên họ đang thực hiện tốt những gì
18.
giải thích họ đang mắc những khuyết điểm gì, và làm thế nào để khắc phục những thiếu
sót đó để thực hiện công việc tốt hơn
19.
hướng dẫn học viên cùng nhau đưa ra những ý kiến phản hối mang tính xây dựng
Sự cảm thông
20.
để cho học viên nhận thấy mối quan tâm của bạn về kết quả làm việc của họ?
21.
chỉ rõ cho học viên thấy sự chuẩn bị chu đáo của bạn cho chương trình bài giảng?
22.
lắng nghe những nhận xét và thông tin đầu vào của học viên và xem xét một cách
nghiêm túc ?
Bầu không khí
an toàn
23.
dành cho học viên đủ thời gian để tự giới thiệu bản thân khi bắt đầu đào tạo?
24.
đưa phương pháp "phá vỡ rào cản" hay các phương pháp phù hợp khác giúp học viên
hiểu rõ về nhau?
25.
đồng ý với các nguyên tắc khi bắt đầu đào tạo, đồng thời nhấn mạnh với học viên rằng
tất cả các học viên đều có quyền được học và đừng ngại khi mắc khuyết điểm?
Môi trường
thoải mái
26.
đảm bảo học viên được quan tâm đầy đủ về nơi ăn, chốn ở, phương tiện đi lại thuận ?
Nhng vai trũ khỏc nhau, nhng chic m khỏc nhau
Trong cựng mt khoỏ hc, thm chớ l mt chng trỡnh bi ging, ging viờn m nhim

nhiu vai trũ khỏc nhau tu thuc vo vic sp xp chng trỡnh bi ging, hỡnh thc o
to, mc ớch chng trỡnh bi ging, thnh phn tham gia, tớnh nng ng nhúm, tỡnh
hung c th, vv
Mi ging viờn nờn cú phng phỏp ging dy riờng ca mỡnh, cõn i c tt cỏc vai trũ
khỏc nhau. Do mi ging viờn u cú nhng im mnh cng nh im yu riờng khi m
nhim mt vai trũ nht nh. Mt s vai trũ bn cú th m nhim tht d dng, nhng
cng cú nhng vai trũ ũi hi bn phi tn cụng sc hn.
Trong bt k trng hp no, ging viờn cn tn tõm, tn lc mang li c hi hc hi cho
cỏc hc viờn nhm giỳp h ci tin c vai trũ cỏ nhõn v chuyờn nghip ca mỡnh.
3
n g ờ i
đ ộ n
g
N g ờ i
nghe
ngời thiết
kế
Ngời quan
sát
Ngời đánh
giá
đ ó n g
vai
điều phối
viên
Ngời hỗ
trợ
Ngời tổ
chức
ngời đại

diện
Ngời lãnh o
ngời vận
động
Ngời hớng dn
ngời đàm
phán
ngời trung gian
H ọ c
ngời khuyến
khích
Hoạt náo
viên
P h i ê n
dịch
G i ả n g
viên
G i á o
viên
ngời điều chỉnh
thi gian
Cỏc vai trũ
Đào tạo hiệu quả
1. Đánh giá nhu cầu đào tạo
Bạn không nên nói gì cho tới khi bạn biết
học viên cần biết thông tin gì
2. Lựa chọn những phương pháp đào tạo thích hợp
Bạn phải dùng
những cách phù hợp nếu không bạn sẽ
lâm vào

để chuyển tải thông điệp của bạn
tình cảnh đối đầu
3. Sự tham gia chủ động
Khuyến khích đưa ra ý kiến Bạn nên đặt câu hỏi và
đưa ra những
theo kinh nghiệm cá nhân thay cho việc bạn trả lời quan điểm rõ ràng
4. Kế hoạch hành động
Cam kết cùng hỗ trợ nhau!
1
Chu trình học tập theo kinh nghiệm
Mọi người học hỏi từ kinh nghiệm. Mô hình này được nhà tâm lý học David Kolb giải thích
chi tiết và đã được công nhận rộng rãi trong nhiều bối cảnh đào tạo và học tập chuẩn. Nhà
tâm lý học David Kolb đã đưa ra cách nhìn về người lớn học giống như một quá trình học
hỏi kinh nghiệm. Phương pháp học này là một chu trình 4 bước: kinh nghiệm cụ thể, quan
sát có suy ngẫm, khái quát hoá trừu tượng và thử ngiệm tích cực
Một trong các nguyên tắc học tập dành cho người lớn tuổi đó là việc tự chịu trách nhiệm.
Khi nhìn vào chu trình học học tập theo kinh nghiệm sẽ nhìn thấy bốn yêu cầu dành cho
học viên để đạt được các kết quả đào tạo hiệu quả nhất.
1. tham gia đầy đủ, nhiệt tình và sẵn sàng tiếp thu những kinh nghiệm mới.,
2. suy ngẫm về các kinh nghiệm đó và nhìn nhận các kinh nghiệm từ nhiều góc độ
3. xây dựng được những khái niệm dựa trên những gì quan sát được cùng với lý luận sắc
bén, và
4. áp dụng lý thuyết vào thực tế để đưa ra quyết định và giải quyết mọi vấn đề.
Nói một cách rõ hơn, các học viên tham gia chu trình này sẽ trực tiếp trải nghiệm thực tế,
suy ngẫm về những kinh nghiệm mới hoặc những kinh nghiệm đạt được từ học viên khác
và từ một loạt các kinh nghiệm đó, họ đưa ra những khái niệm và áp dụng vào thực tế.
Sau khi hoàn thành chu trình 04 bước này, mọi người có thêm những kinh nghiệm mới để
bắt đầu một chu trình học tập mới.
2 Các phương pháp học tập
· Các phương pháp là gì?

Chưa một ai phủ nhận học tập chính là kinh nghiệm mang tính cá nhân cao. Kinh nghiệm
học cũng như kết quả của những kinh nghiệm ấy gắn bó chặt chẽ với cá tính của học viên.
Dựa vào chu trình học bằng kinh nghiệm, có thể xác định 04 phương pháp học cơ bản.
Dưới đây là trình bầy sơ lược các phương pháp nói trên.
Con người hành động Con người suy ngẫm
Phương pháp học Phương pháp suy ngẫm
đi đôi với hành
Con người thực tế
Con người lý luận
phương pháp tự nghiên cứu phương pháp chỉ dẫn
Con người hành động
· đủ lực để làm mọi việc
· kinh nghiệm mới, cơ hội và thách thức (các trò chơi,
đóng vai,vv )
· gây được sự chú ý (chủ trì các cuộc họp, vv )
· đưa ra những ý tưởng mà không hề nghĩ đến sự áp đặt
của cá nhân và những người phải hứng chịu rủi ro
· khuynh hướng giải quyết mọi vấn đề vừa coi là kinh
nghiệm, vừa sẵn sàng chấp nhận rủi ro
Con người suy ngẫm
· có khả năng suy tưởng tốt
· luôn khuyến khích quan sát
và suy ngâm mọi hoạt động
· được phép nghĩ trước khi
thực hiện
· khám phá và nghiên cứu
· xem xét tình hình
· đưa ra ý kiến, đánh giá
không gây áp lực
Con người thực tế

· có khả năng đưa các ý tưởng vào áp dụng thực tế
· có được phản hồi từ những áp dụng thành công
Con người lý luận
· có khả năng đưa ra những
khuôn mẫu lý thuyết
· nhiều cơ hội thực thi
· nỗ lực hết sức của cá nhân để giải quyết mọi vấn đề
· thăm dò các phương pháp
luận và những giả thiết
· không chú ý đưa những lý
thuyết vào áp dụng thực tế
Cần đưa ra hai nhận xét từ góc nhìn tổng thể các phương pháp này. Thứ nhất là mặc dù
tất cả mọi người đều lựa chọn chu trình học toàn diện cho riêng mình nhưng lựa chọn
trong những tình huống cụ thể lại tuỳ thuộc vào nhiệm vụ và chủ đề. Ví dụ như có một số
người thích giải quyết mọi vấn đề theo phương pháp thử nghiệm, sẵn sàng chấp nhận rủi
ro khi học lập trình nhưng ngược lại họ lại cảm thấy rất thuận lợi khi làm việc theo kinh
nghiệm bản thân trong chương trình đào tạo về kỹ năng trình bầy. Thứ hai là hầu hết mọi
người đều được đào tạo trong nhiều năm về áp dụng phương pháp chỉ dẫn.
· Tại sao biết rõ được các phương pháp học trong khi xây dựng khoá học là rất
quan trọng?
Hiểu rõ các phương pháp học và kết quả các phương pháp để đưa ra những lựa chọn và
sắp xếp các phương pháp đào tạo sẽ đem lại những kết quả tốt trong học tập và đào tạo.
Trong các khoá học, các học viên sẽ áp dụng các phương pháp học khác nhau. Với tư
cách là một giảng viên thì việc sử dụng tất cả 04 phương pháp học trong chương trình đào
tạo là rất quan trọng. Nếu bạn không hiểu rõ các phương pháp học này sẽ có những điều
đáng tiếc xảy ra khi bạn chỉ chú trọng vào phương pháp bạn đã lựa chọn.
· Làm thế nào để vận dụng những hiểu biết về các phương pháp học khi xây dựng
một khoá học?
Þ Sử dụng tối đa các phương pháp đào tạo trong khi xây dựng khoá đào tạo sao cho phù
hợp với các phương pháp học

Þ Cố gắng xây dựng các chương trình bài giảng sử dụng các phương pháp học khuyến
khích tính sáng tạo
Þ Cố gắng mỗi chủ đề mới đều áp dụng tối đa 04 bước trong chu trình học.
· Làm thế nào lựa chọn được các phương pháp đào tạo hiệu quả để học viên hiểu
rõ các phương pháp học khác nhau
Con người hành động
· Học tốt nhất khi sử dụng
các phương pháp đào tạo
· thảo luận theo nhóm
· các kế hoạch
· đóng vai
· bắt chước
Con người suy ngẫm
· Học tốt nhất khi họ quan sát
và suy ngẫm
· động não dựa vào kinh
nghiệm bản thân
· phản ánh theo kiểu bắt
chước hoặc đóng vai
Con người thực tế
· Học tốt nhất từ những
trường hợp cụ thể hay từ
những lần tham gia của cá
Con người lý luận
· Học tốt nhất khi tự nghiên
cứu
· thông qua các bài tập ở nhà
nhân mình
· các bài tập thực tế
· phân tích nghiên cứu điển

hình
2
Các kỹ năng hỗ trợ
1 Các khái niệm cơ bản về hỗ trợ
Hỗ trợ là cách hướng dẫn các cuộc thảo luận, các thử nghiệm trên hiện trường hay đào
tạo để nhóm tham gia có thể đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả. Việc hỗ trợ cần
dựa trên các nguyên tắc người lớn học tập tốt nhất từ kinh nghiệm của chính mình và cùng
nhau chia sẻ kinh nghiệm. Cán bộ hỗ trợ truyền đạt những hiểu biết kỹ thuật của mình tới
người dân theo nhu cầu của người dân và do chính người dân bàn bạc thảo luận.
Hầu hết, làm việc nhóm là để cùng nhau đúc rút kinh nghiệm hay cùng thoả thuận những
bước tiếp theo. Đặc biệt ở bước này, cán bộ hỗ trợ nên dành quyền cho các nhóm và
không áp đặt ý kiến cá nhân mình.
Các kỹ năng hỗ trợ nằm trong số
những yêu cầu quan trọng nhất dành
cho các cán bộ thực địa khi làm việc
với nhóm bà con nông dân. Do đó, hai
trang trình bầy về kỹ năng hỗ trợ nên
được dùng làm cơ sở cho bất kỳ khoá
đào tạo nào về các phương pháp luận
có sự tham gia của người dân như Lập
kế hoạch phát triển thôn bản (VDP),
Phương pháp khuyến nông có sự tham
gia của người dân (PAEM) hay Lâm
nghiệp cộng đồng.
Các kỹ năng chính của một cán bộ hỗ trợ giỏi
1. Giao tiếp
Kỹ năng giao tiếp tốt là cơ sở cho khả năng hỗ trợ tốt. Trong các kỹ năng
thì kỹ năng nắm bắt thông điệp và lắng nghe chủ động là những kỹ năng
quan trọng nhất.
2. Điều khiển nhóm

Đây là nhiệm vụ thông thường nhất của người cán bộ hỗ trợ nhằm mục
đích hướng dẫn nhóm trao đổi ý kiến và kinh nghiệm để cùng đi đến một
kết quả, một ý kiến hay một kế hoạch làm việc chung.
Hỗ trợ đạt kết quả tốt khi tính năng động nhóm được quan tâm đúng mức,
các thành viên trong nhóm hoà đồng lẫn nhau, đặc biệt cần có sự quan
tâm tới các phụ nữ và người nghèo.
3. Hiểu biết về kỹ
thuật
Ngoài kinh nghiệm và kiến thức của người dân, cán bộ hỗ trợ nên đóng
góp những hiểu biết của mình về kỹ thuật - tuy nhiên không đưa ra ý kiến
áp đặt từ mà chỉ đề xuất và kiến nghị các giải pháp, tôn trọng sự tham gia
của người dân, tôn trọng ý nguyện và nhu cầu của dân.
4. Thái độ
Việc hỗ trợ tốt nhất đến từ tấm lòng. Thái độ tin cậy và tôn trọng người
dân là nền tảng quan trọng nhất để người cán bộ hỗ trợ đạt đến thành
công. Những người thơ ơ với đối tượng làm việc của mình sẽ không bao
giờ có thể là người cán bộ hỗ trợ tốt.
Làm thế nào để hỗ trợ?
2. Giao tiếp
Hỏi các câu hỏi và lắng nghe chủ động
· Hỏi các câu hỏi để thu thập thông tin, làm rõ các tình huống
và quan điểm, khuyến khích sự tham gia của người dân, theo
dõi quá trình hoạt động nhóm, hoặc giúp người dân nâng cao
nhận thức, hay tăng cường quá trình học hỏi.
· Tốt hơn hết là hỏi những câu hỏi mở: Thế nào? Tại sao? Khi
nào? Ai ? Cái gì?
· Đặt những câu hỏi khuyến khích khả năng suy nghĩ phân tích
điểm mạnh, điểm yếu, và giúp đưa ra kết luận.
· Lắng nghe chủ động
· Đưa ra phản hồi, và mời thành phần tham gia đưa ra ý kiến

phản hồi.
1. Điều khiển nhóm
Điều khiển thảo luận nhóm
· Làm rõ nhiệm vụ và mục tiêu của nhóm là gì.
· Thu thập ý kiến đóng góp từ nhóm và giúp tổng hợp các ý
kiến đó.
· Khuyến khích tất cả các thành viên tham gia ý kiến và tôn
trọng ý kiến đóng góp của nhau, đặc biệt là phụ nữ
· Đứng ở vị trí trung gian để giải quyết các mâu thuẫn.
· Hướng dẫn ra quyết định với sự tham gia
· Sử dụng các hình ảnh minh hoạ trực quan (cụ thể như các
nhỏ, tranh ảnh, giấy Ao, bảng đen, mô hình không gian 03
chiều,vv…)
· Giúp các nhóm tổng kết hoặc đưa ra kế hoạch hành động.
3. Hiểu biết về kỹ thuật
Đóng góp những hiểu biết kỹ thuật
· Tìm hiểu rõ những kiến thức kỹ thuật nào người dân yêu cầu
· Đưa ra những ví dụ hoặc trình diễn thực tế
· Tìm hiểu kiến thức bản địa và tìm cách sử dụng
· Chuẩn bị tài liệu phát tay đơn giản, dễ hiểu.
· Không áp đặt ý kiến, mà đề xuất hiểu biết của bạn như là
đóng góp cho quá trình học hỏi của người dân. Cuối cùng,
người dân phải tự quyết định họ muốn áp dụng những tiến bộ
kỹ thuật theo cách nào.
4. Thái độ cá nhân
Chia sẻ đồng cảm
· Thể hiện sự tôn trọng nhất mực vớingười dân
· Chủ động lắng nghe kinh nghiệm và nhu cầu của người dân.
· Quan tâm để hiều quan điểm, cảm giác và tình trạng của
người dân

· Đưa ra ý kiến phản hồi tích cực và hữu ích.
· Tôn trọng và quan tâm đến kinh nghiệm của người dân địa
phương
· Thiết lập sự hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau, khuyến khích học
viên tôn trọng ý kiến nhận xét của nhau, đặc biệt là thành
viên những nhóm trầm và phụ nữ. Đây là cơ sở quan trọng
nhất để thực hiện hỗ trợ tốt.
2
Giao tiếp
1 Bốn mặt của một thông điệp
(Dựa theo: Schulz von Thun, Friedemann, 1981: Miteinander reden; Allgemeine Psychologie der
Kommunikation. Rowohlt, Đức. – trò chuyện với nhau, tâm lý giao tiếp thông thường)
Giao tiếp là một chủ đề tưởng chừng đơn giản, chúng ta giao tiếp hàng ngày. Và đôi khi
việc giao tiếp cũng trở nên khó khăn. Bởi vì đôi khi chúng ta cũng phải trải qua một số hiểu
lầm, tranh cãi, hay thái độ gây gổ trong lời nói. Việc giao tiếp từ lâu đã trở thành một chủ
đề nghiên cứu khoa học (đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý học), hay trong lĩnh vực đào tạo.
Có lẽ những kiến thức chuyên sâu sớm nhất đã được các nhà triết học Hi Lạp, những
người đã phát triển thuật hùng biện uyên bác, xây dựng.
Minh họa 1: Ví
dụ về tình
huống giao
tiếp nơi công
sở
Tầm quan trọng của các kỹ năng giao tiếp
Nhìn chung, giao tiếp là một trong những phương tiện quan trọng nhất khi chúng ta làm
việc trong lĩnh vực khuyến nông, khuyến lâm, lâm nghiệp cộng đồng hoặc phát triển thôn
bản, và nhất là khi chúng ta đứng ở vị trí giảng viên. Vấn đề ở đây không chỉ là cảm giác
thoải mái của chúng ta và tạo dựng các mối quan hệ tốt đẹp. Sự thông hiểu và độ chín
trong giao tiếp của người cán bộ hỗ trợ hay các giảng viên có ảnh hưởng lớn nhất đến kết
quả công việc.

Nhưng thế nào là giao tiếp tốt và thế nào là giao tiếp tồi? Và những công cụ nào có thể
nâng cao kỹ năng giao tiếp của chúng ta? Trong một vài thập kỷ trước đây, người ta
thường nghĩ rằng chất lượng giao tiếp là ở việc tuân theo các nguyên tắc cơ bản như thế
nào là đúng và thế nào sai. Vậy thông điệp nên được đưa ra theo “khuôn mẫu lịch sự”.
Đấy mới là kỹ năng giao tiếp tốt.
Minh họa 2: ý tưởng
giao tiếp “tốt” (cách
hiểu thông thường
trong một vài thập kỷ
trước – ngày nay đã lỗi
thời)
Ví dụ như thực tế
chúng ta thường
gặp phải cảm giác
chán nản, thất vọng
và vấn đề được đặt ra ở đây là làm thế nào để có thể khắc phục những tình huống đó.
Làm thế nào tôi có thể nhận ra sự chán nản, thất vọng của mình, cụ thể là nhận ra điều gì
Sao sáng nay chị đến văn phòng
muộn vậy?
Tốt hơn là anh nên lo đến
công việc của mình!
Đúng
Sai
Đừng có nói
vớ vẩn
Mình có ý
kiến thế này
đang xảy ra với tôi. Làm thế nào tôi có thể phân tích được nguyên do, và làm thế nào để
có thể vượt qua được cảm giác đó, cụ thể là cảm nhận được tâm tư, cảm xúc của mình?
Thông điệp “đúng” được đề cập ở phần minh họa trên không thể nói lên được sự thất

vọng, chán nản, mặc dù đó là thực tế. Cách giao tiếp như vậy có lẽ được sử dụng trong
trường hợp không thể đưa ra những giải thích tức thời cho mọi xung đột . Nhưng về lâu
dài, phong cách giao tiếp này không hữu ích cho việc giao tiếp cảm thông hay đồng cảm
và để có thể làm rõ mối quan hệ thông thường giữa người với người.
Mô hình giao tiếp: 4 mặt của một thông điệp
Trong phần sau đây là mô hình “4 mặt của một thông điệp” do nhà nghiên cứu khoa học
giao tiếp người Đức Schulz von Thun xây dựng. Có thể coi mô hình vừa một công cụ để
phân tích giao tiếp tốt hơn, và đồng thời cũng là một công cụ ứng dụng trong nói và lắng
nghe.
Mô hình giao tiếp cơ bản
Nhìn chung thì mô hình giao tiếp cơ bản được coi là khá đơn giản. Một ai đó gửi thông
điệp và một ai đó sẽ nhận thông điệp.
Minh họa 3:
Mô hình
giao tiếp cơ
bản – người
gửi và
người nhận
thông điệp
Trong giao tiếp hai chiều, người nhận thông điệp có thể sau đó sẽ trả lời. Lúc này người
nhận là người gửi và ngược lại.
Minh hoạ 4:
Giao tiếp hai
chiều
Thông
thường,
chúng ta
vẫn nghĩ
rằng người
nhận thông

điệp hiểu đúng những gì người gửi thông điệp định nói. Nhưng hiểu lầm cũng thường
xuyên xảy ra. Điều này có nghĩa là thông điệp được nhận không hoàn toàn khớp với thông
điệp được gửi.
Ngêi göi
Ngêi nhËn
Th«ng ®iÖp
Ngêi göi/
Ngêi nhËn
Ngêi nhËn /
Ngêi göi
Tr¶ lêi
Th«ng ®iÖp
Minh họa 5: Thông điệp theo cách hiểu
của người nhận không phải lúc nào cũng
khớp với ý người gửi
Cả người gửi và người nhận đều có thể kiểm tra xem họ
hiểu nhau đến đâu. Ví dụ, người gửi có thể hỏi xem người
nhận hiểu vấn đề như thế nào. Hoặc người nhận có thể đóng góp ý kiến
phản hồi xem họ hiểu vấn đề này như thế nào, và liệu thông điệp có chính xác như vậy
không.
Minh họa 6: ý
kiến phản hồi có
thể giúp cho đôi
bên hiu nhau
hơn
Nhưng tại sao
mọi sự hiểu
lầm vẫn
thường xảy ra
trong cuộc

sống thường
ngày của
chúng ta? Tại
sao thông
điệp đôi khi
không được
hiểu theo
đúng ý của
người gửi?
Một trong những lý do là các thông điệp thường phức tạp hơn chúng ta thường nghĩ lúc
ban đầu.
Schulz von Thun, một nhà nghiên cứu khoa học giao tiếp người Đức đã khám phá ra rằng
một thông điệp thường mang nhiều hàm ý hay bao hàm nhiều thông điệp. Đây là một thực
tế thông thường trong giao tiếp. Để xử lý tốt hơn tính phức tạp của một thông điệp, ông đã
phân loại các khía cạnh khác nhau của một thông điệp thành 4 loại. Mô hình giao tiếp trên
có thể được minh họa dưới dạng một hình vuông với mỗi khía cạnh được trình bầy ở một
mặt.
1 Nội dung (sự kiện) – hay tôi muốn thông báo về điều gì
Khía cạnh sự kiện: Một thông điệp (hầu như) truyền tải một số sự kiện, “nội dung
thông tin” của thông điệp: nhiều người tin rằng: đây là toàn bộ nội dung thông điệp
muốn đề cập
2 Tự bộc lộ – hoặc tôi muốn nói gì về bản thân mình
NhËn
Göi
Th«ng ®iÖp
Ngêi göi
Ngêi nhËn
Ngêi göi
Ngêi nhËn
NhËn

Göi
Th«ng ®iÖp
Ngêi göi
Ngêi nhËn
Th«ng ®iÖp ®îc göi =
th«ng ®iÖp ®îc nhËn
Ph¶n håi

×