Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Các biểu hiện tâm thức trong ngâm khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.55 KB, 4 trang )

NGÂM KHÚC
1. Cảm xúc hi vọng/ thất vọng:
Ngâm khúc thường dùng để diễn tả cuộc đời của một con người, một quá
trình với nhiều sự tình, biến cố mà ở đó hội tụ đủ cả những hỉ nộ ái ố. Ngâm
khúc vẫn có những sự hi vọng, thất vọng đan xen trong những mạch cảm xúc bi
thương, lời oán trách số phận nghiệt ngã.
Sự hi vọng của ngâm khúc được thể hiện qua sự khát vọng những vấn đề
hạnh phúc cá nhân, quyền sống của con người. Đó là con người với khát vọng tự
do, bình đẳng. Tự do, bình đẳng vốn là khát vọng thường trực của con người từ
xưa đến nay, đặc biệt là với ngâm khúc khi sự ra đời của nó vốn đã gắn liền với
sự trỗi dậy về ý thức của con người khát khao được giải thốt những bất cơng
trong xã hội. Những tác phẩm ngâm khúc thường đặt khát vọng tự do ấy trong
những hoàn cảnh cá nhân. Như trong tác phẩm Chinh phụ ngâm là khát vọng hịa
bình, khơng cịn những cuộc chiến tranh phi nghĩa hay trong tác phẩm Cung oán
ngâm khúc là lời tự tình mong ước được tự do trong hôn nhân, được đối xử công
bằng và tự quyết định hạnh phúc đời mình của người cung nữ...
Tâm thức hi vọng của ngâm khúc còn được thể hiện qua tiếng nói của tình
u lứa đơi. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ ràng trong tác phẩm Chinh phụ
ngâm của Đặng Trần Cơn. Tình u lứa đơi trong tác phẩm là tình yêu vợ chồng,
của người chinh phu – chinh phụ vốn ít đề cập trong dịng văn học trung đại.
“Nếu có nhắc đến người vợ, các ơng chồng nho gia thường nói đến “nghĩa” vợ
chồng nhiều hơn là tình vợ chồng...Tình u, dục tính giữa vợ chồng bị hầu hết
các tác giả văn học trung đại né tránh, hoặc chỉ được họ diễn tả rất xa xơi, bóng
gió, rất mờ nhạt.” [2; tr.431]. Vậy nên, tiếng nói lứa đơi trong ngâm khúc đã
vượt thốt khỏi những định kiến trong dòng chảy văn chương Trung đại , đề cao
vai trị của con người cá nhân với những tình cảm trần tục mang mong muốn
được chia sẻ, tỏ bày.
Tuy nhiên, vì ngâm khúc vốn mang hình thức “kể lể sự tình”, sự tình
mang những oan trái, đau thương nên dù có xuất hiện sự hi vọng nhưng đó cũng
chỉ là một tia lóe sáng nhưng nhanh chóng chìm vào sự bất lực cùng tận. Sự thất
vọng của ngâm khúc khởi nguồn từ chính sự đổ vỡ niềm tin.


Sự đổ vỡ niềm tin xuất phát từ việc con người trong văn học Trung đại bắt
đầu tự ý thức được chính bản thân mình, về thời đại mình đang sống đã rơi vào


khủng hoảng và mục ruỗng, thối nát. “Sự khủng hoảng niềm tin ấy có lẽ đã trở
thành nét tâm lý chung thuộc về thời đại. Nó xuất phát từ sự suy tàn của chế độ
phong kiến, giai đoạn rệu rã của ý thức hệ Nho giáo...Đối mặt với với một hiện
thực đen tối và thối nát như vậy, con người ta bắt đầu hoài nghi về những giá trị
trước đây mình tơn thờ” [3; tr.10]. Người đọc nhận ra người chinh phụ trong
Chinh phụ ngâm đã bắt đầu có sự thay đổi suy nghĩ về công danh. Ban đầu,
người chinh phụ nghĩ rằng việc chồng đi chinh chiến là một việc chính nghĩa,
nhưng dần nàng nhận ra đó là một cuộc chiến phi nghĩa, thứ “chính nghĩa” kia
suy cho cùng cũng chỉ là cuộc xung dột lợi ích được tráng bằng một vẻ ngồi
sáng bóng giả tạo để lừa gạt người dân. Hay người cung nữ trong Cung oán
ngâm khúc cũng dần nhận ra đằng sau giấc mộng lầu son, thứ được sơn son thếp
vàng kia cuối cùng cũng chỉ nằm trong sự ảo tưởng của chính họ, phơ ra trước
mắt sau cùng vẫn là những thứ đen tối, xấu xa,..
Con người trong văn học đại diện cho tiếng nói của thời đại. Qua những
luận điểm trên, ta thấy rằng chính những bất cơng, oan trái, sự mục ruỗng của
thời đại đã đẩy con người ta vào sự bế tắc cùng cực. Tiếng nói của nhân vật
trong ngâm khúc ngồi là lời tự oán trách, than tiếc về số phận mình cịn là tiếng
nói phê phán triều đình phong kiến và những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã gây
ra biết bao nỗi oan trái đắng cay cho người dân.
2. Cảm xúc sầu tủi:
Sự sầu tủi trong ngâm khúc xuất phát từ nhân vật cảm thức về số phận,
thân phận của chính mình. Đó là sự tự ý thức về số phận bi kịch, thân phận bé
mọn truân chuyên.
Không phải tự nhiên mà hầu như nhân vật trong ngâm khúc là nữ, hai tác
phẩm nổi tiếng nhất trong thể loại này là Chinh phụ ngâm và Cung oán ngâm
khúc cũng khai thác tâm tư dưới góc độ của một người nữ. Người nữ trong thời

đại phong kiến đã định sẵn một số phận đầy những bất công, đặc biệt trong thời
loạn lạc thì sự bi kịch trong cuộc sống họ tăng lên gấp bội. Người nữ tự nhận biết
được những oan trái đời mình, nhưng họ khơng có cách nào vượt thốt được nó
nên sự sầu tủi cứ tích tụ từng ngày gửi vào trong văn chương. Mỗi người nữ lại
mang một bi kịch khác nhau. Nếu như bi kịch của người nữ trong Cung oán
ngâm khúc là cái kiếp “chồng chung”, “kẻ đắp chăn chung kẻ lạnh lùng” thì
trong Chinh phụ ngâm, bi kịch của người nữ lại xuất phát từ chiến tranh, chiến
tranh đã lấy đi niềm hạnh phúc gia đình mà nàng vốn có, hay trong Ai tư vãn là


nỗi đau của một góa phụ sống trong nỗi sợ hãi khi phải đối mặt với cảnh mẹ góa,
con cơi. Khai thác tâm tư dưới góc độ của một người nữ, sự sầu tủi của ngâm
khúc được tăng lên một cách đáng kể và dễ lay động đến trái tim của người đọc
lịng xót thương, thương cảm cho những thân phận “khách má hồng lắm nỗi
trn chun”.
Ngồi hình tượng người phụ nữ, trong ngâm khúc Việt Nam thời trung
đại, các tác giả còn hướng đến những thân phận bé mọn, là những người lao
động thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội. Bên cạnh đó, ngâm khúc cịn là lối văn
chương dùng để diễn tả bi kịch tinh thần của con người khi vướng phải nỗi hàm
oan khong thể gỡ bỏ. Như Tự tình khúc là lời biện hộ và xin được ân xá của cao
Bá Nhạ trước “tội lỗi” (theo quan điểm của nhà Nguyễn) mà chú ông là Cao Bá
Quát đã gây ra hay Thu dạ lữ hoài ngâm của Đinh Nhật Thận chất đầy tình
thương nhớ quê và gia đình, là nỗi đau xót khi bị bắt giam cầm ở một nơi xa lạ
và lạnh lẽo.
Những bất công, oan trái của một triều đại thối nát đã khiến con người ta
rơi vào nỗi bi kịch của cuộc đời, đẩy con người ta tới cảnh: Gửi mình vào chiếu
rách một manh/Nắm xương chơn rấp góc thành/Kiếp nào cởi được oan tình ấy
đi ? (Văn chiêu hồn)
3. Niềm mong ước thầm kín:
Niềm mong ước thầm kín của nhân vật trong ngâm khúc được thể hiện

qua tâm thức vươn tới tự do.
Con người vươn tới sự tự do để giải thoát chính mình khỏi những bất
cơng, oan trái. “Chính sự thúc bách của nghĩa vụ, của những đòi hỏi nội tại trong
đời sống tâm thức khiến con người hành động. Khi con người hành động theo
các địi hỏi mà khơng bị ngăn cản thì lúc đó con người có sự tự do, hoặc theo ý
nghĩ của con người khơng có sự giằng co hay tranh chấp thì lúc đó con người có
tự do trong ý nghĩ.” [1; tr.50]. Người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm đã từng
có lúc ước vọng về cơng danh, tước phong của người chồng đi lính, nhưng rồi
nàng nhận ra tất cả những thứ đó đều chỉ là sự lừa gạt của triều đình để rồi rơi
vào trạng thái đau khổ. Sau cùng, người chinh phụ vẫn lựa chọn mơ về người
chinh phu: “Xin vì chàng xếp bào cởi giáp/Xin vì chàng rũ lớp phong sương”
(câu 393-394, Chinh phụ ngâm), mơ về áng công danh rực rỡ: “Tài so tần hoắc
vẹn tuyền/Tên ghi gác khói tương truyền đài Lân.” (câu 383-384, Chinh phụ


ngâm). “...tâm thức mơ về là một tâm thức khát khao được thỏa mãn những gì
mà mình dự ước, khát khao được thực hiện những dự ước ấy ngoài cuộc đời.
Trong sự chọn lựa ấy con người đã vượt qua tất cả mọi vết thương do cuộc đời
rạch xuống để vươn tới sự tự do đích thực của mình,...Sự lựa chọn này của người
chinh phụ là một hành động để thay đổi hiện trạng bi đát mà mình khơng bằng
lịng.” [1; tr.57].
Niềm mong ước thầm kín của người chinh phụ suy cho cùng vẫn là một
mái ấm gia đình, một cuộc sống n bình, hạnh phúc, một đất nước khơng cịn
chiến tranh. Đó khơng chỉ là niềm mong mỏi của một người mà là ước mơ của
tất cả nhân dân thời bấy giờ, khao khát thốt khỏi những bất cơng oan trái, tự do
trong suy nghĩ và khơng bị trói buộc bởi đói nghèo, khổ đau.
KẾT LUẬN
Tóm lại, ta có thể thấy rằng ngâm khúc đã phản ánh đa dạng nhiều mặt cảm xúc
trong đời sống tình cảm của con người, chiếm phần nhiều trong số đó là những
mặt cảm xúc bi thương, oán trách cho số phận nghiệt ngã giữa cuộc đời đầy rẫy

những bất cơng. Có thể hiện tại những tác phẩm ngâm khúc khơng cịn giữ ý
nghĩa như ban đầu, nhưng nó vẫn là một phần trong dòng chảy văn học Việt
Nam và gắn liền với những biến cố đau thương một thời của dân tộc. Chính vì
vậy, dù khơng cịn sức hút nhưng nội dung các tác phẩm ngâm khúc vẫn vẹn
nguyên những giá trị, phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong thời kỳ
biến động của lịch sử nước nhà.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trương Thị Thuận An (2017), Tâm thức hiện sinh trong Chinh phụ ngâm của
Đặng Trần Cơn và Cung ốn ngâm của Nguyễn Gia Thiều, Khóa luận tốt nghiệp
ngành Sư phạm Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Đà Nẵng,
Đà Nẵng.
2. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
3. Vũ Xuân Triệu (2012), Đặc điểm ngâm khúc Việt Nam thời trung đại, Luận
văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng.



×