Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Nghệ thuật ngôn từ trong Hạnh thiên trường hành cung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.05 KB, 5 trang )

Câu 1:
Để phân tích, đánh giá yếu tố nghệ thuật ngơn ngữ một văn bản thì thực hiện trên
những phương diện sau:
* Phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa:
- Ngữ âm: bao gồm âm (nguyên âm, phụ âm, vần), thanh (thanh điệu bằng, trắc
trầm bổng và điệu (sự phối hợp âm thanh, tiết tấu tạo ra sự nhịp nhàng hay gấp
gáp, thể hiện điệu tình cảm của văn bản). Ngữ âm có một vai trị đặc biệt trong việc
hình thành nên vẻ đẹp của thơ ca. Nó tạo ra tính nhạc điệu, thể hiện mức độ tình
cảm da diết hay lạnh lùng, trập trùng hay nhẹ nhàng,...cho bài thơ.
- Ngữ nghĩa: văn học lấy ngôn từ làm chất liệu sáng tác, nhưng khác với ngôn từ
khoa học hay ngôn từ thực dụng, ngôn từ trong văn học là ngôn từ nghệ thuật, tức
là mỗi câu, mỗi chữ được dùng trong văn bản nghệ thuật đều hàm cứa một ý nghĩa
riêng đặc biệt, sâu sắc phản ánh tình cảm, tư duy của con người, có tác động mạnh
mẽ đến người đọc. Vì vậy, lí giải ngữ nghĩa là việc cần thiết để người nghiên cứu
hiểu và đi sâu vào một tác phẩm nghệ thuật.
- Ngữ nghĩa đặt trong ngữ cảnh: ý nghĩa của ngơn từ phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ngữ
cảnh có ba cách hiểu: ngữ cảnh ngôn từ là đặt từ ngữ trong câu văn, đoạn văn trích
xuất từ văn bản. Ngữ cảnh tình huống bao gồm con người, cảnh vật, sự kiện thời
đại mà giao tiếp diễn ra trong đó. Ngữ cảnh văn hóa là ngữ cảnh do phong tục tập
quán, truyền thống văn hóa tạo nên. Và phải đặt từ ngữ trong đúng ngữ cảnh thì
mới có thể lí giải câu văn, rộng ra là văn bản một cách đích xác, khám phá ra
những tầng lớp nghĩa hiểu mới.
* Phương diện từ ngữ, câu văn và văn bản:
- Từ ngữ và ý tượng: từ ngữ trong văn học thường đặc thù trong các phương thức
kết hợp, tổ chức, cắt tỉa, cấu tạo lại, mang một ý nghĩa riêng.
- Câu văn, đoạn văn: câu văn, đoạn văn có thể coi là một sự sắp xếp có chủ đích
của tập hợp ngôn từ biểu hiện tư duy nghệ thuật phản ánh của chủ thể sáng tạo.
Mỗi câu văn đều mang đậm sắc thái chủ quan cá tính của mỗi người, vậy nên xét
từ phương diện câu văn, đoạn văn, ta có thể đánh giá được phong cách viết, tưu
duy sáng tạo của chủ thể sáng tác.
- Văn bản nghệ thuật: văn bản là chỉnh thể ngơn từ có cấu trúc đặc biệt: có mở đầu,


kết thúc, thống nhất về vấn đề thể hiện nhưng ngồi đó ra, chủ thể lời viết trong tác
phẩm có thể khơng đồng nhất với tác giả thực tại, văn bản văn học không chỉ trực


tiếp biểu hiện bằng lời mà chủ yếu biểu hiện. Do đó, khi đọc văn bản văn học đánh
giá trên bình diện ngơn ngữ, người đọc phải nhìn cấu trúc lại cả một văn bản, đặt
mình vào trong những suy tư của nhân vật trong thế giới tưởng tượng bằng các lớp
ngôn từ mà chủ thể sáng tác đã tạo ra để có một cái nhìn, đánh giá rõ ràng nhất.
* Phương diện các biện pháp nghệ thuật:
- Biện pháp nghệ thuật của văn bản văn học là các cách thức vận dụng ngơn từ để
xây dựng hình tượng nghệ thuật, thể hiện quan điểm với các biện pháp tu từ đặc
trưng như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nhân hóa, thậm xưng,...và các biện pháp tạo
hình là miêu tả, trần thuật, trữ tình, nghị luận.
Câu 2:
HẠNH THIÊN TRƯỜNG HÀNH CUNG
Cảnh thanh u vật diệc thanh u,
Thập nhị tiên châu thử nhất châu.
Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu.
Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự.
Thuỷ hữu thu hàm thiên hữu thu.
Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tịnh,
Kim niên du thắng tích niên du.
Câu 3:
Những yếu tố về vần/nhịp trong Hạnh Thiên Trường hành cung
- Về nhịp điệu, một câu bảy chữ trong thơ truyền thống thường chia làm hai nhịp
lớn: trên bốn dưới ba (4-3), nhịp trên có khi lại có thể chia làm hai nhịp nhỏ (2-2),
nhịp dưới cũng có thể chia làm hai nhịp nhỏ theo hai cách (1-2) hoặc (2-1). Bài
Hạnh Thiên Trường hành cung có nhiều câu lại khơng tn theo nhịp điệu nói trên.
Tác giả đã chia hai câu thơ thành hai nhịp lớn trên ba dưới bốn (3-4), như các câu

(1): “Cảnh thanh u vật diệc thanh u”, (5): “Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự, (6):
“Thuỷ hữu thu hàm thiên hữu thu”, (8): “Kim niên du thắng tích niên du”.
- Về cách gieo vần, trong Thất ngôn bát cú chỉ gieo 1 vần, gọi là độc vận rơi vào 5
chữ cuối của 5 câu: 1,2,4,6,8 thường là vần bằng . Nhưng trong Hạnh Thiên
Trường hành cung, vần thoát khỏi độc vận, chữ cuối câu 1 hiệp với chữ cuối câu 6
và câu 8, chữ cuối câu 2 hiệp với chữ cuối câu 4. Đây là sự sáng tạo của tác giả.


Câu 4:
Những yếu tố về ngữ âm, từ vựng trong Hạnh Thiên Trường hành cung:
- Một số chữ đa âm, đa nghĩa:
+ Ngay trong nhan đề Hạnh Thiên Trường hành cung, chữ “trường” trong tiếng
Hán đã có hai nghĩa: “trường” nghĩa là “dài” ví dụ như “trường cửu”, “sở trường”.
Thứ hai là từ “trưởng”: nghĩa thứ nhất là “lớn lên” ví dụ như “sinh trưởng”,
“trưởng thành. Nghĩa thứ hai là “cả” là “người đứng đầu” ví dụ như “trưởng nam”,
“hiệu trưởng”.
+ Chữ “Hành” trong tiếng Hán có ba âm: âm đầu tiên là “hành” nghĩa là “đi” như
trong “hành trình”, “bộ hành”. Âm thứ hai là “hàng” là hàng lối như trong các từ
“hàng ngũ”, “đội hàng”. Âm thứ ba “hạnh” là chỉ đạo đức, phẩm chất như trong
các từ “đức hạnh”, “phẩm hạnh”.
- Từ ngữ Hán Việt:
+ “Hạnh”: may mắn, vinh hạnh.
+ “Trần”: hồng trần, trần tục.
+ “Tĩnh”: tĩnh lặng, tĩnh mịch.
Câu 5:
Những yếu tố nghệ thuật cú pháp trong Hạnh Thiên Trường hành cung
- Hiện tượng đảo ngược thứ tự. Ví dụ như trong hai câu:
Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt,
Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu.
Là hai câu chủ vị đảo ngược thứ tự. Ngoài ra hai cụm “cầm bách thiệt”, “quất thiên

đầu” cũng là hai cụm chính phụ đảo ngược thứ tự do nhu cầu tu từ. Hai câu thơ:
Cảnh thanh u vật diệc thanh u,
Thập nhất tiên châu thử nhất châu.
Cũng là một câu ngữ pháp đảo ngược thứ tự, trong đó câu thứ hai là cụm chính phụ
làm chủ ngữ bị đưa xuống phía sau, còn câu đầu là hai cụm chủ vị, dùng làm vị
ngữ cho cả câu ngữ pháp đã được đưa lên trên.
- Hiện tượng tỉnh lược. Trong thơ cổ, hư từ thường bị tỉnh lược, chủ ngữ cũng
nhiều khi bị tỉnh lược thậm chí có bài cả bài thơ khơng xuất hiện chủ ngữ. Ngoài


ra, có lúc nhà thơ cịn tỉnh lược cả động từ vốn là thành phần quan trọng trong ngữ
pháp.
Như hai câu 3,4 trong Hạnh Thiên Trường hành cung sau khi đưa cụm chủ vị trở
lại với trật tự bình thường:
Cầm bách thiệt: bách hộ sinh ca,
Quất thiên đầu: thiên bàng nơ bộc.
Thì về mặt ý nghĩa phải lí giải là:
Trăm chim hót như trăm dàn ca nhạc
Ngàn cây quýt như ngàn hàng tơi tớ.
Nếu là văn xi thì cái chữ “như” đó nhất thiết phải dùng. Nhưng trong thơ ca, do
sự ràng buộc về thi luật, nhà thơ buộc phải hạn chế số chữ trong câu nên các động
từ không mạnh lắm như “như”, “hữu”, “tại” nhiều khi bị lược bỏ.
- Do hiện tượng lược bỏ động từ, cho nên trong thơ cổ ta thấy có nhiều câu chỉ do
một cụm danh từ hoặc loại cụm danh từ tạo thành. Các câu đó được các nhà ngữ
pháp gọi là câu vị ngữ thế từ. Vị ngữ thế từ có thể phân tích thành chủ ngữ hoặc vị
ngữ, nhưng khơng thể phân biệt đâu là chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 7:
Nghệ thuật tu từ học trong Hạnh Thiên Trường hành cung
- Các hình ảnh, biểu tượng:
+ Thập nhị tiêu châu: mười hai châu trong cõi tiên. Ở đây Trần Nhân Tông có ý ví

đất nước ta thời đó như cõi tiên, như thời thái bình thịnh trị trên đất nước gồm 12
châu đời Ngu Thuấn. Nước ta thời Trần chia làm 12 lộ, cũng giống như Trung
Quốc thời Ngu Thuấn chia làm 12 châu.
+ Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tịnh: “bốn biển đã trong, bụi bặm đã lắng”. “Bốn biển đã
trong” chỉ đất nước đã quay lại thời thanh bình. “Bụi bặm đã lắng” chỉ cuộc chiến
tranh xâm lược đã kết thúc. “Trần” ở đây chỉ giặc Nguyên và cuộc chiến do chúng
gây ra.
- Địa danh: Thiên Trường hành cung: là quê hương của họ Trần. Ở đây có một nơi
để các vua chúa về nghỉ ngơi.


Câu 8:
Đánh giá chung về nghệ thuật ngôn ngữ trong Hạnh Thiên Trường hành cung
Nghệ thuật ngôn từ trong Hạnh Thiên Trường hành cung nhìn chung vẫn tuân theo
chỉnh thể của một bài thơ Đường Luật thất ngôn bát cú. Tuy nhiên, bài thơ vẫn có
sự phá cách trong cách gieo vần, nhịp và nghệ thuật cú pháp, thể hiện sự sáng tạo
của Trần Nhân Tông. Thơ ca của ông tốt lên vẻ bình dị thanh thốt, ý vị đậm đà,
thể cách mới mẻ đúng như Lê Quý Đôn từng nhận xét: “Thơ Trần Nhân Tông – đại
biểu cho các nhà vua rất thích đề vịnh đời nhà Trần – đều có hứng thú, có tính cao
nhã, cái phong vị thơ còn mãi tới nay.
Câu 6:
Nghệ thuật niêm, đối trong Hạnh Thiên Trường hành cung
Nghệ thuật niêm, đối trong Hạnh Thiên Trường hành cung nhìn chung vẫn tuân
theo niêm của một thể thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật cơ bản. Trong một bài thơ
thất ngôn bát cú, nếu câu thơ trên là bằng mà câu thơ dòng dưới là trắc thì gọi là
đối, nếu câu thơ dịng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm. Câu 3 đối
với câu 4, câu 5 đối với câu 6 (“nguyệt” >< “ thủy”).




×