Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Tiểu luận cao học ppgdtthcm yêu cầu và phương pháp giảng dạy tư tưởng hồ chí minh về đạo đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.83 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
1.

Giới thiệu bài giảng................................................................................1

2.

Mục tiêu..................................................................................................1

3.

Yêu cầu:..................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TƯ TƯỞNG............................................4
1.1.

Cơ sở tư tưởng, lý luận.......................................................................4

1.2.

Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh......................................................14

CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC19
1.1.

Một số vấn đề chung về đạo đức......................................................19

1.2.

Vị trí, vai trị của đạo đức cách mạng.............................................31



1.3.

Những chuẩn mực đạo đức cách mạng...........................................35

1.4.

Nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng......................................45

KẾT LUẬN....................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................55


1. Giới thiệu bài giảng
Trình chiếu những câu ca dao tục ngữ thường gặp hướng về đạo đức
con người Việt Nam và đặt ra những câu hỏi liên quan đến vấn đề đạo đức.
+ Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh?
+ Hồ Chí Minh coi đạo đức của con người là gì?
2. Mục tiêu.
Về kiến thức: Cung cấp cho sinh viên nhận thức đầy đủ về những kiến
thức cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Trên cơ sở đó,
người học biết vận dụng vào thực tiễn nhằm thể hiện trách nhiệm hình thành
nhân cách đạo đức cá nhân và xây đựng văn hóa, đạo đức con người Việt
Nam hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Về kỹ năng: Giúp cho sinh viên có những phương pháp tư duy học tập,
hiểu được rõ bản chất về đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, tự
nghiên cứu và làm sáng tỏ quan điểm. Hơn thế nữa, sinh viên có thể đào sâu
kỹ hưn lý luận gắn với thực tiễn theo tinh thần độc lập, ham học hỏi, sáng tạo.
Về tư tưởng: Trên cơ sở nhận thức khoa học, sinh viên có niềm tin
tửng về giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách

mạng của dân tộc ta giành thắng lợi. Đồng thời , có những sự phản bác về
quan niệm sai trái, ý kiến trái chiều nhằm phủ nhận, xóa bỏ tư tưởng Hồ Chí
Minh nói chung và tư tưởng của Người đạo đức cách mạng nói riêng.
3. u cầu:
-

Về chương trình mơn học:

+ Thời gian:
+ Cấu trúc chương: Gồm……..


Phần 1: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TƯ TƯỞNG



Phần 2: CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

VỀ ĐẠO ĐỨC
+ Số tiết làm bài:
+ Phương pháp giảng bài: Thuyết trình, tiểu luận, vấn đáp.
1


-

Đối tượng: Sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường nói chung và

sinh viên đang học theo tại trường Học viện báo chí và tun tuyền nói riêng.
+ Cán bộ, thầy cô.


2


LỜI MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người kết hợp một cách tài tình những giá trị
đạo đức truyền thống của dân tộc với quan niệm đạo đức của chủ nghĩa MácLênin, các giá trị được xuất phát từ cơ sở thế giới quan và phương pháp luận
đúng đắn cho việc xây dựng một nền đạo đức mới phù hợp truyền thống, bản
sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Khơng phải vì danh vọng của cá nhân mà vì
lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người .Tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh là sự thống nhất cao giữa động cơ và hiệu quả, giữa lời nói và việc
làm, đạo đức với chính trị, với pháp luật, đạo đức với tài năng.
Theo Người: Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách
mạng. Người cán bộ, đảng viên phải vừa có đức, vừa có tài, có tài phải có
đức, lấy đức làm gốc. “Cũng như sơng thì có nguồn mới có nước, khơng có
nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo. Người cách
mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh
đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi
người là một cơng việc rất to tát mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn
bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì” (2). Theo tư tưởng đạo
đức Hồ Chí Minh thì đạo đức cách mạng khơng phải tự nhiên mà có. Khơng
phải chỉ có tu thân mà cịn phải có dấn thân. Muốn có đạo đức cách mạng thì
phải khổ công rèn luyện tu dưỡng học tập suốt đời của bản thân mỗi người và
được sự giáo dục thường xuyên của Đảng và nhân dân. Rèn luyện đạo đức
phải thông qua phong trào cách mạng của quần chúng để “Ngọc càng mài
càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, “Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo
giã xong rồi trắng tựa bông/ Sống ở trên đời người cũng vậy/ Gian nan rèn
luyện mới thành công”. Cụ thể hơn, cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
về đạo đức con người được thể hiện ở hai chương cụ thể trong nội dung sau.


3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN, TƯ TƯỞNG
1.1.

Cơ sở tư tưởng, lý luận.

1.1.1. Truyền thống nhân văn, đạo đức của dân tộc, q hương và
gia đình.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trước hết bắt nguồn từ việc tiếp
thu, lựa chọn, bổ sung và phát huy các giá trị truyền thống trong điều kiện
mới của cuộc cách mạng vô sản. Nó biểu hiện ở chính cuộc đời, tư tưởng và
hoạt động của Hồ Chí Minh, biểu tượng cao đẹp nhất của tâm hồn, tính cách
và văn hóa Việt Nam.
- Truyền thống đạo đức, nhân ái của gia đình và quê hương
Từ buổi thiếu thời, Nguyễn Sinh Cung (Hồ Chí Minh) đã sống trong
một gia đình nhà nho yêu nước, mọi người đều có lịng nhân ái, thương
người, thương dân, chuộng đạo lý, có tâm huyết với nền độc lập tự do của dân
tộc, không chịu khuất phục chế độ thống trị, bóc lột, áp bức của bọn thực dân
phong kiến. Ảnh hưởng sâu sắc nhất của Người là thân phụ và thân mẫu.
Những đức tính q báu đó của ông Sắc và bà Loan đã có tác động mạnh mẽ,
ảnh hưởng quyết định tâm hồn, tình cảm của Người. Có thể nói, đó là những
sợi tơ dệt nên nhân cách của Hồ Chí Minh thời thơ ấu.
Ơng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ Hồ Chí Minh là một người yêu nước,
thương dân sâu sắc, đậu Phó bảng nhưng ơng từ chối khơng ra làm quan, vì
triều đình phong kiến làm tay sai cho giặc. Chỉ đến khi bị thúc ép nhiều lần,
ông buộc phải nhận một chức quan nhỏ trong triều đình. Ơng cho rằng, quan
trường nơ lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn. Cũng như một số
nhà nho tiến bộ, quan điểm “trung quân ái quốc” của ơng đã đổi khác. Ơng

phủ nhận thuyết trung quân một cách mù quáng, trung quân không phải là
phục tùng triều đình phong kiến, mà phải yêu nước thương dân. Ơng ủng hộ
cải cách Duy tín và chủ trương lấy dân chúng làm hậu thuẫn cho các phong
trào cải cách chính trị xã hội. Vì có lịng u nước thương dân, khi ra làm
quan ơng ln đứng về phía nhân dân, che chở cho dân, chống lại bọn một
4


dân, hại nước. Dù ở đâu, bất cứ cương vị nào, ông đều thông cảm với dân
nghèo, luôn dành những tình cảm ưu ái nhất cho những trẻ mồ cơi, cho những
gia đình gặp cảnh éo le, những người bị bọn địa chủ, phong kiến và thực dân,
đế quốc đẩy vào cảnh điều đứng, khổ ải, lầm than.
Chính tấm lịng và tình cảm đó đã nhen nhóm lịng u nước, tình
thương đồng bào bị đọa đày trong tâm hồn trẻ tuổi của Nguyễn Tất Thành.
Ảnh hưởng của ông đối với Hồ Chí Minh khơng chỉ ở tấm lịng u nước,
thương dân mà điều quan trọng hơn là ông đã hướng cho các con mình yêu
lao động, học tập những kiến thức và văn hóa tiên tiến để biết “đạo lý làm
người”.
Bà Hồng Thị Loan, thân mẫu Hồ Chí Minh là một phụ nữ cần mẫn,
đảm đang, thương yêu chồng con vơ hạn, nhân hậu với bà con hàng xóm. Bà
ln giáo dục con cái biết yêu thương, biết chia sẽ với những người nghèo
khổ trong làng, sống có đạo lý, tình làng nghĩa nước. Chính những phẩm chất
đạo đức tốt đẹp đó đã có ảnh hưởng rất sâu sắc đến Hồ Chí Minh.
Quê hương Nghệ Tĩnh là một vùng quê nghèo. Người dân xứ Nghệ
luôn phải vật lộn, chiến đấu gian khổ với thiên nhiên. Họ cần cù lao động,
thức khuya dậy sớm, một nắng hai sương. Trong cuộc đấu tranh với thiên tai
là địch họa, người dân xứ Nghệ sớm biết yêu thương, dùm bọc, đoàn kết với
nhau và có tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất. Tình yêu thương, lòng vị
tha, sẵn sàng hi sinh cho người khác, cho gia đình, cho q hương, làng xóm,
cho đời sống cộng đồng, truyền thống đó đã góp phần tạo nên trong con người

Nguyễn Tất Thành tình cảm yêu thương người lao động, coi trọng tình làng
nghĩa xóm, sống với nhau có tình có nghĩa và những đức tính tốt đẹp khác.
Nghệ Tĩnh còn là nơi giàu truyền thống yêu nước. Từ lúc thiếu thời,
Nguyễn Tất Thành đã khâm phục tinh thần chống giặc của nhân dân ta, thấm
thía nỗi lo cứu nước của các bậc cha chú. Những tấm gương nghĩa liệt của họ
đã hun đúc trong tâm trí Người lòng yêu nước thiết tha và chỉ hướng đi tìm
đường cứu nước cứu dân. Nghệ Tĩnh cịn là nơi giàu bản sắc văn hóa, là mảnh
5


đất “địa linh nhân kiệt”, là quê hương của những câu hát dặm, hát phường vải,
những câu thơ “dậy sóng” của Phan Bội Châu, phản ánh khát vọng độc lập tự
do và ý chí đấu tranh chống cường bạo của quần chúng nhân dân. Truyền
thống lịch sử văn hóa đó đã nuôi dưỡng tâm hồn tuổi trẻ của Nguyễn Tất
Thành, tình thương yêu con người bị đọa đày đau khổ, tình thân ái và lịng
u q hương đất nước.
-

Truyền thống đạo đức, nhân ái của dân tộc Việt Nam.

Sinh trưởng trong một gia đình khoa bảng, ở một miền quê nổi tiếng là
“địa linh nhân kiệt”, cộng với tư chất thơng minh hiếm có, đặc biệt là sự u
thích mơn lịch sử, đã giúp cho Hồ Chí Minh hiểu biết sâu sắc truyền thống
lịch sử về con người và đất nước Việt Nam. Theo cách nói của Mác, muốn
hiểu con người, sự vật thì phải hiểu lịch sử của nó, Chính sự hiểu biết sâu sắc
con người Việt Nam mà Hồ Chí Minh thấy được sức mạnh của các giá trị
truyền thống nếu được phát huy. Vì thế, trong khi vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin để vạch ra con đường cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh
ln đòi hỏi phải dựa trên những giá trị truyền thống. Xem xét cơ sở, củng cố
bằng dân tộc học phương Đông, phải thấy được chủ nghĩa dân tộc là động lực

lớn, vĩ đại, thậm chí là duy nhất của các dân tộc thuộc địa, gắn kết chủ nghĩa
dân tộc với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Đây là vấn đề vừa có tính ngun tắc,
vừa có ý nghĩa là một phương pháp cách mạng.
Hồ Chí Minh đề cao truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do lên
thang giá trị cao nhất của con người. Đó là một truyền thống quý báu, bắt
nguồn từ sự hình thành sớm của dân tộc và sự trải qua nhiều cuộc chiến tranh.
Truyền thống đó được Hồ Chí Minh nâng lên một tầm cao mới: yêu nước là
thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu
làm nô lệ.
Những giá trị đạo đức nhân sinh hay còn gọi là đạo lý làm người được
hình thành từ rất sớm. Đó là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo
đức trong lối sống, nếp sống, giao tiếp của người Việt Nam, được biểu hiện ở
6


nền văn hóa dân gian, truyền miệng, những kinh nghiệm và hành vi đạo đức.
Nội dung đạo làm người rất phong phú: quan trọng nhất là đạo thờ tổ tiên, thờ
những người có cơng với nước, “uống nước nhớ nguồn”; nhân ái, tiết kiệm,
cần cù, hiếu học, sự hòa đồng, thủy chung, tình nghĩa giữa vợ chồng, anh em,
bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ; trung thực, mưu trí, dũng cảm... Tất cả những
giá trị truyền thống đó đã được tiếp thu và phát huy trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về con người.
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc trọng đạo đức. Nhân dân ta ln ln
địi hỏi mỗi người phải luôn tu dưỡng đạo đức để giữ làng giữ nước. Trong
q trình đó đã hình thành nên đạo lý làm người của dân tộc Việt Nam, thành
lương tri của người Việt Nam.
Truyền thống đạo đức Việt Nam là truyền thống gắn kết cộng đồng,
yêu thương con người, đề cao đức tính cần cù, giản dị, tiết kiệm...đồng thời
cũng phê phán gay gắt, đả kích khơng thương tiếc các thói: tham ăn, lười
biếng, khốc lác... Những kinh nghiệm ứng xử đó được đúc kết trong các bài

vè, ca dao, tục ngữ, gia huấn ca, các truyện khôi hài, tiếu lâm...
Lòng nhân ái là truyền thống nổi bật, cốt lõi của dân tộc Việt Nam
trong lao động và chiến đấu để dựng nước và giữ nước. Dân tộc Việt Nam đã
trải qua một chặng đường dài hàng nghìn năm lịch sử trong một môi trường
thiên nhiên khắc nghiệt của vùng nhiệt đới ẩm ướt với mưa nguồn, nước lũ,
bão tố, phong ba, nắng hạn, sâu keo, dịch bệnh...thiện tại thường xuyên đe
dọa cuộc sống của nhân dân ta, một cư dân nông nghiệp trồng lúa nước mà
công cuộc dựng nước gắn liền với công cuộc khai hoang mở đất. Cuộc đấu
tranh trong lao động gian khổ và lâu dài đòi hỏi nhân dân ta khơng những
phải có nghị lực phi thường mà còn phải thương yêu, đùm bọc, liên kết với
nhau, chung lưng đấu cật, đồng cam chịu khổ.
Nước ta lại ở vào một vị trí có ý nghĩa chiến lược của vùng Đơng Nam
Ả, lại có tài ngun phong phú nên từ rất sớm đã trở thành mục tiêu xâm lược
của các đế chế phương Bắc, rồi đến bọn thực dân đế quốc phương Tây.
7


Côngcuộc lao động gian khổ để dựng nước và chống ngoại xâm để giữ nước
trở thành hoạt động thường xuyên, nội tại, có tác động mạnh mẽ đến mọi hoạt
động chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, làm nảy sinh và hun đúc nên những
truyền thống tươi đẹp của nhân dân Việt Nam, trong đó nổi là truyền thống
nhân ái. Truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam có thể khái qt ở mấy
nội dung sau đây:
Sống hịa thuận, đoàn kết, yêu thương đồng bào, đồng loại, “thương
người như thể thương thân”, nhất là đối với những người gặp hoạn nạn, khốn
khổ. Nét đẹp truyền thống đó được phản ánh trong nội dung của biết bao câu
chuyện cổ trong nền văn hóa truyền thống dân tộc trong hàng loạt quy chế của
phe, giáp, họ, làng, trong những quỹ nghĩa thương, hội tương tế... được hình
thành khắp mọi nơi để giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều tục lệ cũng hướng vào việc
củng cố, thắt chặt tình làng nghĩa nước, Tình cảm mặn nồng đó cịn được thể

hiện trong hành vi ứng xử trong quan hệ cộng đồng người Việt Nam suốt
chiều dài lịch sử.
Căm thù giặc ngoại xâm, sẵn sàng hy sinh tính mạng và tài sản vì sự
nghiệp giải phóng dân tộc, vì độc lập, tự do của Tổ quốc là một khía cạnh sắc
nét truyền thống nhân ái của người Việt Nam. Lòng nhân ái đã gắn chặt vận
mệnh của mỗi người vào vận mệnh của cả dân tộc. Vinh dự, hạnh phúc, tiến
độ của mỗi người Việt Nam, yêu nước gắn liền với sự sống còn, hùng cường,
thịnh vượng của đất nước. Càng yêu con người, yêu thương mọi người, nhất
là những con người lao khổ, càng căm thù giặc ngoại xâm, càng có thêm ý chí
kiên cường, bất khuất sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của đất nước, dân tộc.
Tình yêu thương dân tộc, đất nước bị lầm than, bị xâm lược và đơ hộ chính là
điểm xuất phát của tinh thần xả thân của con người Việt Nam trải qua bao thế
hệ.
Sống thủy chung, biết ơn, tơn kính, noi gương những anh hùng, nghĩa
sĩ có cơng đức với dân với nước. Nhân dân Việt Nam luôn hướng về tương lai
nhưng không bao giờ lãng quên quá khứ, quên tổ tông, vong ơn bội nghĩa. Từ
8


hàng ngàn năm nay nhân dân ta vẫn luôn ghi nhớ câu “uống nước nhớnguồn”,
“ăn quả nhớ người trồng cây”. Có thể thấy hầu khắp các làng xã Việt Nam
xưa kia khơng đâu là khơng có những ngơi đình, mái đền cổ kính được xây
dựng ở nơi tơn nghiêm, trung tâm để thờ các vị thành hồng, tiền cơng, các
bậc anh hùng có cơng mở đất, dụng làng đánh giặc giữ nước. Tại những nơi
này hàng ngàn năm đều có tổ chức lễ hội để tưởng nhớ đến công ơn các bậc
tiền bối.
Tư tưởng nhân văn Việt Nam, tiêu biểu là lòng nhân ái, “lá lành đùm lá
rách”, “thương người như thể thương thân”, quý trọng con người... là những
giá trị tinh thần cao quý của con người Việt Nam. Truyền thống nhân ái đó
được nảy sinh từ đời sống cố kết cộng đồng lâu đời của dân tộc ta trong lao

động sản xuất, trong đấu tranh chống thiên tai, địch họa. Chính điều kiện
thiên nhiên khác nghiệt và những thử thách ngặt nghèo của cuộc sống đã làm
nảy sinh trong mỗi người dân Việt Nam ý thức thương yêu, đùm bọc, liên kết
hiệp đoàn, chung lưng đấu cật, đồng cam cộng khổ để duy trì sự tồn tại và
phát triển. Tình cảm tốt đẹp đó ngày càng phát triển, trở thành lối sống vị tha,
nhân ái của dân tộc, lối sống nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một
nước phải thương nhau cùng”, “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại
nên hòn núi cao”.
Nét đặc trưng của lòng nhân ái Việt Nam là lấy cái thiện trị cái ác, “lấy
đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo”, là đánh kẻ chạy đi
khơng đánh người chạy lại. Nét đặc trưng đó chứa đựng lòng khoan dung, độ
lượng, một nội dung nhân văn cao cả của dân tộc. Một dân tộc chịu nhiều đau
khổ, mất mát do chiến tranh gây nên, đã lập nhiều chiến công hiển hách trong
lịch sử chống ngoại xâm, nhưng chúng ta cũng rất tự hào là dân tộc rất u
hịa bình, nhân ái, một dân tộc rất đỗi nhân hậu, khoan dung. Điều đó được
thể hiện ở ý chí hịa bình mãnh liệt xuất hiện sớm trong đời sống của dân tộc
ta. Truyền thuyết “Thạch Sanh” đã phản ánh tinh thần u chuộng hịa bình,
truyền thống nhân ái, nhân văn của dân tộc Việt Nam. Vua tôi nhà Trần, nhà
9


Lê đánh thắng giặc vẫn mở lượng hiếu sinh, chẳng những để địch rút lui an
tồn về nước mà cịn cấp cho chúng lương thực, thuyền và ngựa, thể hiện cử
chỉ cao thượng của dân tộc. Lòng nhân ái Việt Nam, không chỉ thể hiện ở sự
yêu mến nhân dân mình, Tổ quốc mình, mà cịn thể hiện ở sự tôn trọng độc
lập, chủ quyền lãnh thổ của dân tộc khác.
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trên quê hương giàu truyền thống nhân
ái của dân tộc Việt Nam, nên thường căn dặn chúng ta phải biết giữ gìn và
phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc trong đối nhân xử thế. Người dạy:
“nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau có tình có nghĩa... Hiểu chủ nghĩa Mác Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà

sống khơng có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”.
Trong cử chỉ, lời nói, hành động của Hồ Chí Minh chúng ta thấy rất rõ dấu ấn
truyền thống nhân ái của dân tộc Việt Nam “đem đại nghĩa thắng hung tàn,
lấy chí nhân thay cường bạo”.
1.1.2. Tinh hoa văn hóa phương Đơng, văn hóa phương Tây.
Tinh hoa văn hóa phương Đơng và văn hóa phương Tây có vai trị quan
trọng đối với việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng
nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng, trong đó đạo đức Nho giáo ảnh
hưởng sâu sắc nhất.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà Nho, từ thủa thiếu thời, Hồ
Chí Minh đã được học chữ Hán và văn học cổ điển Trung Quốc ở cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân phụ của Người cùng với các nhà Nho học có tâm
huyết, giàu lịng u nước, thương dân. Vốn văn hóa cổ điển Trung Quốc đã
trang bị một vốn tri thức nhất định đủ để Người tiếp nhận được tinh hoa của
đạo Khổng Mạnh về đạo làm người, về sự tu thân, về cách ứng xử trong nhà,
trong họ và một phần đối với xã hội, đến con người và tinh thần “tứ hải giai
huynh đệ”. Trên cơ sở đó, Người đã xây dựng quan điểm tư tưởng về một thế
giới rộng lớn cho mọi con người sống trên trái đất, nhất là những người lao
khổ bị đọa đày đau khổ, bị áp bức bóc lột ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
10


Đó là nội dung của tình hữu ái giai cấp mà Người nêu lên: “Dù màu da
có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và
giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thơi:
tình hữu ái vơ sản”..
Khơng chỉ tiếp thu Nho giáo, Hồ Chí Minh cịn tiếp nhận phần tích cực
trong tư tưởng nhân ái của các tôn giáo. Đối với đạo Phật, Người tiếp nhận
tỉnh hoa, phần tích cực nhân văn của đạo Phật, Người nhấn mạnh tư tưởng
của Đức Thích Ca muốn xây dựng một cuộc sống “thuần mỹ, chỉ thiện, bình

đẳng, yên vui, no ấm cho chúng sinh, xây dựng một xã hội hạnh phúc và an
lạc”, xóa bỏ nỗi khổ đau của con người trên trái đất.
Trên con đường tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chủ động tiếp
xúc, tìm hiểu văn hóa phương Tây với một ý thức cầu thị sâu sắc. Từ những
năm còn là học sinh của trường Quốc học Huế, được làm quen với những
khẩu hiệu Tự do, Bình đẳng, Bác ái của cách mạng tư sản Pháp, Hồ Chí Minh
có ý định sang phương Tây để tìm hiểu tường tận cội nguồn và bản chất của
nền văn hóa đó. Người cho biết: “Khi tơi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi đã
được nghe ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bác ái... Và từ thủa ấy, tôi rất
muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn giấu đằng
sau những từ ấy”. Trong 30 năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, qua sách
vở và tiếp xúc với nhân dân các nước, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận thêm những
tinh hoa của văn hóa phương Tây, tìm thấy ở chủ nghĩa nhân văn, thoát thai từ
thời đại phục hưng, được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập của Hoa kỳ
(1776), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng tư sản Pháp
(1789). “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Báo Le Paria (Người cùng khổ)...
phần nào có dấu ấn của tỉnh hoa chủ nghĩa nhân văn trong văn hóa phương
Tây mà người chịu ảnh hưởng và tiếp nhận.
1.1.3. Lý luận Mác – Lênin – chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
Cũng trong thời gian tiếp xúc với văn hóa phương Tây, Hồ Chí Minh
đã khám phá ra Lênin và chủ nghĩa Lênin, xác định con đường đúng đắn để
11


giải phóng các dân tộc thuộc địa mà Người hằng khao khát, mong ước. Đọc
Sơ thảo luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, Người rất xúc
động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao, “vui mừng đến phát khóc lên”...
vì đã tìm thấy chủ nghĩa nhân đạo cộng sản trong cơng cuộc giải phóng triệt
để các dân tộc bị áp bức, bị nổ dịch, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người, xây dựng một thế giới, một xã hội tự do, bình đẳng, bác ái. Chủ nghĩa

Mác - Lênin không chỉ ảnh hưởng sâu sắc đến tư tưởng Hồ Chí Minh mà cịn
là nguồn gốc quan trọng nhất trong việc hình thành tư tưởng nhân văn và tư
tưởng đạo đức của Người. Bởi vì, như Người nói: “Từng bước một, trong
cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác – Lênin, vừa làm công tác thực tế
dần dần tơi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới
giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới
khỏi ách nô lệ”'.
Chủ nghĩa Mác không có nhiều tác phẩm chuyên nghiên cứu về con
người, nhưng trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác là: triết học, kinh tế
chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, lại luôn xuất phát từ những vấn đề
của con người và nhằm mục tiêu cuối cùng là con người.
Học thuyết mác xít về con người bao gồm nhiều nội dung: mối quan hệ
giữa con người với tự nhiên; bản chất xã hội của con người; cá nhân và xã
hội, vai trò của quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử, bản chất ý
thức; vấn đề nhận thức của con người; vai trò của hoạt động thực tiễn đối với
nhận thức và sự phát triển xã hội; về sự tha hóa của con người; con người
trong các tổ chức và trong các q trình xã hội...
Có thể khái quát bản chất học thuyết mác xít về con người là: giải
phóng giai cấp, giải phóng xã hội và giải phóng con người.
Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin như là một “sự gặp gỡ”,
“sự tìm thấy những chân lý của thời đại. Trước khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về các vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin, Hồ Chí Minh
vẫn cịn là nhà u nước. Sự phát triển nhanh chóng về mặt nhận thức do tích
12


cực tham gia hoạt động xã hội đã giúp Hồ Chí Minh thấy những giá trị của
tinh thần nhân văn phương Tây chưa đem lại con đường thực sự cho giải
phóng con người. Những giá trị tự do, dân chủ, bình đẳng, bác ái, thực chất là
phản ánh ý thức hệ tư sản. Hồ Chí Minh cho rằng các cuộc cách mạng tư sản

đó là “chưa phải cách mạng đến nơi”. “Chủ nghĩa Uynxơn chỉ là trò bịp lớn”.
Khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái trên thực tế đã khơng cịn ý nghĩa đối với
nhân dân lao động.
Hồ Chí Minh tự nhận mình là học trị của những nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là sự tiếp thu sáng tạo học thuyết
mác xít về con người trong hồn cảnh Việt Nam, được thể hiện ở một số nội
dung chủ yếu sau:
- Hồ Chí Minh đã nhận thức và giải quyết vấn đề con người theo quan
điểm của chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng duy vật.
- Tiếp thu tinh hoa truyền thống dân tộc và nhân loại, trong đó cốt lõi là
chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho phép tư tưởng Hồ Chí Minh về con người tiếp
cận tới bản chất của vấn đề con người với nội dung rộng lớn hơn về kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa.
• Vạch rõ mối quan hệ giữa giải phóng con người với giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội.
- Chủ nghĩa Mác – Lênin coi sự nghiệp giải phóng con người là sự
nghiệp tự giải phóng của giai cấp lao động. Hồ Chí Minh cho rằng cuộc đấu
tranh để giải phóng con người “chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của
bản thân anh em”, “chủ nghĩa xã hội là do nhân dân tự xây dựng lấy”. Con
người là chủ thể tích cực, tự giác và sáng tạo của sự nghiệp ấy...
Hồ Chí Minh nhận thấy giá trị cao cả của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.
Nếu chủ nghĩa nhân văn tự sản đề xướng việc giải phóng cá nhân con người
khỏi mọi ràng buộc của chế độ phong kiến thì lại khơng hề đả động đến việc
giải phóng cá nhân con người lao động. Trái lại, chủ nghĩa nhân văn cộng sản
chủ trương giải phóng tất cả những người bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới,
13


thủ tiêu mọi gông xiềng nô lệ, đem lại tự do, hạnh phúc cho nhân loại. Chủ
nghĩa nhân văn tự sản lấy chế độ tư hữu và chủ nghĩa cá nhân làm cơ sở cho

lý tưởng nhân đạo mà bản chất là chống lại con người bị áp bức bóc lột, lực
lượng đông đảo nhất của nhân loại.
Dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã tiếp
cận con người và đem lại một quan niệm riêng hết sức độc đáo. Mặc dù
Người khơng có một tác phẩm nào bàn riêng về con người, nhưng trong hệ
thống tư tưởng của Người, tư tưởng về con người là một tư tưởng xuyên suốt,
thâm nhập toàn bộ hệ thống, được nhắc đến như một mục tiêu thiêng liêng
cao cả trong suốt cuộc đời và trong sự nghiệp cách mạng của Người, nó thấm
đượm trong tồn bộ cuộc đời hoạt động của Người, được tỏa sáng trong từng
việc làm, từng cử chỉ, từng mối quan tâm ân cần đến mỗi con người, mỗi thân
phận cụ thể, con người mà Người nói đến là con người cụ thể, lịch sử, con
người gắn với các mối quan hệ xã hội.
Tóm lại, những tinh hoa của truyền thống dân tộc và nhân loại, đặc biệt
là những nguồn gốc chủ yếu tạo nên tư tưởng nhân văn và tư tưởng đạo đức
Hồ Chí Minh.
1.2.

Nhân tố chủ quan Hồ Chí Minh.

Tư tưởng bao giờ cũng là sản phẩm của con người, do con người sáng
tạo nên trên cơ sở những nhân tố khách quan. Do đó, sẽ khơng đầy đủ nếu
chúng ta khơng đề cập đến nhân tố chủ quan hình thành tư tưởng Hồ Chí
Minh về nhân văn, đạo đức.
Hồ Chí Minh là con người có lịng u nước, thương dân sâu sắc. Yêu
nước, thương dân là truyền thống đặc sắc nhất của con người Việt Nam. Từ
xưa đến nay người Việt Nam vốn có mối quan hệ gắn bó nhà, làng nước,
nước mất thì nhà tan, nợ nước gắn với thù nhà. Tình làng, nghĩa nước đã
thành triết lý sống: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước
phải thương nhau cùng”, “thương người như thể thương thân” của mỗi người.


14


u Tổ quốc, u đồng bào, đó là tình u, là đạo lý của người Việt
Nam, là giá trị văn hóa đúc kết hàng ngàn năm, là cội nguồn của mọi tình u
thương con người. Từ thuở nhỏ Hồ Chí Minh đã được chứng kiến tội ác của
bọn thực dân phong kiến cũng như cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị bóc lột
cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương. Lớn lên trong
cảnh nước mất nhà tan, nhân dân sống kiếp lầm than, nô lệ. Các phong trào
khởi nghĩa chống Pháp liên tiếp, sôi sục, nhưng đều bị dìm trong máu lửa.
Các bậc anh hùng hào kiệt của đất nước, các bậc tiền bối đã trăn trở với con
đường cứu dân, cứu nước nhưng đều thất bại. Thực tiễn đó đã sớm hình thành
và bồi đắp cho Nguyễn Tất Thành một chí hướng, thơi thúc Người thanh niên
yêu nước quyết ra đi tìm con đường giải phóng cho đồng bào, cho nhân dân.
Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước trên
quê hương Nghệ An, gần gũi với nhân dân, lớn lên ở Huế - trung tâm văn hóa
chính trị của đất nước từ đầu thế kỷ XIX. Thân phụ của Người là một nhà nho
cấp tiến, xuất thân trong một gia đình nghèo nhưng có nghị lực kiên cường
trong cuộc sống, có ý chí kiên cường vượt gian khổ, khó khăn để đạt được
mục tiêu. Sau này ơng đậu Phó bảng nhưng không đi theo con đường làm
quan mà dân thân vào cuộc đấu tranh yêu nước, sẵn sàng hy sinh tất cả cho
mục đích cứu dân, cứu nước, đặc biệt là tư tưởng thương dân, "Ái quốc là ái
dân", chủ trương lấy dân làm hậu thuẫn cho mọi cải cách chính trị- xã hội sau
này đã trở thành tư tưởng cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Ở Hồ Chí Minh thể hiện tấm lịng vị tha, nhân ái, hết mực yêu thương
con người. Nếu ảnh hưởng của ông Nguyễn Sinh Sắc đối với con là nền nho
học đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín và tấm gương của một nhân cách cao
thượng, cứng cỏi “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng
khuất”, thì ảnh hưởng của người mẹ, bà Hồng Thị Loan lại là tấm gương
sáng của người lao động cần cù, sống có nghĩa tình, vị tha, nhân ái. Bà Hồng

Thị Loan - thân mẫu Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình Nho học có
truyền thống và thơng tuệ. Cả hai bên gia đình nội ngoại của bà đều giàu lòng
15


thương người, q trọng tình làng nghĩa xóm. Bà là một người giàu đức hi
sinh, có nếp sống giản dị, thanh cao đã để lại dấu ấn rõ trong cuộc đời của
Nguyễn Sinh Cung. Người còn nhớ như in lời mẹ ru đầy ý nghĩa, đạo lý ở
làng Hoàng Tù:
“Làm người đói sạch rách thơm Cơng danh phải nhẹ, nước non phải
đền”.
Vận mệnh dân tộc, đau thương trước thân phận của người dân mất
nước, ảnh hưởng của các phong trào chống Pháp đã hình thành ở Hồ Chí
Minh khát vọng cứu dân, cứu nước, mong giải phóng cho nhân dân khỏi ách
nô lệ, áp bức. Chứng kiến những phong trào chống Pháp của nhân dân ta đầu
thế kỷ XX, Người cũng đồng thời nhận ra sự bế tắc của các con đường đó.
Thương dân, đồng cảm với nhân dân là nét đặc sắc trong con người Hồ Chí
Minh. Với tấm lịng u nước thương dân tha thiết ấy, Hồ Chí Minh đã trăn
trở với biết bao nhiêu câu hỏi lớn về vận mệnh của dân tộc: Tại sao các phong
trào chống Pháp của nhân dân ta đều thất bại, chân lý ở đâu và tìm đâu ra
chân lý để cứu dân, cứu nước? Tất cả điều đó giúp Hồ Chí Minh ni hồi
bão, khát vọng lớn lao tìm con đường giải phóng cho dân tộc. Yêu nước,
thương dân nhưng đặc biệt nhất là Người luôn tin tưởng ở nhân dân. Đây là
điểm xuất phát đúng đắn trên con đường đi đến với chân lý, với cách mạng
của Hồ Chí Minh.
Có thể thấy, khơng chỉ ở nước ta mà có nhiều chính khách, nhiều nhà
hoạt động văn hóa- xã hội ở nước ngoài đã nêu nhiều ý kiến sâu sắc về nhân
cách, phẩm chất, về tài năng trí tuệ của Hồ Chí Minh. Giáo sư sử học Ấn Độ
Xanti Mauroi cho rằng: “Ở giữa cơn khủng hoảng này, nhân loại đã sản sinh
ra những danh nhân lỗi lạc làm nên thời đại như Lênin, Hồ Chí Minh, Gandhi

đã để lại những dấu ấn khơng thể sai lầm của mình để được tiếp tục theo đuổi
trong các đảo lộn nhiều biến động”. Cũng theo nhà sử học người Mỹ, bà Gi.
Xtenxơn, trong con khủng hoảng về sự tiến bộ tinh thần, về các giá trị đạo
đức, “một số đông người đã tha hóa chạy theo cuộc sống hưởng thụ là mục
16


đích của cuộc sống, nhân loại lại tìm về tấm gương sáng ngời nhân cách của
Hồ Chí Minh, một tấm gương cho mọi thế hệ tiếp sau”, nhân loại tự hào có
Hồ Chí Minh và hướng về Người. Tư tưởng, nhân cách và tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh là lời giải cho bài toán của nhân loại mà giá trị của nó khơng thể
phai mờ, đã góp sức “phục hưng” và cải tạo một thời đại.
Có thể nói, tài năng trí tuệ của Hồ Chí Minh đã tác động rất lớn đến sự
hình thành và phát triển tư tưởng của Người nói chung, tư tưởng về nhân văn,
đạo đức nói riêng. Đó là con người sống có hồi bão, yêu nước, thương dân
sâu sắc, có bản lĩnh kiên định. Con người có tình cảm cao đẹp và sâu sắc, tình
cảm trong quan hệ ứng xử với mọi người thể hiện trong tình yêu gia đình, quê
hương, đất nước, trong tình nhân ái, yêu thương quý trọng con người, quan
tâm tới mọi số phận con người, giải phóng cho con người khỏi sự áp bức,
khỏi sự đối khô, sự dốt nát.
Đó là con người có tư tưởng đạo đức cao đẹp, cả cuộc đời phấn đấu vì
độc lập của dân tộc, tự do hạnh phúc cho nhân dân. Đạo đức cách mạng
“trung với nước, hiếu với dân”, “cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, lấy
sự hi sinh cho Tổ quốc, cho nhân dân là lẽ sống, là niềm vui và cũng là ham
muốn tột bậc của Người.
Đó cịn là con người có trí tuệ un bác, thơng minh, có ý chí kiên
cường, mãnh liệt, bất khuất, vượt qua mọi gian khổ, khó khăn, ln lạc quan
u đời. Tác phong làm việc khoa học, nếp sống giản dị, ung dung thanh thản,
hịa vào thiên nhiên, khơng màng danh lợi... Tất cả hòa hợp, chung đúc lại
thành một con người vừa kiệt xuất vừa đời thường, một nhân cách vĩ đại ln

nhất qn giữa nói và làm, sống và hành động, lý trí và tình cảm. Chính
những phẩm chất và tài năng đó đã có vai trị quan trọng đối với Hồ Chí Minh
trong việc quyết định ra đi tìm đường cứu nước, quyết định lựa chọn hướng đi
cũng như khi tiếp cận với học thuyết Mác - Lênin. Nhờ vậy, giữa vô vàn học
thuyết, quan điểm khác nhau, trong khi nhiều chí sĩ yêu nước từ Phan Bội
Châu, Huỳnh Thúc Kháng đến Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường chưa phát
17


hiện được ở đâu là chân lý cửu nước giải phóng được dân tộc thi Hồ Chí
Minh đã tìm ra được mục tiêu, lý tưởng cách mạng đúng đắn và con đường để
đi tới mục tiêu, thực hiện lý tưởng ấy.
Như vậy, bằng thiên tài trí tuệ và phẩm chất cách mạng của mình, Hồ
Chí Minh đã nghiên cứu, tiếp biến, phát triển tổng hòa nguồn giá trị tư tưởng
văn hóa truyền thống mà cốt lõi là chủ nghĩa yêu nước, giá trị nhân văn, đạo
đức của dân tộc cùng với tinh hoa văn hóa phương Đơng và phương Tây đặc
biệt là những giá trị nhân văn cộng sản của chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền
tảng để hình thành tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minh và chính Người
là một tấm gương mẫu mực về nhân văn, đạo đức cho mọi thế hệ tiếp sau.

18


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
1.1.



Một số vấn đề chung về đạo đức.


Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức:

Là sự phản ánh hoàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam gắn với cuộc đấu
tranh của con người của thời đại và sự tổng kết khái quát lại thành những
nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức thơng qua các bài nói bài viết và bằng
chính hoạt động thực tiễn đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh bạn rất nhiều về vấn đề đạo đức. Tư tưởng đạo đức của
Người đã được thể hiện rất rõ nét trong những bài viết, bài nói ngắn gọn,
được diễn đạt rất cơ đọng, hàm súc theo phong cách riêng của mình. Tuy
nhiên, những điều Người nói, viết về đạo đức lại khơng nhiều bằng những
điều mà Người làm. Đây cũng chính là điểm đặc sắc, sáng tạo trong tư tưởng
đạo đức Hồ Chí Minh.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện rất rõ nét trong những
bài viết, bài nói ngắn gọn, được diễn đạt rất cô đọng, để hiểu theo phong cách
riêng của Người. Đạo đức mà Người nói đến ở đây là đạo đức mới, đối lập
với đạo đức cũ. Đạo đức cũ là đạo đức phong kiến, đạo đức tự sản, tiểu tư
sản, đạo đức của người sản xuất nhỏ được xác lập trên nền tảng của chế độ tư
hữu chỉ nhằm mục đích đem lại lợi ích cho gia đình, cho cá nhân, đối lập với
lợi ích của nhân dân lao động.
Đạo đức tự sản là kiểu đạo đức xây dựng trên cơ sở của chủ nghĩa cá
nhân. Trong xã hội tư bản, chủ nghĩa cá nhân tư sản là nguyên tắc cơ bản của
đạo đức.
Tiếp thu các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát
triển một cách sáng tạo tư tưởng đạo đức của C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin, ở
Hồ Chí Minh đã hình thành những tư tưởng về đạo đức cách mạng. Đạo đức
cách mạng theo Hồ Chí Minh là phải xố bỏ những gì đã lỗi thời và phát huy
mạnh mẽ những tiềm năng tinh thần, những phẩm chất đạo đức truyền thống
tốt đẹp của dân tộc và nhân loại.
19




×