- 1 -
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC
CN.TRẦN THỊ HOÀ
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC
TRẺ KHIẾM THỊ
ĐÀ NẴNG - 2008
- 2 -
MỤC LỤC
I. Đề cương chi tiết
II. Đề cương bài giảng
Chương 1. Những vấn đề chung về trẻ khiếm thị
1.1. Khái niệm 4
1.2. Phân loại 4
1.3. Nguyên nhân 4
1.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị 4
1.4.1. Giao tiếp và tình cảm xã hội 4
1.4.2. Nhận thức 5
1.4.3. Ngôn ngữ 8
Chương 2. Phát triển các kỹ năng cho trẻ khiếm thị
2.1. Dạy kỹ năng định hướng di chuyển cho trẻ khiếm thị 11
2.2.1. Kỹ thuật đi với người dẫn đường 11
2.2.2. Kỹ thuật sử dụng các thế tay an toàn 12
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng gậy 13
2.2. Phát triển kỹ năng xúc giác và dạy đọc và viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị 17
2.2.1.Phát triển kỹ năng xúc giác 17
2.2.2. Dạy đọc và viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị 22
2.3. Phát triển kỹ năng thị giác cho trẻ khiếm thị 27
Chương 3. Hệ thống phương tiện trợ thị
3.1. Phương tiện trợ thị quang học 31
3.2. Phương tiện trợ thị phi quang học 39
Chương 4. Giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam
4.1. Tình hình giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam 43
4.2 Hệ thống giáo dục trẻ khiếm thị tại Việt Nam 47
4.2.1. Các hình thức giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam 47
4.2.2. Hệ thống dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho trẻ khiếm thị ở Việt Nam 48
III. Tài liệu tham khảo
- 1 -
I. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
1. Tên học phần: Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị
(Overview of Education of Children with Visually Impairment)
2. Số tín chỉ: 3
3. Trình độ: Sinh viên năm thứ ba (học kì 5)
4. Phân bổ thời gian:
+ Nghe giảng lí thuyết: 17
+ Làm bài tập trên lớp: 7
+ Thảo luận, xemina: 14
+ Thực hành, thực tập:
+ Tự học: 7
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên đã học xong học phần Nhập môn giáo dục đặc biệt.
6. Mục tiêu học phần:
Học phần sẽ trang bị những kiến thức cơ bản về các đặc điểm tâm lí của trẻ khiếm
thị, bước đầu cung cấp phương pháp phát triển một số kỹ năng đặc thù và hỗ trợ cho trẻ
khiếm thị giúp sinh viên bước đầu tiếp cận và thực hiện một số hoạt động giáo dục cho trẻ
khiếm thị
- Mục tiêu cụ thể: Sau khi học xong học phần này sinh viên đạt được:
+ Về kiến thức: hiểu biết về tật khiếm thị, đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị, các kỹ
năng đặc thù của trẻ khiếm thị, hệ thống phương tiện trợ thị và tình hình giáo dục trẻ khiếm
thị ở Việt Nam.
+ Về kỹ năng: có thể trình bày được những hiểu biết và quan điểm về các vấn đề có
liên quan đến giáo dục trẻ khiếm thị, biết phát triển các kỹ năng đặc thù cho trẻ khiếm thị,
biết sử dụng các hệ thống phương tiện trợ thị.
+ Về thái độ: có thái độ tôn trọng khả năng của trẻ khiếm thị, kiên trì nhẫn nại trong
khi dạy trẻ khiếm thị; có tình yêu thương đối với trẻ, tích cực tìm hiểu lý thuyết và thực tế
giáo dục trẻ khiếm thị
, áp dụng những kiến thức và kỹ năng đã học vào thực tiễn
7. Mô tả vắn tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho người học kiến thức cơ bản về: Đặc điểm tâm lý cơ bản của
trẻ khiếm thị: cảm giác tri giác, giao tiếp, ngôn ngữ, nhận thức; phát triển các kỹ năng đặc
thù cho trẻ khiếm thị; Giới thi
ệu hệ thống phương tiện trợ thị và tình hình giáo dục trẻ
khiếm thị ở Việt Nam.
8. Nhiệm vụ của sinh viên
- Dự lớp: đầy đủ các tiết lý thuyết, thảo luận, bài tập và thực hành.
- Làm bài thi kiểm tra giữa kì, thi hết học phần.
- 2 -
9. Học liệu học tập
1. Tài liệu bài giảng.
2. Geert Wiliam van Delden, Bài giảng về Đại cương giáo dục trẻ khiếm thị, Khoá
đào tạo cử nhân về giáo dục trẻ khiếm thị 2001 –2003.
3 .Đặc điểm nhận thức của trẻ khiếm thị, Trung tâm nghiên cứu trẻ có tật, Viện
Khoa học giáo dục, 1999.
4. Phạm Minh Mục, Giáo dục hoà nhập cho trẻ khiếm thị, Tài liệu bài giảng, Viện
CL & CTGD.
5. Nguyễn Hiệp Thương, Định hướng di chuyển, Tài liệu bài giảng, Đại học Sư
phạm Hà Nội6
6. Phạm Thị Bền, Hình thành các kỹ năng và phát triển các giác quan, Tài liệu bài
giảng, Đại học Sư phạm Hà Nội.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
Đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa vào các tiêu chí sau:
- Dự lớp : Sinh viên đi đủ số giờ lý thuyết và thực hành theo qui định, chuẩn bị các
bài đọc theo yêu cầu của giảng viên
- Thảo luận : Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, trình bày được kết quả
thảo luận của nhóm.
- Bản thu hoạch : Viết thu hoạch về các buổi tự học, thảo luận (theo nhóm), viết thu
hoạch các nhân sau mỗi buổi thực hành .
- Thuyết trình : Thuyết trình về quan điểm của các thành viên trong mỗi nhóm thảo
luận về các vấn đề được giao trong buổi thảo luận
- Kiểm tra giữa học kì : làm bài kiểm tra và viết bài báo cáo thực hành.
- Thi cuối học kì : Thi trắc nghiệm 60 phút hoặc thi tự luận 120 phút.
11.Thang điểm: 10 điểm với nội dung như sau:
STT Nội dung đánh giá Trọng số
1. Báo cáo bài tự học, thực hành 0,2
2. Kiểm tra giữa môn/ tiểu luận 0,2
3. Thi hết môn 0,6
12. Nội dung chi tiết học phần
Chương 1. Những vấn đề chung về trẻ
khiếm thị
1.1. Khái niệm
1.2. Phân loại
1.3. Nguyên nhân
1.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị
1.4.1. Giao tiếp và tình cảm xã hội
1.4.2. Nhận thức
1.4.3. Ngôn ngữ
1.4.4. Vận động
Chương 2. Phát triển các kỹ năng cho trẻ khiếm thị
- 3 -
2.1. Dạy kỹ năng định hướng di chuyển cho trẻ khiếm thị
2.2.1. Kỹ thuật đi với người dẫn đường
2.2.2. Kỹ thuật sử dụng các thế tay an toàn
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng gậy
2.2. Phát triển kỹ năng xúc giác và dạy đọc và viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị
2.3.1.Phát triển kỹ năng xúc giác
2.3.2. Dạy đọc và viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị
2.3. Phát triển kỹ năng thị giác cho trẻ khiếm thị
2.3.1.Phát triển kỹ năng thị giác cho trẻ khiếm thị từ 0 –3 tuổi
2.3.2. Phát triển kỹ năng thị giác cho trẻ khiếm thị từ 3 – 6 tuổi
Chương 3. Hệ thống phương tiện trợ thị
3.1 Phương tiện trợ thị quang học
3.1.1. Giới thiệu các phương tiện trợ thị quang học
3.1.2. Hướng dẫn sử dụng phương tiện trợ thị quang học cho trẻ khiếm thị
3.2 Phương tiện trợ thị phi quang học
3.2.1. Giới thiệu các phương tiện trợ thị phi quang học
3.3.2. Hướng dẫn sử dụng phương tiện trợ thị phi quang học cho trẻ khiếm thị
Chương 4. Giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam
4.1 Tình hình giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam
4.1.1.Sự phát triển của giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam trước năm 1945
4.1.2. Sự phát triển của giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay.
4.2. Hệ thống giáo dục trẻ khiếm thị tại Việt Nam
4.2.1. Các hình thức giáo dục trẻ khiếm thị ở Việt Nam
4.2.2. Hệ thống dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho trẻ khiế
m thị ở Việt Nam
13. Ngày phê duyệt
14. Cấp phê duyệt
- 4 -
II. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ KHIẾM THỊ
1.1. Khái niệm
Trẻ khiếm thị là trẻ dưới 16 tuổi có khuyết tật thị giác, khi đã có phương tiện trợ
giúp nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động cần sử dụng mắt.
Trẻ khiếm thị có những mức độ khác nhau về thị lực và thị trường của thị giác.
Người bình thường, có thị lực bằng 1 Vis; thị trường ngang (góc nhìn bao quát theo
chiều ngang) một mắt là 150
0
; cả hai mắt là 180
0
; thị trường dọc (góc nhìn bao quát theo
chiều đứng) là 110
0
.
1.2. Phân loại
Căn cứ vào mức độ khiếm khuyết của thị giác người ta chia khiếm thị thành hai loại
mù và nhìn kém (việc phân loại thị giác còn phụ thuộc vào mục tiêu của từng ngành chức
năng: Y tế, Giáo dục, Lao động- thương binh, xã hội ).
Mù (được chia làm 2 mức độ):
Mù hoàn toàn: Thị lực = 0 đến 0,005 Vis; Thị trường = 0 tới 10
0
với cả hai mắt.
Mù thực tế: Thị lực còn 0,005 đến 0,04 Vis, thị trường còn nhỏ hơn 10
o
khi đã được các
phương tiện trợ giúp tối đa. (Mắt còn khả năng phân biệt sáng tối nhưng không rõ.)
Nhìn kém (được chia làm 2 mức độ)
Nhìn quá kém: Thị lực còn từ 0,04 đến 0,08 Vis khi có các phương tiện trợ giúp tối đa. Trẻ
gặp rất nhiều khó khăn trong học tập khi sử dụng mắt và cần được giúp đỡ thường xuyên
trong sinh hoạt và học tập.
Nhìn kém: Thị lực còn 0,09-0,3 Vis khi đã có các phương tiện trợ giúp tối đa trẻ vẫn gặp
khó khăn trong hoạt động. Tuy nhiên trẻ này có khả năng tự phục vụ, ít cần sự giúp đỡ
thường xuyên của mọi người, còn chủ động trong mọi hoạt động hằng ngày.
1.3. Nguyên nhân
Trẻ bị khiếm thị do nhiều nguyên nhân. Những nguyên nhân chính sau đây gây tật
khiếm thị:
- Do bẩm sinh; di truyền gen; bố hoặc mẹ bị nhiễm chất độc hoá học; mẹ bị cúm lúc
mang thai hoặc bị tai nạn gây chấn thương thai nhi
- Trong khi sinh: nhiễm khuẩn, forcep, trẻ bị sinh ngược, sinh khó, ngạt trong khi
sinh,…
- Hậu quả của các bệnh: thiếu vitamin, đau mắt hoặc do bị tai nạn lao động, giao
thông,…
1.4. Đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thị
1.4.1. Giao tiếp và tình cảm xã hội
Việc giao tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giao tiếp bằng mắt (90% lượng thông tin thu
nhận của người bình thường là thông qua thị giác). Khiếm thị ảnh hưởng rất lớn đến quá
trình phát triển ngôn ngữ cũng như giao tiếp của trẻ.
- Giảm hoặc giảm đáng kể khả năng tư duy trừu tượng, lượng thông tin tiếp nhận rời
rạc, đơn điệu và nghèo nàn.
- Lời nói mang nặng tính hình thức, khó diễn đạt ý nghĩa của câu nói.
- 5 -
- Mất hoặc giảm khả năng bắt chước những cử động, biểu hiện của nét mặt cũng
như khả năng biểu đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt. Kết quả tất yếu là trẻ khiếm thị, đặc
biệt là trẻ mù không biết kết hợp ngôn ngữ nói với ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ.
- Khó định hướng trong giao tiếp, khó tham gia vào các hoạt động giao tiếp nhất là
những hoạt động đòi hỏi phải có sự định hướng, di chuyển trong không gian.
- Bị động trong giao tiếp, không xác định được khoảng cách, số lượng người nghe
trong không gian giao tiếp.
- Xuất hiện tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp.
Nguyên nhân:
- Cơ quan tiếp nhận ánh sáng (mắt, dây thần kinh thị giác) hoặc vùng não thị lực bị
phá huỷ.
- Đời sống tình cảm, nội tâm của trẻ khiếm thị, đặc biệt là trẻ mù rất phức tạp,
những người sáng mắt thường áp đặt thế giới của mình đối với thế giới riêng của người
khiếm thị.
- Môi trường giao tiếp bị hạn chế, trẻ khiếm thị ít có cơ hội tham gia và trải nghiệm
thông qua những hoạt động với mọi người xung quanh.
Những khó khăn trong giao tiếp trẻ mù thường gặp
- Mất hoặc giảm khả năng biểu đạt cử chỉ, điệu bộ, nét mặt;
- Định hướng không gian trong giao tiếp;
- Bị động trong giao tiếp;
- Tâm lý mặc cảm, ngại giao tiếp.
1.4.2. Nhận thức
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn trong các hoạt động và trong đời sống xã hội.
Nhưng các đặc điểm tâm lý của trẻ nhìn kém vẫn gần giống vẫn những đặc điểm tâm lý của
trẻ sáng cùng độ tuổi, nên trong giới hạn phạm vi của giáo trình này chủ yếu tập chung vào
đối tượng trẻ mù và nhìn quá kém.
* Đặc điểm nhận thức cảm tính
Hoạt động nhận thức cảm tính là hình thức khởi đầu trong sự phát triển hoạt động
nhận thức của con người.
Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ củ
a sự vật và hiện
tượng khi trực tiếp tác động vào giác quan của ta.
Ví dụ: Đặt vào tay trẻ mù một vật lạ, trẻ rất khó trả lời đúng đó là vật gì. Nhưng nếu
hỏi: Em cảm thấy vật đó thế nào? (cứng, mềm, nhẵn, nóng, lạnh, nặng, nhẹ ). Nếu trẻ trả
lời được tức là trẻ có cảm giác.
Trẻ mù hoàn toàn còn có những cảm giác:
- Cảm giác nghe
- Cảm giác sờ
- Cảm giác cơ khớp vận động
- Cảm giác rung
- Cảm giác mùi vị
- Cảm giác thăng bằng.
Đối với trẻ mù cảm giác sờ và cảm giác nghe đem lại khả năng thay thế chức năng
nhìn của mắt có hiệu quả nhất.
a) Đặc điểm cảm giác xúc giác của trẻ khiếm thị
- 6 -
Cảm giác xúc giác là tổng hợp của nhiều loại cảm giác gồm: cảm giác áp lực, cảm
giác nhiệt, cảm giác đau, cảm giác sờ
Có hai loại cảm giác xúc giác: cảm giác xúc giác tuyệt đối và cảm giác xúc giác
phân biệt:
Ngưỡng cảm giác tuyệt đối là khả năng nhận rõ một điểm của vật tác động vào bề
mặt của da.
Đo cảm giác tuyệt đối bằng giác kế (bộ lông nhỏ
), xác định được diện tích của một
điểm tác động lên từng bộ phận của cơ thể người (khả năng cảm nhận được một điểm) tính
theo miligam/ milimét vuông: đầu lưỡi 2, đầu ngón tay trỏ 2.2, môi 5, bụng 26, thắt lưng
48, gan bàn chân 250.
Ngưỡng cảm giác phân biệt: là khả năng nhận biết hai điểm gần nhau đang kích
thích trên da. Nếu tính khoảng cách giữa hai điểm theo đơn vị milimét thì ngưỡ
ng cảm giác
phân biệt các vùng trên cơ thể như sau: môi 4,5, cổ 54,2, đùi và lưng 67,4
Khoảng cách tối thiểu giữa các chấm nổi trong ô ký hiệu Braille chỉ bằng 2,5 mm
(ngưỡng xúc giác phân biệt ở đầu ngón tay trỏ của người bình thường là 2,2 mm và ở người
mù được rèn luyện tốt là 1,2 mm). Nhờ vậy, tay của người mù sờ đọc chữ Braille không
gặp khó khăn về nguyên tắc. Đó cũng chính là cơ sở khoa học của hệ thống ký hiệu Braille.
b) Đặc điểm thính giác của trẻ khiếm thị
Cùng với cảm giác xúc giác, cảm giác thính giác là một trong những cảm giác quan
trọng giúp trẻ mù giao tiếp, định hướng trong các hoạt động: học tập, lao động và sinh hoạt
cuộc sống.
Tai người hơn hẳn tai động vật ở chỗ hiểu được ngôn ngữ, cảm thụ được phẩm chất
của âm thanh như cường độ, trường độ và nhịp điệu.
Âm thanh phản ánh nhiều thông tin:
- Vật nào phát ra âm thanh
- Khoảng cách và vị trí không gian của vật phát ra âm thanh đối với người nghe, các
vật xung quanh.
- Vật phát ra âm thanh tĩnh tại hay chuyển động? chuyển động theo hướng nào? (an
toàn hay nguy hiểm; sôi động hay yên tĩnh ).
- Nhờ âm thanh giọng nói của đối tượng đang giao tiếp, trẻ mù có thể biết được
trạng thái tâm lý của họ.
Ngưỡng cảm giác thính giác của trẻ khiếm th
ị
Độ nhạy cảm âm thanh của mọi người đều phát triển theo quy luật như nhau, tuy
nhiên, khi bị mù buộc họ phải thường xuyên lắng nghe đủ mọi âm thanh, nên độ nhạy cảm
giác nghe của họ tốt. Nói như vậy, không có nghĩa là mọi người mù đều có độ nhạy âm
thanh tốt hơn người sáng mắt.
Khoa học và thực tiễn đã chứng minh được rằng: muốn có độ nhạy của thính giác
cần phải được rèn luyện thường xuyên. Âm nhạc là một công cụ rèn luyện thính giác rất tốt
cho trẻ mù.
c) Đặc điểm các loại cảm giác khác của trẻ mù
Cảm giác cơ khớp vận động
Là cảm giác nhận biết tín hiệu từ các cơ quan vận động của cơ thể.
Với người sáng mắt, cảm giác cơ khớp vận động ít có ý nghĩa.
- 7 -
Với người mù, nhờ có cảm giác này trong khi di chuyển họ điều chỉnh bước đi
chính xác hơn, nhận biết nhiều dấu hiệu không gian, khoảng cách, phương hướng, tốc
độ của vật thể.
Cảm giác rung
Là cảm giác phản ánh sự dao động của môi trường không khí.
Loại cảm giác này ở người bình thường ít có ý nghĩa thiết thực trừ một số ít người
làm nghề lái máy bay, lái ô tô, lái xe gắn máy nhờ nó có th
ể biết được tình trạng hoạt động
của máy móc.
Với người mù nhờ cảm giác rung, họ đoán được vật cản, độ lớn, khoảng trống sắp
đi tới.
Cảm giác mùi, vị
Cảm giác mùi, vị phản ánh tính chất hoá học của vật chất.
Khi vật chất đó tan trong không khí (hiện tượng thăng hoa), tác động vào cơ quan
thụ cảm là mũi (mùi);
Khi vật chất đó được cơ quan thụ cảm là lưỡi tiếp nhận (vị);
Thông qua mùi, vị người mù dễ xác định được đối tượng: nhà ăn hay nhà vệ sinh;
Người mù cảm nhận người quen có thể qua mùi mồ hôi
Cảm giác thăng bằng
Là cảm giác phản ánh sự cảm nhận vị trí của cơ thể trong không gian;
Bộ máy nhạy cảm thăng bằng là bộ phận tiền đình nằm ở tai trong.
Thực nghiệ
m cho thấy: trong điều kiện như nhau, nếu người sáng mắt nhắm lại thì
người mù có độ nhạy cảm thăng bằng và định hướng không gian tốt hơn.
d) Đặc điểm tri giác của trẻ khiếm thị
Tri giác là một quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn thuộc tính của sự vật và
hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của ta.
Không phải chỉ có một cơ quan mà có cả hệ cơ quan phân tích tham gia vào quá
trình tri giác. Tuỳ theo đối tượng và nhiệm vụ tri giác mà xác định giác quan nào giữ vai trò
chính. Nếu nghe giảng văn thì thính giác giữ vai trò chủ yếu, nếu xem tranh vẽ thì mắt giữ
vai trò chính.
Hình ảnh xuất hiện trên vỏ não do tri giác sờ đem lại tuy bị hạn chế hơn so với tri giác
nhìn nhưng cũng giúp cho trẻ mù nhận biết hình ảnh một cách trung thực.
Giữa mắt và tay có thể phản ánh những dấu hiệu giống nhau (hình dạng, độ
lớn,
phương hướng, khoảng cách, thực thể, chuyển động hay đứng yên), và những dấu hiệu
khác nhau.
- Nhận biết màu sắc ánh sáng, bóng tối thì mắt mới phản ánh đầy đủ trọn vẹn;
- Nhận biết về áp lực, trọng lượng, nhiệt độ thì tay phản ánh tốt hơn.
Thực nghiệm cho thấy: hiệu quả tri giác sờ chỉ được phát huy khi trẻ bị mù hoàn
toàn. Đó là điều lý gi
ải vì sao người sáng mắt khi bị bịt mắt để sờ đọc và viết chữ nổi
không hiệu quả như người mù.
* Đặc điểm nhận thức lý tính của trẻ khiếm thị
a) Đặc điểm tư duy của trẻ khiếm thị
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, nhưng mối liên
hệ bên trong, có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước
đó ta chưa biết.
- 8 -
Ngôn ngữ giữ vai trò đặc biệt trong quá trình tư duy. ở trẻ mù, chức năng cơ bản
của ngôn ngữ không bị rối loạn. Do đó tư duy của trẻ vẫn đủ điều kiện phát triển. Tuy
nhiên, những thao tác tư duy diễn ra phức tạp và khó khăn:
- Quá trình phân tích, tổng hợp dựa trên kết quả của quá trình nhận thức cảm tính
(cảm giác, tri giác). Ở trẻ mù, nhận thức cảm tính lại bị khiếm khuyết, không đầy đủ, do đó,
ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tư duy (phân tích, tổng hợp);
- Quá trình so sánh thường dựa vào kết quả phân tích, tổng hợp, để tìm ra những
dấu hiệu giống và khác nhau giữa các sự vật và hiện tượng. Trẻ mù khó tự tìm ra những dấu
hiệu bản chất để khái quát hoá và phân loại theo một hệ thống xác định. Đôi khi các em chỉ
dựa vào một dấu hiệu đơn lẻ để khái quát thành một nhóm chung.
Nhờ có khả năng bù trừ chức năng của các giác quan nên khả năng nhận thức của
trẻ không bị ảnh hưởng nhiều, vì thế tư duy của trẻ mù vẫn có thể phát triển bình thường.
b) Đặc điểm biểu tượng và tưởng tượng của trẻ khiếm thị
Biểu tượng là những hình ảnh được lưu giữ lại, nhờ kết quả tri giác sự vật và hiện
tượng trước đó. Đó là những hình ảnh xuất hiện trên não bộ không phải do các sự vật đang
trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác mà chỉ là hình ảnh của trí nhớ. Do những hạn chế
của quá trình tiếp nhận thông tin của trẻ khiếm thị, biểu tượng của trẻ khiếm thị có những
đặc điểm sau:
- Khuyết lệch, nghèo nàn;
-Hình ảnh bị đứt đoạn;
- Mức độ khái quát thấp.
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm
của cá nhân, là quá trình xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Tưởng tượng được xây dựng trên cơ sở của biểu tượng. Khi biểu tượng bị nghèo nàn,
khuyết lệch, lờ mờ, đứt đoạn, chắp vá thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển của
tưởng tượng, tức là hạn chế khả năng tái tạo, sáng tạo.
Tưởng tượng của trẻ mù có đặc điểm:
- Hạn chế khả năng tái tạo, sáng tạo.hình ảnh mới (đôi khi đánh giá không đúng sự
thật hoặc cường điệu hoá);
- Trí tưởng tượng nghèo;
Ví dụ 1: Trẻ mù bẩm sinh, chưa được nhìn trực tiếp đám mây thì khó tưởng tượng
ra hình ảnh: một lùm cây xanh in trên nền trời xanh biếc, có đám mây trắng ngần.
Ví dụ 2: Trẻ mù bẩm sinh, trong giấc mơ của họ không bao giờ có hình ảnh màu
sắc.
Trẻ mù ở độ tuổi trưởng thành, vẫn có nhiều cơ hội phát triển tưởng tượng.
1.4.3. Ngôn ngữ
Trong giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) để biểu đạt tư
tưởng, ý nghĩ, tình cảm, ý muốn của mình.
Ngôn ngữ giữ vai trò quan trọng đối với tất cả mọi người. Nó không chỉ là phương
tiện giao tiếp mà còn có chức năng khái quát hoá và trừu tượng hoá, là điều kiện không thể
thiếu được nhằm phát triển tư duy. Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy.
Với người mù, ngôn ngữ còn có thêm chức năng bù trừ những khiếm khuyết trong
hoạt động nhận thức. Chẳng hạn, những gì mà người mù không sờ thấy được thì ta có thể
- 9 -
thấy được thì ta có thể giải thích mô hình bằng lời. Ngay cả những sự vật tuy đã sờ thấy,
nghe được, nhưng chưa hẳn người mù đã thấu hiểu. Nếu được giải thích thêm (bằng ngôn
ngữ) sẽ giúp người mù hiểu rõ hơn, kĩ càng hơn. Vai trò của giáo viên dạy trẻ mù chính là ở
chỗ này. Ta cần tìm hiểu sự phát triển ngôn ngữ của người mù để có biện pháp giảng dạy
tốt. Nhìn chung, ngôn ngữ của người mù cũng như ngôn ngữ của người sáng. Ngôn ngữ
phát triển đều trải qua quá trình:
- Luyện phát âm
- Tích luỹ vốn từ
- Nắm vững luật chính tả, ngữ pháp
Bên cạnh ngôn ngữ nói (phát thành tiếng) còn có ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ (nét mặt,
ngôn ngữ kịch câm,…). Khi giảm thị lực (mù), ngôn ngữ ít nhiều mang sắc thái riêng, biểu
hiện trong quá trình biến đổi, phát triển, tích luỹ và đặc biệt là thiếu hài hoà giữa nội dung
và hình thức diễn đạt. Một trong những điều kiện quan trọng để phát âm đúng là biết bắt
chước khẩu hình. Trẻ mù khó bắt chước vì không nhìn thấy sự vận động của cơ quan phát
âm của người hướng dẫn mà chủ yếu thông qua tri giác nghe để luyện phát âm. Bởi vậy,
khi học phát âm những từ khó, trẻ mù thường khó nói gấp 2 lần so với trẻ bình thường.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ mù thường khó phát âm sai các âm s, gi, tr, d,…
Ngôn ngữ phát triển kém còn thể hiện chữ viết. Những âm khó phát âm cũng dẫn tới
viết sai. Đó cũng là đặc điểm trong ngôn ngữ viết của trẻ mù.
Quá trình tích luỹ vốn từ phụ thuộc khả năng tri giác nhìn. Vốn từ ngữ của trẻ mù
thường không phong phú bằng trẻ sáng. Vì vốn từ phụ thuộc vào mức độ giao tiếp với mọi
người xung quanh, vào năng lực hiểu rõ nội dung lời nói, vào kết quả đọc sách, xem phim,
du lịch,… So với trẻ sáng, trẻ mù rất ít có các cơ hội nói trên. Điều đó càng hạn chế vốn từ
của các em.
Như ta đã biết, hệ thống tín hiệu thứ hai hình thành và phát triển thông qua hệ thống
tín hiệu thứ nhất. Với trẻ mù, mối liên hệ giữa hai hệ thống tín hiệu này th
ường bị gián
đoạn. Bởi vậy, lời nói của trẻ mù thường mang tính hình thức, bắt chước máy móc câu nói
của người khác. Lượng thông tin của lời nói kém, thiếu logic. Quá trình nắm bắt ý nghĩa
của lời nói thường xuất phát từ cảm thụ đặc điểm đặc điểm đối tượng, nhận dạng rồi mới
gọi tên. Có hiểu rõ nội dung mới khái quát được tài liệu cảm nhận. Chỉ trên cơ sở ấy mới
tạo nên khả năng khái quát hoá ý nghĩa lời nói, không cần phụ thuộc tính chất cụ thể nữa. Ở
trẻ mù, quá trình này thường ngược lại; các em học lỏm cách nói trước, hiểu nội dung từ
ngữ sau. Lúc đầu nghe thoáng qua các em nói có vẻ logic, hợp lí với hoàn cảnh. Nhưng
thực tế là lời nói rỗng, thiếu mối quan hệ cụ thể.
Nhờ tri giác thính giác qua quá trình học tập, giao tiếp, b
ắt chước người xung
quanh, con người có khả năng nắm được quy luật chính tả, ngữ pháp. Ở trẻ mù, khả năng
này phát triển tốt nếu các em được chăm sóc, giáo dục. Hạn chế lớn nhất của trẻ mù là rất
khó hiểu được ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Trong giao tiếp, hàng loạt cử chỉ, điệu bộ như: gật,
- 10 -
lắc đầu, cau mày,… hầu như không thấy ở trẻ mù. Vì vậy, khi nói chuyện, trẻ mù thường
biểu hiện rất yếu tình cảm, xúc cảm. Có không ít người mù, khi trò chuyện, họ nói quá to
hoặc ngược lại, do họ không xác định được khoảng cách đến người đối thoại. Khi nói, họ
cũng khó xác định mặt nên quay về hướng nào cho đúng phép xã giao.
Chương 2. PHÁT TRIỂN CÁC KỸ NĂNG CHO TRẺ KHIẾM THỊ
2.1. Dạy kỹ năng định hướng di chuyển cho trẻ khiếm thị
- 11 -
Định hướng và di chuyển là khả năng sử dụng các giác quan còn lại để xách định vị
trí của mình ở một không gian nhất định. Tìm hiểu và quyết định hướng đi, từ vị trí cố định
hiện tại đến vị trí mong muốn khác một cách an toàn, chính xác và thoải mái.
2.2.1. Kỹ thuật đi với người dẫn đường
* Kỹ thuật
- Cách nắm đúng khi đi với người dẫn sáng.
- Dấu hiệu khi được hướng dẫn: người hướng dẫn sáng sẽ dùng khuỷu tay chạm nhẹ
vào tay người mù.
Cách nắm đúng: Người mù dùng tay phải hoặc tay trái nắm lấy cánh tay của người
hướng dẫn, tỳ theo cánh tay của họ chạm nhẹ vào tay người mù.
Trên cùi chỏ (khuỷu tay) người hướng dẫn.
Ngón tay cái để ngoài, các ngón tay còn lại khép vào phía trong.
Khuỷu tay kẹp sát hông, như vậy người mù đi sau người hướng dẫn 1/2 bước (1/2
cánh tay)
Để đọc được cử động người hướng dẫn (nhận được báo hiệu) người mù không nắm
chặt quá hoặc lỏng quá
Đi thoải mái tự nhiên, theo tốc độ người hướng dẫn.
Chú ý:
- Nếu người hướng dẫn là một em bé, thì người mù sẽ đặt tay lên vai em bé.
- Nếu người hướng dẫn là một người lớn, người mù là em bé người mù sẽ nắm vào
cườm tay người hướng dẫn (cổ tay).
* Kỹ thuật đi qua lối hẹp với người dẫn sáng:
- Người hướng dẫn đưa cánh tay ra phía sau lưng, ép tay vào giữa lưng, đi hơi
chậm lại để báo hiệu qua lối hẹp.
- Người mù duỗi thẳng cánh tay và đi thẳng hàng sau người hướng dẫn cách nhau
một bước
- Qua hết lối hẹp, cánh tay người hướng dẫn sẽ trở lại vị trí cũ (sát hông) và người
mù đi trở lại bình thường (cách 1/2 bước)
* Qua thế đất gồ ghề - bước qua rãnh nước:
Người hướng dẫn dừng bước báo cho người mù biết, người mù sẽ:
- Chân bước cao (ở thế đất gồ ghề).
- Chân bước xa (bước ngang qua hào rãnh). Trước khi bước qua hào rãnh, người
hướng dẫn nên để cho người mù đứng ngang hàng với mình rồi báo mức độ rộng của hào,
rãnh cho người mù ước lượng và sau đó cùng bước một lượt với người hướng dẫn. Qua hết
người hướng dẫn báo cho người mù biết và đi trở lại như cũ.
* Kỹ thuật đi qua cửa với người hướng dẫn sáng
- Đến cánh cửa người hướng dẫn bằng lời cho người mù biết cửa đóng mở về phía
tay nào.
- Người mù đứng sau lưng người hướng dẫn một bước (duỗi thẳng cánh tay)
- Người mù phải đổi tay nếu người hướng dẫn mở cửa bằng chính cánh tay đang bị
người nắm, bàn tay rảnh đỡ phụ cánh c
ửa mở.
Qua khỏi cửa người hướng dẫn dừng lại chờ cho người mù đóng cửa lại rồi mới đi.
Chú ý:
- Cửa có 2 cánh khép lại hoặc một cánh lớn.
- Phân biệt cửa có 4 hướng chính: đẩy ra và kéo vào về phía tay phải, đẩy ra và kéo
vào về phía tay trái.
- 12 -
- Cánh cửa bật có gắn lò xo.
* Kỹ thuật lên cầu thang
- Người hướng dẫn báo cho người mù biết và tiến đến bậc cầu thang dừng lại, người
mù tiến đến đứng ngang hàng với người hướng dẫn, ngón chân sát mép cầu thang.
- Quang sát cầu thang có lan can hay không.
- Dùng chân đo chiều cao và chiều dài của bậc thang.
- Người hướng dẫn bước lên một bước rưỡi, cánh tay người mù duỗi thẳng, người
mù bước lên và hơi nghiêng người về phía trước.
- Hết thang người mù cách người hướng dẫn một bước rưỡi. Người hướng dẫn tiến
đến một bước, chờ người tiến lên hết nấc thang (tránh bước hụt) rồi lại đi như cũ.
* Kỹ thuật xuống cầu thang
- Người hướng dẫn đến mép bậc thang dừng lại, người mù tiến đến dùng chân tìm
mép cầu thang và đứng ngang hàng.
- Người hướng dẫn bước xuống một bước rưỡi cánh tay người mù duỗi thẳng và
bước xuống theo.
- Xuống hết cầu thang, người hướng dẫn tiến đến một bước dừng lại chờ người mù.
Sau đó tiếp tục đi như cũ, khi xuống thang phải đi thẳng người, tránh trường hợp bị chúi
người xuống dưới dễ bị té.
Chú ý:
- Lên xuống cầu thang nên đi bên phải.
- Trong trường hợp cầu thang có nấc thang đặc biệt (nấc đầu rộng hơn, cao hơn
hoặc thấp hơn nấc thang trên) thì người hướng dẫn phải cho người mù đứng hẳn lên nấc
thang đó rồi mới dò nấc thang kế tiếp.
- Cầu thang xoắn, người mù nên đi ở phía trước mặt nấc thang rộng, không nên đi
phía trước trục tròn cầu thang vì tiết diện nấc thang hẹp (nấc thang hình tam giác) sử dụng
lan can.
- Cầu thang gỗ lên gác thường hẹp, nấc thang khít hoặc quá thưa, người mù phải sử
dụng lan can, chân bước trọn hoặc nửa bàn chân tuỳ theo nấc thang.
- Tránh đừng để người mù bị té khi thực tập dễ mất tin tưởng vào bài học.
2.2.2. Kỹ thuật sử dụng các thế tay an toàn
* Thế tay an toàn trên
- Lòng bàn tay hướng ra ngoài, đầu ngón tay giữa chạm nhẹ chân tóc ở trán.
- Từ từ đưa tay ra trước mặt khoảng từ
20 đến 25 cm
- Các ngón tay khép lại và hướng lên trời
- Vừa đi vừa di chuyển nhẹ nhàng ra hai bên để bảo vệ toàn bộ khuôn mặt
Kỹ thuật này giúp cho người khiếm thị cảm thấy tự tin và an tâm khi đi lại trong
môi trường, tránh được những chướng ngại vật ở tầm ngang mặt
* Thế tay an toàn ngang
- Cánh tay và cổ tay song song với nền nhà, gập cánh tay lại sao cho các ngón tay
che chở bờ vai bên kia và cách vai khoảng 20 – 25 cm
- Các ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng ra ngoài.
- 13 -
Kỹ thuật này giúp trẻ khiếm thị tránh được các chướng ngại vật ở tầm ngang người,
bảo vệ an toàn cho trẻ khi đi qua cửa, những nơi không quen thuộc. Tìm các vật dụng thông
thường có tầm cao ngang vai
* Thế tay an toàn dưới
- Cánh tay duỗi thẳng xuống giữa người
- Các ngón tay khép lại
- Bàn tay đưa nhẹ nhàng qua hai bên để bảo vệ toàn thân
Lợi ích: Kỹ thuật này giúp người khiếm thị che chở phần dưới c
ơ thể khi nghi ngờ có
chướng ngại vật ở tầm thấp. Đồng thời có thể dùng kĩ thuật này để tìm những mục tiêu
thấp ngang tầm cánh tay thõng xuống như đầu gường, bàn ghế…
2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng gậy
Đặc điểm của gậy dò đường
Người mù thường sử dụng nhiều loại gậy làm phương tiện để di chuyển:
- Gậy mây.
- Gậ
y tre.
- Gậy nhôm.
- Gậy gỗ các loại.
Và kích thước các gậy này thường chỉ tuỳ thích. Đó là gậy của những người mù
đang sử dụng phương pháp “tự do”.
Với kỹ thuật định hướng di chuyển của Hoover, thì gậy sử dụng phải đúng kích
thước, tính chất của gậy phải tương đối bảo đảm theo yêu cầu.
Ông Russel. C. Williams ở Nha cựu chiến binh Hoa Kỳ, đã hoàn thành tính chất đặc
biệt của cây gậy dài cứng và không nối. Những cây gậy này đã được sử dụng tại trường đại
học Western Michigan, bệnh viện Nha cựu chiến binh Hines Illinois.
Đại cương thì hình dáng của cây gậy dài gồm có đầu ngoéo, tay cầm, thân gậy, đầu
gậy.
- Đầu ngoéo: uốn cong một vòng cung 180
0
song song với thân cây gậy.
- Nắp đầu ngoéo: đậy đầu ngoéo bằng một nắp plasstic hay cao su để bọc những
phần sù sì của bờ ống.
- Thân gậy: phải thẳng từ khúc ngoéo đến nút vặn đầu gậy.
- Tay cầm: gắn vào cây gậy ở điểm nơi thân cây và khúc ngoéo. Cái tay nắm này
thường giống cái tay nắm gậy đánh gôn và phải làm thế nào để luồn qua khúc ngoéo. Cây
gậy nhôm Việt Nam thì người ta dùng nhựa đen quấn vào ph
ần trên thân cây gậy để làm tay
nắm (cầm). Tay nắm chỉ dài hơn hai tấc.
- Đầu gậy: làm bằng nylon trắng đục, nylatron hay chất tương tự. Đầu gậy gắn vào
thân gậy hoặc vặn vào thân gậy. Phần này có thể rút ra thay cái khác khi bị mòn.
- Chiều dài: đo từ đỉnh khúc ngoéo đến cuối đầu gây, thường có 3 chiều dài cần
thiết: 1,1m; 1,2 m; 1,35 m, (cho trẻ em và những người cao thấp bất thường cần phải sửa
chữa lại).
Cây gậy nặng toàn thể trung bình từ : 228g > 285 g trọng lượng này có thể thay
đổi
Phần bọc ngoài gậy: Gồm hai đoạn băng dán mào vàng ngà và một băng dán đỏ sát
đầu gậy để bọc ngoài thân cây gậy. Loại băng này có đặc tính phản chiếu ánh sáng để đi
đêm.
Cách sử dụng gậy dài,cách nắm gậy đúng
- 14 -
Chọn gậy:
Gậy phải tương xứng với chiều cao thân người, chọn bằng cách đo từ xương ức
xuống
Nắm đúng:
- Tay nắm ở thân cây gậy dưới đầu ngoéo.
- Gậy để ngay giữa thân người: duỗi thẳng cánh tay.
- Ngón tay trỏ dọc theo thân cây gậy, ngón tay cái ép gậy, ngón giữa nâng gậy, các
ngón còn lại ôm theo thân gậy.
Chú ý:
- Không nắm chặt quá (khó vẽ cung) hoặc lỏng quá (dễ rơi)
- Đầu thân gậy ngang với cườm tay (muốn kiểm soát ta lấy ngón tay trỏ chiếu từ
nắp đầu ngoéo đến cườm tay)
- Đầu ngoéo luôn hướng xuống đất.
- Kỹ thuật khi cầm gậy
- Không cầm gậy chĩa lên trời (chạm người phía trước).
- Không quơ gậy lung tung.
- Không làm phương tiện đánh nhau.
- Khi ngồi để đầu ngoéo lên vai hay thành ghế cho gọn gàng.
- Đầu ngoéo kẹp vào nách khi đi với người dẫn sáng.
* Kỹ thuật lên cầu thang
Kỹ thuật
- Đầu gậy chạm nhẹ vào bậc thang đầu, giữ nguyên vị thế đầu gậy và tiến đến chỗ
đầu gậy thì dừng lại
- Dùng gậy đo chiều rộng, dài, chiều cao bậc thang và xác định ví trí đứng bên phải,
nhắm hướng thẳng
- Tay tuột xuống thân gậy, tay duỗi thẳng
- Xoay gậy chéo, đầu gậy chạm nhẹ vào mép bậc thang thứ 3
- Đi lên với nguyên vị thế của tay và gậy, đầu gậy sẽ bập vào mép bậc thang khi đi
lên
- Khi đầu gậy đi hết sẽ bật vào mép bậc thang báo hiệu cho ta biế
t đã hết nấc thang,
tuy nhiên người khiếm thị còn hai bậc nữa mới hết
- Giữ nguyên đầu gậy bước tiếp cho đến hết bậc thang thì quét gậy, trở về kĩ thuật
dò gậy để đi như bình thường.
Chú ý
- Giáo viên phải luôn theo sát trẻ khiếm thị để trợ giúp khi cần thiết
- Cho trẻ luyện tập kỹ thuật này ở cầu thang quen thuộc trước khi cho trẻ tới m
ột
nơi lạ
- Trẻ có thể dễ bị hụt đầu gậy khi đi lên cho nên hướng dẫn trẻ bập gậy từ từ vào
mép bậc thang, xác định kĩ thuật chiều cao, chiều dài, chiều rộng bậc thang
- Khi đi lên cầu thang yêu cầu trẻ hơi ngả về phía trước
* Kỹ thuật xuống cầu thang
Kỹ thuật
- 15 -
- Khi đi đầu gậy hụt bậc thang báo hiệu đã đến cầu thang thì người khiếm thị phải
giữ nguyên đầu gậy tại vị trí đó và tiến sát tới mép bậc thang
- Dùng gậy đo chiều rộng cầu thang và giữ lối đi bên phải
- Dùng gậy đo chiều rộng, chiều cao bậc thang
- Cánh tay duỗi thẳng xuống, khuỷu tay khép sát hông, gậy hơi chéo ngang thân
mình.
- Đầu gậy cách mép bậc thang thứ 2 độ 1 – 2 cm
- Giữ nguyên vị thế tay và gậy đi xuống. khi gậy chạm đáy cầu thang sẽ báo hiệu
cho ta biết hết nấc thang khi đó còn hai bậc nữa mới đi hết cầu thang
- Quét gậy khi đi hết bậc thang, trở lại kĩ thuật dò gậy và tiếp tục đi.
Chú ý
- Giáo viên phải luôn theo sát trẻ, đi phía trước để đỡ trẻ nếu trẻ bị ngã
- Khi xuống cầu thang học viên có thể bị bước hụt gậy vì tay không duỗi thẳng,
khuỷu tay không kẹp sát hông, không giữ gậy ở vị trí cố định
- Khi xuống cầu thang người khiếm thị phải ở tư thế thẳng, không chúi xuống dưới
* Kỹ thuật băng qua đường một chiều
Kỹ thuật
Băng qua đường tức là chúng ta băng qua khoảng giữa của hai ngã tư
- Nhắm hướng thẳng trên lề hoặc dưới lề
- Lắng nghe để xác định chiều xe chạy là trái hay phải
- Nếu thấy vắng tiếng xe đưa gậy lên 5 giây rồi đi qua
- Bắt đầu đi với tốc độ vừa phải, đến nửa đường đi với tốc độ nhanh hơn
- Khi đi tới lề đối diện, quét gậy bước lên lề
Chú ý
- Luôn áp dụng kỹ thuật dò gậy căn b
ản
- Cho trẻ khiếm thị thực tập ở đường vắng một chiều trước khi ra đường một chiều
- Giáo viên nên băng qua đường cùng với trẻ để tránh nguy hiểm
- Giúp trẻ tự tin, tập trung chú ý để xác định loại phương tiện và chiều xe chạy rồi
mới qua đường
- Giáo viên hướng dẫn trẻ cách đưa gậy báo hiệu, tránh đưa cao quá và đầu gậy
hướng xuống đất.
- Đối với đường đông xe và có xe đạp đi sát lề dưới cạnh trẻ khiếm thị thì yêu cầu
trẻ thu gọn gậy để tránh chọc gậy bánh xe gây nguy hiểm.
* Kỹ thuật băng qua đường hai chiều
Kỹ thuật
- Nhắm hướng thẳng trên lề hoặc dưới lề
- Đầu gậy đặt giữa hai bàn chân
- Nhận xét chiều xe từ trái qua phải và ngược lại
- 16 -
- Trong lúc đi qua lề từ lề đến giữa đường, tiếp tục lắng nghe chiều xe bên kia từ
phải qua trái. Nếu xe vắng tiếp tục đi qua. Nếu đông xe thì dừng lại và thu gậy. Chờ dứt xe
đưa gậy lên 5 giây và đi với tốc độ vừa phải.
- Khi đi tới lề bên kia, quét gậy trước khi bước lên lề
Chú ý
- Đầu gậy chức xuống đường, không được đưa ngang vai
- Khi đã có còi xe hoặc xe đến ngần phải dừng lại và thu gậy
- Nếu có bị chọc gậy vào bánh xe phải yêu cần trẻ buông gậy và ngồi xuống ngay,
khi đứng lên phải sử dụng an toàn trên
- Cần giữ bình tĩnh đúng hướng khi qua đường
- Giáo viên luôn theo sát trẻ để trợ giúp khi cần thiết
* Kỹ thuật băng qua ngã tư có đèn
Kỹ thuật
- Xác định rõ ngã tư có đèn hoặc không có đèn bằng cách nghe dòng xe chạy
- Xác định hướng muốn qua
- Nhắm hướng thẳng trên lề hoặc dưới lề, gậy để sát thân người, chú ý dòng xe
trước mặt
- Xác định chiều xe bên hông bắt đầu chạy là có đèn xanh, dừng lại là có đèn đỏ để
biết được tín hiệu của đèn
- Đưa gậy lên 5 giây rồi đi qua
- Bắt đầu đi với tốc độ vừa phải sau đó đến nửa đường đi với tốc độ nhanh hơn.
Chú ý
- Chỉ băng qua khi nào biết trước hướng xe bên hông bắt đầu chuyển động
- Nếu không biết đèn xanh bật lâu chưa thì phải đứng lại chờ
- Trường hợp khi bắt đầu tính băng qua ngã tư thì dòng xe chuyển động (đèn xanh)
thì người khiếm thị phải dừng lại và chờ dịp khác
- Khi có còi xe phải dừng lại và thu gậy, chờ hết xe tiếp tụ
c đi
- Để tránh nguy hiểm nên nhắm hướng thẳng trên lề đường, đề phòng những chiếc
xe lớn chạy qua sát lề
- Nếu phải băng qua ngã tư mà cả hai dòng xe trước mặt và bên hông đền là dòng xe
chạy hai chiều thì người khiếm thị phải lắng nghe để xác định dòng xe được phép rẽ phải
và dòng xe được phép rẽ trái.
* Kỹ thuật băng qua ngã tư không có đèn
Kỹ thuật
- Nghe và xác định rõ các loại ngã tư
- Nhắm hướng thẳng trên hay dưới lề. Gậy để sát thân người, chú ý dòng xe trước
mặt và bên hông vì xe chạy liên tục
- Nếu thấy xe thưa thì đưa gậy lên 5 giây để báo hiệu
- 17 -
- Đi qua đường với tốc độ vừa phải, khi đi đưa tay không cầm gậy lên cao
Chú ý
- Chỉ băng qua khi biết chắc đã vắng xe
- Sử dụng an toàn trên để tránh va đầu vào những xe hơi cao quá tầm gậy đang đậu
bên kia đường như xe vận tải
- Khi nghe tiếng còi xe hãy dừng và thu gậy lại, chờ hết xe tiếp tục đi
- Ngã tư ở bên phải khi qua đường nên hơi ép về phía trái
2.2. Phát tri
ển kỹ năng xúc giác và dạy đọc, viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị
2.2.1.Phát triển kỹ năng xúc giác
Đặc điểm xúc giác của trẻ khiếm thị
Làm việc với người khiếm thị chúng ta phải giáo dục và kích thích họ sử dụng xúc
giác.
Đối với người khiếm thị cảm giác về da là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Tất nhiên
những cơ quan cảm giác khác c
ũng cần chú ý tới.
Xúc giác thường phát triển theo một cách khác biệt khi bị khiếm thị. Cách thức này
quan trọng nhất khi một nguồn thông tin rõ ràng là cần phải được cấu trúc lại và được kích
thích.
Trong hướng dẫn phải chú ý rằng các khái niệm cần phải được xây dựng càng hoàn
chỉnh và chính xác càng tốt để có được ấn tượng thích hợp và đúng đắn.
Không thể chắc chắn rằng trẻ khiếm thị thì tinh thông, tinh nhạy hơn trong việc
khám phá thông qua xúc giác so với các bạn đồng lứa bình thường khác. Cho nên thật sai
lầm nếu nhiều người vẫn cho rằng trẻ khiếm thị không luyện tập về xúc giác cũng như kích
thích thính giác và các giác quan khác bởi quan niệm bản thân trẻ khiếm thị đã được trời
phú cho độ tinh nhạy các giác quan. Có nhiều trẻ khiếm thị nhỏ tuổi có tâm lí “phòng thủ
về xúc giác” và cũng tránh sờ chạm vào các vật/ hình nền xa lạ để luôn cảm giác an toàn
cho bản thân. Điều này dễ thấy ở trẻ mù rất nhỏ. Vì thế, giáo viên, nhất là giáo viên mầm
non nên đưa ra các chương trình học có tính khái quát thật tỉ mỉ, cụ thể để khuyến khích trẻ
khám phá và phân biệt được các kết cấu bề mặt những vật đơn giản khác nhau, và quan
trọng hơn là giúp trẻ mất dần cảm giác “phòng thủ” thái quá dẫn đến thụ động trong việc sử
dụng xúc giác ở trẻ; giúp trẻ có tâm thế sẵn sàng trong việc tìm kiếm và khám phá thế giới
xung quanh kênh xúc giác.
Một điều cần lưu ý là các phương pháp mà trẻ mù thu thập thông tin từ các biểu đồ
nổi là tương đối khác so với người sáng mắt tiếp nhận thông tin. Khi tri giác, người sáng
mắt thường thu nhận ngay lập tức các hình ảnh thị giác một cách tổng thể sau đó đi vào
xem xét một cách cụ thể nhận biết chi tiết. Còn trẻ mù nói riêng và người mù nói chung lạ
i
tiếp nhận thông tin theo một thứ tự ngược lại: thông qua những khám phá chi tiết và tỉ mỉ
rồi dần dần kết nối các chi tiết lại thành một biểu tượng tổng thể. Quá trình phức tạp này
- 18 -
cần được hỗ trợ bởi những giải thích và hướng dẫn bằng lời để giúp trẻ mù nhỏ tuổi có thể
thông dịch được những gì chúng tri giác.
Qua các hoạt động ở trường mầm non, các đồ dùng nên tăng dần độ tinh vi, tinh tế
để đưa ra ra cho trẻ mù để giúp chúng phát triển các kĩ năng trong quá trình “thông dịch”,
thông qua xác giác để trí giác sự vật.
Nên hướng dẫn cho trẻ các cách thức để trẻ có thể sử
dụng các đồ dùng xúc giác
một cách có hiệu quả và thành công. Ví dụ, ngay từ khi trẻ còn nhỏ nên dạy cho trẻ cách
tìm kiếm, cách sờ chi tiết như sau:
- Có thể trải các ngón tay trên khắp bề mặt và lướt từ trên xuống dưới để có một
thông tin chung chung nào đó về vật thể/ đồ dùng.
- Chọn lấy một điểm cố định nào đó trên vật cần tri giác (thường là ở rìa). Nếu là trẻ
quá nhỏ, có thể
để cho trẻ một tay không thuận giữ cố định điểm này (coi như điểm mốc)
còn tay kia chuyển động theo chiều kim đồng hồ (nếu tay thuận là tay trái), cho đến khi sờ
được toàn bộ vật thể. Còn với trẻ mù đã lớn và được luyện tập cả hai tay thuần thục, trẻ có
thể sử dụng đồng thời cả hai tay một lúc để tri giác mà không bị bỏ sót các chi tiết.
Các biến số kích thích xúc giác
Hình dạng của đồ vật: trẻ xác định theo hình khối cố định hay biến đổi; trong không
gian hai chiều hay 3 chiều; đường nét rõ ràng hay không rõ ràng.
Kết cấu: Thay đổi, lạ hay quen thuộc, cường độ kích thích thấp hoặc cao, liên tục
hoặc đứt quãng.
Chất liệu tự nhiên hay các đặc tính tổng hợp.
Kích cỡ dễ tiếp xúc với đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, cơ thể và đồ vật quan hệ
giữa các đồ vật với nhau vị trí của các đồ vật trong không gian 2 chiều hay 3 chiều, hướng,
không đối xứng hay đối xứng, hình thể.
Trọng lượng:
Nhiệt độ:
Các nhân tố làm rối xúc giác( bề mặt, sự giao nhau, sự rối loạn, các dạng gần
giống…)
Phương pháp tiếp xúc với đồ vật
Đó là cách trẻ tiếp xúc với đồ vật theo cách sờ tổng thể hay chi tiết. Suy nghĩ cách
tri giác đồ vật và sau đó mớ
i hành động, sử dụng hoàn cảnh, sử dụng các điểm tham
chiếu…
Sờ bằng một tay: chỉ cho kết quả thu nhận được một cách tương đối, hình ảnh
thường thiếu trọn vẹn, thời gian quan sát chậm hơn, thực hiện sờ một tay của giai đoạn đầu
tập luyện.
Sờ bằng hai tay thuận lợi hơn, hiệu quả sờ tốt hơ
n, cho ta hình ảnh trọn vẹn, chính
xác và nhanh hơn sờ một tay.
- 19 -
Rèn luyện kĩ năng sờ cho trẻ mù là rất cần thiết vì không những giúp trẻ nhận biết
sự vật đầy đủ nhất mà còn bước đầu giúp trẻ có những kĩ năng phân tích, tổng hợp, khái
quát, phát triển nhận thức.
Ví dụ: Dùng tờ giấy đặt lên tấm cao su( miếng săm xe đạp) dùng đinh nhọn ấn lõm
thành hàng trên tờ giấy.Lúc đầu khoảng cách giữa hai khoảng cách giữa các chấm lõm 3-
4mm, sau
đó thu hẹp lại từ 3 thành 2mm, tf 5 thành 2 hoặc 3mm. Lật tờ giấy, sờ phía sau sẽ
thấy các chấm nổi. Gia đình có thể làm cách này giúp trẻ có kỹ năng sờ chấm nổi.
Phương pháp rèn luyện cách sờ để nhận biết vật thể
- Sờ bằng hai tay: giai đoạn đầu buộc trẻ phải sờ bằng hai tay đạt tới mức kỹ xảo,
thói quen mới có thể sờ bằng mộ
t tay. Sờ bằng hai tay cho ta hình ảnh trọn vẹn, mở rộng
trường xúc giác, sờ bằng hai tay vừa chính xác vừa nhanh, có thể nhanh gấp 1,5 đến 2 lần
sờ bằng một tay;
- Sờ bằng một tay: sử dụng khi nhận biết những vật thể nhỏ bé như quả táo, chiếc
cốc, những nốt sần trên vật thể. Sờ bằng một tay cho phép có kết quả một cách tương đối:
thời gian sờ chậm hơn, hình ảnh đem lại thiếu trọn vẹn.
Các bước tiến hành rèn luyện sờ (chú ý tư thế ngồi hoặc sờ)
- Thông báo cho trẻ biết trước nhiệm vụ cần được thực hiện để trẻ an tâm, cần chú
trọng khâu an toàn khi sờ con vật sống, cách thức sờ hiện vật.
- Đặt đối tượng sờ đúng chiều, như sờ bức tranh nổi: phía đầu lên trên, phía chân đặt
xuống dưới
- Giúp trẻ hướng đúng vào vật quan sát, đúng chỗ quan sát
- Sờ khái quát toàn vật thể cần quan sát, để tách đường viền với xung quanh, sau đó
sờ chi tiết để thấy vị trí, đặc điểm của mỗi bộ phận theo đặc điểm, hình dạng, độ lớn của vật
cần quan sát mà yêu cầu trẻ vận động một hoặc hai tay theo hướng nào khi sờ.
Những vật thể có hình đối xứng, chuyển động hai tay ngược chiều nhau
Nếu vật thể không đối xứng thì dùng một tay cố định là điểm xuất phát của tay kí,
tay kia sờ theo đường viền, để rổi trở lại điểm xuất phát. Sau đó đổi tay để hình ảnh được
xuất hiện trọn vẹn trên não bộ của trẻ.
Trong khi sờ, các ngón tay phải chuyển động nhiều (sờ đi, sờ lại) để vừa phát hiện
vừa ghi nhớ, vừa thực hiện những thao tác của tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh).
Kích thích và luyện tập xúc giác ở các mức độ khác nhau
Để hiểu các thông tin xúc giác, có quan niệm cho rằng người ta cần nhất hai đặc
tính là xúc giác bề mặt da và cảm giác nhận cảm.
Nhận biết xúc giác: có thể hiểu là khả năng trải nghiệm thụ động và tích cực, nhận biết các
kích thích xúc giác theo bất kỳ dạng nào dẫn tới chức năng xúc giác trở thành sự tương tác
giữa sự tiếp xúc tích cực, có mục đích và sự phân tích các kích thích tiếp xúc đó nhằm đem
lại một đáp ứng tương ứng.
Các dấu hiệu báo động:
- 20 -
Có một số dấu hiệu báo động liên quan đến chức năng xúc giác. Trong đó có hai
dấu hiệu quan trọng là sự bảo vệ xúc giác và sự giảm độ nhạy cảm xúc giác. Dấu hiệu bảo
vệ xúc giác xuất hiện là do một kích thích sai nào đó dẫn đến sự khó chịu hoặc thậm chí
làm đau đớn khiến trẻ cố gắng tránh tiếp xúc (chủ động) và cố gắng để cho trẻ không phải/
không bị tiếp xúc (thụ động). Ví dụ: trẻ cảm nhận thấy hơi nước bốc lên từ cốc nước, trẻ có
thể đoán là nước nóng, không dám sờ vào cốc nước. Khi bị chạm vào đồ vật thấy đau, trẻ
rụt tay lại hoặc có thể có các phản ứng tự vệ khác…
Sự giảm độ nhạy cảm xúc giác: cơ chế này xuất hiện khi có một kích thích sai nào
đó tác động (ít kích thích) nhưng kích thích này kém, không đủ mạnh nên trẻ phải tìm đến
những kích thích mạnh hơn để cảm nhận được. Nhiều khi sự kém nhạy cảm xúc giác này
đòi hỏi trẻ cần những kích thích mạnh dẫn đến những tổn thương hoặc đau đớn đối với trẻ.
Như đã trình bày ở trên, chúng ta dạy trẻ mù các kỹ năng xúc giác trong chương
trình học. Nhưng mỗi trẻ lại có nhu cầu mức độ luyện tập khác nhau, điều đáng quan tâm ở
đây là làm thế nào để việc luyện tập xúc giác đạt hiệu quả đối với từng cá nhân trẻ.
Giống như luyện tập thị giác, chương trình luyện tập xúc giác dựa trên sự phân tích
nhiệm vụ các thành phần xúc giác cần thiết để thực hiện các kỹ năng thực hành trong lớp
học.
Việc luyện tập đặc biệt luôn bắt đầu với sự quan sát trong lớp học, sau đó đánh giá
chức năng xúc giác của trẻ.
Đánh giá, sử dụng quan sát được gọi là quan sát cấu trúc, được thực hiện dựa trên
một vài phạm trù của chức năng xúc giác (tất cả các phạm trù đều rất quan trọng khi thực
hiện các nhiệm vụ trong chương trình)
Dưới đây là danh mục các phạm trù và một vài hướng dẫn cho giáo viên khi xây
dựng chương trình kích thích và luyện tập xúc giác như sau:
Độ nhạy cảm xúc giác:
Một trẻ có khả năng cảm nhận được các thông tin xúc giác khi các mức độ tác động
khác nhau của xúc lực (ví dụ như khi đập mạnh vào tay hoặc chỉ là chạm nhẹ vào các bộ
phận khác nhau trên cơ thể trẻ)
Bộ phận nào trên cơ thể của trẻ nhạy cảm nhất: Thông qua các hoạt động là một
chuỗi các kích thích nối tiếp nhau nhưng ở các mứ
c độ xúc lực khác nhau và ở từng bộ
phận khác nhau.
Nhận biết kích thích
Xem xét các phản ứng giống nhau ở từng thời điểm khác nhau, trẻ có phản ứng như
thế nào, có nhất thời hay không.
Nhận biết về cơ thể
Trẻ ý thức được về cơ thể của mình trong tương quan với người khác, trong tương
quan với môi trường.
- 21 -
Hoạt động: yêu cầu trẻ thực hiện các thao tác so sánh chiều cao của cơ tthể mình với
người khác, với vật cố định nào đó (cái bàn, cái cột,…)
Sự nhận cảm trong cơ thể
Yêu cầu trẻ vận động các bộ phận cơ khớp theo sự chỉ dẫn của giáo viên đánh giá
xem trẻ hiểu yêu cầu và trẻ có thực hiện được sự vận động các cơ khớp của mình hay
không.
Khám phá xúc giác
Quan sát xem chiến lược trẻ sử dụng tối ưu nhất trong việc khám phá xúc giác là gì.
Hoạt động: khi đưa cho trẻ một vật, có thể là một vật không quen thuộc với trẻ,
không nói bất cứ một điều gì liên quan đến vật đó và yêu cầu trẻ nhận biết. Thông qua
chiến lược xúc giác của trẻ, có thể dưa ra được cách khám phá xúc giác của trẻ là gì.
Thao tác tiếp xúc
Những kỹ năng nào trẻ sử dụng khi tiếp xúc với các đồ vật. Các kỹ năng này có phù
hợp không. Trẻ khám phá vật bằng cách di chuyển vật theo chiều tay của mình hay để
nguyên ở một vị trí.
Thuận cả hai tay hay một tay
Trẻ có khả năng thực hiện hành động bằng cả hai tay hay một tay. Thao tác bằng
một tay như thế nào? bằng hai tay như thế nào? Có sự luân phiên nhịp nhàng không?
Hoạt động: yêu cầu trẻ nặn viên bi tròn bằng một cục đất sét… để quan sát cách trẻ
vê đất khi dùng một tay hoặc hai tay.
Nhận biết kích thích
Trẻ có nhận biết được một kích thích mà trước đó trẻ đã tiếp xúc. Hoạt động này
huy động trí nhớ xúc giác của trẻ.
Phân biệt xúc giác
Trẻ có khả năng ráp các hình khối
Trẻ có thể phân biệt được các biểu tượng ký hiệu trong một hàng (ví dụ, trẻ nhận
biết được m
ột chữ cái Braille khác trong một hàng có những chữ cái Braille giống nhau,
…)
Đưa ra một tập hợp ngẫu nhiên các biểu tượng, trẻ nhận ra được các biểu tượng
giống nhau.
Tri giác các chi tiết
Trẻ có thể sử dụng một chi tiết để nhận xét, nhận biết một tổng thể. Ví dụ cho trẻ sờ
đồng hồ, hay đeo vòng tay của người quen, hỏi trẻ xem trẻ có nhận ra người quen đó là ai
Đưa ra các chi ti
ết khác nhau trong một bức tranh chẳng hạn, yêu cầu trẻ phân biệt
các chi tiết trong các bức tranh đó.
Xây dựng và làm lại
Làm mẫu một hoạt động sau đó yêu cầu trẻ tái hiện lại hoạt động đó.
- 22 -
Quan hệ bộ phận - tổng thể/ tổng thể - bộ phận
Tạo ra hoạt động giúp trẻ nhận ra một tổng thể mà khi chỉ sử dụng một phần của nó.
Trẻ có thể nhận ra bộ phận còn thiếu trong một tổng thể. Ví dụ cho trẻ làm việc với
những hình con vật đồ chơi hoặc các đồ chơi xây dựng như lắp ghép cái nhà, xe cộ có thể
vặn xoắn các bộ phận thiếu cũng như hình dáng một cấu trúc tổng thể.
Tri giác xúc giác – không gian:
Đưa cho trẻ những vật có sự xoay đổi về các hướng khác nhau. Ví dụ cùng là những
cái đồng hồ giống nhau nhưng được để ở các tư thể khác nhau, trẻ có nhận ra được hay
không.
Đưa ra các hoạt động giúp trẻ xác định được hướng không gian của vật bằng cách
dựa vào mối tương quan với vị trí tuyệt đối là cơ thể và vị trí tương đối là các đồ vật xung
quanh.
Tri giác hình - nền
Đưa ra một số tranh ảnh, biểu đồ nổi trong đó có các yếu tố liên quan đến hình nền
như: cho trẻ tri giác một hình được chứa trong một hình khác, trẻ có nhận ra hình đó
không? Hoặc trẻ có thể theo dõi được một gờ minh họa dòng sông trong bản đồ nổi ngay cả
khi trong bản đồ còn có những gờ nổi khác như minh họa đường biên giới, đường giao
thông,…
Ngôn ngữ xúc giác
Dạy cho trẻ những khái niệm liên quan đễn xúc giác. Ví dụ các động từ như: sờ,
chạm, lần, trải đều…
Hoặc các trạng thái của đồ vật: vết lằn, đường gờ, góc, ,,,
Mô tả các vật hai chiều/ ba chiều
Dạy cho trẻ những cách cần thiết để có thể diễn giải những hình ba chiều được
chuyển
đổi thành hình hai chiều.
2.2.2. Dạy đọc và viết chữ nổi cho trẻ khiếm thị
2.2.2.1. Dạy đọc chữ nổi cho trẻ khiếm thị
Tư thế ngồi đọc
Giáo viên hướng dẫn cho trẻ tư thế ngồi đọc bằng cách giải thích bằng lời, cho trẻ
thực hành ngồi đúng tư thế theo các bước sau:
- Ngồi thoải mái không gò bó sao cho khi đọc có ít nhất 3 điểm tựa: chân, mông và
tay
- Ngồi thẳng, cột sống không vẹo, không cúi đầu, không ngửa mặt
- Khi ngồi đọc hai chân song song thoải mái, hai bàn chân đặt trên nền nhà hoặc lên
thanh ngang dưới bàn
- Học sinh xác định khoảng cách phù hợp giữa tay và giấy, giữa hoạt động của hai
bàn tay không quá gần hoặc không quá xa, tránh tình trạng trẻ phải với tay trong khi đọc
- 23 -
Giáo viên cần sửa ngay tư thế ngồi đọc đúng cho trẻ từ khi trẻ mới bắt đền làm quen
với việc sờ đọc. Nếu giáo viên không chỉnh sửa ngay sẽ rất dễ hình thành cho trẻ thói quen
ngồi lệch chuẩn và sẽ khó sửa khi trẻ đã lớn
Kí năng đặt giấy
Để hình thành cho trẻ khiếm thị kĩ năng đặt giấy đúng, giáo viên cho trẻ tri giác
cách đặt giấy
đúng, giải thích cách đặt giấy đúng, cách xác định lề giấy sao cho trẻ thực
hành đặt giấy đúng.
- Cách xác định mặt giấy: hướng dẫn cho trẻ cách xác định mặt trên mặt dưới của tờ
giấy đã viết. Mặt trên của tờ giấy là mặt bao gồm các chấm nổi, mặt dưới là mặt bao gồm
các chấm lõm
- Cách xác định lề giấy: mép bên trái tờ giấy là lề giấ
y. Lề giấy có khoảng cách
khoảng 2 cm từ mép lề đến phần viết chữ Braille
- Cách đặt giấy đúng: khi đặt giấy đọc giáo viên hướng dẫn trẻ đặt mặt lõm áp
xuống mặt bàn sao cho mép lề giấy vuông góc với thân người và song song với mép bàn.
Lề giấy đặt phía bên tay trái của người đọc.
Để trẻ khiếm thị dễ xác định được trang giấy cần đọc, giáo viên giúp trẻ hình thành
thói quen tìm nhanh trang và dòng cần đọc bằng cách sờ nhanh tay xuống góc bên phải của
tờ giấy, nơi đánh số trang sách chữ Braille.
Phương pháp đọc chữ Braille
Phương pháp đọc chữ Braille bằng hai đầu ngón tay trỏ
Đây là phương pháp sử dụng phối hợp đọc bằng hai đầu ngón tay trỏ của cả hai bàn
tay. Theo phương pháp này thì việc đọc được diễn tả theo các trình tự sau:
- Trên mỗi dòng, đọc từ trái qua phải, đọc bằng hai ngón tay trỏ của hai bàn tay sao
cho mỗi tay phụ trách một nửa dòng. Ngón tay trỏ phải sờ rung nhẹ từ trên xuống dưới và
từ trái sang phải của dòng Braille, không sờ di sờ miết làm bẹp chấm nổi. Ngón tay trỏ trái
đặt kề và song song với ngón tay trỏ phải để đọc sờ kiểm tra lại.
- Khi đọc hai ngón tay cái được xem như điểm tựa cho hai tay đỡ mỏi và giữ hướng
chuyển động của hai đầu ngón trỏ.
- Khi sờ đọc, ngón giữa ngón áp út và ngón út của hai tay phải định hướng chuyển
động cho ngón trỏ không lệch dòng. Ngón út làm nhiệm vụ phát hiện sớm mép tờ giấy.
- Ngón trỏ trái sờ dọc theo ngón trỏ phải để kiểm tra. Khi ngón út phải phát hiện
sớm mép phải của tờ giấy thì ngón trỏ phải tiếp tục đọc hết dòng, ngón trỏ trái chuyển động
ngược lại dòng ngón trỏ phải đang đọc. Đến ô đầu dòng bên trái thì ngón trỏ trái dịch
xuống tìm ô đầu dòng kế tiếp.
- Khi ngón trỏ trái đã tìm thấy ô đầu tiên của dòng kế tiếp thì ngón trỏ phải cũng
vừa đọc xong ô cuối cùng của dòng trên và nhanh chóng chuyển về đặt cạnh bên phải của
ngón trỏ trái và tiếp tục đọc dòng đọc mới. Cứ như vậy đọc cho tới khi hết bài, không được
nhấc cả hai ngón trỏ ra cùng một lúc khỏi dòng đang đọc dễ làm mất hướng trong khi đọc.