Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.56 KB, 52 trang )

- 1 -







































TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC




CN.LÊ THỊ HẰNG




ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH







ĐÀ NẴNG - 2008

- 2 -

MỤC LỤC

I. Đề cương chi tiết
II. Đề cương bài giảng
Chương 1: Những vấn đề chung về trẻ khiếm thính
1.1 Tật điếc/ khiếm thính 3
1.1.1. Khái niệm tật điếc/ khiếm thính 3
1.1.2. Các loại điếc 5
1.1.3. Các nguyên nhân gây điếc 6
1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính 6
1.2.1. Đặc điểm cảm giác - tri giác của trẻ khiếm thính 6
1.2.2. Đặc điể
m ngôn ngữ của trẻ khiếm thính 8
1.2.3. Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính 11
1.2.4. Đặc điểm tư duy - tưởng tượng của trẻ khiếm thính 12
Chương 2: Hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm thính
2.1. Đo sức nghe cho trẻ khiếm thính 13
2.1.1. Lợi ích của việc đo sức nghe 12
2.1.2. Các phương pháp đo sức nghe 12
2.2. Một số dụng cụ trợ thính 15
2.2.1. Máy trợ thính 15
2.2.2. Các loại dụ
ng cụ trợ thính khác 20
2.3. Tạo điều kiện nghe tốt cho trẻ khiếm thính 21
2.3.1. Tín hiệu và tiếng động nền 21
2.3.2. Thời gian vang dội 22
2.3.3. Sự liên hệ khoảng cách và âm thanh 23
.3.4. Cấu trúc phòng học 24
Chương 3: Giao tiếp với trẻ khiếm thính
3.1. Đặc điểm giao tiếp và các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính 26

3.1.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính 26
3.1.2. Các phương tiện giao tiếp củ
a trẻ khiếm thính 26
3.2. Các cách tiếp cận cơ bản trong giao tiếp với trẻ khiếm thính 27
3.2.1 Phương pháp tiếp cận lời nói 27
3.2.2 Phương pháp tiếp cận song ngữ 33
3.2.3 Phương pháp giao tiếp tổng hợp 37
Chương 4: Tình hình giáo dục trẻ khiếm thính ở Việt Nam
4.1. Sự phát triển giáo dục trẻ khuyết tật nói chung ở Việt Nam 43
4.2. Tình hình giáo dục trẻ khiếm thính ở Việt Nam 45
4.2.1. Tình hình chung 45
4.2.2. Hệ thống dịch vụ đáp
ứng nhu cầu cho trẻ khiếm thính ở Việt Nam 46
4.2.3. Hệ thống giáo dục cho trẻ khiếm thính ở Việt Nam 48
III. Tài liệu tham khảo





- 1 -
I. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

1. Tên học phần: ĐẠI CƯƠNG GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH
2. Số tín chỉ: 3
3. Trình độ: Sinh viên ngành Giáo dục Đặc biệt năm thứ 2
4. Phân bổ thời gian:
Lý thuyết: 35 tiết ; Thực hành: 10 tiết
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên học xong học phần: Nhập môn Giáo dục Đặc biệt

6. Mục tiêu học phần:
6.1. Mục tiêu chung:
Học phần nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống kiến thức c
ơ bản hiện đại và phù
hợp với thực tiễn ở Việt Nam về giáo dục trẻ khiếm thính và trang bị cho người học
những kỹ năng cơ bản về giáo dục trẻ khiếm thính.
6.2. Mục tiêu cụ thể:
- Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên những hiểu biết về tật điếc, đặc điểm của
trẻ khiếm thính tuổi h
ọc đường, vấn đề hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm thính trong nhà
trường, vấn đề giao tiếp của trẻ khiếm thính và tình hình giáo dục trẻ khiếm thính ở Việt
Nam.
- Về kỹ năng: Sinh viên có thể trình bày được những hiểu biết và quan điểm về
các vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ khiếm thính, biết các kỹ năng cơ bản để hỗ trợ
thính học cho tr
ẻ khiếm thính, có thể giao tiếp với trẻ khiếm thính.
- Về thái độ: có thái độ trân trọng khả năng và giá trị của trẻ khiếm thính, tôn
trọng, khích lệ trẻ học tập; yêu nghề, tận tâm với giáo dục trẻ khiếm thính; tích cực, chủ
động tìm hiểu lý thuyết và thực tế giáo dục trẻ khiếm thính, áp dụng kiến thức, kỹ năng
học được vào thực tiễn.
7. Mô tả v
ắn tắt nội dung học phần:
Học phần cung cấp cho người học những hiểu biết cần thiết về giáo dục trẻ
khiếm thính: những đặc điểm cơ bản của trẻ khiếm thính, vấn đề hỗ trợ trẻ khiếm thính
về thính học, cách tiếp cận giao tiếp đối với trẻ khiếm thính và tình hình giáo dục trẻ
khiếm thính ở Việt Nam.
8. Nhi
ệm vụ của sinh viên:
- Dự đầy đủ các tiết lý thuyết cũng như thực hành theo qui định
- Bài tập: 1 bài thu hoạch

- Thực hành một số kỹ năng cơ bản với máy trợ thính và ngôn ngữ ký hiệu
9. Tài liệu học tập
1. Tài liệu bài giảng
2. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), Đại cương về giáo dục trẻ khiếm thính, NXB
Đại học Sư phạm Hà nội.
3. Nguyễn Quang Uẩn (2000),
Tâm lý trẻ khiếm thính, Đại học Sư phạm Hà Nội,
tài liệu bài giảng.
10. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự lớp: 80% thời lượng yêu cầu
- 2 -
- Thực hành: 100% thời lượng yêu cầu
- Bản thu hoạch: viết 01 bài thu hoạch sau khi đi thực tế.
- Thảo luận: Tham gia thảo luận nhóm, đóng góp ý kiến, phản hồi, nhận xét ý
kiến của các bạn, trình bày được kết quả thảo luận của nhóm.
- Thuyết trình: thuyết trình được quan điểm của mình trong các nhóm thảo luận,
phản hồi ý kiến các bạn và bảo vệ ý kiến cá nhân mình.
- Thi giữa học kỳ
: Bài kiểm tra học kỳ là báo cáo kết quả thảo luận theo nhóm
và điểm bài thu hoạch.
- Thi cuối học kỳ: Thi viết.
11. Thang điểm: 10 điểm với nội dung như sau:
STT Nội dung đánh giá Trọng số
1 Báo cáo bài thực hành 0,2
2 Kiểm tra giữa môn/ tiểu luận 0,2
3 Thi hết môn 0,6
12. Nội dung chi tiết học phần:
Số tiết
TT Tên chương
LT TH Tổng số

1 Chương 1: Những vấn đề chung về trẻ
khiếm thính
7 0
7
2 Chương 2: Hỗ trợ thính học cho trẻ khiếm
thính
10 5
15
3 Chương 3: Giao tiếp với trẻ khiếm thính 15 5
20
4 Chương 4: Tình hình giáo dục trẻ khiếm
thính
3 0
3

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH (7 tiết)
1.2 Tật điếc/ khiếm thính
1.1.1. Khái niệm tật điếc/ khiếm thính
1.1.2. Các loại điếc
1.1.3. Các nguyên nhân gây điếc
1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính
1.2.1. Đặc điểm cảm giác - tri giác của trẻ khiếm thính
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính
1.2.3. Đặ
c điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính
1.2.4. Đặc điểm tư duy - tưởng tượng của trẻ khiếm thính
Thực hành:

- Tìm hiểu các nguyên nhân gây điếc và đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính tại
các trường/lớp dạy trẻ khiếm thính.


Chương 2: HỖ TRỢ THÍNH HỌC CHO TRẺ KHIẾM THÍNH (15 tiết)
2.1. Đo sức nghe cho trẻ khiếm thính
2.1.1. Lợi ích của việc đo sức nghe
2.1.2. Các phương pháp đo sức nghe
- 3 -
2.1.2.1 Đo sức nghe giản đơn
2.1.2.2 Đo sức nghe bằng máy đo đơn âm
2.2. Một số dụng cụ trợ thính
2.2.1. Máy trợ thính
2.2.1.1. Công dụng của máy trợ thính
2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy trợ thính
2.2.1.3. Kiểm tra máy trợ thính
2.2.2. Các loại dụng cụ trợ thính khác
2.3. Tạo điều kiện nghe tốt cho trẻ khiếm thính
2.3.1. Tín hiệu và tiếng động nền
2.3.2. Thời gian vang dội
2.3.3. S
ự liên hệ khoảng cách và âm thanh
3.3.4. Cấu trúc phòng học
Thực hành
:
- Thực hành tháo lắp máy trợ thính và tạo môi trường dạy tốt trong trường dạy
trẻ khiếm thính.

Chương 3: GIAO TIẾP VỚI TRẺ KHIẾM THÍNH (20 tiết)
3.1. Đặc điểm giao tiếp và các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính
3.1.1. Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính
3.1.2. Các phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính
3.2. Các cách tiếp cận cơ bản trong giao tiếp với tr

ẻ khiếm thính
3.2.1 Phương pháp tiếp cận lời nói
3.2.2 Phương pháp tiếp cận song ngữ
3.2.3 Phương pháp giao tiếp tổng hợp
Thực hành
:
- Tìm hiểu tình hình sử dụng các phương pháp giao tiếp với trẻ khiếm thính
trong các trường/lớp dạy trẻ khiếm thính.
- Thực hành sử dụng ngôn ngữ ký hiệu.

Chương 4: TÌNH HÌNH GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Ở VIỆT NAM (3 tiết)
4.1. Sự phát triển giáo dục trẻ khuyết tật nói chung ở Việt Nam
4.2. Tình hình giáo dục trẻ khiếm thính ở Việt Nam
4.2.1. Tình hình chung
4.2.2. Hệ thống dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho trẻ
khiếm thính ở Việt Nam
4.2.3. Hệ thống giáo dục cho trẻ khiếm thính ở Việt Nam.









- 4 -
II. ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TRẺ KHIẾM THÍNH

1.3 Tật điếc/ khiếm thính
1.1.1. Khái niệm tật điếc/ khiếm thính
1.1.1.1. Tai chúng ta nghe như thế nào?
Để biết tai chúng ta nghe như thế nào, cần xem xét 2 vấn đề có liên quan: âm
thanh và cấu tạo của tai.
* Âm thanh:
Âm thanh xung quanh chúng ta rất nhiều và không đồng nhất về độ cao. Có âm
cao, âm thấp và những âm rất thấp. Người ta đo độ cao của âm thanh bằng đơn vị đo tần
số (Hez). Âm thanh được chia thành 3 nhóm:
- Âm thanh có tần số th
ấp (âm trầm) như tiếng trống, tiếng gõ bàn, âm
b,m, trong tiếng nói.
- Âm thanh có tần số trung bình
(âm trung) như tiếng gõ thìa vào xoong nồi, kim
loại; âm a,ô,d, trong tiếng nói.
- Âm thanh có tần số cao
(âm cao) như tiếng sáo, tiếng còi, những âm xát như
âm s, x, tr, trong tiếng nói
Âm thanh chúng ta nghe được cũng không đồng nhất với nhau về độ lớn: có
những âm thanh rất to, có những âm thanh rất nhỏ và có nhiều âm thanh vừa đủ nghe.
Để đo độ lớn (cường độ) của âm thanh, người ta dùng đơn vị đo là đêxiben (dB)
VD:
+ Tiếng nói thầm, tiếng lá cây xào xạc khoảng 20 dB
+ Tiếng nói chuyện bình thường ở khoảng cách 1m khoảng 30-40 dB
+ Tiếng giả
ng bài của giáo viên trong lớp có độ lớn từ 55-65 dB
+ Tiếng ôtô rú ga, tiếng máy bay khoảng 100 dB
+ Tiếng nhạc disco qua loa to, tiếng máy bay cất cánh có độ lớn 110 dB.

+ Những âm thanh trên 120 dB khi nghe bị đau tai.
* Cấu tạo của tai:
Tai người có cấu tạo phức tạp và được chia ra: tai ngoài, tai giữa và tai trong.
- Tai ngoài gồm: vành tai (có nhiệm vụ hứng âm thanh từ bên ngoài), ống tai (có
nhiệm vụ truyền âm thanh vào trong) và màng nhĩ (có nhiệm vụ truyền âm thanh vào tại
giữa bằng sự rung động).
- Tai giữ
a gồm: một chuỗi xương khớp với nhau từ màng nhĩ đến cửa sổ bầu dục
vào tai trong.
- Tai trong gồm: bộ máy tiền đình, ốc tai, dây thần kinh thính giác.
* Tai chúng ta nghe như thế nào?
Khi âm thanh được tạo ra, sóng âm đi qua không khí. Khi những sóng âm này
đến tai bạn, chúng được diễn biến qua 3 giai đoạn liên hoàn nhau theo hình móc xích:
Ở móc xích thứ nhất
TAI NGOÀI
Ở móc xích thứ hai
TAI GIỮA
Ở móc xích thứ ba
TAI TRONG
- 5 -
- Các sóng âm được
tiếp nhận bởi tai
ngoài. Các sóng âm
đi qua ống tai và
chạm vào màng nhĩ
gây ra rung động
- Màng nhĩ rung
động làm rung cả
đến chuỗi xương
con và màng nhỏ

(cửa sổ bầu dục) ở
tai trong
- Là ốc tai, một cơ cấu bằng xương hình
xoắn ốc, chứa dịch và được phủ bởi
những tế bào lông.
- Sự rung động của cửa sổ bầu dục làm
chấ
t dịch trong ốc tai di động. Sự di
động của chất dịch lần lượt làm rung
động các tế bào lông và sản sinh ra
những xung lực điện được dẫn lên não
qua dây thần kinh thính giác.

1.1.1.2. Khái niệm trẻ khiếm thính
Trẻ khiếm thính là những trẻ bị suy giảm sức nghe ở các mức độ khác nhau, dẫn
đến khó khăn trong giao tiếp và ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của trẻ.
Sự tiếp nhận âm thanh của bộ máy thính giác có thể không đầy đủ và trung thực,
thậm chí bị mất Hiện tượng này có thể xảy ra ngay từ tai ngoài. Trong ống tai có
nhiều ráy tai, làm cản trở sóng âm vào màng hoặc màng nhĩ quá dầ
y kém rung động làm
ảnh hưởng đến âm thanh nghe được. Đặc biệt ở tai giữa rất hay bị viêm nhiễm (chảy mủ
tai) làm cho âm thanh không thể truyền vào tai trong làm chúng ta không nghe được
hoặc nghe rất ít. Đặc biệt ở tai trong là bộ phận rất nhạy cảm với một số độc tố làm suy
giảm khả năng nghe và khả năng hiểu, gây ra mất thính lực nặng.

1.1.2. Các loại điếc
1.1.2.1. Phân loại điế
c
Thính giác sẽ bị giảm sút khi một điểm nào đó trong cơ quan thính giác có vấn
đề (có thể là tai ngoài, tai giữa, tai trong hay dây thần kinh thính giác lên não). Tuỳ theo

vị trí tổn thương của tai mà người ta chia ra làm 3 loại điếc:
- Điếc dẫn truyền: khi có tổn thương ở tai ngoài hay tai giữa. Những nguyên
nhân thông thường dẫn đến điếc dẫn truyền là: viêm tai giữa tiết dịch, viêm tai giữa cấp
tính, viêm tai giữa mãn tính, chấn thương, dị v
ật ốc tai, dáy tai.
- Điếc tiếp nhận: khi có tổn thương ở tai trong. Đa số các trường hợp bị điếc tiếp
nhận là do những nguyên nhân trước khi sinh hoặc trong khi sinh. Đó là hội chứng
usher, wardenburg, mẹ bị cúm trong thời kỳ mang thai, giang mai bẩm sinh, virut, đẻ
non, thiếu ôxy, vàng da.
- Điếc hỗn hợp: kết hợp cả hai loại điếc trên. Đó là viêm màng não, bệnh sởi,
quai bị, đầu bị
tổn thương, sử dụng thuốc không đúng, do tiếng ồn. Ngoài ra có nhiều
trường hợp điếc không rõ nguyên nhân (khoảng 40%)
1.1.2.2. Phân loại các nhóm trẻ khiếm thính.
Để hiểu sâu sắc và đúng đắn về trẻ khiếm thính, chúng ta cũng cần phải phân
loại các nhóm trẻ khiếm thính cơ bản dưới góc độ tâm lý giáo dục. Điều này có một ý
nghĩa quan trọng đối với lý luận và thực tiễn giáo dục trẻ
, đối với việc chẩn đoán đúng
trẻ, xác định đúng hình thức hỗ trợ phù hợp đối với trẻ khiếm thính.
Cơ sở để phân loại:
- Mức độ mất sức nghe
- Thời gian mất sức nghe
- 6 -
- Trình độ phát triển ngôn ngữ
1.1.2.3. Phân loại trẻ theo mức độ mất sức nghe
- Mức 1: điếc nhẹ: 20-40dB
- Mức 2: điếc vừa: 41-70dB
- Mức 3: điếc nặng: 71-90dB
- Mức 4: điếc sâu: > 90dB
1.1.2.4. Phân loại trẻ theo thời gian mất sức nghe

- Trẻ sinh ra bị tổn thương thính giác
- Trẻ mất sức nghe trước khi bắt đầu phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ mất sức nghe ở nh
ững giai đoạn đầu của sự phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ mất sức nghe khi ngôn ngữ đã hình thành.
1.1.2.5. Phân loại trẻ theo mức độ phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ điếc và không có ngôn ngữ (mà chúng ta thường gọi là trẻ điếc câm) là
những trẻ mất sức nghe đến mức mất luôn cả khả năng ngôn ngữ cũng như khả năng
làm chủ ngôn ngữ.
- Trẻ điế
c với ngôn ngữ hạn chế: là những trẻ mất thính lực khi mà ngôn ngữ
thực tế của chúng đã được hình thành. Với những trẻ này chúng ta cố gắng gìn giữ và
phát huy kỹ năng và vốn từ ngữ đã có ở chúng.
- Trẻ nghe kém là những trẻ bị phá huỷ một phần chức năng thính giác. Tuỳ theo
sức nghe còn lại, một số trẻ trong nhóm trẻ này có thể tự nắm ngôn ngữ ở m
ột mức độ
nào đó trong quá trình giao tiếp. Tuy nhiên, ngôn ngữ này cần phải được điều chỉnh
trong quá trình giáo dục.
1.1.3. Các nguyên nhân gây điếc
Khuyết tật về thính giác ở trẻ em có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác
nhau. Người ta có thể chia ra làm 3 nhóm nguyên nhân chính theo các giai đoạn phát
triển của trẻ.
1.1.3.1. Nguyên nhân trước khi sinh:
- Những bệnh do virut gây nên như: bệnh quai bị, cúm,
- Mắc hoặc giảm khả năng hoạt động của các bộ ph
ận của tai như ống tai ngoài
bị bịt kín, chuỗi xương con bị xơ cứng
- Nhiễm độc thuốc khi mẹ mang thai.
- Đẻ ngạt
- Thai ngược, khi đẻ phải dùng dụng cụ trợ giúp (foocxep)

- Đẻ thiếu tháng.
1.1.3.2. Những nguyên nhân sau khi sinh
- Bệnh tật: viêm màng não, sởi, các bệnh do virut (cúm, quai bị, viêm tai giữa).
- Chấn thương
- Tiếng động quá mạnh hay áp suất lớn tác động
- Sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép hoặ
c sai chỉ định
- Suy dinh dưỡng.
1.1.3.3. Nguyên nhân khác
- Di truyền,
1.2. Một số đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính
1.2.1. Đặc điểm cảm giác - tri giác của trẻ khiếm thính
- 7 -
Như ta đã biết, cảm giác và tri giác là nền tảng của nhận thức. Chúng là những
nguồn gốc cơ bản của những kiến thức mà chúng ta nhận thức được ở thế giới xung
quanh. Trong những dạng cảm giác khác nhau thì cảm giác nghe và cảm giác nhìn có ý
nghĩa chủ yếu. Chúng ta sống trong thế giới của âm thanh, của hình dạng và màu sắc.
Những nguồn thông tin như phát thanh, truyền hình, phim ảnh, sân khấu, âm nhạc về
nhi
ều mặt đưa đến cảm giác nghe. Tất nhiên cảm giác nhìn cũng đóng một vai trò quan
trọng. Nhưng mất sức nghe sẽ làm cho đứa trẻ mất khả năng tri giác bình thường về
những nguồn thông tin này. Trong việc tiếp nhận ngôn ngữ, cảm giác và tri giác nghe có
một vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở này diễn ra sự phát triển các hình thái chủ
động và bị động của lời nói. Nghe được tiếng nói của người xung quanh, đứa tr
ẻ bắt đầu
bắt chước và bập bẹ được những từ đầu tiên. Nhờ lời nói đứa trẻ nhận được những
thông tin cơ bản, lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm mà người lớn truyền cho nó.
Sự phá huỷ tri giác và tiếng nói của người xung quanh tự nhiên sẽ kéo theo sự phá huỷ
quá trình hình thành ngôn ngữ tích cực. Trẻ khiếm thính không thể tự mình lĩnh hội
được ngôn ngữ. Trong thự

c tế, trẻ khiếm thính sẽ bị câm nếu nó không được phát hiện
sớm những khó khăn về thính giác và được hỗ trợ bằng những phương pháp chuyên biệt
trong việc tiếp nhận ngôn ngữ.
Ngày nay trong giáo dục trẻ điếc đang áp dụng rộng rãi những phương tiện kỹ
thuật khác nhau giúp phát triển và kích thích cảm giác nghe còn lại. Những phương tiện
này có thể chia thành: những phương tiện nhìn, phương tiện âm thanh và nhữ
ng phương
tiện sử dụng tính nhạy cảm xúc giác -rung. Ví dụ máy trợ thính, những thiết bị khuyếch
đại âm thanh, những máy rung biến đổi những tín hiệu âm thanh thành những tín hiệu
quang học, những máy rung biến đổi dao động âm thanh thành những dao động điện do
những bộ phận phân tích xúc giác-rung thu nhận.
Ở trẻ khiếm thính, do thiếu cảm giác nghe hoặc cảm giác giác nghe bị phá huỷ,
cảm giác thị giác và cảm giác vận động có mộ
t vai trò đặc biệt quan trọng. Thị giác của
trẻ khiếm thính trở thành chủ đạo và chủ yếu trong việc nhận thức thế giới xung quanh
và trong việc tiếp nhận ngôn ngữ. Trẻ bình thường học nói chủ yếu dựa trên cảm giác
nghe và vận động, còn tri giác thị giác đóng vai trò thứ yếu. Điều này hoàn toàn ngược
lại với trẻ khiếm thính. Cùng với cảm giác vận động, cảm giác tri giác nhìn trở thành
nề
n tảng để hình thành tiếng nói. Thậm chí trẻ khiếm thính có thể tiếp nhận ngôn ngữ
chỉ dựa trên tri giác nhìn. Rất nhiều những nghiên cứu đã chứng minh rằng cảm giác và
tri giác ở trẻ khiếm thính không kém so với trẻ nghe được, thậm chí còn tích cực và tinh
nhạy hơn. Bởi vậy, trẻ khiếm thính thường để ý những chi tiết nhỏ của thế giới xung
quanh mà trẻ bình thường không để ý đến. Ví dụ:
- Phân biệ
t mầu sắc: việc phân biệt những màu sắc gần giống nhau như: xanh,
đỏ, da cam thì trẻ khiếm thính phân biệt tinh tế hơn so với trẻ bình thường.
- Phân biệt người tiếp xúc: trẻ khiếm thính có thể nhận thấy từng chi tiết về
khuôn mặt, thân hình, cách ăn mặc, màu sắc và chất liệu của quần áo nhanh hơn so với
trẻ bình thường.

- So sánh những bức tranh vẽ của trẻ khiếm thính với tr
ẻ bình thường chúng ta
cũng thấy những bức tranh vẽ của trẻ khiếm thính có nội dung phong phú, tỷ mỉ hơn và
đặc biệt là khi vẽ người, trẻ khiếm thính thường thể hiện đầy đủ hơn những phần quan
trọng của cơ thể người và rất chú ý đến sự cân xứng trong việc mô tả chúng so với trẻ
- 8 -
bình thường, nhưng chúng lại thường gặp khó khăn đối với những bức tranh biểu thị
mối quan hệ không gian.
Ở trẻ khiếm thính, tri giác phân tích thường trội hơn tri thức tổng giác. Mặc dù
tất cả những khó khăn tâm lý và sự phức tạp của quá trình tri giác nhìn đối với ngôn ngữ
nói, trẻ khiếm thính thường làm chúng ta ngạc nhiên bằng khả năng dùng thị giác tiếp
nhận và phân biệt tinh tế những gì mà chúng ta nói v
ới chúng. Ngoài ra xúc giác và cảm
giác vận động đóng vai trò quan trọng trong quá trình nhận thức của trẻ khiếm thính.
Cảm giác vận động báo hiệu cho chúng ta vì sự vận động của các bộ phận của thân thể,
mức độ căng của cơ cũng như sự vận động của cơ quan ngôn ngữ. Ở người bình thường
có tồn tại mối liên hệ chặt chẽ giữa cơ quan thính giác và vận độ
ng. Ở trẻ khiếm thính,
sự mất thính lực không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự vận động của bộ máy hô hấp mà còn
ảnh hưởng đến sự phối hợp các động tác của cơ thể. Vì vậy, trẻ khiếm thính thường
vụng về không khéo léo, rất khó khăn với những kỹ năng lao động và thể thao đòi hỏi
sự phối hợp tinh tế và sự thă
ng bằng của các động tác. Điều này được giải thích là do bộ
máy tiền đình cũng như những điểm cuối dây thần kinh của cơ quan vận động bị tổn
thương. Xúc giác-rung của trẻ khiếm thính là đặc thù và độc đáo nhất. Đây là phương
tiện quan trọng trong tiếp nhận ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính. Vậy chúng ta đã biết gì
về dạng cảm giác này? Đầu thế k
ỷ XIX, E.P.Nauman đã nghiên cứu và chỉ ra những
tính chất cơ bản của loại cảm giác này như sau:
1. Những xúc giác-rung về bản chất là những cảm giác sơ đẳng, là một bộ phận

cấu thành của những dạng cảm giác khác.
2. Sức nghe bình thường hạn chế và kìm hãm sự phát triển và sự nhạy bén của
những cảm giác và xúc giác rung.
3. Về mặt tính chất, những cảm giác này gần gũi với nhữ
ng cảm giác vận động
và những cảm giác về vị trí trong không gian.
4. Giữa cảm giác nghe và xúc giác-rung tồn tại một mối liên hệ chức năng.
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính
- Thành phần cấu tạo tiếng nói và sự phá huỷ chức năng ngôn ngữ:
Tiếng nói và ngôn ngữ là công cụ mạnh mẽ để nhận thức thế giới xung quanh.
Nhờ từ ngữ, con người có khả n
ăng khái quát hoá, trừu tượng hoá. Con người có thể
nhận thức cả những đặc tính của thế giới xung quanh mà sự quan sát, tri giác không thể
cảm nhận được. Sự phát triển trí tuệ của trẻ phụ thuộc nhiều vào ngôn ngữ. Đứa trẻ nắm
được ngôn ngữ, trong quá trình giao tiếp có thể biết những đặc tính của những vật xung
quanh nó. Nó luôn luôn đặt những câu hỏi với người xung quanh và nhận được những
câu trả
lời, thu nhận được những kinh nghiệm của người lớn. Vào thời điểm 2 đến 3
tuổi, quá trình phát triển tiếng nói và tư duy diễn ra đặc biệt mãnh liệt. Ngôn ngữ liên hệ
chặt chẽ với tư duy. Mối liên hệ này thể hiện trước hết ở chỗ: tiếng nói là công cụ của tư
duy. Ý nghĩ của chúng ta xuất hiện và hình thành trên cơ sở tiếng nói. Không có những
ý nghĩ trần tr
ụi, thiếu vỏ bọc ngôn ngữ. Tư duy bằng ngôn ngữ là hoàn thiện nhất vì nó
có khả năng trừu tượng hoá không giới hạn.
Từ vựng và câu trúc ngữ pháp là những bộ phận quan trọng cấu thành tiếng nói.
Từ vựng đôi khi còn gọi là “vật liệu xây dựng” của tiếng nói. Từ vựng càng giàu thì
tiếng nói càng phong phú. Nhưng chỉ có riêng từ vựng thì chưa tạo thành được ngôn
ngữ, nó chỉ trở thành sức m
ạnh thực tế khi nó được sử dụng theo ngữ pháp, làm cho
- 9 -

ngôn ngữ của chúng ta trở nên có cấu trúc và có nghĩa. Một yếu tố rất quan trọng của
tiếng nói chúng ta là cái vỏ âm thanh, thành phần ngữ âm. Cái vỏ âm thanh của tiếng
nói dường như là “cái vỏ vật chất” của nó. Chúng ta chỉ có thể diễn đạt ý nghĩ nhờ bọc
chúng vào vỏ bọc âm thanh hay là cái vỏ đồ hoạ (chữ viết). Hơn nữa, trong mỗi từ đều
có yếu tố khái quát, chính điều đ
ó mở rộng khả năng giao tiếp và nhận thức. Sắc thái
xúc cảm của từ là yếu tố rất quan trọng xong còn ít được nhận thấy, dường như bị che
lấp. Chúng ta không đặc biệt coi trọng nó trong cuộc sống hàng ngày. Nhưng ở đâu mà
nhu cầu ngôn ngữ tăng lên, ở đâu mà từ có vai trò đặc biệt để diễn đạt sắc thái của ý
nghĩ, thì yếu tố đó của t
ừ có vai trò rất cơ bản, ví dụ sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ ca.
Sự phá huỷ thành phần từ của ngôn ngữ cũng có thể biểu hiện ở những hình thức
khác nhau. Trường hợp nặng nhất là hoàn toàn không có khả năng tự chiếm lĩnh được từ
(trường hợp điếc hoàn toàn). Trong những trường hợp khác thì điều đó có thể biểu hiện
ở sự nghèo nàn và cực k
ỳ hạn chế của từ vựng, sự dùng từ không sát đúng với ý nghĩa
cơ bản của nó. Những thiếu sót tương tự thường gặp ở những đứa trẻ bị giảm sức nghe,
cũng như những trẻ thiếu ngôn ngữ. Trên cơ sở sự phá huỷ ngôn ngữ nói thường xuất
hiện sự phá huỷ ngôn ngữ viết và cấu trúc ngữ pháp của nó. Ở nh
ững đứa trẻ bị phá huỷ
sức nghe, chúng thường thể hiện chứng viết khó và chứng mất ngữ pháp. Trong trường
hợp bị chứng viết khó, thành phần chữ cái của từ bị bóp méo. Những chữ cái riêng lẻ
thường bị bỏ qua, thay thế hoặc đổi chỗ cho nhau. Những sự phá hủy này có thể liên hệ
không chỉ với những thiếu sót của sự tiếp nhận âm thanh và phân tích âm, mà còn liên
hệ v
ới sự phá huỷ cảm giác và tri giác nhìn hay cảm giác và tri giác vận động.
Chứng mất ngữ pháp thể hiện trước hết ở sự vi phạm các mối liên hệ ngữ pháp
giữa các từ trong câu. Thực tế trẻ nghe bình thường tiếp nhận qui luật ngữ pháp khá lâu
trong quá trình giao tiếp trước khi đến trường. Đối với trẻ có khả năng giao tiếp và thực
hành ngôn ngữ bị hạn chế, cần phải dạy cho chúng nhữ

ng qui tắc cấu trúc ngữ pháp của
câu.
Một số đặc tính trong sự phát triển ngôn ngữ của trẻ khó khăn về ngôn ngữ so
với trẻ bình thường. Sự phát triển ngôn ngữ có thể được chia làm 3 giai đoạn cơ bản:
+ Tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi)
+ Tuổi mẫu giáo
+ Tuổi đến trường
Ngay từ những tháng đầu của cuộc đời, đứa trẻ đã có sự chuẩn b
ị của những cơ
quan thính giác, cấu âm để tiếp thu ngôn ngữ. Đứa trẻ phát ra những tiếng kêu, xuất
hiện máy môi, sau đó là tiếng bập bẹ và sự chú ý về âm thanh cũng phát triển. Đứa trẻ
biết hướng sự chú ý lắng nghe về phía phát ra âm thanh. Dường như chơi với những
dụng cụ phát ra âm thanh, đứa trẻ đã có tập hợp những phản xạ khác nhau của âm
thanh: ba ba, ma ma. Đây chưa phải là ngôn ng
ữ, nhưng là một giai đoạn chuẩn bị quan
trọng để nắm ngôn ngữ. Khoảng 6 đến 8 tháng tuổi, đứa trẻ đã bắt đầu phát triển sự hiểu
biết phần đơn giản của ngôn ngữ giao tiếp với nó. Để trả lời câu hỏi: “Mẹ đâu?”. “Đồng
hồ đâu?” đứa trẻ bắt đầu tìm và quay đầu về phía đối tượng. Điều
đó chứng tỏ rằng ở độ
tuổi này đứa trẻ bắt đầu hiểu ngôn ngữ giao tiếp với nó, có nghĩa là ở nó ngôn ngữ thụ
động đã bắt đầu phát triển, ngôn ngữ của người lớn xung quanh có vai trò to lớn đối với
sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Người lớn cần phải nói nhiều hơn, từ phát ra rõ ràng,
rành mạch, đừng nhại cách phát âm không đúng của trẻ. Th
ực tiễn vốn từ của trẻ càng
- 10 -
phong phú thì ngôn ngữ của chúng càng phát triển nhanh và tốt. Do người lớn càng
nhắc đi nhắc lại nhiều lần cùng một từ và từ đó gắn với một vật xác định, trong ý thức
của trẻ hình thành mối liên hệ liên tưởng giữa từ-tín hiệu thứ hai-và vật thể được gọi
tên.
Chúng ta quan sát được một bức tranh hoàn toàn khác trong trường hợp khi đứa

trẻ sinh ra bị điếc hay làm mất thính giác ở giai
đoạn sớm nhất của sự phát triển ngôn
ngữ. Trong những tháng đầu của cuộc sống, không dễ gì mà nhận biết đứa trẻ có vấn đề
về thính lực hay không? Cũng như đứa trẻ nghe được, trẻ khiếm thính cũng phát ra
những âm thanh phản xạ, phản ứng linh hoạt với đồ chơi nào đập vào mắt nó, nhưng nó
không nghe được tiếng nói của người xung quanh, không hiểu họ nói gì vớ
i nó và
không thể bắt chước được tiếng nói của người xung quanh. Vì vậy, nó khó có thể hình
thành được sự liên hệ, liên tưởng giữa từ-tín hiệu của hiện thực và vật cụ thể. Sự phát
triển ngôn ngữ của trẻ khiếm thính càng bị tụt hậu so với trẻ bình thường nếu trong quá
trình CTS bị trì hoãn. Sự khác biệt này càng đặc biệt rõ sau một năm tuổi, khi mà trẻ đã
bắt đầu có sự
phát triển của ngôn ngữ chủ động. Trẻ càng lớn thì nhu cầu giao tiếp càng
lớn. Nhu cầu này diễn ra mạnh nhất và có kết quả nhất ở trẻ từ 2 đến 5 tuổi. Nó luôn
luôn muốn hỏi, nhận biết cái gì đó. Sự ham muốn này tạo điều kiện xuất hiện ngôn ngữ
chủ động. Nhờ chức năng của cơ quan thính giác trẻ tiếp nhận được lời nói củ
a mọi
người xung quanh, bắt chước lời nói ấy, sau đó tự nó sẽ nói. Dần dần trẻ biết được cấu
tạo âm của từ, mặc dù ban đầu nhiều âm phát ra không đúng, sai lệch, thay thế, dính âm,
không rõ ràng. Những âm khó đối với trẻ là: n-l, s-x, ch-tr. Từ 5 đến 6 tuổi trẻ dần dần
tự biết cách điều chỉnh để phát âm đúng. Vốn từ của trẻ dần dần được tích lu
ỹ. Vào độ 2
tuổi, vốn từ của trẻ bình thường vào khoảng 300 từ, 3 tuổi khoảng 1000 từ, từ 5 đến 6
tuổi gần 3000 từ. Quả vậy, ở thời kỳ này trẻ hiểu và sử dụng từ ngữ rất độc đáo. Trong
quá trình tập nói, trẻ dần dần nắm được cấu trúc ngữ pháp của tiếng nói. Vào lúc này,
chẳng ai dạy trẻ qui tắc ngữ pháp cả. Tuy nhiên, nhữ
ng qui luật cơ bản và chuẩn mực
ngữ pháp của tiếng nói đã được nắm qua thực hành trước khi đến trường, mối liên hệ
ngữ pháp giữa các từ trong câu đã được sử dụng. Tuy nhiên, trẻ ở độ tuổi này cũng vẫn
còn những sai sót, nhưng điều đó chỉ khẳng định rằng trẻ có ý thức suy nghĩ một số hình

thức ngữ pháp và sử dụng theo m
ẫu câu. Dần dần trẻ tiếp thu được cấu trúc ngữ pháp
của câu. Ban đầu của trẻ có thể gồm một từ duy nhất. Sau đó, xuất hiện câu phức tạp
hơn 2 đến 3 từ bao gồm cả thành phần chính và thành phần phụ. Sau nữa, xuất hiện
những cấu trúc ngữ pháp phức tạp với những liên từ liên hợp và liên từ phụ thuộc. Tất
cả những đ
iều này cũng nói lên rằng những quá trình và những thao tác tư duy đang
phát triển và trở nên phức tạp.
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ bình thường rõ ràng dựa trên cơ sở thính giác và
giao tiếp bằng ngôn ngữ. Còn đối với trẻ khiếm thính và trẻ có khó khăn về ngôn ngữ
thì chúng diễn ra theo một cách khác: chúng không nghe được tiếng nói của mọi người
xung quanh, không có khả năng bắt chước được tiếng nói, bởi vậy không tự họ
c nói
được. Nhưng nhu cầu giao tiếp của chúng cũng mạnh mẽ không kém gì những trẻ khác.
Chính từ nhu cầu này nảy sinh một hệ thống giao tiếp độc đáo, khác căn bản với hệ
thống ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ. Trẻ điếc khi còn nhỏ cần biểu thị những ý nghĩ của
mình, ban đầu dùng những điệu bộ và dấu hiệu tự nhiên, sau đ
ó sáng tạo ra. Thiếu ngôn
ngữ, sự hạn chế và nghèo nàn của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ làm cho nó mất khả
- 11 -
năng vận dụng kinh nghiệm của người lớn, giảm khả năng thu nhận những khái niệm
mới. Tất cả những điều này để lại dấu ấn trong sự phát triển chung của trẻ điếc. Độ tuổi
càng lớn thì khoảng cách giữa trẻ điếc và trẻ nghe được càng lớn. Thực tế, nó có thể
được bù đắp đáng kể nếu tạ
o được những điều kiện giáo dục đặc biệt phù hợp cho trẻ
điếc. Nếu trước đây dạy nói cho trẻ điếc bắt đầu vào thời gian trẻ đến trường thì ngày
nay trong chương trình can thiệp sớm, trẻ được học ngôn ngữ và hình thành khái niệm
từ độ tuổi rất nhỏ. Những đứa trẻ này khi đến trường đã có những kỹ năng đáng kể v

ngôn ngữ, tạo điều kiện dễ dàng cho việc học tập ở trường. Chúng có thể bỏ qua lớp dự

bị. Sự khác biệt giữa trẻ điếc và trẻ nghe được vẫn tiếp tục tồn tại trong những năm học
ở trường, tuy nhiên do có tác động qua lại sự khác biệt này sẽ giảm đi.
- Các hình thức giao tiếp bằng lời và các hình thức giao tiếp thay thế b
ằng lời:
Ngôn ngữ và giao tiếp là hai phạm trù. Ngôn ngữ là một hệ thống có qui ước.
Bằng phương tiện này, những ý tưởng của con người được đưa ra để trao đổi những
thông tin đã được suy nghĩ, cân nhắc thận trọng. Ngôn ngữ có một cấu trúc riêng, có từ
vựng, bị chi phối bởi những niêm luật ngữ pháp nhất định do người dùng nó đặt ra.
Những ngôn ngữ khác nhau có qui tắc luật lệ khác nhau. Nh
ưng cũng có thể giao tiếp
mà không cần sử dụng ngôn ngữ: cái nhìn, sự va chạm, các cử chỉ điệu bộ trong tình
huống cụ thể sẽ chuyển tải năng lượng thông tin của những suy nghĩ đến người khác. Sự
giao tiếp có thể xuất hiện một cách có chủ định hoặc không có chủ định, vì thế nó rất
khó truyền đi những ý nghĩ của một người đế
n số đông người khác nếu như nó không
được tái hiện lại bằng cấu trúc chặt chẽ hơn-cách mà sử dụng những luật lệ qui tắc mà
người nghe đều biết. Sự giao tiếp truyền đi những tín hiệu trong khi đó ngôn ngữ truyền
đi những tín hiệu theo một cách có hệ thống, có qui ước đến những người sử dụng hệ
thống này. Do đó trẻ nhỏ dù là trẻ nghe
được hay là trẻ khiếm thính đều có khả năng
giao tiếp trước khi có khả năng sử dụng ngôn ngữ cho mục đích đó. Việc sử dụng ngôn
ngữ có một ưu điểm nổi trội là: ngôn ngữ có khả năng truyền đạt thông tin với mật độ
lớn hơn, những thông tin phức tạp hơn, nhanh hơn, hiệu quả hơn đến người khác. Vì
vậy, có thể nói ngôn ngữ
là công cụ của giao tiếp.
1.2.3. Đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính
Ta biết rằng vào lúc gần tròn một tuổi, trẻ bắt đầu ghi nhớ được từ. Tuy nhiên,
sự ghi nhớ này mang tính tự phát và không có chủ định. Ở trẻ khiếm thính việc ghi nhận
từ ngữ bắt đầu muộn hơn nhiều vì mất hẳn một khoảng thời gian dài ban đầu rất quan
trọng để ti

ếp nhận từ ngữ. Thời gian phát hiện tật điếc càng kéo dài thì việc thu nhận
ngôn ngữ của trẻ càng bị trì hoãn. Tất nhiên những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu
nhận bằng những cơ quan cảm thụ khác nhau, không được ghi nhớ với mức độ nhanh
chóng và bền vững như nhau. Một công trình nghiên cứu quá trình ghi nhớ 3 dạng từ
sau của học sinh điếc và học sinh nghe đượ
c:
- Những từ biểu thị đồ vật và hiện tượng thu nhận được bằng mắt.
- Những từ biểu thị chất lượng của những đồ vật thu nhận nhờ cơ quan xúc giác.
- Những từ biểu thị hiện tượng âm thanh.
Kết quả thu được cho thấy rằng, giữa học sinh điếc và học sinh nghe được có sự
khác nhau rất ít trong việc ghi nhớ trong phạm vi lĩ
nh hội bằng mắt. Trẻ khiếm thính
kém hơn trẻ nghe được trong việc ghi nhớ những từ biểu thị hiện tượng âm thanh.
Trong khi đó, so với trẻ nghe được, trẻ khiếm thính ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị
- 12 -
chất lượng của những đồ vật tiếp nhận được nhờ xúc giác. Nghiên cứu này cũng xác
định được rằng trẻ khiếm thính có thể ghi nhớ những từ biểu thị những hiện tượng âm
thanh. Thậm chí chúng có khả năng nhớ tốt hơn người khác những từ biểu thị những âm
phát ra từ những con vật nuôi trong nhà và những từ phát ra từ tiếng máy, khó ghi nhớ
những từ bi
ểu thị những âm thanh cường độ nhỏ. Ở trẻ khiếm thính, biểu thị về âm
thanh của các khách thể xuất hiện dựa trên hoạt động của những giác quan còn lại. Việc
ghi nhớ những từ thuộc phạm vi những hiện tượng âm thanh diễn ra nhờ sự hoạt động
phức tạp của mỗi loạt những cơ quan chức năng của trẻ điếc:
đó là sự hoạt động đồng
thời và tác động qua lại của cơ quan thị giác, xúc giác, vận động và cảm giác-rung.
- Trong quá trình ghi nhớ tư liệu, trẻ khiếm thính ít sử dụng thủ thuật so sánh.
Nhưng bù lại, trẻ khiếm thính ghi nhớ tư liệu thị giác trực tiếp tốt hơn trẻ nghe được vì
chúng có kinh nghiệm thị lực phong phú hơn. Với loại tư liệu khó diễn đạt bằng lờ
i, trẻ

khiếm thính ghi nhớ kém hơn, nhưng khi chúng có thể sử dụng chữ viết để biểu thị thì
mức độ ghi nhớ của chúng không thua kém gì so với trẻ nghe được. Hơn nữa trẻ khiếm
thính không chỉ sử dụng cách biểu thị bằng lời mà còn cử chỉ điệu bộ. Điều này cũng có
ý nghĩa tích cực đối với sự ghi nhớ của chúng.
1.2.4. Đặc đ
iểm tư duy - tưởng tượng của trẻ khiếm thính
- Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ là nhận tố quan trọng nhất hình thành các khái
niệm, là phương tiện phát triển tư duy trừu tượng. Điều tự nhiên là trong những trường
hợp không có ngôn ngữ hay là ngôn ngữ phát triển muộn màng hoặc có những sai lệch,
sẽ làm hạn chế không chỉ quá trình hình thành tư duy mà cả quá trình hình thành trí
tưởng tượng nữa. L.X.Vưgôtkxi, qua những công trình nghiên cứu tâm lý củ
a mình đã
chỉ ra rằng: người bị mất ngôn ngữ rất khó nhắc lại một câu trong đó khẳng định điều gì
đó trái với điều họ thấy, điều đó trong lĩnh vực tri giác trực tiếp của họ.
- Cùng với sự mất hoặc khiếm khuyết về ngôn ngữ như là phương tiện hình
thành khái niệm, ở những người này, mất luôn cả sự
tưởng tượng, biểu thị ở chỗ, con
người không thể lãng quên tình huống cụ thể, thay đổi nó, cải biến những thành tố riêng
biệt của nó, thoát khỏi ảnh hưởng của cái trực tiếp đã có. Cùng với điều đó, là sự khó
khăn hiểu được những ẩn dụ, những từ ở nghĩa bóng.
- Những đặc điểm của tưởng tượng ở tr
ẻ khiếm thính có sự thiếu hụt là do sự
hình thành ngôn ngữ chậm và tư duy trừu tượng hạn chế gây nên. Mặc dù hình tượng thị
giác của trẻ điếc đạt mức độ cao và sống động, nhưng sự hình thành tư duy bằng khái
niệm quá chậm, làm chúng rất khó thoát khỏi cái ý nghĩa cụ thể, nghĩa đen của từ, điều
đó làm khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới.
- Tưởng tượ
ng tái tạo có một ý nghĩa đặc biệt trong hoạt động nhận thức của trẻ
điếc. Nhờ tưởng tượng tái tạo, thế giới xung quanh được phản ánh trong ý thức của trẻ
rộng hơn. Tầm hiểu biết của trẻ được mở rộng qua giới hạn kinh nghiệm cá nhân, đưa

chúng tiếp xúc với kho tàng kinh nghiệm của loài người.






- 13 -
Chương 2
HỖ TRỢ THÍNH HỌC CHO TRẺ KHIẾM THÍNH

2.1. Đo sức nghe cho trẻ khiếm thính
2.1.1. Lợi ích của việc đo sức nghe
Đo sức nghe gồm tập hợp những phương pháp đo khám nhằm mục đích xác định
tình trạng chức năng riêng rẽ của một tai hoặc sức nghe tổng hợp của một người. Lợi
ích của đo sức nghe rất lớn bao gồm nhiều mặt:
- Trong lâm sàng, đó là cơ sở chủ y
ếu để chẩn đoán các loại điếc, xác định căn
nguyên cũng như xác định các vị trí tổn thương (như vậy, đo sức nghe không những
đánh giá điếc về số lượng mà cả về chất lượng). Kết quả đo sức nghe còn giúp cho chỉ
định điều trị, theo dõi và đánh giá kết quả điều trị điếc.
- Trong giám định y khoa, đó là cơ
sở để đánh giá chính xác mức suy giảm về
sức nghe do tai nạn hay một sự cố nào đó, cùng những hậu quả khó khăn về giao tiếp xã
hội, đồng thời để xác định những trường hợp giả vờ điếc.
- Trong bảo hộ lao động, đo sức nghe hệ thống và định kỳ cho những công nhân
làm việc trong môi trường có tiếng ồn ngày càng có tầm quan trọng lớn hơn có nh
ịp độ
công nghiệp hoá đất nước ngày càng được đẩy mạnh.
- Cuối cùng trong phục hồi chức năng cho người điếc và đặc biệt cho trẻ điếc,

kết quả đo sức nghe là cơ sở quan trọng nhất để chỉ định đeo máy trợ thính, lựa chọn
máy và huấn luyện thính giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến việc giáo dục trẻ đ
iếc.
Muốn nắm chắc được kỹ thuật đo sức nghe không những cần phải biết rõ các
bệnh gây ra điếc mà còn cần phải nắm được đầy đủ những kiến thức cơ bản của lĩnh vực
vật lý âm thanh (phương tiện dùng để đo) và các cơ chế hoạt động của bộ máy thính
giác (cơ quan cảm thụ, đối tượng để đánh giá)
2.1.2. Các phương pháp đo sức nghe
2.1.2.1 Đo sức nghe giản đơn
Ngày nay các phương pháp đo sức nghe giản đơn ngày càng ít dùng hơn để
nhường chỗ cho các phương pháp đo bằng máy, chính xác hơn về cả hai mặt định tính
và định lượng. Tuy nhiên, trong những hoàn cảnh nhất định, đo sức nghe giản đơn vẫn
còn có ích lợi đối với chúng ta khi trong tay không có sẵn phương tiện hoặc muốn có
ngay một ý niệm về mức
độ và tính chất của điếc mà chưa đòi hỏi tới mức độ chính xác
cao của kết quả đo. Đo sức nghe giản đơn có thể tiến hành bằng tiếng nói hoặc một
dụng cụ đơn giản như cái trống, thanh la hay một cái âm thoa.
2.1.2.2 Đo sức nghe bằng máy đo đơn âm
Các kết quả của sức nghe giản đơn chỉ có giá trị định tính mà ít chuẩn xác về
m
ặt định lượng. Muốn có kết quả chính xác về đo sức nghe phải sử dụng máy đo sức
nghe (thính lực kế) và tiến hành đo trong phòng cách âm tiêu chuẩn. Đó là những trang
thiết bị bắt buộc phải có để đảm bảo chất lượng của kết quả đo. Máy đo sức nghe không
những cung cấp được âm thanh kích thước rất chuẩn về mặt cao độ và cường độ để phát
hiện chính xác ngưỡng nghe mà còn có những bộ phận đặc biệt để thử các biện pháp
trên ngưỡng nghe, đo bằng lời để góp phần xác định vị trí tổn thương gây ra điếc.
Máy đo sức nghe:
- 14 -
- Nhóm A: gồm các máy đo sức nghe đơn giản chỉ dùng được để đo các ngưỡng
nghe, đồng thời với khả năng tạo được tiếng che lấp (thông thường là tiếng động trắng)

để loại trừ tai bên đối diện, các máy nhóm này còn được gọi là “các máy đo sức nghe
dùng để phát hiện điếc” và bao gồm hầu hết mọi kiểu máy đo sức nghe xách tay được.
- Nhóm B: gồm các máy đo hoàn chỉnh hơn. Ngoài kh
ả năng của nhóm máy A,
còn cho phép làm được các nghiệm pháp trên ngưỡng (thông thường là các nghiệm
pháp đo hồi thính) và đôi khi còn có thể thêm cả đo sức nghe bằng lời nói qua chụp tai.
Máy đo sức nghe dù đơn giản (máy nhóm A) cũng phải gồm những bộ phận
chính sau đây:
+ Bộ phận phát các tần số đơn âm: ít nhất 7 tần số của gam đô từ 128 tới
8192Hz (thông thường người ta lấy chẵn từ 125 đến 8000Hz)
+ B
ộ phận điều chỉnh chính xác các tần số
+ Bộ phận khuyếch đại
+ Các bộ phận điều chỉnh chính xác hệ số khuyếch đậi cho mỗi tần số (lên từng
nấc 5dB, từ -10 đến 100dB)
+ Bộ suy giảm ghi trực tiếp bằng dB
+ Chụp tai và khối rung
+ Bộ phận phát tiếng động che lấp để làm điếc tai bên không đo.
Đối với một máy nghe hoàn chỉnh h
ơn (thuộc nhóm B) thì ngoài các bộ phận kể
trên của một máy nhóm A còn được thiết kế thêm những bộ phận cho phép đo được các
nghiệm pháp trên ngưỡng nghe. Cũng có máy được bố cục thêm để đo cả sức nghe bằng
lời nói (qua chụp tai) và như thế có kèm theo micro. Tuy nhiên, máy đo sức nghe bằng
lời nói thường được thiết kế riêng để có thể vừa đo được qua chụp tai, vừa đo được qua
tiếng loa
ở trường tự do.
Ngày nay, các máy đo sức nghe bán trên thị trường đều được thiết kế thế nào
cho mỗi tần số cường độ dB đều ứng với giá trị của ngưỡng nghe tối thiểu của người
bình thường để khi kết quả trên đồ thị lâm sàng được dễ dàng và trực tiếp không phải
tính toán. Ngoài ra, còn có một số thang chuẩn đo cho đường khí đạo và một thang

chuẩn đo cho đường c
ốt đạo không vượt quá những mức giới hạn về cường độ như sau:
- Đối với đường dẫn truyền không khí:
55 dB cho tần số 125 Hz
80 dB - 250 Hz
100 dB - 500 Hz
110 dB - 1000 Hz
110 dB - 2000 Hz
110 dB - 4000 Hz
90 dB - 8000 Hz

- Đối với đường dẫn truyền đường xương:
40 dB cho tần số 125 Hz
40 dB - 250 Hz
60 dB - 500 Hz
70 dB - 1000 Hz
70 dB - 2000 Hz
- 15 -
70 dB - 4000 Hz
70 dB - 8000 Hz

Vì thế, khi không ghi được ngưỡng nghe của một hay nhiều tần số nào đó thì có
nghĩa là thính giác của người bệnh đã mất đi những tần số tại cường độ đó nhưng cũng
có thể các tần số đó vẫn tồn tại ở những ngưỡng nghe vượt quá khả năng của máy.
Ngoài ra, ta thấy rằng các giá trị của đường cốt đạo đề
u ở dưới mức giá trị của đường
khí đạo vì thế mà đối với những trường hợp điếc nặng, ta có thể ghi được đường biểu
diễn khí đạo trong khi đó đường biểu diễn cốt đạo lại bị cắt đoạn do ngưỡng nghe của
nó nằm ngoài các khả năng về cường độ của máy đo.
Ngoài ra, một máy đo sức nghe tốt còn phải

đáp ứng được các tiêu chuẩn về kỹ
thuật do tổ chức quốc tế về chuẩn hoá về mức thuần khiết của âm thanh và độ chênh
lệch cho phép về cường độ âm thanh.
Phòng cách âm:
Ảnh hưởng của tiếng ồn xung quanh đến kết quả đo ngưỡng nghe rất đáng kể.
Một căn phòng bề ngoài yên tĩnh thông thường có mức tạp âm nền từ 30-50dB trên
ngưỡng nghe và làm nhiễu s
ự trả lời của người bệnh. Người ta nghiệm thấy sự tăng lên
20dB của môi trường sẽ ghi được sự khác biệt từ 5-20dB trên đồ thị ghi sức nghe: môi
trường âm thanh này gây ra một hiệu quả che lấp và hiệu quả này thay đổi tuỳ vào tần
số, cường độ và thể loại điếc. Điều này cho phép vứt bỏ quan niệm cho rằng có thể đo
sức nghe chính xác với đ
iều kiện miễn là tiếng ồn xung quanh được biết trước và không
thay đổi.

2.2. Một số dụng cụ trợ thính
2.2.1. Máy trợ thính
2.2.1.1. Công dụng của máy trợ thính
Máy trợ thính là một loại tăng âm nhỏ dùng cho người điếc. Máy có tính năng
thu, khuếch đại và thích nghi các tín hiệu âm thanh sao cho người điếc có thể trong giới
hạn các khả năng về cảm thụ và dung nạp của mình, tiếp nhận được các thông báo do
máy cung cấp. Như vậy, máy trợ thính có 3 chức năng:
- Thiết lập hoặc khôi phục sự giao tiếp giữa người điếc với môi trường âm thanh
họ đang sống.
- Giúp cho người điếc tự xác định được vị trí của mình trong mối tương quan với
thế giới âm thanh xung quanh họ.
- Giúp cho người điếc cảm thụ được các biểu hiện âm thanh của bản thân sự hoạt
độ
ng của mình và nhờ đó mà có thể được hoặc khôi phục lại khả năng giám sát các hoạt
động phát âm.

Trợ giúp một chức năng bảo đảm cho con người mối liên hệ giác quan cần thiết
và tinh tế nhất với môi trường sống bị suy giảm, máy trợ thính có tầm quan trọng nhất
trong số những biện pháp phục hồi chức năng cho người điếc nhờ tính năng kỹ thuật cao
và ph
ương pháp đeo máy ngày một hoàn chỉnh. Nếu được sử dụng một cách thích đáng,
vào thời điểm thuận lợi và với những thông số tối ưu, máy trợ thính sẽ giúp cho tín hiệu
âm thanh vượt qua được trở lực gây ra do biến hỏng bộ máy thính giác ngoại biên, tạo
điều kiện đưa người điếc hoà nhập với xã hội.
- 16 -
Kỹ thuật chế tạo máy trợ thính cho người điếc (bao gồm các kỹ thuật cơ học -
điện tử và âm thanh) trong vòng hai mươi năm gần đây đã có những tiến bộ vượt bậc
đặc biệt trong lĩnh vực thu nhỏ bộ phận tăng âm, trong lĩnh vực chế tạo micro (với sự ra
đời của các loại micro định hướng, micro xenamic )
2.2.1.2. Cấu tạo và nguyên tắc hoạt
động của máy trợ thính
Máy trợ thính cá nhân dùng cho người điếc gồm chủ yếu các bộ phận sau đây:





Âm đi vào Âm đi ra









- 1 Micro: Thu nhận âm thanh và biến đổi từ tín hiệu âm học thành những tín
hiệu điện tử.
- 1 bộ phận khuếch đại (amply): Thường được cấu tạo bằng các bóng bán dẫn 3
cực (tranzito) bố cục làm nhiều t
ầng kế tiếp nhau, để khuếch đại các điện áp xoay chiều
thu nhận được từ hai đầu của bộ phận biến năng vào hay micro.
- 1 loa tai: Mà ở đó điện áp xoay chiều đã được khuếch đại, lại được biến đổi
thành các dao động sóng âm, cũng được khuếch đại lên theo một tỷ lệ. Đó là bộ phận
biến năng ra. (Trong trường hợp chỉ đị
nh đeo máy trợ thính bằng đường cốt đạo - do
những lý do đặc biệt - thì bộ phận biến năng ra sẽ là một khối rung, thay thế cho loa tai)
- 1 pin hay acquy: Cung cấp năng lượng điện cho hoạt động của máy.
- Các bộ phận chuyển mạch và điều chỉnh: Cho phép thay đổi các đặc trưng thu,
khuyếch đại và khôi phục các tín hiệu âm thanh.
- Cuối cùng là một bộ phận rất phụ nhưng không kém phần quan tr
ọng cho kết
quả của trợ thính, đó là núm tai. Có nhiều kiểu núm tai:
Các núm tai bằng cao su hay chất dẻo mềm (còn gọi là lêtin): thường là loại làm
sẵn gồm 3 cỡ: nhỏ, vừa và to (thường chỉ dùng để thử máy sau đó thay thế bằng một
núm thửa theo tai)
Các núm thửa theo tai: là loại núm tai lý tưởng nhất, có nhiều loại đáp ứng cho
những kỹ thuật đeo máy, khác nhau nhưng loại thông dụng nhất là loại có lòng đen bằ
ng
kim loại để cố định loa tai.
Máy trợ thính chỉ thực sự phát huy được tác dụng của nó khi đã thích nghi hoàn
toàn với người đeo và người đeo thực sự thâu nhận các cảm giác do máy cung cấp như
một bộ phận của cơ thể mình. Một yếu tố quan trọng của việc thích nghi này lại được
tạo ra bởi núm tai (đeo ở tai). Núm tai thửa, phù hợp theo độ lồi lõm của hõm tai, sẽ
Bộ phận điều chỉnh
Micro Bộ phận khuếch đại Loa

Nút tắt/mở
Pin
- 17 -
không gây ra cảm giác mất thoải mái khi phải đeo lâu và truyền dẫn tốt tín hiệu âm
thanh đã được khuyếch đại phát ra từ loa tai vào ống tai ngoài. Núm tai vừa khít sẽ đảm
bảo chất lượng dẫn truyền sóng âm một cách tối ưu.
2.2.1.3. Các loại máy trợ thính
* Máy trợ thính kiểu hộp (máy trợ thính đeo ở túi)

Máy trợ thính kiểu hộp có đặc trưng là micro, bộ phận khuyếch đại và pin
(acquy) đều bố cục trong m
ột hộp, còn loa tai thì độc lập ở ngoài và được nối với hộp
máy bằng một dây mềm. Có thể đó là một dây đơn nối với một loa tai hay một dây hình
chữ “Y” nối với cả hai loa tai và truyền tới cho cả hai tai những tín hiệu âm thanh giống
nhau trong điều kiện mức điếc của hai bên tai chênh lệch nhau không đáng kể. Tuy
nhiên, cần nhớ là dù đeo dây kiểu nào thì các máy trợ thính này cũng chỉ có một micro
duy nh
ất nên không thể cho phép phân biệt rõ các tín hiệu âm thanh trong không gian
như kiểu đeo Stereo (với 2 máy đeo riêng rẽ ở hai bên tai). Máy trợ thính này thường
được dùng cho những trẻ điếc nặng và điếc sâu. Ưu điểm của loại máy này là cầm thoải
mái, bộ phận điều khiển rộng, dễ nhìn. Bộ phận tiếp nhận và micro được đặt cách xa
nhau nên có thể đạt được tới năng lượng tối đa mà không có s
ự phản hồi âm học. Nhược
điểm của máy này là micro không đặt ngay tại khu vực tai nên làm cho âm thanh khó
tập trung. Loại máy hộp cồng kềnh, không tiện lợi và dây dễ bị đứt.
* Máy trợ thính sau tai
- 18 -

Loại máy trợ thính này có thể dùng cho tất cả các mức độ điếc. Ưu điểm của
máy này là có khả năng tập trung âm thanh và bảo tồn âm thanh của máy nghe ở mỗi

tai. Gọn hơn máy trợ thính trước ngực và có ưu điểm dấu kín được sau vành tai nên
được nhiều người ưu chuộng. Rất nhiều máy trợ thính sau tai được làm ở kích thước
nhỏ để vừa khít với những tai nhỏ
nhất. Giá thành của máy trợ thính này cao hơn nhiều
so với máy hộp và pin của nó khó tìm.
* Máy trợ thính trong tai
Tất cả các bộ phận được chứa trong một khối làm vừa khít với tai người đeo.
Loại trợ giúp này được đặt hoàn toàn trong tai và không cần dây, ống dẫn hay núm tai.
Máy này chỉ thích hợp cho điếc nhẹ và trung bình bởi vì mức nguy hiểm của sự phản
hồi về âm học. Một số người thấy rằng máy này d
ễ cầm hơn máy sau tai vì chúng chỉ có
một mẫu nhưng bộ phận điều khiển quá nhỏ. Loại máy này sử dụng pin tròn rất nhỏ 1,4
vôn.
* Máy trợ thính trong ống tai
Tương tự như máy trợ thính trong tai, mọi bộ phận được bao bọc trong một khối
mà nó khít vào phần kênh của tai. Loại này dễ dàng đặt vào trong tai và có thể bị che
khuất nhờ vành tai ngoài. Thích hợp cho điếc nhẹ và điếc vừa bởi vì m
ức nguy hiểm cao
của sự phản hồi về âm học. Sử dụng pin tròn cực nhỏ 1,4 vôn

Ba kiểu máy: sau tai, trong tai và trong ống tai có ưu điểm chung là kín đáo và
nhẹ. Hơn nữa vị trí đeo máy rất hợp với sinh lý về mặt tiếp nhận sóng âm các hướng:
hướng vào cửa micro được đặt gần lỗ tai sẽ thu nhận âm thanh trong những điều kiện
gần như bình thường; mặt khác lạ
i có thể đeo cả 2 bên tai, thực hiện kiểu nghe stereo
giúp cho người điếc tiếp nhận ở mỗi tai khác nhau về cường độ và lệch pha về thời gian
đến của một tín hiệu âm thanh, giúp cho người nghe định hướng được nguồn âm nhờ
- 19 -
đeo máy cả hai tai mà người điếc có thể nghểnh một bên tai như người bình thường để
tập trung nghe ưu thế một bên nhiều hơn trong môi trường tiếng ồn để bắt nhận âm

thanh hay lời nói từ một hướng đến nhất định. Đối với yêu cầu này, kiểu máy đeo sau
tai với micro hướng ra phía trước đặc biệt có tác dụng.
Chỉ định kiểu máy đeo nói chung không thể tuỳ ti
ện hoặc do khả năng của túi
tiền mà phải căn cứ vào tính năng kỹ thuật của máy đối với mức điếc, loại điếc và nhất
là vào chỉ định đeo một bên tai hay cả hai bên, yêu cầu dẫn truyền bằng đường xương
hay đường không khí Hiện nay ở nhiều nước trên thế giới đa số người đeo máy trợ
thính ưa chuộng kiểu máy đ
eo sau tai. Tuy nhiên, kiểu máy hộp vẫn tiếp tục được sản
xuất vì loại máy này có công suất cực mạnh để dùng cho những người điếc nặng. Riêng
trong hoàn cảnh nước ta, máy trợ thính kiểu hộp đáp ứng thêm cả cho nhu cầu sửa chữa
dễ dàng và đặc biệt có loại sử dụng được pin tiểu làm bộ nguồn (loại pin này dễ kiếm
hơn nhiều so với pin khuy hoặc acquy) mặt khác giá thành lại r
ẻ hơn nhiều so với giá
của các loại máy đeo sau tai.
2.2.1.4. Kiểm tra máy trợ thính
Nên tiến hành kiểm tra máy trợ thính trong không khí:
Thoải mái
Không làm trẻ sợ hãi
Khuyến khích
Các giai đoạn kiểm tra máy trợ thính:
Giai đoạn 1
: Đối với một học sinh mới, một trẻ lần đầu tiên đeo máy hay khi giáo viên
gặp một lớp mới.
Cách kiểm tra dễ nhất là đặt núm tai gần micro khi máy đã mở, nếu có tiếng rít
thì có nghĩa là máy đang hoạt động.
Giáo viên kiểm tra máy trợ thính theo các công việc sau:
- Kiểm tra máy có pin hay không? Pin có nằm đúng vị trí không?
- Kiểm tra xem pin còn hay hết?
- Kiểm tra mức tăng giảm âm lượng (volume) và nút tắt mở.

-
Kiểm tra xem máy đã đặt đúng số volume đã chỉ định không?
Một số lỗi có thể phát hiện ra chỉ bằng việc nghe trực tiếp qua máy trợ thính,
việc lắng nghe này tốt nhất là sử dụng một núm tai mẫu bằng nhựa.
Mặc dù ở giai đoạn này, trẻ hoàn toàn thụ động nhưng trẻ nên
được cuốn hút vào quá trình kiểm tra máy trợ thính càng nhiều
càng tốt. Bạn sẽ tiến hành giai đ
oạn này trong một vài ngày đầu
khi kiểm tra máy trợ thính của một học sinh mới đối với bạn, hay
khi trẻ mới sử dụng máy trợ thính.
Giai đoạn 2
: Trẻ nên bước sang giai đoạn này càng sớm càng tốt sau khi giáo viên đã
kiểm tra máy trợ thính.
Cách thức:
- Có thể lặp lại giai đoạn 1
- Giáo viên nói “hãy vỗ tay khi nghe tiếng thầy (cô) nói /ba/”
+ Giáo viên đứng phía sau trẻ khoảng cách 1 mét
+ Giáo viên sử dụng giọng nói bình thường
+ Cần ghi nhận phản ứng của trẻ.
- 20 -
Nếu trẻ không có phản ứng, hãy kiểm tra máy trợ thính trở lại để phát hiện
những lỗi khác và sửa chữa kịp thời.
Đối với một số trẻ cần được tiến hành như thế nhiều lần để tạo một sự tự tin ở
trẻ. Khi trẻ đã phản ứng một cách tự tin, ta hãy bước sang giai đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 3
: Khi trẻ phản ứng một cách tự tin với âm /ba/ bạn có thể bước sang giai
đoạn 3. Có thể phải trải qua nhiều ngày để trẻ tự tin.
- Bạn có thể bắt đầu bằng giai đoạn 1 và giai đoạn 2
- Giáo viên nói “hãy vỗ tay khi nghe tiếng thầy (cô) nói: m, i, u, a, s, x”
+ Giáo viên đứng phía sau trẻ khoảng cách 1 mét

+ Giáo viên sử dụng giọng nói bình thường
+ Giáo viên nói các âm ngắt quãng nhau không đều
+ Phản ứng của trẻ được ghi nhận theo mẫu sau:
Tên trẻ
:
Ngày:
Phản ứng Nhận xét
Âm
Có Không

m
u
i
a
s
x


Nếu trẻ không có phản ứng, hãy kiểm tra máy trợ thính để phát hiện những lỗi
khác và sữa chữa kịp thời.
Ta luôn liên hệ trở lại với bảng ghi chép này vào những lần kiểm tra máy trợ
thính sau đó.
Giai đoạn 4
:
- Bạn có thể bắt đầu bằng giai đoạn 1 và giai đoạn 2
- Giáo viên nói “hãy vỗ tay khi nghe tiếng thầy (cô) nói: m, i, u, a, s, x”
Ghi nhận những phản ứng của trẻ và so sánh những phản ứng đã được ghi chép
lại trước đó (trong giai đoạn 3)
Nếu trẻ không thể phản ứng đầy đủ với tất cả các âm mà trẻ đã được làm trước
đó thì ta hãy nghĩ là máy trợ thính có vấn đề. Hãy phát hiệ

n lỗi và sữa chữa kịp thời.
Nếu trẻ phản ứng tốt hơn so với trước đó thì điều này có nghĩa là trẻ đã có tiến
bộ trong việc luyện nghe.
Giai đoạn 5
: Đây là giai đoạn cuối cùng
- Trẻ tự kiểm tra máy trợ thính của mình bằng cách nói nhỏ: m, i, u, a, s, x.
Hoặc:
- Trẻ yêu cầu một người nghe được bình thường kiểm tra máy cho trẻ theo cách
trên.
- Trẻ tự phát hiện những lỗi đơn giản và tự sữa chữa máy trợ thính. VD như: lắp
pin mới, vặn volume đúng vị trí, thay dây hỏng, lau sạch núm tai,
- 21 -
Ngay cả khi trẻ có thể thực hiện được mức độ ở giai đoạn 5 thì
giáo viên cũng nên kiểm tra máy trợ thính đều đặn, sử dụng giai
đoạn 4 và giáo viên cũng nên kiểm tra bằng cách nghe qua máy
một cách thường xuyên.
2.2.2. Kính trợ thính:
Ngoài các loại máy trợ thính trên, còn có dụng cụ hỗ trợ thính lực cho trẻ điếc,
đó là kính trợ thính (máy trợ thính kính). Là một loại kính có gắn một hay hai loại máy
trợ thính ở g
ọng (nếu gắn cả hai bên gọng tức là đeo kiểu stereo). Loại máy trợ thính
này hợp với người già cần được hỗ trợ cả thính giác và thị giác.
2.3. Tạo điều kiện nghe tốt cho trẻ khiếm thính
2.3.1. Tín hiệu và tiếng động nền
- Tín hiệu: là âm thanh mà chúng ta cần nghe
- Tiếng động nền: là tất cả những âm thanh khác ngoài tín hiệu
VD: khi xem tivi thì âm thanh phát ra từ tivi (thuyết minh) là tín hiệu còn tiếng
nói chuyện của ng
ười trong phòng hay những tiếng động khác gọi là tiếng động nền.
Nhưng ta nói chuyện thì tiếng nói mà ta muốn nghe là tín hiệu còn tiếng thuyết minh và

các âm thanh khác là tiếng động nền.
- Độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền (đôi khi người ta gọi tỷ lệ
giữa tín hiệu và tiếng động nền) là hiệu số của cường độ của âm thanh tín hiệu trừ đi
cường độ của tiế
ng động nền (trong môi trường nghe)
Tín hiệu Tiếng động nền Độ chênh lệch
75dB 70dB 5dB
70dB 70dB 0dB
70dB 75dB -5dB


Đối với các phòng học dành cho trẻ điếc:

TIẾNG ĐỘNG NỀN DƯỚI 45DB LÀ TỐT NHẤT

ĐỘ CHÊNH LỆCH GIỮA TÍN HIỆU VÀ TIẾNG ĐỘNG NỀN TỐT NHẤT
VÀO KHOẢNG 15 ĐẾN 29DB

MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Người nghiên cứu Mẫu giáo
Nhà trẻ
Tiểu học Trung học
Sanders - 1965 69dB 59dB 62dB
Blair - 1977 72dB 65dB -
Smyth - 1972 72dB - -
Moody - 1989 75dB 65dB 64dB
Sinclair+Riggs - 1984 - 63dB -
Toe - 1986 - 53dB -

- 22 -

Ở Việt Nam (1992) khảo sát trong 85 lớp ở 20 trường dạy trẻ điếc cho thấy:
- Tiếng động nền trung bình là 62dB (cao nhất là 74db, thấp nhất là 51dB.
- Giọng nói của giáo viên trung bình là 73dB (cao nhất là 86dB, thấp nhất là
51dB)
- Độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền là 13dB (cao nhất là 25dB, thấp
nhất là 5dB)
2.3.2. Thời gian vang dội
Trong một phòng những sóng âm gặp các vật cản bị phản hồi gây nên sự vang
dội/vang vọng.
Th
ời gian vang dội là thời gian mà một âm thanh giảm đi 60dB theo sự kết thúc
của một tín hiệu.
Thời gian vang dội của một phòng kín được tính theo công thức:
0,16. V
RT =
∑α
j .
A
j
RT: thời gian vang dội - đơn vị giây (s)
V: thể tích phòng - đơn vị m
3
∑α
j .
A
j:
tổng các tích của diện tích bề mặt A
j
với hệ số hấp thụ âm thanh
α

j
của chất liệu tương ứng với bề mặt đó.
BẢNG HỆ SỐ HẤP THỤ ÂM THANH α
j
Chất liệu Hệ số α
j
Chất liệu Hệ số α
j
Tấm xốp 0,50 Gỗ 0,06
Tường gạch 0,03 Thảm 0,37
Vải mỏng 0,11 Kính 0,05
Vải dày 0,50 Đá đen 0,01
Bê tông 0,02 Vôi vữa 0,05

VD: Tính thời gian vang dội của một phòng kín có kích thước sau:
- Chiều dài D = 4 m
- Chiều rộng R = 7 m
- Chiều cao H = 3 m
Thể tích: V = D.R.H = 4m x 7m x 3m = 84m
3
Diện tích các bề mặt:
+ Cửa sổ A
1
= 2,5m x 1,0m = 2,5m
2

+ Cửa sổ A
2
= 3,6m x 1,0m = 3,6m
2


+ Cửa ra vào A
3
= 2,5m x 0,9m = 2,25m
2

+ Bảng A
4
= 3,5m x 1,4m = 4,9m
2

+ Trần nhà A
5
= 7,0m x 4,0m = 28,0m
2

+ Sàn nhà A
6
= 7,0m x 4,0m = 28,0m
2

+ Tường A
7
= [2 x (7,0m x 3,0m) + 2 x (4,0m x 3,0m)] - 13,25m
2
= 52,75 m
2
Bề mặt Chất liệu Hệ số hấp thụ α
j
Diện tích A

j
α
j .
A
j

Các cửa sổ Kính 0,05 6,1 (A
1 +
A
2
) 0,350
- 23 -
Cửa ra vào Gỗ 0,06 2,25 0,135
Bảng Gỗ 0,06 4,9 0,294
Tường Vôi vữa 0,05 52,75 2,638
Trần nhà Vôi vữa 0,05 28,0 1,4
Nền nhà Bê tông 0,02 28,0 0,56

∑α
j .
A
j
5,332

0,16. V 0,16 x 84
RT = = = 2,52 (giây)
∑α
j .
A
j

5,332
Như vậy, thời gian vang dội của căn phòng trên là 2,52 giây

Ảnh hưởng của thời gian vang dội đối với trẻ điếc:
- Sự vang vọng làm giảm độ chênh lệch giữa tín hiệu và tiếng động nền (làm
tăng tiếng động nền)
- Những âm lớn có tần số trầm (ví dụ các nguyên âm) che lấp các âm nhỏ hơn có
tần số cao (ví dụ các phụ âm)
- Những âm thanh có tần số tr
ầm dễ bị phản hồi khi gặp các vật cản
- Trẻ điếc sẽ nghe rất khó những phụ âm nhỏ hơn khi thời gian vang vọng cao.
MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
* Theo số liệu của Finotzo-Tillman (1978) nghiên cứu với 12 trẻ bình thường và
12 trẻ điếc có đeo máy trợ thính:
THỜI GIAN VANG VỌNG (GIÂY)
MÔI TRƯỜNG
NGHE
ĐỐI TƯỢNG
0,0 0,4 1,2
Trẻ bình thường 95% 92% 76%
YÊN TĨNH
Trẻ điếc 83% 74% 45%
Trẻ bình thường 80% 71% 54%
S/ N = +6
Trẻ điếc 60% 52% 27%

* Ở Việt Nam (1992) khảo sát trong 15 lớp ở 10 trường dạy trẻ điếc cho thấy:
- Phòng học có thời gian vang dội lớn nhất là 4,18 giây
- Phòng học có thời gian vang dội thấp nhất là 0,78 giây
- Trung bình thời gian vang dội của phòng học là 1,94 giây

Kết luận
: Nếu trong một môi trường có tiếng động nền và thời gian vang dội lớn trẻ
điếc rất khó tiếp nhận được lời nói
2.3.3. Sự liên hệ khoảng cách và âm thanh
2.3.3.1. Các khu vực âm thanh
- Khu vực âm thanh tự do: là khu vực mà các sóng âm thanh có thể di chuyển
mà không có sự cản trở nào (trong thực tế khó tìm được khu vực âm thanh tự do, có thể
trên đỉnh của ngọn núi cao)
- Khu vực âm thanh gần: trong khu vực âm thanh gần (từ 1m đến 1,3m kể t

nguồn âm) cường độ của âm thanh không thay đổi.

×