Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng hóa- Quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.1 KB, 24 trang )

ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG SINH HỌC KHU BẢO TỒN
THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ
Khổng Trung
1
, Phạm Bình Quyền
2
1
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Trị,
2
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường,
Đại học Quốc gia Hà Nội
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khu Bảo tồn Thiên nhiên (BTTN) Bắc Hướng Hóa được thành lập theo Quyết định số
479/QĐ-UBND tỉnh Quảng Trị phê duyệt Dự án quy hoạch, đầu tư bảo vệ và xây
dựng Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa.
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có diện tích khoảng 25.000 ha rừng và đất rừng, thuộc địa
bàn của 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh,
thuộc huyện Hướng Hóa. Nhiệm vụ của Khu BTTN Bắc Hướng Hóa là bảo tồn tài
nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, bao gồm quần thể các động, thực vật quý
hiếm như: Gà lôi lam mào trắng, Voọc Hà Tĩnh, Sao la, Mang lớn, Thỏ vằn và Đinh
tùng, Lan hài, Trầm hương , trong đó, có nhiều loài động, thực vật đang bị đe dọa
diệt chủng. Ngoài ra, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa còn thực hiện nhiệm vụ duy trì giá
trị dịch vụ sinh thái và chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn cho các con sông Bến Hải,
Rào Quán, sông Hiếu và sông Sê Păng Hiêng (CHDCND Lào), giữ nguồn nước cho
lưu vực hồ Rào Quán của công trình thủy lợi, thủy điện Quảng Trị.
2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ-XÃ HỘI
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
2.1.1. Địa hình
Địa hình Khu BTTN Bắc Hương Hóa là vùng núi thấp ở phía Nam của dãy Trường
Sơn Bắc. Là khu vực duy nhất của Việt Nam có cả Đông và Tây Trường Sơn với dãy
núi cao trên 1.000 m chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, dọc ranh giới hai tỉnh


Quảng Bình và Quảng Trị; có các hồ trên núi cao. Về phía Quảng Trị, địa hình nâng
cao hơn, chia cắt mạnh, độ dốc phổ biến từ 12-25
o
, có nhiều nơi dốc đứng, với các
đỉnh cao điển hình như: Động Sa Mù (1.550 m) gần đỉnh đèo Sa Mù và động Voi Mẹp
1
(1.771 m) ở phía Nam Khu Bảo tồn. Trong khu vực, ngoài đồi, núi đất chiếm đa số,
còn lại có hai dãy núi đá vôi. Ở gần trung tâm là dãy đá vôi chạy theo hướng Đông
Tây, ranh giới hai xã Hướng Lập và Hướng Việt. Gần trung tâm xã Hướng Việt có dãy
núi đá vôi chạy theo hướng Bắc Nam (UBND tỉnh Quảng Trị, 2005; Phạm Bình
Quyền và cs., 2011).
2.1.2. Khí hậu
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông
lạnh, mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5. Ba tháng có lượng mưa nhiều nhất là tháng 8, 9
và 10. So với khí hậu Quảng Trị, vùng này là khu vực có khí hậu của Tây Trường Sơn,
mùa khô và mùa mưa cũng đều đến sớm hơn.
Nhiệt độ trung bình năm vào khoảng từ 24-25
o
C, tương đương với tổng nhiệt năm
khoảng 8.300-8.500
o
C. Mùa đông tương đối lạnh và rất ẩm ướt do ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc, nhiệt độ trung bình trong các tháng này ở vùng đồng bằng xuống dưới
22
o
C, còn trên các vùng có độ cao từ 400-500 m trở lên thường xuống dưới 20
o
C và
nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống dưới 15
o

C ở Khe Sanh vào tháng 12 và
tháng 1. Ngược lại, mùa hè do có sự hoạt động của gió Tây nên rất nóng và khô. Có
tới 3-4 tháng (từ tháng 1 đến tháng 5) nhiệt độ không khí trung bình lớn hơn 25
o
C,
tháng nóng nhất thường là tháng 4 hoặc tháng 5 có nhiệt độ trung bình lên tới 29
o
C.
Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 39-40
o
C. Độ ẩm trong các tháng này cũng xuống rất
thấp, dưới 30%.
Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có lượng mưa rất lớn, trung bình năm đạt tới 2.400-2.800
mm hoặc lớn hơn và tập trung chủ yếu trong mùa mưa, hai tháng có lượng mưa lớn
nhất là tháng 9 và 11, chiếm tới 45% tổng lượng mưa hàng năm. Mưa ít bắt đầu từ
tháng 5, kết thúc vào tháng 11. Độ ẩm không khí trong vùng đạt tới 85-90%, trong đó,
trong mùa mưa độ ẩm lên tới 91%. Mặc dù vậy, những giá trị cực đoan thấp vẫn đo
được trong thời kỳ khô nóng kéo dài.
Trong Bảng 2.1 là số liệu khí tượng cơ bản lấy từ ba trạm khí tượng, trong đó, trạm
Khe Sanh và Tuyên Hóa là những trạm nằm ở vùng giáp ranh và có điều kiện tự nhiên
gần với Khu Bảo tồn.
Bảng 2.1. Số liệu khí tượng trung bình nhiều năm một số trạm có liên quan đến
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (2010)
Các số liệu khí hậu Khe Sanh Quảng Trị Tuyên Hóa
Tổng lượng mưa trung bình/năm (mm) 2.262,0 2.563,8 2.266,5
2
Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất (mm) 469,6 (IX) 620,5 (X) 582,0
Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất (mm) 17,3 (II) 66,2 (IV) 24,9
Số ngày mưa trung bình trong năm 161,1 151,2 -
Nhiệt độ trung bình năm 22,4 25,0 24,3

Số giờ nắng trung bình trong năm - 1885,7 -
Nhiệt độ không khí cao nhất tuyệt đối 38,2 42 -
Nhiệt độ không khí thấp nhất tuyệt đối 7,7 (XII) 9,8 (I) -
Độ ẩm trung bình năm (%) 87 82 84
Gió Tây khô nóng: Đây là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió Tây khô nóng. Hoạt
động của gió Tây thường gây nên hạn hán trong thời kỳ đầu và giữa mùa hè (từ tháng
2-4). Trong những tháng này, nhiệt độ tối cao có thể vượt quá 39
o
C và độ ẩm tối thấp
xuống dưới 30%.
2.1.3. Thủy văn
Do có địa hình có độ dốc lớn nên sông suối xuất phát từ đây thường ngắn, dốc đổ ra
biển theo hướng Đông hoặc Đông Bắc. Trong vùng nghiên cứu, có các hệ thống sông
chính sau:
● Phía Đông Bắc là sông Bến Hải, tất cả các con suối bắt nguồn từ sườn Đông đều chảy
vào sông Bến Hải và đổ ra biển Đông ở Cửa Tùng.
● Phía Tây Bắc và Nam của Khu Bảo tồn là thượng nguồn sông Xê Păng Hiêng chảy
qua Lào vào sông Mê Kông.
● Phía Đông Nam, bao gồm Bắc Động Sa Mùi và Đông Động Voi Mẹp là thượng nguồn
của sông Cam Lộ (gọi là nguồn Rào) và đổ ra biển Đông tại Cửa Việt.
● Phía Nam là hệ thống suối của sông Rào Quán, là một chi lưu của sông Quảng Trị
(Thạch Hãn). Nơi đây có công trị thủy điện Rào Quán (UBND tỉnh Quảng Trị, 2005).
2.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội
Các thông tin về kinh tế-xã hội được thu thập ở 5 xã thuộc huyện Hướng Hóa và 1 xã
huyện ĐaKrông, có liên quan đến Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, gồm: Hướng Lập,
Hướng Phùng, Hướng Sơn, Hướng Việt và Hướng Linh (huyện Hướng Hóa) và
Hướng Hiệp (huyện ĐaKrông). Tổng số dân là 9.151 người, 1.915 hộ, trong đó có
1.308 hộ là người Vân Kiều (chiếm 68,3% tổng số hộ của 5 xã), dân tộc Pa Cô chỉ có 1
hộ, còn lại là người Kinh (Bảng 2.2).
3

Kết quả ở Bảng 2.2 cho thấy, tổng số hộ đói nghèo của 5 xã là 751 hộ (chiếm 39,2%
tổng số hộ của 5 xã). Trong đó, xã có tổng số hộ đói nghèo của 5 xã là 751 hộ (chiếm
39,2% tổng số hộ của 5 xã). Trong đó, xã có tổng số hộ đói nghèo nhiều nhất là xã
Hướng Linh với tổng số hộ đói nghèo là 234 hộ, chiếm 66,5% tổng số hộ. Tổng diện
tích đất tự nhiên của 5 xã là 665.914 ha, trong đó, xã Hướng Việt có diện tích tự nhiên
là nhỏ nhất (6.520 ha), xã Hướng Sơn có diện tích tự nhiên lớn nhất (20.456 ha). Dân
cư các xã trong vùng có mật độ dân số là tương đối thấp (19,1 người/km
2
), trong đó,
xã có mật độ phân bố dân cư thấp nhất là xã Hướng Lập với 7,4 người/km
2
, xã có mật
độ dân số cao nhất là xã Hướng Phùng với 28,2 người/km
2
.
Bảng 2.2. Thống kê dân số, diện tích và mật độ dân số trong khu vực năm 2008
Hạng mục
Hướng
Lập
Hướng
Việt
Hướng
Phùng
Hướng
Sơn
Hướng
Linh
Cộng
Tổng số hộ 188 185 928 262 352 1.915
+ Kinh 6 5 576 8 11 606

+ Vân Kiều 182 180 351 254 341 1.308
+ Pa Cô 0 0 0 0 0 0
+ Khác 0 0 1 0 0 1
Nhân khẩu 1.154 1.039 3.517 1.540 1.901 9.151
+ Nam 591 524 1.849 798 948 4.710
+ Nữ 563 515 1.668 742 952 4.440
Lao động 426 422 1.634 592 763 3.837
+ Nam 212 218 862 300 385 1.617
+ Nữ 214 204 772 292 378 1.860
Số hộ đói nghèo 114 115 148 140 234 751
Tỷ lệ hộ đói nghèo (%) 60,6 62,2 15,9 53,4 66,5 39,2
Mật độ dân số
(người/km
2
)
7,4 15,9 28,2 7,5 16,3 13,7
Diện tích tự nhiên (km
2
) 155,37 65,2 124,79 204,56 116,55 666,47
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Hướng Hóa, 2009.
3. ĐẶC ĐIỂM ĐA DẠNG SINH HỌC
3.1. Địa lý sinh học
4
Khu vực Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa là một phần của tiểu vùng địa lý
sinh học Đông Dương, thuộc vùng núi thấp miền Trung Việt Nam, nằm ở phía Đông
Bắc của bán đảo Đông Dương. Tiểu vùng địa lý sinh học này cũng đã được một số tác
giả đề cập với các tên gọi khác nhau như: đơn vị 18 (King và cs., 1975, dẫn theo
MacKinnon (1997)); đơn vị 05b (MacKinnon và cs., 1986); đơn vị 05c (MacKinnon,
1997). Một số tác giả khác gọi vùng này là rừng mưa Đông Dương hay đơn vị 4.5.1
(Tordoff và cs., 2003).

Trong xuất bản phẩm gần đây "Các vùng chim đặc hữu thế giới", một số khu vực
thuộc miền Trung Việt Nam, đặc biệt các khu thuộc các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế được xếp vào đơn vị 143. Vùng này bao gồm vùng đất thấp, vùng đới chuyển tiếp
Bắc Trung Bộ và một phần phụ cận thuộc Trung Lào (Stattersfied và cs., 1998, dẫn
theo Đào Văn Tiến (1985), Lekagul và Round (1991); Tordoff và cs., 2003).
Từ các quan điểm về địa sinh học nêu trên, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa nằm gần ranh
giới phía Đông giữa vùng Đông Á và cổ Bắc Cực, nhưng chủ yếu thuộc vùng Đông Á.
Lekagul và Round (1991) xác định vị trí địa lý sinh học Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
là:
+ Vùng Đông Á;
+ Tiểu vùng Đông Dương;
+ Vùng đất thấp Bắc Trung Bộ (Stattersfied và cs., 1998, dẫn theo Lekagul và Round
(1991)).
Tuy nhiên, về địa lý động vật học Việt Nam, xác định khu vực này là một phần của
khu hệ động vật Bắc Trường Sơn (Đào Văn Tiến, 1985; Võ Quý, 1981; Võ Quý và
Nguyễn Cử, 1999; Phạm Bình Quyền và cs., 2011).
3.2. Thảm thực vật
Toàn bộ khu vực theo như phân loại của Thái Văn Trừng (1978), được bao phủ bởi
các kiểu rừng kín thường xanh. Ở độ cao dưới 600 m là rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới và từ 600 m trở lên là kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới. Nhưng trải qua
quá trình tác động lâu dài của con người như đốt nương làm rẫy, khai thác lâm sản và
ảnh hưởng của chiến tranh, đặc biệt là chiến tranh hóa học đã làm thay đổi nhiều diện
mạo của rừng thường xanh ở khu vực Bắc Hướng Hóa. Hiện nay ở khu vực Bắc
Hướng Hóa dễ dàng nhận thấy dạng thảm thực vật nguyên sinh và dạng thảm thực vật
thứ sinh phục hồi sau tác động.
5
Bảng 3.1. Diện tích các loại đất đai Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
Kiểu sử dụng đất Diện tích Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích 25.200,0 100
Rừng tự nhiên 20.646,2 81,93

Rừng thường xanh giàu 1.923,0 7,63
Rừng thường xanh trung bình 14.158,1 56,18
Rừng thường xanh nghèo 983,0 3,90
Rừng phục hồi (rừng non) 2.268,1 9,00
Rừng tre nứa 3,0 0,01
Rừng trên núi đá 1.311,0 5,20
Đất trống cây gỗ rải rác 2.224,2 8,82
Đất trống cỏ cây bụi 860,9 3,41
Núi đá không có rừng 889,0 3,52
Đất khác* 579,7 2,30
Ghi chú: * Đất khác, bao gồm đất nông nghiệp, thổ cư, mặt nước và sông suối.
3.2.1. Thảm thực vật nguyên sinh
Thảm thực vật nguyên sinh ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có các kiểu rừng như sau:
(a) Rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới (phân bố dưới 600 m) thường gặp các
kiểu phụ:
+ Kiểu phụ rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đất: Kiểu phụ rừng này
chiếm phần lớn diện tích Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, hầu như chưa bị tác động (cho
đến nay), thành phần thực vật có tính đa dạng cao. Trong tổ thành có sự tham gia của
rất nhiều họ thực vật nhiệt đới ẩm, cây lá rộng xanh quanh năm, cây to, tán lớn, tròn.
Những họ thường gặp là: Họ Xoan (Meliaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Trám
(Burceraceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ
Na (Annonaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Trôm
(Sterculiaceae), họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Mùng quân (Flacoutiaceae), họ Nhân
sâm (Araliaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae). Nhóm dây leo gỗ
thường to và dài, có thể dài đến 20-30 m, đường kính có thể đạt tới 10 cm. Thường
gặp các loài thuộc các họ: họ Trúc đào (Apocynaceae), họ Na (Annonaceae), họ Đậu
(Fabaceae), họ Nho (Vitaceae), họ Thiên lý (Aslepiadaceae), họ Cau dừa (Arecaceae).
6
Cây gỗ nhỏ, cây bụi dưới tán thường gặp các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ô

rô (Acanthaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Cau dừa
(Arecaceae), họ Dương xỉ mộc (Cyatheaceae). Trong tầng cỏ quyết: phổ biến gặp là
các loài Dương xỉ (Polypodyophyta), nhiều loài thuộc họ Môn ráy (Araceae), họ Gai
(Urticaceae), họ Dứa gai (Pandanaceae), họ Đao dong (Maranthaceae), họ Riềng
(Zingiberaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Đơn nem (Myrsinaceae). Ở những
khoảng trống nhiều ánh sáng có thể có sự có mặt nhiều loài của chi Hedyotis thuộc họ
Cà phê (Rubiaceae), nhiều loài cỏ thuộc họ Hòa thảo (Poaceae), một số loài thuộc họ
Cúc (Asteraceae). Trên các khe, vách nơi ẩm gặp một số loài họ Thu hải đường
(Begoniaceae).
Đặc trưng về tầng tán thể hiện rõ sự phân tầng với 5 tầng:
– Tầng 1 (tầng vượt tán/tầng nhô). Trên khu vực núi đất trong tầng vượt tán có
chiều cao 20-25 m đôi chỗ có thể có cây cao trên 25 m. Các loài thường gặp trong tầng
này là các cây gỗ cao to, đường kính dao động từ 40-80 cm. đôi chỗ có thể có cây đạt
tới đường kính 1-1,2 m. Tuy nhiên độ phủ của tầng này không cao, chỉ ở mức 15-20%,
nghĩa là số cây gỗ cao to vượt tán không nhiều, các loài thường gặp trong tầng này là
loài Cà ná mũi nhọn (Canarium subulatum) và Trám trắng (Canarium album) thuộc họ
Trám (Burceraceae).
– Tầng 2 (tầng ưu thế sinh thái). Thường cây gỗ có chiều cao tương đối đồng đều
10-15 m, tán tròn tạo ra một màn có độ che phủ cao đạt tới 50-60%. Cây gỗ có đường
kính trung bình 30-40 cm; Tầng này là sự đan xen, có tính đa dạng cao của các họ thực
vật nhiệt đới ẩm, lá rộng thường xanh. Xét về số lượng cá thể của các họ khó có thể
khẳng định độ ưu thế thuộc về họ nào; có thể ở vị trí này ưu thế thuộc về họ Dẻ
(Fagaceae) thì ở vị trí khác lại thuộc về họ De (Lauraceae) và có thể ở các vị trí khác
ưu thế lại thuộc về những họ khác nhau như họ Đậu (Fabaceae), họ Xoan (Meliaceae),
họ Bồ hòn (Sapindaceae). Tầng này chứa đựng tính đa dạng thực vật cao, có ý nghĩa
lớn về mặt sinh thái và giá trị môi trường.
– Tầng 3 (tầng dưới tán/tầng cây bụi và gỗ nhỏ). Có chiều cao 7-10 m. Thường gặp
các cây tái sinh của hai tầng trên và những loài cây gỗ nhỏ thuộc họ Trúc đào
(Apocynaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae), họ Sim (Myrtaceae), họ Ngũ gia bì (Araliaceae), họ Dâu tằm

(Moraceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Côm (Eleocarpaceae), họ Dẻ (Fagaceae), họ
Mùng quân (Flacourtiaceae), họ Na (Annonaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Cam quýt
(Rutaceae), họ Thị (Ebenaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Dung (Simplocaceae), họ Máu
7
chó (Myristicaceae). Những nơi ẩm thung lũng có Dương xỉ gỗ, chi Cyatheca, nhiều
loài Ficus chi Sung vả (Ficus) họ Dâu tằm (Moraceae); một số loài chi Sarauja, họ
Dương đào (Actinidiaceae), một hai loài Sổ thuộc chi Sổ (Dillenia) họ Sổ
(Dilleniaceae) và tại những khu vực ven suối thung lũng có sự tham gia của Nứa dại
họ Poaceae.
– Tầng 4 (tầng cây bụi). Có chiều cao 3-5 m thường là các cây bụi chịu rợp, sống
dưới tán. Phổ biến là các loài họ Mua (Melastomataceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ
Cà phê (Rubiaceae), họ Cau dừa (Arecaceae) với những cây tái sinh của tầng 1, 2, 3 do
bị che rợp sống còi cọc.
– Tầng 5 (tầng thảm tươi/tầng cỏ quyết). Nhìn chung có tính ổn định cao; rừng ít bị
tác động, tàn che của các tầng 1, 2, 3 và 4 ổn định nên tầng Cỏ quyết phát triển yếu,
thưa thớt, chỉ ở những khu vực ven suối thung lũng thấp, nơi có ánh sáng, tầng này
mới thể hiện rõ, ưu thế của tầng này thuộc về các loài Dương xỉ (Polypodyophyta),
nhiều loài thuộc họ Môn ráy (Araceae), họ Gừng (Zingiberaceae), họ Đao dong
(Maranthaceae), họ Gai (Urticaceae), họ Thài lài (Commelinaceae), họ Hòa thảo
(Poaceae).
+ Kiểu phụ thảm thực vật rừng kín cây lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên
núi đá vôi: Do đặc trưng về lập địa: thường các dãy núi đá vôi có thành rất dốc, có chỗ
vách đá dựng đứng, chóp nhọn, tầng đất mặt rất mỏng hay không có, phần chân thoải.
Rừng trên núi đá vôi có độ che phủ thấp, không tạo được một màn khép tán liên tục
như kiểu rừng trên núi đất. Về mặt cấu trúc tầng tán: Vẫn thể hiện 5 tầng; nhưng điều
khác biệt cơ bản của kiểu phụ thảm thực vật trên núi đá vôi so với kiểu phụ trên núi
đất là về thành phần hệ thực vật. Ưu thế trong các tầng của kiểu thảm này là những
loài chịu khô, phát triển trên nền đá vôi với những loài đặc trưng không gặp trên vùng
núi đất. Với những họ thường gặp có số lượng cá thể khá phong phú gồm các loài
trong chi Lòng mang (Pterospermum) họ Trôm (Sterculliaceae); thuộc chi Trâm

(Syzygium) họ Sim (Myrtaceae), thuộc chi Thị rừng (Diospyros) họ Thị (Ebenaceae);
chi Bứa (Garcinia) họ Măng cụt (Guttiferae); thuộc chi Cóc rừng (Spondias), Dâu gia
xoan chi Allospondias; Xuyên cóc chi Choerospondias, Sưng đào chi Semecarpus họ
Đào lộn hột (Anacardiaceae); chi Bình linh (Vitex) họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).
Một số loài thuộc họ Gai (Ulmaceae); chi Sếu (Celtis); nhiều loài họ Đay (Tiliaceae).
Đặc biệt phải kể đến cây Phay rất thường gặp ở các thung lũng ven suối núi đá vôi
(Duabanga sonneratoides) họ Bần (Sonneratiaceae) và một số loài thuộc chi Đùng
đình (Caryota) họ Cau dừa (Arecaceae). Nhiều loài thuộc chi Lụi (Rhapis), loài Đùng
8
đình (Caryota bacsonensis) cây to đường kính tới 50 cm, cao 10-15 m rất đặc trưng
cho vùng núi đá vôi. Đặc biệt ở kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi
đá vôi thảm thực vật bò leo trên đá rất nhiều loài thuộc họ Môn ráy (Araceae) và họ
Hồ tiêu (Piperaceae); cũng trong tầng thảm tươi là sự có mặt rất đặc trưng của các loài
Lá han: Han trâu (Dendrocnide urentissima), Han tím (Laportea interrupta), Han bò
(Laportea thorelli) khi bị cọ xát vào da gây rất ngứa và các loài khác thuộc họ Gai
(Urticaceae). Trên những thành vách đá có rất nhiều loài chi Đa sung (Ficus) nhóm
cây có nhựa mủ chịu khô hạn. Những nơi ẩm thường gặp một số loài chi Ngũ gia bì
(Schefflera) họ Nhân sâm (Araliaceae) chịu khô hạn tốt, rễ nổi bám vào các khối hay
thành vách đá phát triển mạnh.
(b) Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp (phân bố từ độ cao 600 m trở lên):
Tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, kiểu thảm thực vật thường xanh á nhiệt đới núi thấp
phân bố từ độ cao 600 m trở lên chỉ gặp trên núi đất (khu vực núi đá vôi ít, không có
các đỉnh cao). Kiểu thảm này có diện tích khá, phần lớn giữ được tính tự nhiên ít bị tác
động. Về cấu trúc tầng không đồng nhất ở các khu vực: vùng thung lũng, nơi bằng có
dạng điển hình 5 tầng gần giống với kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới
trên núi đất, cũng thể hiện rõ 5 tầng (tầng 1: tầng vượt tán; tầng 2: tầng ưu thế sinh
thái; tầng 3: tầng cây gỗ nhỏ và cây bụi; tầng 4: tầng dưới tán – tầng cây bụi; tầng 5:
tầng cỏ quyết – thảm tươi). Nhưng ở những triền núi dốc hay ở các đỉnh dông, đỉnh
núi, do bị bào mòn tầng đất mặt mỏng (có nhiều đá lộ đầu), yếu tố ánh sáng mạnh
cộng với tác động của gió đã ảnh hưởng mạnh tới hệ thực vật: Không có cây to cao, ít

thấy cây vượt tán nên chỉ thấy rõ 4 tầng. Các đỉnh cao, các chóp núi thường có gió liên
tục, cường độ, mật độ ánh sáng phân bố đều, cộng với tầng đất mặt rất mỏng chỉ thích
hợp cho một số loài ưa lạnh, chịu gió, phát triển được trên tầng đất nghèo dinh dưỡng,
nên thành phần thực vật nghèo nàn; tầng tán đơn giản, chỉ thấy rõ 3 tầng.
Tầng đất mặt rất mỏng, gió thường xuyên, lại có mây mù luôn xuất hiện nên chỉ thấy
rải rác có cây bụi và ưu thế là những loài họ Hòa thảo (Poaceae), Chè vè (Miscanthus
floridulus), Chít (Thysanoloena maxima) hay Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana)
phát triển mạnh.
Những khác biệt lớn phân biệt kiểu thảm này với kiểu thảm thực vật thường xanh mưa
mùa nhiệt đới là sự có mặt của các loài khỏa tử từ độ cao 600 m. Rất phổ biến trong
khu vực này là loài Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Thông nàng – Thông
lông gà (Dacrycarpus imbricatus), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri). Trong kiểu
thảm này, ưu thế tuyệt đối thuộc về các loài Dẻ thuộc họ Dẻ (Fagaceae), ở một số vị trí
9
Dẻ chiếm ưu thế đến 50-60% cá thể trong quần xã. Trong kiểu thảm này còn có sự có
mặt của một số loài thuộc họ Thích (Aceraceae); một số loài Chẹo thuộc chi Chẹo
(Engelhardtia) họ Óc chó (Juglandaceae); loài Chắp tay (Symingtonia populnea) thuộc
họ Sau sau (Hamamelidaceae). Nhiều loài thuộc chi Eurya, Adinandra, Camellia,
Godonia, Vối thuốc-Chò sót (Schima wallichii) thuộc họ Chè (Theaceae); dưới tán
rừng cũng chỉ ở đai này mới gặp loài Trúc gai (Sinarundinaria griffithiana) có cá thể
nhiều, những nơi sáng chiếm ưu thế tuyệt đối. Cũng trong kiểu thảm này gặp nhiều
loài gỗ có giá trị: Giổi lá nhẵn (Michelia faveolata), Giổi găng (Paramichella
baillonii) họ Mộc lan (Magnoliaceae), Sến (Madhuca pasquieri) họ Hồng xiêm
(Sapotaceae). Tại khu vực đèo Sa Mù, dưới tán kiểu thảm này ở độ cao 1.200 m có
gặp loài Lan hài (Paphiopedilum amabile) có số lượng cá thể khá, là loài quý hiếm.
3.2.2. Thảm thực vật thứ sinh
Tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, thảm thực vật đai thấp dưới 600 m và đai cao 600 m
trở lên phân bố không đồng nhất và ít nhiều đã bị sự tác động của con người như canh
tác nương rẫy, thể hiện rõ ở đai thấp dưới 600 m, tiếp đến là khai thác gỗ và lâm sản
khác. Ở đai cao từ 600 m trở lên ít bị tác động bởi canh tác nương rẫy. Một số nơi

thảm thực vật nguyên sinh bị hủy diệt do chất độc hóa học (trước năm 1975) và một số
nơi khác là những căn cứ quân sự (nơi đóng quân, hầm hào, lô cốt), đó là nguyên nhân
dẫn đến thảm thực vật nguyên sinh bị mất đi. Cây gỗ, cây bụi, cây thảo tái sinh phát
triển trở lại tạo nên các thảm thực vật thứ sinh. Tùy thuộc vào mức độ tác động nhiều
hay ít mà thảm thực vật thứ sinh có những nét đặc trưng về ngoại mạo, về cấu trúc, về
thành phần loài thực vật.
(a) Rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy
Phần lớn phân bố từ độ cao 600 m trở xuống. Khác với vùng núi phía Bắc và các vùng
khác, tại khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa chỉ có dân tộc Vân Kiều với dân số ít;
sống ở các khu vực thấp ven suối; nương rẫy canh tác cũng không xa bản. Trình độ
dân trí thấp, chưa biết sản xuất hàng hóa: Canh tác nương rẫy chỉ là lúa, ngô, nhằm
giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ nên rừng thứ sinh sau canh tác nương rẫy không
nhiều, vùng thấp quanh khu vực bản làng. Những khu vực sau canh tác nương rẫy,
được bỏ hoang từ 8-10 năm, rừng thứ sinh hình thành. Cấu trúc và thành phần loài
thực vật cũng như hình thái ngoại mạo khác biệt rõ rệt so với rừng nguyên sinh.
Thường không có tầng tán rõ rệt.
+ Tầng 1 (tầng ưu thế sinh thái). Tầng này với các cây gỗ ưa sáng phát triển trở lại
từ chồi hay hạt, cùng tuổi có chiều cao dao động từ 8-10 m, đường kính dao động từ
10
10-15 cm. Phổ biến ở tầng này là các loài Bời lời chi Bời lời (Litsea); Kháo
(Machilus), Nang trứng (Lindera) họ Long não (Lauraceae); một số loài chi Ba soi
(Macaranga spp.), chi Ba bét (Mallotus spp.), chi Sòi tía (Sapium spp.), chi Bi điền
(Bridelia spp.), Vạng trứng (Endospermum sinensis) thuộc họ Ba mảnh vỏ
(Euphorbiaceae). Một hai loài Trám chi Canarium, Ba gạc lá xoan (Euodia melifolia),
Bưởi bung (Acronychia pedunculata) họ Cam chanh (Rutaceae); Ngát lông
(Gironniera subaequalis), Hu đay (Trema orientalis), Sếu (Centis sinensis) họ Sếu
(Ulmaceae). Một số loài họ Đậu (Fabaceae), họ Bồ hòn (Sapindaceae), họ Đào lộn hột
(Anacardiaceae). Những khu vực ẩm là các loài thuộc chi Sung vả (Ficus) họ Dâu tằm
(Moraceae).
+ Tầng 2 (tầng gỗ nhỏ cây bụi). Có chiều cao 5-7 m. Thường gặp các loài thuộc họ

Cà phê (Rubiaceae); chi Chè (Camellia), chi Súm (Eugenia) họ Chè (Theaceae). Một
số loài chi Cò ke (Grewia) họ Đay (Tilliaceae).
+ Tầng 3 (tầng cây bụi dưới tán). Tầng này không dày rậm, thường gặp một số loài
họ Mua (Melastomataceae), họ Cà phê (Rubiaceae); chi Lồng đèn (Clerodendron) họ
Cỏ roi ngựa (Verbenaceae); cây Lụi (Rapis excelsa) họ Cau dừa (Arecaceae), có nơi
có số lượng cá thể nhiều.
+ Tầng 4 (tầng cỏ quyết). Trong tầng này của rừng thứ sinh gặp rất ít các loài dương
xỉ. Phổ biến hơn là các họ Gừng (Zingiberaceae); các loài Môn ráy họ Môn ráy
(Araceae). Những nơi có ánh sáng nhiều, gặp một số loài cỏ họ Hòa thảo (Poaceae),
nơi ẩm có thể gặp một số loài thuộc chi Cỏ vừng (Hydeotis) họ Cà phê (Rubiaceae),
một số loài thuộc chi Staurogyne và chi Strobilanthes họ Ô rô (Acanthaceae).
Nét đặc trưng của rừng thứ sinh sau nương rẫy là hệ dây leo, đặc biệt dây leo gỗ rất ít.
Tầng cỏ quyết đơn điệu, nghèo nàn, độ phủ tầng này rất thấp. Tầng bì sinh (phong lan,
dương xỉ sống bám) hầu như không có; có lẽ do độ ẩm thấp và chưa đủ thời gian cho
những loài bì sinh, dương xỉ hay phong lan phát triển trở lại.
(b) Trảng cây bụi, cỏ cao
Kiểu thảm này có diện tích đáng kể trong khu vực Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh
Quảng Trị. Phân bố ở đai thấp dưới 600 m và trên 600 m. Hiện nay, chưa có những
nghiên cứu sâu về nguyên nhân hình thành kiểu thảm này, đặc biệt là những diện tích
bị rải chất diệt cỏ (trước 1975). Qua khảo sát tại một số khu vực, chúng tôi thấy có bốn
nguyên nhân là: (i) phát nương làm rẫy; (ii) cháy rừng; (iii) chất độc hóa học (trước
1975); và (iv) xây dựng căn cứ quân sự trong chiến tranh.
11
Bốn nguyên nhân trên đã làm mất đi thảm thực vật nguyên sinh: ở đai thấp (dưới 600
m) là rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới, đai cao (từ 600 m trở lên) là rừng kín
thường xanh á nhiệt đới núi thấp; diễn thế rừng thứ sinh diễn ra khi đất nương rẫy
được bỏ hoang, đất sau cháy rừng và những diện tích rừng bị hủy diệt do chất độc hóa
học.
Nguyên nhân làm mất thảm thực vật nguyên sinh là khác nhau, nhưng thảm thực vật
thứ sinh trảng cây bụi, cỏ cao có những đặc trưng hình thái và cấu trúc ngoại mạo

giống nhau ở cả đai cao và đai thấp.
Đặc trưng của kiểu thảm thứ sinh trảng cây bụi, cỏ cao là các loài cỏ cao thuộc họ Hòa
thảo (Poaceae): Chè vè (Misclanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Lách
(Saccharum spontaneum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ lau (Imperata conferta).
Cấu trúc đơn điệu, những loài cỏ cao có chiều cao từ 1-2 m, độ phủ đạt 70-80%, rất ít
những khoảng trống, rải rác có những cụm cây bụi, cây gỗ nhỏ, những loài ưa sáng
cao 5-8 m.Thành phần cây bụi có sự khác biệt ít nhiều phụ thuộc vào nguyên nhân làm
mất rừng nguyên sinh và kiểu thảm nguyên sinh vốn có tại đó.
Ở những khu vực thấp (dưới 600 m), đất sau nương rẫy bỏ hoang, trảng cây bụi cỏ cao
là trạng thái bắt đầu của diễn thế thứ sinh. Cây bụi cỏ cao phát triển nhanh, ưu thế là
những cây ưa sáng phát triển nhanh: Hu đay (Trema orientalis, Trema cannabina), Ba
soi (Macaranga spp.), Ba bét (Mallotus spp.). Một số loài Bời lời chi Bời lời (Litsea),
Vối thuốc (Schima wallichii), Ba gạc lá xoan (Euodia melifolia), Bưởi bung
(Acronychia paniculata), Trám (Canarium spp.), Vạng trứng (Endospermum sinensis),
một số loài họ Dẻ (Fagaceae) và do đất ẩm xốp, Chè vè (Misclanthus floridulus), Chít
(Thysanolaena maxima), Cỏ lau (Imperata conferta) phát triển mạnh, tạo nên các bụi,
cụm lớn độ phủ cao. Có nơi độ phủ cao đạt tới 70-80%.
Những diện tích rừng nguyên sinh bị rải chất độc hóa học trước đây và sau đó cháy đi
cháy lại nhiều lần: ưu thế tuyệt đối thuộc những loài cỏ cao họ Hòa thảo (Poaceae)
Chè vè (Misclanthus floridulus), Chít (Thysanolaena maxima), Cỏ tranh (Imperata
cylindrica), Lau (Imperata conferta) phát triển kém hơn, cằn cỗi, cao 1-1,5 m, rải rác
có cây bụi gỗ nhỏ, thường là những loài chịu khô, chịu cháy, sống trên đất thoái hóa
nghèo mùn. Phổ phiến là các loài họ Dẻ (Fagaceae), họ Óc chó (Juglandaceae), họ Chè
(Theaceae), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae), một số loài họ Long não (Lauraceae), họ
Côm (Eleocarpaceae).
(c) Trảng thứ sinh tre nứa (Trúc sặt) phân bố ở độ cao 600 trở lên
12
Ở độ cao 700-1.200 m, có khá nhiều diện tích trảng thứ sinh Trúc sặt (Arundiunria
peteloti). Cây cao từ 3-5 m, có mật độ khá dầy, mọc tản (không hình thành bụi cụm),
ưu thế tuyệt đối 60-70% độ phủ. Rải rác có cây gỗ thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Chè

(Theaceae), họ Bồ đề (Styraceae), họ Nhựa ruồi (Aquifoliaceae), họ Côm
(Eleocarpaceae), một hai loài họ Mộc lan (Magnoliaceae), họ Thích (Aeraceae). Tuy
nhiên, cây gỗ trong kiểu trảng này thưa thớt. Kiểu trảng thứ sinh này rất đặc trưng,
thường phân bố ở độ cao từ 800-500 m, gặp ở Ba Vì, Tam Đảo, Phan Xi Phăng. Có lẽ
do một tác động nào đó (cháy rừng, chất độc hóa học), làm cho thảm thực vật rừng ẩm
thường xanh á nhiệt đới núi thấp bị mất đi. Loài Trúc sặt (Arundinaria petelotii) – một
loài thuộc họ Hòa thảo (Poaceae) – ưa sáng, thân ngầm lan nhanh, phát triển mạnh, ưu
thế tuyệt đối nhờ sức cạnh tranh đã chiếm lĩnh nhanh chóng diện tích rừng nguyên
sinh á nhiệt đới núi thấp bị mất. Cây gỗ, cây bụi, tái sinh phát triển chậm, sức cạnh
tranh kém cũng bị loại, tạo nên kiểu trảng thứ sinh Trúc sặt gần như thuần loài, dầy
đặc, độc đáo ổn định.
(d) Trảng cỏ cây bụi thấp
Trên những vùng đất bằng chân núi, gần khu vực bản làng, những diện tích canh tác
nương rẫy diễn ra nhiều năm, đất bạc màu, tầng đất mỏng do bị xói mòn. Đây cũng là
nơi chăn thả, kiếm ăn của gia súc, sự giẫm đạp, tác động thường ngày của gia súc đã
hạn chế sinh trưởng của cây. Nên tại những khu vực này chỉ còn những loài cây bụi cỏ
thấp phát triển được trên nền đất thoái hóa nghèo dinh dưỡng. Tùy theo mức độ thoái
hóa của tầng đất mặt và mức độ tác động ít nhiều của gia súc mà thành phần cây bụi,
cây thảo là loài này hay loài khác và ưu thế thuộc về cây bụi hay cây thảo.
Những khu vực đất chưa bị thoái hóa nặng thành phần cây bụi phong phú: thường gặp
các loài cây bụi họ Cà phê (Rubiaceae), họ Ô rô (Acanthaceae), họ Cúc (Asteraceae),
họ Cỏ doi ngựa (Verbenaceae) và nhiều loài Mua, chi Melastoma, họ Mua
(Melastomataceae). Một số loài cỏ cao thường gặp trong kiểu thảm này thuộc chi Cỏ
đắng (Paspalum), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ sả (Cymbopogon spp.), Cỏ bông
(Eragrostis spp.), Cỏ rác (Isachne spp.), Cỏ sâu róm (Sertaria spp.) cao tới 70-80 cm.
Ở những khu vực đất thoái hóa nặng, đất bị lèn chặt do gia súc giẫm đạp thường
xuyên. Tầng cỏ thấp, chỉ cao 10-20 cm và có thể thấp hơn, thường gặp những loài cỏ
thấp chi Cỏ chỉ (Digitaria spp.), Cỏ gà (Cynodon dactylon), Cỏ may (Chrysopogon
aciculatus), Cỏ đắng (Paspalum spp.). Cây bụi thấp: họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae),
cây Đuôi chuột (Stachytarpheta jamaicensis), một hai loài Trinh nữ (Mimosa sp.), một

13
vài loài họ Hoa mõm chó (Scrophuliaceae) chi Lindernia, thường gặp loài Cam thảo
Nam (Seoparia dulcis).
Những khu vực đất chua, cây bụi ưu thế là các loài Mua (Melastoma spp.) và cỏ thấp.
Đơn điệu về cấu trúc, nghèo nàn về thành phần. Một vài loài cỏ thấp thuộc chi cỏ
Đắng (Paspalum spp.) hay thuần loại Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Cỏ gà
(Cynodon dactylon), Cỏ chỉ (Digitaria spp.).
3.2.3. Thành phần loài thực vật
Kết quả điều tra ghi nhận được 920 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 518 chi và
130 họ. Trong số đó có 17 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và 23 loài trong Sách
Đỏ Thế giới (IUCN, 1996). Về giá trị sử dụng, đã thống kê được 125 loài cây cung cấp
gỗ, 161 loài cây làm thuốc, 44 loài cây làm cảnh và 89 loài cây làm thực phẩm.
Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, 13 họ có tính đa dạng cao về số lượng chi và loài, trong
số đó, 12 họ có số chi từ 7-20 chi. Họ Cà phê (Rubiaceae), họ Hòa thảo (Poaceae), họ
Lan (Orchidaceae) có số lượng chi cao nhất từ 16-20 chi. Họ Long não (Lauraceae) và
họ Cam chanh (Rutaceae) có số lượng lớn hơn 10 chi (14 và 11). Còn 7 họ khác: họ
Mua (Melastomataceae), Dâu tằm (Moraceae), Bồ hòn (Sapindaceae), Chè (Theaceae),
Gai (Urticaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) và Cau dừa (Arecaceae) có số chi dao
động từ 7 đến 9 chi (Gagnepain, 1909-1950; Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và
Môi trường, 2001).
Bảng 3.2. Thành phần thực vật Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
Ngành thực vật Họ Chi Loài
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) 2 2 6
Ngành Mộc tặc (Equisetophyta) 1 1 1
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) 11 31 68
Ngành Thông (Pinophyta) 4 6 9
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) 112 478 836
Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 91 388 707
Lớp Hành (Liliopsida) 21 90 129
Tổng số 130 518 920

Năm họ có số lượng trên 20 loài gồm Long não (Lauraceae) 24 loài, Dâu tằm
(Moraceae) 24 loài, Cà phê (Rubiaceae) 24 loài, Lan (Orchidaceae) 26 loài, Hòa thảo
14
(Poaceae) 23 loài, các họ: Mua (Melastomataceae), Đơn nem (Myrsinaceae), Cam
chanh (Rutaceae), Gai (Urticaceae), Cỏ roi ngựa (Verbenaceae) có xấp xỉ 20 loài.
Những số liệu trong báo cáo này mới chỉ phản ánh phần nào tính đa dạng thực vật khu
vực Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Với diện tích lớn xấp xỉ 40.000 ha, đa dạng về
địa hình, địa chất, khí hậu, hệ thực vật chưa bị tác động nhiều, chắc chắn hệ thực vật ở
khu vực này có số lượng taxon bậc chi, loài và họ sẽ có số lượng cao hơn.
Bảng 3.3. Các chi và loài có tính đa dạng cao ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng
Hóa
Họ Số lượng chi Số lượng loài
Tên khoa học Tên Việt Nam
NGÀNH HẠT KÍN
ANGIOSPERMAE
Lớp hai lá mầm
Dicotyledones
1 Lauraceae Long não 14 24
2 Melastomataceae Mua 9 14
3 Moraceae Dâu tằm 7 24
4 Myrsinaceae Đơn nem 3 19
5 Rubiaceae Cà phê 16 24
6 Rutaceae Cam chanh 11 19
7 Sapindaceae Bồ hòn 9 10
8 Theaceae Chè 7 13
9 Urticaceae Gai 9 14
10 Verbenaceae Cỏ roi ngựa 8 16
Lớp một lá mầm
Monocotyledones
11 Arecaceae Cau dừa 8 12

12 Orchidaceae Lan 18 26
13 Poaceae Hòa thảo 20 23
Tìm hiểu so sánh về cấu trúc thành phần loài thực vật tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa
với các khu bảo tồn khác trong khu vực Bắc Trường Sơn như Khu BTTN ĐaKrông,
Vườn Quốc gia Bạch Mã (Bảng 3.4), nhận thấy có sự khác biệt ít nhiều về số lượng
15
các taxon (bậc họ, bậc chi, bậc loài). Cả ba khu bảo tồn này đều có những nét tương
đồng về cấu trúc thành phần loài, có tới 90% các họ giống nhau, còn sự khác biệt về
mặt số lượng các loài có thể lý giải là do khác nhau về mức độ nghiên cứu.
Bảng 3.4. So sánh tính đa dạng thực vật Bắc Hướng Hóa với
các khu bảo tồn khác trong vùng
Họ Chi Loài
BHH Đak BM BHH Đak BM BHH Đak BM
Ngành Thông đất
(Lycopodiophyta)
2 2 2 2 2 3 6 3 16
Ngành Mộc tặc
(Equisetophyta)
1 0 1 1 0 1 1 0 1
Ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta)
11 11 24 31 15 68 68 30 162
Ngành Hạt trần
(Gymnospermae)
4 3 7 6 6 11 9 10 20
Ngành Hạt kín
(Angiospermae)
112 114 156 487 505 669 836 1.009 1.448
- Lớp hai lá mầm
(Dicotyledones)

91 93 130 388 404 411 707 857 1.103
- Lớp một lá mầm
(Monocotyledones)
21 21 26 90 101 158 129 152 345
Tổng cộng 130 130 190 518 528 752 920 1.055 1.547
Ghi chú: BHH: Bắc Hướng Hóa; Đak: ĐaKrông; BM: Bạch Mã.
Giá trị về nguồn gen quý hiếm:
Kết quả nghiên cứu bước đầu đã cho thấy tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa có nhiều
loài thực vật cùng nguồn gen quý hiếm có giá trị bảo tồn, các loài nguy cấp cần được
bảo vệ, có tên trong Sách Đỏ Việt Nam và Sách Đỏ Thế giới (Bảng 3.5, 3.6).
Bảng 3.5. Danh sách các loài thực vật quý hiếm có tên trong
Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới
TT Tên khoa học Tên Việt Nam
Tình
trạng
16
SĐVN
(2007)
IUCN
(1996)
1 Cephalotaxus manii Hook. f. Đỉnh tùng R VU
2 Dacrycarpus imbricatus (Bl.) de Laub. Thông nàng CR
3 Podocarpus pilgeri Foxw. Thông tre lá
ngắn
R
4 Podocarpus neriifolius D. Don Thông tre lá dài CR
5 Nageia wallichiana (C. Presl.) O. Kuntze Kim giao núi đất V CR
6 Alstonia scholaris (L.) R. Br. Mò cua CR
7 Amoora dasyclada (How. & Chen) C. V.
Wu

Gội đỏ VU
8 Aquilaria crassna Pierre ex Lec Dó trầm E CR
9 Ardisia silvestris Pit. Lá khôi V
10 Chukrasia tabularis A. Jus. Lát hoa K CR
11 Cinnamomum balansae Lec. Vù hương R EN
12 Cinnamomum parthenocylon Meissn. Cửu mộc K DD
13 Coscinium fenestratum (Gagn.) Colebr. Dây vằng đắng K
14 Cratoxylon cochinchinensis (Lour.) Bl. Thành ngạnh
Nam
CR
15 Croton touranensis Gagn. Cu đèn Đà Nẵng VU
16 Dalbergia entadoides Pierre ex Gagn. Bàm bàm DD
17 Dipterocarpus grandiflorus Blco Dầu hoa to CR
18 Dipterocarpus hasseltii Bl. Dầu CR
19 Dipterocarpus kerrii King Dầu cà luân CR
20 Engelhartia spicata Lesch. ex Bl. Chẹo bông CR
21 Erythrophleum fordii Oliv. Lim EN
22 Knema globularia (Lamk.) Warb. Máu chó cầu CR
23 Mangifera foetida Lour. Xoài hôi CR
24 Melientha suavis Pierre Rau sắng K
25 Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit Ba gạc Căm bốt T
26 Rhodoleia championii Hook.f. (Rhoiptelea) Hồng quang V CR
27 Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh V
17
28 Sindora tonkinensis A. Chev. ex K. & S. S.
Lars.
Gõ dầu V VU
29 Anoectochilus cetaceus Blume Lan gấm E
30 Calamus poilanei Conr. Mây bột K
31 Dendrobium amabile (Lour.) O'brien Thủy tiên hường R

32 Livistona tonkinensis Magalon Kè Bắc DD
Ghi chú: Sách Đỏ Việt Nam (2007): Endangered (E): Đang bị đe dọa tuyệt chủng;
Vulnerable (V): Sắp bị đe dọa tuyệt chủng; Rare (R): Loài hiếm; Threatened (T): Bị đe
dọa tuyệt chủng; Insufficiently know (K): Thiếu thông tin chính xác để xếp vào các
cấp đe dọa trên.
IUCN (1996): CR: Cực kỳ nguy cấp; EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp; DD: Chưa đủ
dữ liệu.
Bảng 3.6. Số lượng các loài thực vật quý hiếm theo các mức độ đe dọa
ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa
CR EN VU DD (K) R T Tổng %
IUCN (1996) 14 2 3 4 23 2,5
SĐVN (2007) 2 5 5 4 1 17 1,8
3.3. Khu hệ động vật
Khu hệ động vật hoang dã khu vực Bắc Hướng Hóa là một phần của khu hệ động vật
Bắc Trường Sơn hay một phần của khu hệ động vật vùng núi thấp Bắc Trung Bộ Việt
Nam (Timmins và cs., 1999; Đặng Huy Huỳnh và cs., 2009; Mai Đình Yên, 1978).
Các đặc trưng của khu hệ động vật hoang dã ở khu vực này còn tiềm ẩn nhiều bất ngờ
khoa học, nhưng là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, là nơi giao lưu của khu hệ
động vật giữa Tây và Đông Trường Sơn, giữa Bắc và Nam Trường Sơn. Tại khu vực
này cũng đã ghi nhận có sự di cư theo mùa của động vật, đặc biệt là các loài thú lớn
như bò tót có sự thay đổi tập tính kiếm ăn, chuyển dịch lên đới cao hơn tại Voi Mẹp và
Pa Thiên với quần thể 4-5 cá thể và 7-9 cá thể (nguyên nhân có thể do bị quấy nhiễu
và do biến đổi khí hậu). Các kết quả nghiên cứu cũng khẳng định, ở Khu BTTN Bắc
Hướng Hóa hiện còn một quần thể nhỏ Sao la (khoảng 5-6 cá thể) hoạt động chủ yếu
tại khu vực giáp ranh huyện Lệ Thủy, Quảng Bình (Mahood và Tran Van Hung, 2008;
Nguyễn Mạnh Hà và Nguyễn Ngọc Tuấn, 2011). Thuộc Khu Bảo tồn còn có khu hệ
động vật của các hồ trên núi cao chưa được nghiên cứu.
18
3.3.1. Khu hệ Thú
Tổng số 42 loài thú (không kể Dơi), thuộc 17 họ và 6 bộ đã được kiểm kê. Trong đó,

có 26 loài đã chắc chắn phát hiện có mặt trong khu vực và 16 loài được ghi nhận qua
thông tin phỏng vấn. Trong số đó, loài Voọc Hà Tĩnh, loài đặc hữu của Việt Nam, lần
đầu tiên được phát hiện ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (Geissmam và
Vu Ngoc Thanh, 1998; Phạm Nhật, 2002).
Trong số 26 loài phát hiện chắc chắn, 11 loài có tên trong Sách Đỏ các loài bị đe dọa
của IUCN (IUCN, 1996) ở các cấp bị đe dọa, gần bị đe dọa hoặc chưa đủ thông tin để
xếp vào các nhóm loài bị đe dọa. Mười một trong số này có tên trong Sách Đỏ Việt
Nam (Bộ KH&CN và Viện KH&CN Việt Nam, 2007), bao gồm 5 loài nguy cấp: Voọc
vá chân nâu, Voọc Hà Tĩnh, Vượn đen má trắng, Gấu ngựa và Sao la; 6 loài sắp nguy
cấp là Tê tê Java, Khỉ mặt đỏ, Rái cá vuốt bé, Mang lớn (Megamuntiacus
vuquangensis), Bò tót và Sơn dương (Bảng 3.7).
Bảng 3.7. Các loài thú bị đe dọa ở cấp quốc gia và quốc tế hiện có ở
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Quảng Trị (2010)
TT Tên phổ thông Tên khoa học
Cấp đe dọa
Quốc gia Thế giới
1 Tê tê Java Manis javanica V NT
2 Khỉ mặt đỏ Macaca arctoides V VU
3 Voọc vá chân nâu Pygathrix nemaeus E EN
4 Voọc Hà Tĩnh Semnopithecus laotum
hatinhensis
E DD
5 Vượn đen má trắng Nomascus leucogenis E DD
6 Gấu ngựa Ursus thibetanus E VU
7 Rái cá vuốt bé Aonyx cinerea V NT
8 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis V
9 Sơn dương Naemorhedus sumatraensis V VU
10 Sao la Pseudoryx nghetinhensis E EN
11 Bò tót Bos gaurus V VU
12 Thỏ vằn Nesolagus timminsi DD

Ghi chú: Cấp đe dọa quốc gia: E: Nguy cấp; V: Sắp nguy cấp, theo Bộ KH&CN và
Viện KH&CN Việt Nam (2007).
19
Cấp đe dọa toàn cầu: EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp; NT: Gần bị đe dọa; DD: Chưa
đủ dữ liệu, theo IUCN (1996).
3.3.2. Khu hệ Chim
Tại Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, theo kết quả khảo sát, đã phát hiện 171
loài chim, thuộc 14 bộ và 32 họ. Trong số đó, có 18 loài có giá trị bảo tồn (Bảng 3.8),
9 loài bị đe dọa mang tính toàn cầu được ghi trong Sách Đỏ Thế giới (BirdLife
International và FIPI, 2001) và 12 loài ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (Bộ KH&CN và
Viện KH&CN Việt Nam, 2007). Trong số 18 loài, có 7 loài là những loài có vùng
phân bố hẹp (vùng phân bố toàn cầu nhỏ hơn 50.000 km
2
), có 2 loài đặc hữu cho Việt
Nam (Gà lôi lam mào trắng và Gà so Trung Bộ).
Danh lục 171 loài chim chỉ là kết quả bước đầu cho khu hệ chim Bắc Hướng Hóa, các
đợt khảo sát cho tới thời điểm này mới chỉ tập trung ở các đai cao dưới 1.000 m. Khác
với khu hệ chim ở các vùng khác, một số loài gặp với số lượng khá lớn như: Gầm ghì
lưng nâu, Cu xanh mỏ quặp, Niệc nâu, Yểng, Cành cạch đen, các loài Chào mào và
các loài Cu rốc. Đây là các loài chim chủ yếu ăn quả. Điều đó chứng tỏ, chất lượng
rừng hoặc số lượng các loài cây rừng có quả làm thức ăn cho chim đa dạng và phong
phú. Các loài chim Gầm ghì lưng nâu, Yểng và Niệc nâu là loài chỉ thị sinh học cho
thấy chất lượng rừng ở khu vực còn tốt. Cũng như vậy, các loài chim kiếm ăn ở tầng
giữa và dưới tán rừng gặp với số lượng lớn như: Khướu xám, Khướu đầu trắng, Khướu
má xám và nhiều loài khướu nhỏ khác, là những loài chỉ thị sinh học, chứng tỏ chất
lượng tầng tán rừng ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa vẫn còn nguyên vẹn.
Bảng 3.8. Các loài chim có giá trị bảo tồn có ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng
Hóa, Quảng Trị (2010)
TT Tên tiếng Việt Tên khoa học IUCN (2004) SĐVN (2007)
2 Gà so Trung Bộ Arborophila merlini RRS En

3 Gà lôi lam mào trắng Lophura edwardsi EN, RRS En
4 Gà lôi hông tía L. diardi NT T
5 Trĩ sao Rheinardia ocellata VU T
6 Gõ kiến xanh cổ đỏ Picus rabieri NT, RRS
7 Thầy chùa đít đỏ Megalaima lagrandieri RRS
8 Niệc nâu Anorrhinus tickelli NT T
9 Hồng hoàng Buceros bicornis NT T
20
10 Bồng chanh rừng Alcedo hercules NT T
11 Sả hung Halcyon coromanda R
12 Bói cá lớn Megaceryle lugubris T
13 Diều cá bé Ichthyophaga humilis NT
14 Đuôi cụt bụng vằn Pitta elliotii T
15 Mỏ rộng xanh Psarisomus dalhousiae T
16 Chim khách đuôi cờ Temnurus temnurus T
17 Khướu đầu xám Garrulax vassali RRS T
18 Khướu mỏ dài Jabouilleia dangjoui VU, RRS T
19 Chích chạch má xám Macronous kelleyi RRS
Ghi chú: Cấp đe dọa quốc gia: E: Nguy cấp; V: Sắp nguy cấp; T: Bị đe dọa; R: Loài
hiếm, theo Sách Đỏ Việt Nam (Bộ KH&CN và Viện KH&CN Việt Nam, 2007).
Cấp đe dọa toàn cầu: EN: Nguy cấp; VU: Sắp nguy cấp; NT: Gần bị đe dọa; DD: Chưa
đủ dữ liệu, theo IUCN (1996). En: Loài đặc hữu của Việt Nam; RRS: Loài có vùng
phân bố hẹp.
3.3.3. Khu hệ Bò sát và Ếch nhái
Khu hệ Bò sát và Ếch nhái tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa theo kết quả khảo sát thực
địa do các chuyên gia của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật và Viện Động vật St.
Petersburg tiến hành trong những năm gần đây cho thấy, có tính đa dạng sinh học cao.
Tổng số 61 loài Bò sát và Ếch nhái đã được phát hiện, trong số đó 30 loài Ếch nhái
thuộc 5 họ và 1 bộ; 31 loài Bò sát thuộc 8 họ và 2 bộ. Kết quả nghiên cứu cũng ghi
nhận mới một số loài cho Khu Bảo tồn: 2 loài Ếch cây thuộc giống Theloderma spp.,

Ếch cây Hymalayan (Rhacophorus bipunctatus), Rắn ri cá (Homalogis buccata), Rắn
khuyết (Lycodon ruhstrati), Rắn lục cườm (Trimeresurus mucrosquamatus), Rắn cạp
nia thường (Bungarus bungaroides), v.v Ngoài ra, cũng đã phát hiện 3 loài có thể là
loài mới cho khoa học thuộc các giống: Nhái cây (Philautus), Rắn sãi (Amphiesma) và
Rắn khiêm (Oligodon). Về giá trị bảo tồn, chưa có thống kê cụ thể, nhưng nhận thấy
có nhiều loài quý hiếm trong Sách Đỏ Việt Nam và Thế giới như: Tắc kè, Rồng đất,
Cạp nia Nam, Cạp nia thường, Rắn lục Volgel, Rùa đất Sêpôn, Cóc rừng, Ếch gai sần,
v.v (Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, 1996; Hồ Thu Cúc và cs., 2005).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
1. BirdLife International and FIPI, 2001. Sourcebook of Existing and Proposed
Protected Areas in Vietnam. Hanoi.
1. Bộ KH&CN và Viện KH&CN Việt Nam, 2007. Sách Đỏ Việt Nam. NXB Khoa
học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Hồ Thu Cúc, O. Nicolai và A. Lathrov, 2005. Góp phần nghiên cứu khu hệ Ếch
nhái (Amphibia) và Bò sát (Reptilia) của Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pia Oắc, tỉnh
Cao Bằng. Tạp chí Sinh học, 27(4a): 95-102.
3. Gagnepain, F., 1909-1950. Flore Génerale de l’Indochine. 1-7. Paris.
4. Geissmann, T. and Vu Ngoc Thanh, 1998. Preliminary Results of a Primite Survey
in North-eastern Vietnam, with Special Reference to Gibbons. Unpublished report
to Institute for Zoology, Hanover Zoological College.
5. Nguyễn Mạnh Hà và Nguyễn Ngọc Tuấn, 2011. Điều tra đánh giá hiện trạng quần
thể và đề xuất biện pháp bảo tồn hai loài Bò tót (Bos gaurus) và Sao la (Pseudoryx
nghetinhensis) ở Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, Quảng Trị. Báo cáo
khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường.
6. Đặng Huy Huỳnh, Cao Văn Sung, Lê Xuân Cảnh và Phạm Trọng Ảnh, 2009.
Động vật chí Việt Nam. Phần lớp thú. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
7. IUCN, 1996. 1996 IUCN Red List of Threatenes Animals. IUCN. Gland,
Switzeland and Cambridge, UK: 448 pages.
8. Lekagul and Round, 1991. Mammals of Vietnam. Hanoi.

9. MacKinnon, J. (Ed.), 1997. Protected Areas Systems Review of the Indo-Malayan
Realm. World Bank. The Asian Bureau for Conservation Limited: 198 pages.
10. MacKinnon, J., K. MacKinnon, C. Graham and J. Thorsell, 1986. Managing
Protected Areas in the Tropics. IUCN. Gland, Switzeland: 313 pages.
11. Mahood, S.P. and Tran Van Hung, 2008. The Biodiversity of Bac Huong Hoa
Nature Reserve, Quang Tri Province, Vietnam. BirdLife International Vietnam
Programme.
12. Nghị định 32/2006/NĐ-CP, ký ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về quản
lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
13. Phạm Nhật, 2002. Thú Linh trưởng của Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
14. Phòng Thống kê huyện Hướng Hóa, 2009. Niên giám thống kê huyện Hướng Hóa
năm 2008. Hướng Hóa, Quảng Trị.
15. Võ Quý, 1981. Chim Việt Nam. Hình thái và phân loại. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội: 393 trang.
16. Võ Quý và Nguyễn Cử, 1999. Danh lục Chim Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
17. Phạm Bình Quyền và cs., 2011. Bảo tồn đa dạng sinh học dãy Trường Sơn. NXB
Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
22
18. Nguyễn Văn Sáng và Hồ Thu Cúc, 1996. Danh lục Bò sát và Ếch nhái Việt Nam.
NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 264 trang.
19. Đào Văn Tiến, 1985. Khảo sát Thú ở miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
20. Timmins, R.J., Đỗ Tước và Trịnh Việt Cường, 1999. Điều tra đánh giá đa dạng
sinh học Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Viện Điều tra và Quy hoạch
Rừng.
21. Tordoff, A., R. Timmins, R. Smith và Mai Kỳ Vinh, 2003. Đánh giá sinh học khu
vực Trung Trường Sơn. WWF. Hà Nội.
22. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, 2001. Danh lục các loài thực
vật Việt Nam. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

23. Thái Văn Trừng, 1978. Thảm thực vật rừng Việt Nam. NXB Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
24. UBND tỉnh Quảng Trị, 2005. Kế hoạch đầu tư Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bắc
Hướng Hóa. Đông Hà.
25. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. NXB
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội: 340 trang.
Abstract
BIODIVERSITY FEATURES OF BAC HUONG HOA NATURE RESEARVE,
QUANG TRI PROVINCE
Khong Trung
1
and Pham Binh Quyen
2
1
Quang Tri Department of Agriculture and Rural Development
2
Centre for Natural Resources and Environmental Studies,
Vietnam National University, Hanoi
Bac Huong Hoa Nature Reserve covers an area of about 25,000 ha of forests and forest
land, being located in the north of Huong Hoa district. In this Nature Reserve, natural
resources and biodiversity are conserved, including populations of rare floral and
faunal species such as Lophura edwardsi, Semnopithecus laotum hatinhensis,
Pseudoryx nghetinhensis, Megamuntiacus vuquangensis, Nesolagus timminsi ;
Cephalotaxus manii Hook. f., Paphiopedilum sp., Aquilaria crassna Pierre. The nature
reserve plays the role in maintaining the value of ecosystem services and functions of
upstream protection forests for rivers of Ben Hai, Rao Quan, Hieu and Se Pang Hieng
(People Democratic Republic of Lao).
With regard to flora, 920 higher vascular plant species of 518 genera and 130 families.
Of these species, 17 species are found in the Viet Nam Red Data Book and 23 species
23

in the World Red Data Book (IUCN, 1996). Concerning their use value, 125 timber
supply species, 161 herbal medicine species, 44 ornamental species and 89 food
species have been listed. New species can be potentially found among the wild fauna
in this area. This is a place of high biodiversity and meeting exchange between faunal
species of west and east of Truong Son, faunal species of north and south of Truong
Son. In this area, seasonal migration and change of food seeking behavior of fauna,
especially big annimals has been recorded. Concerning species composition, 42 animal
species (not including Bats) of 17 families and 6 orders. Concerning bird fauna, 171
species have been discovered, belonging to 14 orders and 32 families. Reptiles and
amphibians include 30 emphibian species of five families, one order and 31 reptile
species of 8 families and 2 orders; some new species have been found in the area: 2
Hymalayan species of genus Theloderma spp., Hymalayan species (Rhacophorus
bipunctatus), Homalogis buccata, Lycodon ruhstrati, Trimeresurus mucrosquamatus,
Bungarus bungaroides, etc. In addition, 3 species have been found, possibly the new
ones belonging to genera of Philautus, Amphiesma and Oligodon.
24

×