Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

(Luận Văn Thạc Sĩ) Phát Triển Du Lịch Tâm Linh Khu Vực Phía Tây Hà Nội.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.88 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ TRỌNG HÒA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC
PHÍA TÂY HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

HÀ NỘI 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ TRỌNG HÒA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC
PHÍA TÂY HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRIỆU THẾ VIỆT

HÀ NỘI 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ....................................................... 4
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 5
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 7
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 9
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ............................................................. 9
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10
6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 10
7. Bố cục của Luận văn ................................................................................. 11
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH ..................... 11
1.1 Các khái niệm liên quan .................................................................... …11
1.1.1 Tâm linh ............................................................................................... 11
1.1.2 Du lịch tâm linh ................................................................................... 16
1.2 Biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam......................................................... 18
1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch ......................................................... 20
1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh ......................................... 22
1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh ...................................................... 29
1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương tại
Việt Nam và trên Thế giới............................................................................. 30
1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang) ....................................................... 30
1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar) ....................................... 33
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................... 38
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM LINH
KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH ........................ 39
2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội ................................................. 39
2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị phục
vụ du lịch ....................................................................................................... 41
2.3 Các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu của khu vực ............................ 70
2.4 Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .......................... 76
2.5 Thị trường khách du lịch tâm linh........................................................... 82

2.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linh ............................................... 89
Tiểu kết chƣơng 2 ...................................................................................... 90
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI ........................................ 92
3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp ........................................................................ 92
1


3.2 Giải pháp ................................................................................................. 94
3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý .............................................................. 94
3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật ........................ 97
3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường khách du lịch tâm linh .. 99
3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh ....... 104
Tiểu kết chƣơng 3 .................................................................................... 106
KẾT LUẬN .............................................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CNH, HĐH: Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. GS.TS: Giáo sư. Tiến sĩ
3. PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ
4. TS: Tiến sĩ
5. Th.s: Thạc sĩ
6. UBND: Ủy ban nhân dân
7. UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp
Quốc (United Nations Educational Scientific and Culural Oganization)

8. WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Oganization)
9. BQL: Ban quản lý.

3


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Mục đích của du khách quốc tế khi đến Hà Nội năm 2015
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Biểu đồ 2.2: Lượng du khách đến Hà Nội qua các năm (Nguồn: Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Biều đồ2.3: Lượng khách tâm linh đến khu vực Hà Tây cũ qua các năm
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Biểu đồ2.4: Cơ cấu khách du lịch tâm linh đến khu vực phía Tây Hà Nội
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích)

82

83

84

86

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu điều tra mục đích chuyến đi của du khách đến
các điểm du lịch tâm linh (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân

tích)

4

86


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự đổi
mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, ngành du
lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng có tác
động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Du lịch
được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đất
nước.
Khu vực châu thổ sơng Hồng nói riêng và vùng Bắc Bộ nói chung từ xa xưa
đã được công nhận như cái nôi của nền văn hóa nước nhà với bề dày lịch sử
hàng ngàn năm với những giá trị văn hoá lâu đời và hệ thống tài nguyên du lịch
phong phú và đa dạng . Đặc biệt khu vực này còn là nơi đầu tiên Phật giáo du
nhập vào Việt Nam nên có thể nói Bắc Bộ và khu vực châu thổ sơng Hồng
được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh nhất.
Xác định được vai trò quan trọng của hoạt động du lịch tâm linh đối với sự
phát triển ngành Du lịch nói riêng và phát triển nền kinh tế xã hội Việt Nam
nói chung, Đảng và Nhà nước đã coi phát triển du lịch trong đó phát triển xu
hướng du lịch tâm linh là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược
phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước những năm qua xuất hiện nhiều yếu tố mới có nhiều tác động
ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tâm linh. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, chúng ta đã gia nhập một mạng lưới tồn cầu hóa với những nguy cơ
các nền văn hóa ngoại lai sẽ du nhập và đồng hóa nền văn hóa nước nhà. Điều

này đặt lên vai những người làm du lịch, nhất là những người làm du lịch văn
hóa những trọng trách trước cơ hội và thách thức mới, địi hỏi phải có những kế
hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ngành
du lịch, để du lịch nói chung và du lịch tâm linh thực sự trở thành một trong

5


những yếu tố kinh tế mũi nhọn, đảm bảo lưu truyền lại cho các thế hệ mai sau
các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn
hóa – xã hội của cả nước. Nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh đất
nơi hội tụ rất nhiều di tích lịch sử, di tích tơn giáo, tín ngưỡng có giá trị cao
như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, chùa Trấn Quốc,
Thăng Long Tứ trấn...Nhất là kể từ 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập vào Hà
Nội thì số lượng di tích lịch sử, tơn giáo, tín ngưỡng của Hà Nội trở thành lớn
nhất cả nước (Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt Nam với 3840
di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam trong đó có 1164 di tích trên
tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Ngồi ra, thủ đơ cũng có
hàng ngàn các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. Với những điều kiện đó
du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch quan trọng của Hà Nội. Mặc dù
hiện nay nguồn tài nguyên du lịch tâm linh của Hà Nội phong phú bậc nhất của
cả nước nhưng lại chưa được nghiên cứu thật đầy đủ, sản phẩm du lịch tâm
linh chưa được khai thác có hiệu quả. Các cơng trình nghiên cứu về hoạt động
du lịch tâm linh của thủ đô Hà Nội chưa thể đề cập hết một cách toàn diện và
kỹ lưỡng…
Trên cơ sở đó, mặc dù khối lượng kiến thức có hạn, nhưng với một nhiệt
huyết đam mê nghiên cứu khoa học và được sự giúp đỡ hỗ trợ từ các giảng
viên, các chuyên gia chuyên ngành về lĩnh vực du lịch tâm linh, tác giả đã
quyết định chọn đề tài: “Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà

Nội”. Dẫu chăng cịn có nhiều thiếu sót nhưng đây sẽ là một nguồn tài liệu để
các tác giả khác có thể tham khảo và tiếp tục phát triển hoàn thiện hoạt động du
lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và của thủ đơ Hà Nội nói
chung.

6


2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay các cơng trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm
linh ở Việt Nam rất phong phú như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử
cương; Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam; Toan Ánh với Nếp cũ
– tín ngưỡng Việt Nam; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục; Nguyễn Đăng
Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín
ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt
Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Tâm linh Việt
Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh,
Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam; Minh Chi với Phật giáo và tâm
linh; tác giả Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội…các cơng
trình đã nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề như lý luận văn hóa; đặc trưng chức
năng của văn hóa; các thành tố văn hóa Việt Nam; tơn giáo, tín ngưỡng trong
văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh... các tác phẩm trên tuy chưa
nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng cũng là nguồn tài liệu
rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể phục vụ cho việc nghiên
cứu đề tài này.
Về các cơng trình, đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam
đã có một số tác giả nghiên cứu. Trong đó có thể kể tới là đề tài Nghiên cứu
phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định của Th.s Nguyễn Thị Thu Duyên
thực hiện đi sâu vào việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tâm
linh của tỉnh Nam Định và đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý nhà nước,

quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở
Việt Nam do T.s Nguyễn Trùng Khánh thực hiện nghiên cứu và phân loại du
lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch, đồng thời xây
dựng được cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch cho những nghiên cứ chi
tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân
gian… Luận văn Xây dựng tuyển điểm du lịch văn hoá tâm linh tại Hải Dương
7


của tác giả tác giả Vũ Thị Hường nghiên cứu và xây dựng tuyến điểm du lịch
tâm linh tại địa bàn Hải Dương, phân tích chi tiết mơi trường vĩ mơ và vi mơ
của du lịch văn hóa tâm linh khu vực này. Đây là luận văn nghiên cứu vấn đề
tương đối hợp lý với những cơ sở lý luận tác giả đưa ra gợi mở khá nhiều
hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng và tơn
giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo
Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của tác giả Hà Thế Linh lấy đối
tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo của nhóm dân tộc thiểu số
Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và triển vọng phát triển du lịch
tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch
này phát triển một cách bền vững trong tương lai.
Về vấn đề du lịch tâm linh ở Hà Nội, đã có một số đề tài nghiên cứu về
du lịch tâm linh được tiến hành trên địa bàn Hà Nội như: Nguyễn Vinh Phúc
với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng với
Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tơn giáo và vấn đề giữ gìn bản
sắc văn hố dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các khách sạn ở Hà Nội,
Tiềm năng du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nội; Đa dạng văn hóa và sự
phát triển du lịch ở Việt nam… Các nghiên cứu này đã đề cập đến du lịch văn
hóa và việc khai thác các di sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du lịch văn hóa.
Điển hình là 2 đề tài nghiên cứu của Th.s Đoàn Thị Thùy Trang và đề tài của
Th.s Trương Sỹ Tâm. Với đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh

của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) của tác giả Đoàn Thị
Thùy Trang đã đem đến cho những người nghiên cứu 1 tài liệu tham khảo khá
cơng phu, có khảo sát xã hội học trên thực tế và phân tích thực trạng của hoạt
động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn quận Đống Đa – Hà Nội và đưa ra
những gói giải pháp cho hoạt động du lịch này. Tác giả Trương Sỹ Tâm thì
chọn cho mình đề tài Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn hóa tín
ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đây là đề tài đề cập
8


khá đầy đủ và đưa ra những tiềm năng về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng
của các huyện phía tây Hà Nội, với những dẫn chứng, phân tích cùng những số
liệu khá cụ thể tại địa bàn đã giúp cho tác giả đưa ra những nhận định khá đầy
đủ về hiện trạng của hoạt động du lịch này.
Nhìn chung qua đánh giá chủ quan của tác giả, thì các tài liệu và những cơng
trình nghiên cứu trên nhất là về Hà Nội thì mới chỉ đề cập đến 1 khu vực địa
bàn nhỏ trong nội thành Hà Nội như Quận Đống Đa hoặc mới chỉ đề cập đến 1
mảng của hoạt động du lịch tâm linh đó là hoạt động du lịch văn hóa tín
ngưỡng của các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong khi đó du lịch
tâm linh cịn bao gồm cả du lịch văn hóa tơn giáo. Đây là một trong những
khoảng trống trong việc nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của Hà Nội
nói chung và du lịch tâm linh của tỉnh Hà Tây cũ nói riêng. Việc sát nhập hành
chính Hà Tây vào Hà Nội tạo ra vơ vàn cơ hội phát triển xã hội – kinh tế - văn
hóa…trong đó có du lịch tuy nhiên đó cũng là nguy cơ các giá trị truyền thống
vốn có bị mất đi hoặc bị lai tạp làm giảm giá trị đối với du lịch. Chính vì vậy
tác giả đi đến quyết định chọn đề tài Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía
Tây Hà Nội để làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây:
-


Hệ thống một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm linh.

-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà

Nội.
-

Đưa ra một số giải pháp để hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phát

triển.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp và xây dựng hệ thống lý luận về du lịch
văn hóa tâm linh và đưa ra phương pháp nghiên cứu các dạng thức hoạt động

9


du lịch văn hóa tâm linh. Làm cơ sở cho những tác giả khác thực hiện các đề
tài liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp làm tài
liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch khai thác loại hình
du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời tạo ra một cách ứng xử văn hóa tại những
nơi du lịch văn hóa tâm linh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:


+ Các hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
+ Các giá trị văn hóa tâm linh của các điểm đến khu vực phía Tây Hà Nội
-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh
hiện nay (từ năm 2009 đến năm 2015)
+ Phạm vi về khơng gian: tác giả chọn khu vực phía Tây Hà Nội. Khái niệm này
trong luận văn của tác giả được hiểu là toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ.
+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn, thực trạng hoạt động du lịch
tâm linh, và một số giải pháp cho hoạt động du lịch này.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Trên cơ sở những nguồn tư liệu

đã có, tác giả tiến hành phân loại, phân tích và tổng hợp những nội dung liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
-

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống kiến thức giúp tác giả

có cái nhìn tổng thể, thống nhất về đối tượng nghiên cứu.
-

Phương pháp quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu: Phương pháp này giúp

tác giả rút ra những nhận định về hoạt động du lịch tâm linh ở khu vực phía

Tây Hà Nội.
-

Phương pháp nghệ thuật học: dùng phương pháp miêu thuật lại các giá

trị vật thể và phi vật thể của nguồn tài nguyên.
10


-

Phương pháp văn hóa học: Sử dụng các kiến thức để giải mã đối tượng

nghiên cứu dẫn tới khẳng định những giá trị văn hóa của đối tượng nghiên
cứu.
7. Bố cục của Luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về du lịch tâm linh.
Chƣơng 2: Thực trạng khai thác các giá trị tâm linh khu vực phía
Tây Hà Nội phục vụ du lịch.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh khu
vực phía Tây Hà Nội.

11


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH
1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1 Tâm linh
1.1.1.1 Khái niệm

Trong những năm gần đây, các vấn đề về tâm linh đã nhận được sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu nước nhà. Đúng hơn, vấn đề về tâm linh
thực sự được bàn luận ở góc độ khoa học chỉ từ khoảng đầu thập niên 90 đến
nay . Tâm linh gồm chữ “tâm” và chữ “linh” tạo nên. Theo từ điển Hán Việt
của tác giả Thiều Chửu, “tâm” có nghĩa là tim (lịng), thuộc về thế giới bên
trong. “Linh” có rất nhiều nét nghĩa như: “linh” trong linh hoạt, nhạy bén;
“linh” trong thần linh; người chết cũng được gọi là “linh”; “linh” cịn dùng để
nói đến những ứng nghiệm, bói tốn. Tác giả Hoàng Phê cũng cho rằng tâm
linh là “tâm hồn, tinh thần” hoặc là “khả năng biết trước một biến cố nào đó
sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm” [42,tr.897]. Hiểu như vậy ta
có thể xác định tâm linh là niềm tin của con người vào sự linh thiêng.
Một trong những xác định súc tích và khá chuẩn về tâm linh phải kể đến, là
khái niệm tâm linh của tác giả Nguyễn Đăng Duy: “Tâm linh là cái linh
thiêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc
sống tín ngưỡng tơn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy
được ngưng đọng lại ở những biểu tượng, hình ảnh, ý niệm” [13; tr.11].
Tâm linh cũng được tác giả Sơn Nam đề cập trong bài Nói thêm về tâm linh
trong liên hệ với văn hóa Việt Nam [49] : “Tâm linh tồn tại trong mọi mặt đời
sống từ xưa cho tới nay, từ trong truyền thuyết, các bài văn tế, các tác phẩm
văn học, trong việc thờ cúng tổ tiên, cúng cô hồn cho tới những ca khúc về tổ
quốc và cả những hành động, mọi việc làm, nghĩa cử cao đẹp của con người
bình thường trong cuộc sống”. Tâm linh của con người ngưng đọng trong trí
nhớ và con người ln tâm niệm, thành kính về điều mình đã tin, đã làm. “Trí
11


nhớ không phải đứng dừng một chỗ, lâu ngày phát triển thêm rồi tồn đọng trở
thành tâm linh” [21, tr.130].
Nói đến tâm linh là nói đến niềm tin của con người bởi khơng ai sống mà
khơng có niềm tin. Nó là hạt nhân cơ bản xác lập mọi mối quan hệ giữa con

người với con người, giữa con người với thiên nhiên. Theo tác giả Nguyễn
Đăng Duy, niềm tin được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, song có thể quy
về ba cấp độ: “niềm tin trao đổi”, “niềm tin lý tưởng” và “niềm tin tâm thức”.
Trong đó niềm tin tâm thức gắn liền với tâm linh, gắn liền với niềm tin thiêng
liêng vì nó có sự “hịa quyện cả tình cảm và lí trí, dẫn đến sự say đắm, say sưa
tự nguyện hành động theo niềm tin ấy” [13;tr.16]. Đó là niềm tin thiêng liêng
về tổ tiên, niềm tin về Mẫu, Phật, Chúa, niềm tin về các thần Thành hoàng ...
Niềm tin thiêng liêng do vậy, được xem là yếu tố then chốt tạo nên đời sống
tâm linh đúng nghĩa và trang trọng. Một xã hội văn minh, phát triển, niềm tin
thiêng liêng, niềm tin cao cả càng có giá trị bền vững. Tuy nhiên, để hiểu rõ
hơn nội hàm tâm linh, thiết nghĩ chúng ta nên đặt nó trong mối tương quan
với các khái niệm khác: tâm linh với tín ngưỡng - tơn giáo, tâm linh với mê
tín dị đoan.
1.1.1.2 Phân biệt tâm linh với tín ngưỡng – tơn giáo
Hồng Phê, tác giả của Từ điển Tiếng Việt cho rằng tơn giáo có hai nghĩa:
Một là “hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và
sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự
nhiên định đoạt tất cả, con người phải phục tùng tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh từ
rất sớm, từ trong xã hội nguyên thủy”. Hai là “hệ thống những quan niệm tín
ngưỡng một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể
hiện sự sùng bái ấy”[42, tr.1011]. Thiết nghĩ, ở đây tác giả Hoàng Phê đã vơ
tình gộp tơn giáo với tín ngưỡng vào nhau. Nhưng thực chất tơn giáo khơng
đồng nhất với tín ngưỡng. Tín ngưỡng (tin tưởng và ngưỡng mộ) là “một cách
12


từ thực tế cuộc sống cộng đồng con người ý thức về một dạng thần linh nào
đó, rồi cộng đồng con người đó tin và tơn thờ lễ bái, cầu mong cho hiện thực
cuộc sống, gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng” [13].
Cùng quan điểm này, tác giả Mai Thanh Hải cho rằng, “dù ở những trình độ

khác nhau, tín ngưỡng đều có hai đặc tính: một là tin vào cái gì thiêng liêng
có sức mạnh chi phối số phận con người; hai là niềm tin ấy được nhiều người
thừa nhận và cùng tin theo, cùng làm theo một số nghi thức gì đó để bày tỏ
niềm tin chung” [22, tr.33].
Từ các định nghĩa trên, chúng ta nhận thấy tín ngưỡng và tơn giáo đều có
chung niềm tin thiêng liêng nhưng tín ngưỡng và tơn giáo khơng đồng nhất
với nhau. Điểm khác biệt giữa tín ngưỡng và tơn giáo là: tín ngưỡng khơng có
giáo chủ, giáo lý, giáo hội cụ thể và đình, đền, miếu, phủ cũng không phải là
giáo đường, không phải là nơi giảng kinh thuyết pháp mà chỉ là nơi thờ tự,
cúng tế, hội hè... Ở tín ngưỡng, con người ta thấy mọi vật xung quanh đều trở
nên linh thiêng, và chỉ tập trung giải quyết mối quan hệ giữa con người với tự
nhiên, chứ không thiết kế một thiên đàng hay một miền cực lạc nào cả. Trong
khi tơn giáo có giáo chủ, giáo lí, giáo hội, có giới luật, thì tín ngưỡng vẫn bó
kết con người vào sự sùng kính đơn sơ với niềm tin ngóng đợi đơn giản vào
Thần, Mẫu, Tổ tiên sẽ phù hộ độ trì cho họ được mạnh khỏe, bình n, ăn nên
làm ra. Tín ngưỡng mang tính địa phương nhỏ hẹp, gần gũi với đời sống nhân
dân nên có sức cuốn hút mạnh mẽ với đại đa số người dân cịn tơn giáo cũng
là một hiện tượng xã hội nhưng mang tính tổ chức cao, hướng đến một đời
sống tâm linh siêu việt nên phạm vi ảnh hưởng và lan tỏa của tôn giáo rộng
khắp thế giới. Suy cho cùng, tín ngưỡng và tơn giáo tuy có khác nhau nhưng
khơng loại trừ nhau mà vẫn cùng tồn tại xen kẽ bổ sung cho nhau.
1.1.1.3 Phân biệt tâm linh và mê tín dị đoan
Trong Từ điển tơn giáo, tác giả Mai Thanh Hải đã nói rất rõ về mê tín dị
đoan:
13


“Mê tín là tin nhảm, tin xằng bậy, khơng thấy, không hiểu mà nhắm mắt tin
theo mù quáng, tin theo một cách mê muội, viễn vông, quàng xiên cả những
việc, những hiện tượng trái lẽ tự nhiên, khơng có suy xét theo lẽ phải thông

thường; dị đoan là suy luận, suy đốn một cách nhảm nhí, bậy bạ khác
thường, rồi hành động bừa bãi, không lường trước được những hậu quả xấu
về sức khỏe, tài sản, thời gian, có khi cả tính mạng cho mình...Nói chung là
những ý thức, hành vi mê muội, tin và dựa vào những biểu tượng trái lẽ tự
nhiên, có những hành vi lễ bái, ứng xử mang tính chất cuồng tín, nhảm nhí,
trái với lẽ phải và hành vi thông thường của mọi người chung quanh, làm hại
đến đời sống vật chất và tinh thần của mọi người” [22, tr.107].
Sở dĩ mê tín tồn tại được là do yếu kém về khoa học, con người chưa đủ
trình độ để phân tích lí giải đúng sai nhảm nhí… hoặc lợi dụng khi tình trạng
quẫn bách, mụ mẫm của con người không được kịp thời giải tỏa. Hoặc là một
trong những giây phút thăng hoa như lạc vào thế giới khác khiến cho con
người mất tỉnh táo, tin vào sự nhảm nhí. Nói cách khác đây là hiện tượng
nhắm mắt tin mị, chứ khơng có cơ sở khách quan. Từ đó ta thấy tâm linh là
niềm tin thiêng liêng trong đời sống tinh thần của con người tin vào Tổ tiên,
Thần, Thánh, Phật, Chúa...hay những người không đi tu mà họ vẫn đi chùa,
đền, đình; vẫn lễ Phật, ăn chay, vẫn tin vào những điều thiêng liêng của Phật,
Thần, Thánh. Niềm tin vào cái thiêng vì thế đã đánh thức trong tâm hồn con
người ý chí, bản ngã để sống và làm việc, xử sự tốt hơn, xứng đáng với truyền
thống tốt đẹp của cha ông ta. Cịn mê tín dị đoan là dựa vào Thần, Phật để
kiếm chác, thương mại hóa niềm tin, hoặc đặt ra bao nhiêu điều kì quái khác
thường khiến cho người khác tin theo một cách mê muội, hành động theo sự
tin ấy khơng những hao tốn về tiền bạc mà cịn có khi ảnh hưởng đến sức
khỏe bản thân.
Giữa tâm linh và mê tín dị đoan chỉ cách nhau ranh giới nhỏ hẹp. Điển hình
như hiện tượng nói chuyện với người âm của các nhà ngoại cảm, trước đây
14


được cho là mê tín phù phiếm thì nay đã được khoa học thừa nhận “khả năng
ngoại cảm” và bước đầu được nhà nước quan tâm đặc biệt. Vì thế có những

trường hợp khơng thể qui hồn tồn tâm linh là mê tín dị đoan, là những ngộ
nhận của con người. Đây chỉ là những vấn đề mà khoa học khơng hoặc chưa
có cách nào chứng minh đúng hay sai chính xác. Điều chúng ta nên làm và có
thể làm là cố gắng đẩy lùi và xóa bỏ dần dần hiện tượng “nghe ở đâu có ơng
nọ, bà tê linh thiêng lắm” rồi đổ xô kéo đến cúng viếng mà chẳng biết rõ gốc
tích thế nào.
1.1.1.4 Đặc điểm của tâm linh
Thứ nhất, tâm linh là một hình thái ý thức, tâm linh gắn liền với ý thức của
con người. Do vậy điều kiện để tồn tại tâm linh là sự có mặt của ý thức con
người. Điều đó đồng nghĩa với việc một người mất trí khơng cịn khả năng
suy nghĩ thì trong đầu người đó sẽ trống rỗng và khơng có tâm linh.
Thứ hai, tâm linh là phần thiêng liêng trong ý thức của mỗi con người.Ý
thức của con người thì rất đa dạng như ý thức về tốn học, ý thức về văn học,
ý thức về cộng đồng... Trong đó, ý thức tâm linh là ý thức hướng về cái thiêng
liêng cao cả. Ý thức tâm linh được ngưng tụ theo hai cách:
Cách thứ nhất là ở ý niệm, con người phải hành động thì sự thiêng liêng
mới được bộc lộ. Ví dụ như người ta có ý niệm thiêng liêng âm dương giao
hòa, đực cái phối hợp nên đã tiến hành nhiều nghi lễ trò diễn phồn thực .
Người ta quan niệm có thổ địa linh thiêng nên mỗi khi xây nhà phải làm lễ
động thổ...
Cách thứ hai là đọng lại ở các hình ảnh, biểu tượng. Biểu tượng là tiếng nói
chung để biểu thị ước lệ về một tín hiệu. Trong đó, mọi biểu tượng thiêng
liêng đều chứa đựng những giá trị cao cả, giá trị thẩm mỹ. Vì vậy, mọi biểu
tượng thiêng liêng là cơ sở bền vững cho nhiều mối quan hệ của con người.
Mọi người trong làng có mối quan hệ khăng khít với nhau vì họ cùng có
15


chung biểu tượng thiêng liêng mái đình, cây đa, giếng nước mà đi đâu ai cũng
nhớ. Hay cả dân tộc Việt Nam đoàn kết trong mối quan hệ cùng một tổ tiên

với biểu tượng núi Lĩnh và đền Hùng.
Đặc điểm thứ ba là tâm linh có sức truyền cảm truyền lệnh, tập hợp. Do
con người có tâm lý tự nhiên là khi đời sống được yên bình mạnh khỏe, ăn
nên làm gia, hoặc được cứu thoát khỏi cơn hoạn nạn, nguy hiểm, thì nảy sinh
ý thức hướng, nhớ về cội nguồn, biết ơn những điều cao cả đã cho mình, cứu
mình. Ý thức biết ơn này có sức hút tự nguyện rất lớn, khơng gì có thể ngăn
cản.
1.1.2

Du lịch tâm linh

1.1.2.1 Du lịch
Hiện tại trên thế giới và ở Việt Nam có rất nhiều định nghĩa khác nhau về
du lịch. Giáo sư- Tiến sĩ Berkener, một chuyên gia có uy tín về du lịch trên
thế giới, đã đưa ra nhận xét: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả thì có bấy
nhiêu định nghĩa”
Năm 1963, Hội nghị Liên Hợp Quốc Tế về Du lịch ở Rôma đã định nghĩa
“Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tượng, các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi thường xuyên của họ hay ngoài nước của họ với mục đích hịa bình.
Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.”
Theo Pirogiơnic (1985) thì “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư
trong thời gian rỗi liên quan tới sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh
thần, nâng cao trình độ nhận thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa”.
Hay định nghĩa theo Hội nghị Quốc tế về thống kê du lịch ở Otawa,
Cannada tháng 6/1991: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi
16



ngồi mơi trường thường xun (nơi ở của mình), trong một khoảng thời gian
ít hơn khoảng thời gian đã được các tổ chức du lịch quy định trước, mục đích
của chuyến đi không phải là để tiến hành các hoạt động kiếm tiền trong phạm
vi vùng tới thăm”.
Theo Luật du lịch (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan , tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời
gian nhất định”.
1.1.2.2 Du lịch tâm linh
Du lịch tâm linh trên thế giới và ở Việt Nam có những quan niệm khác
nhau và cho đến nay vẫn chưa có được khái niệm chung nhất. Đây là một sản
phẩm du lịch lấy “tâm linh” và những biểu hiện của chúng làm cơ sở hình
thành và phát triển. Với tư cách là một sản phẩm du lịch khai thác nguồn tài
nguyên du lịch văn hóa nên du lịch tâm linh mang đầy đủ đặc thù là một sản
phẩm du lịch văn hóa.
Theo Đoàn Thị Thuỳ Trang (2010): “ Du lịch tâm linh vốn là một thực thể
đã có mặt hàng trăm năm nay trên khắp thế giới. Xưa nay, mọi người vẫn
quen dùng danh từ hành hương để nói về chuyến đi của mình. Tuy nhiên, từ
hành hương chưa thể nói hết được tính chất, ý nghĩa và mục đích của chuyến
đi. Hành hương mang nặng ý nghĩa tâm linh, nhưng trong mỗi chuyến đi
không phải tất cả mọi người đều chỉ có duy nhất mục đích mang ý nghĩa tín
ngưỡng, mà có một bộ phận tuy tham gia chuyến hành hương nhưng thiên về
du lịch nhiều hơn là tín ngưỡng. Thậm chí, những người lấy tín ngưỡng tâm
linh làm mục đích chính của chuyến đi, nhưng cũng khơng khỏi có những
cảm xúc thú vị của một người đi du lịch được thưởng ngoạn cảnh đẹp kỳ thú
của thiên nhiên, được tiếp cận với những phong tục tập quán của đời sống cư
dân địa phương và được hưởng các tiện ích của dịch vụ du lịch. Vì vậy, các
chuyến đi như vậy cần sử dụng một khái niệm phù hợp hơn và nhất thiết phải
17



bao gồm cả hai yếu tố là du lịch và tâm linh. Du lịch tâm linh là sự kết hợp
giữa du lịch và tâm linh – tín ngưỡng. Đây là hai nhu cầu cần thiết trong đời
sống của con người, nhằm mang lại nét đẹp cho cuộc sống đi đôi với sự thăng
hoa trong tâm hồn. Du lịch nhằm mở mang kiến thức về thiên nhiên và con
người nơi đến, cũng như giúp xả stress rất hiệu quả. Tâm linh ở đấy tức là nói
đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng gồm có tín ngưỡng tơn giáo và tín ngưỡng dân
gian làm thỏa mãn niềm tin đối với các biểu tượng thiêng liêng mà họ ngưỡng
vọng. Vì vậy, điểm đến của các chuyến đi thường là những địa điểm thiêng
liêng, có ý nghĩa tơn giáo và tín ngưỡng như chùa chiền, đền miếu, thánh
đường hoặc những thánh tích...”
Trong luận văn này, du lịch tâm linh được hiểu là: Một loại hình du lịch
khai thác các giá trị tâm linh nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu du lịch của xã
hội (nhu cầu tham dự vào khơng gian tâm linh, tìm hiểu văn hóa tâm linh và
nhu cầu giải trí, thưởng thức, trải nghiệm…) mang lại những lợi ích kinh tế
và bảo tồn các giá trị văn hóa tâm linh truyền thống của nơi đến.
1.2 Các biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam
Tâm linh có những biểu hiện phong phú, đa dạng trong đời sống của người
Việt, ăn sâu vào mọi mặt: đời sống cá nhân, đời sống gia đình, cộng đồng
làng xã, Tổ quốc đất nước, hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội…
Phổ biến là phong tục tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ, người
thân trong mỗi gia đình. Cịn lại là hiện tượng thờ cúng thần thánh, Tiên Phật,
những thế lực siêu nhiên, các anh hùng dân tộc. Ở phạm vi cộng đồng là tục
thờ cúng thành hoàng, các vị thần, các vị tổ sư, các vị anh hùng đã có cơng
với nước, các danh nhân văn hóa…
Hoạt động tâm linh được thể hiện phần lớn trong lĩnh vực tôn giáo. Do ảnh
hưởng của các tôn giáo, người Việt tổ chức xây đền chùa, miếu mạo, nhà thờ,
18



giáo đường… và thực hành các nghi lễ cầu cúng. Cũng thông qua tôn giáo mà
con người thể hiện rõ ràng hơn niềm tin vào các đấng siêu nhiên tối cao.
Các không gian linh thiêng phục vụ cho hoạt động tâm linh là: ngơi đình
làng, ngơi đền, nghè, điện, điếm, miếu, chùa tháp, qn, am, nhà thờ... Những
cơng trình, hiện vật liên quan đến tâm linh đều đã trở thành những di sản văn
hóa, lịch sử q giá, nhiều cơng trình tâm linh được xây dựng ở những địa
điểm có phong cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, kì thú đã trở thành những điểm du
lịch hấp dẫn…
Các cơng trình phục vụ mục đích tâm linh đều là tài sản chung của cộng
đồng, được cả cộng đồng chăm lo, tu bổ, giữ gìn và bảo vệ, trao quyền cho
nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Các nghi thức, nghi lễ thờ cúng ở các di tích tâm linh bao giờ cũng mang
yếu tố “Thiêng”: Thời gian thiêng, không gian thiêng, ngôn ngữ, văn tự
thiêng. Nghi lễ là những nghi thức, cách thức mà con người dâng lễ vật lên
cúng thần linh, nhằm “hữu thể hóa”, “hiện thực hóa” cái thiêng liêng vốn vơ
hình, tạo ra sự giao thoa giữa Người – Thần, Đời – Đạo,… tạo ra sự cộng
cảm, mênh mông trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Nhiều lễ hội tâm linh trở thành những nét bản sắc văn hóa vùng miền, dân
tộc độc đáo. Thế giới tâm linh của người Việt được xây dựng theo mơ hình
“trần sao, âm vậy”. Vì vậy, nên coi đây là quan niệm xuất phát để tìm hiểu về
mơ hình thế giới tâm linh của người Việt. Vậy nên mới có những tục lệ như
chia của cho người chết, chôn theo người chết tiền bạc, các đồ dùng, rồi nghi
lễ đốt vàng mã... Có gia đình trước mỗi bữa ăn con cháu đều cất lời mời
người mới mất về ăn cơm.
Hình thành từ xã hội ngun thủy, người Việt có tín ngưỡng bách thần
“thần cây đa, ma cây gạo”, gán cho các thế lực siêu nhiên, các sự kiện chưa
19



giải thích được là các vị thần. Thế giới thần linh bao gồm thần Sông, thần
Núi, thần Biển, thần Lửa, thần Sấm Sét… và cịn có cả thần Bếp, thần Tài,
thần Nhân Duyên… Nhân gian có người xấu người tốt nên các vị thần cũng
có thần Thiện và thần Ác, có thánh thần ln giúp người và cũng có ma quỷ
chuyên hại người.
Một biểu hiện khá nổi bật ở tâm linh của người Việt, đó là tính “vơ tơn
giáo”, hoặc tín ngưỡng đa thần, đã đưa nhiều thần linh khác nhau vào thờ
trong cùng một nơi. Trong đền, chùa, cùng lúc thờ thần, Phật, thánh Mẫu,…
thể hiện tính đa giáo đồng nguyên.
Người Việt cho rằng người xấu sau khi chết sẽ được xét xử, ai tốt sẽ được
lên Thiên đường hay cõi tiên, được đầu thai, có kiếp sau sung sướng, ai không
tốt sẽ bị trừng phạt, kiếp sau phải chịu khổ. Và linh hồn của tiền nhân, của tổ
tiên ln bên cạnh con cháu, chứng giám, độ trì cho con cháu.
Tâm linh có những mặt tích cực khơng thể phủ nhận trong đời sống cộng
đồng. Đó là sợi dây kết nối cộng đồng, lưu giữ truyền thống, giáo dục lịng
nhân ái, vị tha, ý thức hướng thiện. Các tơn giáo khác nhau về giáo lý song
đều gặp nhau ở tinh thần nhân ái, khoan dung, triết lý nhân bản.
Tâm linh là chỗ dựa về mặt tinh thần, xoa dịu những đau thương mất mát
cho tâm hồn. Có thể hình dung yếu tố tâm linh tạo nên chiều sâu, sức sống
cho nền văn hóa cộng đồng, dân tộc.
1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch
Với các cơng trình kiến trúc thuộc loại hình kiến trúc nghệ thuật phục vụ
tơn giáo tín ngưỡng của người dân thì ở đó chứa đựng giá trị tâm linh, tinh
thần rất lớn. Sự tồn tại của nó gắn liền với sự tồn tại của linh thiêng – một
thuộc tính vốn có, khơng thể thiếu trong hoạt động tâm linh của con người.
Nó thỏa mãn cho nhu cầu tôn giáo của một bộ phận lớn các tầng lớp nhân
20


dân, củng cố niềm tin tưởng hi vọng ở tương lai tốt đẹp, đồng thời góp phần

khơi dậy và củng cố tính thiện ở mỗi con người.
Hệ thống các di tích lịch sử tâm linh là tài sản của nhân dân Việt Nam, là
sản phẩm sáng tạo, thành quả lao động dựng xây, giữ gìn và bảo vệ của bao
thế hệ người Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Nó phản ánh và mang dấu ấn
của lịch sử trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực trên nhiều bình diện.
Hệ thống di tích lịch sử tâm linh là những biểu hiện của nền văn hóa và văn
minh dân tộc, nó là sản phẩm nhưng cũng là hệ quả của quá trình vận động
phát triển trong cơ tầng xã hội và và giao thoa văn hóa giữa các quốc gia, dân
tộc trong khu vực và trên thế giới.
Hệ thống di tích lịch sử tâm linh cịn là nơi lưu giữ, trưng bày, phơ diễn
những hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam, là nơi kết tinh các giá trị
lịch sử – văn hóa – xã hội, là cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu tìm hiểu về
đất nước con người Việt Nam trong tiến trình lịch sử.
Với những vai trò như trên, việc đưa các di tích tâm linh trở thành sản
phẩm du lịch là điều cần thiết. Trong sự phát triển du lịch của đất nước, các di
tích tâm linh trở thành một trong những “điểm chốt” để xây dựng các tuyến
du lịch tâm linh, mở rộng các tour du lịch tâm linh đặc sắc tới các vùng quê
hương khác của đất nước, nối rộng và mở thêm hiểu biết cho nhân dân các địa
phương, đồng thời khai thác các thế mạnh của các vùng miền trong tổng thể
phát triển kinh tế xã hội quốc gia.
Đưa du khách tới thăm các di tích tâm linh, đối với một số đối tượng khách
còn là dịp tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với các sự kiện, nhân vật lịch sử được
lưu giữ, tôn thờ tại các điểm di tích. Bằng các hoạt động tơn giáo tín ngưỡng
của mình tại các tuyến điểm di tích,du khách được thỏa mãn nhu cầu tâm linh
tinh thần chính đáng của mình, phù hợp với hệ thống pháp luật nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Người Việt Nam có quyền tự do
tín ngưỡng”. Đây cũng là một thế mạnh đáng kể mà hệ thống di tích tâm linh
21



đem đến cho du lịch, giúp tăng thêm nguồn thu từ du khách với nhiều đối
tượng khách khác nhau, không phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, chủng tộc,
quốc tịch hay nghề nghiệp, địa vị – vị trị trong xã hội, ý thức hệ tư tưởng, tâm
lí tình cảm.
Đưa du khách đến với các di tích tâm linh chính là hình thức phát triển du
lịch bền vững. Xét dưới góc độ vật thể, muốn phát triển du lịch bền vững thì
các điểm tham quan du lịch phải tồn tại bền vững lâu dài. Dưới góc độ này, hệ
thống di tích tâm linh chính là những cơng trình bền vững nhất trong các loại
hình kiến trúc trên tất cả các góc độ.
Về hoạt động du lịch, dịch vụ ở Việt Nam, trong khi chúng ta chưa xây
dựng được một cách đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho du lịch,
chưa có nhiều các khu du lịch mới, hiện đại thì ngành du lịch đang triệt để
khai thác giá trị nhiều mặt từ hệ thống di tích để thu lợi từ hoạt động kinh
doanh lữ hành. Việc đó dưới góc độ nào đó có thể tạm thời gọi người làm du
lịch là “tay không bắt giặc, mài sử ra tiền”, tạo ra kết quả kinh doanh du lịch,
một ngành kinh tế mũi nhọn, nghành kinh tế trọng điểm có tính tổng hợp, đa
dạng.
1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linh
Đối với loại hình du lịch tâm linh, điểm đến chủ yếu là các di tích gắn với
tơn giáo và tín ngưỡng:
 Di tích tơn giáo
-

Văn Miếu

Đây là cơng trình kiến trúc cơng cộng để thờ Khổng Tử và các bậc tiên
nho, tiên triết; ngồi ra cịn bao gồm hệ thống các trường học, trường thi mà ở
đó diễn ra q trình đào tạo và tuyển chọn nhân tài dưới các triều đại phong
kiến.
-


Chùa
22


×