Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía tây hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.82 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ TRỌNG HÒA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC
PHÍA TÂY HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

HÀ NỘI 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VŨ TRỌNG HÒA

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TÂM LINH KHU VỰC
PHÍA TÂY HÀ NỘI
Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS TRIỆU THẾ VIỆT

HÀ NỘI 2016


MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ ............................................... 140
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................... 141
1. Lý do chọn đề tài............................................................................... 141
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài............................................................. 143
3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................... 145
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài ..................................................... 146
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 146
6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 147
7. Bố cục của Luận văn ......................................................................... 147
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH TÂM LINH ................... 11
1.1 Các khái niệm liên quan ...................... …Error! Bookmark not defined.
1.1.1 Tâm linh ........................................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2 Du lịch tâm linh ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2 Biểu hiện của tâm linh ở Việt Nam........ Error! Bookmark not defined.
1.3 Giá trị của tâm linh đối với du lịch ........ Error! Bookmark not defined.
1.4 Các điểm đến của hoạt động du lịch tâm linhError! Bookmark not defined.
1.5 Đặc điểm của khách du lịch tâm linh ..... Error! Bookmark not defined.
1.6 Cơ sở thực tiễn về phát triển du lịch tâm linh của một số địa phương tại
Việt Nam và trên Thế giới .......................... Error! Bookmark not defined.
1.6.1 Việt Nam ( Ninh Bình; An Giang) ...... Error! Bookmark not defined.
1.6.2 Thế giới (Ấn Độ; Thái Lan; Lào; Myanmar)Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TÂM
LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI PHỤC VỤ DU LỊCH....... Error!
Bookmark not defined.

2.1 Tổng quan về khu vực phía Tây Hà Nội Error! Bookmark not defined.
2.2 Các điểm đến tâm linh tiêu biểu khu vực phía Tây Hà Nội có giá trị
phục vụ du lịch .......................................... Error! Bookmark not defined.
2.3 Các sản phẩm du lịch tâm linh tiêu biểu của khu vựcError! Bookmark not define

2.4 Các dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịchError! Bookmark not defin
2.5 Thị trường khách du lịch tâm linh ......... Error! Bookmark not defined.
2.6 Nguồn nhân lực phục vụ du lịch tâm linhError! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................Error! Bookmark not defined.

109


CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TÂM LINH KHU VỰC PHÍA TÂY HÀ NỘI ......... Error! Bookmark not
defined.

3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp...................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Giải pháp ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.2.1 Giải pháp về công tác quản lý ............ Error! Bookmark not defined.
3.2.2 Giải pháp về đầu tư, phát triển cơ sở vật chất kỹ thuậtError! Bookmark not def
3.2.3 Giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trường khách du lịch tâm linhError! Book
3.2.4 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá sản phẩm du lịch tâm linhError! Bookmar
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

109


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2. GS.TS: Giáo sư. Tiến sĩ
3. PGS.TS: Phó giáo sư. Tiến sĩ

4. TS: Tiến sĩ
5. Th.s: Thạc sĩ
6. UBND: Ủy ban nhân dân
7. UNESCO: Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên Hiệp
Quốc (United Nations Educational Scientific and Culural Oganization)
8. WTO: Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Oganization)
9. BQL: Ban quản lý.

109


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Mục đích của du khách quốc tế khi đến Hà Nội năm 2015
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Biểu đồ 2.2: Lượng du khách đến Hà Nội qua các năm (Nguồn: Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Biều đồ2.3: Lượng khách tâm linh đến khu vực Hà Tây cũ qua các năm
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội)

Biểu đồ2.4: Cơ cấu khách du lịch tâm linh đến khu vực phía Tây Hà Nội
(Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân tích)

82

83

84


86

Bảng 2.1: Tổng hợp số liệu điều tra mục đích chuyến đi của du khách đến
các điểm du lịch tâm linh (Nguồn: Tác giả tổng hợp phiếu điều tra và phân
tích)

109

86


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự
đổi mới về chính sách đối ngoại, với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế,
ngành du lịch Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày
càng có tác động tích cực hơn đến nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã
hội. Du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển
kinh tế của đất nước.
Khu vực châu thổ sông Hồng nói riêng và vùng Bắc Bộ nói chung từ xa
xưa đã được công nhận như cái nôi của nền văn hóa nước nhà với bề dày lịch
sử hàng ngàn năm với những giá trị văn hoá lâu đời và hệ thống tài nguyên du
lịch phong phú và đa dạng . Đặc biệt khu vực này còn là nơi đầu tiên Phật
giáo du nhập vào Việt Nam nên có thể nói Bắc Bộ và khu vực châu thổ sông
Hồng được đánh giá là vùng có nhiều tiềm năng du lịch tâm linh nhất.
Xác định được vai trò quan trọng của hoạt động du lịch tâm linh đối với sự
phát triển ngành Du lịch nói riêng và phát triển nền kinh tế xã hội Việt Nam
nói chung, Đảng và Nhà nước đã coi phát triển du lịch trong đó phát triển xu
hướng du lịch tâm linh là một trong những thế mạnh chủ yếu trong chiến lược

phát triển kinh tế. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước những năm qua xuất hiện nhiều yếu tố mới có nhiều tác
động ảnh hưởng đến hoạt động du lịch tâm linh. Đặc biệt sau khi Việt Nam
gia nhập WTO, chúng ta đã gia nhập một mạng lưới toàn cầu hóa với những
nguy cơ các nền văn hóa ngoại lai sẽ du nhập và đồng hóa nền văn hóa nước
nhà. Điều này đặt lên vai những người làm du lịch, nhất là những người làm
du lịch văn hóa những trọng trách trước cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi

109


phải có những kế hoạch và giải pháp phù hợp để phát triển nhanh, hiệu quả và
bền vững ngành du lịch, để du lịch nói chung và du lịch tâm linh thực sự trở
thành một trong những yếu tố kinh tế mũi nhọn, đảm bảo lưu truyền lại cho
các thế hệ mai sau các giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, là trung tâm chính trị, kinh tế - văn
hóa – xã hội của cả nước. Nói đến Hà Nội, người ta sẽ nghĩ ngay đến mảnh
đất nơi hội tụ rất nhiều di tích lịch sử, di tích tôn giáo, tín ngưỡng có giá trị
cao như Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, chùa Trấn
Quốc, Thăng Long Tứ trấn...Nhất là kể từ 1/8/2008 khi tỉnh Hà Tây sát nhập
vào Hà Nội thì số lượng di tích lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng của Hà Nội trở
thành lớn nhất cả nước (Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng di tích Việt
Nam với 3840 di tích trên tổng số gần 40.000 di tích Việt Nam trong đó có
1164 di tích trên tổng số gần 3500 di tích cấp quốc gia ở Việt Nam). Ngoài ra,
thủ đô cũng có hàng ngàn các lễ hội truyền thống diễn ra quanh năm. Với
những điều kiện đó du lịch tâm linh trở thành một loại hình du lịch quan trọng
của Hà Nội. Mặc dù hiện nay nguồn tài nguyên du lịch tâm linh của Hà Nội
phong phú bậc nhất của cả nước nhưng lại chưa được nghiên cứu thật đầy đủ,
sản phẩm du lịch tâm linh chưa được khai thác có hiệu quả. Các công trình
nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của thủ đô Hà Nội chưa thể đề cập

hết một cách toàn diện và kỹ lưỡng…
Trên cơ sở đó, mặc dù khối lượng kiến thức có hạn, nhưng với một nhiệt
huyết đam mê nghiên cứu khoa học và được sự giúp đỡ hỗ trợ từ các giảng
viên, các chuyên gia chuyên ngành về lĩnh vực du lịch tâm linh, tác giả đã
quyết định chọn đề tài: “Phát triển du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà
Nội”. Dẫu chăng còn có nhiều thiếu sót nhưng đây sẽ là một nguồn tài liệu để
các tác giả khác có thể tham khảo và tiếp tục phát triển hoàn thiện hoạt động

109


du lịch tâm linh của khu vực phía Tây Hà Nội nói riêng và của thủ đô Hà Nội
nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Cho đến nay các công trình nghiên cứu về vấn đề văn hóa và văn hóa tâm
linh ở Việt Nam rất phong phú như Đào Duy Anh với Việt Nam văn hóa sử
cương; Trần Quốc Vượng với Cơ sở văn hóa Việt Nam; Toan Ánh với Nếp cũ
– tín ngưỡng Việt Nam; Phan Kế Bính với Việt Nam phong tục; Nguyễn Đăng
Duy với Văn hóa tâm linh; Văn hóa tâm linh Nam Bộ; Các hình thái tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam; Mai Thanh Hải với Tôn giáo thế giới và Việt
Nam; Nguyễn Duy Hinh với Người Việt Nam với Đạo giáo; Tâm linh Việt
Nam; Hồ Văn Khánh với Tâm hồn – khởi nguồn cuộc sống văn hóa tâm linh,
Phan Ngọc với Bản sắc văn hóa Việt Nam; Minh Chi với Phật giáo và tâm
linh; tác giả Văn Quảng với Văn hóa tâm linh Thăng Long - Hà Nội…các
công trình đã nghiên cứu chủ yếu về các vấn đề như lý luận văn hóa; đặc
trưng chức năng của văn hóa; các thành tố văn hóa Việt Nam; tôn giáo, tín
ngưỡng trong văn hóa Việt Nam; quan niệm về văn hóa tâm linh... các tác
phẩm trên tuy chưa nghiên cứu trực tiếp về vấn đề du lịch tâm linh, nhưng
cũng là nguồn tài liệu rất bổ ích và là cơ sở, nền tảng để người viết có thể
phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài này.

Về các công trình, đề tài nghiên cứu về du lịch văn hóa tâm linh ở Việt
Nam đã có một số tác giả nghiên cứu. Trong đó có thể kể tới là đề tài Nghiên
cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định của Th.s Nguyễn Thị Thu
Duyên thực hiện đi sâu vào việc phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du
lịch tâm linh của tỉnh Nam Định và đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản lý
nhà nước, quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu loại hình du lịch
tâm linh ở Việt Nam do T.s Nguyễn Trùng Khánh thực hiện nghiên cứu và
phân loại du lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch,
109


đồng thời xây dựng được cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch cho những
nghiên cứ chi tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín
ngưỡng dân gian… Luận văn Xây dựng tuyển điểm du lịch văn hoá tâm linh
tại Hải Dương của tác giả tác giả Vũ Thị Hường nghiên cứu và xây dựng
tuyến điểm du lịch tâm linh tại địa bàn Hải Dương, phân tích chi tiết môi
trường vĩ mô và vi mô của du lịch văn hóa tâm linh khu vực này. Đây là luận
văn nghiên cứu vấn đề tương đối hợp lý với những cơ sở lý luận tác giả đưa ra
gợi mở khá nhiều hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn
với tín ngưỡng và tôn giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai
thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của
tác giả Hà Thế Linh lấy đối tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo
của nhóm dân tộc thiểu số Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và
triển vọng phát triển du lịch tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp
nhằm khai thác loại hình du lịch này phát triển một cách bền vững trong
tương lai.
Về vấn đề du lịch tâm linh ở Hà Nội, đã có một số đề tài nghiên cứu về
du lịch tâm linh được tiến hành trên địa bàn Hà Nội như: Nguyễn Vinh Phúc
với Du lịch Hà Nội hướng tới 1000 năm Thăng Long, Nguyễn Phạm Hùng
với Tượng đài Hà Nội và du lịch văn hoá, Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn

bản sắc văn hoá dân tộc, Khai thác món ăn dân tộc trong các khách sạn ở Hà
Nội, Tiềm năng du lịch phố cũ Hà Nội, Du lịch đêm Hà Nội; Đa dạng văn hóa
và sự phát triển du lịch ở Việt nam… Các nghiên cứu này đã đề cập đến du
lịch văn hóa và việc khai thác các di sản văn hóa Hà Nội vào hoạt động du
lịch văn hóa. Điển hình là 2 đề tài nghiên cứu của Th.s Đoàn Thị Thùy Trang
và đề tài của Th.s Trương Sỹ Tâm. Với đề tài Tìm hiểu hoạt động du lịch văn
hóa tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa) của tác
giả Đoàn Thị Thùy Trang đã đem đến cho những người nghiên cứu 1 tài liệu
109


tham khảo khá công phu, có khảo sát xã hội học trên thực tế và phân tích thực
trạng của hoạt động du lịch văn hóa tâm linh trên địa bàn quận Đống Đa – Hà
Nội và đưa ra những gói giải pháp cho hoạt động du lịch này. Tác giả Trương
Sỹ Tâm thì chọn cho mình đề tài Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch văn
hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đây là đề tài
đề cập khá đầy đủ và đưa ra những tiềm năng về loại hình du lịch văn hóa tín
ngưỡng của các huyện phía tây Hà Nội, với những dẫn chứng, phân tích cùng
những số liệu khá cụ thể tại địa bàn đã giúp cho tác giả đưa ra những nhận
định khá đầy đủ về hiện trạng của hoạt động du lịch này.
Nhìn chung qua đánh giá chủ quan của tác giả, thì các tài liệu và những
công trình nghiên cứu trên nhất là về Hà Nội thì mới chỉ đề cập đến 1 khu vực
địa bàn nhỏ trong nội thành Hà Nội như Quận Đống Đa hoặc mới chỉ đề cập
đến 1 mảng của hoạt động du lịch tâm linh đó là hoạt động du lịch văn hóa tín
ngưỡng của các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ) trong khi đó du lịch
tâm linh còn bao gồm cả du lịch văn hóa tôn giáo. Đây là một trong những
khoảng trống trong việc nghiên cứu về hoạt động du lịch tâm linh của Hà Nội
nói chung và du lịch tâm linh của tỉnh Hà Tây cũ nói riêng. Việc sát nhập
hành chính Hà Tây vào Hà Nội tạo ra vô vàn cơ hội phát triển xã hội – kinh tế
- văn hóa…trong đó có du lịch tuy nhiên đó cũng là nguy cơ các giá trị truyền

thống vốn có bị mất đi hoặc bị lai tạp làm giảm giá trị đối với du lịch. Chính
vì vậy tác giả đi đến quyết định chọn đề tài Phát triển du lịch tâm linh khu
vực phía Tây Hà Nội để làm đề tài nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung vào các mục đích nghiên cứu sau đây:
-

Hệ thống một số quan điểm lý luận liên quan đến du lịch văn hóa tâm

linh.

109


-

Nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà

Nội.
-

Đưa ra một số giải pháp để hoạt động du lịch tâm linh của khu vực phát

triển.
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Ý nghĩa khoa học: Luận văn tập hợp và xây dựng hệ thống lý luận về du
lịch văn hóa tâm linh và đưa ra phương pháp nghiên cứu các dạng thức hoạt
động du lịch văn hóa tâm linh. Làm cơ sở cho những tác giả khác thực hiện
các đề tài liên quan.
Ý nghĩa thực tiễn: các kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp làm

tài liệu khảo cho các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp du lịch khai thác loại
hình du lịch văn hóa tâm linh. Đồng thời tạo ra một cách ứng xử văn hóa tại
những nơi du lịch văn hóa tâm linh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:

+ Các hoạt động du lịch tâm linh khu vực phía Tây Hà Nội
+ Các giá trị văn hóa tâm linh của các điểm đến khu vực phía Tây Hà Nội
-

Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi thời gian: nghiên cứu các hoạt động du lịch tín ngưỡng, tâm linh
hiện nay (từ năm 2009 đến năm 2015)
+ Phạm vi về không gian: tác giả chọn khu vực phía Tây Hà Nội. Khái niệm này
trong luận văn của tác giả được hiểu là toàn bộ tỉnh Hà Tây cũ.
+ Phạm vi vấn đề nghiên cứu: nghiên cứu thực tiễn, thực trạng hoạt động du lịch
tâm linh, và một số giải pháp cho hoạt động du lịch này.

109


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: Trên cơ sở những nguồn tư liệu

đã có, tác giả tiến hành phân loại, phân tích và tổng hợp những nội dung

liên quan đến đề tài nghiên cứu.
-

Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận hệ thống kiến thức giúp tác

giả có cái nhìn tổng thể, thống nhất về đối tượng nghiên cứu.
-

Phương pháp quan sát, tham dự, phỏng vấn sâu: Phương pháp này giúp

tác giả rút ra những nhận định về hoạt động du lịch tâm linh ở khu vực phía
Tây Hà Nội.
-

Phương pháp nghệ thuật học: dùng phương pháp miêu thuật lại các giá

trị vật thể và phi vật thể của nguồn tài nguyên.
-

Phương pháp văn hóa học: Sử dụng các kiến thức để giải mã đối tượng

nghiên cứu dẫn tới khẳng định những giá trị văn hóa của đối tượng nghiên
cứu.
7. Bố cục của Luận văn
Luận văn bao gồm 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan về du lịch tâm linh.
Chƣơng 2: Thực trạng khai thác các giá trị tâm linh khu vực phía
Tây Hà Nội phục vụ du lịch.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tâm linh khu
vực phía Tây Hà Nội.


109


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
2. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội, Hà nội.
3. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch Văn hóa những vấn
đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nam.
4. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngưỡng Việt Nam, Quyển hạ, Nxb Trẻ.
5. Phan Kế Bính (2006), Việt Nam phong tục, Nxb Văn học, Hà Nội.
6. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2004), Pháp lệnh tôn giáo, tín
ngưỡng.
7. L. Cadierre (1997), Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống của người Việt,
Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
8. Lý Khắc Cung (2009), Hà Nội văn hóa và phong tục, Nxb Lao động, Hà Nội.
9. Lý Khắc Chung (2002), Chuyện tâm linh Việt Nam, NXB Văn học dân tộc,
Hà Nôi.
10.

Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở

Việt Nam, Nxb Trẻ, Hà nội.
11.

Nguyễn Trọng Đàn (2003), Thăng Long Hà Nội, Nxb Thống kê, Hà Nội.

12.


Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du
lịch, Nxb đại học Kinh tế Quốc dân.

13.

Nguyễn Đăng Duy (2002), Văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin.

14.

Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt
Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.

15. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.
16. Nguyễn Đăng Duy (1999), Phật giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.
17. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hoá Việt Nam, Nxb Hà Nội.

109


18. Đại học sư phạm Hà Nội- trung tâm Trung Quốc học (2000), Đạo gia và văn
hoá Việt Nam, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội.
19. S.Freud, C.Jung, E.Fromm, R.Assagioli (2004) - Đỗ Lai Thuý (biên soạn),
Phân tâm học và văn hoá tâm linh, Nxb Văn hoá thông tin.
20. Mai Thanh Hải (2005), Tìm hiểu tín ngưỡng truyền thống Việt Nam, Nxb
VHTT.
21. Mai Thanh Hải (2003), Từ điển tôn giáo, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội.
22. Nguyễn Duy Hinh (2007), Tâm linh Việt Nam, Nxb Viện văn hóa Hà Nội, Hà
Nội.
23. Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo. Nxb KHXH, Hà
Nội.

24. Nguyễn Phạm Hùng (1999), Du lịch tôn giáo và vấn đề giữ gìn bản sắc văn
hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật, số 2, tr.40-42.
25. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt
Nam. Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11.
26. Nguyễn Phạm Hùng (2011), Bảo tồn văn hóa tôn giáo ở Việt Nam hiện nay.
Tạp chí nghiên cứu Phật học, số 3.
27. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2002), Giá trị truyền thống trước những thách
thức của toàn cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
28. Đinh Gia Khánh (1992), Tục thờ mẫu và những truyền thống văn hoá dân gian
ở Việt Nam, Tạp chí văn học (3).
29. Vũ Ngọc Khánh (2001), Truyện thần linh ma quái và vấn đề giáo dục con
người, Tạp chí văn học (10).
30. Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo (2005), Từ điển Việt Nam văn hoá tín
ngưỡng phong tục, NxbVăn hoá thông tin, Hà Nội.
31. Đinh Trung Kiên (2008), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
110


32. Nguyễn Quang Lê (1992), Một số suy nghĩ về nguồn gốc và bản chất của lễ
hội cổ truyền dân tộc, Tạp chí Văn hoá dân gian (1).
33. Nguyễn Quang Lê (1992), Tìm hiểu mối quan hệ lễ hội cổ truyền với Phật
giáo qua tín ngưỡng dân gian, tạp chí văn hóa dân gian (4).
34. Nguyễn Hồi Loan (2006), Niềm tin trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt, tạp chí tâm lí học (4).
35. Nguyễn Hữu Quỳnh (2009), Bách khoa thư Hà Nội, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
36. Dương Văn Sáu (2007), Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Việt Nam,
Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội.
37. Hoàng Phê chủ biên (2003), Từ điển Tiếng Việt 2000, Nxb Đà Nẵng, Trung

Tâm Từ điển học.
38. Trương Sỹ Tâm (2015), Nghiên cứu phát triển hoạt động du lịch văn hóa tín
ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ), Luận văn Th.s.
39. Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
40. Hồ Bá Thâm (2005), Tín ngưỡng dân gian - Một lĩnh vực trong đời sống tâm
linh cần sự quan tâm của toàn xã hội, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (4).
41. Trần Ngọc Thêm (2004), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Tổng hợp
TPHCM.
42. Trần Ngọc Thêm ( 2001), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb GD, TPHCM.
43. Trương Thìn (2005), Tôn trọng tự do tín ngưỡng-Bài trừ mê tín dị đoan,
NxbVăn hoá thông tin, Hà Nội.
44. Ngô Đức Thịnh (1992), Tục thờ mẫu Liễu Hạnh- một sinh hoạt tín ngưỡng văn
hoá cộng đồng, Tạp chí văn học (3).
45. Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb
Khoa học Xã Hội, Hà Nội.
111


46. Nguyễn Hữu Thức (2008), Tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội dân gian Hà Tây,
Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
47. Đoàn Thị Thùy Trang (2010), Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hóa tâm linh của
người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa), luận văn Th.s.
48. Sơn Nam (2001), “Nói thêm về tâm linh trong liên hệ với văn hoá Việt Nam”,
Văn hoá Việt nam- Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục.
49. Sở văn hóa – Thông tin (1999), Di tích Hà Tây, Sở Văn hóa – Thông tin Hà
Tây, Hà Tây.
50. Sigmund Freud (2002), Phân tâm học và văn hóa tâm linh, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
51. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục,

Hà Nội.
52. Trần Quốc Vượng (2009), Hà Nội nghìn xưa, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
53. Nguyễn Như Ý (2009), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Trẻ, Tp, Hồ Chí Minh.
54. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục Việt Nam.
55. Bùi Thị Hải Yến (2011), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt
Nam.
56. Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định phê duyệt quy hoạch
phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 20230 , Hà Nội.

112



×