Tải bản đầy đủ (.ppt) (50 trang)

Nội dung thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.5 KB, 50 trang )




NỘI DUNG THANH TRA HOẠT ĐỘNG
SƯ PHẠM CỦA GIÁO VIÊN
(Làm rõ thêm các nội dung quy định
theo thông tư số 43/2006/TT-BGDĐT
ngày 20/10/2006 của Bộ GD&ĐT)

A. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
I. Mục đích yêu cầu
1. Thanh tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm:
-
Đánh giá đúng trình độ chuyên môn,
-
Việc thực hiện Quy chế chuyên môn và các quy định
khác.
2. Thanh tra HĐSPGV phải đạt các yêu cầu quan trọng
sau đây:
- Đôn đốc GV giảng dạy đúng chương trình, nội dung và kế
hoạch.
-
Đánh giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của GV
-
Phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế.

II. Khái niệm TTHĐSPGV là:
- Xem xét , đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy,
giáo dục và các công tác khác của giáo viên theo quy
định của Luật giáo dục, Điều lệ nhà trường; Quy chế tổ
chức và hoạt động của các cơ sở giáo dục khác.


- Thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá, tư vấn, thúc
đẩy.

III. Trách nhiệm thanh tra HĐSPGV
1. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có thẩm quyền.
(thanh tra Sở - thanh tra Phòng GD)
2. Căn cứ vào kế hoạch thanh tra hàng năm đã được cấp có
thẩm quyền phê duyệt ( chuyên viên )
- Ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra hoạt
động sư phạm của giáo viên.( công tác viên thanh tra)
- Khi xét thấy cần thiết thủ trưởng cơ quan quản lý nhà
nước ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra
để tiến hành thanh tra đột xuất. ( cả TT sở phòng và CTV
TT)

IV. Hình thức thanh tra hoạt động sư
phạm của giáo viên:
1. Kết hợp thanh tra toàn diện nhà trường đơn vị
giáo dục;
2. Thanh tra Giáo viên đột xuất;
3.Thanh tra tập trung theo đoàn.
( không thực hiện thanh tra đơn tuyến)

V. Nội dung thanh tra
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
( theo QĐ số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3
năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nội Vụ)
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính
sách, pháp luật của Nhà nước; việc chấp hành quy
chế của ngành ….

- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh
chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong
đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn
kết; tính trung thực.

2. Kết quả công tác được giao
a) Thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của
GV:
- Thực hiện quy chế chuyên môn;
- Kiểm tra giờ lên lớp: dự giờ tối đa 3 tiết (nếu dự 2
tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3; phân tích,
đánh giá giờ dạy).
- Kết quả giảng dạy: Điểm kiểm tra hoặc kết quả
đánh giá môn học của học sinh từ đầu năm đến thời
điểm thanh tra;
b) Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao ( chủ
nhiệm, công tác phong trào, các nhiệm vụ khác)

VI. Hoạt động thanh tra
1. Kế hoạch thanh tra:
- Căn cứ vào tình hình thực tế Sở - Phòng - đơn vị xây
dựng kế hoạch thanh tra hoạt động sư phạm của giáo
viên,
- Quy định thời gian 5 năm mỗi giáo viên được thanh
tra ít nhất một lần.
-Trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền quyết
định thanh tra đột xuất.

2. Thời hạn thanh tra :
Thời hạn của cuộc thanh tra hoạt động sư

phạm của giáo viên không quá 03 ngày tính
từ ngày công bố quyết định tại cơ sở thanh
tra đến khi kết thúc thanh tra.

3. Trình tự thanh tra:
a) Công tác chuẩn bị
-
Nắm thông tin cần thiết về môi trường công
tác của GV được thanh tra như tình hình nhà
trường, CSVC, học sinh ….
-
Yếu tố của tình hình địa phương.
- Nắm thông tin về bản thận GV; như trình độ
chuyên môn, thâm niên…..
- Trao đổi với hiệu trưởng về công tác chuyên
môn..
- Nắm thông tin về nội dung thanh tra như
chương trình, kế hoạch giảng dạy, nội dung
bài , thí nghiệm, thực hành và các hoạt đông
liên quan tiết dạy.

b) Tiến hành thanh tra:
- Cán bộ thanh tra chỉ tiến hành thanh tra nội dung 2 về
kết quả công tác được giao:
+ Việc thực hiện Quy chế chuyên môn;
+ Kết quả dự giờ;
+ Kết quả giảng dạy của GV;
+ Kết quả thực hiện các nhiệm vụ khác được giao.
- Về dự giờ dạy của GV : Khi dự giờ cán bộ thanh tra sử
dụng phiếu dự giờ theo mẫu, được lưu trữ đầy đủ.

. Tiến hành kiểm tra hồ sơ chuyên môn của GV và hồ sơ
khác của nhà trường;
.tiến hành khảo sát chất lượng HS.


C.Trao đổi rút kinh nghiệm với GV :
- Chuẩn bị nội dung đánh giá:
+ Nghiên cứu kết quả kiểm tra của trường và kết
quả thanh tra các năm liền kề;
+ Phân tích thông tin thu thập được qua thanhkiểm
tra;
+ Dự kiến nội dung đánh giá.
- Chuẩn bị nội dung tư vấn;
- Chuẩn bị nội dung thúc đẩy;
( Chuẩn bị kỹ thì hiệu quả cao, mức độ thuyết phục
lớn)

- Dự kiến các vấn đề cần kiến nghị :
+ Trước hết là phương pháp trao đổi rút kinh nghiệm với
GV: Cần cân nhắc những nội dung theo thứ tự, sắp xếp
các vấn đề tư vấn theo mức độ sao cho phù hợp mức độ
tiếp thu của giáo viên;
+ Cần để GV tự nhận xét về chất lượng các bài dạy, trình
độ nghiệp vụ sư phạm, thực hiện quy chế chuyên môn,
( có tự nhận xét cán bộ thanh ta mới biết sự cầu thị ý thức
muốn học hỏi của GV ) CB TT đưa ra nhận xét, đánh giá,
ý kiến tư vấn và kiến nghị, phải thái độ nghiêm túc, tôn
trọng đối tượng thanh tra, lý lẽ cần xác thực, có tính
thuyết phục, không áp đặt. (nếu gặp phản ứng tiêu cực do
sự hiểu nhầm của đối tượng thanh tra, cần ứng xử bình

tĩnh và kiên trì khẳng định ý kiến đã nêu).

4. Kết thúc thanh tra
Hoàn thành hồ sơ thanh tra gồm biên bản thanh tra , các
phiếu dự giờ và phiếu đánh giá GV của hiệu trưởng :
- Về đánh giá: Nhận định ưu điểm, khuyết điểm về nghiệp
vụ sư phạm, chấp hành quy chế chuyên môn…
-
Kiến nghị: Những mong muốn về sự tiến bộ mà GV cần
hướng tới, đề ra các mục tiêu phấn đấu.
-
Đối với các cấp quản lý giáo dục và các cơ quan liên
quan để điều chỉnh, bổ sung các quy định quản lý chuyên
môn, chế độ, chính sách cho phù hợp.

B. NHIÊM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TRA
HĐSPGV
I. Kiểm tra:
- Là xem xét cụ thể tình hình và kết quả thực hiện nhiệm
vụ của GV, đối chiếu với những yêu cầu, tiêu chuẩn, quy
định để xác định làm đúng hay chưa đúng các nhiệm vụ
được giao.
- Kết quả kiểm tra là cơ sở quan trọng để đánh giá, tư
vấn, thúc đẩy và quyết định hiệu quả họat động thanh tra.
Cụ thể :

1. Dự giờ :
a) Là kiểm tra trình độ nghiệp vụ sư phạm:
- Xem xét mức độ nắm mục đích, yêu cầu
chương trình, nội dung, vị trí của bài giảng

trong chương trình môn học, mức độ nắm
chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Việc giáo dục thái độ, động cơ học tập cho
học sinh;
- Nắm tính hợp lý của cấu trúc bài giảng;
- Mức độ đạt được mục tiêu của bài giảng.

b) Là kiểm tra năng lực sử dụng phương pháp
giảng dạy:
- Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động tìm
kiếm, lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng,
khắc phục lối học tập thụ động của học sinh;
- Giảng dạy theo phương pháp cá biệt hoá và
cá thể hoá, tức là quan tâm đến tính đặc thù
của các nhóm đối tượng, phân loại đối
tượng học sinh để dạy cho phù hợp.

- Việc đổi mới phương pháp, cần kiểm tra việc
đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
+ Về hoạt động sư phạm của GV:
. Phương pháp dạy có phù hợp đặc điểm của
học sinh và môn học hay không? ( Phương
pháp thuyết trình, đàm thoại, trực quan, tổ
chức cho học sinh làm việc theo nhóm);
ngôn ngữ có trong sáng, dễ hiễu hay khộng?
Tác phong sư phạm như thế nào?
Bao quát lớp ra sao?
. Xác định mục tiêu và nêu vấn đề cần giải
quyết có rõ ràng hay không?
.Phương pháp trình bày bảng, trình bày thí

nghiệm? Cách sử dụng đồ dùng dạy học có
đạt hiệu quả sư phạm hay không?

. Việc phân bố và sử dụng thời gian hợp lý
không? (tận dụng thời gian cho HS tự làm
việc, phân bố cân đối giữa các phần của bài,
giữa học lý thuyết với luyện tập, thực hành…
).
+ Về cách tổ chức hoạt động của học sinh :
. Biện pháp thúc đẩy học sinh động não,
quan tâm đến các nhóm trình độ (giỏi, khá,
trung bình,yếu để có phương án thích hợp).
. Nghệ thuật nêu vấn đề để cuốn hút học
sinh chú ý theo dõi bài học; cách hướng dẫn,
cách thiết kế hệ thống câu hỏi. (theo dõi xem
GV có nêu câu hỏi quá khó, quá dễ hoặc
vụn vặt hay không?).

. Có rèn luyện cho HS phương pháp học tập
hay không?
. Có tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm hay
không?
. Có khai thác lỗi của HS để rèn phương pháp
tư duy hay không?
. GV điều khiển lớp học như thế nào? Nghệ
thuật thu hút sự chú ý của HS ra sao ?
. GV có làm chủ các tình huống hay không?
. GV có đánh giá chính xác, khách quan kết
quả học tập của HS hay không?
. GV có hướng dẫn chu đáo cho HS học tập ở

nhà hay không?
. GV có chủ động trên lớp học; đóng vai trò
chủ đạo tổ chức cho HS chủ động học tập
trên lớp hay không?

×