Giải pháp thực hiện công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo
viênở trường Mẫu giáo Phước Ninh năm học 2012 – 2013
1.Vấn đề đặt ra:
Giáo dục mầm non có vai trò quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ
sở ban đầu củanhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam
và chuẩn bị những tiền đề cân thiếtcho trẻ vào trường phổ thông.
Vai trò này đ ược thể hiện và phát huy bằng chính các hoạt
động sư phạm của người giáo viên Mầm non – chủ thể trực tiếp
của quá trình chăm sócgiáo dục trẻ. Vì vậy có thể nói chất lượng
giáo dục mầm non do đội ngũ giáo viên mầmnon quyết định. Trong
công tác quản lý trường học, thì việc kiểm tra nội bộ trường học nói
chung và kiểm tra các hoạt động sư phạm nói riêng có vị trí rất quan
trọng. Kiểm tra vừa làxem xét kết quả của một quá trình hoạt
động, vừa là chuẩn bị các điều kiện cần thiết chochu trình quản lý,
chỉ đạo tiếp theo. Trường Mẫu giáo Phước Ninh có đội ngũ giáo viên đa
số còn rất trẻ. Một số giáo viên mới ra trường, nên về kinh nghiệm
công tác, cũng như taynghề còn hạn chế. Dù vậy, nhưng tập thể sư
phạm nhà trường đã xác định nhiệm vụ trọng tâm trong năm là tiếp
tục nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, góp phần thực
hiện các nhiệm vụ, hoàn thành mục tiêu theo kế hoạch năm học của nhà
trường.Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm tra hoạt
động sư phạm của giáo viên trong trườnghọc. Mặt khác, tôi cũng muốn
tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý của
mình ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đáp ứng được yêu cầu tiếp
tục đổi mới quản lý vànâng cao chất lượng giáo dục hiện nay .
Tôi chọn đề tài “Giải pháp thực hiện công táckiểm tra hoạt động
sư phạm của giáo viên ở trường Mẫu giáo Phước Ninh năm học
2012 - 2013” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
2.1 Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực tế ở trường Mẫu giáo Phước
Ninh về việcthực hiện các hoạt động sư phạm của giáo viên các lớp. Qua
đó đề xuất các biện pháp nângcao hơn hiệu quả công tác giáo dục trẻ
trong năm học 2012 – 2013.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Giải pháp thực hiện công tác kiểm tra.
- Lĩnh vực hoạt động: các hoạt động sư phạm của giáo viên.
3. Giải pháp hoặc tính mới, tính sáng tạo của đề tài
3.2.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra trong hội đồng sư
phạm trườngngay từ đầu năm học
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, trong đó có kế hoạch kiểm tra hoạt
động sư phạm củagiáo viên, là một trong những phần quan trọng
trong việc xây dựng kế hoạch năm học củanhà trường. Kế hoạch gồm
các phần năm, tháng, tuần.
- Khi xây dựng kế hoạch năm, tôi nêu tổng quát các mảng công
việc về hoạt động sưphạm giáo viên để kiểm tra. Đối với kế hoạch
tháng, tôi rải đều các mặt công tác ở cáctháng, phối hợp với kế
hoạch chuyên môn của Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và
kế hoạch của các tổ chu y ên môn.để sắp xếp lịch kiểm tra phù
hợp. Nội dung kế hoạch
tháng dựa vào các đầu việc của kế hoạch kiểm tra cả năm nhưng
chi tiết hơn. Trong kế
hoạch tuần nội dung được ghi cụ thể. Đối tượng được kiểm tra,
thành phần tham gia lực
lượng kiểm tra. Nội dung chi tiết công việc sẽ kiểm tra. Thời gian kiểm
tra, thời gian hoàn
thành.
- Kế hoạch kiểm tra trong năm được thông qua trong cuôc họp hội
đồng sư phạm đầu
năm học sau đó được niêm yết công khai ở phòng hội dồng trong suốt
năm học. Đối với kế
hoạch tháng, tuần tôi thường xuyên điều chỉnh về thời gian cho phù
hợp với tình tình thực
tế tai đơn vị.
3.2.2 Nâng cao nhận thức của bản thân và của giáo viên trong
việc thực hiện
quy chế chuyên môn, nội quy của đơn vị và việc thực hiện phương
pháp dạy học tích
cực cho giáo viên
Nhằm không ngừng nâng cao nhận thức của bản thân về mọi mặt, trong
đó có lý luận
về kiểm tra nội bộ trường học tôi thường nghiên cứu các tài liệu
hướng dẫn thực hiện công
tác kiểm tra, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn quản lý với Hiệu trưởng các
trường bạn.
Để giáo viên trường luôn tự tin khi được thanh tra, ngay từ đầu
năm học tôi đã tổ
chức cho cán bộ, giáo viên trường nghiên cứu các yêu cầu thuộc 3 lĩnh
vực của chuẩn nghề
nghiệp giáo viên Mầm non
8
Để tay nghề giáo viên dược vững vàng hơn tôi còn tổ chức bồi
dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ sư phạm, việc dạy học tích cực cho đội ngũ giáo viên bằng
cách kết hợp với Phó
Hiệu trưởng tổ chức các buổi sinh hoạt chu y ên môn để chỉ đạo,
triển khai việc thực hiện
chương trình giáo dục mầm non mới, tôi luôn lưu ý cung cấp đầy đủ tài
liệu, sách, báo giáo
dục Mầm non cho giáo viên tham khảo.
Đối với giáo viên mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm
trong tổ chức các hoạt
động, tôi phân công tổ trưởng dự giờ rút kinh nghiệm thường
xuyên hàng tuần. Việc rút
kinh nghiệm này được thực hiện một cách nhẹ nhàng, khen ngợi
kịp thời những sáng tạo
trong tổ chức các hoạt động để giáo viên thêm tự tin trong giảng
dạy. Sau đó, tôi tăng
cường việc kiểm tra để nhắc nhở kịp thời.
3.2.3 Xây dựng lực lượng kiểm tra đủ khả năng tham mưu, cùng
phối hợp thực
hiện
a. Xây dựng lực lượng kiểm tra
Lực lượng kiểm tra có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu
quả trong công tác
kiểm tra. Để xây dựng lực lượng kiểm tra tôi đã lựa chọn và tập
hợp những lực lượng cốt
cán của nhà trường như Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổ
trưởng, tổ phó của 2 tổ
chuyên môn, giáo viên giỏi.
Phân công cụ thể rõ ràng về phần việc, xác định rõ trách nhiệm
và quyền hạn của
từng người cụ thể.
- Ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng tổ chuyên môn kiểm tra toàn diện
giáo viên.
Trong quá trình kiểm tra, tôi quy định cho lực lượng kiểm tra
phải có hồ sơ sở sách
theo dõi đầy đủ, có ký xác nhận của người được kiểm tra. Khi vi phạm
phải lập biên bản và
đề ra thời gian hoàn thành những mặt còn hạn chế một cách cụ
thể. Sau đó, phải kiểm tra
mức độ hoàn thành một cách nghiêm túc.
Trong việc xây dựng lực lượng kiểm tra tôi luôn thường áp dụng cơ chế
kiểm tra trực
tiếp để kiểm tra hoạt động sư phạm của từng giáo viên. Đối với
công tác trang trí lớp, tôi
để các tổ trưởng chu y ên môn tự kiểm tra việc thực hiện của
giáo viên trong tổ mình theo
từng chủ đề. Ban giám hiệu sẽ kiểm tra công tác tự kiểm tra đó bằng cách
kiểm tra xác xuất
để thừa nhận hoặc bác bỏ kết quả tự kiểm tra của tổ chuyên môn.
Cách làm này giúp tăng
thêm quyền hạn và trách nhiệm cho tổ chuyên môn. Tạo điều kiện
chuyển hóa từ kiểm tra
bên ngoài vào tự kiểm tra bên trong, tiết kiệm thời gian, tăng ý
thức hoàn thành nhiệm vụ
của giáo viên phù hợp với xu hướng đổi mới trong kiểm tra ngày na y.
Khi xây dựng lực lượng kiểm tra trong trường tôi đã xâ y dựng
lực lượng theo ba
tuyến:
- Tuyến trường do ban kiểm tra tr ường chịu trách nhiệm kiểm tra.
- Tuyến tổ do tổ chu y ên môn chịu trách nhiệm kiểm tra
- Tuyến cá nhân: do cá nhân tự kiểm tra đánh giá.
b. Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra
Để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra, tôi thường tổ chức cho
lực lượng kiểm
tra của trường học tập các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ thanh,
kiểm tra. Xây dựng chế
độ kiểm tra hợp lý, quy định rõ thể thức làm việc, nhiệm vụ kiểm tra cụ
thể, thời gian kiểm
tra, quy trình tiến hành, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần,
quyền lợi cho mỗi thành viên
trong ban kiểm tra trường.
c. Xây dựng chuẩn đánh giá xếp loại hoạt động sư phạm của giáo viên
Để dễ dàng khi thực hiện công việc kiểm tra. Tôi kết hợp với phó hiệu
trưởng chuyên
môn xây dựng chuẩn đánh giá xếp loại để người kiểm tra dựa vào đó mà
so sánh, đo lường,
đánh giá mức độ đạt được của người được kiểm tra. Chuẩn vừa là
công cụ để tôi đánh giá
trình độ chuy ên môn, nghiệp vụ, năng lực tổ chức hoạt động học đối
với học sinh của giáo
9
viên vừa có ý nghĩa định hướng để giáo viên tự kiểm tra, phấn
đấu nâng cao chất lượng
giảng dạy của mình.
Cơ sở để xây dựng chuẩn đánh giá xếp loại hoạt động sư phạm
của giáo viên là các
văn bản pháp luât, pháp qu y , hướng dẫn chế độ chính sách có liên quan
như: Quyết định số
02/2008/QĐ-BGDĐT ngày 22 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo
về qu y định Chuẩn nghè nhiệp giáo viên mầm non, Điều lệ trường
mầm non, Thông tư số
43/2006/ TT-BGDĐT ngày 20/10/2006 hướng dẫn thanh tra toàn
diện nhà trường cơ sở
giáo dục và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo,…
3.2.4 Tổ chức kiểm tra theo hướng chủ động, chất lượng thiết
thực công khai,
công bằng
3.2.4.1 Các yêu cầu và nguyên tắc khi tổ chức kiểm tra
Khi tổ chức kiểm tra phải đảm bảo các nguyên tắc: ngu y ên tắc
pháp lý, nguyên tắc
giáo dục, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc chủ động.
3.2.4.2 Nội dung kiểm tra
Tổ chức kiểm tra các hoạt động sư phạm của giáo viên: Đối với việc
kiểm tra toàn
diện giáo viên tôi cơ cấu thành phần tham gia kiểm tra gồm Ban
giám hiệu + tổ trưởng
chuyên môn. Tiêu chí đánh giá xếp loại dựa vào các nội dung sau:
a. Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
b. Trình độ nghiệp vụ: thông qua kiểm tra giờ tổ chức hoạt động
trên lớp người
kiểm tra sẽ đánh giá được mức độ giáo viên đó nắm được kiến
thức, kỹ năng, thái độ cần
xây dựng cho học sinh đến đâu. Mức độ này thể hiện qua việc
xây dựng kế hoạch hoạt
động, trình độ vận dụng phương pháp sáng tạo và tích hợp trên
giờ hoạt động ở lớp theo
từng lĩnh vực, phù hợp với chủ đề, với trẻ.
c. Việc thực hiện quy ché chuyên môn: Thể hiện qua các mặt sau:
- Thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Việc lập kế
hoạch giảng dạy , giáo
dục.
- Thực hiện các y êu cầu về soạn giảng theo quy định, đảm bảo
mục tiêu theo từng
lĩnh vực, phù hợp với chủ đề.
- Việc chăm sóc trẻ theo quy định. Việc thực hiện phong trào thi
đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc tổ chức các hoạt
động đón trẻ, trò chuyện,
hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều.
d. Kết quả giảng dạy, giáo dục: Thông qua việc khảo sát chất
lượng trực tiếp trên
trẻ người kiểm tra sẽ đánh giá được chất lượng việc giảng dạy,
giáo dục của giáo viên và
sự chủ động tham gia của trẻ vào hoạt động do cô thiết kế.
e. Các công tác khác
- Kiểm tra việc thực hiện thời gian biểu hàng ngày, kiểm tra đánh
giá trẻ theo quy
định của từng khối lớp.
- Kiểm tra việc trang trí trong và ngoài lớp, việc tạo môi trường học
tập cho trẻ, thực
hiện công tác tuyên truyền, vệ sinh lớp, việc giáo dục trẻ vệ sinh hàng
ngày, việc lồng ghép
các chuyên đề.
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ khác được giao, thực hiện
công tác chủ nhiệm,
công tác kiêm nhiệm khác, việc tham gia các cuộc vận động, các phong
trào.
- Kiểm tra việc thực hiện chuyên đề: Sau các đợt mở chu y ên đề,
tôi kết hợp với Phó
Hiệu trưởng chuyên môn tổ chức kiểm tra đột xuất việc thực hiện
chu y ên đề của giáo
viên,…Qua đó đánh giá việc thực hiện để rút kinh nghiệm và bổ
sung cho phương pháp
giảng dạy của giáo viên
- Kiểm tra việc tham gia hội thi các cấp:
10
+ Đối với hội thi Bé khỏe bé ngoan vòng trường qua kiểm tra sẽ chấn
chỉnh được
khâu ôn thi cho trẻ tránh nhồi nhét để chạy theo thành tích. Không
làm sai lệch kết quả thi
của trẻ để đạt chỉ tiêu thi đua.
+ Đối với các hội thi làm đồ dùng dạy học các cấp thì kiểm tra
việc sử dụng thời
gian làm đồ dùng dự thi của giáo viên, tránh cắt xén giờ hoạt động của
trẻ.
3.2.4.3 Lưu hồ sơ kiểm tra:
Trong hồ sơ thanh tra tôi luôn đảm bảo đủ các yêu cầu của nội
dung kiểm tra như
sau:
+ Tính chính xác, khách quan.
+ Tính toàn diện.
+ Tính nhân văn.
Hồ sơ được lưu giữ giữa các năm. Hồ sơ được lưu giữ tốt sẽ là
nguồn cung cấp các
thông tin chính xác để đánh giá tay nghề giáo viên, đánh giá theo
chuẩn nghề nghiệp cuối
năm học.
4. Hiệu quả đem lại
- Việc kiểm tra được thực hiện thường xuyên. Các kết quả hoàn
toàn mang tính sát
thực không có tình trạng sao chép từ sổ này đến sổ khác.
- Đảm bảo chỉ tiêu kiểm tra trong năm học. số lần kiểm tra đúng
theo thời gian quy
định tăng nhiều hơn năm học trước.
- Về tổ chuyên môn: Việc sinh hoạt tổ đã thật sự chú trọng đến việc
tìm ra biện pháp
nâng cao chất lượng. Nề nếp, nội dung sinh hoạt, hồ sơ sổ sách của
2 tổ chuy ên môn luôn
đảm bảo theo quy định:
- Về giáo viên:
+ Giảm hẳn biểu hiện đối phó trong thực hiện các hoạt động khi
được thanh tra.
Đa số giáo viên thực hiện tốt Việc đổi mới phương pháp trong tổ chức
hoạt động học.
+ Hồ sơ sổ sách đầy đủ về nội dung, mang tính đặc trưng của
từng khối lớp. Qua
thực tế quan sát, đánh giá tôi có được kết quả cụ thể như sau:
Kết quả
Số giáo viên
thực hiện tốt quy
chế chuyên môn
Số bộ hồ sơ sổ
sách được xếp
loại khá trở lên
Số giáo viên
được xếp loại tay
nghề từ khá trở
lên
Số lớp thực hiện
tốt việc tạo môi
trường học tập
theo chủ đề
Thời gian
Số giáo
viên
đạt/tổng
số giáo
viên
TL
Số bộ
đạt/tổng
số bộ hồ
sơ
TL
Số giáo
viên
đạt/tổng
số giáo
viên
TL
Số lớp
đạt/tổn
g số lớp
TL
Năm học
2011- 2012
7/10 70% 6/10 60 % 7/10 70% 5/8 62,5%
Sau khi áp
dụng đề tài 11/12
91,66
%
10/12
83,33
%
11/12
91,66
%
9/9 100%
5. Khả năng và áp dụng cho đến thời điểm hiện tại
5.1 Về tính mới và tính sáng tạo
Để đảm bảo việc thực hiện được thường xu y ên và rộng khắp trong
trường mầm non
thì cần phải xây dựng được một lực lượng kiểm tra có uy tín
trong tập thể, có nghiệp vụ
11
chuyên môn và đạo đức trong nghề nghiệp. Cùng với việc thực hiện
công tác kiểm tra một
cách đồng bộ và thường xu y ên, công tác nâng cao ý thức trách
nhiệm của từng thành viên
trong trường là điều kiện giúp cho việc kiểm tra được nhẹ nhàng hơn, ít
có vi phạm. nếu có
chỉ là những vi phạm nhỏ do sơ suất. Khi giao việc cho cấp dưới
cần chú ý không được
khoán trắng. Hàng tuần Hiệu trưởng cần phải nắm được các kết quả
kiểm tra, nắm được ý
kiến phản hồi từ phía giáo viên. Tạo bầu không khí đoàn kết, cởi
mở, chân tình trong tập
thể.
Khi giáo viên thường xuyên thực hiện tốt các hoạt động sư phạm của
mình thì ý thức
hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên được hình thành 1 cách tự nhiên
không gượng ép. Việc
phân công đúng người đúng việc và luôn tạo điều kiện tốt cho mạng lưới
kiểm tra. Khi biết
khai thác và tận dụng mọi khả năng sáng tạo của các thành viên
trong lực lượng kiểm tra
đã giúp cho lực lượng kiểm tra chủ động được thời gian hơn,
không bị ảnh hưởng nhiều
đến công tác chuyên môn.
5.2 Hiệu quả xã hội: Với việc thực hiện tốt công tác kiểm tra hoạt động
sư phạm của
giáo viên, công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở trường Mẫu giáo Phước
Ninh ngày càng được
địa phương quan tâm hơn, đem lại sự thay đổi rõ nét trong việc
nâng cao chất lượng giáo
dục Mầm non, vốn từ lâu đã thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội.
5.3 Về triển vọng áp dụng và triển khai: Đề tài hiện tại được
phổ biến và đạt hiệu
quả cao tại trường Mẫu giáo Phước Ninh. Đề tài có thể nhân rộng cho
các đơn vị bạn cùng
áp dụng và hi vọng những giải pháp mà đề tài đưa ra cũng sẽ mang
lại hiệu quả cao trong
việc thực hiện tác kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên trong trường
Mầm non