Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

bài thu hoạch tiềm năng kinh tế biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.29 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP. HÀ NỘI
LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ K21B-21
***

BÀI THU HOẠCH
NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
BIỂN TẠI NGHỆ AN

Người thực hiện: Vũ Quang Tiến
Đơn vị công tác: HTX NN Phú Tiến

Tháng 9 năm 2022


MỤC LỤC
Trang bìa
Phụ bìa
Mục lục
Nợi dung

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Sự cần thiết của phát triển kinh tế biển tại Nghệ An.

1



2. Mục tiêu nghiên cứu.

2

3. Đối tượng nghiên cứu.

2

4. Phạm vi nghiên cứu.

2

5. Phương pháp nghiên cứu.

3

PHẦN NỘI DUNG

4

1. Cơ sở lý luận.

4

1.1. Khái niệm kinh tế.

4

1.2. Khái niệm phát triển kinh tế.


4

2. Thực trạng tiềm năng phát triển kinh tế biển Nghệ An.

4

2.1. Đặc điểm tình hình Tỉnh Nghệ An

4

2.2. Thực trạng tiềm năng phát triển kinh tế biển Nghệ An.

5

2.2.1. Những kết quả đạt được.

6

2.2.2. Những hạn chế.

7

2.2.3. Những nguyên nhân

7

2.3. Kiến nghị và Giải pháp.

8


KẾT LUẬN

10



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của của phát triển kinh tế biển tại Nghệ An:
Nghệ An có những lợi thế vô cùng to lớn để phát triển một nền kinh tế
biển mạnh. Bờ biển Nghệ An có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như bãi tắm Cửa
Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, Quỳnh Bảng, Quỳnh Phương..., nước sạch, sóng
khơng lớn, độ sâu thoải, độ mặn thích hợp, ở vị trí thuận lợi về giao thông, tài
nguyên biển phong phú đã, đang và sẽ mang lại cho Tỉnh Nghệ An một vị thế
vững chắc trong các lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch, cơng nghiệp cơ khí và
chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng an ninh vùng biển.
Với bờ biển dài 82 km và diện tích vùng biển 4.230 hải lý vng, dọc bờ
biển có 6 cửa lạch (lạch Cờn, lạch Quèn, lạch Thơi, lạch Vạn, Cửa Lò, Cửa Hội)
với độ sâu từ 1 đến 3,5 m thuận lợi cho tàu thuyền có trọng tải 50 - 1.000 tấn ra
vàoTừ độ sâu 40 m trở vào là vùng có đáy tương đối bằng phẳng, vùng phía
ngồi có nhiều đá ngầm và chướng ngại vật, cồn cát, nơi tập trung nhiều bãi cá
có giá trị kinh tế cao.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu hải sản, trữ lượng hải sản các loại
Nghệ An khoảng 80.000 tấn, khả năng khai thác cho phép khoảng 35-37 nghìn
tấn/năm.
Trữ lượng cá ở vùng có độ sâu trên 30m trở ra chiếm 60%; cá nổi chiếm
30%, cá đáy chiếm 70%, lượng cá nổi có khả năng khai thác dễ hơn. Cá biển ở
Nghệ An có tới 267 lồi trong 91 họ, tập trung nhiều vào các lồi như cá trích
30-39%, cá nục 15-20%, cá cơm 10 - 15%.
Tơm biển có 08 lồi sống tập trung ở vùng nước nơng 30m trở vào; tôm

he khả năng khai thác lớn, chiếm 30% tổng số tơm. Có hai bãi tơm chính: bãi
Lạch Qn diện tích 305 hải lý vng, trữ lượng 250 - 300 tấn, khả năng khai
thác 50%; bãi Diễn Châu diện tích 425 hải lý vng, trữ lượng 360 - 380 tấn,
khả năng khai thác 50%.
Dọc bờ biển Nghệ An có 3.500 ha nước lợ sử dụng cho việc nuôi trồng
thuỷ sản và sản xuất muối. Hiện (năm 2009), trong toàn tỉnh có khoảng 3.000 ha
mặt nước mặn, lợ chun ni trồng thủy sản (nuôi tôm, cua xuất khẩu).
Với bờ biển dài và nhiều cửa lạch, Nghệ An có nhiều tiềm năng phát triển
vận tải biển, trong đó cảng hàng hố Cửa Lò và cảng cá Cửa Hội. Cảng Cửa Lò
(hiện tại tàu loại 10.000 tấn ra vào thuận lợi, sẽ tiếp tục được nâng cấp; khu vực
1


kho bãi rộng khoảng 13.000 m2) đã được nhà nước quyết định đầu tư nâng cấp,
mở rộng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Bắc Trung
Bộ trong tương lai.
Những lợi thế rõ ràng như vậy nên trong “Chiến lược biển Việt Nam”
xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học – công
nghệ, tăng cường củng cố quốc phịng, an ninh. Tuy nhiên, q trình phát triển
kinh tế biển ở Nghệ An bên cạnh những tiềm năng, kết quả đạt được thì vẫn tồn
tại khá nhiều điểm bất cập, thách thức địi hỏi chính quyền Tỉnh cũng như mỗi
thành phần trong xã hội phải có quan điểm, tầm nhìn mang tính chiến lược nhằm
phát huy lợi thế và khắc phục những hạn chế. Trong báo cáo này tơi muốn trình
bày về “Tiềm năng phát triển kinh tế biển tại Nghệ An”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học –
công nghệ, tăng cường củng cố quốc phịng, an ninh; có chính sách hấp dẫn
nhằm thu hút mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế biển; phấn đấu đến năm
2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP và 55 –
60% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống
nhân dân vùng biển và ven biển; có thu nhập bình quân đầu người cao gấp hai
lần so với thu nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số
thương cảng quốc tế có tầm cỡ khu vực, hình thành một số tập đồn kinh tế
mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ven biển; xây dựng cơ quan quản lý
tổng hợp và thống nhất về biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế
trong các lĩnh vực về biển.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Vấn đề làm thế nào để khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có để phát
triển kinh tế biển Nghệ An đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của Tỉnh, các nhà
quản lý. Do đó, tơi quyết định chọn đề tài: “Tiềm năng phát triển kinh tế biển tại
Nghệ An ”
4. Phạm vi nghiên cứu.
Nghệ An có những lợi thế vô cùng to lớn để phát triển một nền kinh tế
biển mạnh. Với những bãi biển đẹp, nước sạch, sóng khơng lớn, độ sâu thoải, độ
mặn thích hợp, tài nguyên biển phong phú đã, đang và sẽ mang lại cho Tỉnh
2


Nghệ An một vị thế vững chắc trong các lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch,
cơng nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng
an ninh vùng biển.
Về thời gian nghiên cứu: từ ngày 17/9/2022 đến ngày 19/9/2022.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu thực tế từ ngày 17/9/2022 đến ngày 19/9/2022 tại tỉnh Nghệ
An. cập nhật những báo cáo của Tỉnh kết hợp với trải nghiệm thực tiễn, từ đó
đánh giá, lựa trọn đề tài “Tiềm năng phát triển kinh tế biển tại Nghệ An ”.

3



NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
1.1. Khái niệm kinh tế.
Trong xã hội hiện nay, khái niệm kinh tế vẫn chưa có một cách nhìn thống
nhất, hay là một chuẩn mực nhất định. Có thể hiểu một cách cơ bản rằng, kinh tế
là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người
trong một xã hội với một nguồn lực có hạn.
Khái niệm kinh tế đề cập đến các hoạt động của con người có liên quan
đến sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ. Nói cách khác,
kinh tế có nghĩa là: “Dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có và hạn hẹp,con người và
xã hội lồi người tìm cách trả lời 3 câu hỏi: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế
nào? Sản xuất cho ai?”
1.2. Khái niệm phát triển kinh tế.
Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự hoàn thiện cơ
cấu, thể chế kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống và bảo đảm công bằng xã
hội.
2. Thực trạng của tiềm năng phát triển kinh tế biển Nghệ An.
Nghệ An có 82 km bờ biển và có 5 đơn vị hành chính cấp huyện, 29 xã,
phường, thị trấn có biển với nhiều cảng biển.
Thực hiện Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa XII), về chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam
đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày
5/3/2020 của Chính phủ, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Tuy nhiên, phát triển kinh tế biển của tỉnh so với điều kiện, tiềm năng còn
nhiều hạn chế, chưa tương xứng.
2.1.


Đặc điểm tình hình Tỉnh Nghệ An.

Nghệ An nằm ở vĩ độ 180 33' đến 200 01' vĩ độ Bắc, kinh độ 1030 52' đến
1050 48' kinh độ Đông, ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ.
4


Nghệ An là tỉnh nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung bộ, giáp tỉnh Thanh
Hóa ở phía Bắc, tỉnh Hà Tĩnh ở phía Nam, nước Cộng hịa dân chủ nhân dân
Lào ở phía Tây với 419 km đường biên giới trên bộ; bờ biển ở phía Đơng dài 82
km. Vị trí này tạo cho Nghệ An có vai trị quan trọng trong mối giao lưu kinh tế
- xã hội Bắc - Nam, xây dựng và phát triển kinh tế biển, kinh tế đối ngoại và mở
rộng hợp tác quốc tế.
Nghệ An nằm trên các tuyến đường quốc lộ Bắc - Nam (tuyến quốc lộ 1A
dài 91 km đi qua các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Hưng Nguyên và
Tỉnh Vinh, đường Hồ Chí Minh chạy song song với quốc lộ 1A dài 132 km đi
qua các huyện Quỳnh Lưu, Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương và thị
xã Thái Hồ, quốc lộ 15 ở phía Tây dài 149 km chạy xuyên suốt tỉnh); các tuyến
quốc lộ chạy từ phía Đơng lên phía Tây, nối với nước bạn Lào thông qua các
cửa khẩu (quốc lộ 7 dài 225 km, quốc lộ 46 dài 90 km, quốc lộ 48 dài trên 160
km). Tỉnh có tuyến đường sắt Bắc - Nam dài 94 km chạy qua.
Nghệ An nằm trong hành lang kinh tế Đông - Tây nối liền My-an-ma Thái Lan - Lào - Việt Nam - Biển Đông theo đường 7 đến cảng Cửa Lò. Nằm
trên các tuyến du lịch quốc gia và quốc tế (tuyến du lịch xuyên Việt; tuyến du
lịch Vinh - Cánh đồng Chum - Luang-pra-bang - Viêng Chăn - Băng Cốc và
ngược lại qua đường 7 và đường 8).
Với vị trí như vậy, Nghệ An đóng vai trò quan trọng trong giao lưu kinh
tế, thương mại, du lịch, vận chuyển hàng hoá với cả nước và các nước khác
trong khu vực, nhất là các nước Lào, Thái Lan và Trung Quốc, là điều kiện
thuận lợi để kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
2.2.


Thực trạng tiềm năng phát triển kinh tế biển ở Nghệ An

Nghệ An có bờ biển dài 82 km, với các địa phương ven biển là huyện
Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, TX Cửa Lị và TX Hồng Mai. Vùng biển
Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, trên
tuyến trục bắc nam và đông tây của miền Trung. Kinh tế biển của tỉnh phát triển
chủ yếu trên lĩnh vực nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản; du lịch; dịch vụ
cảng… Những năm gần đây, kinh tế biển ngày càng khẳng định vai trò, vị thế
trong cơ cấu kinh tế chung, đóng góp khoảng 50% GRDP của tỉnh; trong đó, giá
trị tăng thêm bình quân đầu người vùng biển và ven biển cao gấp 1,27 lần so với
bình qn tồn tỉnh. Nhiều khu du lịch lớn ở các địa phương ven biển (như du
lịch biển Cửa Lò, Diễn Thành, biển Quỳnh, Bãi Lữ, Vinpearl Cửa Hội), các
cảng nước sâu Cửa Lò, cảng xăng dầu DKC, cảng Vissai Nghi Thiết cũng được
5


xây dựng, đưa vào sử dụng... Công tác quy hoạch, thu hút đầu tư, kết cấu hạ
tầng ngày càng được đầu tư hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu liên kết vùng và giao
thông cho các địa phương ven biển của tỉnh.
Tuy nhiên, so với tiềm năng và lợi thế, cho đến nay, Nghệ An vẫn chưa
tạo bứt phá vượt trội từ kinh tế biển. Điều đó có thể điểm qua với các lĩnh vực
trong cơ cấu kinh tế biển như: Du lịch hiệu quả khai thác chưa cao, các khu du
lịch biển vẫn chưa nổi bật trên bản đồ du lịch toàn quốc, nhất là trong so sánh
với các tỉnh, thành ven biển của cả nước; khai thác thủy hải sản cơng nghệ vẫn
cịn lạc hậu, tỉ lệ tàu nhỏ vẫn chiếm đa số, dịch vụ cảng còn chưa đồng bộ…
Trên thực tế, nhiều năm qua, vấn đề bảo vệ môi trường biển đang đặt ra nhiều
thách thức với các cấp chính quyền, địa phương ven biển. Trong khi đó, việc
Châu Âu chưa gỡ thẻ vàng đối với ngành chăn ni, thủy hải sản Nghệ An nói
riêng và cả nước nói chung là một bài học đắt giá với các cấp quản lý và chính

người dân. Xác định rõ những khó khăn, tồn tại đó, Nghệ An đang đẩy mạnh
chuyển đổi tái cơ cấu kinh tế biển, gia tăng hàm lượng khoa học công nghệ
trong tất cả các lĩnh vực sản xuất. Đến nay, kinh tế biển đang dần chuyển dịch
đúng hướng, trở thành động lực phát triển kinh tế của toàn tỉnh.
2.2.1. Những kết quả đạt được
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) khá cao, bình quân
giai đoạn 2016 - 2020 đạt 7,20% (do ảnh hưởng của đại dịch covid-19, năm
2020 chỉ đạt 4,45%). GRDP bình quân đầu người đến cuối năm 2020 đạt 43,15
triệu đồng, tăng 1,42 lần so với năm 2016.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp từ
25,72% xuống cịn 25,14 %, cơng nghiệp - xây dựng từ 27,23% tăng lên
30,83%; dịch vụ đạt 47,05% năm 2016 thì đến năm 2020 đạt 44,03%. Tính
chung cơng nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng từ 74,28% lên thành 74,86%Thu
ngân sách hàng năm đều đạt và vượt dự toán được giao.
Chi ngân sách cơ bản đáp ứng các yêu cầu. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội
giai đoạn 2016-2020 đạt hơn 314.000 tỷ đồng, tăng hơn 1,7 lần so với giai đoạn
2011-2015. Cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng vốn
khu vực ngoài nhà nước. Tỷ trọng vốn khu vực nhà nước từ 33,55% giảm xuống
còn 21,2% năm 2019, tỷ trọng vốn khu vực ngoài nhà nước từ 66,45% năm
2015 tăng lên 78,8% năm 2020.Đến nay tỉnh đã thu hút được hơn 740 dự án, với
tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 107.000 tỷ đồng. Với dòng vốn FDI, lũy kế đến
nay, Nghệ An đã có 102 dự án FDI cịn hiệu lực, với số tổng số vốn đầu tư hơn
6


1.449,52 triệu USD, trong đó, có một số tập đồn lớn đến từ Hồng Kông, Đài
Loan, tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế tạo, điện tử với những thương hiệu
lớn như Luxshare - ICT, Goertek, Everwin, Ju Teng.
Trong xu thế dịch chuyển dịng vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam,
Nghệ An được đánh giá là địa phương có nhiều tiềm năng, hấp dẫn với các lợi

thế có sẵn như diện tích tự nhiên lớn, nhân lực có tay nghề dồi dào; hạ tầng giao
thông kết nối đồng bộ có cả đường bộ, đường sắt, hàng khơng, đường biển và
đường thuỷ nội địa.
2.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thời gian qua, việc phát triển kinh tế
biển theo Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã, đang đặt ra khơng ít khó
khăn, thách thức. Cùng với hạn chế về nhận thức của các cấp, ngành, địa
phương ven biển đối với vai trị, vị trí của biển, quy mơ kinh tế biển cịn nhỏ bé,
chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề còn bất cập; việc đầu tư xây
dựng các khu kinh tế ven biển còn tràn lan, thiếu trọng tâm, trọng điểm. Trong
khi đó, tình hình khai thác, sử dụng hải đảo chưa hiệu quả, thiếu bền vững (do
thiếu hoặc không tuân thủ quy hoạch), làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn lợi ích
trong sử dụng đa ngành ở vùng ven biển và hải đảo. Theo đó, phương thức khai
thác biển chủ yếu vẫn dưới hình thức sản xuất và đầu tư nhỏ, sử dụng công nghệ
lạc hậu, mới khai thác tài nguyên ở dạng thô, theo số lượng. Các giá trị chức
năng, phi vật chất và có khả năng tái tạo trong hệ thống tài nguyên biển, như:
không gian biển, các hệ sinh thái, khu văn hóa lịch sử, dự trữ sinh quyển ven
biển,… ít được chú trọng. Điều đó khơng chỉ tác động làm cạn kiệt tài nguyên,
mà môi trường biển cũng bị biến đổi theo chiều hướng xấu; thậm chí, một số
khu vực biển ven bờ bị ô nhiễm, hiện tượng thủy triều đỏ xuất hiện ngày càng
nhiều, với quy mô tương đối lớn, v.v.
2.2.3. Những nguyên nhân
Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy, hải sản nước ta đã, đang có
chiều hướng giảm dần cả về trữ lượng, sản lượng và kích thước cá đánh bắt.
Hiện đã có khoảng 100 lồi hải sản có mức độ nguy cấp khác nhau và trên 100
loài đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển gần bờ
bị khai thác quá mức, hiệu suất khai thác giảm rõ rệt theo từng năm.
Cùng với đó, cơ sở hạ tầng các vùng biển, ven biển, nhất là hệ thống cảng
biển, đường giao thơng cịn yếu kém, manh mún, lạc hậu, chưa tạo thế liên kết
7



các Tỉnh, khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển thành một hệ thống kinh tế biển
liên hoàn. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển; đào tạo
nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai
biển, các trung tâm tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn,… ở ven biển cịn ít về số lượng,
nhỏ về quy mơ và trang, thiết bị hết sức thô sơ.
2.3. Kiến nghị và giải pháp
Một là, trên cơ sở tiềm năng, lợi thế của Tỉnh ven biển, tập trung phát
triển hệ thống cảng biển ở Nghệ An.
Nghệ An cần tận dụng tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
để phát triển toàn diện hệ thống cảng biển cả về quy mô, chất lượng, đi thẳng
vào hiện đại, hội nhập với các nước tiên tiến trong khu vực về lĩnh vực cảng
biển, từng bước đưa kinh tế hàng hải trở thành mũi nhọn trong các lĩnh vực kinh
tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Hai là, quản lý, khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi
trường biển hải đảo; phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, gắn với
bảo vệ tài ngun, mơi trường biển, phịng, chống thiên tai, thảm họa trên biển.
Phát triển bền vững kinh tế biển đặt trong mối quan hệ hài hịa với văn
hóa, xã hội và môi trường. Phát triển kinh tế biển gắn liền với bảo vệ môi trường
sinh thái, tài nguyên biển, đảo là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong quá
trình phát triển bền vững. Khai thác các nguồn lợi biển gắn ngay từ đầu với bảo
vệ môi trường sinh thái, sử dụng tài ngun có hiệu quả, khơi phục và làm giàu
tài nguyên có thể tái tạo. Để hướng tới phát triển kinh tế biển bền vững, hiệu
quả, tập trung đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên biển và bảo vệ
môi trường biển, thực hiện chính sách khai thác, đánh bắt thủy sản có trách
nhiệm, bảo vệ nguồn lợi thủy sản một cách bền vững. Nâng cao hoạt động đánh
bắt hải sản xa bờ của ngư dân, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng,
bảo vệ môi trường, tái tạo nguồn lợi, giải quyết việc làm nâng cao đời sống của
ngư dân.

Ba là, đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, hiện đại và
nguồn nhân lực chất lượng cao làm nhân tố đột phá trong phát triển bền vững
kinh tế biển.
Để hướng ra biển, làm giàu từ biển, phải làm chủ các ngành khoa học
nghiên cứu về biển. Đầu tư cho nghiên cứu khoa học và điều tra cơ bản về tài
nguyên và môi trường biển. Chú trọng phát triển khoa học, công nghệ biển; thúc
8


đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa
học công nghệ mới. Chuyển kinh tế biển từ chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, khai
thác tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường sang kinh tế biển dựa trên nền tảng tri
thức, khoa học công nghệ biển. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và
công nghệ tiên tiến trong sản xuất thủy sản, nhất là kỹ thuật, công nghệ khai thác
xa bờ, thiết bị an toàn cho tàu cá hoạt động trên biển, gắn với khai thác chế biến
và dịch vụ hậu cần nghề cá.
Nguồn nhân lực biển luôn là yếu tố quyết định, thúc đẩy sự phát triển
ngành kinh tế biển. Tăng cường đào tạo và thu hút nguồn nhân lực biển chất
lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của ngành kinh tế biển. Nguồn nhân
lực được phát triển theo hướng đảm bảo cung ứng đủ cho nhu cầu phát triển
kinh tế biển của các lĩnh vực: du lịch biển, kinh tế hàng hải, khai thác và chế
biển thủy hải sản.
Bốn là, đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ gắn với giữ vững chủ quyền
quốc gia, với yêu cầu bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc trên biển.
Xuất phát từ vị trí địa kinh tế và địa chính trị của vùng biển Hoàng Sa và
Trường Sa cùng với những diễn biến phức tạp trên Biển Đông, việc phát triển
kinh tế biển gắn liền bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia trên biển ln là nhiệm
vụ mang tính chiến lược, lâu dài. Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ
vốn để đầu tư đóng mới tàu, phát triển đội tàu khai thác xa bờ, tàu dịch vụ hậu
cần nghề cá, ưu tiên phát triển khai thác xa bờ gắn với bảo vệ chủ quyền biển

đảo. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao tinh thần yêu nước,
đấu tranh bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia và các lợi ích của Việt Nam
trên Biển Đơng và quần đảo Hoàng Sa.

9


KẾT LUẬN
Nhằm phát huy lợi thế kinh tế biển, Nghệ An đã đề ra mục tiêu định
hướng về phát triển kinh tế biển trong thời gian tới, phấn đấu đến năm
2020 và những năm tiếp theo đưa kinh tế biển và vùng ven biển phát triển
mạnh, giữ vai trò, vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh.
Phát triển kinh tế biển Tỉnh Nghệ An, nhất là các lĩnh vực du lịch,
cảng khai thác và công nghiệp thuỷ sản là phù hợp với điều kiện của địa
phương, vừa phản ánh xu thế phát triển kinh tế biển của Việt Nam và cả
thế giới.
Nghệ An cần có chiến lược khai thác kinh tế biển, lấy kinh tế biển
làm động lực thúc đẩy sự phát triển của cả Tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh khả
năng phát triển du lịch sinh thái biển, đảo trên thế mạnh của tiềm năng đa
dạng sinh học, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử…. phát triển
ngành thuỷ sản một cách bền vững, xây dựng ngành thuỷ sản thành ngành
kinh tế mũi nhọn. Đối với vận tải biển, đồng thời chú trọng đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, nhất là các khu kinh tế, khu du lịch, đơ thị ven biển,
có chính sách liên kết, hợp tác vùng, nhất là địa phương trên “con đường
di sản miền trung”.
Việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển theo hướng bền
vững là một xu thế tất yếu của tỉnh Nghệ An hiện tại và tương lai.
Qua chuyến đi thực tế, tôi đã học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích,
đặc biệt là được tìm hiểu về tình hình phát triển kinh tế biển ở Nghệ An.
Chuyến đi cũng đã tạo điều kiện cho các thành viên trong lớp tìm hiểu

thêm lẫn nhau tăng thêm sự đồn kết, gắn bó của lớp học. Tơi xin gửi lời
cám ơn chân thành đến Thành ủy Hà Nội, Trường Đào tạo Cán bộ Lê
Hồng Phong, Trung tâm Bồi dưỡng Chính Trị huyện Phú Xuyên, thầy
giáo chủ nhiệm Vũ Đình Lãm và Nguyễn Trung Thành đã tạo điều kiện
cho lớp có một chuyến đi đầy ý nghĩa và bổ ích./.
Em xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2022
CHỦ NHIỆM LỚP

NGƯỜI VIẾT THU HOẠCH

Vũ Đình Lãm

Vũ Quang Tiến

10



×