Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

tham luận khoa học về chương trình nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.7 KB, 25 trang )


BÁO CÁO THAM LUẬN KHOA
HỌC
“Nghiên cứu thực trạng nông thôn và đề
xuất một số giải pháp chủ yếu xây dựng
nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên,,
Tác giả: Hoàng Cường Quốc
Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng
Nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên

Đặt vấn đề

Chương trình xây dựng nông thôn mới là nội
dung cốt lõi của Nghị quyết số 26 Hội nghị TW
lần thứ 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân,
nông thôn, với nhiệm vụ hết sức trọng tâm là:
a/ Xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại phát
triển toàn diện theo quy hoạch và có kế hoạch,
một nền nông nghiệp hàng hóa có sức cạnh
tranh cao

Đặt vấn đề
b/ Bồi dưỡng xây dựng giai cấp nông
dân thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới đạt trình độ ngang tầm khu
vực…
c/ Xây dựng một cơ sở hạ tầng đồng
bộ, hiện đại làm cơ sở cho phát triển đô
thị gắn sản xuất với chế biến

Đặt vấn đề



Thái Nguyên thực hiện chương trình xây dựng
nông thôn mới với mục tiêu: Chủ động, tích cực
từng bước xây dựng nông thôn mới với đặc
trưng đã được xác định trong nghị quyết 26…
Phấn đấu đến năm 2015 có 24% số xã (35/143
xã) đạt tiêu chí nông thôn mới, 40% số xã cơ
bản đạt trên 10 tiêu chí nông thôn mới so với
hiện nay, các xã còn lại đều tăng thêm ít nhất 5
tiêu chí nông thôn mới so với hiện nay…

Sự cần thiết phải triển khai đề tài

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành nhiều văn bản về xây dựng nông thôn
mới nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ và
nhân dân về tầm quan trọng của chương trình
XD NTM trong việc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước và mỗi hộ gia đình.

Việc đánh giá thực trạng nông thôn (nông
nghiệp, nông dân, nông thôn) là một việc hết sức
quan trọng là một bước cơ bản trong quá trình
thực hiện chương trình XD NTM.

Sự cần thiết phải triển khai đề tài

Gần 2 năm triển khai thưc hiện Chương trình XD
NTM ở Thái Nguyên BCĐ thực hiện nghị quyết Trung
ương 7 và BCĐ XDNTM tỉnh Thái Nguyên đã chỉ đạo

các địa phương tiến hành đánh giá thực trạng nông
thôn của 143/143 xã. Tuy nhiên việc đánh giá còn
lúng túng, chưa theo quy định cụ thể dẫn đến chưa
xác định đúng những thuận lợi và khó khăn của xã
cho nên việc lập quy hoạch và xây dựng đề án xây
dựng NTM, đề án phát triển sản xuất gặp nhiều khó
khăn, các giải pháp triển khai thực hiện chưa hiệu
quả

Mục tiêu khoa học

Đánh giá thực trạng kinh tế xã hội nông thôn
theo 19 tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về
nông thôn mới một cách chính xác làm cơ
sở cho lập quy hoạch xây dựng nông thôn
mới, xây dựng đề án xây dựng nông thôn
mới, đề án phát triển sản xuất của các xã.

Tìm ra những tiềm năng thế mạnh, của từng
xã, cung cấp số liệu, tham mưu cho BCĐ và
UBND tỉnh chỉ đạo Chương trình XDNTM

Mục tiêu khoa học

Điều tra, nghiên cứu, thu thập thông tin
một số mô hình tổ chức, quản lý, mô
hình sản xuất có hiệu quả tại các xã;
Tổ chức chỉ đạo một số mô hình thí
điểm, định hướng của Chương trình
XDNTM từ đó rút ra bài học kinh

nghiệm và đề xuất các giải pháp thực
hiện XDNTM đạt hiệu quả cao.

Mục tiêu khoa học

Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cho
cán bộ xã, nhân dân để động viên mọi
người, tham gia tích cực vào Chương
trình XDNTM.

Nghiên cứu chuyên đề theo nội dung
của Chương trình xây dựng NTM.

Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập
trung vào 35 xã điểm (542 xóm) tại 9
huyện, thành phố, thị xã theo Quyết định
số 1282/QĐ-UBND, ngày 25/5/2011 phê
duyệt Chương trình xây dựng nông thôn
mới tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2011 -
2015, định hướng đến năm 2020.

Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng kinh tế xã hội nông thôn
trong đó tập trung nghiên cứu theo 19
tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia về xây
dựng nông thôn mới, nghiên cứu đánh
giá thực trạng phân tích tìm ra những
giải pháp để khai thác có hiệu quả các
tiềm năng thế mạnh của địa phương.

- Nhận thức của người nông về Chương
trình XDNTM.

Đối tượng nghiên cứu
- Kết cấu hạ tầng nông thôn.
- Thu nhập cho người nông dân.
- Cơ cấu lao động ở nông thôn.
- Mô hình sản xuất kinh doanh tại 35 xã
thực hiện đề tài.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 1: Đánh giá thực trạng kinh tế
xã hội nông thôn theo 19 tiêu của bộ tiêu
chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Nội dung 2: Khảo sát đánh giá nhận
thức của người dân về Chương trình xây
dựng nông thôn mới, đánh giá những khó
khăn, thuận lợi tìm nguyên nhân.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 3: Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến quá trình xây dựng và phát
triển nông thôn mới.

Nội dung 4: Đánh giá sự tác động của
Chương trình xây dựng nông thôn mới tới
sự phát triển kinh tế xã hội của địa

phương.

Nội dung nghiên cứu

Nội dung 5: Tổ chức tuyên truyền, tập
huấn cho cán bộ cơ sở và người dân
nhằm nâng cao nhận thức về xây dựng
chương trình nông thôn mới.

Nội dung 6: Đề xuất một số giải pháp có
tính khả thi phục vụ chương trình xây
dựng nông thôn mới.

Phương pháp nghiên cứu, triển khai

Phương pháp thu thập thông tin:
+ Thông tin thứ cấp
Thu thập từ Bộ nông nhiệp & PTNT, các cơ quan của
tỉnh và huyện, TP, TX; sử dụng các báo cáo thống kê
định kỳ và điều tra chuyên môn.
+ Thông tin sơ cấp:
Thông tin đánh giá thực trạng nông thôn, về các mô
hình sản xuất kinh về nguồn lực, về quy mô sản xuất
kinh doanh, về kết quả và hiệu quả kinh doanh thông
tin đánh giá về hiệu quả sản xuất của các mô hình của
các nhà quản lý và ý kiến của họ về biện pháp, giải
pháp xây dựng nông thôn mới.

Phương pháp nghiên cứu, triển khai


Phương pháp tổng hợp thông tin:
Phân tổ thống kê, bảng thống kê và đồ thị thống
kê.

Phương pháp phân tích thông tin:
Để đánh giá thực trạng nông thôn, các mô hình
quản lý, sản xuất sử dụng phương pháp SWOT,
phương pháp phân tích dãy số thời gian,
phương pháp phân tổ và phương pháp hồi quy.

Kết quả nghiên cứu

Các sản phẩm:
1. Báo cáo kết quả đánh giá thực trạng kinh tế
xã hội nông thôn theo 19 tiêu chí của bộ tiêu
chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
2. Báo cáo kết quả khảo sát đánh giá nhân thức
của người dân về Chương trình xây dựng
nông thôn mới, đánh giá những khó khăn,
thuận lợi và tìm nguyên nhân để có giải pháp
tháo gỡ.

Kết quả nghiên cứu
3. Báo cáo kết quả phân tích các nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và
phát triển nông thôn mới.
4. Báo cáo kết quả đánh giá sự tác động
của chương trình xây dựng nông thôn
mới tới sự phát triển kinh tế xã hội của địa
phương.


Kết quả nghiên cứu
5. Báo cáo kết quả tổ chức tuyên truyền, tập
huấn cho cán bộ cơ sở và người dân nhằm
nâng cao nhận thức về xây dựng chương
trình nông thôn mới.
6. Một số giải pháp có tính khả thi phục vụ
Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Kết quả nghiên cứu

Hiệu quả kinh tế xã hội:
- Là cơ sở khoa học để đề xuất tham mưu cho Ban
chỉ đạo Chương trình xây dựng nông thôn mới và
UBND tỉnh về thực hiện Chương trình xây dựng
nông thôn mới.
- Từ việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng kinh tế xã
hôi ở nông thôn trong đó đi sâu, bám sát theo 19
tiêu chí của bộ tiêu chí quốc gia là cơ sở khoa học
cho việc đề xuất các giải pháp để hoàn thành 19
tiêu chí, triển khai thực hiện CTXDNTM hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu
- Xác định được hiện trạng cơ sở vật chất,
điều kiện tự nhiên, xã hội của các xã, tiềm
năng và thế mạnh của địa phương, là cơ
sở xây dựng các dự án, đề tài, các chuyên
đề, huy động nguồn lực, phân kỳ đầu tư và
xây dựng kế hoạch hoàn thành xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái

Nguyên.

Kết quả nghiên cứu
- Đề ra phương pháp tuyên truyền, tập huấn
có hiệu quả nâng cao nhận thức của cán
bộ và nhân dân về CTXDNTM.
- Tìm ra những mô hình sản xuất phát triển
kinh tế, phát huy các lợi thế, thế mạnh
của từng địa phương, từ đó có giải pháp
để nâng cao thu nhập cho nông dân.

Kết luận
Đề tài thiết thực, cụ thể và là nhu cầu
của thực tế cuộc sống; thực hiện đề tài
đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, là cơ sở
khoa học giúp cho việc chỉ đạo Chương
trình xây dựng nông thôn mới đạt hiệu
quả cao để tỉnh Thái Nguyên sớm hoàn
thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới
đã đề ra.

XIN CÁM ƠN
Qúy Đại biểu đã lắng nghe

×