Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.8 KB, 9 trang )

/>language=vi&nv=news&op=Van-de-da-dang-sinh-hoc/Hien-trang-va-dien-
bien-suy-thoai-da-dang-sinh-hoc-53
Hiện trạng và diễn biến suy thoái đa dạng sinh học
Thứ hai - 30/05/2011 09:38
Cho đến nay chưa có những đánh giá đầy đủ về hiện trạng đa dạng sinh học ở
tỉnh Quảng Trị và hiển nhiên đây là một công việc khó khăn, đòi hỏi nhiều
công sức, thời gian và kinh phí. Do thiếu nhiều số liệu về đa dạng sinh học
theo thời gian, nên rất khó đánh giá về diễn biến và suy thoái đa dạng sinh
học.
Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ với địa hình phức tạp, đã tạo nên các hệ
sinh thái phong phú từ vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng gò đồi - núi đá. Các
hệ sinh thái phong phú là cơ sở hình thành tính đa dạng sinh học cao. Dưới đây chỉ
đề cập đến hiện trạng rừng và đa dạng sinh học.
1. Hệ thực vật [4]
Hệ thực vật ở Quảng Trị bao gồm các kiểu thảm thực vật trên đất địa đới, phi địa
đới và nội địa đới.
i) Các kiểu thảm thực vật trên đất địa đới:
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa mùa nhiệt đới trên núi đá vôi phân bố chủ yếu ở
tây bắc Hướng Hoá, thường gặp ở độ cao 500 - 600 m và che phủ phần lớn diện
tích đất rừng trong khu vực. Kiểu rừng này thường có cấu trúc 3 tầng: tầng ưu thế
sinh thái chiều cao trên 20 m với tổ thành các loài Sao Hải Nam (Hopea
ainanensis), Sao Piere (H. pierrei), Sâng (Pometia pierrei), Đa (Ficus callosa),
Sấu (Dracomelum duperreanum), Hoàng đàn giả (Dacrydium pierrei), Trai
(Garcinia fagraeoides), Nhội (Bischofia javanica) …
+ Kiểu rừng kín thường xanh cây lá rộng á nhiệt đới núi trung bình phân bố chủ
yếu ở độ cao 700 - 1.500 m như ở dãy núi trung bình Động Voi Mẹp, trên khối núi
thuộc động A Pông ở KBTTN Đăkrông. Kiểu rừng này ít bị tác động, còn giữ được
nhiều tính chất nguyên sinh, tán rừng chia 4 tầng. Độ tán che dao động trong
khoảng 0,7 - 0,8; có những chỗ đạt tới 0,9. Tổ thành thực vật chủ yếu là các loài
cây lá rộng thuộc các họ Dẻ (Fagaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae), họ Đậu (Leguminosae), họ Ngọc lan (Magnoliaceae), họ Sến


(Sapotaceae)…
+ Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: Kiểu quần xã thực vật
này ở KBTTN Đakrông thường ít bị tác động, về căn bản vẫn còn giữ được tính
nguyên sinh. Các họ chiếm ưu thế trong tổ thành thực vật là họ Đậu (Fabaceae), họ
Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Hoa
hồng (Rosaceae), họ Xoan (Meliaceae), họ Sồi dẻ (Fagaceae), họ Dâu tằm
(Moraceae)
+ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh nhiệt đới phục hồi sau khai
thác: Đây là kiểu quần thụ có nguồn gốc trực tiếp của kiểu rừng trình bày ở trên.
Rừng ở đây bị tác động mạnh qua việc khai thác gỗ xây dựng và thương mại. Các
loài cây gỗ lớn có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác đến cạn kiệt như Lim xanh
(Erythrophleum fordii), Giổi (Manglietia, Michelia), Re (Cinnamonum), Sưa
(Dalbergia spp.)…
+ Kiểu phụ thứ sinh nhân tác rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới phục hồi
sau nương rẫy: Kiểu rừng này có nguồn gốc từ rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới, nhưng do các hoạt động khai phá làm nương rẫy và nạn cháy rừng đã
làm mất đi lớp thảm rừng nguyên sinh, sau đó được bỏ hoang nhiều năm và rừng
non đã xuất hiện. Thảm thực vật rừng chủ yếu là các loài cây ưa sáng, mọc nhanh
như Vạng trứng (Endospermum chinense), Màng tang (Litsea cubeba), Bời lời giấy
(Litsea mollis), Hu đay (Trema orientalis), Ba soi (Macarenga spp)
+ Rừng hỗn giao tre - nứa - gỗ phục hồi sau nương rẫy và khai thác kiệt:Kiểu
rừng này cũng có nguồn gốc gián tiếp từ kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt
đới và là hậu quả trực tiếp của quá trình rải chất độc hóa học trong chiến tranh, làm
nương rẫy hoặc khai thác kiệt mà chưa phục hồi lại rừng.
+ Trảng cỏ cây bụi thứ sinh nhân tác:Đây cũng là hậu quả trực tiếp của quá trình
canh tác nương rẫy lâu dài và của chiến tranh. Đầu tiên là lớp thảm cây gỗ bị chặt
trắng và đốt lấy đất canh tác. Sau nhiều lần như thế đất trở nên bị rửa trôi mạnh,
tầng đất nông và xương xẩu, chỉ thích hợp với các loài cây bụi và cỏ như sim,
mua…
ii)Các kiểu thảm thực vật trên đất phi địa đới:

+ Rừng trên các đụn cát:Rừng còn trên các đụn cát tương đối ổn định với thành
phần thực vật thường gặp như Mại liễu (Miliusa bangoiensis), Duối ô rô
(Taxatrophis illicifolia), Me rừng (Phyllanthus emblica), Dé (Breynia
baudounii, B. coreaceae), Bồ ngót lông (Sauropus villosus), Kim mộc (Fluggea
virosa), Cò ke lông (Grewia hirsuta), Cóc kèn (Derris brevipes), Trắc biến màu
(Dalbergia discolor)…
+ Trảng cây bụi thứ sinh trên các đụn cát:Đây là trạng thái thảm thực vật cây bụi
thứ sinh hình thành sau khi rừng trên các đụn cát bị khai thác làm đất canh tác và
cả sau khi khai thác gỗ. So với rừng thì trảng cây bụi có diện tích lớn hơn nhiều và
phân bố rộng hơn với thành phần loài cây nghèo nàn hơn. Trên các cồn cát sát
biển, sườn phía biển luôn có gió mạnh, thường gặp các loài cây bụi nhỏ, thân dai,
thường có gai mọc kín.
+ Trảng cỏ thứ sinh:Trên các đụn cát ở Quảng Trị thường có các trảng cỏ cao 0,1 -
0,2 m phân bố thành các mảng, thay thế trảng cây bụi và rừng bị mất đi trong quá
trình khai thác. Nơi kế tiếp với bãi triều thường gặp phổ biến trảng cỏ cao rất đặc
trưng, đó là quần xã Cỏ lông chông (Spinifex littoreus).
iii) Các kiểu thảm thực vật trên đất nội địa đới:
+ Trảng cỏ chịu ngập thứ sinh và các quần xã thủy sinh ở đầm, ao, hồ phân bố
trên các địa hình bằng phẳng và trũng thấp ở đồng bằng hay ở các thung lũng núi
tồn tại các khu vực ẩm, lầy với mức độ ngập nước khác nhau. Nơi ngập nông có
thể cạn một thời gian ngắn; vào mùa khô thường có các trảng cỏ cao 0,5 - 1 m với
độ che phủ khoảng 70 - 80%.
+ Rừng ngập mặn:Do không có hệ thống đảo che bên ngoài, nên sóng tác động
trực tiếp vào bờ đã hạn chế sự phát triển của rừng ngập mặn ở các tỉnh Bắc Trung
Bộ nói chung và vùng Quảng Trị nói riêng. Rừng chỉ phát triển ở sâu trong cửa
sông và trong các vũng vịnh khuất sóng.
+ Trảng cỏ, trảng cây bụi trên bãi cát biển và các bãi đá ven biển:Kiểu thảm thực
vật này thường gặp ở các bãi cát ngập triều khá phổ biến ở các cung lõm của bờ
biển. Do bị sóng tác động mạnh và thường xuyên trên bãi triều hầu như không có
thực vật cây gỗ định cư.

Đặc điểm cơ bản của khu hệ thực vật ở tỉnh Quảng Trị [4]:
Hệ thực vật ở tỉnh Quảng Trị có ít nhất là 2.500 loài thực vậtbậc cao nằm trong 944
chi, 209 họ; trong đó ngành Lá thông có 1 loài, 1 chi, 1 họ; ngành Tháp bút có 1
loài, 1 chi, 1 họ; ngành Thông đất có 8 loài, 2 chi, 2 họ; ngành Dương xỉ có khoảng
100 loài, 61 chi, 29 họ; ngành Hạt trần có 18 loài, 8 chi, 6 họ; ngành Hạt kín có
khoảng 2.400 loài, 879 chi, 176 họ; Trong ngành Hạt kín thì lớp Hai lá mầm có
khoảng 2000 loài, 690 chi, 145 họ và lớp Một lá mầm có 400 loài, 189 chi, 31 họ.
Mười họ thực vật bậc cao đa dạng loài nhất ở Quảng Trị là:
1. Họ Thầu dầu (Euphorbiaceae): có 165 loài nằm trong 43 chi
2. Họ Lan (Orchidaceae): có 155 loài nằm trong 51 chi
3. Họ Cà phê (Rubiaceae): có 135 loài nằm trong 41 chi
4. Họ Cỏ (Poaceae): có 105 loài nằm trong 46 chi
5. Họ De (Lauraeae): có 99 loài nằm trong 15 chi
6. Họ Đậu (Fabaceae): có 81 loài nằm trong 27 chi
7. Họ Cúc (Asteraceae): có 63 loài nằm trong 31 chi
8. Họ Cói (Cyperaceae): có 57 loài nằm trong 21 chi
9. Họ Dâu tằm (Moraceae): có 55 loài nằm trong 10 chi
10. Họ Dẻ (Fagaceae): có 51 loài nằm trong 4 chi.
Tổng số loài của 10 họ này là 945, chiếm tới gần 30% tổng số loài thực vật
bậc cao đã biết ở tỉnh. Nhìn chung, hệ thực vật Quảng Trị mang những nét đặc
trưng chủ yếu của khu hệ thực vật bản địa đặc hữu Bắc Việt Nam - Nam Trung
Hoa. Đồng thời khu vực này cũng đã tiếp nhận ba luồng di cư lớn: từ phía tây bắc
là luồng Hymalaya qua Vân Nam xuống; từ phía nam có luồng các nhân tố
Malaixia - Inđônêxia, luồng các nhân tố ấn Độ - Miến Điện từ phía tây và phía tây
nam.
Tài nguyên thực vật Quảng Trị rất giàu có và đa dạng. Đã thống kê được tất
cả có khoảng trên 120 loài cây cho gỗ chủ yếu ở vùng này, trong đó có nhiều loài
cây gỗ quý, có giá trị sử dụng cao và rất được ưu chuộng trên thị trường trong
nước và quốc tế như Pơmu (F. hodginsii), Thông nàng (P. imbricatus), Đinh (M.
stipulata), Chò chỉ (P. stellata), Táu mật (V. odorata), Mun (D. mun)

Hệ thực vật Quảng Trị còn có nhiều loài cây thuốc quí với trữ lượng lớn.
Đã thống kê được có khoảng trên 800 loài thực vật có thể dùng làm thuốc, trong đó
có khoảng trên 200 đang được sử dụng rộng rãi trong nhân dân để chữa những
bệnh thông thường. Đặc biệt vùng này có một số loài cây thuốc quý, có giá trị sử
dụng cao, đã và đang được khai thác đem lại nguồn lợi đáng kể như Linh chi (G.
Lucidum); Trầm hương(A. Crassna), Quế (Cinnamomum spp ).
Về thực vật quý hiếm, hệ thực vật vùng Quảng Trị có 51 loài quý hiếm đã
được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam. Riêng ở KBTTN Đakrông có 25 loài thực vật
được ghi nhận trong sách Đỏ Việt Nam (SĐVN, 2000), danh lục Đỏ Thế giới
(IUCN, 2003) và Nghị định 48/2002/NĐ-CP với các tình trạng khác nhau: 6 loài
đặc hữu; 18 loài có trong sách Đỏ Việt Nam (SĐVN, 2000) với 1 loài đang nguy
cấp (E), 5 loài sắp bị nguy cấp (V), 3 loài hiếm (R), 2 loài bị đe dọa (T), 7 loài
chưa biết đủ thông tin (K); 7 loài có trong Nghị định 48/2002/NĐ-CP với 1 loài
thuộc nhóm IA (Thực vật hoang dã) của nhóm Nghiêm cấm khai thác sử dụng
(IA), 6 loài thuộc nhóm IIA (Thực vật rừng của nhóm Hạn chế khai thác và sử
dụng (IIB) [14].
2. Hệ động vật [13]
Thống kê cho thấy thành phần loài các nhóm động vật ở Quảng Trị rất
phong phú, đa dạng và chiếm tỷ lệ khá lớn (từ 47 - 100%) so với số loài đã biết ở
Bắc Trường Sơn [4]. Thành phần loài động vật và các loài động vật quý hiếm ở
tỉnh Quảng Trị được nêu ở Bảng 7.1 và 7.2.
Bảng 7.1. Thành phần loài động vật ở tỉnh Quảng Trị
Lớp động vật Số bộ Số họ Số loài
Thú 10 25 52
Chim 14 35 137
Bò sát 3 14 38
Ếch nhái 1 4 19
Cộng 28 78 246

Nguồn:[4]

Bảng 7. 2. Các loài động vật quý hiếm ở Khu BTTN Đakrông (năm
2003)
STT Loài động vật hoang dã gắn với hiện trạng rừng và sinh cảnh Số lượng loài
1
Các loài thú
(trong đócó một số loài hiếm quý như Hổ, Báo, Gấu, Sao la,
Mang lớn, Cầy vằn, Voọc )
43 loài
2 Các loài lưỡng thê, bò sát 57 loài

(trong đócó một số loài hiếm quý như Rùa vàng, Rùa ba chỉ,
Rùa ba vạch, Rùa trường sơn, Thằn lằn bóng )

3 Các loài cá sông, suối, mó nước ngầm hang đávôi 53 loài
4
Các loài chim
(Gà lôi trắng, Hồng hoàng, Niệc hung, Trĩ sao )
171 loài

Nguồn: [4]
Thành phần loài nhóm thú linh trưởng (bộ Linh trưởng - Primates)khá phong phú
(đã ghi nhận được 11 loài) ở tỉnh Quảng Trị được nêu ở Bảng 7.3. So với số loài có
ở Việt Nam thì số loài và phân loài ở Quảng Trị chiếm tỷ lệ khá lớn: số loài chiếm
71,4% (10/14 loài), số phân loài chiếm 45,8% (11/ 24 loài) [4].
Bảng 7.3. Thành phần loài thú linh trưởng ở Quảng Trị
STT Tên phổ thông Tên khoa học
1 Cu li nhỏ Nycticebus pygmaeus
2 Cu li lớn N. coucang
3 Khỉ vàng Macaca mulatta
4 Khỉ mốc M. assamensis

5 Khỉ mặt đỏ M. arctoides
6 Khỉ đuôi lợn M. nemestrina
7 Voọc Hà Tĩnh Trachypithecus f. hatinhensis
8 Voọc đen Tr. f. ebenus
9 Voọc cha vá Pygathrix nemaeus
10 Vượn đen siki Hylobates concolor siki
11 Vượn đen má hung H. c. Gabriellae.

Nguồn: [4]
Nhóm thú móng guốc ngón chẵn (Bộ móng guốc ngón chẵn - Artiodactyla) được
ghi nhận có 8 loài (Bảng 7.4), chiếm 44,4% tổng số loài móng guốc chẵn ở Việt
Nam và 72,7% số loài có ở Bắc Trung Bộ. Trong đó, có 5 loài được ghi trong Sách
Đỏ Việt Nam (năm 2000), đáng chú ý là hai loài: Sao la, Bò tót. ỞQuảng Trị cũng
chỉ còn một quần thể dưới 10 cá thể ở khu vực Đồi Bò xã Ba Lòng, xã Hải Phúc.
Sao la là loài thú mới được phát hiện năm 1993 ở Đakrông.
Bảng 7.4.Các loài thú móng guốc ngón chẵn ở Quảng Trị [4]
STT Tên phổ thông Tên khoa học
1 Lợn rừng Sus scrofa
2 Cheo Nam dương Tragulus javanicus
3 Nai Cervus unicolor
4 Hoãng Muntiacus muntjak
5 Mang lớn Megamuntiacus vuquangensis
6 Bò tót Bos gaurus
7 Sơn dương Capricornis sumatraensis
8 Sao la Pseudoryx nghetinhensis

Kết quả điều tra năm 2008 của Võ Văn Phú và cộng sự [14] cho thấy: KBTTN
Đakrông có 493 loài động vật có xương sống, trong đó có 121 loài ghi trong sách
Đỏ Việt Nam (phần động vật, 2000), danh lục Đỏ Thế giới (IUCN List, 2003) và
nghị định 48/2002/NĐ-CP (Bảng 7.5).

Bảng 7.5.Số lượng các loài động vật có xương sống quý hiếm ở KBTTN Đakrông
Tài liệu
Bậc quý hiếm
(*)
Thú Chim
ÊN-
BS
(**)

Sách Đỏ Việt
Nam, 2000
E 10 3 1 0
V 14 0 8 6
R 5 3 2 1
T 0 16 9 0
Tổng 78 loài 29 20 22 7
IUCN, 2003
CR 0 2 2 0
EN 3 1 4 0
VU 9 6 4 0
NT 0 9 0 0
LR 3 2 1 0
DD 0 0 1 0
Tổng 44 loài 15 20 9 0
NĐ 48/2002/NĐ-
CP
IB 18 7 4 0
IIB 9 18 9 3
Tổng 68 loài 27 25 13 3
Tình trạng quý

hiếm
121 loài 33 49 31 8
Nguồn: V.V. Phú (2008) [14]
(*) EN: Loài nguy cấp, VU: loài sắp nguy cấp, LR: loài ít nguy cấp, NT: loài gần
bị đe dọa,
Nhóm IB: nghiêm cấm khai thác và sử dụng, Nhóm IIB: Hạn chế khai thác và
sử dụng
(**) ÊN-BS: Ếch nhái – bò sát
Đa dạng sinh học trên cạn ở Đảo Cồn Cỏ:
Kết quả điều tra năm 2008 của Võ Văn Phú về đa dạng sinh học trên cạn ở Đảo
Cồn Cỏ [14] đã xác định được 273 loài và 2 thứ thuộc 218 chi của 83 họ trong 4
ngành thực vật bậc cao có mạch: Thông đất (Lycopodiophyta), Dương xỉ
(Polypodiophyta), Thông (Pinophyta) và ngành Ngọc lan (Magnoliophyta). Danh
lục thành phần loài thực vật bậc cao có mạch được săp xếp theo Brummit (1992).
Trong đó, ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi, loài phong phú và ưu thế
nhất: 76 họ, 207 chi, và 264 loài. Tiếp đến là các ngành Dương xỉ
(Polypodiophyta) với 5 họ, 8 chi, 8 loài; ngành Thông (Pinophyta) có 1 họ, 2 chi, 2
loài và ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có số họ, số chi và số loài thấp nhất 1
họ, 1 chi, 1 loài.
Về động vật, đã xác định được 74 loài động vật có xương sống, thuộc 14 bộ, 60
giống, 37 họ. Trong đó, lớp Chim (Aves) có 49 loài thuộc 23 họ, 36 giống và 9 bộ,
là lớp có các bậc taxon đa dạng nhất; lớp Thú (Mammalia) có 7 loài, 4 họ, 7 giống
và 3 bộ; lớp Bò sát (Reptilia) có 13 loài 7 họ, 13 giống và 1 bộ; lớp Ếch nhái
(Amphibia) có 5 loài, 3 họ , 4 giống và 1 bộ [14].
Đa dạng sinh học biển:
Bên cạnh đa dạng sinh học của các hệ sinh thái trên cạn, Quảng Trị còn có đa dạng
sinh học biển rất phong phú. Vùng lãnh hải Quảng Trị khoảng 8.400 km
2
với ngư
trường đánh bắt rộng lớn, có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm,

mực nang, cua, hải sâm và một số loài cá quý hiếm Tổng trữ lượng hải sản của
vùng biển Quảng Trị khoảng 60.000 tấn, trong đó hải sản đặc sản chiếm 11,1%;
lượng cá nổi 57,3%; cá đáy 31,6%. Tổng trữ lượng cho phép khai thác hàng năm
khoảng 13 - 18 nghìn tấn. Trong số đó, một số họ cá có sản lượng cao là họ cá cờ
(Histiophoridae), họ cá thu/ngừ (Scombridae) và họ cá khế/nục (Carangidae). Về
tôm, có 6 họ: họ tôm he (Penacidae), họ tôm hùm (Palinuridae), họ tôm rồng
(Homaridae), họ tôm vỗ (Scyllridae), họ tôm gai (Palaemonidae) và họ moi biển
(Sergestidae), trong đó có nhiều họ có giá trị kinh tế cao như tôm sú, tôm he [28]
Kết quả của các lần điều tra về hệ sinh thái biển đã tìm thấy 52 loài tảo biển, 119
loài san hô, 89 loài nhuyễn thể, 10 loài động vật da gai, 9 loài giáp xác và 267 loài
cá biển, trong đó có 77 loài sống ở vùng san hô (Nguyễn Chu Hồi et al. eds. 1998).
Các rạn san hô ở khu bảo tồn biển Đảo Cồn Cỏ thuộc loại hiếm ở vùng biển vịnh
Bắc Bộ, chúng chỉ có ở độ sâu hơn 10 m. Tại những độ sâu đó thì các loài san hô
chiếm ưu thế thuộc các giống Pocillopora và Millepora (ADB 1999). Các mối đe
dọa chủ yếu đến đa dạng sinh học biển của Đảo Cồn Cỏ là các hoạt động đánh bắt
không bền vững, thể hiện qua việc đánh bắt luân phiên và khai thác quá mức loài
tôm hùm. Tuy nhiên, Ngân hàng Phát triển Châu Á (1999) xác định rằng hoạt động
của con nguời tại đây nói chung còn ở mức thấp. Mối đe dọa phải kể đến tiếp theo
đối với đa dạng sinh học biển là các cơn bão nhiệt đới trong vùng xảy ra trong thời
gian giữa tháng V đến tháng IX, và có thể coi đây là nguyên nhân phá huỷ các rạn
san hô (ADB 1999). Vùng nước ngoài khơi Đảo Cồn Cỏ là ngư trường quan trọng,
chính Đảo Cồn Cỏ là nơi trú ẩn của các tàu thuyền đánh bắt hải sản trong mùa mưa
bão và là nơi cung cấp nguồn nước ngọt cho ngư dân (ADB 1999) [4].
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

×