MỤC LỤC
Nội dung Trang
Mục lục..............................................................................................................1
Bảng từ viết
tắt...................................................................................................2
Mở đầu...........................................................................................................3
Chương I: Thực trạng pháp luật Việt Nam về đa dạng sinh
học...................................................................................................................5
I. Khái niệm và những nội dung của bảo tồn đa dạng sinh
học.............5
1. Khái niệm Đa dạng sinh học...................................................................5
2. Những nội dung cơ bản của bảo tồn Đa dạng sinh học...........................5
II. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về Đa dạng sinh
học...................6
1. Các cam kết đã tham gia.........................................................................6
2. Nội dung chủ yếu của các điều ước quốc tế bảo vệ đa dạng sinh
học.....7
3. Đánh giá việc thực thi của Việt Nam......................................................8
III. Đánh giá các quy định của Việt Nam về Đa dạng sinh học...............9
1. Thực trạng chung của pháp luật..............................................................9
2. Nội dung bảo vệ Đa dạng sinh học của pháp luật Việt
Nam.................11
IV. Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng Pháp luật Đa dạng sinh học
Việt Nam..........................................................................................14
Chương II: Phương hướng và hoàn thiện Pháp luật đa dạng sinh học ở Việt
Nam..............................................................................15
I. Phương hướng hoàn
thiện.................................................................15
II. Giải pháp hoàn thiện........................................................................15
1
1. Những giải pháp hoàn thiện các mặt hạn chế của VBPL hiện
hành......15
2. Kiến nghị hoàn thiện vấn đề phân công, phân cấp quản lý nhà
nước....17
3. Xây dựng một số nội dung mới.............................................................18
Kết luận......................................................................................................20
Tài liệu tham khảo...............................................................................21
Bảng từ viết tắt
1. BVMT: Bảo vệ Môi trường.
2. Bộ NN & PTNN: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
3. BMNN: Bộ máy nhà nước.
4. ĐNN: Đất ngập nước.
5. ĐTM: Đánh giá tác động môi trường.
6. ĐDSH: Đa dạng sinh học.
7. HTPL: Hệ thống pháp luật.
8. NN: Nhà nước.
9. VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật.
10. VPPL: Vi phạm pháp luật.
2
MỞ ĐẦU
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km
2
, Việt
Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản lý hệ
thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002 - 2010). Đặc điểm về vị trí địa lý, khí
hậu... của Việt Nam đó góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái và các
loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ động,
thực vật thuộc vựng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-Malaysia.
Các đặc điểm trên đó tạo cho nơi đây trở thành một trong những khu vực có
tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10% số loài sinh
vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn, 2002 - Báo cáo quốc gia về các khu bảo tồn và Phát triển
kinh tế). Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn
tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái
và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài đang
đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần
(1)
. Để khắc phục
tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện pháp, cùng với các
chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên ĐDSH của đất nước.
Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan đến bảo tồn ĐDSH.
Trong đó, một nhân tố quan trọng không thể không đề cập là Pháp luật về bảo
1
Trích tài liệu Hội thảo chuyên đề về Đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu: Mối liên quan đến đói nghèo và
phát triển bền vững, Nguyễn Huy Dũng và Vũ Huy Dũng, Viện Điều tra quy hoạch Rừng (FIPI).
3
tồn đa dạng sinh học hiện nay của Việt Nam đang đứng trước những thách
thức lớn, cần hoàn thiện để tiếp tục nội luật hóa những điều ước quốc tế đã
tham gia và phát triển bền vững đa dạng sinh học của quốc gia.
Xét một cách toàn diện, muốn giải quyết các vấn đề của đa dạng sinh
học của Việt Nam hiện nay, việc hoàn thiện pháp luật phải được đặt lên hàng
đầu, phải coi là nhân tố then chốt của các chính sách phát triển. Nhìn chung,
chúng ta chưa có hệ thống pháp luật thống nhất về đa dạng sinh học. Việc xây
dựng hệ thống pháp luật này mới chỉ đi được những bước ngắn và còn nhiều
khó khăn. Trong bối cảnh đó, việc “ Đánh giá thực trạng Pháp Luật về bảo
tồn đa dạng sinh học ở nước ta” là một hoạt động rất cần thiết để nhìn nhận
những mặt yếu kém trong pháp luật về đa dạng sinh học và đề ra những
phương hướng cho các giai đoạn tiếp theo. Nếu không có một khung pháp lý
chung cho đa dạng sinh học thì Việt Nam sẽ luôn đứng trước những đe dọa
suy thoái đa dạng sinh học nghiêm trọng hơn so với thời điểm hiện tại.
4
Chương I
thực trạng pháp luật việt nam về đa dạng sinh học
I. Khái niệm và những nội dung của bảo tồn Đa dạng sinh học:
1. Khái niệm Đa dạng sinh học:
Đa dạng sinh học (biodiversity) là khái niệm được hiểu khác nhau nếu tiếp
cận từ những góc độ khác nhau. Công ước quốc tế về ĐDSH 1993 đã đưa ra
định nghĩa sau đây: “Đa dạng sinh học có nghĩa là tính đa dạng biến thiên
giữa các sinh vật sống của tất cả các nguồn bao gồm các sinh thái tiếp giáp,
trên cạn, biển, các hệ sinh thái thủy vực khác và các tập hợp sinh thái mà
chúng là một phần. Tính đa dạng này thể hiện ở trong mỗi loài, giữa các
loài và các hệ sinh thái”.
Còn trong Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2005 của Việt Nam thì định
nghĩa: “Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, loài sinh vật và hệ
sinh thái” (khoản 16 điều 3).
Nhận xét: Dù tiếp cận ở góc độ nào thì định nghĩa về đa dạng sinh học
đều thừa nhận về mối quan hệ giữa các giống loài, sự phụ thuộc vào nhau
giữa chúng trong quá trình tiến hóa và phát triển đa dạng sinh học – cấu thành
nền tảng của cuộc sống trên trái đất, cuộc sống của con người lẫn các thực thể
khác. Định nghĩa của Công ước đa dạng sinh học thiên về mặt sinh học còn
định nghĩa của Luật BVMT 2005 Việt Nam thì thiên về nội dung chính của
bảo tồn đa dạng sinh học, đơn giản, dễ hiểu hơn.
2. Những nội dung của bảo tồn đa dạng sinh học:
5
Việc bảo vệ ĐDSH phải được thực hiện trên cơ sở đảm bảo quyền và lợi
ích hợp pháp của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan.
2.1 Các quy định chung:
- Bảo tồn và phát triển ĐDSH trên cạn (rừng...)
- Bảo tồn và phát triển ĐDSH đất ngập nước và biển (thủy sinh...)
- Sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật (giống cây trồng, giống vật
nuôi.)
2.2. Cấu thành chủ yếu của Pháp Luật về Đa dạng sinh học:
- Bảo tồn đa dạng nguồn gen
- Bảo tồn đa dạng loài
- Bảo tồn đa dạng hệ sinh thái
2.3. Tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích:
Vấn đề này đang được xây dựng trong Dự thảo Luật đa dạng sinh học
Đây là việc “một tổ chức, cá nhân không phải là người sở hữu hay
được giao quản lý nguồn gen trực tiếp thu thập, sử dụng, tiếp nhận nguồn
gen để sử dụng cho các mục đích khác nhau”.
- Những hoạt động: thu thập, sử dụng, tiếp nhận nguồn gen.
- Chia sẻ lợi ích: Chia sẻ lại những lợi ích thu được từ việc tiếp cận
nguồn gen. Những người được chia sẻ rất đa dạng, gồm cá nhân, hộ gia
đình, nhà nước...
- Việc chia sẻ lợi ích dựa trên thỏa thuận giữa 2 bên, theo quy định của
dự thảo luật ĐDSH là tối thiểu 30% lợi nhuận thu được.
II. Các cam kết quốc tế của Việt Nam về Đa dạng sinh học:
1. Các cam kết đã tham gia:
Trong những năm gần đây, nước ta đã tham gia hay ký kết rất nhiều điều
ước liên quan đến vấn đề môi trường, trong đó có các công ước liên quan đến
bảo vệ đa dạng sinh học. Việc ký kết điều ước quốc tế thể hiện chính sách mở
cửa của Việt Nam. Nước ta là thành viên thứ 28 của Điều ước môi trường đa
6
phương, trong đó có một số điều ước liên quan cụ thể đến bảo tồn đa dạng
sinh học. Các điều ước quốc tế đã ký kết này tạo ra một khuôn khổ pháp lý
quốc tế quan trọng cho sự hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới,
đồng thời khẳng định cam kết của của Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường.
1.1 Các công ước, thỏa thuận quốc tế đã tham gia (về ĐDSH):
- Công ước quốc tế về đa dạng sinh học 1993 (tham gia ngày 16/11/1994)
- Công ước về buôn bán quốc tế động, thực vật hoang dã nguy cấp
(CITES) 1975, tham gia ngày 30/01/1994.
- Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng trong quốc tế, đặc
biệt như là nơi cư trú của loài chim nước RAMSAR 1971, tham gia
ngày 20/09/1988.
- Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học.
1.2 Các công ước, thỏa thuận đang xem xét tham gia:
- Công ước quốc tế về bảo tồn các loài động vật hoang dã di cư 1979.
2. Nội dung chủ yếu của các Công ước quốc tế bảo vệ Đa dạng sinh
học
(2)
:
- Các quốc gia phải xây dựng và triển khai thực hiện các chiến lược,
chính sách, kế hoạch hoặc chương trình nhằm bảo toàn và sử dụng lâu
bền đa dạng sinh học.
- Các quốc gia phải hợp nhất tối đa và thích đáng việc bảo toàn và sử
dụng lâu bền đa dạng sinh học. Bảo toàn và sử dụng lâu bền đa dạng
sinh học phải đưa vào các kế hoạch, chương trình, chính sách ngành và
liên quan một cách phù hợp.
- Các quốc gia trong hành động của mình phải cố gắng cân nhắc, quan
tâm sử dụng lâu bền tài nguyên sinh học khi ra quyết định. Phải có
chính sách nhằm:
2
Xem giáo trình Luật Môi trường Trường ĐH Huế, NXB.CAND 2007, trang 382, 383.
7
+ Thực hiện các biện pháp có liên quan đến sử dụng lâu bền tài nguyên sinh
học nhằm tránh hay giảm dần tới mức tối thiểu các tác động xấu đến đa dạng
sinh học.
+ Bảo vệ và khuyến khích sử dụng các tài nguyên sinh học phù hợp với các
tập quán văn hóa cổ truyền mà việc sử dụng phù hợp với các yêu cầu bảo toàn
hoặc sử dụng lâu bền.
+ ủng hộ dân chúng địa phương triển khai và tiến hành các hành động sửa
chữa các khu vực xuống cấp mà tại đó đa dạng sinh học đang bị suy giảm.
Khuyến khích sự hợp tác giữa các cơ quan, chính quyền nhà nước và khu vực
tư nhân trong việc phát triển các phương pháp sử dụng lâu bền tài nguyên
sinh học.
- Kiểm soát việc xuất, nhập khẩu động, thực vật nhất là những động thực
vật có nguy cơ tuyệt chủng
3. Đánh giá việc thực thi của Việt Nam:
Nhằm thực thi các công ước, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn
thành nghĩa vụ của bên tham gia. Việt Nam có những thành công nhất định
trong việc nội luật hóa các quy định của công ước thành pháp luật cụ thể của
Việt Nam. Trong một thời gian ngắn, chúng ta đã xây dựng được hệ thống
chính sách và pháp luật về đa dạng sinh học cũng như thực hiện các hành
động nhằm bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Kế hoạch hành động
ĐDSH được xây dựng từ năm 1995 đã tạo ra một định hướng cụ thể cho
công tác bảo tồn ĐDSH nhiều năm qua. Chính phủ cũng đã ban hành các kế
hoạch hành động quốc gia về bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất
ngập nước đến năm 2010, kế hoạch hành động quốc gia tăng cường quản lý
buôn bán động thực vật hoang dã đến 2010, chiến lược quản lý hệ thống khu
bảo tồn thiên nhiên đến 2010, kế hoạch hành động quốc gia về đa dạng sinh
học đến 2010 và định hướng đến 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học
và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học...
8
Tham gia vào các điều ước quốc tế đã thúc đẩy rất nhiều công tác bảo tồn
đa dạng sinh học tại Việt Nam tuy nhiên hiệu quả thực hiện chưa cao. Rất
nhiều nội dung đã được nêu ra trong điều ước quốc tế nhưng chúng ta chưa
thực hiện được hoặc thực hiện chưa hiệu quả.
Một vấn đề cần được quan tâm là năng lực của Việt Nam còn yếu trong
việc đàm phán các thỏa thuận môi trường có liên quan đến ĐDSH. Một số
thỏa thuận đa phương chứa đựng các ràng buộc pháp lý quốc tế có liên quan
tới nhiều vấn đề kinh tế – xã hội khác. Điển hình là Công ước Quốc tế về cấm
buôn bán các loài động thực vật hoang dã nguy cấp và Nghị định thư
Cartagena về An toàn sinh học.
III. Đánh giá các quy định của Việt Nam về đa dạng sinh học:
1. Thực trạng chung của pháp luật:
1.1 ở Việt Nam, pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học được hình thành từ
khá sớm. Sắc lệnh số 142 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 21/12/1949 quy
định việc kiểm soát lập biên bản các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ rừng
có thể coi là văn bản pháp luật (VBPL) đầu tiên đề cập đến vấn đề bảo tồn đa
dạng sinh học. Sự phát triển của pháp luật về đa dạng sinh học gắn liền với sự
phát triển của pháp luật về môi trường và về từng yếu tố môi trường nói riêng.
Tuy nhiên, sự gắn kết giữa pháp luật về môi trường và đa dạng sinh học ở
nước ta bắt nguồn từ mối liên hệ tự nhiên giữa da dạng sinh học và môi
trường.
(3)
Những năm 60, 70 của thế kỷ XX chủ yếu quan tâm đến tài nguyên
rừng. Chỉ từ khi Việt Nam tham gia Công ước quốc tế đa dạng sinh học thì
chúng ta mới nhận thức đầy đủ và tương đối toàn diện về đa dạng sinh học.
1.2 Hiện tại, chúng ta có thể kể đến một số các văn bản quan trọng như sau:
- Luật Đất đai 2003
- Luật Thủy sản 2003
- Luật Bảo vệ môi trường 2005
3
Xem Giáo trình Luật Môi trường, Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB.CAND năm 2006, trang 114.
9