Tải bản đầy đủ (.pdf) (380 trang)

Phương pháp thiết kế nghiên cứu xử lí số liệu trong nuôi trồng thuỷ sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 380 trang )

PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ
NGHIÊN CỨU & XỬ LÝ SỐ LIỆU
TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Lê Anh Tuấn
Khoa Nuôi trồng Thủy sản
Đại học Nha Trang
Nội dung môn học
 Chương 1. Xác định vấn đề và xây dựng giả
thuyết nghiên cứu.
 Chương 2. Thiết kế nghiên cứu
 Chương 3. Thu và quản lý số liệu
 Chương 4. Phân tích số liệu
 Chương 5. Viết và trình bày một báo cáo
khoa học
Chương 1. Xác định vấn đề và xây dựng
giả thuyết nghiên cứu.
 1.1. Khái niệm Khoa học và dạng NCKH trong
NTTS.
 1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
 1.3. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
 1.4. Lập kế hoạch và xây dựng đề cương nghiên
cứu
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.1. Khái niệm Khoa học (1/8)
 Khoa học (Science): có gốc từ tiếng Latin
“scientia” = tri thức.
 Phương pháp khoa học (Scientific method):
cách thức thu nhận tri thức có thể kiểm chứng
được, một cách công khai, về một hiện tượng
nào đó.
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.


1.1.1. Khái niệm Khoa học (2/8)
 Những giải thích khoa học
đến từ:
 Sự hiểu biết về một sự kiện
thông qua quan sát (quy
nạp)
 Sự hiểu biết về các nguyên
nhân xảy ra một sự kiện
(diễn dịch)
Quan sát
Quy luật
Quy nạp
Diễn dịch
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.1. Khái niệm Khoa học (3/8)
 Quy nạp là tiêu chí để phân
biệt Khoa học và Phi khoa học.
Vd, các phát biểu khoa học
dựa trên các sự kiện quan sát
được và chúng có thể được
lặp lại = theo hướng khách
quan.
 Ngược lại, các phát biểu phi
khoa học dựa trên cảm giác,
mối xúc cảm, sự suy đoán,
định kiến hoặc uy quyền = các
phát biểu mang tính chủ quan.
Quan sát
Quy luật
Quy nạp

Diễn dịch
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.1. Khái niệm Khoa học (4/8)
 Các khía cạnh của Khoa học
1. Tri thức về cấu trúc và chức năng của một
hệ thống hoặc một vũ trụ xác định
2. Một Phương pháp thu nhận tri thức mong
đợi: phương pháp khoa học
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.1. Khái niệm Khoa học (5/8)
 Mục tiêu của Khoa học
 Mục tiêu tổng thể:
 “tìm kiếm một sự giải thích thỏa đáng và có thể kiểm chứng
được về một hiện tượng mà chúng ta mong muốn giải
thích”
 Mục tiêu cụ thể:
 Đưa ra những giải thích lý thuyết về các nguyên tắc nằm
dưới hiện tượng đó
 Phát triển các công cụ để dự báo hiện tượng đó, chẳng
hạn các mô hình, công nghệ.
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.1. Khái niệm Khoa học (6/8)
 Giả định cơ bản trong Khoa học
1. Con người có thể hiểu được tự nhiên
 Niềm tin rằng tự nhiên có một một trật tự và một hiện tượng
không xảy ra theo một cách thức hỗn loạn hoặc ngẫu nhiên.
2. Nhân và quả
 Mọi tác động (hiện tượng) quan sát được là kết quả của những
nguyên nhân xác định và có thể đo được.
 Khoa học, do đó có hai dạng biến:

 Các biến độc lập (Independent variables) – nguyên nhân –
thể hiện ở trục X
 Các biến phụ thuộc (Dependent variables) – kết quả – thể
hiện ở trục Y.
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.1. Khái niệm Khoa học (7/8)
 Các ngành Khoa học
 Khoa học cơ bản
 Nghiên cứu về các nguyên tắc cơ bản đằng sau các hiện
tượng trong thế giới; nhằm tìm hiểu hoạt động của tự
nhiên như vật lý học, hóa học, sinh vật học
 Các nghiên cứu này không có mục đích trực tiếp hoặc tức
thời về phát triển công nghệ.
 Khoa học ứng dụng
 Nghiên cứu các hệ thống hoạt động của con người;
 Các nghiên cứu này có một mục đích trực tiếp là phát triển
hoặc cải tiến hệ thống hoạt động.
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.1. Khái niệm Khoa học (8/8)
 Các hạn chế của Phương pháp Khoa học
 Giản hóa luận
 Sự chuyên môn hóa
 Tính phức tạp của các vấn đề trong thế giới thực
 Giải quyết các vấn đề xã hội
 Quản lý
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.2. Dạng NCKH trong NTTS (1/5)
 NC ci tin hoc phát trin mt hng mc nào đó
Vd: tập trung vào các mục như mùa vụ, cá, đầu vào…
 Cải tiến chất lượng/sản lượng cá

 Tối ưu hóa đầu vào của trang trại vd. Hiệu quả sử dụng
thức ăn / phân bón
 Luân canh vụ nuôi vd. Tôm và cá
 Nuôi kết hợp cá/gia súc/trồng màu
 Tác động của các yếu tối môi trường lên các hạng mục vd.
Độ mặn lên các loài cá.
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.2. Dạng NCKH trong NTTS (2/5)
 NC qun lý / trang tri.
 NC quản lý trang trại
 Nâng cao hiệu quả kinh tế của trang trại
 Đánh giá tất cả các hạng mục
 Thường do nhà nghiên cứu thiết kế
 Trọng tâm: hiệu quả kinh tế của trang trại
 NC các hệ thống nuôi
 Hướng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý / kinh tế của trang trại
 đưa người nuôi tham gia vào quá trình nghiên cứu,
 Xem xét các điều kiện và những trở ngại của người nuôi
 Trọng tâm: quản lý trang trại hiệu quả và người nuôi là người đưa ra
quyết định
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.2. Dạng NCKH trong NTTS (3/5)
 NC Qun lý ngành / các vùng chc năng / tài nguyên
 NC hệ thống theo định hướng quản lý
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống
 Trọng tâm: hoạt động của hệ thống có hiệu quả
 NC hệ thống theo định hướng phát triển con người (xã hội)
 Đưa mọi người liên đới vào xem xét
 Dành ưu tiên cho nguyện vọng của (số đông) người dân
 Tập trung vào việc xây dựng lòng tin, sự ủy thác và điều hành tốt

giữa những người sử dụng tài nguyên để quản lý tốt tài nguyên của
họ.
 Trọng tâm: phát triển xã hội
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.2. Dạng NCKH trong NTTS (4/5)
 NC tác động môi trường
 Tác động của hoạt động con người lên môi
trường
 Làm thế nào để giảm thiểu.
 Trọng tâm: giảm thiểu các tác động môi trường
 NC tác động xã hội
 Tác động của hoạt động con người lên phát triển /
xung đột / công bằng… xã hội.
 Trọng tâm: giảm thiểu các vấn đề xã hội.
1.1. Khái niệm và dạng NCKH trong NTTS.
1.1.2. Dạng NCKH trong NTTS (5/5)
 Nghiên cứu chính sách
 Tác động của các chính sách hiện hành đến xã
hội / phát triển / sử dụng tài nguyên.
 Nhu cầu về các chính sách của chính phủ đối với
việc quản lý hiệu quả tài nguyên.
 Chính sách đối với các hướng giải quyết xung đột
 Trọng tâm: cải tiến các chính sách hiện hành
hoặc xây dựng các chính sách mới để thúc đẩy
phát triển xã hội / vật chất.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
 1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
 1.2.2. Khái niệm Nghiên cứu
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu

 Công cụ tư duy
 Vẽ bản đồ tư duy
 Cây vấn đề
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1.Công cụ tư duy: Công cụ tư duy 1
 Chắt lọc ý chính
 Quá trình liên quan đến việc xác định các yếu tố hoặc thành phần
cơ bản của tình hình, vấn đề, giải pháp…
 Điều này thường được tiến hành để xác định các yếu tố quan
trọng nhất (sự kiện, thông tin) của tình hình / vấn đề / giải pháp.
 Chẳng hạn, nếu máy đo DO hỏng, bạn phải xác định các thành
phần chính và thành phần bị hỏng để khắc phục sự cố.
 Khi bạn đọc một bài báo khoa học, bạn cần phải tóm tắt những
điểm chính.
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1.Công cụ tư duy: Công cụ tư duy 2
 Xác định ý tưởng khái quát và ý tưởng cụ thể
 Xác định cả ý tưởng khái quát và cụ thể. Dịch chuyển lên xuống 2 cấp
độ này khi cần thiết.
 Điều này liên quan đến việc tách ra những vấn đề cơ bản và các chi tiết
của nó (các vấn đề riêng) và những yếu tố quan trọng khác mà chúng
ta phải suy nghĩ tới. Cố gắng xác định:
 1. Đâu là những vấn đề lớn (khái quát)?
 2. Đâu là giải pháp lớn?
 3. Đâu là những vấn đề và giải pháp cụ thể?
 4. Đâu là những yếu tố (chi tiết) khác có liên quan?
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1.Công cụ tư duy: Công cụ tư duy 3
 Tìm kiếm những sự thay thế
 Trước tiên hãy nghĩ về một giải pháp cho vấn đề. Sau đó nghĩ về các giải

pháp thay thế. Có giải pháp thay thế nào không?
 Đâu là các quá trình hoạt động thay thế?
 Cái gì có thể được thực hiện?
 Chúng ta có thể xem xét vấn đề theo cách khác không?
 Chúng ta có những giải pháp gây tranh cãi không?
 Đâu là những giải pháp khả thi?
 Chúng ta có những lựa chọn nào?
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1.Công cụ tư duy: Công cụ tư duy 4
 Xem xét mọi yếu tố (CAF)
 Xem những thay thế mà bạn đã đề xuất. Xem xét những vấn đề
sau:
 Những gì đã bị bỏ quên?
 Bạn có thể bổ sung yếu tố khác vào danh sách hiện có không?
 Cần được xem xét thêm những gì?
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1.Công cụ tư duy: Công cụ tư duy 5
 Cộng, trừ và quan tâm (PMI)
 Hãy suy nghĩ các điểm tốt (+), xấu (-), và đáng quan tâm
về mỗi giải pháp đưa ra.
 Những lợi ích (thuận lợi) gì?
 Đâu là những vấn đề (nguy hại, rủi ro)?
 Chi phí?
 Cái gì đáng quan tâm?
 Thật thú vị để xem những gì sẽ xảy ra, nếu
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1.Công cụ tư duy: Công cụ tư duy 6
 Các kết quả
 Kỹ thuật này phần nào trùng với PMI (công cụ tư duy 5), nhưng
nó đi xa hơn để xem xét các kết quả của các hoạt động (phương

pháp sẽ sử dụng, các giải pháp đề xuất), nếu có.
 Đâu là những lợi ích (thuận lợi)? Đâu là những vấn đề (nguy hại, rủi
ro)? Chi phí?
 Nó sẽ kết thúc? Cái gì có thể hỏng?
 Những mối nguy thật sự là gì?
 Điều tồi tệ nhất có thể làm hỏng là gì?
 Kết quả thường gặp là gì? Nếu điều này không đúng, thì kết quả lý
tưởng (tốt nhất) là gì?
1.2.1. Các công cụ xác định vấn đề nghiên cứu
1.2.2.1.Công cụ tư duy: Công cụ tư duy 7 (1/3)
 Xác định mục tiêu (AGO)
 “Nếu bạn không biết bạn đang ở đâu tại sao bạn
mong đợi đến đó?”

×