Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tạo hứng thú trong học tập môn tnxh cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.9 KB, 12 trang )

Biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực tạo hứng thú
trong học tập môn tnxh cho học sinh lớp 3
Xã hội ngày càng phát triển thì việc hình thành các kĩ năng, năng lực để đáp ứng những yêu cầu
phát triển đó càng trở nên quan trọng và cần thiết, nó trở thành vấn đề đáng quan tâm của tồn xã
hội nói chung và trong hệ thống giáo dục nước nhà nói riêng. Trong định hướng đổi mới chương
trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thơng sau năm 2018 đã nêu rõ : Một trong những quan điểm
nổi bật là phát triển chương trình theo định hướng năng lực, địi hỏi người giáo viên phải có những
biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực.
     Dạy học theo hướng phát triển năng lực trước hết cần quan tâm nhiều tới hứng thú, kinh nghiệm,
vốn sống của học sinh. Học sinh cần được tạo cơ hội để phát triển năng lực, phù hợp với nhu cầu,
điều kiện và đặc điểm cá nhân. Dạy học theo hướng phát triển năng lực được thực hiện trên cơ sở
dạy học phân hóa - đáp ứng sự khác biệt của học sinh về trình độ,nhịp độ, phong cách. Đối với mỗi
giai đoạn học tập, giáo viên cần chú ý và hướng đến hiệu quả học sâu.
     Đối với môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 sẽ hình thành và phát triển ở học sinh năng lực khoa học,
bao gồm các thành phần : nhận thức khoa học, tìm hiểu môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh,
vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học.
     Là giáo viên chủ nhiệm lớp 3, tôi đã suy nghĩ, trăn trở rất nhiều về những biện pháp dạy học theo
định hướng phát triển năng lực các môn học, đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội. Làm sao để các
em yêu thích khám phá, muốn được tìm hiểu, được chiếm lĩnh kiến thức và biết áp dụng vào cuộc
sống hàng ngày? Làm sao để các em có thể “vừa học, vừa chơi” mà lại ghi nhớ được kiến thức thật
lâu?. Xuất phát từ đó, tơi đã mạnh dạn viết đề tài: Biện pháp dạy học theo hướng phát triển năng
lực tạo hứng thú trong học tập môn tnxh cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học”.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
     Như chúng ta đã biết: “Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ giáo dục và Đào tạo
được xây dựng theo tiếp cận phát triển năng lực người học. Chuẩn đầu ra của chương trình là hệ
thống các phẩm chất, các năng lực chung và các năng lực chun mơn cần được hình thành ở học
sinh trong bối cảnh khoa học phát triển như vũ bão, nhân loại bước sang giai đoạn công nghiệp 4.0”
Trước những yêu cầu đó, ngành giáo dục bắt buộc phải thay đổi bởi giáo dục làm nên con người và
đây cũng là xu thế mang tính tồn cầu, được nhiều nước trên thế giới coi trọng.
     Giáo dục theo định hướng phát triển năng lực sẽ lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ


động, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa
thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo. Mặt khác, giáo dục đang hướng tới một
chương trình mới, sách giáo khoa mới được xây dựng theo hướng phát triển cả về phẩm chất và
năng lực, kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phát triển khả năng sáng tạo, trải
nghiệm thực tế, khả năng tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Ở cấp Tiểu học, môn Tự nhiên và
Xã hội góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chung của học sinh như yêu nước, nhân ái,
chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm. Trong hệ thống các năng lực và kĩ năng cần đạt được, năng
lực tìm hiểu tự nhiên được nhấn mạnh như một năng lực đặc thù của môn Tự nhiên và Xã hội với
cấu trúc: nhận thức môi trường tự nhiên và xã hội, tìm tịi, khám phá mơi trường tự nhiên và xã hội,
vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để phát triển toàn bộ hệ thống phẩm chất, năng lực này cho học
sinh Tiểu học, người giáo viên phải đổi mới từ phương pháp dạy học tới cách kiểm tra, đánh giá học
sinh theo cách tiếp cận năng lực. Người giáo viên không thể sử dụng cách dạy như trước đây là
chủ yếu tổ chức ghi nhớ khối kiến thức rời rạc, hàn lâm, mà thay vào đó là các kết cấu theo chủ đề
từ các bài học sẵn có trong chương trình và sách giáo khoa hiện hành theo hướng cho học sinh
được trải nghiệm, được tiếp cận với thế giới tự nhiên sống động bằng các hoạt động trò chơi, đóng


vai, làm báo cáo, làm dự án ứng dụng kiến thức trong đời sống. Đổi mới cách đánh giá theo định
hướng đánh giá quá trình với các hình thức quan sát, qua bảng hỏi, các tình huống thực, để hướng
tới đánh giá năng lực học sinh.
     Với độ tuổi của học sinh lớp 3 thì khả năng nhận thức của các em còn nhiều hạn chế. Các em
hiểu biết về thế giới xung quanh, về các hiện tượng tự nhiên cịn mơ hồ; thậm trí khơng biết bởi các
em ít được tiếp xúc lại được bao bọc, được gia đình chăm lo từng li từng tí mà khơng được trải
nghiệm, thực hành. Là một giáo viên dạy lớp 3, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về phương pháp dạy học
theo định hướng phát triển năng lực môn Tự nhiên và Xã hội. Làm sao để các em yêu thích khám
phá, muốn được tìm hiểu, được chiếm lĩnh kiến thức và biết áp dụng vào cuộc sống hàng ngày?
Làm sao để các em có thể “vừa học, vừa chơi” mà lại ghi nhớ được kiến thức thật lâu?. Đó chính là
lí do tôi viết đề tài: “Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Tự nhiên và
Xã hội cho học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học.” Rất mong nhận được những chia sẻ từ các thầy, cơ,
bạn bè đồng nghiệp trong và ngồi nhà trường.

      2. Mục đích nghiên cứu:
     Tơi viết sáng kiến kinh nghiệm này với mong muốn:
 - Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết thành kinh nghiệm của
bản thân.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong khi dạy môn Tự nhiên và
Xã hội lớp 3.
- Nhận được ý kiến trao đổi, chia sẻ từ cán bộ quản lí nhà trường, từ các bạn đồng nghiệp để tôi
phát huy những mặt mạnh; điều chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại cho hoàn thiện hơn.
- Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo; cố gắng học tập, tự hồn thiện
mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
      3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu:
      3.1: Khách thể nghiên cứu:
     Hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3 ở trường
Tiểu học.
     3.2: Đối tượng nghiên cứu:
     Một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Tựnhiên và Xã hội cho học
sinh lớp 3 ở trường Tiểu học.”
      4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
     4.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận của đề tài
     4.2. Nghiên cứu thực trạng dạy môn Tự nhiên và Xã hội ở trường Tiểu học.
     4.3. Đề xuất một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Tự nhiên và Xã
hội ở trường Tiểu học.
     5. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp quan sát: Thông qua dự giờ
- Phương pháp đàm thoại:
+ Trao đổi với các đồng nghiệp về khó khăn, thuận lợi khi dạy môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
+ Trao đổi với học sinh về những vướng mắc của các em khi học Tự nhiên và Xã hội lớp 3.
- Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài và tác dụng của những ý kiến đề
xuất.



     6. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu:
     Nghiên cứu hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Tự nhiên và Xã hội cho
học sinh lớp 3 ở trường Tiểu học năm học 2022 – 2023 và 2022- 2023.
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN
     1. Khái niệm cơ bản của đề tài:
          - Biện pháp là cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể.
          - Năng lực là khả năng huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá
nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí, để thực hiện thành công một loại công việc trong một
bối cảnh nhất định. Năng lực thường tồn tại dưới hai hình thức: năng lực chung và năng lực chuyên
biệt.
     2. Cơ sở lí luận:
     Giáo dục Tiểu học đặt nền móng cho hệ thống giáo dục phổ thơng, tạo tiền đề để thực hiện chiến
lược “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Cùng với các môn học khác và hoạt
động giáo dục ở cấp Tiểu học, mơn Tự nhiên và Xã hội góp phần hình thành và phát triển các phẩm
chất chủ yếu đã quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể.
     Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích
cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của  người học; khắc phục lối truyền thụ áp
đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu
trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên
cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”. Để thực
hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo Nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận
thức đúng về bản chất của đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực
người học và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này. Vì vậy, người giáo
viên phải có “ một số biện pháp dạy học theo định hướng phát trên năng lực”,  trên cơ sở đó trau dồi
các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo để học sinh tự mình hồn thành nhiệm vụ nhận thức với

sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên.
CHƯƠNG II: MÔ TẢ THỰC TRẠNG
CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI LỚP 3
     Là giáo viên phụ trách lớp 3, tơi nhận thấy các con lớp mình đơi lúc vẫn cịn trẻ con nhưng đơi
lúc lại rất “ra dáng” người lớn. Độ tuổi của các con không quá nhỏ và non nớt như lớp 1, 2 nhưng
cũng chưa vững vàng như các anh chị lớp 4, 5. Nhiều đồng nghiệp của tôi đã chia sẻ dạy lớp 3 là
dễ. Tuy nhiên đối với tôi, bên cạnh những thuận lợi vẫn có khơng ít khó khăn. Điển hình đó là khả
năng nhận thức, kiến thức thực tế  cũng như vốn sống của các em còn nhiều hạn chế. Trong các
tiết học Tự nhiên và Xã hội, giáo viên chủ yếu giảng dạy theo hình thức thuyết trình và hỏi - đáp, có
liên hệ thực tế nhưng chỉ nói mà khơng được thực hành, được trải nghiệm dẫn đến khả năng tiếp
thu, ghi nhớ của học sinh gặp nhiều khó khăn. Nhiều giáo viên chưa khai thác hết vốn sống, vốn
hiểu biết của học sinh để kiểm chứng, chưa định hướng cho học sinh phần chuẩn bị ở nhà cần phải
làm gì? Cần chuẩn bị những gì? Trong thời gian bao lâu?... Phần lớn giáo viên chỉ yêu cầu, dặn dò
học sinh trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa, một số học sinh chuẩn bị bằng cách làm vở bài tập
tương ứng. Các em có thể mang tới lớp một cái cây, một loại quả hay một loài hoa,được bố mẹ
mua cho mà khơng biết q trình hình thành, phát triển của nó như thế nào? Các em có thể mang
rất nhiều tranh, ảnh, thông tin được bố mẹ in ấn mà không biết chọn lọc, lựa chọn thông tin nào cần
thiết. Khi giáo viên hỏi, học sinh thụ động đọc lại nội dung đó một cách máy móc. Bên cạnh đó, vấn
đề học Tốn, Tiếng Việt trong nhà trường Tiểu học vẫn được coi trọng. Các em có thể tính toán rất
nhanh, học Tiếng anh rất giỏi, nhưng khi lồng ghép kiến thức thực tế vào thì lại lúng túng. Vậy kiến
thức thực tế đó có ở đâu? Nó có tất cả các mơn học, có trong cuộc sống hàng ngày. Và đặc biệt nó
có rất nhiều trong mơn Tự nhiên và Xã hội. Qua những bài học, qua cách hướng dẫn theo định
hướng phát triển năng lực của giáo viên trong mỗi tiết Tự nhiên và Xã hội, tôi tin người giáo viên đã


trang bị cho học sinh rất nhiều kiến thức, trải nghiệm bổ ích gắn liền với thực tế mà xã hội con
người hiện nay đã, đang và sẽ luôn cần.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
     Sau đây, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn
Tự nhiên và Xã hội lớp 3.

Biện pháp 1: Phát huy tính tích cực của học sinh thơng qua hình thức tổ chức dạy và học:
Mục tiêu của biện pháp :
- Giúp các con tự giác, chủ động tìm tịi, khám phá kiến thức, độc lập trong suy nghĩ.
- Các con mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến, suy nghĩ của mình; yêu thích khám phá, bước đầu biết
định hướng nghề nghiệp cho bản thân,…
- Biết lắng nghe người khác; biết giúp đỡ, chia sẻ với thầy cô, với bạn bè.
 a) Nêu vấn đề để học sinh giải quyết, tranh luận:
 Giải pháp cũ:
Giáo viên đưa câu hỏi, học sinh thảo luận nhóm hoặc trả lời cá nhân theo gợi ý tranh, ảnh trong
sách giáo khoa. Sau đó, giáo viên nhận xét, chốt đáp án đúng. Hình thức này được lặp đi lặp lại
trong mỗi tiết học.
Giải pháp mới:
Trong mỗi tiết Tự nhiên và Xã hội, tôi đều đưa vấn đề, câu hỏi liên quan đến nội dung bài học theo
nhiều hình thức khác nhau như lựa chọn tranh ảnh, thông tin phù hợp với yêu cầu; điền từ còn
thiếu; xem các hoạt cảnh, liên hệ thực tế cá nhân,… để học sinh giải quyết, tranh luận. Vấn đề đó,
câu hỏi đó có thể được giao nhiệm vụ từ trước hoặc trực tiếp đưa vào trong tiết dạy. Tôi chỉ là trọng
tài phân định đúng – sai. Qua cách làm này, tôi nhận thấy học sinh lớp tôi thảo luận rất sôi nổi, các
con mạnh dạn, tự tin nêu ý kiến của mình trong nhóm.
Ví dụ 1: Bài 15: Vệ sinh thần kinh
Ở hoạt động 3: Tơi sẽ đưa hình ảnh thức ăn, đồ uống có trong sách giáo khoa và một số hình ảnh
thức ăn, đồ uống ngoài sách giáo khoa để học sinh thảo luận. Các con sẽ lựa chọn hình ảnh thức
ăn, đồ uống nào có lợi với cơ quan thần kinh để cắm vào chiếc cốc có hình mặt cười cịn hình ảnh
thức ăn, đồ uống nào có hại với cơ quan thần kinh thì sẽ cắm vào chiếc cốc có hình mặt mếu. Qua
quan sát, tơi thấy các nhóm rất hào hứng, bàn luận sôi nổi, bạn nào cũng muốn được nêu ý kiến.
Các con còn biết tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình và cuối cùng biết thống nhất để đưa ra kết
quả chung của nhóm. Ở hoạt động này, tơi đã khéo léo bổ sung hình ảnh một số món ăn trong thực
đơn bán trú của trường nhằm mục đích thay đổi thói quen ít ăn rau của học sinh, đặc biệt là bí đỏ một món ăn rất tốt cho não bộ. Sau tiết học, tơi đã nhận được thơng tin phản hồi tích cực từ phía bố
mẹ các con và cơ chăm sóc bán trú của trường.
Ví dụ 2: Bài: Các thế hệ trong một gia đình
Ở hoạt động 2 + 3: Tơi cho học sinh xem một hoạt cảnh bạn Minh giới thiệu về các thành viên và

các thế hệ trong gia đình mình. Sau đó, tơi u cầu học sinh thảo luận nhóm 6 các câu hỏi gợi ý như
trong sách giáo khoa. Cuối cùng, tơi tổ chức cho học sinh chơi trị chơi “ Mời bạn đến thăm gia đình
tơi”. Từng học sinh trong nhóm sẽ lấy ảnh chụp hoặc tranh vẽ các thành viên của gia đình để giới
thiệu với các bạn về các thế hệ trong gia đình mình. Tơi quan sát thấy trong mỗi nhóm, bạn nào
cũng muốn được trình bày, muốn được nêu ý kiến. Khơng những thế, một số bạn trong lớp tơi cịn
biết giúp đỡ, tư vấn cho bạn còn lúng túng khi xác định các thế hệ trong gia đình mình. Bên cạnh
việc nắm được kiến thức, các con đã biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, tình bạn giữa các con càng
ngày càng gắn bó, thân thiết. Tơi cảm thấy rất vui!
b) Hướng dẫn học sinh cách học:
Giải pháp cũ:


Giáo viên dặn học sinh chuẩn bị bài ở nhà thường là trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa hoặc
làm vở bài tập tương ứng.
Giải pháp mới:
Giáo viên yêu cầu cá nhân hoặc phân nhóm chuẩn bị lượng kiến thức của hoạt động, của bài hay
chủ điểm có định hướng, hướng dẫn cụ thể theo nhiều hình thức khác nhau. Ví dụ có nội dung tơi
u cầu học sinh điều tra, điền thơng tin vào phiếu, có bài tôi yêu cầu học sinh trải nghiệm, quan sát
và ghi lại; đơi khi, tơi u cầu học sinh tìm ra cách giải quyết hoặc lí giải về một hiện tượng nào đó
và đặc biệt, tơi thường xun u cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài học hoặc một lượng
kiến thức theo chủ đề. Trong khoảng thời gian đầu năm học, tôi sẽ hướng dẫn các em cách vẽ sơ
đồ tư duy đơn giản vào cuối tiết học; gặp gỡ, giúp đỡ từng nhóm chuẩn bị bài vào cuối buổi học.
Bên cạnh đó, tơi giới thiệu cho học sinh một số trang web, hướng dẫn cách lựa chọn thông tin trên
mạng xã hội, một số cuốn sách, để học sinh tìm hiểu kiến thức. Ngồi ra, tơi chủ động chuẩn bị
thêm một số thông tin liên quan tới bài học, tới chủ đề treo ở bảng dạ cuối lớp để học sinh tham
khảo vì tơi biết khơng phải em nào cũng có điều kiện để chuẩn bị. Với việc làm này, tất cả học sinh
lớp tôi đều tự tin và hào hứng với tiết học vì bạn nào, nhóm nào cũng có “vốn” để được trình bày.
 * Với hình thức điều tra, điền thơng tin vào phiếu, tơi có thể áp dụng cho bài 16 chủ đề Con người
và Sức khỏe; bài 19, 20, 24, 25, 31, 36, 37, 38 chủ đề Xã hội; bài 41, 43, 45,… chủ đề Tự nhiên của
sách Tự nhiên và Xã hội lớp 3.

Ví dụ 1: Bài 16: Vệ sinh thần kinh ( Tiếp theo) – Tuần 8
Từ tuần 7, tôi giao phiếu cho học sinh điền thời gian và các hoạt động của bản thân trong một tuần
theo mẫu sau: ( Đây làm mẫu ngày thứ 2, các ngày còn lại tương tự)

Thứ Buổi Giờ
Công việc/ Hoạt động
……….. ………………………………………………………
Sáng ……….. ………………………………………………………
……….. ………………………………………………………
……….. ………………………………………………………
 

Trưa ……….. ………………………………………………………
……….. ………………………………………………………

 
 
 

……….. ………………………………………………………
Chiều ……….. ………………………………………………………
……….. ………………………………………………………

 
2

……….. ………………………………………………………
Tối

……….. ………………………………………………………

……….. ………………………………………………………
……….. ………………………………………………………

Đêm ……….. ………………………………………………………
……….. ………………………………………………………
Qua phiếu điều tra này, tôi thấy đến 80% học sinh lớp tôi đều không có thói quen sinh hoạt hợp lí.
Điều này ảnh hưởng tới sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe thần kinh. Vì vậy, tơi u cầu học sinh lập


thời gian biểu cho bản thân và có sự kiểm chứng của phụ huynh trước và sau khi học sinh thực
hiện.
      Ví dụ 2: Bài 41: Thân cây ( Tiếp theo)
Để chuẩn bị cho bài học này, tơi phân nhóm 4 u cầu học sinh điều tra theo nội dung như sau:
Lớp    : …………
Nhóm : …………
PHIẾU ĐIỀU TRA THÂN CÂY
Bài : Thân cây
Hãy quan sát một số cây xanh xung quanh, rồi ghi kết quả :

 

 

 

Thân gỗ

Đứng

Bị


Leo

Thân thảo

………………………….

………………………….

…………………………

………………………….

…………………………

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….


………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

………………………….

                                                               Chữ kí của người tham gia điều tra
                                                                 ……………………………………….
                                                               ……………………………………….
Học sinh lớp tôi điều tra và ghi lại được rất nhiều loại cây có đặc điểm về thân theo u cầu. Tơi rất
mừng vì các con không bị nhầm lẫn các cây thân leo, với cây thân bị vì các em đã được “mắt thấy
tai nghe”. Dựa vào đó, học sinh đã nhận dạng, phân loại được cây xanh theo cách mọc và cấu tạo
của thân.
* Với hình thức trải nghiệm, quan sát và ghi lại, tôi thướng áp dụng cho bài 1, 2, 6, 13,.. chủ đề Con
người và Sức khỏe; bài 40, 47, 48, 51, 52, 56, 57,… chủ đề Tự nhiên.
Ví dụ 1: Bài 8: Vệ sinh cơ quan tuần hoàn:
Tiết học trước, tôi yêu cầu học sinh trải nghiệm và ghi lại cảm nhận theo nhiệm vụ học tập sau: Con
hãy đi cầu thang nhiều lần hoặc chạy quanh sân trường ( ít nhất 3- 4 lần). Con cảm thấy thế nào khi
thực hiện những việc làm đó? Vì sao con cảm thấy như vậy?
Tôi thấy học sinh lớp tôi đều nhận ra rằng khi vận động mạnh thì nhịp đập của tim và mạch nhanh
hơn bình thường, tim có thể bị mệt, có hại cho sức khỏe. Từ đó, học sinh rút ra được một số việc
làm để bảo vệ tim mạch. Đặc biệt, một số bạn nam hiếu động lớp tơi cịn liên hệ được với bản thân
từ giờ khơng chạy nhảy, nô đùa quá nhiều trong giờ ra chơi để bảo vệ cơ quan tuần hồn.
Ví dụ 2: Bài 48: Quả



Trước khi học bài này, tôi dặn học sinh quan sát và mang tới lớp một số loại quả ( tùy vào khả năng
của mỗi học sinh), thảo luận trong nhóm 4 theo các câu hỏi hỏi gợi ý sau:
- Quan sát bên ngồi: Nêu hình dạng, độ lớn, màu sắc của quả.
- Quan sát bên trong:
+ Bóc hoặc gọt vỏ, nhận xét về vỏ quả có gì đặc biệt.
+ Bên trong quả gồm những bộ phận nào? Chỉ phần ăn được của quả đó.
+ Nếm thử để nói mùi vị của quả đó.
Học sinh lớp tơi mang tới lớp đa dạng các loại quả. Các con rất hào hứng trải nghiệm, khám phá để
tìm ra sự khác nhau của mỗi loại quả, tìm ra các bộ phận thường có của một quả. Tôi nhận thấy tiết
học vui vẻ hơn, hiệu quả hơn. Điều đáng mừng là các con trong lớp tơi đã tự tìm ra được kiến thức;
u thích, hào hứng với môn học, mong muốn hôm nào cũng được học như vậy!
Ví dụ 3: Bài 56 – 57: Thực hành đi thăm thiên nhiên
Tôi cho học sinh gieo một số loại hạt giống vào khoảng giữa tháng 2 (sau kì nghỉ Tết Âm lịch) và
phân cơng học sinh tưới nước, chăm sóc hàng ngày. Sau khoảng 3- 4 tuần, các con đã có được
sản phẩm để quan sát kết hợp đi thăm vườn trường. Các con không chỉ nắm được kiến thức của
bài mà còn hiểu thêm ý nghĩa của “Tết trồng cây”, ý nghĩa của việc bảo vệ mơi trường; u thiên
nhiên, góp phần định hướng nghề nghiệp cho các con sau này.
* Hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy : Tơi áp dụng hình thức này với hầu hết các bài trong môn Tự
nhiên và Xã hội lớp 3.
Thời gian đầu năm học, tôi hướng dẫn học sinh vẽ sơ đồ tư duy một cách đơn giản vào cuối mỗi tiết
học để ghi nhớ kiến thức. Ví dụ, sau khi học xong bài 5 chủ đề Con người và sức khỏe, tôi hướng
dẫn học sinh cách vẽ sơ đồ tư duy những việc nên làm để phịng tránh bệnh lao phổi:
Tơi trao đổi với học sinh đây chỉ là một gợi ý và khuyến khích học sinh thỏa sức sáng tạo để thể
hiện được nội dung kiến thức trọng tâm của bài. Nhiều bạn nam lớp tơi vẽ hình siêu nhân, thẻ bài
trịn Pikachu, sau đó chia thành từng mảng để điền các thơng tin của bài học; các bạn nữ thì đa
dạng hình khối với bơng hoa 5, 6 cánh thậm chí đến cả 9, 10 cánh đáng yêu để viết các bộ phận
của một số con vật, của cơ quan hô hấp hay những việc nên làm để bảo vệ cơ quan thần kinh; một
trái tim đỏ bên trong là lời nhắn nhủ của cơ quan tuần hoàn gửi tới tất cả mọi người với mong muốn
trái tim luôn được mạnh khỏe. Hầu hết, các con lớp tôi đã ghi nhớ được kiến thức ngày hơm đó

ngay trên lớp học. Nhiều học sinh lớp tơi cịn vận dụng vẽ sơ đồ tư duy ngay cả trong phần chuẩn bị
bài ở nhà không chỉ ở mơn Tự nhiên và Xã hội mà cịn ở nhiều môn học khác nữa.
* Với một số bài như bài 4, bài 5, bài 9, bài 11,… chủ đề Con người và Sức khỏe và một số bài trong
chủ đề Tự nhiên, tơi u cầu học sinh tìm ra cách giải quyết hoặc lí giải về một hiện tượng nào đó.
Ví dụ 1: Bài 4: Phịng bệnh đường hơ hấp
Sau hoạt động 2, tôi yêu cầu học sinh chia sẻ trong nhóm đơi theo hệ thống câu hỏi sau:
+ Bạn đã từng mắc các bệnh về đường hô hấp chưa?
+ Bạn có biết ngun nhân mình bị mắc bệnh là gì khơng?
+ Khi đó, bạn cảm thấy thế nào?
+ Bạn sẽ làm gì để phịng tránh các bệnh đường hơ hấp?
Bên cạnh đó, tơi u cầu học sinh theo dõi tình hình sức khỏe, chuyên cần hàng ngày của các bạn
trong tổ để kiểm chứng.
Ví dụ 2: Bài 62: Mặt Trăng là vệ tinh của Trái Đất:


Sau hoạt động 3, tôi yêu cầu học sinh trao đổi, thảo luận trong nhóm 4 (theo khả năng và đã được
giao việc từ trước) về hiện tượng “Nhật thực” và “Nguyệt thực”. Học sinh lớp tôi đã mang đến rất
nhiều tranh ảnh, nguồn thông tin và hào hứng chia sẻ. Qua việc làm này, tơi nghĩ đã hình thành cho
các con niềm yêu thích khoa học, sự đam mê và ước muốn trinh phục vũ trụ bao la, rộng lớn.
Ví dụ 3: Bài: Vệ sinh mơi trường
Ở hoạt động 2: Tơi tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm tổ tìm hiểu các cách xử lí rác thải ở
địa phương mình đang sinh sống; trình bày suy nghĩ, cách giải quyết và có thể nêu một phát minh
của con trong vấn đề xử lí rác thải. Học sinh lớp tôi đã đưa ra rất nhiều ý kiến, cách giải quyết ngộ
nghĩnh, đáng yêu. Bất kì ý kiến nào đưa ra, tôi cũng đều tuyên dương và khen thưởng kịp thời.
Được nhìn và lắng nghe các “nhà bác học nhí” say mê trình bày ý tưởng của mình, tơi hạnh phúc vơ
cùng!
Biện pháp 2: Tích hợp trong các giờ học khác:
Mục tiêu của biện pháp :
- Tạo hứng thú, niềm say mê nghiên cứu khoa học, khám phá công nghệ thơng tin, tự giác, tự tin
tìm hiểu kiến thức.

- Khơi gợi niềm yêu thích đọc sách, biết bảo vệ của cơng, u thiên nhiên, bảo vệ mơi trường,…
 a) Tích hợp trong giờ Đọc sách thư viện:
 Giải pháp cũ:
Khi tới tiết đọc sách, giáo viên chủ nhiệm thường bàn giao học sinh với nhân viên thư viện. Hết tiết,
giáo viên chủ nhiệm đón các con về lớp nên khơng biết học sinh đã được đọc, được nghe những
cuốn sách, những tài liệu gì.
Giải pháp mới:
Nội dung chương trình sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội lớp 3 được chia thành 3 chủ đề với các
bài học tương ứng 3 chủ đề đó. Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tơi đã phối hợp với nhân viên thư
viện, bên cạnh việc giới thiệu cuốn sách theo chủ điểm tháng thì lập kế hoạch hướng dẫn, định
hướng học sinh những đọc cuốn sách liên quan tới các chủ điểm của môn Tự nhiên và Xã hội. Bản
thân tơi cũng tìm đọc để làm gương, để thêm kiến thức trao đổi, chia sẻ với học sinh. Cụ thể, tôi
cùng nhân viên thư viện đã giới thiệu với các con một số cuốn sách liên quan tới nội dung kiến thức
một số chủ đề như sau:

Nội dung

Tên sách
Bách khoa cơ thể người

Nhà xuất bản
NXB Dân trí

Chủ đề:
Con người và
sức khỏe

Cuốn sách khổng lồ về cơ thể người

NXB Thanh niên


Chủ đề:
Tự nhiên

Tớ tư duy như một nhà giải phẫu học tất tần
NXB Dân trí
tật về cơ thể người,…
Thực vật - những điều kì thú

NXB Dân trí

Khám phá bí ẩn Thế giới tự nhiên

NXB Mỹ thuật

Tìm hiểu hành tinh, Trái đất,…

NXB Phụ nữ

     Bên cạnh đó, tơi đã tặng mỗi em một quyển sổ nhỏ ngay từ đầu năm với mục đích khuyến khích
các con ghi chép những điều thú vị mà các con khám phá được hoặc một kiến thức liên quan tới bài
học,… Trên lớp, tôi trưng bày “thư viện mi ni” để các em có thể tìm đọc trong giờ ra chơi hay cuối
buổi học,… Trong quyển sổ nhỏ bé của các con, tơi thấy vơ vàn những điều thú vị. Có bạn ghi chép
cẩn thận những thơng tin, có bạn thì thể hiện bằng sơ đồ tư duy, bằng tranh vẽ, hình ảnh cắt dán,


câu đố, trò chơi gắn với nội dung bài,… Bạn nào cũng háo hức, chờ đợi để thể hiện mình trong
những tiết học hay và bổ ích. 
     Thơng qua những việc làm, hành động cụ thể, cách giới thiệu hấp dẫn, tơi tin chắc những cuốn
sách sẽ giúp ích các con rất nhiều khi học môn Tự nhiên và Xã hội cũng như các mơn học khác.

b) Tích hợp trong giờ Tin học, các buổi học ngoại khóa:
Giải pháp cũ:
Cũng giống như giờ đọc sách thư viện, giáo viên chủ nhiệm thường bàn giao học sinh với giáo viên
Tin học. Hết tiết, giáo viên chủ nhiệm đón học sinh về lớp để tiếp tục những giờ học khác.
Trong các buổi hoạt động ngoại khóa, giáo viên chủ nhiệm sẽ phát thơng báo của nhà trường, sau
đó lấy số lượng học sinh đăng kí mà khơng có những tư vấn, khuyến khích, động viên để học sinh
cả lớp cùng tham gia, trải nghiệm.
Giải pháp mới:
Ngồi đọc sách thì việc tìm kiếm thơng tin, tranh ảnh được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả trên
internet. Biết được điều đó, nhiều tiết Tin học, tôi đã ở lại cùng với giáo viên bộ mơn động viên,
khuyến khích các con tập trung để nắm được nội dung bài, ghi nhớ các kí hiệu đơn giản trên máy
tính, tập thực hành gõ văn bản, để các con có thể tự tìm kiếm được những nội dung kiến thức mình
cần. Tơi và giáo viên phụ trách mơn Tin học cịn định hướng, hướng dẫn học sinh các kĩ năng tra
cứu thông tin để lựa chọn những thơng tin chính xác kết hợp kiểm tra phần thực hành của các con.
Kết quả thật bất ngờ, chỉ sau một thời gian ngắn, 100% học sinh lớp tôi không chỉ biết cách tìm
kiếm, chọn lọc thơng tin mà cịn biết tìm kiếm hình ảnh, video, liên quan tới yêu cầu của giáo viên.
          Ví dụ:
Để tìm hiểu bài 58, 60, 61, 62 tôi hướng dẫn học sinh vào Youtube và tìm kiếm đường  link:
//www.youtube.com/watch?v=G2CUzb7Z: Top 10 hành tinh bí ẩn nhất trong hệ Mặt Trời.
Tôi giới thiệu các con truy cập vào trang “ Sóc nhí.com”, lựa chọn nội dung “ Bác học nhí” chủ
điểm Xã hội hoặc Khoa học để tìm hiểu. Ví dụ: Khi học bài 19, 20,21, 22 của chủ đề Xã hội, các con
sẽ chọn trang 20 chủ điểm Xã hội để tìm hiểu về gia đình. Khi học từ bài 40 đến bài 48 chủ đề Tự
nhiên, các con sẽ chọn trang 16 chủ điểm Xã hội để tìm hiểu về thực vật. Để chuẩn bị cho hoạt
động 1 bài 47: Quan sát và thảo luận, tôi hướng dẫn học sinh chọn trang 32 chủ điểm  Khoa học để
tìm hiểu một số lồi hoa; học sinh muốn tìm hiểu, khám phá về vũ trụ khi học bài 59, 61 thì sẽ lựa
chọn trang 31 chủ điểm Khoa học, …
Bên cạnh đó, trong buổi học ngoại khóa của trường, tơi ln động viên, khích lệ các con tham gia
bởi các con sẽ được tiếp xúc với thực tiễn cuộc sống phong phú, được trải nghiệm các hoạt động
mà không bị gị bó trong khơng gian lớp học. Các con được hịa mình vào thiên nhiên, được “ học
mà chơi, chơi mà học”, được tự mình khám phá, cảm nhận và chiếm lĩnh kiến thức một cách tự

nhiên nhất. Trong buổi hoạt động ngoại khóa diễn ra vào cuối tháng 11 năm 2018 ở trang trại Cánh
buồm xanh, 100% học sinh lớp tôi tham gia. Tôi yêu cầu các con quan sát, tìm hiểu các loại cây, các
con vật ở đó làm tài liệu để học chủ đề Tự nhiên các bài Thực vật, động vật theo câu hỏi gợi ý sau:
+ Nêu tên cây hoặc tên con vật quan sát được.
+ Cây có đặc điểm gì?( rễ, thân, lá, hoa, quả ( nếu có)).
+ Đặc điểm, mơi trường sống, các bộ phận bên ngoài của con vật quan sát được.
+ Nêu lợi ích của cây hoặc con vật đó.
Các con trong lớp tơi say mê tìm hiểu, khám phá, ghi chép thơng tin, phát hiện và chụp được rất
nhiều hình ảnh phục vụ cho bài học. Học sinh của tôi hào hứng khoe, kể với tơi những gì mình thu
hoạch được sau chuyến đi. Tôi thực sự rất vui!
c) Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn và gắn với hoạt động trải nghiệm:
Giải pháp cũ:


Trong các tiết Hoạt động tập thể, giáo viên thường dạy qua loa, thời gian cịn lại để ơn tập Toán,
Tiếng Việt,…
Giải pháp mới:
Trong các tiết Hoạt động Tập thể, bên cạnh việc dạy các hoạt động lồng ghép (theo quy định của Bộ
) thì tơi cịn u cầu học sinh bổ sung nhận xét, đánh giá các việc làm, sự thay đổi tiến bộ của học
sinh trong cuộc sống hàng ngày qua hoạt động Sinh hoạt lớp. Các con cùng theo dõi, thi đua xem
những ai đã ăn hết suất trong giờ bán trú; những ai đã thực hiện tốt thời gian biểu, biết giữ gìn vệ
sinh (ăn mặc, đầu tóc đã gọn gàng, sạch sẽ chưa?; ngăn bàn, góc học tập của bạn như thế nào?,
…); biết bảo vệ cơ quan hơ hấp (mặc có phù hợp với thời tiết khơng?, có chạy nhảy, nơ đùa q
sức, ra nhiều mồ hơi hay khơng?,…); giữ gìn cơ quan bài tiết nước tiểu (có nhịn tiểu khơng? Có
nhịn uống nước khơng?,…) Bên cạnh đó, các con cịn mạnh dạn chia sẻ những hiểu biết, kinh
nghiệm của bản thân về cách học, cách tra cứu thơng tin hoặc những gì mình khám phá, tìm hiểu
thêm được về tự nhiên, về xã hội. Cuối cùng, tôi cho các con lao động vệ sinh lớp, sân trường,
chăm sóc cơng trình măng non của trường. Tôi nhận thấy qua cách làm này, các con lớp tơi khơng
những biết đánh giá bản thân mà cịn biết đánh giá bạn một cách trung thực, biết tư vấn hay học tập
ở bạn. Điều đáng mừng hơn cả là học sinh lớp tôi tiến bộ từng ngày. Các con đồn kết, giúp đỡ

nhau; u q, giữ gìn trường lớp, bảo vệ môi trường,…
Biện pháp 3: Phối hợp với cha mẹ học sinh:
Mục tiêu của biện pháp:
- Giúp học sinh tự giác, chủ động tìm kiếm thơng tin; tích cực tham gia, giúp đỡ ông bà, bố mẹ
những việc làm theo khả năng và vừa sức với mình.
- Học sinh thêm yêu quý gia đình, biết lắng nghe, chia sẻ, tun truyền những thơng tin bổ ích tới
ơng bà, bố mẹ,…
Giải pháp cũ:
Giáo viên thường dặn học sinh vào cuối tiết học để học sinh thông báo tới bố mẹ hay trao đổi với
phụ huynh từ ngày hôm trước qua BimiSchool với nội dung tin nhắn ngắn gọn. Nhiều bố mẹ khơng
hiểu hết nội dung tin nhắn đến vì khơng có dấu hoặc gấp q mà khơng chuẩn bị được cho con.
Giải pháp mới:
     Vào mỗi buổi họp phụ huynh đầu năm học, tôi đều đưa ra những quy định, những tư vấn để bố
mẹ các con có thể nắm rõ và cùng con thực hiện. Mỗi tuần, các con có 2 tiết Tự nhiên và Xã hội và
đều cần có sự chuẩn bị. Tơi cung cấp tới phụ huynh các hình thức như tìm kiếm tài liệu, thu thập
thơng tin, tranh ảnh, số liệu thực tế… để phụ huynh phần nào nắm được và chủ động cùng con
hoàn thành. Tôi quy định phần giao việc này sẽ gửi bằng thông báo văn bản vào cuối mỗi tuần học
để bố mẹ cùng con có thời gian chuẩn bị. Bên cạnh đó, tơi đa dạng các hình thức thơng báo như sử
dụng phần mềm Sổ liên lạc điện tử Pino, tin nhắn zalo, facebook,… để gửi tới phụ huynh. Thời gian
đầu, phụ huynh lớp tôi khá bỡ ngỡ nhưng tới cuối học kì I, bố mẹ các con đều rất phấn khởi, giúp
đỡ vả ủng hộ nhiệt tình cách làm của tơi. Các con biết tự học, chủ động tìm kiếm thơng tin, biết thay
đổi một số thói quen khơng tốt,... Nhiều em còn biết nhắc nhở các thành viên trong gia đình giữ gìn
vệ sinh, tun truyền an tồn khi tham gia giao thông, đố những câu đố lên quan tới nội dung bài,
chia sẻ về sơ đồ tư duy, về những điều thú vị mình đã học được. Nhiều bố mẹ thường xuyên gửi
ảnh qua zalo, facebook về một số hoạt động của con và sự tiến bộ của con hàng ngày.
CHƯƠNG IV:
THỰC NGHIỆM KHOA HỌC VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
     Sáng kiến của tơi khơng có gì là to tát, những kinh nghiệm của tôi cũng rất đỗi bình thường.
Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ ràng qua cách làm này, tôi thấy các con u thích mơn
học, thích khám phá, tìm tịi. Các con chờ đợi tới tiết Tự nhiên và Xã hội để được trình bày, tranh

luận, để được “phơ” sản phẩm của mình,… Qua mỗi tiết học, tình cảm thầy trị, bạn bè càng gắn bó
và thân thiện hơn. Điều đó làm tôi rất vui!


     Trong khi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, tôi luôn quan sát, ghi chép rút kinh nghiệm
cuối mỗi giờ để điều chỉnh cho hợp lí. Những năm học trước khi chưa sử dụng đầy đủ các biện
pháp dạy học nêu trên, tơi có đối chiếu, so sánh thể hiện trong bảng sau:
* Năm học 2022-2023
1. Đánh giá mức độ tích cực trong việc học tập mơn Tự nhiên và Xã hội:

Rất tích cực

Tích cực

Bình thường

Khơng  tích cực

5/57

15/57

27/57

10/57

2.  Đánh giá sự u thích mơn học:

Rất thích


Thích

Bình thường

Khơng  thích

9/57

20/57

20/57

8/57

* Năm học 2022 – 2023:
1. Đánh giá mức độ tích cực trong việc học tập môn Tự nhiên và Xã hội:

Rất tích cực

Tích cực

Bình thường

Khơng  tích cực

31/40

8/40

1/40


0/40

2.  Đánh giá sự u thích mơn học:

Rất thích

Thích

Bình thường

Khơng  thích

35/40

5/40

0/40

0/40

     Với nội dung đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực mơn Tự nhiên
và Xã hội nói riêng và các mơn học nói chung, trong các tiết học, học sinh lớp tôi đều rất hứng thú
học tập. Các em mạnh dạn, tự tin và cởi mở trong giao tiếp. Có được kết quả như trên ngồi sự nỗ
lực của thầy và trị chúng tơi trong việc đổi mới phương pháp dạy học cịn có sự chỉ đạo đúng
hướng về đổi mới dạy học của Bộ giáo dục, Sở giáo dục, Phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà
trường. Nhưng mọi sản phẩm làm ra cho dù tốt đến mấy, chất lượng cao đến mấy cũng khơng thể
hồn hảo tuyệt đối. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi cũng vậy. Tuy tôi đã rất cố gắng nhưng không thể
tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của các đồng
nghiệp để tơi hồn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình!

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. KẾT LUẬN
     Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã và đang vận dụng thành công trong công tác giảng
dạy theo định hướng phát triển năng lực các môn học, đặc biệt là môn Tự nhiên và Xã hội.
     Qua quá trình nghiên cứu, bản thân tôi rút ra được bài học, muốn dạy tốt môn Tự nhiên và Xã
hội theo định hướng phát triển năng lực, bản thân người giáo viên phải :
     - Có lịng say mê nghề nghiệp, cách tổ chức tốt, ln tìm tịi sáng tạo trong các giờ dạy.
    - Ln tìm hiểu thói quen tồn tại, vướng mắc của từng học sinh để có biện pháp giúp đỡ, định
hướng các em cách học ngay từ đầu năm học.
     - Lựa chọn phương pháp, hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Lấy học sinh làm
trung tâm của mọi hoạt động, nêu vấn đề để học sinh giải quyết, tranh luận, yêu cầu học sinh vận
dụng vốn hiểu biết để tự tìm tịi, khám phá tri thức; giúp đỡ, gợi ý học sinh sử dụng nhiều hình thức
khác nhau để tìm tài liệu tham khảo,…
     - Giáo viên phải tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ qua việc đọc sách báo, đọc tài liệu tham
khảo, học hỏi đồng nghiệp để nâng cao tay nghề.


     - Kết hợp chặt chẽ với gia đình, nhà trường và xã hội. 
1. KHUYẾN NGHỊ
- Để giúp giáo viên thực hiện tốt đổi mới phương pháp dạy học, các nhà trường cần tích cực tổ
chức các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học, phổ biến các sáng kiến kinh nghiệm mang lại
hiệu quả cao.
- Phòng giáo dục Quận cần tổ chức nhiều hơn nữa các chuyên đề ở tất cả các môn học theo định
hướng phát triển năng lực để chúng tôi học tập.
- Tôi mong muốn được Nhà nước trang bị thêm nhiều trang thiết bị đồ dùng hiện đại, tranh ảnh,
băng đĩa hình để giáo viên có điều kiện giảng dạy tốt hơn.
     Chúng ta đang hướng tới Chương trình giáo dục phổ thơng mới mà mục tiêu chính của Chương
trình là phát triển năng lực cho học sinh, giúp học sinh làm chủ kiến thức, biết vận dụng hiệu quả
kiến thức vào đời sống và tự học suốt đời; có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp; biết xây
dựng và phát triển hài hòa các mối quan hệ xã hội; có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn

phong phú; nhờ đó có được cuộc sống ý nghĩa, đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước
và nhân loại. Hơn lúc nào hết, người giáo viên cần phải thay đổi để có cách nhìn, cách dạy mới
hơn, đáp ứng tốt  hơn nhu cầu của xã hội.
     Với một số biện pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực môn Tự nhiên và Xã hội lớp 3
mà tôi vừa trình bày, tôi hi vọng rằng các đồng nghiệp có thể vận dụng tốt vào công tác giảng dạy
tại lớp mình, tạo được môi trường học tập thân thiện, tích cực, chủ động, giúp các em có hứng thú
khi đến trường, khi tham gia các hoạt động học tập cũng như sinh hoạt ngoại khóa, đồng thời giúp
các em có kĩ năng sống tốt hơn trong các tình huống bất thường có thể xảy ra. Tuy tơi đã rất cố
gắng nhưng khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Rất mong nhận được sự góp ý chân
thành của các đồng nghiệp để tơi hồn thành tốt hơn nữa nhiệm vụ của mình! Tơi xin chân thành
cảm ơn!



×