Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Biện pháp dạy học lịch sử cho học sinh lớp 5 theo hướng tăng cường năng lực hợp tác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
--------------

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

BIỆN PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ
CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO HƯỚNG
TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC HỢP TÁC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học

TS. Phạm Quang Tiệp

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu. ............................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................... 2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................ 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu. ........................................................................... 3
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu ............................................................ 3
6.2. Phƣơng pháp quan sát............................................................................. 3
6.3. Phƣơng pháp điều tra .............................................................................. 3


6.4. Phƣơng pháp thống kê toán học .............................................................. 3
7. Giả thiết khoa học ...................................................................................... 4
NỘI DUNG .................................................................................................... 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP DẠY
HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG
NĂNG LỰC HỢP TÁC. ................................................................................ 5
1.1. Năng lực học tập của học sinh tiểu học. .................................................. 5
1.1.1. Khái niệm năng lực .............................................................................. 5
1.1.2. Phân loại năng lực ................................................................................ 6
1.1.3. Năng lực hợp tác .................................................................................. 7
1.1.3.1. Khái niệm năng lực hợp tác ............................................................... 7
1.1.3.2. Các biểu hiện của năng lực hợp tác .................................................... 7
1.1.3.3. Quy trình dạy học tăng cƣờng năng lực hợp tác ..... Error! Bookmark
not defined.
1.2. Dạy học môn Lịch sử lớp 5.................................................................... 9


1.2.1. Mục tiêu dạy học môn Lịch sử lớp 5 .................................................... 9
1.2.2. Nội dung môn Lịch sử lớp 5. .............................................................. 10
1.2.3. Đặc điểm môn Lịch sử lớp 5............................................................... 12
1.2.4. Những phƣơng thức dạy học lịch sử lớp 5. ......................................... 18
1.3. Đặc điểm học tập của học sinh lớp 5 .................................................... 20
1.3.1. Sự phát triển của quá trình nhận thức ( sự phát triển trí tuệ) ............... 20
1.3.2. Sự phát triển tình cảm của học sinh .................................................... 22
1.4. Thực trạng dạy học Lịch sử cho học sinh lớp 5 theo hƣớng tăng cƣờng
năng lực hợp tác. .......................................................................................... 22
1.4.1. Mục đích khảo sát............................................................................... 22
1.4.2. Nội dung khảo sát. .............................................................................. 23
1.4.3. Đối tƣợng khảo sát. ............................................................................ 23
1.4.4. Phƣơng pháp khảo sát. ........................................................................ 23

1.4.5. Kết quả khảo sát. ................................................................................ 23
CHƢƠNG 2. BIỆN PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 5
THEO HƢỚNG TĂNG CƢỜNG NĂNG LỰC HỢP TÁC. ......................... 29
2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp. ............................................................... 29
2.1.1. Ngu ên tắc đảm ảo chu n kiến thức k năng m n Lịch sử lớp 5 ....... 29
2.1.2. Khai thác thế mạnh của phƣơng pháp dạy học hợp tác........................ 30
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ..................................................... 30
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo phát triển năng lực hợp tác cho HS. ................... 31
2.2. Một số biện pháp ................................................................................... 31
2.2.1. Cách chia nhóm hiệu quả .................................................................... 31
2.2.2. Biện pháp phát huy tính tích cực của các thành viên trong nhóm ........ 33
2.2.2.2. Phân chia vai trò của các thành viên trong nhóm. ............................ 34
2.2.3. Cách bố trí không gian lớp học ........................................................... 39
2.2.4. Một số k thuật dạy học lịch sử theo hƣớng tăng cƣờng năng lực hợp tác
cho học sinh lớp 5. ....................................................................................... 40


2.2.4.1. K thuật mảnh ghép.......................................................................... 40
2.2.4.2. K thuật bể cá................................................................................... 43
2.2.4.3. K thuật khăn trải bàn. ..................................................................... 44
2.2.4.4. Lƣợc đồ tƣ du ................................................................................ 46
2.2.5. Thiết kế một số bài học lịch sử lớp 5 theo hƣớng phát hu năng lực hợp
tác. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 74
1. Kết luận .................................................................................................... 74
2. Kiến nghị.................................................................................................. 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC .................................................................................................... 78



LỜI CẢM

N

Để kh a luận tốt nghiệp ho n th nh v đƣợc phép bảo vệ, chúng t i đã
nhận đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân v đơn vị.
Nhân dịp này, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân th nh, sâu sắc đến:
Giảng viên hƣớng dẫn Tiến sĩ Phạm Quang Tiệp - ngƣời đã d nh nhiều
thời gian quý áu để hƣớng dẫn, góp ý, chia sẻ ... giúp chúng t i c định
hƣớng đúng trong suốt thời gian thực hiện kh a luận tốt nghiệp.
Thầy, cô phản biện - những ngƣời đã g p ý chân th nh, thẳng thắn để
chúng tôi hoàn thiện kh a luận tốt nghiệp của m nh.
Ban giám hiệu trƣờng Tiểu học Phú Đa – xã Phú Đa – huyện V nh
Tƣờng – tỉnh V nh Phúc; trƣờng Tiểu học Hùng Vƣơng – thị xã Phúc Yên –
tỉnh V nh Phúc; các thầ c giáo trong nh trƣờng v các em học sinh đã giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong suốt quá trình khảo sát, thực
nghiệm.
Dù đã rất cố gắng, song chắc chắn kh a luận tốt nghiệp n

kh ng tránh

khỏi những thiếu s t, kính mong nhận đƣợc sự g p ý của các thầ c .
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Linh


LỜI CAM ĐOAN
T i cam đoan đâ l đề tài nghiên cứu của tôi trong thời gian qua.
Những kết quả và các số liệu trong khóa luận l trung thực v chƣa t ng

đƣợc ai c ng ố trong ất k c ng tr nh n o khác.
T i xin cam đoan r ng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện kh a luận n
đã đƣợc cảm ơn v mọi trích dẫn trong kh a luận đã đƣợc ghi r nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả
Nguyễn Thị Thùy Linh


QUY ƯỚC VIẾT TẮT
HSTH: học sinh tiểu học
PPDH: phƣơng pháp dạy học
HS: học sinh
GV: giáo viên
NL: năng lực
BPDH: biện pháp dạy học
TBDH: thiết bị dạy học
CMT8: cách mạng tháng Tám


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời đại văn minh c ng nghiệp, khoa học công
nghệ phát triển nhƣ vũ ão đòi hỏi ngƣời lao động phải c năng lực cần thiết
cho bản thân . Sự phát triển kinh tế, xã hội đang đặt ra những yêu cầu ngày
c ng cao đối với hệ thống giáo dục. Vì vậ để đáp ứng nguồn nhân lực trẻ
phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại h a đất nƣớc, đáp ứng nhu
cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển ngƣời học thì nền tảng giáo dục
phải đƣợc đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do
UNESCO xác định l : “ Học để biết – học để làm – học để tự khẳng định
mình – học để chung sống”. Đổi mới giáo dục ở đâ c ngh a l đổi mới

phƣơng pháp dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của HS, tăng cƣờng năng lực làm việc nhóm, rèn luyện k năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn.
Trong xã hội lo i ngƣời, hợp tác với ngƣời khác đƣợc xem là một nhu
cầu tất yếu của cuộc sống. T thuở sơ khai, sự tồn tại và phát triển của loài
ngƣời đã thúc đ

con ngƣời liên kết, hợp tác với nhau nhƣ: săn ắt, hái lƣợm

cho đến chống lại thú dữ,… Cuộc sống ngày càng hiện đại, con ngƣời ngày
càng cần đến sự hợp tác v dƣờng nhƣ chỉ có sự hợp tác mới đem lại một kết
quả tốt đẹp t những điều thuộc công việc của mỗi cá nhân cũng nhƣ của
nhiều ngƣời nhƣ m i trƣờng, các mối quan hệ xã hội,… C thể nói, hợp tác là
con đƣờng tiêu biểu cho sự phát triển các quốc gia cũng nhƣ mỗi cá nhân.
Hợp tác không chỉ cần thiết trong cuộc sống thƣờng ngày mà ngay cả
trong học tập, n cũng đ ng vai trò hết sức quan trọng. Dạy học theo hƣớng
tăng cƣờng năng lực hợp tác là hình thức đặt HS v o m i trƣờng học tập tích
cực, trong đ HS đƣợc phân th nh các nh m để cùng hợp tác học tập lẫn
nhau. Học hợp tác giúp các em rèn luyện và phát triển k năng l m việc, k
1


năng giao tiếp, tạo điều kiện cho HS học hỏi lẫn nhau, phát huy vai trò, trách
nhiệm, tích cực xã hội trên cơ sở làm việc hợp tác. Nhờ có hoạt động hợp tác
mà các em HS có thể cùng nhau làm những công việc mà một mình bản thân
các em không tự l m đƣợc trong thời gian nhất định. Đối việc bậc tiểu học,
việc giáo dục và rèn luyện để tăng cƣờng năng lực hợp tác cho HS là hết sức
cần thiết, tạo điều kiện để các em có nhiều cơ hội giao lƣu, học hỏi lẫn nhau,
giúp đỡ lẫn nhau v đặc biệt là góp phần vào việc rèn luyện k năng cho HS.
Lịch sử lớp 5 là môn học có vị trí, ý ngh a v cùng quan trọng đối với

việc giáo dục học sinh. Nó cung cấp cho học sinh các sự kiện, hiện tƣợng,
nhân vật lịch sử t giữa thế kỉ thứ XIX đến nay, cụ thể là thời kì kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ cứu nƣớc. Qua đ học sinh thấ đƣợc sự bất khuất
và công lao to lớn của cha ông ta. Hình thành ở các em lòng êu nƣớc, tự hào
dân tộc, giúp các em hình thành và phát triển nhân cách đúng đắn.
Nó là môn học có khối lƣợng kiến thức lớn và rộng yêu cầu HS phải
tìm hiểu và tiếp thu, chính vì vậy việc hợp tác để cùng học tập sẽ giúp các em
học lịch sử hiệu quả hơn.
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề t i “ Biện pháp dạy học lịch sử
cho học sinh lớp 5 theo hướng tăng cường năng lực hợp tác”.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp dạy học lịch sử cho học sinh lớp 5 theo hƣớng tăng
cƣờng năng lực hợp tác.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Việc dạy học lịch sử cho HS lớp 5 theo hƣớng
tăng cƣờng năng lực hợp tác.
- Khách thể nghiên cứu: Qúa trình dạy học môn Lịch sử lớp 5.
4. Phạm vi nghiên cứu.
- Các tài liệu liên quan đến phát triển năng lực hợp tác cho học sinh.
- Phân môn Lịch sử lớp 5.
2


- Việc nghiên cứu đƣợc tiến hành trong phạm vi hẹp: khối lớp 5 –
Trƣờng Tiểu học Phú Đa – huyện V nh Tƣờng – tỉnh V nh Phúc v Trƣờng
Tiểu học Hùng Vƣơng – thị xã Phúc Yên – tỉnh V nh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của biện pháp dạy học theo
hƣớng tăng cƣờng năng lực hợp tác cho HS.
- Tìm hiểu thực trạng của việc dạy học lịch sử cho học sinh lớp 5 theo

hƣớng tăng cƣờng năng lực hợp tác.
- Đề xuất một số biện pháp dạy học lịch sử cho học sinh lớp 5 theo
hƣớng tăng cƣờng năng lực hợp tác.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra v đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu
thì không thể thiếu đƣợc các phƣơng pháp nghiên cứu. Với các vấn đề của đề
tài này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp:
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Thông qua các giáo trình, tạp chí giáo dục và mạng enternet, chúng tôi
tiến hành thu thập, nghiên cứu, phân tích các th ng tin liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
6.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy học phần Lịch sử môn Lịch sử v Địa lý lớp 5 ở
trƣờng tiểu học để thu thập những thông tin cần thiết cho đề tài.
6.3. Phương pháp điều tra
Điều tra đƣợc tiến hành theo mẫu phiếu hỏi để thu đƣợc những thông tin
làm rõ thực trạng giảng dạy của GV, năng lực hợp tác của HS v điều kiện về
đồ dùng, phƣơng tiện dạy học để phục vụ cho việc dạy hợp tác cho học sinh.
6.4. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng thống kê toán học để tổng hợp kết quả điểu tra của các kết quả
nghiên cứu.
3


7. Giả thiết khoa học
Nếu các biện pháp dạy học lịch sử đƣợc thiết kế theo hƣớng tăng cƣờng
sự trao đổi, chia sẻ giữa học sinh với học sinh trong quá trình học tập thì chất
lƣợng dạy học lịch sử sẽ đƣợc nâng cao, học sinh sẽ phát triển hơn cho m nh
năng lực hợp tác, làm việc nhóm.


4


NỘI DUNG
CHƯ NG 1. C

SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA BIỆN PHÁP

DẠY HỌC LỊCH SỬ CHO HỌC SINH LỚP 5 THEO HƯỚNG TĂNG
CƯỜNG NĂNG LỰC HỢP TÁC
1.1. Năng lực học tập của học sinh tiểu học
1.1.1. Khái niệm năng lực
- Gerard v Roegiers đã coi “ năng lực là tích hợp các k năng cho phép
nhận biết một tình huống v đáp ứng tình huống đ một cách tích hợp và tự
nhiên nhất”[10]
- De Ketele ( 1995) cho r ng “năng lực là một tập hợp trật tự các k năng
( các hoạt động) tác động lên nội dung trong một loại tình huống cho trƣớc để
giải quyết các vấn đề do tình huống n

đặt ra”[10]

- Xavier Roegiers (1996) quan niệm “năng lực là một vấn đề tích hợp ở
chỗ nó bao hàm cả những nội dung, những hoạt động cần thực hiện và các
tình huống trong đ diễn ra các hoạt động cần thực hiện và những tình huống
trong đ diễn ra các hoạt động”[10]
- Weitnert (2001) “năng lực là các khả năng v k xảo học đƣợc hoặc sẵn
có của cá thể nh m giải quyết các tình huống xác định, cũng nhƣ sự sẵn sàng
về động cơ, xã hội… v khả năng vận dụng cách giải quyết vấn đề một cách
có trách nhiệm và hiệu quả trong các tình huống linh hoạt”[10]
- Khái niệm của Uỷ ban Châu Âu (2005) về năng lực nhƣ sau: “Năng lực

là sự kết hợp của nhiều kiến thức, kỹ năng v thái độ phù hợp với một tình
huống n o đ .”
Có rất nhiều những quan niệm khác nhau về năng lực. Tuỳ theo mỗi góc
nhìn, mỗi quan niệm lại có một cách hiểu. Theo chúng tôi: năng lực là khả
năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để

5


hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng
của việc học tập và cuộc sống.
1.1.2. Phân loại năng lực
Ngƣời ta chia năng lực thành 2 loại: năng lực chung v năng lực chuyên
biệt.
Năng lực chung là những năng lực cơ ản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền
tảng cho mọi hoạt động của con ngƣời trong cuộc sống và lao động nghề
nghiệp nhƣ: năng lực nhận thức, năng lực trí tuệ, năng lực về ngôn ngữ và
tính toán, năng lực giao tiếp, năng lực vận động,… Các năng lực n

đƣợc

hình thành dựa trên bản năng di tru ền của con ngƣời, quá trình hoạt động và
trải nghiệm trong cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình hoạt động
khác nhau[10]
Sơ đồ các năng lực chung
CÁC NĂNG LỰC CHUNG CỐT LÕI

Nh m năng lực làm
chủ và phát triển
bản thân.


NL
tự
học

NL
giải
quyết
vấn
đề

NL

duy

Nh m năng lực về
quan hệ xã hội

NL
tự
quản


NL
hợp
tác

6

NL

giao
tiếp

Nh m năng lực công
cụ

NL sử dụng
công nghệ
thông tin và
truyền
thông

NL
sử
dụng
ngôn
ngữ

NL
tính
toán


- Năng lực chuyên biệt: l các năng lực đƣợc hình thành và phát triển
trên cơ sở các năng lực chung theo định hƣớng chuyên sâu, riêng biệt trong
các loại hình hoạt động, công việc hoặc tình huống, m i trƣờng đặc thù, cần
thiết cho những hoạt động chuyên biệt, đap ứng yêu cầu hạn hẹp hơn của một
hoạt động nhƣ Toán học, Âm nhạc, Thể thao, M thuật, Lịch sử,…
- Năng lực chuyên biệt v a là mục tiêu v a l “đơn vị thao tác” trong
các hoạt động dạy học, giáo dục góp phần hình thành và phát triển các năng

lực chung.
1.1.3. Năng lực hợp tác
1.1.3.1. Khái niệm năng lực hợp tác
Năng lực hợp tác là khả năng tƣơng tác lẫn nhau, trong đ mỗi cá nhân
thể hiện sự tích cực, tự giác, sự tƣơng tác trực diện và trách nhiệm cao trên cơ
sở hu động những tri thức, k năng của bản thân nh m giải quyết có hiệu quả
nhiệm vụ chung.
Năng lực hợp tác thuộc nh m các năng lực xã hội.
1.1.3.2. Các biểu hiện của năng lực hợp tác
Năng lực hợp tác của HS trong học tập đƣợc thể hiện qua những biểu
hiện sau đâ :
- Biết lắng nghe nhiệm vụ chung của nhóm và nhận nhiệm vụ của nhóm
trƣởng phân công.
Các thành viên lắng nghe nhiệm vụ nh m trƣởng phân công một cách
nghiêm túc và nhận nhiệm vụ của mình với thái độ vui vẻ và tinh thần trách
nhiệm.
- Thực hiện tích cực có kết quả các nhiệm vụ do nhóm giao cho cá nhân,
theo cặp hoặc nhóm nhỏ.
Khi đƣợc giao việc các thành viên phải biết cách tiến hành công việc
thế nào cho khoa học, kh ng để tiến trình công việc quá chậm so với những
7


th nh viên khác, đảm bảo công việc đƣợc ho n th nh đúng tiến độ và thời
gian.
- Biết trình bày, chia sẻ kết quả với các thành viên trong nhóm.
Các th nh viên đƣa ra ý kiến và chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp
các tình huống tƣơng tự trƣớc đ . Trong nh m đang thảo luận, ngƣời nào
càng chia sẻ đƣợc nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đƣa ra các ý
kiến sáng suốt cho nhóm, thì sẽ càng nhận đƣợc sự yêu mến và vị nể của các

thành viên còn lại. Và một khi, mỗi th nh viên trong nh m đều nhận thức
đƣợc tầm quan trọng của việc chia sẻ, không khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở
và tích cực hơn.
- Biết lắng nghe ý kiến của các thành viên khác.
Đâ l một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong
nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng n

phản ánh sự tôn trọng

ý kiến giữa các thành viên trong nhóm. Lắng nghe không chỉ là sự tiếp nhận
thông tin t ngƣời nói mà còn phải biết phân tích, nhìn nhận theo hƣớng tích
cực và phản hồi b ng thái độ tôn trọng những ý kiến của ngƣời n i dù đ l ý
kiến ho n to n trái ngƣợc với quan điểm của bản thân
- Biết thảo luận để đƣa ra kết luận chung của nhóm.
Các thành viên phải trao đổi, suy xét những ý tƣởng đã đƣa ra. Lựa chọn
những ý trả lời hay nhất và nhiều ngƣời đồng tình nhất rồi rút ra kết luận
chung cuối cùng.
- Biết tự đánh giá v đánh giá kết quả của thành viên trong nhóm và
giữa các nhóm với thái độ chia sẻ, xây dựng.
Có cái nhìn khách quan nhất về việc thực hiện nhiệm vụ của mình và của
các thành viên trong nhóm. Biết cách phân tích đúng, sai để sửa chữa hay góp
ý với đồng đội. Kh ng nhân cơ hội hạ thấp, chế nhạo, công kích bất cứ ai mà
những lời góp ý cần thể hiện sự chân th nh, giúp đỡ, động viên và có tính xây
dựng cao.
8


- Biết hợp tác, chia sẻ các nhiệm vụ và kinh nghiệm trong nhóm, trong
lớp, tiếp thu ý kiến của ngƣời khác một cách học tập tích cực.
Mỗi thành viên phải đ ng g p trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã

đề ra. Hơn thế cần chia sẻ những kinh nghiệm m nh c đƣợc thông qua học
tập và thực hiện các nhiệm vụ trong lớp cho cả lớp cùng học hỏi. Sẵn sàng
tiếp thu những ý kiến hay, những kinh nghiệm học tập của ngƣời khác một
cách tích cực.
1.2. Dạy học môn Lịch sử lớp 5
1.2.1. Mục tiêu dạy học môn Lịch sử lớp 5
a. Học xong môn lịch sử lớp 5 học sinh có một số kiến thức cơ bản
về:
Các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, tƣơng đối có hệ thống theo
dòng thời gian lịch sử Việt Nam nửa thế kỉ XIX đến nay.
- Đặc điểm môn lịch sử lớp 5 là cung cấp cho học sinh một số kiến thức
cơ ản thiết thực về các sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu, sắp xếp theo thứ tự
thời gian, đại diện cho các thời kỳ lịch sử, không chứa đƣng huyền thoại,
truyền thuyết ha ph ng tác, hƣ cấu lịch sử. Về mức độ chỉ giới hạn ở mức
biết lịch sử, còn yêu cầu về hiểu lịch sử chỉ ở mức rất sơ đẳng, chủ yếu xem
xét ý ngh a của các sự kiện, các nhân vật lịch sử đối với xã hội.
b. Bước đầu hình thành và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
- Quan sát các sự vật, hiện tƣợng; thu thập, tìm kiếm tƣ liệu lịch sử t
sách giáo khoa và các nguồn khác.
- Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn th ng tin để
giải đáp.
- Nhận biết các sự kiện, bảng thống kê.
- Trình bày lại kết quả học tập b ng lời nói, bài viết.
- Vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.

9


c. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh những thái độ và
thói quen:

- Ham học hỏi, tìm hiểu để biết về m i trƣờng xung quanh các em.
- Yêu thiên nhiên, con ngƣời, quê hƣơng, đất nƣớc.
- Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử, văn h a của
quê hƣơng, đất nƣớc.
T những giờ học trên lớp, các em biết – hiểu – yêu mến – tự hào về đất
nƣớc, con ngƣời Việt Nam. T đ các em thấ đƣợc trách nhiệm vinh dự của
ngƣời đội viên đối với quê hƣơng đất nƣớc, với Tổ quốc thân êu. Để làm
rạng danh nƣớc Việt trên toàn cầu.
1.2.2. Nội dung môn Lịch sử lớp 5.
Gồm các nội dung:
a. Hơn tám mươi năm chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ ( 1858 –
1945)
- Các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp: Trƣơng Định
- Đề nghị canh tân đất nƣớc: Nguyễn Trƣờng Tộ
- Cuộc phản công ở kinh thành Huế, phong trào Cần Vƣơng: Phan Đ nh
Phùng, Nguyễn Thiện Thuật…
- Nguyễn Ái Quốc.
- Sự chuyển biến trong kinh tế - xã hội – Việt Nam và cuộc đấu tranh
chống thực dân Pháp v o đầu thế kỉ XX.
- Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Phong tr o đấu tranh giải phóng dân tộc t năm 1930 đến năm 1945:
Xô viết Nghệ - T nh; Cách mạng tháng tám năm 1945; Chủ tịch Hồ Chí Minh
đọc Tu ên ng n độc lập ngày 2/9/1945.
Gồm 11 bài:
“ B nh Tâ Đại ngu ên soái” Trƣơng Định; Nguyễn Trƣờng Tộ mong
muốn canh tân đất nƣớc; Cuộc phản công ở kinh thành Huế; Xã hộ Việt Nam
10


cuối thế kỉ XIX; Phan Bội Châu v phong tr o Đ ng du; Qu ết chí ra đi t m

đƣờng cứu nƣớc; Đảng cộng sản Việt Nam ra đời; Xô viết Nghệ - T nh; Cách
mạng mùa thu; Bác Hồ đọc tu ên ng n độc lập và bài ôn tập.
b. Bảo vệ chính quyền non trẻ, trường kì kháng chiến:
- Việt Nam những năm đầu sau Cách mạng tháng Tám.
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Chiến thắng Việt Bắc thu – đ ng năm 1947; Chiến thắng Biên giới thu
– đ ng 1950; hậu phƣơng của ta.
- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Gồm 7 bài:
Vƣợt qua tình thế hiểm nghèo; “Thà hi sinh tất cả chứ nhất định
không chịu mất nƣớc”; Thu – đông 1947 Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”,
Chiến thắng Biên giới thu – đ ng 1950; Hậu phƣơng những năm sau chiến
dịch biên giới; Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ; Ôn tập.
c.Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất đất
nước:
- Sự chia cắt đất nƣớc.
- Bến Tre đồng khởi.
- Miền Bắc xây dựng: Nh má cơ khí H Nội.
- Hậu phƣơng v tiền tuyến: Đƣờng Trƣờng Sơn.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân miền Nam Tết Mậu
Thân 1968.
- Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Gồm 8

i: Nƣớc nhà bị chia cắt; Bến Tre đồng khởi; Nhà máy hiện đại

đầu tiên của nƣớc ta; Đƣờng Trƣờng Sơn; Sấm sét đêm giao th a; Chiến
thắng “ Điện Biên Phủ trên kh ng”; Lễ kí Hiệp định Pa – ri; Tiến vào dinh
độc lập.


11


d. Giai đoạn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước ( Từ năm 1975
đến nay):
- Hoàn thành thống nhất đất nƣớc.
- Xây dựng nhà máy thủ điện Hòa Bình.
Gồm 3 bài: Hoàn thành thống nhất đất nƣớc; xây dựng nhà máy thủy
điện Hòa Bình; Ôn tập.
1.2.3. Đặc điểm môn Lịch sử lớp 5.
 Lịch sử lớp 5 kéo dài t năm 1858 khi Pháp nổ súng xâm lƣợc Việt
Nam đến sau năm 1975 khi đất nƣớc hoàn toàn thống nhất.
 Với các nhân vật lịch sử và sự kiện chính nhƣ sau:
- Nhân vật lịch sử: Trƣơng Định, Nguyễn Trƣờng Tộ, Tôn Thất Thuyết,
Phan Bội Châu, Nguyễn Tất Th nh,…
- Sự kiện lịch sử: Hơn 80 năm chống thực dân Pháp ( 1858 -1945), Xô –
Viết Nghệ T nh, các cuộc khởi ngh a v hoạt động êu nƣớc chống thực dân
Pháp đầu thế kỉ XX, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Cách mạng tháng
Tám năm 1945 v tu ên ng n Độc lập ( 2/ 9/ 1945); Chín năm kháng chiến
chống Pháp ( 1945 – 1954): các chiến dịch quân sự lớn ( T nh h nh nƣớc ta
sau cách mạng tháng Tám có những thuận lợi song kh khăn chồng chất đ l
giặc đ i, giặc dốt, giặc ngoại xâm và nội phản, đầ nƣớc Việt Nam dân chủ
cộng hòa rơi v o tình thế “nghìn cân treo sợi t c”. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng
đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh đã c những biện pháp diệt giặc đ i
biện pháp cấp ách l “ lá l nh đùm lá rách”, “ hũ gạo cứu đ i”, “ng

ng
đồng

tâm”. Biện pháp lâu d i l tăng gia sản xuất).

Chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiệp định Giơ-ne-vơ chấm dứt chiến tranh
Đ ng Dƣơng; Kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nƣớc ( 1954 – 1975);
Xây dựng Chủ ngh a xã hội trong cả nƣớc ( năm 1975 đến nay).
 Gồm 4 dạng bài :
Dạng bài về tình hình kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội.
12


- Dạng bài này có nhiều ở Lịch sử lớp 5, nh m cung cấp cho HS những
hiểu biết về tình hình kinh tế - chính trị, xã hội nƣớc ta sau mỗi mỗi thời kì (
giai đoạn nhất định).
- Gồm 12 bài:
+ Bài 4: Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
T cuối thế kỉ thứ XIX, thực dân Pháp tăng cƣờng khai mỏ, lập nhà
má , đồn điền để vơ vét t i ngu ên v

c lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của

các ngành kinh tế mới đã l m cho xã hội Việt Nam có nhiều tha đổi. Một số
ngƣời l m ăn phát đạt đã trở thành chủ xƣởng hoặc nhà buôn lớn. Bộ máy cai
trị thuộc địa hình thành; thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã l m xuất
hiện tầng lớp viên chức, tri thức, chủ xƣởng nhỏ,…
+ Bài 10: Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập.
Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tu ên ng n Độc lập,
khai sinh nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ B i 12: Vƣợt qua tình thế hiểm nghèo
Trong tình thế “ngh n cân treo sợi t c” ( giặc dốt, giặc đ i, giặc ngoại
xâm), chính quyền non trẻ đã vƣợt qua hiểm nghèo, t ng ƣớc đ

lùi “giặc


đ i, giặc dốt, giặc ngoại xâm”.
+ B i 13: “Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc”
Cách mạng tháng Tám th nh c ng, nƣớc ta gi nh đƣợc độc lập nhƣng
thực dân Pháp quyết tâm cƣớp nƣớc ta lần nữa.
Cả dân tộc Việt Nam đứng lên kháng chiến với tinh thần “th hi sinh tất
cả, chứ nhất định không chịu mất nƣớc, nhất định không chịu làm nô lệ”.
+ Bài 16: Hậu phƣơng những năm sau chiến dịch biên giới
Sau năm 1950, hậu phƣơng của ta đƣợc mở rộng và xây dựng vững
mạnh, l m tăng thêm sức mạnh cho cuộc kháng chiến.
+ B i 19: Nh nƣớc bị chia cắt

13


Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, nhân dân ta chờ mong ng
đất nƣớc thống nhất. Nhƣng đế quốc Mỹ v

gia đ nh đo n tụ,

è lũ ta sai đã khủng bố, tàn sát

đồng bào miền Nam, âm mƣu chia cắt lâu d i đất nƣớc ta.
+ Bài 21: Nhà máy hiện đại đầu tiên của nƣớc ta
Năm 1958, Nh má Cơ khí H Nội ra đời, góp phần to lớn vào công
cuộc xây dựng chủ ngh a xã hội ở miền Bắc v đấu tranh thống nhất đất nƣớc.
+ B i 22: Đƣờng Trƣờng Sơn.
Ng

19/5/1959, Trung ƣơng Đảng quyết định mở đƣờng Trƣờng Sơn.


Đâ l con đƣờng để miền Bắc chi viện sức ngƣời, vũ khí, lƣơng thực,… cho
chiến trƣờng, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng miền Nam.
+ B i 7: Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
Đầu xuân năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. T đ , cách
mạng nƣớc ta c Đảng lãnh đạo v đã gi nh đƣợc nhiều thắng lợi vẻ vang.
+ Bài 25: Lễ kí hiệp định Pa-ri.
Ngày 27/1/1973, tại Pa-ri đã diễn ra lễ kí Hiệp định về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ buộc phải rút quân khỏi Việt
Nam.
+ Bài 27: Hoàn thành thống nhất đất nƣớc
Ngày 24/5/1976, nhân dân ta vui m ng, phấn khởi đi ầu cử Quốc hội
chung cho cả nƣớc. Kể t đâ , nƣớc ta c Nh nƣớc thống nhất.
+ Bài 28: Xây dựng nhà máy thủ điện Hòa Bình
Nhà máy thủ điện Hòa Bình là kết quả 15 năm lao động, sáng tạo đầy
gian khổ, hi sinh của hàng nghìn cán bộ công nhân Việt Nam và Liên Xô, là
thành tựu to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng đất nƣớc.
Dạng bài có nội dung nhân vật lịch sử
- Ở dạng

i n , trong chƣơng tr nh Tiểu học lớp 5 không giới thiệu

tiểu sử của các nhân vật, mà thông qua những sự kiện cơ ản trong sự nghiệp
của các nhân vật để làm sáng tỏ lịch sử dân tộc. Nhƣ vậy, nhân vật lịch sử bao
14


giờ cũng gắn liền với với sự kiện lịch sử. Giáo viên phải biết khai thác tốt các
sự kiện để làm nổi bật những hoạt động và công lao to lớn của nhân vật.
- Gồm 4 bài:

+ B i 1: “ B nh Tâ Đại Ngu ên Soái” Trƣơng Định
Năm 1962, triều đ nh nh Ngu ễn kí hòa ƣớc, nhƣờng 3 tỉnh miền
Đ ng Nam K cho thực dân Pháp. Triều đ nh ra lệnh cho Trƣơng Định phải
giải tán lực lƣợng kháng chiến nhƣng Trƣơng Định kiên quyết cùng nhân dân
chống quân xâm lƣợc.
+ Bài 2: Nguyễn Trƣờng Tộ mong muốn canh tân đất nƣớc.
Nguyễn Trƣờng Tộ đã nhiều lần đề nghị canh tân đất nƣớc. Nhƣng
những đề nghị của ng kh ng đƣợc vua quan nhà Nguyễn nghe theo và thực
hiện.
+ Bài 5: Phan Bội Châu v phong tr o Đ ng du.
Phan Bội Châu l nh

êu nƣớc tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỉ XX.

Phong tr o Đ ng Du do ng cổ động, tổ chức nh m đ o tạo nhân tài cứu
nƣớc.
+ Bài 6: Quyết chí ra đi t m đƣờng cứu nƣớc.
Năm 1911, với lòng êu nƣớc thƣơng dân, Nguyễn Tất Th nh đã t
cảng nhà Rồng quyết chí ra đi t m đƣờng cứu nƣớc.
Dạng bài có nội dung về các cuộc khởi nghĩa, kháng chiến, chiến dịch.
- Đâ l loại bài có nội dung hấp dẫn, lôi cuốn sự chú ý của học sinh.
Do đ , giáo viên phải tái hiện sự kiện sinh động cụ thể. Sử dụng câu hỏi về sự
phát sinh của sự kiện: Nguyên nhân sâu xa, nguyên nhân trực tiếp hay hoàn
cảnh, bối cảnh lịch sử của sự kiện. Đâ l một đặc điểm tƣ du lịch sử cần
hình thành t ng ƣớc cho học sinh.
Mặt khác, đối với loại bài này phần quan trọng nhất là trình bày
diễn biến, phát triển của sự kiện lịch sử. Vì vậy phải cho học sinh nắm vững
15



mốc thời gian bắt đầu diễn ra sự kiện, địa danh, nhân vật lịch sử, các đƣờng
tiến công, diễn biến trận đánh ......

ng cách nêu vấn đề, câu hỏi .....

Sau phần diễn biến l hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu kết quả sự kiện đ
và rút ra ý ngh a lịch sử, bài học kinh nghiệm. Đối với loại bài này giáo viên
giúp học sinh nhận thức mối quan hệ nhân quả của sự kiện, thắng lợi hay thất
bại đều có ảnh hƣởng nhất định đối với lịch sử.
- Gồm 10 bài:
+ Bài 3: Cuộc phản công ở kinh thành Huế
Năm 1885, sau cuộc phản công ở kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết
đƣa vua H m Nghi lên vùng r ng núi Quảng Trị, ra Chiếu Cần Vƣơng. T đ ,
bùng nổ một phong trào chống Pháp mạnh mẽ kéo d i đến cuối thể kỉ XIX,
gọi là phong trào Cần Vƣơng.
+ Bài 8: Xô viết Nghệ - T nh
Trong những năm 1930-1931, nhân dân Nghệ-T nh đã đấu tranh quyết
liệt, gi nh đƣợc quyền làm chủ, xây dựng cuộc sống mới văn minh, tiến bộ ở
nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Ngày 12/9 là ngày kỉ niệm Xô viết NghệT nh.
+ Bài 9: Cách mạng mùa thu
Mùa thu năm 1945, nhân dân cả nƣớc vùng lên phá tan xiềng xích nô
lệ. Ngày 19-8 là ngày kỉ niệm CMT8 ở nƣớc ta.
+ Bài 14: Thu – đ ng 1947, Việt Bắc “ mồ chôn giặc Pháp”
Thu - đ ng 1947, thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc hòng tiêu diệt
cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của ta để nhanh chóng kết
thúc chiến tranh nhƣng Việt Bắc đã trở th nh “mồ chôn giặc Pháp”.
+ Bài 15: Chiến thắng biên giới thu – đ ng 1950.
Thu – đ ng 1950, ta chủ động mở chiến dịch Biên giới v đã gi nh
thắng lợi, Căn cứ địa Việt Bắc đƣợc củng cố và mở rộng. T đâ , ta nắm
quyền chủ động trên chiến trƣờng.

16


+ Bài 17: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
Sau 56 ng

đêm chiến đấu kiên cƣờng, gian khổ, bộ đội ta đã đánh

sập “pháo đ i khổng lồ” của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ ghi trang vàng
chói lọi vào lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
+ Bài 20: Bến Tre Đồng khởi.
Cuối năm 1959 – đầu năm 1960, phong trào “Đồng khởi” nổ ra và
thắng lợi ở nhiều vùng nông thôn miền Nam. Bến Tre l nơi tiêu iểu của
phong tr o “Đồng khởi”.
+ Bài 23: Sấm sét đêm giao th a.
Tết Mậu Thân năm 1968, quân dân miền Nam đồng loạt tổng tiến
công và nổi dậy ở khắp các thành phố, thị xã,… l m cho Mỹ v quân đội Sài
Gòn thiệt hại nặng nề, hoang mang, lo sợ.
+ Bài 24: Chiến thắng “ Điện Biên Phủ trên kh ng”
Trong 12 ng

đêm cuối năm 1972, đế quốc Mỹ dùng máy bay B52

ném bom hòng hủy diệt Hà Nội và các thành phố lớn ở miền Bắc, âm mƣu
khuất phục nhân dân ta. Song, quân dân ta đã lập nên chiến thắng oanh liệt
“Điện Biên Phủ trên kh ng”.
+ Bài 26: Tiến v o dinh độc lập.
Ngày 30-4-1975, quân ta giải phóng Sài Gòn, kết thúc Chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử. Đất nƣớc đƣợc thống nhất v độc lập.
Dạng bài có nội dung ôn tập, tổng kết.

- Đâ l loại bài học nh m hệ thống hoá và củng cố lại những kiếm
thức đã học cho học sinh sau mỗimột thời kỳ ( giai đoạn lịch sử), giúp các em
nắm vững kiến thức cơ ản, nhận thức lịch sử một cách sâu sắc, toàn diện
hơn. Đối với loại bài này giáo viên cần chu n bị chu đáo cho học sinh, lựa
chọn phƣơng pháp phù hợp để mạng lại hiệu quả tiết dạ cao. Đặc biệt giáo
viên dựa vào câu hỏi trong SGK, thiết kế hệ thống câu hỏi cho học sinh chu n
bị trƣớc, Trong tiến trình dạy học, giáo viên phải thu hút học sinh vào công
17


việc, phát huy cao nhất tính tích cực của học sinh trong việc trao đổi những
câu hỏi m giáo viên đặt ra, thực hiện các công việc nhƣ vẽ sơ đồ, lập bảng
thống kê, lập bảng niên biểu,…
- Gồm 3 bài:
+ Bài 11: Ôn tập: Hơn tám mƣơi năm chống thực dân Pháp xâm lƣợc và
đ hộ (1858 – 1945).
Tình hình kinh tế-chính trị, văn h a-xã hội, các nhân vật, sự kiện lịch
sử; các cuộc cách mạng chống thực dân Pháp của nƣớc ta t năm 1858 đến
năm 1945.
+ B i 18: Chín năm kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc ( 1945 – 1954)
Sau lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh, các cuộc
chiến dịch liên tiếp nổ ra nh m đánh đuổi và tiêu diệt thực dân Pháp.
+ Bài 29: Ôn tập: Lịch sử nƣớc ta t giữa thế kỉ XIX đến nay.
Tình hình kinh tế - chính trị, văn h a – xã hội; các cuộc cách mạng,
kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nƣớc ta t năm 1954 đến sau năm 1975
khi nƣớc ta hoàn toàn thống nhất.
1.2.4. Những phương thức dạy học lịch sử lớp 5.
- Phƣơng pháp trực quan: là PPDH sử dụng những phƣơng tiện trực
quan, phƣơng tiện k thuật dạy học trƣớc, trong và sau khi nắm tài liệu mới,
khi ôn tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, k năng, k xảo.

Ví dụ: cho HS quan sát tranh, ảnh, xem video về các nhân vật, sự kiện,
diễn biến lịch sử; HS quan sát lƣợc đồ diễn biến của các cuộc kháng chiến để
hình thành kiến thức lịch sử trong các em một cách hiệu quả v sinh động.
- Phƣơng pháp trò chơi học tập: Trò chơi học tập là trò chơi gắn với
nội dung học tập của HS. Bản chất của nó là thông qua việc tổ chức cho HS
hoạt động để chuyển tải nội dung bài học đến HS. Tạo không khí thoải mái,
dễ chịu, giờ học trở nên hấp dẫn hơn; phát hu đƣơc tính tự giác, tích cực của
học sinh.
18


×