Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Trồng và bảo quản hoa cúc từ mô sẹo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.65 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG
BÀI BÁO CÁO MÔN CHẾ BIẾN BẢO
QUẢN RAU HOA QUẢ SẠCH
Đề tài:
Trồng và bảo quản hoa cúc từ mô sẹo
Sinh viên thực hiện:
1)Huỳnh Thanh Tâm 072556S
2)Lương Minh Vân 072648S

07SH2D
1
Mục lục:
Phần I: Tổng quan
1) Giới thiệu về hoa cúc
2) Giới thiệu nhân giống invitro hoa cúc
Phần II: Quá trình thực hiện
1) Sơ đồ quy trình
2) Thuyết minh quy trình
Phần III: Cách trồng
07SH2D
2
Phần I-TỔNG QUAN
1.Giới thiệu về hoa cúc :
Tên khoa học Chrysanthemum sp. (họ Asteraceae), có nguồn gốc từ
trung quốc và các nước Châu Âu.
Hoa cúc đã được trồng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu. Từ xa xưa, chơi
cúc đã là một thú chơi tao nhã của các bậc học sỹ và các gia đình giàu có của
Việt Nam. Trải qua nhiều năm, cùng với các kỹ thuật lai ghép, các phương
pháp trồng hoa mới, chất lượng và chủng loại hoa cúc ở Việt Nam đã được cải
thiện rất nhiều. Cho đến nay có khoảng trên 70 giống hoa cúc được trồng với


mục đích cắt cành tại Việt nam.
Hoa cúc được trồng phổ biến tại nhiều vùng trồng hoa của nước ta.
Trong đó các vùng trồng lớn nhất là làng hoa của Hà Nội, Mê Linh (Vĩnh
Phúc), Nam Định và Đà Lạt. Hoa cúc được trồng làm cảnh tại Đà Lạt từ lâu
nhưng thực sự trở thành sản phẩm kinh tế từ năm 1995. Cho đến nay có khoảng
trên 70 giống hoa cúc được trồng với mục đích cắt cành tại Đà Lạt. Giống hoa
cúc hiện nay chủ yếu xuất phát từ Hà Lan và du nhập vào Đà lạt với nhiều hình
thức khác nhau.
Theo Đông y, kim cúc vị đắng, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt,
chữa mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm
lạnh, cúm, viêm mũi, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ
Mỗi loài hoa cúc chữa được nhiều bệnh khác nhau. Dưới đây là ứng dụng chữa
bệnh từ các loài hoa cúc
Kim cúc
Theo Đông y, kim cúc vị đắng, cay, có tác dụng thanh nhiệt, giải nhiệt, chữa
mụn nhọt sưng đau, đau mắt đỏ có sưng, đau đầu chóng mặt, chữa cảm lạnh,
cúm, viêm mũi, viêm vú, hoa mắt, huyết áp cao, viêm gan, kiết lỵ Nếu bị cảm
07SH2D
3
mạo phong nhiệt, thì dùng kim cúc 20g, củ sắn dây 15g, lá dâu tằm 10g, rễ cây
lau 8g, bạc hà, cam thảo mỗi vị 5g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Nếu bị đinh nhọt, dùng kim cúc, bồ công anh mỗi vị 30g, từ hoa địa linh 20g,
kim ngân 5g. Sắc uống vào lúc đói, ngày 1 thang chia 3 lần, uống 3 ngày liền.
Viêm tuyến vú, lấy kim cúc 20g, kim ngân hoa, bồ công anh, cam thảo (mỗi vị
12g), sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần cho đến lúc khỏi. Bên ngoài dùng lá kim
cúc cùng hành, muối, giã nhỏ đắp nơi đau ở vú một lần trong ngày. Giảm béo,
dùng hoa cúc vàng vừa nở đem phơi khô để pha trà uống đều đặn có tác dụng
“thanh lý” chất dầu mỡ dư thừa trong cơ thể đạt hiệu quả giảm béo mà không
hề gây hại cho cơ thể. Chữa sáng mắt, trừ màng mộng mắt: sử dụng cánh hoa
cúc nấu canh cá trong bữa ăn, hoặc trộn cánh hoa tươi vào gạo thổi cơm (mỗi

nồi cơm 2 bông).
Cúc vạn thọ
Cúc vạn thọ vị đắng, mùi thơm, tính mát, tác dụng tiêu viêm, làm long đờm, trị
ho, lá cúc vạn thọ làm mát gan, phổi, giải nhiệt, chữa đau mắt, ho gà, viêm
miệng, đau răng, dùng đắp ngoài để trị viêm tuyến mang tai, viêm vú, viêm da
mủ. Ho gà: hoa cúc vạn thọ 15g, đường phèn 10g. Sắc lấy 150 ml chia 3 lần
uống trong ngày. Uống liền 3–5 ngày. Đau răng: hoa cúc vạn thọ 5 cái, lá nhãn
5 lá, muối ăn chừng 15 hạt. Rửa sạch giã nhỏ chia 3 phần đều nhau, mỗi lần đặt
một phần thuốc vào nơi răng đau. Còn hai phần ngậm thay đổi mỗi lần một
phần. Chữa đau mắt đỏ: lá cúc vạn thọ 10 lá, lá dâu non 10 lá, rửa sạch cho vào
ca đổ nước sôi vào và xông hơi nơi mắt đau (không để gần quá gây bỏng mắt).
Ngày làm một lần trong 2–3 ngày. Mụn nhọt chưa vỡ: lá cúc vạn thọ 10g, lá táo
ta 15g, muối ăn 10 hạt. Rửa sạch, giã nhỏ, đắp vào nơi đau. Ngày thay 1 lần.
Sơn bạch cúc
Sơn bạch cúc có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, trấn ho,
chữa trị cảm mạo phong nhiệt, viêm amidan, viêm phế quản, nhọt sưng, rắn
cắn, ong đốt. Chữa viêm tuyến vú: sơn bạch cúc 40g, hoa kim ngân 20g, sắc
uống. Chữa rắn cắn: sơn bạch cúc ép lấy nước, hoặc nước sắc sơn bạch cúc khô
mà đắp. Trừ ho tiêu đờm: sơn bạch cúc 5 bông, mộc nhĩ trắng 10g, hạnh nhân
07SH2D
4
8g, hồng táo 6 quả, đường phèn 1 thìa to. Bạch cúc tách từng cánh, rửa sạch, để
ráo, mộc nhĩ trắng ngâm nước cho mềm, cắt bỏ đầu thô, thái thành đoạn nhỏ,
hạnh nhân rửa sạch, hồng táo ngâm mềm. Cho mộc nhĩ, hạnh nhân, hồng táo
cùng 4 bát nước vào nồi ninh, khi táo đỏ mềm thì cho đường phèn vào hòa đều,
để nguội, rắc hoa vào là ăn được, hoặc để trong tủ lạnh dùng dần.
Cúc bách nhật
Cúc bách nhật vị ngọt hơi chát, tính bình, tác dụng tiêu viêm, chống ho được
dùng chữa hen phế quản, viêm phế quản cấp hay mãn, ho gà, đau mắt, đau
đầu Chữa đau đầu: lấy hoa cúc bách nhật, lá ngò tây, mỗi vị 5g, ngải cứu 10g,

lá chanh, hương nhu mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang, dùng trong 5 ngày
liền.
Cúc mốc
Cúc mốc vị cay, thơm, tính mát, được dùng chữa thổ huyết, chảy máu cam,
chữa sởi, lở, ù tai, trị ho và làm thuốc điều kinh Chữa ho: lá cúc mốc 15g, lá
húng chanh 20g, đem sắc uống ngày 1 thang, trong 5 ngày. Điều kinh: Lá cúc
mốc 20g, lá ích mẫu 15g, ngải cứu 10g, đem sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần,
uống thuốc lúc nóng.
Nhóm đại đoá:
• Hoa đơn: Màu vàng, trắng, đỏ, tím đỏ. Hoa lớn 6-7cm, cánh kép.
• Hoa chùm: Màu cam, vàng nghệ, vàng chanh, trắng Hoa 4-5 cm, cánh kép.
Nhóm hoa nhỏ:
• Cúc Tổ ong: Màu trắng, vàng, vàng nghệ, xanh két, đỏ đậm, tím Nhụy dạng
tổ ong, nhiều hoa. Hoa 2-2,5cm
• Cúc Vạn thọ: Màu trắng, vàng, cam, đỏ. Cánh kép phân bố kiểu hoa vạn thọ.
Hoa 3-5cm
• Cúc Pingpong: Màu trắng, vàng. Cánh kép. Hoa toả đều 3-5cm
07SH2D
5
• Cúc Cánh mai Màu tím, hồng, đỏ, vàng nhạt, vàng đậm, vàng cháy, trắng,
cam, cam đậm, nâu nhạt Hoa 1-2 lớp cánh. Nhụy dạng hoa marguerite. Hoa
2,5-3cm
• Cúc Cánh qùy: Màu tím, vàng. Hoa 1 lớp cánh mỏng. Hoa 4-5cm
• Cúc Tiger: Màu vàng-đỏ, Tím-trắng. Hoa 1lớp cánh, dạng muỗng. Hoa 2-2,5
cm
Nhóm cúc tía:
• Tia có muỗng:, Trắng, vàng nghệ, Xanh két Cánh kép. Hoa 4-5 cm
• Tia không muỗng: Màu trắng, vàng tuơi, đỏ, xanh Cánh kép dạng ống
thẳng. Hoa 4-5 cm.
Cây có thể mọc ở xứ nhiệt đới nên chịu khí hậu nóng, nhiệt độ trung

bình từ 20
0
C đến 30
0
C, trong đó điều kiện khí hậu lí tưởng nhất cho việc nuôi
trồng loài hoa này là từ 22
0
C- 27
0
C.
Cụ thể hoa cúc ưa bóng mát, chịu sáng, chịu nắng. Ở giai đoạn cấy mô
và cây con cần duy trì độ ẩm khoảng 70%, nhiệt độ 20-30
0
C.
Chế độ dinh dưỡng cho cây như sau: Cho vào mỗi chậu 1 viên phân tan
chậm và sử dụng phân NPK có tỷ lệ 20:20:20, tưới hoặc phun 10 ngày/ lần
(nồng độ 2-3g/ 10 lít nước sạch). Chu kì tưới nước: Mùa hè 7 ngày/lần, mùa
đông 10 ngày/lần. Nước tưới cho cúc phải là nước sạch, nếu nước giếng khoan
phải qua hệ thống lọc. Nhà kín trồng hoa cúc thường có mái che làm bằng tấm
lợp nylon trong, vừa có đủ sáng đồng thời tránh vi khuẩn, mầm bệnh có thể
hiện diện trong không khí.
Ở thời kỳ ra hoa, cây được tưới hoặc phun dinh dưỡng NPK. Khi thấy
cây cúc nhú hoa tưới phân NPK 6:30:30 nồng độ 2g/lít nước, thời gian phun 7-
10 ngày/lần, để cho hoa mập hơn, bền và sắc hoa tươi lâu hơn. Đặc biệt khi cây
nở hoa người trồng không nên tưới nước hoặc dinh dưỡng lên hoa vì nước sẽ
làm hoa úng hoặc bị cháy nắng. Khi hoa nở gần tàn, cây có hiện tượng yếu đi
nên cắt ngay cành hoa và tưới phân NPK 30:10:10 để dưỡng cây.
07SH2D
6
2.Nhân giống invitro hoa cúc từ mô sẹo:

Các nhà nuôi cấy mô đã dùng phương pháp nuôi cấy mô sẹo để tạo dòng
cây ổn định về mặt di truyền. Cây giống tạo ra theo phương pháp này gọi là cây
tạo dòng (cloning). Phương pháp này có ưu điểm tạo nên được những quần thể
cây con đồng tính trạnh, có sự tăng trưởng và chất lượng hoa đồng đều.
Đặc điểm mô sẹo:
Mô sẹo là một khối tế bào không có tổ chức, hình dạng không ổn định,
hình thành từ các mô hoặc các cơ quan đã phân hóa dưới điều kiện đặc biệt (vết
thương, xử lý bằng các chất điều hòa sinh trưởng thực vật…). các điều kiện
trên sẽ dẫn đến sự phản phân hóa của các tế bào mô và các cơ quan này (trừ các
tế bào mô phân sinh). Sự phản phân hóa giúp cho tế bào trưởng thành được trẻ
hóa, tái lập khả năng phân chia và tạo phôi soma trong điều kiện thích hợp.
Màu sắc mô sẹo không giống nhau trên môi trường nuôi cấy khác nhau
hay trên các bộ phận nuôi cấy khác nhau. Chúng thường có màu trăng, trắng
xanh, xanh và đôi khi có cả màu nâu đen. Sự hình thành mô sẹo xuất hiên khi
có sự tham gia của một số chất điều hòa tăng trưởng thực vật. khi môi trường
giàu auxin thì chúng có khả năng tạo thành mô sẹo.
Mô sẹo thường phát sinh trong quá trình tạo cơ quan đặc biệt là qua
trình tạo rễ. do đó cây non hay những mảnh thân non của cây trưởng thành thì
khả năng tạo sẹo cao. Ngược lại, những mảnh cơ quan trưởng thành thường
không có khả năng tạo mowiscow quan cũng như tạo sẹo. khả năng tái sinh từ
mô sẹo là quá trình quan trọng nhất trong việc nuôi cấy. đặc điểm này tùy
thuộc vào các loại mô sẹo.
Nói chung sự tạo mo sẹo invitro nhở Auxin thuộc về một trong ba quá trình:

- Sự phản phân hóa của tế bào nhu mô (ít nhiều ở sâu bên trong cơ quan): nhu
mô mộc và libe, nhu mô vỏ hay lõi.
- Sự phân chia của tế bào thượng tầng (tầng phát sinh libe-mộc).
07SH2D
7
- Sự xáo trộn của mô phân sinh sơ khởi (chồi hay rễ).

Các loại mô sẹo thường gặp:
- Mô sẹo xốp: chũa nhiều tế nào xốp với nhân nhỏ, tế bào chất lỏng, không bào
to.
- Mô sẹo chắc: chũa những tế bào chác nhân to, tế bào chất đậm đặc, không
bào nhỏ.
Thường thì mô sẹo chắc mới có khả năng tái sinh. Ngoài ra mô sẹo cũng
mất khả năng tái sinh qua một số lần cấy chuyền.
Những mô sẹo xốp thường được dùng làm nguyên liệu trong nuôi cấy
huyền phù tế bào. Mỗi loại mô sẹo với màu sắc và trạng thái khác nhau chính
là những dòng tế bào riêng rẽ. chính vì thế chọn dòng tế bào và phân lập thành
những dòng tế bào cao năng đóng vao trò rất quan trọng trong quá trình sản
xuất các hợp chất thứ cấp có giá trị cao.
a) Nuôi cấy huyền phù tế bào:
Nhằm tăng sinh khối tế bào và tạo ra những tế bào riêng rẽ, người ta đã
thông qua quá trình nuôi cấy tế bào ở dạng huyền phù.
Mô sẹo phân chia thành nhiều dòng tế bào đồng nhất hơn là cây nguyên
vẹn, Nhưng mô sẹo thường không đồng nhất khi nuôi cấy trên môi trường
thạch và mô sẹo chũa những tế bào ở giai đoạn phat triển.
Chính vì thế, người ta đã sử dụng huyền phù tế bào để chúng có thể sinh
trưởng thành khối, biểu thị một tốc độ tăng trưởng nhanh và mọi tế bào đều
đồng nhất trong môi trường nuôi cấy. nuôi cấy huyền phù tế bào bắt dầu bằng
việc chuyển mô sẹo từ môi trường thạch sang môi trường lỏng có cùng thành
phần với môi trường nuôi cấy mô sẹo và lắc với tốc độ 50-130 vòng/phút ở
25oc. mô sẹo sẽ ngập chìm trong môi trường longrlawcs khi đó những tế bào
hay cụm tế bào sẽ được tách ra khỏi mô sẹo. huyền phù tế bào là nguồn thích
hợp để cung cấp tế bào đơn làm nguyên liệu cho tạo dòng, cung cấp tế bào trần
cho dung hợp hay thao tác di truyền, cho sự phát sinh phôi tỷ lệ cao và cho sản
xuất thương mại những hợp chất thứ cấp.
Caphin và teward (1949) đã đua ra phương pháp nuôi cấy tế bào trong môi
trường lỏng có lắc và đã thu được những thành công. Sau đó kỹ thuật này

nhanh chóng được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp nuôi cấy tế bào thưc vật.
ẫn đề về kỹ thuật cho sự khởi tạo và nuôi cấy huyền phù tế bào dần dần từng
07SH2D
8
bước được cải tiến với quy mô công nghệ cao hơn. Người ta đưa ra bình lên
men (bioreactor) mà trước đó chỉ sử dụng cho vi sinh vật để sản xuất sinh khối
tế bào thực vật.
b) Nuôi cấy tạo dòng tế bào:
Các tế bào có tính chát sinh lý không giống nhau. Vi dụ như việc sản
xuất sắc tố trong tế bào thì không phải tế bào nào cũng tạo ra được. do đó, ta
cần phải chọn lọc các dòng tế bào mong muốn, như việc chọn lọc các dòng vi
sinh vật.
c) Bioreactor trong việc sản xuất hợp chất thứ cấp:
Bioreactor la phương pháp nuôi cấy dựa trên một bình nuôi cấy được
thiết kế chuyên biệt nhằm mục đích nhân lên số lượng lớn tế bào, mô hay cơ
quan trong môi trường lỏng có hệ thống làm thống làm thoáng khí.
Bioreator với hệ thống cung cấp và xả môi trường, hệ thống cấp và thoát khí vô
trùng, kiểm soát các yếu tố môi trường bên trong như sự lắc, sự thoáng khí,
nhiệt độ, oxy hòa tan, pH…
Nuôi cấy bằng bioreactor là một trong những phương pháp đầy hữa hẹn
cho nhân giống với số lượng lươn tế bào, phôi soma hay các đơn vị phát sinh
cơ quan (củ, hành, đốt, củ bi hay cụm chồi), trong đó đã có một số báo cáo về
nhân giống các loại cây hoa cảnh và cây dược liệu bằng bioreactor. Số lượng
lớn sinh khối tế bào được tạo ra nhờ phương pháp này, giúp cho việc thu nhận
hợp chất thứ cấp với số lượng lớn.
Tuy nhiên, sự mâu thuẫn trong việc tối ưu các loại bioreactor cũng như
các thông số nuôi cấy cũng được nêu lên. Nguyên nhân chính là do sự khác
nhau về loài, do đó cần phải quan sát cẩn thận từng trường hợp cụ thể. Khi
chuẩn bị nuôi cấy trên một đối tượng nào đó, thông thường bắt đầu với hệ
thống bioreactor nhỏ để tối ưu hóa các điều kiện nuôi cấy, sau đó nuôi cấy

trong các bioreactor (500-1000 lít) quy mô lớn dễ dàng thực hiên hơn
07SH2D
9
Phần II - QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Chuẩn bị mẫu cấy:
Kích thước và hình dạng ban đầu của mẫu cấy thường không khắt khe
lắm mặc dù mẫu cấy không thể tăng trưởng được nếu như kích thước mẫu cấy
nhỏ hơn kích thước cần thiết. Nói chung những mẫu cấy tương đối lớn thường
được sử dụng bởi vì một lượng lớn tế bào hiện diện làm tăng cơ hội thu được
những mẫu cấy có thể sống được. Lá, thân, hoa , bao phấn, trái cây, hột, vùng
chồi ngọn và rễ có thể được sử dụng để nuôi cấy tế bào.
Mấu được sử dụng làm thí nghiệm này là các cơ quan gồm: rễ, thân và
lá hoa cúc in vitro 4 tuần tuổi. đặc điểm các mẫu là: khỏe, không bị sâu bệnh, ít
bị vết bầm, thâm, xay sát.
07SH2D
10
Thiết bị nuôi cấy:
Trong nuôi cấy đặc trong các bình tam giác bằng thủy tinh 500ml, sau
khi cấy mấu mô sẹo vào các bình nuôi cấy, các bình được đặt trên các giá, kệ
thoáng mát, đặt ở phòng sạch, nhiệt độ khoảng 20- 25
o
C
Môi trường:
Môi trường muối khoáng cơ bản (MS, Murashige và Skoog, (1962)) bổ sung
thêm các thành phần:
VitaminB1: 1mg/l
Vitamin B6: 0,5mg/l
Vitamin PP: 0,5mg/l
Glycine: 2mg/l
MYO- Inoistol: 100mg/l

Chất điều hòa tăng trưởng thực vật (NAA, 2,4-D, BA)với nồng độ nhất định
tùy theo mục đích thí nghiệm.đường saccharose với nồng độ tùy theo mục đích
thí nghiệm.
Agar: 7,8g/l
Môi trường được chỉnh về pH 5,8 bằng NaOH 1N và HCl 1N.
Môi trường được hấp khử trùng ở 121oC, 1atm trong 20 phút.
Môi trường nuôi cấy cần chú ý thêm:
Sự đáp ứng của những mẫu cấy, việc cung cấp tất cả các nguyên tố khác
ở mức độ tối thích phụ thuộc phần lớn vào nồng độ auxin và cytokinin. Sự đáp
ứng của mẫu phụ thuộc vào cà hai chất lượng chất điều hòa sinh trưởng thực
vật nội sinh và ngoại sinh. Auxin thường được sử dụng để khởi đầu và duy trì
mô sẹo gồm IAA (10-10 ÷ 10-5 M) và NAA (10-10 ÷ 10-5 M). Một vài mô
không thể tạo được mô sẹo khi chỉ có tác dụng của auxin mà đòi hỏi cả sự có
mặt của cytokinin. Kinetin nồng độ 10-7 ÷ 10-6 M có hiệu quả trong việc làm
tăng khả năng khởi đầu tạo sự mô sẹo .
Để duy trì mô sẹo đòi hỏi cần phải có sự hiện diện của các amino acid
khác nhau trong môi trường nuôi cấy. Các amino aicd thường được sử dụng
07SH2D
11
trong môi trường nuôi cấy là glyciine, arginine hoặc hỗn hợp các amino aicd
như trong casein hydrolysate
Mô sẹo thường tăng trưởng trong mô trường đặc còn trong môi trường
lỏng thì đôi khi cũng được sử dụng. Trước đây người ta đã làm nhiều thí
nghiệm tạo mô sẹo trên môi trường đặc trên môi trường đặc có agar, gelatine
hoặc silicagel. Hiện tại có những dạng xác định của acrylamide gel được dùng
để làm đặc môi trường. Agar là chất làm đặc môi trường thông dụng nhất và
được sử dụng với nồng độ 6 ÷ 10 g/l . Một thuận tiện khi sử dụng agar để làm
đặc môi trường và khi cho vào trong nước thì nó trở thành dang gel, sẽ lỏng ra
ở 100
o

C và đặc lại ở 45
o
C. Đặc điểm này giúp cho môi trường agar ổn định
trong điều kiện nhiệt độ nuôi cấy mẫu. Hơn nữa agar không phản ứng với các
chất hiện diện trong môi trường nuôi cấy và không bị phân hủy bỡi enzyme
Nuôi cấy trên môi trường đặc đôi khi cũng có những bất lợi do đó đôi
khi cũng sử dụng môi trường lỏng để nuôi cấy. Ví dụ khi nuôi trên môi trường
đặc thì chỉ có một phần của mô sẹo tiếp xúc với môi trường nuôi cấy do đó sự
tăng trưởng của mô sẹo sẽ không đều do gradient các khoáng chất, sự trao đổi
khí và sự tiết ra các sản phẩm độc tính ra môi trường từ mô sẹo. đồng thời sự
phân phối ánh sáng lên toàn bộ khối mô sẹo không đều sẽ làm ảnh hưởng đến
sự tăng trưởng của mô sẹo. Sự tăng trưởng của mô sẹo sẽ bị giới hạn ở mặt tiếp
xúc với môi trường . Cuối cùng mô sẹo tăng trưởng trên môi trường đặc khi
được chuyển sang môi trường lỏng thì không tránh khỏi sự xáo trộn bên trong
mô. Bên cạnh những hạn chế này thì việc tạo mô sẹo trên môi trường đặc vẫn
được xem là phương pháp để duy trì việc tạo mô sẹo
Việc nuôi cấy mô sẹo ổn định trên môi trường lỏng không lắc có những
thuận lợi là những hợp chất cản tiết ra từ mẫu cấy sẽ phát tán ra môi trường chú
không cố định quanh mẫu ở môi trường đặc. Phương pháp nuôi cấy tăng
trưởng này dành riêng cho sự nuôi dưỡng khoáng. Mô sẹo được đặt trên tờ giấy
lọc trong một đĩa petri trên bề mặt môi trường. Giấy lọc sẽ hút môi trường cung
cấp cho mô đồng thời giúp mô tiếp xúc tốt với không khí.
Điều kiện nuôi cấy :
Chiếu sáng: 2000lux, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày.
Độ ẩm: 60-70%.
07SH2D
12
Nhiệt độ: 20-25
o
C

1. Sơ đồ quy trình
07SH2D
Khử mấu
( rễ, thân,
lá)
Tạo mô sẹo
(callus)
Nuôi cấy tăng
sinh mô sẹo
Tái sinh
( cấy chuyền)
Sản phẩm
13
2. Thuyết minh quy trình
Vật liệu: Hoa cúc được thu khi hoa đã nở hết trên cành. Chọn những hoa cúc to
khoẻ, cắt những phần rễ, thân, lá, cánh hoa tình trạng phải còn tươi , loại bỏ
những phần bị úng hư và bị trầy sướt.
Tiến hành khử trùng:
- Lau nhẹ mắt ngủ bằng cồn 70
o
- Tiến hành lắc với xà phòng loãng trong 3 phút và rửa lại bằng nước sạch để
loại bỏ hết xà phòng
- Trong tủ cấy, mẫu được ngâm trong cồn 70
o
trong 1 phút, sau đó được khử
trùng với dung dịch javel có nồng độ 1: 5 trong 25 phút
- Tiến hành rửa lại mẫu bằng nước cất vô trùng (3 lần)
- Loại bỏ hoại tử, cấy mẫu lên môi trường MS có bổ sung BA 3 mg/l
Điều kiện nuôi cấy: mẫu nuôi cấy được đặt trong điều kiện: 25
o

C, 12 giờ chiếu
sáng và ẩm độ là 80%.
Sau 10 tuần nuôi cấy, các chồi sinh dưỡng hình thành và mang các lá non.
Ghi chú: pha chế môi trường MS(murashige and Skoog)
1.1 Pha 7 dung dịch mẹ A, B, C, D, E, F, G
A. Đa lượng (g/l)
Kali nitrat (KNO
3
) 19,0
Amoni nitrat (NH
4
NO
3
) 16,5
Calci Clorua (CaCl
2
.2H
2
O) 4,4
Magie Sulfat (MgSO
4
.7H
2
O) 3,7
B. Photphat (g/l)
Kali monophotphat (KH
2
PO
4
) 1,7

Natri monophotphat (NaH
2
PO
4
) 1,7
C. Vi Lượng 1 (g/l)
Boric acid (H
3
BO
3
) 0,62
07SH2D
14
Mangan Sulfat (MnSO
4
.H
2
O) 1,69
Kẽm Sulfat (ZnSO
4
.2H
2
O) 0,86
D. Vi lượng 2 (g/l)
Kali Iodua (KI) 0,83
Natri molypdat (Na
2
MoO
4
.2H

2
O) 0,25
E.Vi lượng 2 (g/l)
Đồng sulfat (CuSO
4
.5H
2
O) 0,25
Coban Clorua (CoCl
2
.6H
2
O) 0,25
F. Sắt/EDTA (g/100ml)
Natri – EDTA (Na
2
EDTA) 0,372
Sắt sulfat (FeSO
4
.7H
2
O) 0,278
G. Vitamin (mg/100ml)
Glycin 200,0
Nicotinic acid 50,0
Brydoxin-HCl 50,0
Thyamin-HCl 10,0
Myo-inoxiton 10000,0
1.2 Muốn có 1l môi trường làm việc MS
1.2.2 Chuẩn bị 1 bình dung tích 2l, chứa sẵn 400ml nước cất

1.2.2 Thêm 100ml A và 100ml B
1.2.3 Thêm 10ml C và 10 ml F
1.2.4 Thêm 1ml D và 1ml G
1.2.5 Thêm 0,1 ml E
1.2.6 Thêm 30g đường sacarose khuấy tan
1.2.7 Thêm nước cất đến 900ml
1.2.8 Thêm các chất sinh trưởng nếu cần thiết
1.2.9 Điều chỉnh pH đến 5,7+ 0,1
1.2.10 Thêm khoảng 0,8 thạch đun cho tan hết và làm nguội đến khoảng
60
o
C
07SH2D
15
1.2.11 Thêm nước cất cho đủ 1000ml và khuấy đều
1.1.12 Chia ra các ống nghiệm hoặc bình tam giác. Hấp ở 121
o
C trong
vòng 30’
Các mẫu thu được từ các chồi sinh dưỡng được cắt theo kích thước 5 x 5
mm. Các mẫu được đặt nuôi trên môi trường MS 1/2 bổ sung các chất điều hoà
sinh trưởng thực vật NAA 1mg/l, BA 10 mg/l, Adenin 10 mg/l

Sự hình thành chồi sinh dưỡng
Cấy chuyền:
Mô sẹo được chuyển sang môi trường dinh dưỡng mới theo từng giai đoạn.
mô sẹo được cấy chuyền sang môi trường tái sinh là MS có bổ sung BA 1-2
ppm, IBA 2ppm; arginine 50ppm, nước dừa 10% và sucrose 2% đường. cường
độ chiếu sáng 2.500 – 3000 lux, nhiệt độ 26 – 28oc. sau 20 – 30 ngày nuôi cấy,
mô sẹo sẽ được phát sinh phôi và phân hóa cơ quan, sau 50 – 60 ngày, cây có

5–6 cặp lá, chuẩn bị chuyển ra vườn ươm.
07SH2D
16
CẤY MÔ SẸO TRÊN ĐĨA PETRI
Phần III - CÁCH TRỒNG HOA CÚC BẰNG CÂY
GIÔNG NUÔI CẤY MÔ :
Chuẩn bị chậu trồng và giá thể: Chọn chậu không sâu, nhỏ, màu trắng
hoặc trong suốt thì thuận lợi hơn cho bộ rễ phát triển. Tùy theo giai đoạn và
tuổi cây mà thay dần các chậu lớn hơn cho phù hợp. Giá thể bao gồm các vật
liệu tơi xốp, thoáng khí nhưng có khả năng giữ nước tốt như than bùn khô, hạt
đá nhỏ, rêu, quyết, xơ dừa đã được xử lý tanin và mầm bệnh.
- Vào chậu: Phân cấp cây và chậu để trồng cho thích hợp: Cây đặc cấp
(khoảng cách giữa 2 lá >5cm) trồng vào chậu có đường kính 7cm; cây cấp 1
(khoảng cách 2 lá từ 3-5cm) trồng vào chậu có đường kính 5cm; cây cấp 2
(khoảng cách 1,2-3cm) trồng vào các khay ươm cây con. Dùng các sợi xơ dừa
mảnh để quấn quanh rễ cây hoa cúc (chú ý để hở phần cổ rễ) một vài lớp bằng
quả trứng gà rồi xếp vào chậu.
- Chăm sóc: Giữ nhiệt độ khoảng 23
o
C-27
o
C, không được thấp hơn
20
o
C, hệ thống thông gió hoạt động tốt. Sau trồng 1 tháng bón thêm phân NPK
tỷ lệ 30-10-10 pha nồng độ 30-40mg/lít nước phun 7 ngày/lần. Thay chậu lần 1
sau trồng 4-6 tháng khi khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm bằng chậu có
đường kính 8,3cm bằng cách bỏ giá thể cũ thay giá thể mới. Dưới đáy chậu có
lót xốp để tránh đọng nước.
07SH2D

17
Chú ý : phun thuốc diệt khuẩn sau khi thay chậu và trong 3-5 ngày đầu
không cần tưới nước nhưng vẫn giữ đủ độ ẩm cho cây. Sau 10 ngày tưới nước
và tiếp tục chăm sóc bình thường cho đến khi cây có trên 4 lá khỏe mạnh mới
có khả năng phân hóa mầm hoa. Phun NPK 30-10-10 pha nồng độ 40mg/lít;
ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix. Thay chậu
lần 2 sau trồng từ 16-20 tháng, khoảng cách giữa 2 lá đạt khoảng 18cm bằng
chậu có đường kính 12cm. Dùng kéo cắt bớt các rễ già, vệ sinh sạch sẽ và trồng
lại như lần 1.
Khi thấy cây nhú hoa tưới phân NPK 6-30-30 pha nồng độ 2g/lít nước, phun 7-
10 ngày/lần để cho hoa mập hơn, màu sắc đẹp hơn, tươi lâu hơn. Trước khi
xuất bán 1-2 tháng nên để hoa nơi thoáng mát, nhiệt độ thích hợp 22-27
o
C, ánh
sáng che bớt 80% thì hoa sẽ tươi hơn, bền hơn. Khi cây nở hoa không nên tưới
nước hoặc dinh dưỡng lên hoa dễ làm hoa bị úng hoặc cháy. Khi hoa nở gần
tàn nên cắt ngay cành và tưới NPK 30-10-10 để dưỡng cây cho trà hoa sau.
Một số hình ảnh:
07SH2D
18
07SH2D
19

×