Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

(Skkn 2023) biện pháp giúp nâng cao hứng thú học tập môn m nhạc cho học sinh lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 23 trang )

1/20

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài:
1.1 Cơ sở lí luận:
Âm nhạc là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con
người nói chung và của trẻ thơ nói riêng. Để nhận thức thế giới xung quanh và bản
thân mình trẻ tham gia ca hát và được tự hoạt động. Chính sự hài hoà về âm thanh
giúp các em mở rộng tầm hiểu biết của mình phong phú hơn về thế giới xung
quanh qua nhận thức trong sáng và phong phú của các em về: âm thanh, giai điệu,
nhịp điệu, tính chất, tiết tấu, lời ca.... cảm giác xúc động về những điều mới mẻ mà
các em chưa biết, chưa nghe, chưa học. Việc triển khai môn âm nhạc ở trường Tiểu
học có ý nghĩa nhân văn rất lớn và phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Âm nhạc trong trường Tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành người hoạt
động Âm nhạc thực thụ mà nó nâng cánh ước mơ của các em lên một tầng cao mới.
Qua một tiết Âm nhạc các em được nghe hát, nghe nhạc, tập hát, gõ đệm, vận động
theo nhạc, vận động phụ họa, nghe kể chuyện âm nhạc, nghe các bài hát dân ca, các
bài hát nước ngoài, tập đọc nhạc, tham gia trò chơi âm nhạc, đọc thơ theo tiết tấu,
đọc những bài đồng dao, được tự mình trình bày bài hát theo ý thích... chính âm
nhạc đã góp phần giúp cho trí tưởng tượng của các em bay cao, bay xa hơn. Những
hiểu biết đó sẽ giúp các em tích lũy thêm vốn hiểu biết của mình trong kho tàng
kiến thức phong phú mà các em cần có trong tương lai.
Trong giảng dạy bất kì một mơn học nào, việc hướng dẫn học sinh học và
hiểu bài, thực hiện được yêu cầu của bài là rất cần thiết được giáo viên đặc biệt
quan tâm. Và môn âm nhạc cũng vậy. Đây là một môn học nhằm cung cấp những
kiến thức ban đầu nhưng hầu hết quan trọng nhất là về âm nhạc cho học sinh, bên
cạnh đó cịn bồi dưỡng lịng say mê, u thích mơn học này, hướng cho các em
những tình cảm trong sáng, có đạo đức lối sống lành mạnh, yêu cuộc sống, yêu q
hương.
Âm nhạc là một mơn mang tính nghệ thuật cao, nó khác rất nhiều so với
nhiều thể loại khác, tuy nó khơng địi hỏi sự chính xác một cách tuyệt đối nhưng lại


địi hỏi người chơi âm nhạc phải có sự yêu thích, sự đam mê thậm chí là một chút
cái gọi là “năng khiếu”, điều này không phải học sinh nào cũng có được.


2/20

Âm nhạc còn mang đến cho học sinh những phút giây thư giãn, thoải mái,
học mà chơi, chơi mà học. Thông qua những câu hát, những lời ca, những cử chỉ,
những điệu bộ, âm nhạc giúp các em nhận thức những hình tượng âm thanh, giai
điệu, kích thích cảm xúc của các em, giúp các em cảm thụ những giai điệu qua từng
bài hát, từng câu nhạc.
Trong những năm qua, tôi nhận phân công chuyên môn dạy bộ môn âm nhạc
khối lớp 3. Đối với học sinh khối 3, các em đã bước đầu làm quen với các nhiệm vụ
học tập trên lớp. Tuy nhiên, do tâm lý lứa tuổi “ cả thèm chóng chán” nên việc duy
trì khơng khí học tập sôi nổi suốt 35 phút của tiết học cịn gặp nhiều khó khăn. Các
em có thể hào hứng ở hoạt động khởi động, khám phá nhưng về các hoạt động sau
các em mất dần sự tập trung, sự hứng thú khơng cịn nhiều dẫn đến tình trạng nói
chuyện riêng, làm việc riêng…v…v
Chính vì vậy, tơi đã đưa ra biện pháp sau “ Biện pháp giúp nâng cao hứng
thú học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 3 ” để giải quyết những vấn đề đã
nêu trên.
1.2. Cơ sở thực tiễn
a. Thuận lợi
* Thuận lợi
Môn âm nhạc được rất nhiều người u thích. Trong các nhà trường, mơn
học âm nhạc được học sinh đón nhận một cách hào hứng, đặc biệt là lứa tuổi học
sinh tiểu học. Vì lứa tuổi này hội tụ sự hồn nhiên, trong sáng, ngây thơ, thích được
thể hiện, được bộc lộ khả năng biểu diễn của bản thân.
Nhà trường luôn quan tâm đến việc dạy và học của Giáo viên và học sinh.
Được phân công dạy đúng chuyên môn được đào tạo.

Bản thân được bạn bè đồng nghiệp, tổ khối quan tâm giúp đỡ trong công tác
giảng dạy.
Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo.
Về cơ sở vật chất: Trường được trang bị tương đối đầy đủ trang thiết bị, đồ
dùng dạy học mơn Âm nhạc, một số lớp có gắn bảng từ, thuận lợi cho việc áp dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy.
* Khó khăn


3/20

- Trường học thuộc vùng nông thôn nên đa số phụ huynh phải vất vả suốt
ngày nơi đồng áng, các nhà máy xí nghiệp ít có thời gian quan tâm con cái, chưa
đánh giá tầm quan trọng đối với các hoạt động nghệ thuật trong sự phát triển của
học sinh.
- Điều kiện kinh tế gia đình (nguồn thu nhập) khơng đồng đều, đời sống vật
chất một số gia đình cịn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn cho nên sự quan tâm đến
việc học tập của con em chưa đến nơi đến chốn (ở lớp cũng như ở nhà).
- Trình độ dân trí chưa đồng đều nên ý thức, vai trị giáo dục của một số bậc
phụ huynh chưa có.
- Trong lớp, học lực khơng đồng đều, thậm chí có em chưa nhớ tên bài hát,
hát giọng cịn ê, a khơng rõ lời gọn tiếng.
- Một số học sinh còn lơ là ở bộ môn này, các em tập trung chủ yếu vào mơn
học chính như tốn, tiếng việt…
- Mơn học Âm nhạc là môn học đặc thù và phụ thuộc vào năng khiếu nên
nhiều em còn bị hạn chế, khi hát còn sai giọng hoặc đọc nhạc chưa đúng cao độ.
- Nhà trường chưa có phịng học dành riêng cho bộ mơn nên việc tổ chức tiết
học cịn gặp nhiều khó khăn.
- Cịn khá nhiều em chưa mạnh dạn, tự tin trong khi hát. Cịn gị bó, ngập
ngừng, thiếu tự tin khi biểu diễn trước lớp.

2. Thời gian, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
a. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 3 năm 2023.
b. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu Biện pháp giúp nâng cao hứng thú
học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 3.
c. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi học sinh khối 3 Trường
tiểu học Phú Sơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu:
a. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Mơn Âm nhạc trong trường Tiểu học nói chung và các phong trào văn nghệ
nói riêng có nhiệm vụ đặc biệt trong công tác giáo dục học sinh nhất là đưa âm
nhạc đến với trẻ thơ, đáp ứng nhu cầu của trẻ hiện nay. Đây là điều kiện ban đầu


4/20

giúp trẻ cảm thụ âm nhạc, hiểu biết nghệ thuật, đó chính là những mắt xích đầu
tiên, quan trọng nhất để khơi dạy ở trẻ những cảm xúc với âm nhạc. Qua các hoạt
động âm nhạc, giúp các em có một sân chơi bổ ích, là nơi để các em thể hiện phong
cách của mình qua mỗi bài hát. Từ đó, giúp các em ln tự tin trong các hoạt động
giáo dục, là một nhân tố hình thành nhân cách, trí tuệ học sinh góp phần xây dựng
một con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa thời kì mới..
Thơng qua hoạt động ca hát, nhất là nội dung của mỗi bài hát giúp các em
thêm yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc
con người Việt Nam.
Là một giáo viên trẻ, cịn ít kinh nghiệm trong cơng tác giảng dạy nhưng qua
q trình nghiên cứu, học hỏi và thực tiễn bản thân tôi nhận thấy được vị trí, tầm
quan trọng của bộ mơn âm nhạc trong chương trình giáo dục phổ thơng. Nên tơi đã
cố gắng nghiên cứu, tìm hiểu và tham khảo một số phương pháp giảng dạy khác
nhau ở các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm, cùng với sự trải nghiệm của bản
thân, tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp vào công tác giảng dạy năm 2022 2023 trong mơn âm nhạc ở lớp 3 do mình phụ trách. Nhằm nâng cao chất lượng các

tiết học âm nhạc, để thơng qua âm nhạc, giúp cho các em có tinh thần thoải mái:
“Học mà chơi, chơi mà học”và dần dần hồn thiện bản thân mình , tạo bước nền
vững chãi hơn để các em có thể bước vào tương lai một cách thuận lợi.
Chính vì vậy, tơi đã đưa ra biện pháp sau “ Biện pháp giúp nâng cao hứng
thú học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 3 ”
b. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp khảo sát điều tra
Phương pháp trò chơi.
Phương pháp luyện tập thực hành.
Phương pháp giao tiếp.
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Đã từ rất lâu Âm nhạc là một môn học nghệ thuật trở thành một trong những
mơn học chính thức của chương trình đào tạo phổ thông bắt đầu ở các lớp tiểu học.


5/20

Âm nhạc được con người chúng ta ví von như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng thế
giới tinh thần giúp học sinh cảm nhận những vẻ đẹp trong tâm hồn, trong cuộc sống
Âm nhạc. Nhưng mục đích của Âm nhạc trong giáo dục phổ thông không phải đào
tạo các em trở thành ca sĩ, nhạc sĩ, mà chủ yếu thông qua môn học này các em được
lĩnh hội những kiến thức ban đầu về văn hóa âm nhạc, đặc biệt là trang bị cho các
em một thế giới tinh thần thoải mái, góp phần phát triển nhân cách, bồi dưỡng tình
cảm đạo đức trí tuệ, giúp các em phát triển hài hịa, tồn diện hơn. Đồng thời mang
lại sự hứng thú, niềm phấn khởi trong học tập, giúp các em hòa mình vào tập thể,
càng thêm u trường, lớp, thầy cơ, bạn bè. Bởi vậy việc dạy Âm nhạc cho học
sinh tiểu học nói chung và dạy cho các em biết cách biểu diễn hoàn chỉnh một bài
hát cũng rất quan trọng. Qua đó cịn giáo dục văn hóa Âm nhạc, làm cho các em
yêu thích nghệ thuật Âm nhạc, bước đầu giúp các em làm quen một số kỹ năng đơn

giản về ca hát và thói quen tập hát đúng. Mặt khác biểu diễn tốt bài hát còn tạo cho
học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc giáo dục năng lực cảm thụ
Âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, giúp các em mạnh dạn, tự tin, sáng tạo
trong cách biểu diễn. Từ đó làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú,
tình cảm trong sáng lành mạnh, hướng tới cái tốt đẹp, góp phần làm thư giãn đầu óc
làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học.
Vậy làm thế nào để học sinh u thích bộ mơn Âm nhạc, biết cách hát tự
nhiên, biết vận động theo nhạc, nhảy múa, biểu diễn, thích hát thích được biểu diễn
là một câu hỏi trăn trở đòi hỏi người giáo viên phải đặt ra và tìm cách để giải quyết.
Bản thân là giáo viên được phân công trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc.
Qua thời gian giảng dạy bộ mơn với lịng yêu nghề mến trẻ cộng với vốn kiến thức
có được và sự nổ lực học hỏi của mình tơi nhận thấy các em rất u thích mơn học
này. Trong thực tại việc đưa ra một phương pháp giảng dạy thích hợp cho bộ mơn
Âm nhạc ở tiểu học có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có rất nhiều giáo viên chỉ chú
trọng quá kế hoạch bài dạy, sợ dạy không đủ thời gian, ngại khó, ngại học sinh
khơng hợp tác. Họ chỉ luôn vận dụng với phương pháp giảng dạy cũ kỹ chủ yếu là
dạy hát dạy đọc nhạc theo phương pháp truyền miệng mà chưa chú trọng đến làm
sao để biểu diễn một bài hát hay, đẹp phù hợp với nội dung. Do đó kết quả đạt chưa
cao, ít gây hứng thú cho các em trong việc học tập và tiếp thu kiến thức bộ môn.
Âm nhạc là một trong những phương tiện hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ giáo dục
đạo đức, thẩm mỹ, góp phần giáo dục học sinh tồn diện, hình thành nhân cách
con người. Đồng thời, bước đầu hình thành khả năng cảm thụ, hiểu và thể hiện
nghệ thuật âm nhạc, khơi dậy ở các em khả năng sáng tạo trong hoạt động âm nhạc.


6/20

Bên cạnh đó, mục tiêu và nhiệm vụ của mơn Âm nhạc ở nhà trường còn
trang bị cho học sinh một số kiến thức về kỹ năng ca hát, đọc và nghe nhạc; về lý
thuyết âm nhạc ở mức độ đơn giản để ở chừng mực nào đó, các em có thể tham gia

các hoạt động âm nhạc của cộng đồng. Hình thành cho học sinh những hiểu biết sơ
đẳng về cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, ý nghĩa, tác dụng của âm nhạc
với đời sống, đồng thời mở mang vốn hiểu biết về âm nhạc dân tộc Việt Nam, tinh
hoa âm nhạc thế giới, góp phần bồi dưỡng tình cảm, đạo đức, trí tuệ, tạo khơng khí
vui tươi, lành mạnh, làm phong phú thế giới tinh thần nhằm phát triển hài hịa, tồn
diện nhân cách học sinh.
Giáo dục âm nhạc là hình thức giáo dục nghệ thuật mang tính đặc thù. Nó có
khả năng liên kết, sử dụng cũng như hỗ trợ, lồng vào tất cả hình thức, nội dung giáo
dục khác, làm cho chúng đạt đến hiệu quả cao trong việc thực hiện những yêu cầu,
mục tiêu giáo dục. Nó khơi dậy trong học sinh những cảm xúc hướng tới chân thiện - mỹ. Ca hát là một hoạt động quan trọng, bản chất của nó là thơng qua luyện
tập giúp học sinh có tinh thần sảng khoái, ươm mầm những ước mơ tươi đẹp.
Khi trẻ em được tiếp xúc với các bài học về âm nhạc hàng tuần hay các lớp
học nhạc nói chung sẽ nhận được rất nhiều lợi ích. Tất cả chúng ta đều thích ngắm
nhìn những đứa trẻ tự do nhảy múa khắp phòng, hát theo những giai điệu mà chúng
yêu thích bằng một giọng hát trong veo và khỏe mạnh. Âm nhạc rõ ràng là một
phương tiện để thể hiện sự sáng tạo.
Tiến sĩ Kyle Pruett, nhạc sĩ kiêm giáo sư tâm lý học trẻ nhỏ tại Khoa Y dược,
Đại học Yale, cho biết: "Năng lực ngôn ngữ là gốc rễ của năng lực giao tiếp xã hội.
Và những trải nghiệm âm nhạc giúp con trẻ cải thiện khả năng giao tiếp bằng lời
nói".
Âm nhạc cịn được xem là có khả năng cải thiện và nâng cao sức khỏe thể chất
và tinh thần của con người. Các nhà khoa học của Đại học Harvard đã phát hiện ra
rằng việc học âm nhạc giúp làm giảm căng thẳng và trầm cảm, cũng như cải thiện
tâm trạng và nâng cao kỹ năng giao tiếp xã hội.
Âm nhạc vì vậy khơng chỉ giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất
lẫn tinh thần, mà còn giúp các em trở thành những cá nhân có cuộc sống cân bằng và
hạnh phúc.
Qua đó, chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của bộ mơn Âm nhạc trong
chương trình giáo dục phổ thơng.



7/20

Tuy nhiên, kết quả năm học trước dù được giáo viên quan tâm đầu tư nhưng
kết quả đạt giải chưa cao
Số liệu điều tra trước khi thực hiện .
Các em cùng học bài, âm nhạc lớp 3.

Lớ
p


số

Cảm thấy hứng thú khi học
môn âm nhạc
Số lượng

Tỉ lệ %

Không cảm thấy hứng thú
khi học môn âm nhạc
Số
Tỉ lệ %
lượng

3A1

35


21

60

14

40

3A2

33

19

57,5

14

42,5

3A3

33

19

57,5

14


42,5

3A4

35

21

60

14

40

17

58,6

12

41,4

3A6 29
2. Giải pháp:

- Để có một tiết học âm nhạc đạt kết quả cao, việc chuẩn bị của giáo viên
trước khi lên lớp là hết sức quan trọng, việc nắm vững bài học là rất cần
thiết. Giáo viên thuộc bài hát và thể hiện tốt bài hát để khi hát mẫu cho học
sinh nghe gây được sự hào hứng, các đồ dùng dạy học được chuẩn bị đầy đủ
và sử dụng đúng mục đích sẽ làm cho giờ học có hiệu quả hơn.



8/20

Có thể liệt kê những thiết bị dạy học cần thiết của bộ môn, cách khai thác
và sử dụng thiết bị:
Những thiết bị dạy học cần thiết:
+ Đàn phím điện tử
+ Đàn Guita
+ Kèn phím Mêlodion (Pianka), sáo dọc...
+ Băng, đĩa nhạc.
+ Các loại nhac cụ gõ: thanh phách, song loan, mõ, tem bơ rin, trai-engô, ma-ra-cát, trống các loại, nhạc cụ tự tạo...
+ Tranh ảnh minh hoạ, bản đồ...
Cách khai thác và sử dụng thiết bị:
+ Giáo viên tập sử dụng nhạc cụ để thị phạm khi dạy và đệm cho học
sinh hát.
+ Cho học sinh sử dụng nhạc cụ gõ đệm theo bài hát (từng nhóm hoặc cá
nhân).
+ Tranh ảnh minh hoạ cho bài hát hoặc giới thiệu tác giả phải sử dụng
đúng lúc, đúng chỗ...
Tinh thần chung của mỗi tiết học là lấy học sinh làm trung tâm, học hát
kết hợp các hoạt động và một số nội dung khác để tăng tính hấp dẫn, tính phong
phú cho mỗi bài học. Tất cả đều nhằm đưa trẻ vào thế giới âm nhạc với tinh thần
“học vui – vui học” tạo ra sự thoải mái, cân bằng trong q trình tiếp thu các mơn
học ở trường tiểu học.
Giáo viên khi dạy cần sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học hỗ trợ
như: băng nhạc, máy nghe, nhạc cụ, tranh ảnh để giờ dạy có hiệu quả hơn.
Mười lăm năm qua tôi được giảng dạy môn Âm nhạc ở trường Tiểu học. Tôi
nhận thấy tầm quan trọng của môn học Âm nhạc trong trường học và đặc biệt có ý
nghĩa rất cao, đây là một mơn học khơng kém phần quan trọng để hình thành tồn

diện về nhân cách của học sinh. Tôi luôn tự đặt câu hỏi: Phải làm gì? Làm như thế


9/20

nào? Giải pháp nào để thực hiện được mục tiêu dạy học đạt kết quả, chất lượng
khả thi.
Đối với học sinh tiểu học, các em rất hồn nhiên, rất thích được học hát, được
tham gia vào các hoạt động biểu diễn, phụ họa cho các tiết mục văn nghệ của lớp,
trường tổ chức. Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nên trong các tiết
dạy tôi luôn nghiên cứu, tơi đã tổ chức nhiều hình thức dạy học phong phú giúp
các em hứng thú hơn với tiết học. Bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài “ Biện pháp
giúp nâng cao hứng thú học tập môn Âm nhạc cho học sinh lớp 3 ”.
2.1 Giải pháp 1 : Phương pháp khảo sát điều tra:
Mỗi một học sinh sẽ có đặc điểm tâm sinh lý cũng như những sở thích khác
nhau. Để tiến trình dạy học thuận lợi, tơi cho rằng giáo viên nên hiểu học sinh của
mình thích gì, ghét gì. Chính vì vậy, tơi đã tiến hành cuộc khảo sát này.
Để tiến hành quá trình khảo sát tôi thực hiện các bước sau:
a. Giáo viên giải thích cho học sinh mục đích của việc khảo sát. Cách thức thực
hiện khảo sát.
b. Tiến hành khảo sát.
- Giáo viên phát phiếu khảo sát. Học sinh trả lời theo nội dung câu hỏi có
sẵn trong phiếu
Đánh dấu X vào ơ trả lời em muốn.
PHIẾU KHẢO SÁT
CÂU HỎI
Em có thích học mơn âm nhạc khơng ?
Em có thích học hát khơng ?
Em có thích học nhạc cụ âm nhạc khơng ?
Em có thích vừa học vừa chơi trị chơi âm nhạc khơng?

Em có thích biểu diễn cùng các bạn khơng ?
Em có thích chỉ ngồi n học thuộc lời bài hát khơng ?
Em có thích thay đổi mơi trường lớp học khơng ?
Em có thích tự mình tìm hiểu bài hát trước khi lên lớp khơng ?

CĨ KHƠNG


10/20

c. Kết quả cụ thể như sau :
- Tiến hành khảo sát ở 5 lớp 3A1, 3A2, 3A3, 3A4, 3A6 . Tổng 165 học sinh
PHIẾU KHẢO SÁT
CÂU HỎI



KHƠN
G

Em có thích học mơn âm nhạc khơng ?

165

10

Em có thích học hát khơng ?

165


10

Em có thích học nhạc cụ âm nhạc khơng ?

165

20

Em có thích vừa học vừa chơi trị chơi âm nhạc khơng?

165

0

Em có thích biểu diễn cùng các bạn khơng ?

165

10

5

160

Em có thích thay đổi mơi trường lớp học khơng ?

165

18


Em có thích tự mình tìm hiểu bài hát trước khi lên lớp khơng ?

130

35

Em có thích chỉ ngồi n học thuộc lời bài hát không ?

d. Kết luận sau khi khảo sát :
- Đa số các em đều thích học mơn âm nhạc.
- Đa số các em thích học nhạc cụ.
- Đa số các em thích vừa học vừa chơi trị chơi.
- Đa số các em thích được học nhóm với bạn.
- Đa số các em thích thay đổi mơi trường lớp học.
Từ đó, GV lên kế hoạch tổ chức dạy học sao cho phù hợp, phát huy tối đa
những hoạt động nằm trong sở thích của các em, nhằm tạo hứng thú học tập.
Học sinh hăng hái làm phiếu khảo sát.


11/20

2.2 Giải pháp 2: Phương pháp trị chơi:
Giáo viên có thể lồng ghép những trò chơi âm nhạc vào các hoạt động học tập
sao cho phù hợp, phát huy được hứng thú học tập đồng thời thơng qua đó đạt được
mục tiêu hoạt động thay vì ép học sinh phải tiếp nhận kiến thức một cách mệnh
lệnh khô cứng.
Sau đây là một số trị chơi âm nhạc tơi tự thiết kế:
a. Trị chơi HA HÊ HƠ

GV hơ 1


2

3

HS hơ HA HA HA
GV hô 4

5

6

HS hô HÊ HÊ HÊ
GV hô 7

8

9

HS hơ HƠ HƠ HƠ

- HA HÊ HƠ


12/20

Trị chơi này có thể áp dụng trong hoạt động khởi động.
Trò chơi giúp các em thư giãn đồng thời thơng qua đó khởi động giọng.
b. Trị chơi Nghe tiết tấu đoán tên bài hát và Nghe giai điệu đoán tên bài hát.
GV dùng thanh phách gõ tiết tấu / hay đàn giai điệu của bài hát đã học, HS nghe

và đoán tên bài hát. Trong trường hợp năng lực học sinh đáp ứng được, GV có thể
mở rộng thêm bài hát ngồi sách giáo khoa.
Trị chơi này có thể áp dụng trong phần khởi động của tiết ôn tập các bài hát đã
học
Trị chơi này giúp HS ơn lại bài cũ đồng thời phát huy năng lực nghe giai điệu,
tiết tấu cũng như năng lực phản xạ với âm thanh.
c. Trò chơi Bắt chước
GV dùng thanh phách gõ một mẫu tiết tấu hoặc GV gõ tiết tấu bằng bộ gõ cơ thể.
HS quan sát ..thực hiện lại mẫu đó.

Trị chơi có thể áp dụng để giới thiệu cho tiết học hát..GV thường dùng những
mẫu tiết tấu có trong bài hát, để thơng qua trị chơi học sinh phần nào làm quen với
tiết tấu bài hát.
GV cũng có thể tạo ra, một số động tác phụ họa cho học sinh làm theo hoặc một
nét giai điệu như : La la là lá la là …lần lượt từng HS theo dãy bàn ngang dọc tùy ý


13/20

sẽ lặp lại giai điệu đó. Bạn 1 theo cơ, Bạn 2 theo bạn 1, Bạn 3 theo bạn 2… cứ thế
GV liên tục tạo ra mẫu khác nhau… HS lặp lại đúng với mẫu bạn đằng trước mình.
Trị chơi này sẽ rèn được năng lực âm nhạc đặc trưng là lặp lại nét giai điệu và
khả năng tập trung khơng bị xao nhãng của học sinh.

d. Trị chơi Tập làm ca sĩ – Band Music
GV chia nhóm theo sở thích, năng lực( những bạn thích hát vào 1 nhóm, những
bạn thích gõ đệm vào một nhóm, những bạn thích múa vào một nhóm ) – giao việc
(trong vịng 10 phút nhóm tự tập thật chuẩn phần cơng việc được giao, các cá nhân
giúp đỡ lẫn nhau, chia sẻ kinh nghiệm cho nhau) – HS chuẩn bị, tập luyện ( HS
tiến hành tập luyện ngay tại lớp, GV giám sát, giúp đỡ khi cần ) – Biểu diễn ( Mỗi

nhóm chọn 2 – 3 bạn ngẫu nhiên lên tạo thành 1 tiết mục, vừa có hát, vừa có gõ
đệm nhạc cụ và múa phụ họa , cứ thế lần lượt các em đều được biểu diễn )


14/20

Trị chơi này có thể thực hiện vào tiết ơn tập bài hát
Trò chơi này giúp các em phát huy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp
tác, giao tiếp sáng tạo, rèn được sự tự tin. Đồng thời cũng phát huy phẩm chất u
thương.
Thơng qua các trị chơi nêu trên chúng ta đã giải quyết nhu cầu, sở thích của
các em về việc được học nhạc cụ, được làm việc nhóm với bạn và quan trọng là các
em được chơi và vơ hình chung thơng qua đó mục tiêu cần đạt cũng hoàn thành.
Học sinh tham gia chơi trò chơi trong phần khởi động:


15/20

2.3 Giải pháp 3: Phương pháp luyện tập, thực hành:
Môi trường lớp học lặp đi lặp lại hàng ngày sẽ tạo cảm giác nhàm chán với
các em. Vì vậy để kích thích động lực học tập GV nên thay đổi mơi trường học tập
để các em thích thú hơn.
VD : thay vì học trong lớp GV có thể cho các em ra sân trường...
Khi thực hiện việc thay đổi này, GV sẽ tạo cho buổi học một khơng khí mới
lạ, một sự trải nghiệm mới với học sinh, từ đó hiệu quả tiết học cũng tăng lên.
Hình thức học tập, GV vào lớp nhận lớp, khởi động, kiểm tra bài, vào bài
mới cứ lặp đi lặp lại sẽ tạo cảm giác nhàm chán với HS. Vì vậy, việc thay đổi hình
thức dạy học khá quan trọng. GV có thể sử dụng đa phương tiện trong dạy học :
cho HS xem video, HS tự chiếm lĩnh tri thức. Hoặc GV sẽ thay đổi hình thức học
tập từ việc học kiến thức mới trên lớp..thì có thể giao cho các em về nhà tự tìm hiểu

trước phần đó, lên lớp sẽ tiến hành hoạt động thực hành tiếp theo.
Việc thay đổi hình thức dạy học này không chỉ tạo hứng thú cho học sinh mà
chính giáo viên cũng nhận được những cảm xúc mới mẻ để tiết học trở nên thăng
hoa hơn.
Học sinh thay đổi môi trường học :


16/20

2.4 Giải pháp 4: Phương pháp giao tiếp:
Trên thực tế chúng ta đều hiểu rằng: tâm trạng của học sinh khi học ảnh
hưởng rất lớn đến khả năng tiếp thu và kết quả học tập. Trạng thái tâm lý thuận lợi
cho việc học là: thoải mái, vui vẻ, phấn khích, tập trung. Học và vui sướng, tập


17/20

trung và hăng say như là đang được chơi một trị chơi thú vị là học nhanh vào nhất.
Vì vậy sự hóm hỉnh, hài hước của giáo viên sẽ tạo ra khơng khí vui tươi, thối mái
cho các em.
- VD : Giáo viên giả giọng 1 bạn gấu Pooh giao nhiệm vụ cho cả lớp.
- VD : Giáo viên lắc lư giả giọng ơng già noel trao q khi có bạn trả lời đúng.
- VD : Giáo viên có thể dùng ngữ điệu giọng nói cùng ngơn ngữ cơ thể, ánh mắt, nụ
cười để tạo nên sự duyên dáng dí dỏm tạo cảm giác gần gũi với học sinh.

- VD : Giáo viên có thể tạo ra những nhân vật ảo như : Giáo sư mũi to, Cuội ham
chơi, Bạn Son, Bạn Mi, Bạn Đồ.....v....v Những bạn này sẽ tham gia vào quá trình
giao nhiệm vụ, trợ giúp, phạt hay khen ...v...v
Sự hài hước khi giảng dạy và khi giao tiếp với học sinh của giáo viên:



18/20

3. Kết quả so sánh sau khi thực hiện nghiên cứu
Trong quá trình áp dụng giải pháp đã nghiên cứu, tơi thấy các học sinh có
nhiều tiến bộ rõ rệt. Học sinh tích cực hơn trong học tập, chủ động tham gia các
hoạt động, có nhiều sáng tạo trong bài học, chủ động tham gia các hoạt động, tích
cực tham gia tương tác với các bạn, với giáo viên, tự tin hơn biểu diễn trước tập
thể, nắm chắc các cách gõ đệm, hứng thú hơn với môn học, giờ học trở nên sinh
động, hiệu quả.
Để đáp ứng được yêu cầu về phương pháp dạy học của giáo viên, học sinh
đã chủ động suy nghĩ, suy luận, khám phá, tìm tịi giờ học trở nên hứng thú, sôi
nổi nên rất nhiều.
Các em cùng học bài, âm nhạc lớp 3.

Trước khi thực hiện đề tài:
Lớ
p


số

Cảm thấy hứng thú khi học
môn âm nhạc
Số lượng

Tỉ lệ %

Không cảm thấy hứng thú
khi học môn âm nhạc

Số
Tỉ lệ %
lượng
14
40

3A1

35

21

60

3A2

33

19

57,5

14

42,5

3A3

33


19

57,5

14

42,5


19/20

3A4

35

21

3A6 29
17
Sau khi thực hiện đề tài:
Lớ
p

60

14

40

58,6


12

41,4

Cảm thấy hứng thú khi học
môn âm nhạc


số

Số lượng

Tỉ lệ %

Không cảm thấy hứng thú
khi học môn âm nhạc
Số
Tỉ lệ %
lượng
3
8,6

3A1

35

32

91,4


3A2

33

31

93,9

2

6,1

3A3

33

31

93,9

2

8,6

3A4
3A6

35
29


31
88,5
4
25
86,2
5
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

11,5
13,8

1. Kết luận:
Sau thi tiến hành nghiên cứu đề tài tơi càng nhìn rõ tầm quan trọng của việc
tao hứng thú học tập cho các em. Điều đó thực sự có ý nghĩa trong việc rèn luyện
tính tích cực trong học tập của các em. Bên cạnh đó hiệu quả cho việc học môn âm
nhạc cũng được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên tơi nhận ra mình cần nhân rộng hơn
mơ hình nghiên cứu này đến tồn thể học sinh trong thời gian tới.
Giải pháp này là giải pháp hoàn toàn mới, so với các cách học trước đây chủ
yếu chỉ có một vài hoạt động tập thể, chưa đi sâu vào cốt lõi vấn đề. Chưa thực sự
chú trọng vào tâm trạng của các em, chưa tạo được hứng thú với các em. Thì với
các giải pháp mới này, đã tạo nhiều cơ hội cho các em học sinh được trải nghiệm,
được hiểu rõ hơn về bản thân mình và có nhiều cơ hội rèn luyện hơn. Từ đó, tâm lý
cũng ổn định, giúp các em có một hành trang vững chắc bước vào tương lai.
Nghiên cứu kĩ bài dạy về mục tiêu - quy trình - phương pháp - Đồ dùng dạy
học đầy đủ, phù hợp.
Kịp thời khuyến khích, khen thưởng từng cá nhân, tập thể.
Và tôi tin rằng với giải pháp trên các em sẽ học hát nhanh hơn, chính xác và
tỉ lệ hát đúng giai điệu bài hát ngay một tăng lên.



20/20

Sau mỗi buổi học, nhắc nhở học sinh phải rèn luyện kĩ giai điệu, lời ca bài
hát thật tốt để đảm bảo cho việc hát đúng sắc thái bài hát. Tạo điều kiện, rèn luyện
cho học sinh không năng khiếu. Từ đó cũng giúp giáo viên tìm hiểu được những
khó khăn của các em để biết cách hướng dẫn phù hợp.
Trên đây là kinh nghiệm giúp học sinh hát tốt bài hát đã học trong chương
trình Âm nhạc bậc tiểu học. Rất mong được sự đóng góp, bổ sung quý báu của Ban
Giám Hiệu, để bản thân tơi hồn thiện tốt hơn trong giảng dạy.
2. Đề xuất, kiến nghị:
Ngay từ đầu năm học, bản thân đã xác định được vị trí, tầm quan trọng của
việc tăng cường đổi mới phương pháp dạy học để vận dụng vào thực tiễn giảng
dạy, vì thế tơi mạnh dạn đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị như sau:
+ Bản thân giáo viên cần thường xun tìm hiểu các phương pháp dạy học tích
cực, tham khảo học hỏi trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp có kinh nghiệm để
nâng cao chun mơn.
+ Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức các cuộc thi văn nghệ, trò
chơi âm nhạc kết hợp các hoạt động ngoại khóa để phát huy khả năng âm nhạc,
khuyến khích phong trào văn hóa văn nghệ của trường phát triển.
Bản thân tôi đã áp dụng sáng kiến mới này trong q trình giảng dạy mơn âm
nhạc ở trường từ đầu năm học 2022 – 2023 và bước đầu nhận thấy đạt được những
kết quả tích cực, bên cạnh đó tơi cũng không ngừng học hỏi, tham khảo kinh
nghiệm từ các đồng nghiệp. Tuy nhiên quá trình vận dụng phương pháp giảng dạy
âm nhạc mới này không tránh khỏi những sơ suất, khiếm khuyết nên rất mong được
sự góp ý chân thành, bổ sung của các thầy, cô giáo để tôi ngày một tiến bộ và công
tác giảng dạy tốt hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tôi xin cam đoan :
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm trên là do tôi viết, không sao chép của ai.

Phú Sơn, ngày 15 tháng 3 năm 2023
Tác giả



×