BẢN MÔ TẢ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA SÁNG KIẾN
Tên Sáng kiến : “Một số biện pháp giúp trẻ mầm non làm quen với cách vẽ
Thủy ấn”
1. Đặt vấn đề:
a.
Các vấn đề tồn tại trước khi thực hiện sáng kiến:
Một số giáo viên chưa hiểu và chưa biết nhiều về cách vẽ thủy ấn.
Đây là một cách tạo hình tương đối mới lạ với trẻ mầm non.
b. Lý do viết sáng kiến:
Chia sẻ với các bạn đồng nghiệp về cách vẽ thủy ấn.
Giúp trẻ khơi gợi trí tưởng tượng và phát triển thẩm mỹ, rèn luyện cho trẻ
các vận động tinh và sự kiên trì
2. Nội dung cơ bản của sáng kiến:
2.1Biện pháp thực hiện: (Sản phẩm cải tiến)
Biện pháp 01: Tìm hiểu cách vẽ thủy ấn là gì ?
Biện pháp 02: Giới thiệu các dụng cụ, nguyên vật liệu để vẽ thủy ấn.
Biện pháp 03: Hướng dẫn cách vẽ thủy ấn.
Biện pháp 04: Tổ chức các hoạt động tạo hình bằng cách vẽ thủy ấn ở
trường mầm non.
Biện pháp 05: Phối hợp với phụ huynh.
2.2 Các điểm mới trong sáng kiến:
2.2.1. Biện pháp 01: Tìm hiểu cách vẽ thủy ấn là gì ?
Thủy ấn (Marbling): là phương pháp vẽ, thiết kế trên bề mặt nước. Bằng
cách thả màu loang tự do trên mặt nước đã làm dày (thickened water) để
tạo các mảng màu loang tự nhiên, sau đó di chuyển nhẹ nhàng các mảng
màu tạo thành các vân màu, hình vẽ lan tỏa như khói, sau đó cẩn thận đặt
(nhúng) các vật cần in vào khay màu đã vẽ. Các hoa văn, vân màu trên
mặt nước sẽ in lên bề mặt của chất liệu như: giấy, vải, gỗ,…sau đó hong
khô.
Một lý do tạo nên sự hấp dẫn của thủy ấn là mỗi bản in đều là những sản
phẩm độc nhất.
2.2.2. Biện pháp 02: Giới thiệu các dụng cụ, nguyên vật liệu để thực hiện
phương pháp thủy họa ấn.
Có nhiều nguyên vật liệu để vẽ thủy ấn , sau đây là một số nguyên vật liệu
phù hợp với trẻ mầm non:
+ Bộ màu thủy ấn (marbling color) của jacquard.
+ Bột làm dày nước Carrageenan được chiết xuất từ rong biển. An tồn
khi sử dụng vì bột được dùng trong ngành chế biến thực phẩm và mỹ phẩm.
+ Khay nông, độ sâu lý tưởng là 2.5 – 7.5 cm. Độ lớn vừa đủ cho mẫu sản
phẩm, sao cho cạnh sản phẩm khơng chạm vào thành khay.
+ Ống bóp nhỏ giọt hoặc hũ nhỏ giọt.
+ Dụng cụ có đầu nhọn như: cọ nét, lược, nĩa, cây xiên que, ... để làm
loang các giọt màu thành các họa tiết khác nhau giấy, vải, gỗ và hong khô.
2.2.3. Biện pháp 03: Hướng dẫn cách vẽ thủy ấn.
Bước 01: Làm dày nước: Lấy 50g bột Carrageenan pha với 6 – 7 lít nước
ấm. Cho bột vào từ từ và khuấy đều tay, bột sẽ khơng tan ngay mà bị vón
cục, dùng tay bóp bột vón cục lớn để nó tan nhanh hơn. Lượng bột vón cục
cịn lại sẽ tự tan hết trong vịng 12 tiếng sau đó. Nước sau khi làm dày có thể
dùng trong vài ngày ở nhiệt độ phịng, thay mới khi nước bị mốc hoặc có
mùi. Lưu ý, độ loang màu tỉ lệ nghịch với độ dày nước.
Bước 02: Thả màu lên mặt nước: Đổ nước đã làm dày vào khay nơng, sau
đó thả màu vào bề mặt nước bằng cách sử dụng cọ để chấm màu, ống nhỏ
giọt để nhỏ từng giọt màu hoặc dùng cọ để rắc màu. Màu sẽ nổi lên trên bề
mặt nước và loang ra thành các hình dạng to, nhỏ khác nhau, có thể kết hợp
cùng lúc nhiều màu.
Bước 03: Tạo màu sắc hoặc hình theo ý thích: Sử dụng các dụng cụ có đầu
nhọn như: cọ nét, lược, nĩa, cây xiên que, ... để di chuyển các mảng màu tạo
hình (xốy ốc, zíc zắc, bơng hoa, trái tim, con cá,...) theo ý thích.
Bước 04: In hoa văn: Sau khi đã tạo hình các màu sắc trên bề mặt nước tiến
hành đặt giấy hoặc vải lên khay màu đã vẽ (thả nhẹ theo chiều thẳng trên mặt
nước, dùng tay nhấn nhẹ nhàng, tránh xê dịch khi đã thả lên mặt nước.
Bước 05: Dùng nhíp hoặc tay kéo nhẹ nhàng tờ giấy, vải ra khỏi mặt nước,
hong khô.
2.2.4. Biện pháp 04: Tổ chức các hoạt động tạo hình bằng cách vẽ thủy ấn
ở trường mầm non.
Xây dựng các đề tài tạo hình phù hợp với từng độ tuổi, khả năng của trẻ:
o Đối với các bé nhỏ chỉ cần thực hiện được các thao tác đơn giản
như việc phân bổ các màu để màu tự loang ra một cách ngẫu
nhiên hay khuấy nhẹ để làm các màu sắc chuyển động trên mặt
nước.
o Đối với trẻ lớn hơn có thể sử dụng dụng cụ để chuyện động mặt
nước thành vịng trịn tạo hình xoắn ốc, chuyển động theo đường
ngang – dọc, chuyển động zích zắc, mẫu chữ V, dùng lược chải
nhẹ lên bề mặt nước,…. Sẽ làm cho các màu sắc chuyển động
theo lực tác động.
o Đối với trẻ đã thực hiện thuần thục các thao tác cơ có thể hướng
dẫn trẻ dùng cọ nét để tạo hình: hoa, lá, con cá, ông mặt trời, con
bướm,…. Hoặc các hoa văn đồng dạng theo ý thích.
Rèn luyện thường xuyên cho trẻ trong giờ học, giờ vui chơi.
2.2.5. Biện pháp 04: Phối hợp với phụ huynh.
Mời phụ huynh tham gia vào các tiết dạy thủy ấn.
Vận động phụ huynh tài trợ các nguyên vật liệu để tổ chức hoạt động thủy
ấn họa.
3. Kết quả áp dụng thử hoặc/và áp Sáng kiến:
Áp dụng cho lớp Lá 03 năm học 2021- 2022 và những năm tiếp theo cho
đơn vị.
100% trẻ thích thú tham gia hoạt động thủy ấn.
Trẻ cảm thấy tự tin khi tham gia hoạt động, thích thú với những sản phẩm
mang đậm dấu ấn cá nhân.
Trẻ sử dụng màu sắc và các dụng cụ thành thạo tạo ra nhiều sản phẩm thú
vị.
4. Mức độ làm lợi bằng tiền (nếu tính được) hoặc lợi ích xã hội mang lại
trong năm áp dụng:
Khi được tiếp xúc với cách vẽ thủy ấn trẻ được khơi gợi trí tưởng tượng
và phát triển thẩm mỹ, hoàn thiện các kỹ năng vận động tinh. Trẻ tạo ra
các sản phẩm có màu sắc hài hịa bố cục cân đối. Trẻ hứng thú và tự do
trong sáng tạo, tạo ra các sản phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân.
5. Các đơn vị/lĩnh vực khác có thể áp dụng sáng kiến: có thể áp dụng rộng rãi
6. Đánh giá phạm vi ảnh hưởng của Sáng kiến:
Chỉ có hiệu quả áp dụng trong phạm vi Đơn vị áp dụng.
7. Các chứng cứ đính kèm để minh họa về phạm vi ảnh hưởng:
Bản Mô tả đầy đủ về Sáng kiến theo quy định chuyên môn.