Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non trong mùa dịch covid 19

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.82 KB, 14 trang )

“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
“ Chưa là mẹ nhưng chan chứa tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý các em thơ”
Tình yêu thương với những đứa con của mình tại trường mầm non là vơ bờ
bến, khơng có gì có thể cân đo đong đếm được. Chính vì vậy, cơng tác chăm sóc
ni dưỡng trẻ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của đội ngũ cấp dưỡng cũng như
đội ngũ giáo viên đang trực tiếp chăm sóc giáo dục ni dưỡng trẻ.
Hiện nay cùng với sự phát triển của xã hội, mỗi gia đình đều có cuộc sống
đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng được nâng cao. Chính vì vậy chăm sóc
và giáo dục trẻ được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. Quan tâm như thế nào
là đúng để cơ thể của trẻ được phát triển toàn diện về các mặt Trí - Thể - Mỹ? Để
trả lời câu hỏi này trước tiên ta phải đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống hợp lý,
khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm nhất là trong năm học 2019 - 2020 xảy ra dịch bệnh covid-19 bùng
phát thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh an tồn trong cơng tác
ni dưỡng trẻ càng phải đặt lên hàng đầu. Đặc biệt trong trường mầm non việc
chăm sóc giáo dục trẻ là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, địi hỏi chúng ta phải
có những kiến thức, hiểu biết về việc lên thực đơn và chế biến các món ăn cho các
con một cách cân đối và khoa học giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng vẫn đảm bảo các
chất dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh cân đối.
Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, nhà trường cần phối
hợp với phụ huynh để đảm bảo cho bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý
và khoa học.
Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,... để tăng sức đề kháng
cho trẻ.
Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tơm, cua, gan động vật, thịt bị,
các loại ngũ cốc,... không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp


tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường
hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
Cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng
giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D, nên ăn 2 - 3
bữa cá mỗi tuần, để tăng cường trong quá trình sinh trưởng của tế bào não.
Nhưng trong quá trình chế biến điều mà chúng tơi quan tâm nhất chính là
việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu tiếp phẩm cho đến khâu cuối
1/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

cùng là chuyển thức ăn lên lớp đảm bảo đủ độ nóng để ăn đúng giờ. Nhận thấy
tầm quan trọng của việc chăm sóc ni dưỡng giáo dục trẻ cho nên tôi mạnh dạn
chọn đề tài “Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường
mầm non trong mùa dịch covid - 19”
2. Mục đích nghiên cứu:
- Tìm ra ngun nhân khó khăn để khắc phục thực trạng trẻ chưa quen với
món ăn.
- Sớm phát hiện và phục hồi sức khỏe và suy dinh dưỡng nhằm góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại trường trong mùa dịch.
- Nghiên cứu: các biện pháp giúp trẻ ăn ngon hơn với các món ăn được chế
biến từ các nguyên vật liệu phù hợp.
- Nâng cao chất lượng trong chế biến món ăn cũng như khi xây dựng lên
một thực đơn hợp lý trước khi cho trẻ ăn.
3. Đối tượng nghiên cứu
"Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm
non trong mùa dịch covid - 19"

4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Đề tài này được áp dụng tại trường mầm non nơi tôi đang công tác với tổng
số trẻ là 633 trong đó mẫu giáo 5 tuổi là 241 trẻ, mẫu giáo 4 tuổi 226 trẻ, mẫu giáo
3 tuổi và nhà trẻ là 166 trẻ
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực trạng
- Phương pháp chế độ dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh:
Tẩy trùng trường học, bố trí thêm nơi rửa tay
- Rèn cho học sinh thói quen rửa tay hằng ngày
- Phương pháp tuyên truyền
- Phương pháp nghiên cứu: Tài liệu sách báo có nội dung hướng dẫn cách
phịng chống dịch bệnh và suy dinh dưỡng cho trẻ.
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
Đề tài này được tiến hành trong năm học 2019 – 2020 tại trường mầm non
nơi tôi đang công tác. Thời gian thực hiện đề tài là một năm học từ tháng 8 năm
2019 đến tháng 6 năm 2020
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết sức khỏe là vốn quý con người. Ăn uống tốt tạo cho
con người có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đảm
2/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

bảo đủ lượng và chất thì cơ thể mới phát triển một cách toàn diện. Dinh dưỡng là
nhu cầu sức khỏe của mỗi con người đặc biệt ở lứa tuổi trẻ nhỏ thì nhu cầu dinh
dưỡng rất cao để đảm bảo phát triển về mặt thể chất trí tuệ. Nếu như trẻ nhỏ khơng
quan tâm, chăm sóc và có một chế độ khơng hợp lý thì cơ thể sẽ cịi cọc, trí tuệ

chậm phát triển, ngược lại nếu trẻ được quan tâm chăm sóc và có một chế độ ăn
hợp lý thì trẻ phát triển tốt về mọi mặt.
Nhờ có sự phát triển của dinh dưỡng hoặc người ta biết được trong thành
phần thức ăn có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: chất đạm, chất béo, chất sơ,
vitamin và muối khoáng, nếu như thiếu hoặc thừa một chất nào đó thì sẽ gây ra
nhiều bệnh tật, rất nguy hiểm tới sự phát triển của trẻ, có thể gây tử vong, nên việc
yêu cầu đặt ra cho nhà trường trong các cơ sở mần non cần chú trọng quan tâm
sâu sắc tới việc lựa chọn và chế biến món ăn đảm bảo yêu cầu về dinh dưỡng hợp
lý, cân đối các chất là điều cần thiết và quan trọng trong các bữa ăn của trẻ.
2. Thực trạng
2.1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Ban Giám Hiệu nhà trường nên mọi người được
phát huy hết khả năng sáng tạo vào các món ăn mới.
- Bản thân tơi có tâm huyết với nghề.
- Có khả năng ứng dụng khoa học cơng nghệ vào trong chế biến.
- Ln tìm tịi cách làm các món ăn mới lạ, thơm ngon, bổ dưỡng để đạt kết
quả cao
- Sưu tầm các món ăn ngon phù hợp với lứa tuổi của trẻ, trau dồi những
kiến thức bổ ích vào trong món ăn.
2.2. Khó khăn:
- Đặc biệt năm học 2019-2020 dịch bệnh covid 19 bùng phát ảnh hưởng
rất nhiều tới sự chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ tại trường mầm non.
- Lớp còn rất nhiều cháu còi cọc, biếng ăn.
- Sĩ số trẻ ăn bán trú tại trường đơng, mà cơ ni ở trường thì cịn hạn chế.
- Trường lại có nhiều khu lẻ, khơng tập trung một chỗ.
- Đại đa phụ huynh đều là nông nghiệp nên thu nhập thấp ảnh hưởng đến
việc chăm sóc giáo dục trẻ
- Sự nhận thức của phụ huynh không đồng đều nên công tác tuyên truyền
chưa đạt hiệu quả cao.
- Dụng cụ chế biến vẫn cịn thơ sơ nên việc chế biến trở nên mất thời gian,

và phức tạp.

3/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện.
- Năm học 2019 – 2020 trường tơi có 633 trẻ ăn bán trú, tôi đã điều tra,
khảo sát và thấy hiện trạng như sau:
Minh chứng 1: Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài
3. Những biện pháp thực hiện
Từ thực tế trên tôi luôn suy nghĩ và mạnh dạn tham mưu với ban giám hiệu
cùng với đồng nghiệp đưa ra một số biện pháp để nâng cao hiệu quả như:
3.1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
3.2. Biện pháp 2: Chọn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đảm bảo vệ
sinh và phù hợp với trẻ mần non:
3.3. Biện pháp 3: Cân đối đầy đủ dinh dưỡng của các nguyên liệu trong món
ăn
3.4. Biện pháp 4: Học hỏi tìm tịi nâng cao khả năng chế biến món ăn cho
trẻ
3.5 .Biện pháp 5: Cách chế biến món ăn cho trẻ mần non
3.6. Biện pháp 6: Phối hợp với giáo viên giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ và
ăn hết xuất.
4. Biện pháp thực hiện:(Biện pháp từng phần)
4.1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm để trẻ được khỏe mạnh thì trẻ cần có
chế độ ăn hợp lý đủ chất đủ lượng và bữa ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì khâu vệ
sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu, nhất là năm học 2019-2020 đại

dich covd -19 bùng phát trên toàn thế giới. Từ việc tiếp nhận, bảo quản và chế
biến thực phẩm đều do các cô nuôi dưỡng trực tiếp đảm nhận, hằng ngày phải lưu
mẫu thức ăn đầy đủ từ bữa chính cho đến bữa phụ. Có sổ sách ghi chép tỷ mỉ khi
mua bán và tiếp nhận thực phẩm từ nhà cung cấp an tồn có giấy chứng nhận vệ
sinh an tồn thực phẩm, có ban giám hiệu, thanh tra nhà trường giám sát. Trang
phục, đồ dùng dụng cụ nhà bếp đầy đủ, thực hiện đúng bếp ăn một chiều.
- Các khay xoong nồi, phân chia thức ăn phải có nắp đậy đầy đủ.
- Bát ăn phải được khử trùng tráng bằng nước sôi.
- Cuối ngày và cuối tuần cần phải vệ sinh trong và ngoài bếp cũng như trong
và ngoài trường, phun khử khuẩn theo định kỳ phòng chống dịch bệnh.
Minh chứng 2: 2.1 phân chia thức ăn có nắp đạy đầy đủ
2.2 Hàng tuần tổng vệ sinh trong và ngoài bếp

4/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

4.2. Biện pháp 2: Chọn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đảm bảo vệ
sinh và phù hợp với trẻ mần non:
Để làm tốt công tác vệ sinh an tồn thực phẩm nâng cao chất lượng bữa ăn
chúng tơi cùng BGH nhà trường đó chọn cơ sở thực phẩm có uy tín trên địa bàn
để tiến hành mua thực phẩm, các cơ sở thực phẩm phải đáp ứng nhu cầu thực
phẩm sạch và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Các cơ sở cung ứng sản phẩm
phải ký hợp đồng cam kết về vệ sinh an toàn thực phẩm và lưu giữ các chứng từ
chứng minh nguồn gốc, nguyên liệu an toàn. Đối với các thực phẩm rau, quả, thịt,
cá phải đảm bảo tươi ngon, không dập nát và khơng có mùi lạ.Đối với các loại
thực phẩm khơ như: nước mắm, da vị, dầu ăn, hạt nêm, phải đảm bảo cịn ngun
bao bì nhãn mác sản phẩm và cịn hạn sử dụng. Cơ ni kết hợp cùng BGH, giáo

viên cùng nhận thực phẩm tuyệt đối không nhận thực phẩm không đảm bảo chất
lượng. Các thực phẩm khi nhận phải tươi ngon, sạch sẽ, không bị dập nát, không
héo khơng có mùi lạ ví dụ như chọn các loại thực phẩm cá, trứng, thục phẩm đóng
hộp, các loại thực phẩm khô, các loại thịt, phụ tạng, vào sổ sách ghi rõ tên thực
phẩm, phản ánh kịp thời.
Thịt bò
- Thịt bị ngon, có màu đỏ tươi
- Mỡ thịt có mầu vàng tươi, gân màu trắng cứng khi ấn vào, nếu như ấn
vào thấy mền thì khơng nên mua
- Chọn mua những thớ thịt bị nhỏ, mền, khơng q mịn, khơng nên mua
những thớ thịt lớn và cứng
- Thịt bị có màu tái xanh, có nốt trắng trịn ở giữa là thịt bị bị sán, bị gạo
khơng nên mua nó có thể gây nguy hiểm cho bạn
- Ngồi ra thịt bị khơng tươi cịn có dấu hiệu: Mầu đỏ xẫm, mỡ vàng đậm,
xương mầu vàng, độ đàn hồi của thịt kém, bề thịt nhớt, dính tay khi chạm vào.
Thịt lợn
- Thịt lợn khỏe mạnh thường có mầu hồng
- Thịt săn chắc, khơng nhão, đàn hồi, khơng nhỏ dịch dùng ngón tay ấn vào
thịt tạo thành vết lõm nhưng không để lại vết khi nhấc ngón tay ra, các thớ thịt
đều.
- Đường cắt mặt thịt khô ráo, cơ hơi se lại, lớp bì mềm, màu trắng trong đến
hơi ngà khi ngửi khơng có mùi hơi
- Thịt lợn ngon khi mua về đem luộc nước nóng, váng mỡ to, dậy mùi thơm
của thịt và đặc biệt khơng có mùi lạ.
Thịt cá
5/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”


- Thịt cá: đang sống hay vừa mới chết nhưng vẫn đạt tiêu chuẩn cá tươi
như
+ Thân cá co cứng khi để cá lên bàn tay thân cá không thõng xuống.
+ Mắt trong suốt, giác mạc đàn hồi.
+ Miệng ngậm cứng.
+ Mang đỏ tươi, dán chặt xuống hoa khế.
+ Vẩy tươi óng ánh, dính chặt vào thân.
+ Bụng bình thường hậu môn thụt sâu và mầu trắng nhạt.
+ Thịt săn chắc, đẩm bảo có đàn hồi, dính chặt vào xương sống.
Chọn rau:
- Chọn rau ngót: Mùa rau ngót là từ tháng 7 đến tháng 3 năm sau, khi mua
rau ngót nên chú ý mua vào mùa mưa là ngon nhất, nên chọn những bó có nhiều
lá non và mướt. Khơng nên mua rau ngót sẫm màu, có hoa li ti và mụn lá.
- Rau cải xanh: Từ tháng 9 đến tháng 4 là mùa vụ của rau cải xanh. Rau cải
xanh ngon là loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Khơng nên chọn cải lá xanh
ngắt, khơng có dấu vết của sâu bọ, thân chắc mập, cẩn thận khi ăn sống vì loại
này được bón nhiều phân đạm nitrat.
Thực phẩm đóng hộp
+ Thực phẩm đóng hộp: phải đóng gói sẵn có thương hiệu nhãn mác đầy
đủ nội dung về sản phẩm, trọng lượng các thành phần chính, cách bảo quản và sử
dụng sản phẩm, nơi sản xuất chế biến có số đăng kí sản phẩm và có hạn sử dụng.
+ Không sử dụng các thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là các loại ngũ
cốc, hạt có dấu hiệu mốc như lạc, đậu có chứa rất nhiều các độc tố vi nấm rất nguy
hiểm.
Chọn bún phở:
- Nên chọn mua bún, phở tươi ở những địa chỉ mua hàng uy tín, đáng tin
cậy và có kí kết hợp đồng, có kiểm dịch an tồn thực phẩm. Nếu sử dụng bún, phở
khô ta cần kiểm tra kĩ lưỡng nguồn gốc, nhãn hiệu, trên bao bì cần ghi rõ hạn sử
dụng, nhà sản xuất, địa chỉ cụ thể.

- Ban giám hiệu trường mầm non, kí kết hợp đồng mua thực phẩm sạch trẻ
với các nhà cung cấp tin cậy, có địa chỉ rõ ràng.
- Khi giao nhận thực phẩm phải được kiểm tra chất lượng vệ sinh an toàn
thực phẩm. Nếu thấy thực phẩm có biểu hiện khong ngon, khơng đảm bảo chất
lượng thì trả lại nhà cung cấp thực phẩm để đổi lại thực phẩm đạt yêu cầu.
- Việc lựa chọn thực phẩm an tồn thực phẩm là khâu khơng kém phần
quan trọng bởi nó quyết định tới chất lượng bữa ăn của trẻ, ngoài ra, khâu đảm
6/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

bảo vệ sinh trong bếp ăn là vô cùng quan trọng, đảm bảo sạch sẽ, gọn gàng, sắp
xếp đồ dùng theo quy trình bếp một chiều, thùng rác đậy nắp, mặc trang phục phải
gọn gàng, sạch sẽ có tạp dề, khẩu trang, đội mũ, khơng móng tay.
Minh chứng 3: Kết hợp với giáo viên và nhà cung cấp giao nhận thực
phẩm và chế biến thực phẩm
4.3. Biện pháp 3: Cân đối đầy đủ dinh dưỡng của các nguyên liệu trong
món ăn
Trong ẩm thực nguồn dinh dưỡng rất là quan trọng, và chủ yếu có 4 nhóm
dưỡng chất quan trọng sau:
4 nhóm dưỡng chất quan trọng: Chất bột đường, béo, protein, vitamin và
khống chất
Chất bột đường
Cơ thể ln cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất giúp con người có thể duy trì
sự sống, vận động và phát triển một cách tồn diện nhất. Dựa vào nguồn chất dinh
dưỡng mà thực phẩm cung cấp thì người ta chia ra 4 nhóm chất dinh dưỡng quan
trọng cần thiết cho cơ thể, mỗi giai đoạn phát triển hay mỗi người lại có nhu cầu
cung cấp năng lượng khác nhau.

* Carbohydrate (cịn gọi là nhóm chất bột đường)
Là nguồn cung cấp nhiên liệu chính cho hệ thống thần kinh trung ương và
năng lượng cho các cơ quan trong cơ thể làm việc.
Thành phần cấu tạo nên tế bào và các mơ, điều hịa hoạt động của cơ thể,
cung cấp chất xơ cần thiết.
Phân loại carbohydrate: Thông thường được chia làm 2 loại là carbohydrate
đơn giản và carbohydrate phức tạp.
Carbohydrate đơn có cấu tạo đơn giản và được tiêu hóa, hấp thụ nhanh hơn,
chúng có trong các thực phẩm như các loại trái cây, các sản phẩm sữa, đường ăn,
kẹo, nước ngọt, siro...
Carbohydrate phức tạp: Thời gian tiêu hóa chậm hơn. Chúng có trong các
thực phẩm như trong thực phẩm chứa tinh bột, bao gồm: các loại đậu, khoai, ngơ,
củ cải, bánh mì ngun cám và ngũ cốc
Carbohydrate chuyển hóa trong cơ thể như thế nào?
Sau khi chúng ta ăn những thực phẩm có chứa chất bột đường, cơ thể sẽ
phân giải thành các đơn vị đường nhỏ hơn hấp thụ vào máu và theo máu đến gan,
tại gan xảy ra q trình chuyển hóa các đường này thành glucose và được sử dụng
ngay để tạo năng lượng. Phần dư sẽ được dự trữ dưới dạng glycogen ở gan và cơ,

7/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

tới một mức nhất định không lưu trữ thêm được thì carbohydrate lúc này mới
chuyển thành mỡ.
Khi đói lượng đường trong máu giảm xuống thì glycogen ở cơ và gan sẽ
được chuyển thành glucose để cung cấp nguồn năng lượng ngay lập tức cho cơ
thể hoạt động.

Khi cơ thể tiêu thụ quá lượng carbohydrate cần thiết thì lượng carbohydrate
dư dần dần sẽ tích lũy thành mỡ. Ngược lại, nếu cơ thể được cung cấp thiếu
carbohydrate, lượng glycogen cạn kiệt đi thì phải lấy protein làm nhiên liệu, khi
đó thận sẽ bị tạo áp lực và tạo ra những chất gây hại.
Đối với những người có bệnh huyết áp, đái tháo đường hay có nguy cơ bị
bệnh thì khuyến cáo nên sử dụng những carbohydrate có chỉ số đường thấp như
ngũ cốc nguyên hạt.
Carbohydrate: Làm thế nào Carbs phù hợp với chế độ ăn uống lành mạnh?
Chất béo trong cơ thể có mấy loại?
Vai trị của protein và hướng dẫn, cơng dụng
* Protein (hay chất đạm)
Chất bột đường
Chất đạm cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương, và các
cơ quan tổ chức khác của cơ thể
Chất đạm cần thiết để xây dựng và duy trì cơ bắp, máu, da, xương, và các
cơ quan tổ chức khác của cơ thể
Protein cũng cung cấp năng lượng
Là nguyên liệu tạo các men, các hormon trong cơ thể giúp điều hòa hoạt
động của cơ thể
Nguyên liệu tạo các kháng thể giúp cơ thể chống đỡ bệnh tật. Vận chuyển
các dưỡng chất và thuốc
Khi cơ thể tiêu thụ các thực phẩm có chứa protein tại đường tiêu hóa các
men tiêu protein sẽ cắt ra thành các axit amin và hấp thụ. Trong số 20 loại axit
amin mà cơ thể con người sử dụng thì có 9 loại được gọi là thiết yếu mà cơ thể
không tự tổng hợp mà cần lấy từ thực phẩm, nếu thiếu các axit amin này thì cơ
thể không tạo được đủ lượng protein cần thiết.
* Nguồn cung cấp protein:
Các loại thịt, cá, đậu đỗ, sữa và các chế phẩm, trứng. Protein từ động vật
chứa nhiều axit amin thiết yếu hơn nhưng kết hợp nhiều loại thực phẩm thì sẽ
mang tới sự phối hợp để có đầy đủ các axit amin mà cơ thể cần.


8/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

Protein rất quan trọng với cơ thể đặc biệt là trẻ em đang lớn. Sữa mẹ chứa
các axit amin được kết hợp hoàn hảo nên bà mẹ cần được khuyến khích ni con
bằng sữa mẹ và khi trẻ bắt đầu ăn bổ sung thì cần được ăn các thực phẩm đầy đủ
lượng protein cần thiết.
Minh chứng 4: lựa chọn thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng
4.4. Biện pháp 4 : Học hỏi tìm tịi nâng cao khả năng chế biến món ăn
cho trẻ
- Trong q trình cơng tác tơi ln tích cực học hỏi, tìm tịi những món ăn
mới, hấp dẫn và kĩ thuật nấu món ăn cho trẻ từ sách báo, từ các hội thi, từ đồng
nghiệp để nhằm nâng cao khả năng chế biến các món ăn phù hợp với trẻ.Ngồi ra
tơi cũng tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao kỹ thuật chế biến
món ăn cho trẻ nhằm nâng chất lượng bữa ăn của trẻ.
- Bên cạnh đó các cơ thường xun thay đổi thực đơn theo tuần, phù hợp
với trẻ nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng, hết xuất, đảm bảo chất lượng bữa ăn cho trẻ.
Minh chứng 5: trao đổi học hỏi kinh nghiệm
4.5 .Biện pháp 5: Cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non
- Như chúng ta biết trẻ mần non phát triển theo giai đoạn khác nhau và mỗi
thờ kỳ phát triển thì nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi thời kì là khác nhau.Do vậy khi
chế biến món ăn cho trẻ mần non các cô nuôi phải nắm rõ về đặc điểm và nhu cầu
dinh dưỡng ở từng giai đoạn để đảm bảo hấp thu tốt các chất dinh dưỡng.
- Trong q trình chế biến món ăn, các cơ phải chú ý xây dựng thực đơn
đảm bảo kết hợp đầy đủ bốn nhóm thực phẩm đủ lượng calo, thực đơn phù hợp
theo mùa, hơn nữa các cô phải kết hợp giữ thành phần thực phẩm sao cho màu

sắc đẹp, hài hòa, hấp dẫn với trẻ, kích thích trẻ ăn ngon miệng
- Trong q trình chế biến tơi cùng đồng nghiệp ln coi trọng các khâu
chế biến khi chế biến rau củ quả, chúng tôi thường thái hạt lựu, xay nhỏ cho trẻ
dễ ăn
- Khi đun nấu món ăn gần chín mới cho gia vị vào đảm bảo không bay mất
lượng I ốt trong gia vị.
- Món ăn khơng chín q dễ mất vitamin, mùi nồng gây không ngon miệng
- Đối với món mặn cho trẻ chúng tơi ln kết hợp các thành phần rau củ
quả như: thịt gà, xào ngũ sắc, trứng đúc củ quả, trứng đà điểu đúc thịt, cháo cá hồi
bí đỏ, súp gà ngơ non,...
- Sau đây là một số món ăn tơi đã thực nghiệm ở trường
Món mặn: Gà xào ngũ sắc
* Nguyên liệu:
9/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

- Thịt gà ta
- Rau củ ngũ sắc hỗn hợp ( gồm cà rốt,hành tây, hoa nơ xanh tráng, hành
khô, cần tỏi tây)
- Gia vị, dầu ăn, dầu hào, hạt tiêu
* Cách chế biến:
+ Thịt gà ta rửa sạch,sơ chế sạch sau đó xay nhỏ, thái hạt hạt lựu.
+ Rau củ ta đem sơ chếsạch, xong thái hạt lựu.
+ Ướp thịt gà với gia vị nước mắn, ít dầu hào.
+ Đun nóng chảo dầu, phi thơm hành khơ rồi cho thịt gà vào xào. Khơng
thêm nước vào chảo vì thịt gà sẽ tiết ra nước. Xào đến khi thịt gà săn thì trút ra để
riêng.

+ Lại cho dầu vào chảo, cho rau củ vào xào chín mềm.
+ Khi rau củ chín thì trút thịt gà trở lại vào chảo rau củ. Nêm gia vị lại cho
vừa ăn và rắc một chút tiêu, tắt bếp và bắc ra.
- Thành phẩm:
+ Nguyên liệu chín mền khơng nát
+ Màu sắc đẹp khơng bị biến đổi
+ Vị ăn vừa phải thơm đặc trưng của món ăn
Cá quả xào nấm cà rốt
- Nguyên liệu:
+ Phile cá quả
+ Nấm hương
+ Cà rốt.
+Dầu hào, hành lá, thì là, tỏi và hành khơ,hạt nêm, bột chiên.
- Quy trình chế biến
+ Cá quả sơ chế sạch thái hạt lựu tẩm ướp gia vị, dầu hào và bột chiên
sau đó đem chiên vừa phải vớt ra khay
+ Nấm hương ngâm nước rồi rửa sạch bụi đất trên nấm sau đó đem xay
nhỏ hoặc thái hạt lựu, cà rốt thái hạt lựu
+ Hành khô và tỏi băm nhỏ
+ Hành lá, rau thìa là cắt nhỏ
+ Phi hành hành tỏi khơ cho cà rốt, nấm hương vào xào nêm gia vị đảo
cho tới khi nguyên liệu gần chín cho cá vào đảo dều nêm gia vị dầu hào đảo đều
đến khi nguyên liệu chín nhưng cá khơng nát, ta cho thìa là vào đảo đều rồi bắc
ra là được.
- Thành phẩm:
10/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”


+ Các ngun liệu chín mền khơng nát
+ Màu sắc đẹp không bị biến đổi
+ Vị ăn vừa phải thơm đặc trưng của món ăn
4.6. Biện pháp 6: Phối hợp với giáo viên giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ
và ăn hết xuất.
Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Corona (COVID-19), chăm sóc trẻ em tốt
hơn, chúng tơi cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt
của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, có thể hạn
chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ
chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất
cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám
vào.
Những hành động như ơm ấp, hơn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt
bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như
ho, sốt. Cho nên chúng ta cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Nhà
trường nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp
thời gian vui chơi và học tập cùng bé sao cho phù hợp.
Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm
sóc trẻ em hiệu quả. Cần rửa tay cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ lớn hơn,
cần làm gương và xây dựng cho bé thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc
đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc
các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng. Ngoài ra, cũng cần
lưu ý giữ ấm cho trẻ. Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, ba mẹ chú ý luôn để bé ăn
mặc đủ ấm, đi tất, gang tay, quàng khăn và đặc biệt là đeo khẩu trang mỗi khi đi
ra ngoài.
Đeo khẩu trang là một cách chăm sóc trẻ em trong mùa dịch
Trong thời kỳ dịch covid như thế này trường chúng tôi luôn được sự quan
tâm của bộ giáo dục và đào tạo, sở thường xuyên cử người về giúp đỡ, tuyên
truyền bổ xung mà cơ sở cịn thiếu sót trong q trình làm việc.

Minh chứng 6: đội ngũ nhân viên nhà trường tổng vệ sinh
5. Kết quả thực hiện
Thực hiện một số biện pháp trên vào việc tổ chức cho trẻ ăn hàng ngày ở
trường mầm non nơi tôi công tác đã thu được một số kết quả như sau:
* Đối với trẻ:

11/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

- Trẻ ăn ngon miệng, khỏe mạnh, da dẻ hồng hào và rất thích ăn các món
ăn từ các loại thực phẩm được thể hiện qua bảng so sánh sau:
Minh chứng 7: Kết quả số liệu sau khi thực hiện đề tài
* Đối với cô nuôi
+ Về công tác tập huấn: 100% cán bộ cô nuôi phụ trách bếp ăn trong nhà
trường được tham gia lớp tập huấn kiến thức thực hành dinh dưỡng, vệ sinh an
toàn thực phẩm, biết cách nêu lên quy trình chế biến của một món nào đó, được
khám sức khỏe định kỳ hàng năm.
+ Về chất lượng chăm sóc ni dưỡng: Trong suốt thời gian thực hiện đề
tài vừa qua tôi cùng đồng nghiệp đã thực hiện sáng tạo lên một số món ăn mới từ
các nguồn nguyên liệu sẵn có, phần lớn là nguyên liệu từ cá, kết quả rất khả quan
đã được trẻ hưởng ứng, rất thích ăn, đồng thời cơ thể trẻ tăng trưởng hơn so với
trước, giảm tỷ lệ trẻ thấp còi, suy dinh dưỡng.
+ Khả năng ứng dụng của đề tài: Qua thời gian thực hiện đề tài tôi thây có
thể áp dụng rộng rãi vào các trường mầm non trong tồn huyện, góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Giúp cơ thể trẻ phát triển tốt góp
phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ.
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:
- Qua quá trình thực nghiệm các biện pháp xây dụng thực đơn hợp lý và
chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm non trong mùa dịch covid-19 đã cho tôi
lĩnh hội một số kinh nghiệm chế biến các món ăn trong trường mầm non như sau:
- Đảm bảo được nguồn dinh dưỡng có ở trong thực phẩm
- Biết vận dụng sơ chế đúng cách đúng kiểu, áp dụng cho trẻ ăn đúng – đầy
đủ chất dinh dưỡng.
- Sơ chế phù hợp đúng theo từng mùa, phù hợp với khí hậu
- Đảm bảo nguồn tài chính hiện tại
- Đảm bảo an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.
2. Các đề xuất và khuyến nghị:
Để chế biến được các món ăn từ cá cho trẻ được ngon miệng hấp dẫn trẻ,
tơi có một số khuyến nghị sau:
+ Về phía nhà trường:
Ban giám hiệu mở thêm các lớp tập huấn về dinh dưỡng nhằm đảm bảo cho
việc phục vụ nấu ăn cho trẻ
- Cô nuôi chưa được đào tạo chuyên sâu về ngành kinh nghiệm còn hạn
chế.
12/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

- Các ngành quan tâm tới nhân sự trong các bếp ăn trong các trường mầm
non đảm bảo bữa ăn của trẻ mầm non ngày càng được cải thiện.
- Nhà trường đầu tư nhiều trang thiết bị mới phục vụ cho việc chăm sóc trẻ
tốt hơn.
- Phịng giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên đi tập huấn các
chun đề ni dưỡng chăm sóc trẻ.

- Trên đây là một số biện pháp chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19.
Tôi xin cam đoan đây là đề tài mà tôi tự làm, không sao chép của ai nếu
sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày…… tháng …… năm 2020
Người viết

Nguyễn Thị Hồng Lan

MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài: .............................................................................................. 1
13/13


“Một số biện pháp chế biến món ăn hấp dẫn khoa học cho trẻ ở trường mầm non
trong mùa dịch covid-19”

2. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................................ 2
3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ...................................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 2
6. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu....................................................................... 2
PHẦN II: NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .......... 2
1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 2
2. Thực trạng ......................................................................................................... 3
2.1. Thuận lợi: ....................................................................................................... 3
2.2. Khó khăn: ....................................................................................................... 3
2.3. Số liệu điều tra trước khi thực hiện. ............................................................... 4

3. Những biện pháp thực hiện ............................................................................... 4
4. Biện pháp thực hiện:(Biện pháp từng phần) ..................................................... 4
4.1. Biện pháp 1: Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm ................................. 4
4.2. Biện pháp 2: Chọn các thực phẩm có giá trị dinh dưỡng đảm bảo vệ sinh và
phù hợp với trẻ mần non: ...................................................................................... 5
4.3. Biện pháp 3: Cân đối đầy đủ dinh dưỡng của các nguyên liệu trong món ăn
............................................................................................................................... 7
4.4. Biện pháp 4 : Học hỏi tìm tịi nâng cao khả năng chế biến món ăn cho trẻ . 9
4.5 .Biện pháp 5: Cách chế biến món ăn cho trẻ mầm non .................................. 9
4.6. Biện pháp 6: Phối hợp với giáo viên giáo dục trẻ giữ vệ sinh sạch sẽ và ăn
hết xuất. ............................................................................................................... 11
5. Kết quả thực hiện ............................................................................................ 11
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................... 12
1. Kết luận: .......................................................................................................... 12
2. Các đề xuất và khuyến nghị: ........................................................................... 12
PHẦN IV. CÁC MINH CHỨNG CỦA ĐỀ TÀI
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

14/13



×