Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Luận văn xuất khẩu gạo của việt nam vào thị trường Châu Phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 99 trang )









LUẬN VĂN:

Xuất khẩu gạo của Việt Nam
vào thị trường châu phi

















MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Lúa/gạo được xác định là cây lương thực thứ hai sau lúa mỡ trờn thế giới, với tỷ
trọng khoảng 85% được sản xuất ở các nước châu Á.
Toàn thế giới có khoảng 15 nước xuất khẩu gạo với mức từ 100.000 tấn/năm trở
lên và trên 100 nước nhập khẩu gạo. Các nước có lượng gạo xuất khẩu lớn bao gồm: Thái
Lan, Ấn Độ, Pakixtan, Trung Quốc, Mỹ, Việt Nam chiếm khoảng hơn 70% lượng gạo
xuất khẩu của thế giới (Việt Nam hiện là nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế giới
khoảng 4,5 triệu tấn/năm sau Thái Lan). Các nước nhập khẩu gạo lớn như Braxin, các
nước thuộc khối EU, Inđônêxia, Philippin, Nam Phi, Ni-giê-ri-a chiếm khoảng 40%
lượng gạo nhập khẩu của thế giới.
Cho đến nay, thị trường gạo xuất khẩu của Việt Nam đó mở rộng ra hơn 100 nước.
Hiện tại, do nhu cầu về gạo lớn (rất nhiều nước đang thiếu lương thực) và giá gạo của
chúng ta luôn thấp hơn giá gạo của Thái Lan (trung bỡnh khoảng 360 - 430 USD/tấn so
với 390 - 480 USD/tấn của Thái Lan) cho nên rất nhiều nước trên thế giới quan tâm đến
gạo của Việt Nam, đặc biệt là các nước ở châu Phi. Ngoài một số nước đó là bạn hàng
quen thuộc của Việt Nam như: Xê-nê-gan, cộng hũa Nam Phi, Ni-giê-ri-a, Công-gô, An-
giê-ri đầu năm 2009 đó cú 7 nước châu Phi khác đăng ký mua gạo của Việt Nam.
Châu Phi có diện tích khoảng 30.244.050 km
2
(đứng thứ ba thế giới sau châu
Á, châu Mỹ), dân số khoảng 970 triệu người (đứng thứ hai thế giới sau châu Á) sinh
sống ở 54 quốc gia. Châu Phi được mọi người biết đến là châu lục nghèo khổ và thiếu
lương thực trầm trọng. Có thể nói, châu Phi là thị trường nhập khẩu hàng hoá giàu
tiềm năng, nhất là mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam.
Khi cũn Liờn Xụ và hệ thống xó hội chủ nghĩa, Việt Nam đó cú những mối quan
hệ thõn thiện với nhiều nước thuộc châu Phi: An-giê-ri, Ăng-gô-la, Ai Cập, Li-bi, Ma-
rốc Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là từ khi Việt
Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) năm 2007 và




mối quan hệ bang giao giữa Việt Nam với các nước châu Phi được tăng cường và rộng
mở đó tạo ra những cơ hội thuận lợi để mở rộng quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt
Nam và các nước châu Phi, đặc biệt là mở rộng thị trường hàng hoá nói chung và mặt
hàng gạo của Việt Nam nói riêng tại châu Phi.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đó nhấn mạnh: "Củng cố và mở
rộng thị trường xuất khẩu, tạo thị trường ổn định cho các mặt hàng có khả năng cạnh
tranh, tăng thêm thị phần ở các thị trường lớn và khai mở các thị trường cũn nhiều tiềm
năng" [4, tr.703].
Từ đó, việc nghiên cứu đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá nói chung, đặc biệt là gạo
của Việt Nam vào thị trường châu Phi trong giai đoạn hiện nay đang được nhiều người quan
tâm, đõy cũng là lý do để tác giả chọn đề tài: "Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường
châu Phi" làm luận văn thạc sĩ.
2. Tỡnh hỡnh nghiờn cứu
Liên quan đến đề tài đó cú một số cụng trỡnh khoa học, cỏc bài bỏo… đề cập đến.
+ Về tỡnh hỡnh xuất khẩu hàng hoỏ núi chung và xuất khẩu gạo núi riờng, đó cú
nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu và những bài viết đề cập đến, tiêu biểu như:
- PTS Nguyễn Đỡnh Long, PTS Nguyễn Tiến Mạnh, Nguyễn Vừ Định (1999),
Phát huy lợi thế nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản xuất khẩu Việt Nam, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
- Nguyễn Tiến Thỏa (2006), Sức cạnh tranh của gạo Việt Nam trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà
Nội.
- Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc
(2007), Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Minh Tân, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
- Trịnh Ái Hoa (2006), Chính sách xuất khẩu nông sản của Việt Nam - thực trạng
và giải pháp, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
Cỏc cụng trỡnh này đó đề cập đến lợi thế cạnh tranh của hàng hoá nông sản xuất
khẩu của Việt Nam, trong đó có mặt hàng gạo của Việt Nam. Cỏc cụng trỡnh đó cũng




nêu ra những chính sách xuất khẩu và các giải pháp định hướng đẩy mạnh xuất khẩu
hàng hoá của nước ta sang thị trường các nước trên thế giới.
+ Về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và châu Phi, về thị trường hàng
hóa nói chung, thị trường nông sản phẩm trong đó có gạo nói riêng… đó có một số công
trỡnh khoa học, luận văn, luận án tiến sĩ nghiên cứu. Đó là:
- Đặng Phong Vũ (2000), Thị trường tiêu thụ nông phẩm của đồng bằng sông
Cửu Long hiện nay - đặc điểm và phương hướng phát triển, Luận án tiến sĩ, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Nguyễn Mạnh Tuân (2005), Vai trũ nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp
hàng hoá ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Quan hệ thương mại Việt Nam - châu Phi: Thực trạng và định hướng xuất khẩu, Kỷ
yếu Hội thảo khoa học, Trường Đại học kinh tế quốc dân, 3/2006.
- Một số quan điểm và giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam - châu
Phi, Tạp chí Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông, số 10/2006.
- Một số chính sách và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - châu
Phi, Tạp chí Khoa học Thương mại, số 14/2006.
- Lê Quang Tuấn (2007), Hợp tác kinh tế của Việt Nam với các nước châu Phi,
Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
- Đinh Thị Thơm (2007), Thị trường một số nước châu Phi - cơ hội đối với Việt
Nam, Nxb Khoa học xó hội, Hà Nội.
Cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu trờn đó tiếp cận và nghiờn cứu ở cỏc gúc độ và phạm vi
khác nhau về mối quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và châu Phi, quan hệ thị
trường nói chung và một số nét về thị trường châu Phi… Như vậy cũn ớt cụng trỡnh khoa
học nghiờn cứu một cỏch toàn diện, cú hệ thống về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
sang thị trường châu Phi dưới góc độ kinh tế chính trị. Vị thế việc nghiên cứu đề tài xuất
khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi vẫn là cần thiết và có ý nghĩa lý luận thực
tiễn quan trọng.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn



Phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt
Nam vào thị trường châu Phi, từ đó nêu ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu
nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu gạo của nước ta vào thị trường này.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để thực hiện được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rừ đặc điểm của thị trường nói chung và thị trường gạo ở châu Phi nói
riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng của hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị
trường châu Phi từ năm 2000-2008.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam
vào châu Phi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi trong mối liên hệ
với quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và châu Phi thời kỳ 2000-2008.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, quán triệt và vận dụng những quan điểm, đường lối phát triển kinh tế của Đảng
và Nhà nước ta… Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế chính
trị, trong đó chú trọng phương pháp phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, khái quát
vấn đề, đồng thời luận văn cũng sử dụng các tri thức của các môn khoa học kinh tế liên
quan, kế thừa và sử dụng có chọn lọc những kết quả của một số cụng trỡnh khoa học liờn

quan đến đề tài luận văn.
6. Đóng góp mới của luận văn



Tác giả luận văn hy vọng rằng với kết quả nghiên cứu đề tài luận văn đóng góp
vào việc làm rừ thờm về hoạt động xuất khẩu gạo và tỡnh hỡnh xuất khẩu gạo của Việt
Nam sang châu Phi và đề xuất kiến nghị một số giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam vào châu Phi trong thời gian tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.




Chương 1
THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI
VÀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM


1.1. THỊ TRƯỜNG VÀ THỊ TRƯỜNG GẠO CHÂU PHI
1.1.1. Quan niệm về thị trường nói chung
Kinh tế hàng hoá ra đời và phát triển thỡ thị trường cũng hỡnh thành và phỏt triển
theo.
Thị trường thường được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa hẹp thị trường là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán hàng hóa, ví dụ: Thị
trường Việt Nam, thị trường châu Phi, thị trường EU… Thị trường là mặt hàng được mua
bán, ví như thị trường cà phê, thị trường gạo, thị trường sắt thép… và thị trường được
hiểu là sự kết hợp cả hai ý trờn, chẳng hạn: Thị trường len ở Pari, thị trường dầu mỏ ở

Trung Đông…
Trong kinh tế học và kinh doanh, thị trường được hiểu là nơi người mua và người
bán (hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau
để trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ.
Theo nghĩa rộng, khái quát: Thị trường là lĩnh vực trao đổi hàng hoá, do đó ở đâu
và khi nào có phân công lao động xó hội, cú sản xuất hàng hoỏ thỡ ở đó và khi ấy có thị
trường.
Thị trường là lĩnh vực lưu thông hàng hoá nên nó là một mắt khâu của chu
trỡnh tỏi sản xuất xó hội: Sản xuất - phõn phối - trao đổi - tiêu dùng. Thị trường rừ
ràng là cầu nối giữa sản xuất với tiờu dựng, do đó, là nơi diễn ra quan hệ trao đổi,
mua bán giữa người sản xuất với người tiêu dùng, giữa người mua và người bán.
Trỡnh độ phát triển của phân công lao động, của lực lượng sản xuất, cơ cấu sản
xuất và quy mô nền kinh tế là cơ sở để mở rộng phạm vi thị trường và tăng cường
độ trao đổi trên
thị trường.



Khái quát lại, thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán trong xó hội. Nú
được hỡnh thành và phỏt triển trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xó hội nhất định.
Những yếu tố cấu thành thị trường:
Đó là: Cung - Cầu; hàng hóa; giá cả; thông tin; con người: người mua và người
bán, người sản xuất và người tiêu dùng.
Cầu là khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong
một thời kỳ tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.
Cung là khối lượng hàng hoá, dịch vụ, hiện có trên thị trường hay có thể đưa ra thị
trường trong một thời kỡ nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi
phí sản xuất xác định.
Quan hệ cung cầu là mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa người bán với người
mua hay giữa những người sản xuất với những người tiêu dùng diễn ra trên thị trường

để xác định giá cả và số lượng hàng hoá dịch vụ. Mối quan hệ cung cầu thường xuyên
diễn ra trên thị trường và tồn tại hoạt động một cách khách quan độc lập với ý chí của
con người. Quan hệ cung - cầu biến động sẽ tác động đến quy mô sản xuất, giá cả trên
thị trường và lợi nhuận doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa giữa
người sản xuất và người tiêu dùng được vận hành bởi quy luật giá trị trong mối liên hệ
với quan hệ cung - cầu và cạnh tranh.
Chức năng của thị trường:
- Thừa nhận cụng dụng xó hội của hàng hoỏ (giỏ trị sử dụng xó hội) và lao động
đó chi phớ để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hoá đó có bán được hay không, bán với
giá thế nào.
- Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng thông qua những biến
động của nhu cầu xó hội về số lượng, chất lượng, chủng loại, cơ cấu của các loại hàng
hoá, giá cả, tỡnh hỡnh cung cầu về cỏc loại hàng hoỏ.
1.1.2. Thị trường gạo châu Phi
1.1.2.1. Tổng quan về châu Phi
Thứ nhất, về lịch sử:



Châu Phi là lục địa có lịch sử lâu đời và các vùng cao nguyên miền Nam châu Phi
được coi là nơi sinh sống đầu tiên của loài người trên trái đất cách đây 2 - 5 triệu năm.
Thế kỷ 16 - 17, người châu Âu bắt đầu công cuộc khai phá châu Phi. Năm 1482,
người Bồ Đào Nha đó thiết lập trạm thương mại đầu tiên dọc theo bờ biển Ghi-nê (ở
Elmina thuộc lónh thổ Gha-na ngày nay) với các hàng hóa được trao đổi chính là vàng
bạc, ngà voi và hồ tiêu.
Trong các thế kỷ 18 - 19, nhận thấy nguồn tài nguyên giàu có của lục địa này, các
nước châu Âu bắt đầu đẩy mạnh các cuộc khai phá châu Phi, đến cuối thế kỷ 19, hầu như
toàn bộ châu Phi đó bị làn súng thực dõn chõu Âu đô hộ, trong đó hai thực dân lớn nhất
là Pháp và Anh.

Pháp đô hộ chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc lục địa, chinh phục các nước: Ca-mơ-
run, An-giê-ri, Ma-rốc và Tuy-ni-di…
Anh chủ yếu đô hộ khu vực Đông và Nam châu Phi, bao gồm các nước như Xu-
đăng, Xô-ma-li, U-gan-đa, Kê-ni-a… và một số nước ở Tây Phi như Zăm-bi-a, Siêra-
Lêon, Ni-giê-ri-a…
Tuy xuất hiện ở châu Phi sớm nhất nhưng người Bồ Đào Nha chỉ đô hộ một phần
nhỏ ở châu Phi là các nước Ghi-nê, Ăng-gô-la, Mô-zăm-bích và một số đảo ở bờ biển
Tây Phi; Bỉ chiếm giữ Công-gô, Ru-an-đa và Bu-run-đi; Tây Ban Nha chiếm một phần
Ghi-nê, một phần sa mạc Sa-ha-ra, lập chế độ bảo hộ một phần lónh thổ Ma-rốc. Ngoài
ra, Đức, Italia cũng chiếm cho mỡnh một số vựng đất ở khu vực Tây, Nam và Đông châu
lục.
Chính các chính sách áp đặt phân chia biên giới lónh thổ, ỏp bức búc lột, chia để trị
mà chủ nghĩa thực dân để lại là nguyên nhân sâu xa dẫn đến các tranh chấp, xung đột ở
châu Phi mà hậu quả nặng nề của nó cũn để lại cho đến ngày nay.
Thế kỷ XX là thời kỳ của quỏ trỡnh đấu trành giành độc lập của các quốc gia Châu
Phi. Một vài quốc gia đó bắt đầu độc lập từ đầu thế kỷ XX, tuy nhiên, chỉ đến khi chiến
tranh Thế giới thứ II kết thúc, cựng với sự hỡnh thành của khối các nước xó hội chủ
nghĩa, sự suy yếu của chủ nghĩa thực dân cũ, sự phát triển mạnh mẽ của phong trào đấu



tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, thỡ cỏc nước châu Phi mới thực sự bắt đầu
quá trỡnh giành lại độc lập từ tay các đế quốc thực dân châu Âu.
Nhờ quá trỡnh đấu tranh giành độc lập, đến nay, tất cả 54 nước châu Phi đều là
các quốc gia độc lập [23, tr.36].
Thứ hai, về địa lý, khí hậu và thời tiết
Châu Phi được bao bọc đa phần bởi các đại dương lớn với độ dài của bờ biển là
26.000km. Ở phía Bắc, châu Phi tiếp giáp với Địa Trung Hải, phía Tây với Đại Tây
Dương, phía Đông là Ấn Độ Dương và ở phía Đông Bắc, châu Phi tiệm cận với khu
vực Trung Đông, tách với bán đảo Ả Rập bởi Hồng Hải.

Châu Phi là lục địa lớn thứ ba trên thế giới, sau châu Á và châu Mỹ, với diện tích
trên 30 triệu km².
Do có vị trí khá đối xứng nhau về hai bán cầu Bắc và Nam, khí hậu của châu Phi
có thể được chia làm 6 vùng chính. Trước tiên là khu vực trung tâm gần xích đạo và quốc
đảo Ma-đa-gat-xca có khí hậu đặc trưng nhiệt đới nóng ẩm, với lượng mưa lớn và nhiệt
độ cao quanh năm. Tiếp đó là hai vành đai nhiệt đới ở phía Bắc và Nam với khí hậu
savan, nhiệt độ cao và lượng mưa phân bố chủ yếu vào mùa hè. Tiến về hai cực là vùng
khí hậu thảo nguyên nửa sa mạc, với lượng mưa cũng tập trung về mùa hè nhưng hạn chế
hơn. Giáp với hai khu vực này là vùng khí hậu sa mạc đặc trưng với sa mạc Sa-ha-ra ở
phía Bắc và sa mạc Ka-la-ha-ri ở phía Nam. Tận cùng của hai vùng sa mạc này là vành
đai khí hậu thảo nguyên bán sa mạc với lượng mưa tập trung về mùa đông. Cuối cùng ở
hai cực Bắc và Nam của châu lục là những dải đất hẹp có khí hậu cận nhiệt đới kiểu Địa
Trung Hải với thời tiết ôn hũa. Do cú sự phõn chia của điều kiện tự nhiên và các vùng khí
hậu theo khu vực địa lý như vậy đó ảnh hưởng phần nào đến sự phân hóa về kinh tế của
các nước trong mỗi khu vực, dẫn đến có nước có nhiều thuận lợi để phát triển các ngành
nông nghiệp, thủy sản… nhưng đồng thời cũng tồn tại nhiều quốc gia không thể tự đảm
bảo các nhu cầu thiết yếu của mỡnh về lương thực, thực phẩm [23, tr.46].
Thứ ba, về kinh tế:
Châu Phi là châu lục lớn thứ ba thế giới về diện tích và thứ hai thế giới về dân số
(diện tích trên 30 triệu km
2
và dân số là 970 triệu người). Trừ một số nước đang phát



triển như Nam Phi, Ni-giê-ri-a, thỡ đại bộ phận châu Phi vẫn đang là khu vực lạc hậu và
chậm phát triển nhất của thế giới. Để cải thiện tỡnh hỡnh này, với quyết tâm tiến hành cải
cách của từng nước và nỗ lực chung của châu lục, ở mức độ khác nhau, nhiều nước châu
Phi đó vượt qua được thời kỳ suy thoái, trỡ trệ, tạo được sự ổn định để phát triển kinh tế.
Cộng với sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhiều nước châu Phi đó và đang đạt được

những thành công bước đầu trong nỗ lực phát triển.
+ Về tốc độ tăng GDP
Tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hàng năm của châu Phi, bỡnh quõn của thời kỳ
1990-1999 là 2,3%, năm 2000 là 3,5%, 2001 là 4,9%, năm 2005 là 5,8%, năm 2006 là
6,1%, năm 2007 đạt 6,3%, năm 2005 đạt 5,9% và năm 2009 đạt 6,0% [24, tr.131].
Năm 2007, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của toàn châu Phi đạt 1.283 tỷ
USD, chiếm khoảng 2% GDP thế giới, trong khi dân số chiếm 14%. GDP bỡnh quõn
đầu người đạt 1.318 USD/năm. Tuy nhiên, chỉ có 20 trong tổng số 54 quốc gia chõu
Phi cú thu nhập bỡnh quõn đầu người trên 1.000 USD/năm.
Bốn nền kinh tế của châu Phi như: An-giê-ri, Nam Phi, Ai Cập, Ni-giê-ri-a chiếm
tới 50% tổng GDP toàn châu lục và đóng góp lớn trong thành tích tăng trưởng chung của
toàn châu Phi [24, tr.118]
Tăng trưởng kinh tế của châu Phi và các nước tiểu vùng sa mạc Sa-ha-ra, vùng cận
Sa-ha-ra vẫn mạnh nhờ nhu cầu hàng hoá tăng… Những nhân tố đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế của châu Phi là:
. Giá dầu và các loại tài nguyên khác như vàng, bạch kim, quặng sắt tăng.
. Xó hội ổn định, môi trường kinh doanh cải thiện, tỡnh hỡnh chớnh trị ở chõu Phi
đó ổn định hơn trong thời gian gần đây.
. Trỡnh độ quản lý kinh tế vĩ mô của châu Phi được nâng cao. Trong hai năm qua
châu Phi được đánh giá là khu vực có tốc độ cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư
nhanh nhất thế giới. Chính phủ nhiều nước châu Phi đó tớch cực cải thiện hệ thống tài
chớnh - ngõn hàng, cú khả năng kiểm soát được tỡnh hỡnh tài chớnh, tạo điều kiện kiểm
soát lạm phát và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vào nửa cuối năm 2008 do
giá dầu mỏ giảm khiến nguồn thu từ dầu mỏ giảm, nhiều nước xuất khẩu dầu phải đối



mặt với tỡnh trạng thõm hụt ngõn sỏch, lạm phỏt. Ở chõu Phi tỷ lệ lạm phỏt năm 2007 là
7,5%, năm 2008 là 6,75% [23, tr.57].
+ Về hội nhập kinh tế quốc tế và quan hệ kinh tế đối ngoại.

Các nước châu Phi ngày càng chịu ảnh hưởng của quá trỡnh toàn cầu hoỏ và cuốn
hỳt vào hệ thống tài chớnh - kinh tế toàn cầu. Tuy nhiờn, do sự yếu kộm của cỏc nền kinh
tế chõu Phi, quỏ trỡnh hội nhập của châu Phi diễn ra chậm chạp.
Ngoại thương: các nước châu Phi đóng góp khoảng 3% tổng số thương mại thế
giới [24, tr.120]. Ngoại thương đóng vai trũ quan trọng trong nền kinh tế chõu Phi,
khoảng 1/4 tổng sản phẩm của chõu lục được dùng để xuất khẩu. Dầu khí chiếm hơn 1/2
giá trị xuất khẩu, tiếp đến là ca cao, cà phê, bông, vàng, khí đốt tự nhiên, kim loại quý
hiếm phục vụ cụng nghiệp và quốc phũng… Ngoại thương cũng có vai trũ khuyến khớch
phỏt triển cỏc phương tiện giao thông, mạng lưới thông tin, xây dựng đô thị, mở rộng
trồng trọt nông sản hàng hóa.
Về thu hút đầu tư nước ngoài, châu Phi vẫn là khu vực thu hút vốn đầu tư kém
nhất trên thế giới. Theo Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD),
năm 2006 được coi là năm kỷ lục về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của
châu Phi, thu hút được xấp xỉ 35,6 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2005 và gấp đôi năm
2004, nâng mức dự trữ vốn FDI lên 29,5% GDP toàn châu lục. Con số này chiếm 2,75%
trong tổng số 1.305 tỷ USD vốn FDI toàn cầu, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là khu vực
Bắc Phi và Đông Phi [23, tr.142].
+ Về sự phát triển các ngành kinh tế.
Nông nghiệp được coi là hoạt động kinh tế chính của châu Phi, chiếm 28,6%
GDP nhưng phần nhiều với tập quán canh tác lạc hậu, sử dụng số lượng lao động lớn.
Nguồn lợi chính đóng góp vào thu nhập quốc dân là ca cao, hạt điều, chà là, hạt vanilla,
cà phê, cừu, bũ… Khoảng 3/5 diện tớch đất trồng trọt được sử dụng để sản xuất lương
thực nhưng do thiên tại, dịch bệnh triền miên, cộng với hệ thống canh tác lạc hậu nên dân
châu Phi thường xuyên trong tỡnh trạng thiếu đói.
Công nghiệp cú vai trũ khỏ khiờm tốn trong nền kinh tế chõu Phi, chiếm bỡnh
quõn 25,4% GDP, vỡ trước đây, trồng trọt và khai khoáng là hai lĩnh vực được các đế



quốc thực dân quan tâm khai thác để cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp châu Âu.

Từ đầu thế kỷ 20, ở châu Phi đó xuất hiện cụng nghiệp tiờu dựng cỡ nhỏ như công
nghiệp thuốc lá, thuốc tẩy rửa, giầy dép, nước giải khát, dệt và linh kiện ô tô. Tuy nhiên,
mặc dù có nguồn nguyên liệu rất phong phú nhưng châu Phi vẫn chưa phát triển được các
ngành công nghiệp quan trọng do không đủ nguồn vốn cần thiết để xây dựng cơ sở hạ
tầng, không có nguồn lao động lành nghề, lực lượng quản lý và kỹ thuật yếu kộm, khụng
đủ sức cạnh tranh với nền công nghiệp Mỹ và châu Âu.
Khai khoáng chiếm phần lớn giá trị xuất khẩu của châu Phi nhưng lại sử dụng rất
ít lao động. Tài nguyên khoáng sản ở châu Phi phân bố không đều, lượng khoáng sản tập
trung ở năm nước Nam Phi, Li-bi, Ni-giê-ri-a, An-giê-ri và Zăm-bi-a chiếm tới 4/5 lượng
khoáng sản xuất khẩu của toàn châu lục (mangan, crôm, magiê, phốt pho, dầu lửa, vàng,
bạc, kim cương, platin, uranium. Chính phủ các nước này và một số nước có nguồn
khoáng sản dồi dào khác kiểm soát công nghiệp khai khoáng và sử dụng nguồn thu đó để
tài trợ cho các dự án của chính phủ.
Lâm - ngư nghiệp: châu Phi chiếm 1/4 diện tích rừng thế giới và 15% trong số đó
được khai thác để sản xuất gỗ. Lâm nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với một số
quốc gia như Ca-mơ-run, Công-gô, Gha-na, Cốt-đi-voa, Ni-giê-ri-a, Cộng hũa Dõn chủ
Cụng-gụ… Ngư nghiệp có vai trũ to lớn trong việc cung cấp thực phẩm và nguồn thu
nhập. Phần lớn hải sản được xuất khẩu dưới dạng cá ăn hoặc dầu cá. Hồ và sông ngũi là
nơi cung cấp cá nước ngọt phục vụ nhu cầu hàng ngày của dân châu Phi.
Vận tải: phần lớn đường sá châu Phi chưa được trải nhựa hay bê tông hóa, đa số
bị xuống cấp trầm trọng. Ở thành phố, phương tiện vận tải chủ yếu là xe búyt, ở nông
thôn là xe ca chạy theo tuyến để chở người, hàng hóa và gia súc. Phần lớn hệ thống
đường sắt của châu Phi là đường đơn, dùng để vận chuyển nguyên liệu, nông sản tới cảng
biển để chuyển ra nước ngoài. Bờ biển châu Phi không có các cảng tự nhiên đủ điều kiện
nhưng con người đó xõy dựng cỏc cảng cú trang thiết bị hiện đại ở một số quốc gia có bờ
biển như Ai Cập, Nam Phi… Sông ngũi cũng được sử dụng trong vận chuyển nội địa.
Hầu hết các nước châu Phi đều có đường hàng không để phục vụ vận chuyển hành khách
trong và ngoài nước. Tuy nhiên, việc trung chuyển giữa châu Phi và thế giới là tương đối




khó khăn do phần lớn các đường bay quốc tế giữa các quốc gia châu Phi và giữa châu Phi
với các châu lục khác đều phải quá cảnh qua một nước thứ ba.
Thứ tư, về chính trị, văn hoá, xó hội.
Bước vào thập kỷ 90 của thế kỷ XX, các xung đột khu vực ở châu Phi đó dần
được hũa dịu. Tuy nhiờn, một số điểm nóng mới đó xuất hiện, cỏc cuộc xung đột nội bộ,
mâu thuẫn sắc tộc - tôn giáo, tranh giành quyền lực lại bùng nổ ở nhiều nơi.
Từ năm 1990 đến nay đó cú hơn 40 quốc gia châu Phi thực thi chế độ dân chủ
đa đảng, thông qua việc sửa đổi hiến pháp, điều chỉnh cơ cấu lónh đạo, tiến hành các
cuộc bầu cử tự do. Việc chuyển đổi này có mặt tích cực là giảm thiểu được chế độ độc
tài quân phiệt tại các nước châu Phi, phát huy các tiềm năng sẵn có, tạo điều kiện thúc
đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, việc áp đặt những giá trị dân chủ theo mô hỡnh
phương Tây vào các quốc gia kém phát triển, trỡnh độ dân trí thấp, tập quán chính trị
lạc hậu với những đặc thù văn hóa riêng không những không mang lại kết quả khả
quan mà cũn đẩy nhiều nước châu Phi vào tỡnh trạng bất ổn định hơn. Sau nhiều thập
kỷ dưới chế độ độc tài, khi chuyển sang dân chủ đa nguyên đa đảng, ở châu Phi đó
xuất hiện hàng loạt các đảng phái hoạt động theo tiêu chí địa phương, tôn giáo, bộ tộc.
Những mâu thuẫn, thù địch giữa các bộ tộc, tôn giáo và tranh chấp lónh thổ, biờn giới
quốc gia lại được dịp bùng phát. Nhiều cuộc nội chiến, xung đột sắc tộc, tôn giáo và
các cuộc chiến tranh đó nổ ra tại Xu-đăng, Xô-ma-li, Ê-ti-ô-pi-a, Trung Phi, Ăng-gô-
la, Bu-run-đi, Li-bê-ri-a, khủng hoảng vùng Hồ lớn… đó một lần nữa tàn phỏ nền
kinh tế cỏc nước này, tác động tiêu cực đến tỡnh hỡnh chớnh trị và mụi trường phát
triển kinh tế của châu Phi.
Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia có những bước đi thận trọng, khôn khéo trong
cải cách, tránh được vũng xoỏy của bạo lực, xung đột và duy trỡ được ổn định, tăng
trưởng kinh tế khá cao như Cộng hũa Nam Phi, Nam-mi-bi-a, Ma-rốc, Tuy-ni-di, Xờ-nờ-
gan, Ai Cập…. [6, tr.72].
Châu Phi vẫn là một lục địa có nhiều vấn đề cần giải quyết về chế độ chính trị,
kinh tế - xó hội. Nền dõn chủ ở Chõu Phi cũn rất nhiều yếu kộm, bất cập, sự phõn phối
quyền lực khụng đồng đều, sự cạnh tranh lợi ích giữa các bộ tộc gay gắt, xung tộc sắc tộc




và tôn giáo diễn ra ở nhiều nơi, và ẩn chứa nhiều rủi ro và nguy cơ lớn đối với hoà bỡnh
và phỏt triển ở Chõu Phi. Vấn đề nghèo đói chưa tỡm ra được giải pháp nào hữu hiệu, tỷ
lệ người nghèo ở khu vực này vẫn đứng cao thứ nhất thế giới và đang trở thành mối quan
tâm chung của toàn thế giới [6, tr.49].
Châu Phi có một lượng lớn các nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông
thường rừ nhất là giữa chõu Phi hạ Sa-ha-ra và cỏc nước cũn lại ở phớa bắc từ Ai Cập tới
Ma-rốc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Trong sự so sỏnh này thỡ cỏc
quốc gia về phớa nam sa mạc Sa-ha-ra được coi là có nhiều nền văn hóa, cụ thể là các nền
văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Ban-tu.
Với các nhà nghiên cứu văn hóa xó hội, lónh thổ chõu Phi và nền văn hóa châu
Phi là một địa bàn gần như vẫn cũn bỏ ngỏ và đũi hỏi rất nhiều cụng trỡnh nghiờn cứu
tiếp theo. Vỡ vậy, khi bàn về thị trường châu Phi cần xem xét một số nét cơ bản về văn
hóa châu Phi - những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến các hoạt động kinh tế, đến thị
trường của châu Phi [22, tr.92].
Tại các nước châu Phi nghèo đói, nơi có hàng chục triệu người lúc nào cũng bị đói
triền miên. Cuộc khủng hoảng lương thực giữa năm 2008 làm gia tăng tỡnh trạng nghốo
đói của châu lục này. Các nước châu Phi nam Sa-ha-ra cú thể vẫn cũn nghốo đói cho đến
năm 2015 (hiện có 2/5 dân số châu Phi vẫn cũn sống dưới mức 1 USD/ngày). Khi giá
lương thực cao thỡ người nghèo càng khó khăn hơn vỡ 60% chi tiờu của họ giành cho
lương thực. Theo WB, nếu tỷ lệ tăng trưởng ở các nước đang phát triển giảm 1% thỡ sẽ
cú thờm 20 triệu người lâm vào cảnh nghèo đói [24, tr.120].
1.1.2.2. Đặc điểm của thị trường gạo ở châu Phi
+ Về sản xuất lúa gạo:
Ở châu Phi, diện tích sản xuất lúa gạo chiếm 10% diện tích canh tác các loại ngũ
cốc và gạo, chiếm 15% sản lượng lương thực của châu Phi. Khoảng 20 triệu nông dân
trồng lúa gạo và 100 triệu người có thu nhập phụ thuộc vào hoạt động sản xuất loại lương
thực này.

Châu Phi là lục địa duy nhất có hai loại gạo được trồng đồng thời là loại gạo
Oryza glaberrima (gạo châu Phi) và loại gạo Oryza sativa (gạo châu Á). Loại gạo



Oryza sativa có xuất xứ từ In-đô-nê-xi-a được mang vào châu Phi cách đây khoảng
450 năm bởi những người châu Âu đầu tiên khai phá lục địa mới này thông qua quần
đảo Ma-đa-gat-xca. Loại gạo này có ưu điểm cho năng suất cao nhưng đến nay vẫn
chưa có khả năng thích nghi hoàn toàn với điều kiện khí hậu ở châu Phi. Cũn loại gạo
Oryza glaberrima được những người nông dân châu Phi trồng đầu tiên ở vùng thung
lũng sông Niger từ 3.500 năm trước đây. Mặc dù loại gạo này có khả năng chống chịu
bệnh giỏi hơn nhưng không phổ biến bằng loại gạo châu Á do năng suất thấp hơn
nhiều. Ngũai ra, hiện nay ở một số nước châu Phi như Li-bê-ri-a, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-
gan v.v cũn cú một số giống lỳa của Việt Nam mới được các chuyên gia của nước ta
mang sang đây trồng như OM4900, OM5199, OM3536 Những giống lúa trên đó thể
hiện được tính thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết khắc nghiệt ở đây và
cho năng suất khá cao, từ 4 đến 4,3 tấn/ha [11].
+ Về chính sách nhập khẩu của các nước châu Phi:
Một trong những thay đổi rừ rệt trong quyết tõm mở rộng cửa nền kinh tế của cỏc
nước châu Phi được thực hiện từ những năm 1980, đặc biệt là những năm 1990 là việc
giảm đáng kể các hàng rào thương mại (cả thuế quan và hạn ngạch nhập khẩu). Trong
những năm 2000 - 2002, mức giảm thuế ớt nhất và duy trỡ mức thuế cao nhất là những
nước khu vực Bắc Phi với tỷ lệ 22,5% (chủ yếu là do Tuy-ni-di tăng thuế cao). Khu vực
Trung Phi cú mức giảm trung bỡnh là 16,7%; Đông Phi là 15,9%, Tây Phi là 14,2% và
khu vực Nam Phi là 12,7% nhờ mức giảm đáng kể và liên tục của Cộng hũa Nam Phi.
Các quy định trong chính sách nhập khẩu của châu Phi như quy tắc xuất xứ, thuế nhập
khẩu, quy định về nhập khẩu hàng biến đổi gen, tiêu chuẩn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn
cho người sử dụng, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường cũng được các nước châu Phi chú trọng
nhưng tất nhiên không nghiêm ngặt như các nước ở các châu lục khác, đặc biệt là đối với
mặt hàng lúa gạo.

- Qui định về nhập khẩu hàng hóa biến đổi gen (GMOs)
Cộng hũa Nam Phi và Zim-ba-bu-ê là hai nước duy nhất ở châu Phi sử dụng tiêu
chuẩn an toàn sinh học đối với hàng hóa nhập khẩu. Nhiều nước khác đang trong quá
trỡnh soạn thảo cỏc điều luật, chính sách về an toàn sinh học theo những qui định bắt



buộc trong nghị định thư Car-ta-ge-na thuộc Công ước về Đa dạng sinh học của Liên hợp
quốc. Năm 1998 Kê-ny-a đó soạn thảo “Những qui định và hướng dẫn về an toàn sinh
học trong công nghệ sinh học”, trong đó cho phép nhập khẩu hàng GMOs. Từ năm 1995
Ai Cập qui định phải có giấy phép nhập khẩu trước khi nhập khẩu hàng GMOs. Năm
2001, Bộ Y tế cộng hũa Nam Phi qui định hàng thực phẩm biến đổi gen phải được gắn
nhón thụng bỏo trờn bao bỡ. Ni-giê-ri-a và Kê-ny-a đang xây dựng các qui định về an
toàn sinh học quốc gia. Cộng đồng phát triển Nam châu Phi (SADC), thị trường chung
Đông và Nam Phi (Common Market for Eastern and Southern Africa - COMESA), Đối
tác mới về sự phát triển của châu Phi (New Partnership for Africa’s Development -
NEPAD) cũng đang soạn thảo các chính sách liên quan đến sinh học. Liên minh châu Phi
(African Unity - AU) đó hoàn thành dự thảo Luật An toàn trong cụng nghệ sinh học theo
mụ hỡnh chõu Phi làm cơ sở cho việc xây dựng luật này ở cấp quốc gia.
- Về tiêu chuẩn thực phẩm
Nhiều nước châu Phi đang điều chỉnh các qui định về tiêu chuẩn thực phẩm
quốc gia cho phù hợp với chương trỡnh chung về cỏc tiờu chuẩn thực phẩm của
FAO và WHO (Codex). Cỏc nước An-giê-ri, Bê-nanh, Bốt-xa-moa, Bờ Biển Ngà, Ê-
ti-ô-pi-a, Kê-ny-a, Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan, Nam Phi, Tan-za-ni-a, U-gan-đa và Zim-
ba-bu-ê đều sử dụng Codex để xây dựng những qui định về tiêu chuẩn thực phẩm
quốc gia. Ngoài ra, Kê-ny-a, Tan-za-ni-a và U-gan-đa thuộc ủy ban về các tiêu
chuẩn Đông Phi, đó điều chỉnh các tiêu chuẩn về thực phẩm cho phù hợp với các
tiêu chuẩn của Codex. Cho đến nay, khu vực này đó hài hũa húa trờn 300 tiờu chuẩn
cho hàng húa. SADC, COMESA, UEMOA (Liên minh kinh tế và tiền tệ Tây Phi)…
cũng đang thực hiện hài hũa húa tiờu chuẩn chất lượng của các nước thành viên.

- Về tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng
Các nước châu Phi qui định rất chặt chẽ về nhón mỏc, ký hiệu mỏc, trờn đó phải
ghi rừ những thụng tin cần thiết cho người sử dụng, như: nước xuất xứ, thành phần, trọng
lượng, ngày sản xuất, ngày hết hạn và thời hạn sử dụng tốt nhất.
- Về tiêu chuẩn bảo vệ môi trường



Ngày 30/9/1991, Hiệp định Ba-ma-ko về chất thải độc hại cấm nhập khẩu vào
châu Phi, kiểm soát việc vận chuyển quá cảnh và quản lý chất lượng độc hại ở châu Phi
đó được 51 nước châu Phi thuộc AU ký kết tại Ba-ma-ko, Ma-li. Theo Hiệp định này, các
nước sẽ tham gia xây dựng danh mục các chất thải độc hại cấm nhập khẩu và các biện
pháp quản lý phự hợp với tinh thần Hiệp định cũng như Luật pháp quốc gia.
+ Tập quán tiêu dùng:
54 quốc gia với gần 1 tỷ người, châu Phi có nhu cầu về hàng hóa nông sản, hàng
tiêu dùng là rất lớn; yêu cầu chất lượng không quá khắt khe; ưu đói về thuế… Đây là điều
kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng mà các nước châu Phi
đang cần, đặc biệt là mặt hàng gạo.
Do sự tiện dụng của việc chế biến gạo so với kờ và những loại ngũ cốc khỏc, giỏ
gạo cũng khụng cũn quỏ cao so với thu nhập của đại bộ phận người dân, gạo ngày càng
trở nên phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày. Người châu Phi thường chế biến gạo
theo nhiều cách như nấu thành cơm, nấu thành cháo hoặc bánh, tuy nhiên nấu thành cơm
theo cách truyền thống vẫn là phương thức phổ biến ở nhiều quốc gia thuộc châu Phi
[11].
Gạo là một trong bốn loại lương thực quan trọng nhất của châu Phi, cùng với kê,
ngô và lúa miến.
Với số dân khoảng gần 1 tỷ người, nhu cầu tiêu thụ gạo ở châu Phi là rất lớn.
Bảng 1.1: Nhập khẩu và tiêu dùng gạo của tiểu vùng Sa-ha-ra thuộc châu Phi từ
năm 2001 đến 2008
Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Tổng NK
(1000MT)

6.688 7.397 6.901 7.524 7.975 8.117 7.505 7.290
Tổng TD
(1000MT)

12.26
0
13.61
6
14.01
4
15.033

15.62
4
16.228

16.63
5
16.680

Nguồn: AGROINFO (Trung tâm Thông tin phát triển nông nghiệp, nông thôn).
Như vậy, nhu cầu tiêu dùng gạo và nhập khẩu gạo của châu Phi đều tăng lên theo
các năm. Điều này cho thấy việc chuyển sang ăn gạo thay thế cho các loại lương thực



khác đó cú sự biến chuyển rừ rệt, mặt khỏc cũng thể hiện sự gia tăng dân số ở châu lục

này.
Bảng1.2: Mức tiêu thụ gạo ở châu Phi năm 2006
Khu vực Mức tiêu thụ (kg/người/năm)
Tây Phi 31
Trung Phi 5,2
Đông Phi 16
Nam Phi 9
Bắc Phi 21,1
Nguồn: WARDA (Trung tâm Nghiên cứu lúa gạo châu Phi).
Trong bảng 1.2 chỉ phản ỏnh mức tiờu thụ trung bỡnh của từng tiểu vựng. Những nước
có mức tiờu thụ gạo bỡnh quõn đầu người cao nhất trong khu vực là Ghi-nê Xích-đạo
(112kg/người/năm), Xiêra-Lêon (88,6 kg/người/năm), Ghi-nê (73 kg/người/năm) và Ga-bông
(72 kg/người/năm).
Mặc dù mức tiêu thụ lớn nhưng sản xuất luôn không đáp ứng được nhu cầu đối
với mặt hàng gạo. Theo số liệu của Trung tâm nghiên cứu lúa gạo châu Phi (WARDA),
sản lượng sản xuất lúa bỡnh quõn của chõu Phi là gần 19 triệu tấn/năm, chỉ tương đương
3,14% tổng sản lượng của thế giới là 606 triệu tấn. Những nước có sản lượng gạo cao
nhất trong khu vực như Ni-giê-ri-a (3,3 triệu tấn), Ma-đa-gat-xca ( 2,5 triệu tấn), Cốt-đi-
voa (1,3 triệu tấn), Tan-za-ni-a (810 nghỡn tấn).
Lý do chính của hiện tượng này là do hiện tại giống lúa phổ biến là giống lúa châu
Á chưa được cải thiện, lai tạo để phù hợp với điều kiện thời tiết của châu Phi. Công nghệ
canh tác lạc hậu, máy móc nông nghiệp cũ kỹ, chi phí và thuế nói chung đối với các loại
mặt hàng đầu vào nông nghiệp như máy móc, phân bón cũn cao [11].
Khi sản xuất không đáp ứng được nhu cầu, nhập khẩu là hệ quả tất yếu. Hàng năm
kim ngạch nhập khẩu gạo của châu Phi là hơn 1 tỷ USD, chiếm 0,4% trong tổng kim
ngạch nhập khẩu, trong đó loại gạo 25% tấm là chủ yếu. Do đây là mặt hàng có giá trị
thấp nên thực tế lượng gạo nhập khẩu rất cao, khoảng từ 8 đến 10 triệu tấn nên đó là lý do




vỡ sao gạo nhập khẩu nhiều nhưng chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn so với những loại hàng
hóa có hàm lượng giá trị cao hơn như hàng tiêu dùng, máy móc thiết bị…
Bảng 1.3: Kim ngạch nhập khẩu gạo của châu Phi 2002-2006
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Trị giá (triệu USD) 1.278 1.324 1.115 1.154 1.180
Nguồn: www.dti.gov.za.
Đây chỉ là số liệu của 42 nước châu Phi có thống kê, do vậy lượng nhập khẩu thực
tế cũn lớn hơn con số trên. Mặc dù kim ngạch nhập khẩu hơn 1 tỷ USD nhưng tốc độ hầu
như không tăng mạnh mà chỉ ở mức 2% đến 3% một năm, do việc nhập khẩu gạo phụ
thuộc vào tỡnh hỡnh sản xuất trong nước. Có năm nhu cầu lương thực thực phẩm nhập
khẩu lên rất cao và không nước nào đáp ứng kịp nhưng cũng có năm nhu cầu nhập khẩu
mặt hàng này lại rất khiêm tốn, đây chính là nét đặc thù và cũng là một rủi ro của thị
trường mà các nhà xuất khẩu nông sản phải tính đến rất kỹ. Năm 2006 lượng nhập khẩu
của châu Phi không tăng nhiều so với năm trước chủ yếu là do nhiều nước được mùa lúa
gạo.
Những nước nhập khẩu gạo lớn nhất châu Phi là Ni-giê-ri-a, Xê-nê-gan, Bờ Biển
Ngà, Nam Phi, Gha-na, Ma-đa-gat-xca… Đây chủ yếu là những nước có dân số đông,
lượng tiêu thụ gạo lớn mặc dù Ni-giê-ri-a hay Ma-đa-gat-xca và Gha-na đều là những
nước sản xuất gạo hàng đầu châu Phi như đó núi ở phần trờn.
Ngoại trừ hai nước nhập khẩu nhiều gạo chất lượng cao là Nam Phi và Ni-giê-ri-a,
các nước khác trong khu vực chủ yếu nhập khẩu loại gạo tấm có phẩm chất và giá thành vừa
phải. Riêng thị trường Ni-giê-ri-a đó chiếm 30% tổng lượng gạo nhập vào châu lục, tiếp đến
là Nam Phi (5%) và Xê-nê-gan (5%) [11].
Như trên đó núi, hàng năm châu Phi phải nhập khẩu từ 8 đến 10 triệu tấn gạo, với
kim ngạch trên 1 tỷ USD. Do vậy, cũng có rất nhiều nước xuất khẩu gạo sang châu lục
này, trong đó chủ yếu là các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc,
Pakixtan, Mỹ v.v… trong đó Thái Lan vẫn là nhà cung cấp gạo với khối lượng lớn nhất
và đa dạng về chủng loại.




1.2. HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1.2.1. Khỏi niệm và cỏc hỡnh thức xuất khẩu hàng hoá
1.2.1.1. Khái niệm xuất khẩu hàng hoá:
Xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá sản xuất trong nước ra khỏi biên giới
quốc gia hoặc bán tại chỗ nhằm thu ngoại tệ, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,
tăng tích luỹ cho nền kinh tế.
Trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK), hàng hoá xuất khẩu luôn gắn liền với
khái niệm thương mại hàng hoá (dùng để phân biệt với xuất khẩu dịch vụ gắn với khái
niệm thương mại dịch vụ). Theo quy ước của Liên hợp quốc và WTO, hàng hoá xuất
khẩu là những sản phẩm hàng hoỏ hữu hỡnh được sản xuất hoặc gia công tại các cơ sở
sản xuất và các khu chế xuất với mục đích để tiêu thụ tại thị trường ngoài nước. Hàng
tạm nhập tái xuất cũng được coi là hàng hoá xuất khẩu, hàng hoá quá cảnh không thuộc
diện của khái niệm hàng hoá xuất khẩu.
Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá khác biệt so với hàng hoá tiêu dùng ở trong nước.
Những hàng hoá xuất khẩu phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng ở nước nhập
khẩu. Chất lượng của hàng hoá phải đáp ứng được các thông số về tiêu dùng, kỹ thuật,
môi trường và đạt được tính cạnh tranh cao của nước nhập khẩu.
Ví dụ: sản xuất hàng thủy sản xuất khẩu vào khối EU hay Mỹ phải đạt các tiêu
chuẩn trong hệ thống HACCP (hệ thống phân tích mối nguy hiểm và các điểm kiểm soát
tới hạn).
Vấn đề nhón mác hàng hoá gắn liền với uy tín của doanh nghiệp rất được các nước
công nghiệp quan tâm. Ví dụ, hàng hoá của Trung Quốc mang thương hiệu Made in
China, hàng của Nhật Bản mang thương hiệu Made in Japan, trong khi đó Việt Nam lại
chưa chú ý đúng mức để phát triển hàng hoá xuất khẩu mang thương hiệu Made in Viet
Nam, bởi hàng của ta chất lượng kém, số lượng ít, khối lượng nhỏ.
1.2.1.2. Cỏc hỡnh thức xuất khẩu hàng hoỏ:
Một là, xuất khẩu gián tiếp (hay giao dịch qua trung gian): Trong giao dịch qua
trung gian việc thiết lập quan hệ giữa người mua và người bán và quy định các điều kiện




buôn bán đều phải thông qua người thứ ba. Người thứ ba này được gọi là người trung
gian buôn bán.
Thông qua trung gian vừa có thuận lợi vừa có khó khăn, mà mỗi khi sử dụng phải
lường trước để hạn chế thấp nhất những khó khăn, những bất lợi và phát huy tối đa
những thuận lợi.
- Thuận lợi:
. Sử dụng được kinh nghiệm, vốn và cơ sở vật chất của người trung gian.
. Tập trung vốn, sức lực, tiền của vào điểm chính yếu nhất.
. Học tập kinh nghiệm trên thương trường thế giới.
- Khó khăn:
. Phải trả chi phí cho người trung gian.
. Mất mối quan hệ trực tiếp với thị trường, đặc biệt là thị trường nước ngoài, do
vậy không gắn liền sản xuất với thị trường.
. Kết quả của sự giao dịch phụ thuộc vào thiện chí của chính người trung gian khi
các nhà kinh doanh thường không muốn phải phụ thuộc.
Hiện nay hoạt động của thương nhân trung gian thâm nhập vào mọi lĩnh vực trong
nền kinh tế, phổ biến nhất là môi giới thương mại và đại lý.
Việc sử dụng thương nhân trung gian phải trên cơ sở yêu cầu khách quan và phải
xuất phát từ hiệu quả kinh tế thỡ hỡnh thức tham gia thị trường nước ngoài mới có ý
nghĩa.
Hai là, xuất khẩu trực tiếp: Là hỡnh thức xuất khẩu trong đó bên mua và bên bán
trực tiếp giao dịch với nhau, khụng bị ràng buộc nhau. Bờn mua cú thể chỉ mua mà khụng
bỏn, bờn bỏn cú thể chỉ bỏn mà khụng mua. Trong hỡnh thức này việc ký kết hợp đồng
mua bán giữa hai bên không phải thông qua khâu trung gian, nên giảm chi phí, lợi nhuận
thu được nhiều hơn so với cỏc hỡnh thức khỏc.
Hỡnh thức này cú nhiều lợi hơn so với hỡnh thức xuất khẩu giỏn tiếp. Đó là: Tạo
điều kiện cho nhà xuất khẩu nắm được tỡnh hỡnh thị trường nước ngoài, nhu cầu tiêu
dùng do đó có phương án thích hợp với từng thị trường cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả

kinh doanh. Không phải chia sẻ lợi nhuận và chủ động đối phó với những diễn biến mới



của thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, khi sử dụng hỡnh thức kinh doanh này, đũi hỏi
cỏc nhà xuất khẩu phải cú kiến thức kinh doanh xuất nhập khẩu, cú kinh nghiệm hoạt
động trên thị trường nước ngoài, phải nắm được thể chế, luật pháp, tập quán thương
mại của từng khu vực và quốc gia. Muốn thành công trong việc xuất khẩu trực tiếp
thỡ ngoài việc doanh nghiệp xuất khẩu phải cú chiến lược xuất khẩu có tính khả thi,
thỡ cần phải cú sự hỗ trợ thớch đáng và có hiệu quả của Nhà nước.
Ngoài hai hỡnh thức xuất khẩu chủ yếu nờu trờn cũn cú cỏc hỡnh thức xuất khẩu
khỏc, như:
Hoạt động tái xuất khẩu: Là hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu về trong nước
những hàng hoá cũn ở dạng sơ chế hoặc thô, sản phẩm này được nước nhập khẩu tinh
chế rồi xuất đi nước thứ ba hoặc trở lại chính thị trường mà nó xuất đi ban đầu. Hoạt
động này thường xẩy ra đối với xuất khẩu của các nước đang phát triển nhập khẩu vào
thị trường các nước phát triển, với hỡnh thức này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho nước
nhập khẩu có thể gấp nhiều lần giá trị ban đầu của nó, phần thua thiệt thuộc về nước
xuất khẩu.
Xuất khẩu hàng đổi hàng: Là phương thức xuất khẩu mà trong đó người xuất khẩu
đồng thời là người nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trao đổi với nhau, có giá trị tương
đương, trong quá trỡnh buụn bỏn, ký kết hợp đồng, thanh quyết toán vẫn phải dùng tiền
làm vật ngang giá chung.
1.2.2. Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi
Theo thống kê trong Báo cáo thường niên ngành lúa gạo Việt Nam năm 2008 và
triển vọng năm 2009 của Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
(AGROINFO), năm 2008 thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng sang 128
quốc gia, tăng mạnh so với 63 quốc gia năm 2007. Ngoài các thị trường truyền thống như
châu Á, châu Âu và châu Mỹ (chủ yếu là Cuba), năm 2008 gạo của Việt Nam được xuất
khẩu mạnh và rộng rói sang cỏc nước châu Phi (hiện nay, gạo của Việt Nam đó cú mặt ở

gần 30 nước ở châu lục này).
1.2.2.1. Vai trũ, khả năng và những nhân tố tác động đến xuất khẩu gạo của
Việt Nam vào thị trường châu Phi



a. Vai trũ của xuất khẩu gạo vào thị trường châu Phi
- Củng cố quan hệ chính trị, ngoại giao:
Chúng ta biết rằng, mở rộng quan hệ chính trị, ngoại giao nhằm phục vụ cho việc
phát triển kinh tế của đất nước trong đó có phát triển, mở rộng xuất khẩu gạo (phát triển
kinh tế đối ngoại). Ngược lại vai trũ của xuất khẩu gạo cũng tỏc động trở lại một cách rất
mạnh mẽ đến chính trị ngoại giao. Thông qua việc xuất khẩu gạo và các sản phẩm hàng
hóa khác sang thị trường châu Phi mà đến nay Việt Nam đó có mối quan hệ bang giao
với hầu hết các nước thuộc châu Phi. Việc gạo Việt Nam có mặt ở gần 30 quốc gia của
châu Phi cũng trở thành 30 đầu mối để mở rộng và thúc đẩy quan hệ chính trị, ngoại giao
với châu lục này. Nhiều quan chức, nhà ngoại giao, nhà kinh tế của các nước châu Phi
đến thăm Việt Nam, tỡm hiểu cơ hội và ký kết các hợp đồng mua gạo trong những năm
gần đây là một minh chứng rừ nột nhất cho mối quan hệ chớnh trị, ngoại giao giữa Việt
Nam và các nước châu Phi ngày càng tốt đẹp.
- Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại:
Ngoài việc củng cố quan hệ chính trị, ngoại giao, xuất khẩu gạo cũng góp phần
trong việc mở rộng quan hệ thương mại quốc tế. Từ cuối những năm 1980 (1989 nước ta
bắt đầu xuất khẩu gạo), ngành nông nghiệp nói chung và xuất khẩu gạo nói riêng là một
trong những ngành đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại ra trường quốc
tế. Năm 1989, chúng ta mới chỉ mới quan hệ thương mại xuất khẩu gạo ra một vài nước
(chủ yếu là ở châu Á). Đến năm 2007, quan hệ này đó được mở rộng ra 63 quốc gia và
vùng lónh thổ, năm 2008 là 128 quốc gia và vùng lónh thổ (trong đó có 30/54 nước thuộc
châu Phi).
Đối với các nước và vùng lónh thổ ở chõu Phi mà chỳng ta cú quan hệ thương mại,
xuất khẩu gạo đó tạo dựng được uy tín cho mỡnh. Năm 2008, trong tổng số hơn 1,3 tỷ

USD xuất khẩu hàng hóa của Việt nam sang châu Phi thỡ gạo chiếm hơn 60% tổng giá trị.
Hiện nay, nhiều nước đó và đang có ý định chuyển sang mua gạo của Việt Nam thay vỡ
gạo của Thái Lan như trước đây (do uy tín trong làm ăn, do chất lượng gạo được nâng cao,
do giá cả rẻ hơn ). Gạo của Việt Nam đang dần dần giành thị phần ở lục địa Đen.



Có thể thấy rằng, sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của việc xuất khẩu
gạo đó góp phần mở ra những con đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để
nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
b. Khả năng xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường châu Phi
- Về nguồn cung sản xuất và cung xuất khẩu:
Năm 2009, diện tích gieo trồng lúa ở nước ta khoảng 7,2 triệu ha, và dự kiến sản
lượng lúa cả năm đạt mức 37,5 - 38 triệu tấn. Và theo dự báo, sản lượng gạo của Việt
Nam năm 2009 sẽ ở mức 23,5 - 24 triệu tấn.
Bảng 1.4: Sản lượng lúa/gạo của Việt Nam năm 2008 và dự báo năm 2009
Đơn vị: triệu tấn
Năm



Sản lượng
Năm 2008
Dự báo
năm 2009
Tăng/giảm
năm 2008 so
với năm
2009
B

ộ NN&PTNT
(sản lượng
lúa)
FAO (sản lượng gạo)
USDA (sản lượng gạo)
38,6
24,4
24,38
37,5 - 38

23,4
23,50
giảm 1,5 - 2%
-4,0%
-3,6%
Nguồn: AGROINFO.
Trừ lượng gạo để tiêu dùng trong nước và để dự trữ đảm bảo an ninh lương thực,
dự kiến năm 2009 chúng ta sẽ xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo. Và có thể khẳng định
một điều là chúng ta có thể cung cấp gạo cho thị trường châu Phi với số lượng khá lớn.
- Về nhu cầu gạo ở thị trường châu Phi:
Năm 2009, các nước thuộc khu vực châu Phi có xu hướng tăng lượng nhập khẩu
gạo. Hàng năm châu lục này nhập khẩu từ 8 đến 10 triệu tấn. Lượng gạo nhập khẩu dự
kiến sẽ tăng mạnh ở các nước như Ăng-gô-la, Xê-nê-gan, CH Nam Phi

×