Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.25 KB, 27 trang )

Lời mở đầu
Trong điều kiện hiện nay, hoạt động giao tiếp giữa các quốc gia trên thế
giới trong lĩnh vực kinh tế thương mại ngày càng phát triển mở rộng và mang
tính khu vực hóa và toàn cầu hóa một cách mạnh mẽ, đặc biệt là sự hình
thành, tồn tại và phát triển của các liên kết kinh tế thương mại trong phạm vi
khu vực, tiểu khu vực và của các công ty xuyên quốc gia trong các thập kỉ qua
đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển các quan hệ
kinh tế thương mại quốc tế. Tình hình này làm cho các quốc gia không thể chỉ
bó hẹp hoạt động kinh tế thương mại trong phạm vi quốc gia mà phải tham
gia vào các hoạt động kinh tế thương mại trong khu vực hoặc toàn cầu nhằm
tận dụng lợi thế so sánh của mình. Trong xu hướng toàn cầu hóa, ngày
8/8/1967, ngoại trưởng của 5 quốc gia Đông Nam Á là Malaisia, Indonesia,
Thái Lan, Philippin và Singapore đã ra tuyên bố thành lập Asean. Ngày
28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
tại hội nghị các bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á lần
thứ 28 tại Brunây mở ra triển vọng mới cho xuất khẩu của Việt Nam vào khu
vực mậu dịch tự do Asean (Afta). Nhìn chung, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt
Nam tương đồng với cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN khác như
Thái lan, Philíppin... với thế mạnh là hàng nông sản. Nhìn vào cơ cấu xuất
khẩu của Việt Nam sang ASEAN năm 2006, có thể thấy hai mặt hàng xuất
khẩu có kim ngạch và tỷ trọng lớn nhất là dầu thô (thường chiếm tỷ trọng
xung quanh mức 40% - năm 2005 lên tới trên 46,6%), sau đó là gạo (chiếm tỷ
trọng trên 10%). Các nước nhập khẩu gạo lớn trong ASEAN như Inđônêxia,
Philipin, Malaixia đều coi gạo là mặt hàng đặc biệt quan trọng và thực hiện
nhiều biện pháp phi quan thuế để quản lý mặt hàng này. Các nước này đều để
mặt hàng gạo trong danh mục hàng nhạy cảm (SL), và việc nhập khẩu thường
do cơ quan nhà nước quyết định dựa trên sản lượng sản xuất trong nước.
Trong bản đề án này, em sẽ trình bày một số khái niệm cơ bản, tác động và
những biện pháp được sử dụng trong buôn bán quốc tế, về khu vực mậu dịch
tự do Asean và xuất khẩu gạo của Việt Nam vào khu vực thương mại quan
trọng này. Nội dung của đề án gồm những phần cơ bản như sau:


Chương I: Lí thuyết chung về thương mại quốc tế và các hàng rào
thuế quan
1.1 Thương mại quốc tế và lợi ích của thương mại quốc tế:
1.1.1 Các khái niệm về thương mại quốc tế, đặc trưng và đối tượng nghiên
cứu
1.1.2 Lợi ích của thương mại quốc tế. Vai trò của thương mại quốc tế và
phát triển kinh tế.
1.2 Các hàng rào thương mại
1.2.1 Thuế quan và vai trò của thuế quan:
1.2.2 Các hàng rào thương mại phi thuế quan:
1
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
1
Chương II: Xuất khẩu gạo khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịch
tự do Asean:
2.1 Khái quát về Khu vực mậu dịch tự do Asean và hội nhập của Việt
Nam:
2.1.1 Giới thiệu về Afta:
2.1.2 Quá trình tham gia và lịch trình giảm thuế của Việt Nam
2.2 Lộ trình hội nhập Cept –Afta của hàng nông sản Việt Nam:
2.2.1 Khó khăn
2.2.2 Thuận lợi
Chương III: Thực trạng và phương hướng xuất khẩu gạo của Việt
Nam vào khu vực mậu dịch tự do Asean:
3.1 Tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam vào khu vực Asean:
3.2 Phương hướng đẩy mạnh xuất khẩu gạo Việt Nam
2
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
2
Chương I: Lí thuyết chung về thương mại quốc tế

và các hàng rào thuế quan
1.1 Thương mại quốc tế và lợi ích của thương mại quốc tế:
1.1.1 Các khái niệm về thương mại quốc tế, đặc trưng và đối tượng
nghiên cứu
Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đã
cho thấy rõ xu hướng tự do hóa thương mại và vai trò của thương mại quốc tế
đối với tăng trưởng kinh tế của các nước. Thương mại quốc tế đã trở thành
một lĩnh vực quan trọng tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công
lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước.
Thương mại quốc tế ngày nay đã không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là
buôn bán mà thể hiện sự phụ thuộc tất yếu của các quốc gia vào phân công
lao động quốc tế. Vì vậy thương mại quốc tế được coi như là một tiền đề, một
nhân tố để phát triển kinh tế trong nước trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu
sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế.
Thương mại quốc tế là quá trình trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước
thông qua buôn bán nhằm mục đích kinh tế và lợi nhuận. Trao đổi hàng hóa,
dịch vụ là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự
phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
riêng biệt của các quốc gia.
Thương mại quốc tế vừa được coi là một quá trình kinh tế lại vừa được
coi là một ngành kinh tế. Với tư cách là một quá trình kinh tế, thương mại
quốc tế được hiểu là một quá trình bắt đầu từ khâu điều tra nghiên cứu thị
trường cho đến khâu sản xuất kinh doanh, phân phối, lưu thông –tiêu dùng và
cuối cùng lại tiếp tục tái diễn lại với qui mô và tốc độ lớn hơn. Còn với tư
cách là một ngành kinh tế thì thương mại quốc tế là một lĩnh vực chuyên môn
hóa, có tổ chức, có phân công và hợp tác, có cơ sở vật chất kĩ thuật, lao động,
vốn, vật tư, hàng hóa... là hoạt động chuyên mua bán, trao đổi hàng hóa dịch
vụ với nước ngoài nhằm mục đích kinh tế.
Thương mại quốc tế bên cạnh việc khai thác mọi lợi thế tuyệt đối của đất
nước phù hợp với xu thế phát triển và quan hệ kinh tế quốc tế thì cũng cần

phải tính đến lợi thế tương đối có thể được. Có nghĩa là phải luôn tính toán
giữa cái có thể thu được với cái phải trả khi tham gia vào thương mại quốc tế
để có biện pháp chính sách thích hợp. So với buôn bán trong nước thì thương
mại quốc tế có những đặc trưng riêng.
Quan hệ buôn bán trong nước là những quan hệ giữa những người tham
gia vào quá trình sản xuất và lưu thông trên cơ sở phân công lao động và
chuyên môn hóa trong nước trong khi đó thương mại quốc tế thể hiện sự phân
công lao động và chuyên môn quốc tế ở trình độ kĩ thuật cao hơn và qui mô
lớn. Nó được phát triển trong môi trường hoàn toàn khác so với quan hệ buôn
bán trong nước.
3
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
3
Thương mại quốc tế là quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể của các
nước khác nhau, các chủ thể có quốc tịch khác nhau. Vì vậy liên quan đến
thương mại quốc tế là liên quan đến hàng loạt các vấn đề khác nhau giữa các
nước. Điều này làm cho thương mại quốc tế phức tạp hơn rất nhiều so với các
quan hệ buôn bán trong nước.
Thị trường quốc tế và thị trường dân tộc là những phạm trù kinh tế khác
nhau. Vì vậy, các quan hệ kinh tế diễn ra giữa các chủ thể trong kinh doanh
thương mại quốc tế mang tính chất kinh tế xã hội hết sức phức tạp. Quan hệ
thương mại quốc tế diễn ra giữa các chủ thể kinh tế của các nước khác nhau
nên quan hệ này chịu sự điều tiết của các hệ thống luật pháp của các nước
khác nhau, ngoài ra trong thương mại quốc tế còn thường xuyên sử dụng các
luật, điều ước, công ước, qui tắc, thông lệ... mang tính chất quốc tế nên hệ
thống luật điều chỉnh trong thương mại quốc tế phức tạp hơn nhiều so với
buôn bán trong nước. Ngoài việc phải hiểu rõ và nắm bắt kịp thời những thay
đổi của luật và chính sách quốc gia thì các nhà kinh doanh thương mại quốc tế
cũng cần nắm rõ những vấn đề này của các nước khác, đặc biệt là phải hiểu rõ
những qui định cụ thể của nước đối tác về mặt hàng, lĩnh vực mà minh kinh

doanh cũng như hiểu và sử dụng tốt những qui định mang tính chất quốc tế.
Cũng giống như luật pháp, mỗi quốc gia cũng có đồng tiền riêng của
quốc gia mình .Trong quan hệ thương mại quốc tế, các nhà kinh doanh phải
quan tâm đến không chỉ một đồng tiền của quốc gia mình mà cần nắm rõ tình
hình thị trường tiền tệ, chính sách tiền tệ của các nước khác để lựa chọn sử
dụng một đồng tiền thanh toán hợp lí nhất vì đồng tiền thanh toán trong
thương mại quốc tế là ngoại tệ đối với ít nhất là một bên tham gia.
Trong thương mại quốc tế hàng hóa, dịch vụ được di chuyển qua biên
giới quốc gia. Vì vậy, quan hệ thương mại quốc tế phụ thuộc nhiều vào chính
sách thương mại quốc tế của các nước, đặc biệt là việc quản lí thương mại
quốc tế thông qua các công cụ chính sách như thuế, hạn ngạch và các công cụ
phi thuế quan khác của các nước. Chính phủ các nước có thể sử dụng các
hàng rào để ngăn ngừa hay điều tiết luồng hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ cho
các doanh nghiệp nội địa hoặc cũng có thể sử dụng các công cụ khác nhau
như trợ cấp để giúp các doanh nghiệp nội địa tăng khả năng cạnh tranh trên
thị trường. Ngoài ra, do phải vận chuyển qua biên giới quốc gia với khoảng
cách tương đối xa nên quá trình giao nhận vận chuyển cũng trở nên phức tạp
hơn rất nhiều, đòi hỏi thêm nhiều hoạt động kèm theo như làm các thủ tục
thông quan, vận chuyển thường thông qua các hãng vận tải, mua bảo hiểm
cho hàng hóa...
Đặc biệt là đối với những hàng hóa, dịch vụ tham gia vào thương mại
quốc tế thì phải phù hợp với những qui định của các nước về chính sách mặt
hàng và loại hàng hóa dịch vụ mà thế giới chấp nhận. Vì vậy đối với hàng hóa
và dịch vụ tham gia vào thương mại quốc tế thường phải đạt được một số tiêu
chuẩn nhất định hay nói cách khác là phải được tiêu chuẩn hóa. Những tiêu
4
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
4
chuẩn này có thể là tiêu chuẩn của quốc gia, có thể là tiêu chuẩn của khu vực
cũng có thể là những tiêu chuẩn quốc tế.

Nói chung thì so với thương mại trong nước, thương mại quốc tế có
những nét đặc trưng riêng. Chính những nét đặc trưng này làm thương mại
quốc tế trở nên phức tạp hơn rất nhiều, điều này đòi hỏi doanh nghiệp tham
gia vào quan hệ thương mại quốc tế phải có cái nhìn tổng quát đồng thời phải
hiểu rõ được bản chất của các quan hệ thương mại quốc tế chứ không thể nghĩ
một cách đơn giản cứ buôn bán trong nước được thì cũng có thể buôn bán với
nước ngoài được.
1.1.2 Lợi ích của thương mại quốc tế. Vai trò của thương mại quốc tế và
phát triển kinh tế.
Không thể phủ nhận vai trò cần thiết của thương mại quốc tế đối với phát
triển kinh tế của các nước hiện nay. Có thể nói rằng thương mại quốc tế có ý
nghĩa sống còn đối với các nước tham gia vì nó cho phép các quốc gia tiêu
dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn và chủng loại phong phú hơn mức
có thể tiêu dùng với ranh giới của đường giới hạn khả năng sản xuất trong
điều kiện đóng cửa nền kinh tế của nước đó. Hay nói cách khác, thương mại
quốc tế giúp mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Bên cạnh đó, nó cũng
cho phép các quốc gia thay đổi cơ cấu ngành nghề kinh tế, cơ cấu vật chất của
sản phẩm theo hướng phù hợp với đặc điểm sản suất của mình hơn. Cụ thể:
Thương mại quốc tế tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước phát
triển. Thương mại quốc tế là lĩnh vực trao đổi, phân phối lưu thông hàng hóa,
dịch vụ với nước ngoài, nối sản xuất và tiêu dùng của nước ta với nước ngoài.
Mà trong quá trình tái sản xuất mở rộng thì khâu phân phối và lưu thông này
được coi là khâu quan trọng, khâu có vai trò quyết đinh tới tiến trình sản xuất.
Sản xuất có phát triển được hay không, phát triển như thế nào phụ thuộc rất
nhiều vào khâu này. Chính vì vậy có thể khẳng định thương mại quốc tế tác
động trực tiếp đến sự phát triển của nền sản xuất.
Tất cả các nước đều có quan hệ thương mại với phần còn lại của thế giới.
Trao đổi hàng hóa là tiền đề cho sự phát triển của loài người. Nhờ có trao đổi
hàng hóa, phân công lao động mới có thể phát triển. Ngược lại, phân công lao
động phát triển cũng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền

kinh tế hàng hóa. Khi phân công lao động vượt ra khỏi phạm vi của quốc gia,
thì thương mại quốc tế là chất xúc tác và cũng là động lực thúc đẩy sự phát
triển của phân công lao động quốc tế, và nền kinh tế hàng hóa toàn cầu.
Trong xã hội nguyên thủy, con người tự sản xuất ra mọi vật phẩm để đáp
ứng nhu sống tối thiểu của con người. Cùng với sự phát triển của xã hội loài
người là sự phát triển của quá trình phân công lao động. Con người sinh ra
cùng với quá trình sống và rèn luyện bản thân thông qua học tập và tích lũy
kinh nghiệm đã hình thành nên những kĩ năng lao động khác nhau phù hợp
với khả năng của mỗi người. Sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và phân
công lao động có vai trò lịch sử quan trọng đối với sự phát triển của loài
5
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
5
người. Thông qua phân công lao động và trao đổi hàng hóa, con người có khả
năng nâng cao năng suất lao động bằng cách chuyên môn hóa vào sản xuất
những hàng hóa và dịch vụ mình có khả năng sản xuất được tốt nhất sau đó
trao đổi với các nhà sản xuất khác để đổi lấy tất cả những hàng hóa cần thiết.
Theo Adam Smith, phân công lao động không chỉ có ý nghĩa đối với
nâng cao năng suất lao động trong phạm vi một quốc gia, mà các nước tham
gia vào phân công lao động quốc tế và tiến hành trao đổi hàng hóa quốc tế
cũng sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các nước tham gia vào thương mại quốc tế.
Theo lí thuyết thương mại cổ điển thì tất cả các nước, không phân biệt
qui mô, tư tưởng chính trị, trình độ phát triển đều có thể có lợi khi tham gia
vào thương mại quốc tế. Thương mại quốc tế đem lại lợi ích cho tất cả các
quốc gia và mở rộng khả năng tiêu dùng của các quốc gia với những nguồn
lực sẵn có thông qua việc trao đổi hàng hóa với thị trường thế giới và xuất
khẩu được hàng hóa với mức giá cao hơn tương đối so với giá của thị trường
trong nước và nhập khẩu hàng hóa với mức giá thấp hơn tương đối so với giá
của thị trường trong nứoc. Như vậy, thương mại quốc tế có thể nâng cao tổng
sản lượng quốc dân của một nước và mở rộng khả năng tiêu dùng của nước

đó.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng thương mại quốc tế giúp các nước nghèo
nâng cao tốc độ tăng trưởng và giảm nghèo, tạo cơ hội cho các nước nghèo
tiếp cận nguồn vốn của các nước giàu thông qua trao đổi các yếu tố sản xuất
giữa các nước.
Thương mại quốc tế còn giúp cân bằng các yếu tố sản xuất, phân phối
thu nhập giữa các yếu tố sản xuất ở nước nghèo sẽ bị điều chỉnh phù hợp với
phân phối thu nhập ở các nước giàu. Phân phối thu nhập cho sức lao động sẽ
tăng lên ở các nước nghèo và thu nhập của các nước nghèo, thừa lao động, sẽ
tăng dần lên hội tụ với thu nhập của các nước giàu, thiếu lao động vì vậy phân
phối thu nhập sẽ trở nên cân bằng hơn, giúp giảm nghèo cho một bộ phận lớn
lao động ở các nước nghèo.
Thương mại quốc tế giúp các nước đạt mục tiêu tăng trưởng thông qua
khuyến khích lợi ích kinh tế trực tiếp. Các ngành kịnh tế có lợi thế so sánh với
các nước khác nhờ vào năng suất lao động vượt trội hoặc nhờ vào việc sử
dụng nhiều các yếu tố sản xuất có sẵn trong nước sẽ nhận được các phần
thưởng kinh tế do hàng hóa hoặc dịch vụ của các ngành này sẽ được thị
trường thế giới trả giá cao hơn thị trường trong nước.
Để thu được lợi ích tối đa từ thương mại quốc tế, các nước không nên
can thiệp làm bóp méo giá cả thị trường. Thương mại tự do sẽ giúp các nước
thúc đẩy tăng trưởng và phát triển.
1.2 Các hàng rào thương mại
1.2.1 Thuế quan và vai trò của thuế quan:
Thuế quan là thuế đánh vào hàng hóa dịch vụ mua bán và vận động qua
“biên giới hải quan của một quốc gia hay vùng lãnh thổ hải quan”. Thuế quan
6
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
6
có thể đánh vào hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, hàng quá cảnh. Thuế quan có
đặc trưng cơ bản sau:

Thuế quan là một loại hàng rào thương mại, gắn với “biên giới hải quan”
của quốc gia hay vùng lãnh thổ. “Biên giới hải quan” là một khái niệm thể
hiện chủ quyền kiểm soát hàng hóa, dịch vụ của các chính phủ và do đó bất
kì một hàng hóa, dịch vụ nào cũng phải làm thủ tục hải quan khi qua “biên
giới” này.
Thuế quan được thể hiện ở biểu thuế quan. Biểu thuế quan khá phức tạp
với hàng ngàn khoản mục riêng biệt và cách áp dụng khác nhau. Tùy theo
phương pháp đánh thuế mà biểu thuế quan có thể thể hiện bằng số tiền tuyệt
đối, tỉ lệ phần trăm hay kết hợp.
Thuế quan có thể được áp đặt bởi nước xuất khẩu, nước nhập khẩu. Nếu
các quốc gia và vùng lãnh thổ không có các hiệp định chống đánh thuế hai lần
thì nhiều hàng hóa, dịch vụ có thể bị đánh thuế trùng lắp trong quá trình mua
bán.
Thuế quan trên thế giới có xu hướng hài hòa hóa do tự do hóa thương
mại và toàn cầu hóa kinh tế.
Phương pháp đánh thuế quan
Hiện nay có 3 phương pháp đánh thuế quan cơ bản: thuế quan theo giá
trị hàng hóa, thuế quan tuyệt đối và thuế quan hỗn hợp.
Thuế theo giá trị hàng hóa (ad valorem): Thuế quan theo giá trị hàng hóa
được tính bằng tỉ lệ % so với giá trị hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuế quan theo
giá trị hàng hóa được sử dụng phổ biến ở các nước hiện nay. Ưu điểm của
phương pháp đánh thuế này là gắn với giá trị hàng hóa nhập khẩu của doanh
nghiệp, không bị xói mòn bởi lạm phát, thuế suất dễ điều chỉnh nên mang tính
linh hoạt, dễ hài hòa khi tham gia các liên kết kinh tế.
Thuế cố định (fixed payment): Thuế quan tuyệt đối là thu một khoản tiền
cố định trên một đơn vị hàng hóa xuất nhập khẩu. Thuế quan tuyệt đối chiếm
vào khoảng 1/3 biểu thuế quan của Mĩ và hầu như toàn bộ biểu thuế quan của
Thụy Sĩ. Thuế quan tuyệt đối có ưu điểm dễ áp dụng hơn và ngăn chặn được
làm hóa đơn giả, gian lận thuế tuy nhiên dễ bị xói mòn bởi lạm phát.
Thuế hỗn hợp (Compound): Thuế hỗn hợp vừa tính theo tỉ lệ % so với

giá trị hàng hóa, dịch vụ vừa thu một hoàn tiền tuyệt đối trên một đơn vị hàng
hóa xuất nhập khẩu.
Các loại thuế quan và vai trò của các loại thuế quan
Tùy thuộc vào mục đích đánh thuế quan, hoạt động kinh doanh, loại
hàng hóa dịch vụ và trong từng điều kiện cụ thể về thị trường và quan hệ
thương mại mà các loại thuế quan khác nhau được áp đặt với vai trò khác
nhau.
• Thuế quan xuất khẩu và vai trò của thuế xuất khẩu
Thuế quan xuất khẩu áp đặt vào hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu của quốc
gia hay vùng lãnh thổ. Thuế quan xuất khẩu có thể đánh vào thành phẩm hay
7
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
7
đầu vào xuất khẩu (Nguyên vật liệu hoặc bán thành phẩm). Thuế quan xuất
khẩu có vai trò:
Bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm trong nước, bảo vệ môi trường sống.
Hướng dẫn đầu tư sản xuất và xuất khẩu
Điều tiết giá cả hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhằm hạn chế tiêu cực do
cạnh tranh bán của các doanh nghiệp xuất khẩu.
Bảo vệ lợi ích của người sản xuất trong nước.
Tăng thu cho ngân sách Nhà nước
• Thuế quan nhập khẩu và vai trò của thuế quan nhập khẩu
Thuế quan nhập khẩu đánh vào các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vào một
quốc gia hay vùng lãnh thổ. Thuế quan nhập khẩu có thể đánh vào thành
phẩm hoặc đầu vào nhập khẩu (Nguyên vật liệu và bán thành phẩm). Thuế
quan nhập khẩu có vai trò:
Bảo hộ sản xuất trong nước
Hướng dẫn tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân
Tăng thu cho ngân sách Nhà nước
Kích thích đầu tư sản xuất trong nước, đặc biệt là sản xuất thay thế nhập khẩu

Công cụ gia tăng sức mạnh thương lượng với các đối tác.
• Các loại thuế quan khác và vai trò của chúng:
Thuế quan chống bán phá giá: Thuế chống bán phá giá được áp đặt
vào những hàng hóa nhập khẩu được xác định là bán phá giá hoặc sẽ bán phá
giá. Một hàng hóa sẽ bị coi là bán phá giá nếu bán “thấp hơn giá trị thông
thường của hàng hóa đó”. Thấp hơn giá trị thông thường có nghĩa là giá của
hàng hóa nhập khẩu (giá mua hoặc giá bán của nhà xuất khẩu) thấp hơn giá
bán của hàng hóa đó ở nước xuất xứ hoặc thấp hơn giá thành sản xuất. Thuế
quan chống bán phá giá sẽ được áp đặt lên hàng hóa nhập khẩu khi có đơn
kiện và điều tra của cơ quan chính phủ nước nhập khẩu kết luận là có bán phá
giá.
Thuế quan đối kháng: Thuế quan đối kháng là loại thuế được áp dụng
nếu hàng hóa nhập khẩu bị xác định là đã được chính phủ của nước xuất khẩu
trợ cấp trái với qui định của WTO. Thuế quan đối kháng qui định một khoản
bồi thường dưới dạng thuế nhập khẩu phụ thu để bù vào phần trợ giá của hàng
hóa nước ngoài nhập khẩu mà việc bán hàng hóa đó ở nước nhập khẩu gây
thiệt hại cho nhà sản xuất hàng hóa giống hoặc tương tự hàng hóa nhập khẩu.
Trong hầu hết các trường hợp, phần trợ giá hàng nhập khẩu phải bù lại do
chính phủ nước ngoài trả.
Thuế quan hạn ngạch: Thuế quan hạn ngạch là thuế đánh vào hàng hóa
nhập khẩu vượt hạn ngạch vào một quốc gia hay vùng lãnh thổ. Số lượng
hàng hóa trong hạn ngạch nhập khẩu được hưởng thuế quan thấp, ngoài hạn
ngạch càng cao thuế càng cao. Thông thường, thuế quan hạn ngạch được thực
hiện theo thuế tuyệt đối và khi đó thuế hàng hóa nhập khẩu vượt hạn ngạch sẽ
trở thành thuế quan hỗn hợp. Phần thuế quan tuyệt đối nếu tính theo giá trị
hàng hóa sẽ rất cao. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng thuế quan hạn
8
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
8
ngạch như một hàng rào thương mại kĩ thuật hiệu quả để ngăn cản hàng hóa

nhập khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước và tăng tính cạnh tranh cho những
hàng hóa sản xuất có chi phí cao trong cùng một liên kết kinh tế.
Thuế quan ưu đãi: Thuế quan ưu đãi là thuế quan giành cho hàng hóa
nhập khẩu từ một số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ. Thuế quan ưu đãi thấp hơn
cả thuế quan MFN. Vai trò của thuế quan ưu đãi trước hết là khuyến khích các
quốc gia tham gia các liên kết kinh tế quốc tế ở cấp độ cao, thúc đẩy các quốc
gia đàm phán và kí kết các hiệp định thương mại song phương, từ đó thúc đẩy
thương mại quốc tế và đầu tư.
1.2.2 Các hàng rào thương mại phi thuế quan:
• Các hàng rào định lượng
Cấm nhập khẩu: Là hàng rào phi thuế quan được áp đặt lên một số
hàng hóa, dịch vụ nhất định trong một khoảng thời gian xác định. Cấm nhập
khẩu thường áp đặt chủ yếu cho hàng hóa ảnh hưởng đến an ninh, quốc
phòng, các chất độc hại, sản phẩm văn hóa gây tác hại cho đạo đức, xã hội.
Tuy nhiên đối với một số nước đang phát triển, để bảo hộ cho một số ngành
công nghiệp trong nước, nhất là những ngành công nghiệp non trẻ, hàng rào
thương mại quốc tế cấm nhập khẩu vẫn dùng khá phổ biển.
Vai trò của hàng rào cấm nhập khẩu là để bảo hộ, tạo điều kiện cho các
ngành sản xuất trong nước phát triển, hướng dẫn tiêu dùng, bảo vệ lợi ích
quốc gia và lơị ích của cộng đồng dân cư trong nước nhập khẩu. Hàng rào
cấm nhập khẩu cần phải sử dụng kết hợp với công cụ chính sách khác, kể cả
chính sách thương mại nội địa mới có thể phát huy vai trò kích thích sản xuất
trong nước phát triển. Nếu không, hàng rào cấm nhập khẩu sẽ có tác dụng
ngược lại tạo ra độc quyền, lãng phí nguồn lực xã hội và làm giảm năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm sản xuất trong nước.
Tác động kinh tế của cấm nhập khẩu đối với các nước xuất khẩu là hàng
hóa, dịch vụ không thâm nhập được vào thị trường, sản lượng sẽ giảm và ảnh
hưởng đến việc làm. Người tiêu dùng ở nước nhập khẩu sẽ bị thiệt hại do phải
cắt giảm tiêu dùng và chịu giá cả cao hơn. Người sản xuất sẽ đẩy sản lượng
lớn đến điểm cân bằng nội địa và được hưởng lợi do tăng sản lượng và giá cả

cao hơn. Thiệt hại của người tiêu dùng một phần thuộc về người sản xuất và
một phần là thiệt hại ròng của xã hội do nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả
để sản xuất ra hàng hóa thay thế nhập khẩu.
Hạn ngạch nhập khẩu (Import quota)
Hạn ngạch nhập khẩu là lượng hàng hóa được phép nhập khẩu vào một
quốc gia hay vùng lãnh thổ trong một thời kì nhất định. Hạn ngạch nhập khẩu
là hàng rào thương mại phi thuế quan đơn giản nhất. Cơ chế tác động của hạn
ngạch cũng có thể so sánh với tác động của thuế quan. Hạn ngạch tác động về
mặt lượng còn thuế quan tác động thông qua giá
Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu
9
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
9
Cấp phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu là hàng rào định lượng do chính phủ
sử dụng đối với một số hàng hóa khi xuất hoặc nhập khẩu vào một thị trường
xác định. Có thể áp đặt cho các doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu. Cấp phép
có thể theo thời kì hoặc cho từng số lượng hàng hóa nhất định. Cấp phép xuất
hoặc nhập khẩu có thể tự động hoặc ``không tùy vào điều kiện thương mại cụ
thể giữa hai quốc gia. Mục đích là quản lí những mặt hàng ảnh hưởng đến an
ninh, quốc phòng, bảo vệ tài nguyên...
• Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Là hàng rào phi thuế quan mà các quốc gia xuất khẩu thỏa thuận hạn chế
xuất khẩu một số loại hàng hóa cụ thể sang một số thị trường cụ thể. Hạn chế
xuất khẩu tự nguyện có thể là chính thức hoặc không chính thức. Hạn ngạch
của hạn chế xuất khẩu tự nguyện không nghiêm ngặt, mang tính linh hoạt.
Tùy sự biến động của cung cầu về hàng hóa trên thị trường cụ thể, các thành
viên tham gia hạn chế xuất khẩu tự nguyện có thể thắt chặt hay nới lỏng hạn
ngạch.
Tác động kinh tế của hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng tương tự như
hạn ngạch nhập khẩu nhưng có ba sự khác biệt lớn là tiến thuê hạn ngạch do

hạn chế xuất khẩu tự nguyện hoàn toàn thuộc về dân cư của nước xuất khẩu.
Có nghĩa là nước nhập khẩu bị thiệt. Thứ hai, ảnh hưởng cân bằng tổng quan
ở chỗ nước nhập khẩu phải thanh toán ở mức giá nội địa đầy đủ mà không ở
mức giá thế giới cho các hàng hóa nhập khẩu. Thứ ba, hạn chế xuất khẩu tự
nguyện mang tính phân biệt đối xử nên chỉ áp dụng cho các nước cung ứng
sản phẩm với chi phí thấp nhất. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện cũng có thể
buộc các nhà nhập khẩu phải chấp nhận nhập khẩu của nước có chi phí cao
hơn và phân phối không hiệu quả các nguồn lực của thế giới.
• Các hàng rào liên quan đến giá và quản lí giá
Phương thức định giá hải quan: Phương thức định giá hải quan là hàng
rào phi thuế quan kĩ thuật dễ nhận thấy nhất. Nếu thực hiện tính thuế theo giá
trị hàng hóa, bằng cách định giá hàng nhập khẩu ở mức giá cao hơn, nhân
viên hải quan tăng tiền thuế phải trả. Sử dụng phương thức định giá hải quan
như là một hàng rào thương mại chỉ làm tăng chi phí nhậu khẩu tương tự như
thuế quan nhưng không làm tăng thu nhập cho chính phủ của nước nhập khẩu.
Qui định giá bán tối đa trong nước: Để cản trở một số loại hàng hóa
nhập khẩu, công cụ qui định giá bán tối đa trong nước có thể được sử dụng
bằng cách qui định giá bán tối đa cao, người tiêu dùng phải chịu chi phí bổ
sung tối đa trong nước thấp, người nhập khẩu sẽ không đạt được lợi nhuận
mong muốn nên cắt giảm sản lượng nhập khẩu. Áp dụng cho các hàng hóa
tiêu dùng hoặc đầu vào thay thế nhập khẩu.
Phụ thu và phí: Khi tham gia các liên kết kinh tế quốc tế hoặc thực hiện
các hiệp định thương mại đa phương hoặc song phương, các hàng rào định
lượng không được sử dụng, thuế quan phải cắt giảm theo phụ thu và các loại
phí được sử dụng. Phụ thu là một khoản thu theo tỉ lệ % so với giá trị hàng
10
Hoàng Thị Thu Hà Thương Mại 46 B
10

×