Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

(Skkn 2023) một số biện pháp ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872.3 KB, 28 trang )

1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ
5-6 tuổi.
2. Lý do chọn đề tài.
a. Cơ sở lý luận:
Steam dựa trên lý thuyết giáo dục hiện đại, xem giáo viên là người hỗ trợ
về học tập, không chỉ là người cung cấp kiến thức. Phương pháp này mang lại sự
hứng khởi trong học tập nhưng vẫn đảm bảo việc nắm bắt kiến thức, giúp các
em thật sự tương tác với môn học và học vì u thích, đồng thời kích thích sự
tìm tịi khám phá. Mặt khác, việc đặt trẻ làm trung tâm sẽ giúp các em trở thành
những nhà lãnh đạo mạnh mẽ, những nhà cải tiến đầy sáng tạo. Mơ hình steam
cịn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đã là “kim chỉ nam” rất thịnh hành trong
lĩnh vực giáo dục ở các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới như Mỹ, Nhật
Steam viết tắt của các từ Science (khoa học), Technology (công nghệ),
Engineering (kỹ thuật), Art (nghệ thuật) và Math (toán học) là phương pháp học
được áp dụng đầu tiên tại Mỹ với đặc điểm cung cấp kiến thức tồn diện của
năm lĩnh vực: Khoa học, Cơng nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học. Điểm
nổi bật của steam là kết nối, liên hệ thông tin giữa các lĩnh vực vào trong thực tế.
Các thí nghiệm, hoạt động thực tiễn thường xuyên diễn ra để các em có thể thảo
luận, tự rút ra kết luận và ghi nhớ sâu sắc. Dạy học theo phương pháp steam
giúp trẻ hình thành 5 nhóm kỹ năng cơ bản phục vụ thiết thực cho cuộc sống con
người:
Khoa học (Science):Phương pháp này xây dựng khả năng liên kết những
định luật, khái niệm, nguyên lý và cả những cơ sở lý thuyết trong công cuộc
giáo dục khoa học – công nghệ để thực hành và giải quyết những vấn đề trong
thực tiễn cuộc sống.
Công nghệ (Technology): Mang đến khả năng sử dụng, quản lý, sự nhận
thức về công nghệ từ những vật dụng đơn giản hàng ngày như bút chì, bút màu
đến những vật dụng phức tạp hơn. Cho trẻ hiểu theo hướng tất cả các thay đổi


của thế giới tự nhiên đều phục vụ các hoạt động của con người đều được coi là
công nghệ.
Kỹ thuật (Engineering): Giúp trẻ hình thành các khả năng giải quyết vấn đề
thực tiễn trong đời sống, hiểu được quy trình sản xuất ra một đối tượng cụ thể.


2
Tốn học (Mathematics): Trẻ hình thành kỹ năng tốn học từ sớm sẽ có các
ý tưởng chính xác, áp dụng hiệu quả các khái niệm, kỹ năng toán học vào cuộc
sống hàng ngày. Giáo dục steam giúp trẻ hình thành sớm các kỹ năng giải quyết
vấn đề, tư duy phản biện, kỹ năng cộng tác, kỹ năng giao tiếp
Nghệ thuật (Art): Mang đến một chiến lược giáo dục cải tiến hiệu quả cao
cho lĩnh vực giáo dục mầm non. Thông qua hình thức tích hợp với nghệ thuật,
trẻ sẽ dễ dàng khám phá ra các giai đoạn khác nhau của vấn đề.
b. Cơ sở thực tiễn.
Trong năm học 2022- 2023 được sự quan tâm của Bộ giáo dục đào tạo,của
Phòng giáo dục Huyện ,đặc biệt là sự quan tâm nhiệt tình của BGH trường MN
Ba Trại A ,bản thân tơi được tiếp cận với phương pháp giáo dục STEAM thông
qua các buổi học tập chuyên đề của Huyện,Trường và thông qua nghiên cứu tài
liệu ,internet, tôi thấy đây là một phương pháp giáo dục thú vị, phát huy được
nhiều tiềm năng, khơi dậy sự sáng tạo trong mỗi bản thân trẻ.
Đặc biệt ngay từ đầu năm học, Ban giám hiệu trường mầm non Ba Trại A
thống nhất áp dụng phương pháp dạy học tiến tiến vào chương trình học, tơi đã
mạnh dạn áp dụng phương pháp giáo dục steam vào các hoạt động hàng ngày.
Từ việc tạo không gian, môi trường ngập tràn năng lượng khám phá đến các
hoạt động trị chuyện, hoạt động học, hoạt động khác...tơi muốn tạo điều kiện tốt
nhất cho trẻ được phát triển tư duy, và khả năng sáng tạo hết mức có thể của bản
thân trẻ.
Dưới sự hướng dẫn của hai giáo viên lớp 5 tuổi A5, mỗi kỹ năng hay kiến
thức sẽ trở nên có ý nghĩa hơn với trẻ khi bài học đó gắn liền với việc các con,

các con đã tạo ra những sản phẩm sáng tạo như: Máy lọc nước mini,mũ sinh
nhật,đôi dép,cánh diều,tranh nghệ thuật...những bộ trang phục độc đáo được làm
ra đồ dùng, đồ chơi mà mình yêu thích, từ đó sẽ tác động mạnh mẽ đến sự hứng
thú và say mê tìm tịi của trẻ. Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài: “Một số biện pháp
ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt động cho trẻ 5-6 tuổi”
3. Mục đích nghiên cứu:
Bản thân nghiên cứu đề tài này, nhằm mục đích cho trẻ làm quen với
phương pháp giáo dục steam, trẻ được tham gia hoạt động với sự tích hợp của
khoa học- cơng nghệ- kĩ thuật- nghệ thuật và toán học.
Giúp cho giáo viên năng động, tự tin sáng tạo vận dụng kiến thức kinh
nghiệm vào giảng dạy.Giúp cho trẻ phát triển toàn diện hơn về tư duy,lôgic và
các kĩ năng của trẻ.


3
4. Đối tượng nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu sự hứng thú và khả năng khả năng sáng tạo của trẻ
về các hoạt động chế tạo và thiết kế sản phẩm của hoạt động Steam: Thiết kế
chong chóng,tủ đựng quần áo,máy lọc nước mini... tôi nhận thấy trẻ hăng say
hứng thú,tuy nhiên các kĩ năng và sự sáng tạo của trẻ cịn hạn chế nên tơi đã
chọn đề tài: : “Một số biện pháp ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt
động cho trẻ 5-6 tuổi”
5. Đối tượng khảo sát,thực nghiệm.
- Căn cứ vào các hoạt động của cô và trẻ tại lớp 5 tuổi A5 trong trường
mầm non mà đưa ra các biện pháp đảm bảo cho trẻ được hoạt động phù hợp với
nội dung chương trình,phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ thông hoạt động
steam.
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp khảo sát.
- Phương pháp so sánh đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu thực hành.
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm.
7. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
- Tại lớp mẫu giáo 5 tuổi A5.
- Đề tài được thực hiện tại trường Mầm non nơi tôi công tác.thời gian từ
tháng 9 năm 2022 đến tháng 5 năm 2023.Củng cố và thực hiện duy trì cho các
năm tiếp theo.
II. NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1.Cơ sở lý luận liên quan trực tiếp đến đề tài.
Phương pháp giáo dục truyền thống là sự tách rời giữa các lĩnh vực quan
trọng: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học. Sự tách rời này sẽ
đem đến một khoảng cách lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa kiến thức và
ứng dụng. Giáo dục steam về bản chất được hiểu là trang bị cho trẻ những kiến
thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ


4
thuật, nghệ thuật và toán học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp,
lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu biết về ngun lý mà
cịn có thể thực hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày.
Giáo dục steam sẽ phá đi khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn, tạo ra những
con người có năng lực làm việc một cách sáng tạo. “Ứng dụng phương pháp
giáo dục steam trong các hoạt động” là mang khoa học, cơng nghệ, kĩ thuật,
nghệ thuật và tốn học đến với các con một cách đơn giản, nhẹ nhàng, gần gũi
với những đồ dùng, vật liệu gần gũi, mang đến cho trẻ những điều thú vị trong
hoạt động.
2. Khảo sát thực trạng đặc điểm tình hình của trường lớp.

a. Thuận lợi:
*Về cơ sở vật chất:
- Nhà trường đạt trường chuẩn quốc gia. Cơ sở vật chất được trang bị đầy
đủ đồ dùng đồ chơi, khn viên trường có cây xanh, vườn hoa, khu cát, sỏi,...đồ
dùng đồ chơi, đồ dùng đồ chơi tự tạo cho trẻ tự tạo cho trẻ hoạt động.
- Lớp học thoáng mát rộng rãi,sạch sẽ,gọn gàng đầy đủ đồ dùng theo thông
tư 02.
*Về giáo viên:
- Luôn nhận được sự quan tâm của Ban giám hiệu tạo điều kiện cho giáo
viên được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn kiến tập về ứng dụng phương pháp
dạy học tiến tiên của Huyện.
- BGH nhà trường tổ chức bồi dưỡng chun mơn về steam cho cán bộ giáo
viên trong tồn trường do đồng chí hiệu phó chun mơn triển khai.
- Tích cực tự học tập bồi dưỡng kiến thức về steam qua mạng,qua bạn bè
đồng nghiệp.
- Bản thân tôi làm TTCM khối 5 tuổi,tơi cũng tích cực nghiên cứu tài
liệu,lên kế hoạch cho tổ khối có ứng dụng hoạt động steam vào chương trình.
- Giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt tình trong cơng tác chăm sóc
giáo dục trẻ.Có năng lực chuyên môn tốt sáng tạo trong các hoạt động, nhiều
năm đạt giáo viên giỏi.
- Đội ngũ giáo viên trong lớp được nhà trường phân cơng đều đạt trình độ
chuẩn và trên chuẩn. Ln có tinh thần đồn kết giúp nhau cùng tiến bộ.
*Về học sinh:
-Tổng số trẻ là 28 cháu,100% các cháu đều ăn ở bán trú .
-Trẻ chủ động, tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động học và hoạt động
trải nghiệm ngoại khóa.


5
- Đa số các cháu đều khỏe mạnh, hồn nhiên, thích hoạt động có ý thức nghe lời

cơ giáo.
* Về phụ huynh:
- Qua buổi họp phụ huynh đầu năm học tôi cũng đã trao đổi về các hoạt
động hàng ngày của trẻ và trong năm học 2022-2023 có hoạt động steam vào
chương trình và được phụ huynh nhiệt tình ủng hộ về cơ sở vật chất và động
viên tinh thần cho cả cô và trẻ.
- Phụ huynh ủng hộ rất nhiều các nguyên vật liệu:Bìa cứng,chai,lọ,các loại
hột hạt khi cần thiết.
- Phụ huynh quan tâm tới việc học tập của giáo viên và luôn trao đổi trực
tiếp với giáo viên về tình hình của con em mình.
b. Khó khăn:
- Bên cạnh những thuận lợi trên lớp tơi cịn gặp một số khó khăn như sau:
*Về cơ sở vật chất:
-Nhà trường đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học đầy đủ nhưng chưa
được phong phú về chủng loại, chất liệu, mẫu mã.
* Về phía giáo viên:
- Cịn hạn chế về thời gian và tài liệu nghên cứu
*Về học sinh:
- Chưa quen với việc tiếp cận,sử dụng,ứng dụng công nghệ trong các hoạt
động.
- Lớp có tổng 28 học sinh trong đó có một học sinh bị tim bẩm sinh nên
hai cơ thường xuyên phải để ý chăm sóc học sinh đó nên việc giành thời gian
cho các bạn khác bị hạn chế hơn.
e. Về phụ huynh:
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự nhiệt tình giúp đỡ giáo viên khi tổ
chức các hoạt động steam cho trẻ.
3. Khảo sát thực tế:
Năm học 2022- 2023, tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp
tuổi A5, với số trẻ là 28 cháu. Việc đầu tiên tơi bắt tay là tìm hiểu về hứng thú
của trẻ khi tham gia hoạt động steam và mức độ nhận thức của trẻ như thế nào?

cụ thể như sau:


6
Bảng 1: Số liệu đầu năm:(Kết quả đánh giá lần I)
Tổng số trẻ 28

Tỷ lệ %

Trẻ mạnh dạn,tự tin

10/28

35,7%

Trẻ sáng tạo

8/28

28,5%

Trẻ làm việc nhóm

6/28

21,4%

Trẻ kiên trì

5/28


17,8%

Trẻ hứng thú

8/28

28,5%

Từ những thuận lợi, khó khăn và qua khảo sát thực tế như trên Tôi đã nhận
định và rút ra:“Một số biện pháp ứng dụng phương pháp steam vào các hoạt
động cho trẻ 5-6 tuổi”.
4. Những biện pháp thực hiện:
Từ thực tế đó chính là điều tơi suy nghĩ trăn trở, làm thế nào để đưa trẻ hoạt
động steam một cách nguyện và hứng thú, nắm vững các kiến thức và kỹ năng
thực hành và phát triển tư duy sáng tạo của trẻ thiết kế được nhiều các sản phẩm
đẹp. Do vậy tôi lựa chọn các biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch cụ thể,khoa học.
- Biện pháp 2 : Xây dựng môi trường lớp học theo hướng đổi mới có góc steam.
- Biện pháp 3: Tích hợp steam vào các hoạt động học hàng ngày của trẻ.
- Biện pháp 4:Xây dựng chuyên đề steam của tổ mẫu giáo.
- Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh.
- Biện pháp 6: Tuyên dương khen thưởng.
5. Biện pháp từng phần
5.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch cụ thể, khoa học.
Theo kế hoạch cụ thể của BGH nhà trường,tổ chuyên môn nhà trường đã
thống nhất và triển khai cụ thể kế hoạch năm học đó là: Áp dụng phương pháp
dạy học tiến tiến vào chương trình,đặc biệt là đưa hoạt động Steam vào hoạt
động học chính trong tháng, cụ thể một tháng xây dựng một hoạt động Steam.
Bản thân tôi là tổ TTCM khối mẫu giáo,ngay từ đầu năm tôi cũng nhận

thức được vai trị của mình. Tơi đã chủ động họp tổ chuyên môn cùng nhau trao
đổi, nghiên cứu, thảo luận tham khảo tài liệu để xây dựng thời khóa biểu, lến kế
hoạch cụ thể bài dạy tìm ra những nội dung hoạt động ứng dụng phương pháp


7
giáo dục steam cho trẻ. Trước tiên tôi phải nghiên cứu chương trình, cập nhật
thơng tin từ chun đề, trên mạng Internet, tự bồi dưỡng chun mơn, tìm hiểu
một số kiến thức về steam, về các hoạt động cho trẻ có thể áp dụng được phương
pháp steam.
(Phụ lục 1 : Hình ảnh 1)
Bản thân tơi ngay từ đầu năm học cũng được Ban giám hiệu phân công
là giáo viên trực tiếp phụ trách lớp 5tuổiA5.Từ những thực tiễn trên của
trường,của tổ và đặc biệt từ thực tế của trẻ lớp tôi phụ trách,trên cơ sở những
định hướng, gợi ý về nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức học tập của tài
liệu, tơi đã có thể xây dựng kế hoạch giáo dục cụ thể nhằm thực hiện được yêu
cầu có ứng dụng phương pháp steam trong hoạt động học,hoạt động ngồi
trời,hoạt động khác của lớp tơi trong năm học 2022-2023 cụ thể như sau:
Tháng

Tháng 9

Hoạt động học

Hoạt động khác: Hoạt động ngồi
trời, hoạt động góc, hoạt động chiều.

Làm tủ treo quần áo đứng
được và cửa tủ có thể mở Làm bảng tên,làm chiếc ghế..
ra


Tháng 10 Thiết kế đôi dép của bé
Tháng 11 Chế tạo rơ bốt

Tháng 12 Làm khẩu trang

Trị chơi thả bóng
Lọ hoa xinh
Tạo góc nhỏ đón noel
Món quà tặng chú bộ đội
Em tập làm chú bộ đội

Tháng 1

Vũ điệu của sữa

Trang trí góc nhỏ đón tết

Tháng 2

Thiết kế mũ sinh nhật

Bức tranh sắc màu
Làm ga ra ô tô

Tháng 3

Dự án: Nghệ thuật làm
tranh Mosaic từ vỏ
Trứng


Tháng 4

Thiết kế máy lọc nước

Làm bè nổi trên sông

Tháng 5

Thiết kế diều

Làm chong chóng

xây dựng ngơi nhà nhỏ cho các con vật
đáng yêu

Căn cứ vào kế hoạch tôi đã xây dựng của một năm học. Tôi đã tổ chức
đầy đủ các hoạt động steam cho trẻ, ở mỗi hoạt động tôi lựa chọ các phương
pháp hình thức khác nhau. Có hoạt động tôi sử dụng cả 5 yếu tố: Công nghệ,


8
khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật, toán học trên một tiết học ví dụ giờ hoạt động:
Chế tạo rơ bốt. Có hoạt động tơi lựa chọn yếu tố Kĩ thuật, nghệ thuật, tốn học
trên hoạt động chính cịn các u tố khác tơi lồng vào hoạt đơng khám phá, trị
chuyện, hoạt động chiều....Dù lựa chọ hình thức nào tơi thấy trẻ đều rất hứng thú
và tích cực tham gia hoạt động và đạt kết quả cao.
Ví dụ cụ thể:
 Ví dụ 1: Trong hoạt động chế tạo rô bốt tôi sử dụng 4 yếu tố :S:E,A.M
cịn yếu tố T: Cơng nghệ - technology: Tôi đã lồng ghép và thảo luận vào các

giờ hoạt động khác trong tháng.
(S): Khoa học: science- khoa hkho:Cô cho trẻ quan sát rô bốt thật cho trẻ
cùng chiêm ngưỡng điệu nhảy của các con rô bốt.
(A) Thiết kế: arts- nghệ thuật
- Cô chia trẻ thành 4 nhóm và cho trẻ tự thảo luận đưa ra ý tưởng của nhóm
mình. Mỗi trẻ vẽ bộ phận mà mình u thích vẽ theo ý tưởng của cả nhóm.
- Trẻ vẽ, cô gợi ý thêm cho trẻ về các chi tiết của mơ hình.
- Kỹ năng tạo hình: vẽ phối hợp các nét thẳng, xiên, ngang, cong.
(E) Chế tạo: engineering
- Trẻ thống nhất từng bộ phận cho con rô bốt.
- Trẻ phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong tron.
- Trẻ hỗ trợ thành viên trong nhóm để hồn thành con rơ bốt.
(M) Tốn: mathematíc- tốn học
- Giáo viên hướng dẫn trẻ đo độ dài của ống chân, tay bằng nhau .
- Kiểm tra các bộ phận bằng cách đếm các bộ phận mà trẻ thực hiện.
Thử nghiệm.
- Cho trẻ trực tiếp trải nghiệm với sản phẩm của nhóm mình.
(Phụ lục 1 : Hình ảnh 2+3)
* Ví dụ 2: Bé làm chong chóng
- Trẻ biết cách làm 1 cái chong chóng bằng cách: Cắt 4 băng giấy có kích
thước bằng nhau, dán các băng giấy tạo hình trịn, ghép 4 hình trịn giấy lại với
nhau theo hướng dẫn. Trẻ dựa vào sức gió để chơi chong chóng.
- Trong hoạt động trên các nội dung của Steam được thể hiện như sau:


9
+ S (science- khoa học): Trẻ được quan sát chong chóng quay trên vi deo.
+ T (technology- cơng nghệ): Trẻ biết khi chơi chong chóng thì cần có gió,
gió càng to chong chóng càng bay cao và xoay nhiều hơn.
+ E (engineering- chế tạo): Trẻ biết sử dụng hồ để dán các hình trịn lại với

nhau.
+ A (arts- nghệ thuật): sử dụng những băng giấy màu sắc khác nhau,để tạo
màu cho chong chóng của mình.
+ M (mathematíc- tốn học): Biết đo những băng giấy bằng nhau để tạo ra
những hình trịn có kích thước tương ứng.
5.2. Biện pháp 2: Xây dựng mơi trường lớp học theo hướng đổi mới có góc
steam.
Phương pháp giáo dục Steam hồn tồn là một phương pháp mới đối với
giáo viên nên để thiết kế lớp học, bố trí các góc hoạt động sao cho đúng màu sắc
Steam là một khó khăn lớn đối với giáo viên đứng lớp, tất cả được bắt đầu từ
con số không tuy nhiên. Việc tạo cho trẻ môi trường học tập và vui chơi thỏa
mái tự do là một trong những cách thức giáo dục phù hợp và hết sức cần thiết
của phương pháp Steam mầm non. Được sự chỉ đạo của phịng giáo dục và đào
tạo Huyện Vì, trường mầm non Ba trại A đã dần hoàn thiện lớp học steam đưa
vào giảng dạy. Bản thân tôi đã nghiên cứu và xây dựng môi trường lớp một cách
khoa học, thoáng mát, tiện lợi nhất khi trẻ tham gia hoạt động steam với hy vọng
sẽ đạt kết quả cao khi trẻ tham gia hoạt động.
Bằng sự nỗ lực và cố gắng học hỏi từ buổi đi tập huấn Steam ở trường bạn
cụ thể: Tôi được đi tập huấn trường Mầm non Cổ Đơ - Ba Vì cũng như tham
khảo trên các trang wed của các trường bạn, tôi đã bước đầu hiểu được bản chất
của Steam từ đó định hình được mình phải làm gì để có được mơi trường hoạt
động theo phương pháp Steam cho trẻ ở lớp phù hợp với điều kiện, hồn cảnh
thực tế của lớp mình.
+ Sắp xếp, bố trí các góc học ở lớp sao cho khoa học và phù hợp với tầm
tay của trẻ để trẻ có thể dễ dàng hoạt động, thao tác liên kết giữa các góc với
nhau, sử dụng đồ dùng của góc này phục vụ cho góc kia một cách hợp lý, nhằm
đạt hiệu quả cao nhất trong một hoạt động học.
Góc:Steam :Được trang trí gọn gàng thống mát với đầy đủ các loại đồ
dùng,đồ chơi cần thiết cho trẻ tham gia hoạt động steam như: giấy màu,kéo,lõi
giấy vệ sinh,các loại hôt hạt,cúc áo..chúng tôi sếp ngăn nắp vào các hộp và ghi

tên,kí hiệu cụ thể trên các nắp hộp,giúp cho giáo viên và học sinh lấy đồ dùng


10
thuận tiện.Ở góc này chúng tơi cũng để ra một khoảng trống để treo sản phẩm
trưng bày của trẻ.
(Phụ lục 2: Hình ảnh 4)
Góc kĩ năng thực hành cuộc sống: Được đặt ở cuối lớp và ở góc này trẻ sẽ
thực hiện các thí nghiệm nhỏ với các đồ dùng gẫn gũi với trẻ: Màu nước, hạt
gạo, sữa, giấy ăn.
(Phụ lục 2: Hình ảnh 5)
Tương tự các góc: Tốn,làm quen với chữ cái,nấu ăn,âm nhạc.... cũng được
giáo viên chúng tôi sắp xếp ngăn nắp gọn gàng phù hợp với các hoạt động hàng
ngày của trẻ ,đặc biệt là hoạt động steam.
5.3. Biện pháp 3: Tích hợp steam vào các hoạt động học hàng ngày của trẻ.
Hoạt động giáo dục ở mẫu giáo là một q trình giáo dục có mục đích, có
kế hoạch với nhiều hình thức, phương pháp khác nhau. Mỗi hoạt động đều nhằm
đạt được một mục đích nhất định. Vì thế hoạt động nào cũng có tính chất riêng
của nó. Trong q trình vừa dạy vừa tìm hiểu tơi đã lựa chọn nội dung tích hợp
hoạt động Steam phù hợp cho từng hoạt động hàng ngày của trẻ như : Giờ đón
trẻ, hoạt động ngồi trời, hoạt động học, hoạt động góc, hoạt động tham quan dã
ngoại.
*Giờ đón trẻ: Khi trẻ tới lớp, tơi tổ chức cho trẻ chơi tự do với các đồ
dùng đồ chơi theo thông tư 02 như đồ chơi lắp ráp, đồ chơi hoa, đồ chơi hình
khối...để trẻ có thể thỏa sức sáng tạo ra cơng trình của mình.
*Giờ hoạt động có chủ đích: Tơi lựa chọn những nội dung giáo dục phù
hợp nhằm đem lại cho trẻ những kiến thức đầy đủ, tồn diện về các mặt (thể
chất, nhận thức, ngơn ngữ, thẩm mỹ và tình cảm xã hội…) . Tơi đã xây dựng
các dự án bao gồm nhiều bài học để trẻ có thể tiếp cận và trải nghiệm thực tế
nhất.

Ví dụ 1: Ở chủ đề : Gia đình tơi lồng ghép steam vào các hoạt động học cụ
thể : “Ngôi nhà của bé” như sau:
- Hoạt động: Khám phá:Trẻ được khám phá các kiểu mẫu nhà khác
nhau:Nhà cấp 4,nhà vườn,nhà 2 tầng,nhà 3 tầng,nhà sàn bằng gỗ qua ti vi,hình
ảnh,video..
- Hoạt động :Bé làm quen với toán:Trẻ được thực hành đo,tính tốn để thiết
kế ngơi nhà.Mái được tạo bằng các hình tam giác,thân nhà bằng hình vng,cửa


11
ra vào,cửa sổ ... cửa ra vào to hơn,cửa số bé hơn.Trẻ sử dụng thứóc đo khi chắp
ghép các bộ phận của ngơi nhà.
- Hoạt động:Tạo hình: Trẻ về nhóm vẽ thiết kế các mẫu nhà bé thích và tơ
màu theo sở thích và sự sáng tạo của trẻ.Trẻ có thể thiết kế thêm xung quanh
ngơi nhà có cây cối,hoa lá.... nguyên liệu bất kì mà trẻ thu lượm được khi tham
gia hoạt động ngoài trời.
- Đối với hoạt động:Bé làm quen với văn học: Trẻ được đọc thơ ,kể chuyện
về ngơi nhà.Tạo cho trẻ tình u,cảm xúc của bản thân về chính ngơi nhà mình
đang ở,biết chăm sóc,giữ gìn bảo vệ ngơi nhà của mình.Phát huy tính sáng tạo
của trẻ để làm sao cho ngơi nhà của mình đẹp hơn,sang trọng hơn.Trẻ được làm
sách truyện kể về ngôi nhà của mình đang ở.
Như vậy chúng ta thấy hoạt động steam lồng được tất cả vào các hoạt động
học giáo viên chúng ta cần tìm hiểu và lựa chọn hoạt động nào cho phù hợp với
nội dung steam ta lựa chọn.Dưới đây là một số hình ảnh tơi đã áp dụng phương
pháp steam vào các hoạt động học.
- Giờ hoạt động: Steam :làm hoa tặng cô giáo nhân ngày 8/3
(Phụ lục 3: Hình ảnh 6+7)
- Giờ hoạt động: Làm quen với chữ cái có ứng dụng phương pháp steam
(Phụ lục 3: Hình ảnh 8+9)
- Giờ hoạt động: steam : Vũ điệu của sữa chua

(Phụ lục 3: Hình ảnh 10+11)
* Hoạt động góc.
Trong hoạt động góc, chúng tơi tạo điều kiện cho trẻ hoạt động một cách
tích cực, để trẻ phát huy được khả năng, tính sáng tạo và ln có mong muốn
khám phá những điều mới lạ, đặc biệt là những góc có nội dung thành phần của
phương pháp steam.
+ Ví dụ
- Góc steam: Cho trẻ tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, thí
nghiệm để phát hiện tính khoa học trong mỗi thí nghiệm. Cho trẻ chơi các với
những đồ dùng của bộ môn kĩ thuật: cưa, tua vít, ốc vít, búa, đinh.
- Góc tốn:Cho trẻ chơi những trị chơi, có mục đích ơn luyện khái niệm
sơ đẳng về tốn.Phát hiện tính logic.Ứng dụng của khái niệm tốn vào cuộc
sống.


12
- Góc tạo hình:Trẻ sử dụng kĩ năng tạo hình và tạo ra sản phẩm theo sách
hướng dẫn của sách trong góc. Phối hợp các kĩ năng tạo hình để tạo ra sản phẩm,
ứng dụng các kĩ năng đó trong cuộc sống.Vẽ sáng tạo theo tưởng tượng.
- Góc sách truyện: Tăng cường cho trẻ các loại sách hình về khoa học,
sách hướng dẫn thí nghiệm. Sách hướng dẫn sử dụng dụng cụ kĩ thuật đúng cách
và an toàn.Trẻ được sáng tạo làm sách truyện theo nội dung câu chuyện mà trẻ
đã biết.
- Góc kĩ năng thực hành cuộc sống: Trẻ được thiết kế máy lọc nước mini
(Phụ lục 3: Hình ảnh 12+13)
*Hoạt động ngoài trời: Đây là hoạt động trẻ được quan sát thực tế, hịa
mình với thiên nhiên, là điều kiện để trẻ có thể tham gia rất nhiều hoạt động
steam,tơi thường cho trẻ ra sân chơi các trị chơi theo chủ đề,sự kiện
Ví dụ : Chủ đề :Thế giới động vật tôi cho trẻ làm đầu con sư tử bằng lá cây
(Phụ lục 3: Hình ảnh 14+15)

Chủ đề: Chú bộ đội : Tơi cho đóng vai chú bộ đội đi hành quân ,làm súng
bằng gân của tàu lá tàu chuối..
(Phụ lục 3: Hình ảnh 16+17)
* Hoạt động chiều:
-Tuỳ theo mục đích của từng tháng, tuần và nội dung của hoạt động, cơ cho
trẻ xem hình ảnh minh hoạ sinh động, các video clip về cấu tạo, mục đích sử
dụng cách chơi, các cách để tạo ra sản phẩm.
-Cho trẻ thực hiện các thí nghiệm, trẻ quan sát, phán đốn kết quả thí
nghiệm theo kinh nghiệm của trẻ, cho trẻ thực hiện thí nghiệm, rút ra kết luận,
giới thiệu về hiện tượng khoa học của thí nghiệm.
- Cho trẻ chơi các trò chơi trắc nghiệm vui vẻ để trẻ ôn luyện, mở rộng kiến
thức về các nội dung cung cấp ở hoạt động học.
5.4 Biện pháp 4: Xây dựng chuyên đề steam của tổ mẫu giáo.
Bản thân tôi là TTCM khối 5 tuổi,ngay từ đầu năm học sau khi tiếp thu nội
dung buổi họp đầu tiên do đồng chí hiệu phó chun mơn triển khai.Nhận thức
được vai trị của bản thân và tính cấp thiết của phương pháp giáo dục steam
trong năm học này.Tôi đã mạnh dạn lập kế hoạch hoạt động chuyên môn của tổ
báo cáo với BGH,tổ chun mơn tổ mẫu giáo sẽ có kế hoạch tổ chức chuyên đề
steam trong năm học này với phương châm nghiêm túc học tập,lĩnh hội kiến


13
thức giúp cho giáo viên nắm chắc hơn về phương pháp giáo dục và trẻ được
sáng tạo trải nghiệm nhằm phát triển tư duy và sáng tạo cho trẻ.
Cụ thể tôi đã lên kế hoạch phân công giáo viên dạy và luân phiên nhau dự
giờ.Sau mỗi lần dự các đồng chí được thảo luận trao đổi để rút kinh nghiệm.Với
đội ngũ giáo viên mẫu giáo năng động,nhiêt tình,chịu khó tham khảo các hoạt
động trên mạng,video,internet,chương trình,thầy cơ và đồng nghiệp các đồng chí
đã soạn bài và dạy rất thành cơng một số hoạt động của tổ như đồng chí :
Lan,Phương,Ngân,Nhung,Hà...Và dưới đây là một số hình ảnh các đồng chí đã

triển khai chuyên đề của tổ.
Một số hình ảnh hoạt động steam của tổ mẫu giáo xây dựng
+ Hoạt động : Steam : Làm cánh diều đồng chí Phương thực hiện
(Phụ lục 4 : Hình ảnh 18+19)
+ Hoạt động : Steam : Làm tổ chim đồng chí Ngơ Thị Minh thực hiện
(Phụ lục 4 : Hình ảnh 20+21)
+ Hoạt động : Steam : Chế tạo rơ bốt đồng chí Bùi Thị Ngân thực hiện.
(Phụ lục 4 : Hình ảnh 22+23)
5.5 Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh.
Ngay từ đầu năm học tôi đã trao đổi trực tiêp với các bậc phụ huynh về
chương trình học tập của các con 5 tuổi.Năm học 2022-2023 nhà trường đã ứng
dụng phương pháp steam vào trong các hoạt động cho trẻ. Hoạt động steam là để
phát triển sự sáng tạo của trẻ nên đồ dùng, nguyên liệu cho trẻ là vô cùng quan
trọng. Ở mỗi chủ đề hoạt động khác nhau, các con cần những nguyên liệu phong
phú để hoạt động, phụ huynh ln tích cực để tạo điều kiện cho cơ và trẻ hoạt
động tốt nhất. Ngồi ra phụ huynh lớp cịn rất nhiệt tình khi chuẩn bị cùng con
những đồ dùng kĩ thuật an toàn, phù hợp với các con:lõi giấy vệ sinh,hột hạt,bìa
cát tơng,ghim .
Tun truyền đến các bậc phụ huynh đưa,đón con đúng giờ,đưa con đi học
đề và quan tâm tới việc học tập của con em mình.
Thường xuyên trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình học tập,sức
khỏe của con em mình ở lớp cũng như ở nhà.
(Phụ lục 5: Hình ảnh 24)
Để tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền các bậc phụ cùng phối hợp với
giáo viên cung cấp nguyên vật liệu và tích cực tham giá hoạt động cùng các con
ở lớp,ở trường,ở các hoạt động ngoại khóa.
(Phụ lục 5: Hình ảnh 25)


14

5.6. Biện pháp 6: Tuyên dương khen thưởng
Đối với trẻ mầm non trẻ rất thích được động viên khen thưởng,việc khen
thưởng trẻ kịp thời giúp trẻ hăng say làm việc và đạt hiệu quả rất cao.Khen
thưởng với trẻ không phải lúc nào cũng là món quà mà đơn giản chỉ là lời nói
trẻ cũng rất thích.Ví dụ : Cơ muốn trẻ nhặt đồ chơi thật nhanh cất gọn vào rổ,cô
chỉ cần nhắc tên một số bạn : Bạn A,B đang rất miệt mài,chịu khó cất đồ chơi
giúp cơ .Lúc đó tất cả các bạn khác sẽ đến giúp cô cất đồ chơi rất nhanh gọn
Tuy vậy trong hoạt động học,hoạt động ngồi trời và các hoạt động tích
hợp, tơi ln tôn trọng các ý kiến của trẻ, khen ngợi những trẻ có những sáng
tạo, tích cực.Tạo điều kiện và cơ hội để trẻ có thể tự tin trình bày được ý kiến, ý
tưởng của mình. Tơi ln khen ngợi cá nhân và các nhóm chơi có sự đồn kết và
tạo ra sản phẩm với sự thống nhất ý kiến của các thành viên trong nhóm, phù
hợp với mục đích ban đầu của sản phẩm. Mỗi ngày trẻ hoạt động tích cực, tạo ra
được sản phẩm đẹp tôi cho trẻ lên cắm cờ bé ngoan và cuối tuần trẻ nào được
nhiều bé ngoan nhất trẻ được tuyên dương trước lớp.
(Phụ lục 6: Hình ảnh 26)
6. Kết quả thực hiện:
Một năm mới bắt đầu làm quen và thực hiện phương pháp steam mặc dù
cịn nhiều khó khăn cịn nhiều bỡ ngỡ nhưng được sự quan tâm, tạo điều kiện
của BGH nhà trường, sự giúp đỡ của tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp, sự
cộng tác nhiệt tình của phụ huynh và những nỗ lực của bản thân, tôi đã thu được
kết quả như sau:
6.1. Đối với giáo viên:
- Bản thân đã nâng cao được kiến thức,kinh nghiệm về ứng dụng phương
pháp steam vào hoạt động học,hoạt động ngồi trời, hoạt động góc. Tạo hứng
thú cho trẻ khi tham gia hoạt động và phát huy tính sáng tạo của trẻ. Đặc biệt
trong năm học này các đồng chí trong BGH đi dự giờ và đánh giá tốt về hoạt
động mà tôi đã tổ chức.
6.2. Đối với trẻ:
Sau một năm học thực hiện và áp dụng phương pháp steam trên 28 trẻ lớp

A5.Tôi thấy trẻ đã có rất nhiều nhiều tiến bộ về các kĩ năng,tính thẩm mĩ và khả
năng sáng tạo của trẻ phong phú và đa dạng.Cụ thể có bảng so sánh như sau:
Bảng 2: Số liệu cuối năm:(Kết quả đánh giá lần II)


15

Nội dung khảo sát

Trước khi áp dụng các
biện pháp
Tổng số trẻ 28

Sau khi áp dụng các
biện pháp

Tỷ lệ % Tổng số trẻ 28

Tỷ lệ %

Trẻ mạnh dạn,tự tin.

10/28

35,7%

26/28

92,8%


Trẻ sáng tạo.

8/28

28,5%

27/28

96,4%

Trẻ làm việc nhóm .

6/28

21,4%

25/28

89,2%

Trẻ kiên trì.

5/28

17,8%

25/28

89,2%


Trẻ hứng thú.

8/28

28,5%

25/28

89,2%

Nhìn vào bảng tổng hợp ta thấy ngay được kết quả cuối năm so với đầu
năm như sau:
+ Trẻ mạnh dạn, tự tin tham gia vào hoạt động: 92,8%. Tăng 57,1 % so
với đầu năm.
+ Trẻ sáng tạo khi tham gia hoạt động đạt: 96,4 % Tăng 67,9 % so với đầu
năm.
+ Trẻ biết làm việc theo nhom khi tham gia hoạt động đạt 89,2 %. Tăng
67,8% so với đầu năm.
+ Trẻ kiên trì khi tham gia hoạt động đạt 89,2% tăng 71,4% so với đầu năm.
+ Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động đạt 89,2% tăng 71,4% so với đầu
năm.
Điều đó chứng tỏ rằng những giải pháp mà tôi đưa ra và thực hiện
trong đề tài này đã mang lại hiệu quả tích cực.
III. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Giáo dục steam trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần
thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, cơng nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và
tốn học. Các kiến thức và kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ
cho nhau giúp học sinh khơng chỉ hiểu biết về ngun lý mà cịn có thể thực
hành và tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hằng ngày. Giáo dục

steam sẽ phá đi khoảng cách giữa hàn lâm và thực tiễn, tạo ra những con người
có năng lực làm việc một cách sáng tạo.


16
Đối với khối mầm non giáo viên sẽ khuyến khích các bé tự do thử sức với
nhiều ý tưởng khác nhau và không để cho cảm giác “sợ sai” kiềm chế khả năng
của mình. Giáo viên sẽ là người ln lắng nghe đa chiều và mang lại cho các em
học sinh một nền tảng kiến thức thực tế ngay từ khi còn nhỏ. Các em học và áp
dụng những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu, những kỹ năng và sự kỷ luật
thông qua việc thực hiện các dự án thực tế và việc nghiên cứu những cập nhập
mới nhất về các lĩnh vực liên quan. Với những ưu điểm nổi trội trên, tin rằng
steam sẽ giúp trẻ mầm non phát triển tốt nhất.
2.Bài học kinh nghiệm:
Qua một thời gian áp dụng việc lồng ghép phương pháp steam vào các hoạt
động cho trẻ tôi rút ra một số bài học cho bản thân mình.
- Ln ln cập nhật thơng tin trên Internet, thường xuyên nghiên cứu tài
liệu, tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, linh
hoạt, sáng tạo, mạnh dạn đưa các phương pháp mới để tổ chức các hoạt động
cho trẻ.
- Có kế hoạch xây dựng các dự án phù hợp với nội dung học theo các tháng
dựa trên đặc điểm của từng lứa tuổi và tâm sinh lý của từng trẻ.
- Lắng nghe ý kiến đóng góp, xây dựng, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động
để giúp trẻ phát triển tốt hơn.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kết hợp với phụ huynh để tạo điều
kiện cho trẻ được tham gia vào các hoạt động lồng ghép steam mọi lúc mọi nơi
3. Khuyến nghị
* Đối với BGH.
- Tạo điều kiện nhiều hơn nữa về cơ sở vật chất đồ dùng trang thiết bị để
giáo viên thực hiện phương pháp steam được tốt hơn.

-Tổ chức,tạo điều kiện cho tất cả giáo viên được học tập dự chuyên đề về
steam.
* Đối với Phòng giáo dục:
Tổ chức các lớp học về các chuyên đề,chương trình mới phù hợp xu hướng
giáo.
Tơi xin chân thành cảm ơn!


17
Ba Trại, ngày 14 tháng 4 năm 2022

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
Không sao chép nội dung của người khác


18

MINH CHỨNG HÌNH ẢNH CHO CÁC BIỆN PHÁP.
1.phụ lục 1:Ảnh minh chứng cho biện pháp 1.

Hình ảnh 1: Triển khai họp chun mơn tổ

Hình ảnh 2+3: Hoạt động steam:Chế tạo rô bốt
2.Phụ lục 2:Ảnh minh chứng cho biện pháp 2.


19

Hình ảnh 4 : Ảnh góc steam



20
Hình ảnh 5 : Ảnh góc kĩ năng thực hành cuộc sống

3.Phụ lục 3: Hình ảnh minh chứng cho biện pháp 3.

( Phụ lục 3: Hình ảnh 6+7: Ảnh trẻ làm hoa tặng cô giáo nhân ngày
8/3)


21
( Phụ lục 3: Hình ảnh 8+9: Ảnh trẻ học chữ cái )

( Phụ lục 3: Hình ảnh 10+11: Ảnh trẻ làm thí nghiệm vũ điệu của sữa )

( Phụ lục 3: Hình ảnh 12+13: Ảnh trẻ thiết kế máy lọc nước mini )


22

( Phụ lục 3: Hình ảnh 14+15: Ảnh trẻ làm đầu con vật bằng lá cây)


23

( Phụ lục 3: Hình ảnh 16+17: Ảnh trẻ giao lưu với lớp A4 làm chú bộ
đội)


24

4.Phụ lục 4:Ảnh minh chứng cho biện pháp 4.

( Phụ lục 4: Hình ảnh 18+19: Hoạt động steam : Làm cánh diều do
đồng chí Thu Phương lớp A2 thực hiện)


25

( Phụ lục 4: Hình ảnh 20+21: Hoạt động steam : Làm tổ chim do đồng
chí Ngơ Minh lớp C2 thực hiện)

( Phụ lục 4: Hình ảnh 22+23: Hoạt động steam : Thiết kế mũ sinh nhật
do đồng chí Kim Dung lớp A5 thực hiện)


×