Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Skkn rèn kĩ năng Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 56 tuổi”.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.21 MB, 17 trang )

1

UỶ BAN NHÂN DÂN THỊ XÃ BỈM SƠN

TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN

BÁO CÁO BIỆN PHÁP

MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỐNG
CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚ SƠN

Người thực hiện:
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

BỈM SƠN NĂM 2022


2
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP:
Xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con người, nhiều
vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Bên cạnh những tác động tích cực, cịn có
những tác động tiêu cực, gây nguy hại cho con người, đặc biệt là trẻ em. Nếu
mỗi người trong đó có trẻ em khơng có những kiến thức cần thiết để biết lựa
chọn những giá trị sống tích cực, khơng có những năng lực để ứng phó, để vượt
qua những thách thức mà hành động theo cảm tính thì rất dễ gặp trở ngại, rủi ro
trong cuộc sống.
Vì vậy việc hình thành và phát triển kỹ năng sống cho trẻ cần được tiến
hành ngay từ bậc học mầm non, đó chính là một sự chuẩn bị quan trọng nhất, là
một nền tảng giúp hình thành nên cách sống tích cực của trẻ .


Với những kĩ năng gần gũi với trẻ như: Giữ vệ sinh cá nhân và bảo vệ thân
thể; nhận biết được những điều an toàn hay nguy hiểm với bản thân; ứng phó
với những tình huống bất ngờ; ứng xử văn minh, lịch sự,… Qua những tình
huống này, trẻ sẽ có những kinh nghiệm trong cuộc sống, nhận biết điều gì nên
làm và không nên làm. Mạnh dạn tự tin, kỹ năng tự lập, và phòng tránh nguy
hiểm. Nhưng trên thực tế chương trình giáo dục mầm non khơng có những hoạt
động giáo dục kĩ năng sống riêng biệt mà chỉ lồng ghép giáo dục tích hợp qua
các hoạt động trong ngày ở mức đơn giản, giáo viên chưa biết cách tận dụng
các cơ hội trong ngày, chưa biết chọn nội dung phù hợp với trẻ,…để giáo dục kĩ
năng sống cho trẻ nên hiệu quả chưa cao. Từ thực tế trên là một giáo viên đứng
lớp 5- 6 tuổi, tôi cảm thấy việc tìm ra các giải pháp giúp trẻ có kỹ năng sống tốt
là thực sự cần thiết. Chính vì vậy tơi ln trăn trở và suy nghĩ tìm ra “Một số
biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi”.
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP
1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp.
1.1. Thuận lợi:
Năm học 2022-2023 tôi được nhà trường phân công phụ trách đứng lớp
mẫu giáo 5- 6 tuổi A4. Lớp học cơ bản có đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị
phục vụ cho các hoạt động rèn kĩ năng của trẻ. Trẻ luôn hứng thú với các kĩ
năng hàng ngày và thích làm cơng việc như người lớn. Phụ huynh luôn quan tâm
ủng hộ, phối kết hợp cùng cô để giáo dục kĩ năng sống cho trẻ ngay tại nhà.
1.2. Khó khăn:
Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều.
Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ chưa tốt, trẻ nhút nhát nên không tự tin khi tham
gia vào các hoạt động, ngược lại một số trẻ lại quá hiếu động nên kỹ năng sống,
kỹ năng bảo vệ bản thân,... của trẻ còn nhiều hạn chế.
Đa số phụ huynh đi làm công ty hoặc đi làm ăn xa để các cháu ở nhà với
các ông bà, anh chị nên thường được nng chiều theo sở thích, thói quen của
con em mình như con thích gì; địi gì là được đáp ứng ngay. Luôn làm hộ mọi
việc khiến trẻ có thói quen dựa dẫm trơng chờ vào người lớn , khơng có tính tự

lập, chưa có kĩ năng và sự tự giác, sự ỷ lại còn cao. Vấn nạn cho trẻ xem ti vi và
điện thoại quá nhiều vô tình tạo điều kiện cho các con học hỏi những kĩ năng
tiêu cực qua các trò chơi trên trang mạng .


3
1.3. Kết quả khảo sát.
Xuất phát từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành
khảo sát trên trẻ của lớp mình. Kết quả như sau:
Tổng số trẻ khảo sát là 23 cháu
Số trẻ
chưa
đạt
TB
được
Tỷ
Tỷ
SL
SL
lệ
lệ

Số trẻ đạt được
STT

1
2
3
4
5

6

Nội dung khảo sát

Trẻ mạnh dạn tự tin
tham gia vào các hoạt
động
Trẻ có kỹ năng hợp tác
Trẻ có kỹ năng giải
quyết vấn đề
Trẻ có kỹ năng trong
giao tiếp
Kỹ năng tự lập
Trẻ có kỹ năng phịng
tránh nơi nguy hiểm,
bảo vệ bản thân

Tổn
g số
trẻ

Tốt

Khá

SL

Tỷ
lệ


SL

Tỷ
lệ

23

6

26

8

35

7

30

2

9

23

6

26

7


30

8

35

2

9

23

5

22

6

26

10 43

2

9

23

6


26

8

35

7

30

2

9

23

5

22

5

22

11 47

2

9


23

6

26

7

30

8

2

9

35

2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ 5- 6 tuổi.
* Dạy trẻ kỹ năng mạnh dạn, tự tin:
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà bản thân tôi cần chú tâm là phát
triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Trẻ có thể đánh giá các trở ngại một cách
đúng hơn và biết tự lượng sức mình để khắc phục những trở ngại đó, chủ động
và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hàng ngày, mạnh dạn bày tỏ ý kiến
của mình với cơ và người lớn.
Ví dụ: Tiết học tạo hình “Vẽ bạn trai bạn gái”có cháu Kiệt ngồi khơng vẽ tơi đến
và hỏi trẻ: Tại sao con khơng vẽ?
Trẻ nói: Con khơng biết vẽ.

Tơi gần gũi động viên trẻ: Trong lớp mình con yêu qúy bạn nào nhất? Bạn
ấy là bạn trai hay bạn gái? Con hãy nhìn vào mái tóc; khn mặt; quần áo của
bạn ấy đi,… và cơ tin là con có thể vẽ được bạn ấy rất đẹp đấy! Nào con hãy
cầm bút và vẽ nào!


4

Hình ảnh 1: Hình ảnh cơ động viên vỗ về trẻ
Ngồi ra trong các hoạt động khác tơi cũng tạo điều kiện để trẻ được giao
lưu tình cảm, tiếp xúc gần gũi với người xung quanh, qua các buổi tổ chức giao
lưu văn nghệ, thể dục thể thao, để trẻ được giao lưu, học hỏi, hợp tác với nhau
và từ đó trẻ mạnh dạn tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Hình ảnh 2: Hình ảnh trẻ giao lưu chơi kéo co
* Kỹ năng hợp tác:
Ở độ tuổi này trẻ bắt đầu quan tâm đến bạn trong nhóm. Tình bạn ổn định bắt
đầu nảy sinh, chúng sẵn sàng chia sẻ với bạn và tình bạn bắt đầu trở nên quan
trọng với trẻ. Bằng các trò chơi, câu chuyện, bài hát tôi giúp trẻ học cách cùng


5
làm việc với bạn, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi này.
Khả năng hợp tác sẽ giúp trẻ biết cảm thông, chia sẻ và cùng làm việc với
các bạn, từ đó phát triển ở trẻ tính đồn kết, tương trợ giữa các trẻ trong lớp và
trẻ trong trường.
Ví dụ: Góc xây dựng "Xây dựng trường mầm non" để hồn thành cơng
trình thì tất cả trẻ trong nhóm cùng nhau hồn thành cơng trình, để làm được
điều đó thì trẻ phải thảo luận, phân cơng cơng việc cho nhau, cùng nhau làm
công việc được giao và hồn thiện cơng trình. Đó là một cách hợp tác cùng làm

việc hoặc ở góc bán hàng, có trẻ đóng người bán, trẻ đóng người mua, cả hai
phải kết hợp nhịp nhàng mới thực hiện tốt vai chơi của mình.

Hình ảnh 3: Hình ảnh trẻ đang chơi đóng vai
* Kỹ năng giải quyết tình huống, phịng tránh nơi nguy hiểm và bảo vệ
bản thân.
Để rèn và phát huy tốt kỹ năng này tôi đã sử dụng nhiều các tư liệu khác
nhau, các biện pháp khác nhau như: Sử dụng lời nói; dùng tình huống; sử dụng
trị chơi,… Nhằm hình thành cho trẻ kỹ năng giải quyết những tình huống
thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, hay các tình huống khơng có sẵn.
Ví dụ : Giờ đón, trả trẻ tơi trị chuyện, đưa ra các tình huống cùng trẻ về cách
giao tiếp để tự bảo vệ mình:
- Nếu lạc đường con sẽ tìm đến ai để hỏi? Con hỏi như thế nào?
- Nếu có người lạ đụng chạm vào người con phải làm gì?
- Nếu bị ai bắt nạt con kêu cứu như thế nào?
Ví dụ: Kể cho trẻ nghe tình huống: Bạn Hà Anh đang chờ mẹ đến đón, lại tự ý đi
ra cổng có một bác đến gần, đưa cho Hà Anh một cái bánh bơng lan và nói ăn


6
bánh đi rồi bác đưa về nhà. Cô dừng lại hỏi trẻ, các con đốn xem bạn Hà Anh
có về cùng với bác đó khơng? Nếu là con thì con sẽ làm gì? Cho trẻ được trao
đổi và bày tỏ ý kiến của mình, sau đó cơ kể phần kết câu chuyện: Bạn Hà Anh
nhớ lời cô và mẹ dặn nên đã khơng ăn và cịn biết nói to lên : “Khơng cháu
khơng đi đâu, cháu đợi mẹ đến đón cơ”. Nói xong bạn Hà Anh chạy nhanh vào
lớp và kêu lên “cứu con với, có người muốn bắt con”
Ngồi ra tơi cịn thường xun cho trẻ xem những video về các tình huống khác
để trẻ học cách tự mình giải quyết vấn đề và xử lý tình huống như:
Ví dụ: Hôm nay, Bạn Nhật ở nhà cùng với mẹ. Chiều đến Nhật xin phép
mẹ đi rủ mấy bạn đi chơi đá bóng. Thế nhưng Nhật và các bạn khơng ra sân

bóng của khu phố ngay cạnh nhà mà mang bóng ra chơi đá bóng trên vỉa hè,
đang chơi đá bóng thì bất ngờ trái bóng lăn xuống lịng đường Nhật nhanh nhẹn
chạy theo trái bóng ra giữa đường. Bỗng lúc đó có 1 chiếc xe tải chạy tới bác tài
xế phanh két lại làm cho bạn Nhật giật mình co rúm người lại ngã luôn ra. Bác
tài xế tức giận mắng mấy bạn rồi lái xe đi luôn. Bạn Nam liền bảo mấy bạn
“Thơi lần sau chúng mình khơng chơi bóng trên vỉa hè nữa Nhật nhé. Chúng
mình mang bóng vào sân bóng chơi đi.
Qua câu chuyện này tơi đặt tình huống hỏi trẻ: Qua câu chuyện này con
thấy các bạn chơi như thế đã đúng chưa? Nếu là con thì con sẽ làm gì? Nhắc nhở
các bạn điều gì?
Từ những tình huống này tạo cho trẻ ln nhớ rằng phải biết bảo vệ bản
thân, không đi theo và nhận quà từ người lạ, không nên chơi ở những nơi nguy
hiểm như: Ngoài đường phố, ở nơi ao, hồ, sơng ngịi, những nơi có thiết bị điện
cao áp, hoặc nghịch ổ điện, tự bật và cắm điện (quạt, ti vi...) và phải biết nhờ
người lớn giúp đỡ khi cần thiết..
* Kỹ năng giao tiếp:
Tôi dạy trẻ biết khởi đầu câu chuyện bằng nhiều cách khác nhau, biết điều
chỉnh giọng nói phù hợp với hồn cảnh giao tiếp và diễn đạt ý tưởng của mình
cho người khác hiểu, chăm chú lắng nghe người khác nói và đáp lại bằng nét
mặt, cử chỉ, ánh mắt phù hợp, trẻ biết chờ tới lượt khi giao tiếp, biết sử dụng
một số từ chào tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ,…phù hợp với
hoàn cảnh giao tiếp thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho người
khác hiểu. Đây là một kỹ năng cơ bản và khá quan trọng đối với trẻ.
Ví dụ: Thời gian đầu đến lớp nhiều trẻ chưa có kỹ năng chào hỏi và giao
tiếp với cơ giáo cùng các bạn trong lớp, thì tơi ln là người chủ động chào trẻ
trước ví dụ “Cơ chào Khánh Đan” Từ đó kích thích trẻ biết vận dụng câu chào
của cô để chào lại cô như: Trẻ biết khoanh tay lễ phép nói “Con chào cơ ạ” Hoặc
tình huống cơ chào phụ huynh như “Cháu chào bà ạ, bà đưa bé Đan đi học ạ,
bạn Đan vào đây với cơ nào...” từ đó giúp trẻ có một thói quen chào bố, mẹ để đi
vào lớp với các bạn và cô giáo. Hoặc khi các cháu đang chơi mà có khách đến

lớp tơi nhắc trẻ “Lớp mình có khách đến thăm đấy các con hãy thể hiện mình là
những em bé ngoan nào. Vậy là trẻ chào bà, chào bác, chào cô…” cứ như vậy
lặp đi lặp lại hàng ngày đã dần dần tạo cho trẻ có thói quen lễ phép chào cô,
chào bố mẹ và chào khách khi đến lớp hoặc ở nhà và cả khi ra về.


7

Hình ảnh 4: Hình ảnh trẻ chào cơ ra về
* Kỹ năng tự lập:
Đúng vậy, mỗi chúng ta ai cũng làm cha, làm mẹ chúng ta không thể đi
theo con trẻ suốt cuộc đời. Vì vậy chúng ta phải dạy con trẻ tính tự lập ngay từ
khi cịn nhỏ và xác định được như vậy bản thân tôi đã rèn cho trẻ một số kỹ
năng tự phục vụ như: Kỹ năng thu dọn đồ chơi, tự gấp quần áo, giúp cô sắp xếp
bàn ăn, tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ, ngủ dậy biết gấp chăn màn, cất gối giúp cô…
và để giúp trẻ thực hiện tốt kỹ năng này tôi chủ yếu sử dụng phương pháp cho
trẻ tham gia các hoạt động lao động hàng ngày và trong giờ ăn, trong giờ ngủ,
trong giờ học…Tơi đều có thể lồng ghép được các kỹ năng đó để dạy trẻ.
Ví dụ : Trước mỗi giờ ăn hay sau khi đi vệ sinh tôi luôn nhắc trẻ phải rửa
tay sạch sẽ và giải thích cho trẻ biết được ý nghĩa của việc làm ấy.

Hình ảnh 5: Hình ảnh trẻ rửa tay

Hình ảnh 6: Hình ảnh kê bàn ghế


8

Hình ảnh 7: Hình ảnh trẻ gấp quần áo
2.2. Biện pháp 2: Thường xuyên đổi mới các hình thức trong việc rèn kỹ năng

sống cho trẻ:
Đối với trẻ 5 – 6 tuổi tư duy trực quan hành động vẫn chiếm ưu thế, trẻ sẽ
bắt trước và học theo mọi hành động cử chỉ và lời nói của người lớn. Vì vậy để
giúp trẻ bước đầu hình thành và có kỹ năng tự phục vụ, bản thân tôi phải là tấm
gương để trẻ soi vào, để trẻ học theo. Với phương châm“ Dùng nhân cách để
giáo dục nhân cách” thì nội dung giá trị và kỹ năng sống càng cần là tấm gương
mẫu mực về hành vi, lời ăn, tiếng nói, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề,... có
như vậy thì trẻ mới hành động bằng ý thức chứ khơng phải bằng bản năng hay
ép buộc. Để trẻ hiểu được điều đó trước hết tơi cần phải giải thích cho trẻ hiểu ý
nghĩa của các hành động trên như thế nào là đúng, như thế nào là khơng đúng.
Ví dụ: Để dạy trẻ nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác
thì trong mối quan hệ giữa người thân trong gia đình, giữa cơ giáo với cơ giáo,
giữa cơ giáo với trẻ,…thì bản tơi cũng ln chủ động nói lời cảm ơn, kể cả cảm
ơn trẻ. Từ đó trẻ sẽ hình thành ý thức và thực hành cách nói lời cảm ơn người
khác.
Thường xuyên tổ chức các họat động chăm sóc giáo dục trẻ một theo
phương pháp đổi mới, tích hợp các kỹ năng sống qua hoạt động hằng ngày; mọi
lúc mọi nơi; các môn học để giúp trẻ phát triển đồng đều các lĩnh vực. Song
song với việc làm trên tôi luôn chú trọng đến việc vui chơi tập thể, các buổi
tham quan giã ngoại để trẻ được trải nghiệm cũng không kém phần quan trọng
trong việc rèn kỹ năng sống cho trẻ.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tham gia lao động tập thể, tham gia các hoạt ngày
hội “ Vui trung thu” cùng với tất cả các bạn nhỏ trong lóp, trong trường: Trẻ
được cùng bày mâm quả trung thu cùng cô, được tham gia hoạt động văn nghệ


9
(múa, hát...), trẻ được chơi các trò chơi phù hợp với lứa tuổi,…

Hình ảnh 9: Hình ảnh trẻ tham gia lao động


Hình ảnh 10: Hình ảnh trẻ cùng cơ bày mâm ngũ quả


10
Hay tơi tổ chức cho trẻ tại lớp mình chun đề: “bé tập làm nội trợ”

Hình ảnh 11: Hình ảnh trẻ làm bánh
Như vậy trẻ sẽ được tham gia vào việc chuẩn bị cũng như thực hiện các hoạt
động trong buổi lễ hội, trẻ có cơ hội chia sẻ ý tưởng đóng góp vào các hoạt động
có ý nghĩa được tham gia vào các hoạt động tập thể, được sáng tạo: điều này
giúp trẻ cảm nhận được sự tự tin của bản thân cũng như của người khác.
2.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh rèn kỹ năng
sống cho trẻ trong gia đình:
Tơi thường xun trao đổi với phụ huynh vào giờ đón, trả trẻ hay ở các
cuộc họp phụ huynh, thậm chí có những cháu tơi cịn phải trực tiếp đến nhà.Tơi
cũng trao đổi cho phụ huynh hiểu rằng nên dạy con cách giao tiếp lễ phép lịch
sự: biết dạ thưa với người lớn, biết xin phép, xin lỗi, cảm ơn khi cần thiết. Biết
ăn uống vệ sinh, văn hóa,…Dạy trẻ biết tự làm những công việc hàng ngày: quét
nhà, lau bàn ghế, nhặt rau giúp mẹ,…để trẻ tự lao động sẽ biết được sự vất vả
của bố mẹ và biết tự giác giúp đỡ người khác trong công việc.


11
Hình ảnh 12: Hình ảnh trẻ cùng mẹ nhặt rau
3. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp.
3.1. Đối với trẻ:
- Trẻ có kỹ năng sống cần thiết phù hợp với độ tuổi, biết tự làm một số
công việc nhỏ như: cất đồ dùng, gấp quần áo, tự vệ sinh cá nhân, biết quét nhà
và có một số thói quen tốt trong ăn uống.

- Trẻ ngoan hơn, lễ phép hơn, mạnh dạn, tự tin, có những thói quen hành
vi văn minh phù hợp với lứa tuổi như: có sự chuyển biến và tăng rõ nét về việc
hình thành các kỹ năng sống; giao tiếp, hợp tác làm việc theo nhóm, biết chia sẻ,
cư xử với nhau một cách thân thiện, biết giải quyết vấn đề, giải quyết xung đột
và phát triển những phẩm chất tốt đẹp biết cư xử đẹp. Đặc biệt trẻ đã biết
chuyển hóa từ hoạt động thành ý thức, từ ý thức thành kỹ năng và những kỹ
năng sống đó sẽ phát triển bền vững và theo trẻ đến suốt cuộc đời
3.2. Đối với bản thân:
- Bản thân tôi mạnh dạn, tự tin hơn trong việc rèn kĩ năng cho trẻ, biết
phối hợp chặt chẽ, trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ.
- Nắm được tâm lý của trẻ để lôi cuốn hấp dẫn trẻ trong các hoạt động.
3.3. Đối với phụ huynh:
Phụ huynh hưởng ứng, thường xuyên trao đổi và cùng phối kết hợp với
giáo viên chủ nhiệm để cùng rèn kỹ năng sống cho trẻ và rất tin tưởng giáo viên
bởi họ tự nhận thấy sự tiến bộ rõ rệt của con mình.
4. Các kết quả minh chứng về sự tiến bộ của trẻ khi áp dụng biện pháp.
4.1. Bảng khảo sát trên trẻ sau khi áp dụng biện pháp.
Số trẻ đạt được
S
TT

1
2
3
4
5

Nội dung khảo sát

Trẻ mạnh dạn tự tin

tham gia vào các hoạt
động
Trẻ có kỹ năng hợp
tác
Trẻ có kỹ năng giải
quyết vấn đề
Trẻ có kỹ năng trong
giao tiếp
Trẻ có kỹ năng tự lập

Tổng
số
trẻ

Tốt

Khá

TB

Số trẻ
chưa
đạt
được
Tỷ
SL
lệ

SL


Tỷ
lệ

SL

Tỷ
lệ

SL

Tỷ
lệ

23

9

39

11

48

3

13

0

0


23

11

48

9

39

3

13

0

0

23

8

35

11

48

4


17

0

0

23

9

39

11

48

3

13

0

0

23

8

35


10

43

5

22

0

0


12
Trẻ có kỹ năng phịng
6 tránh nơi nguy hiểm,
bảo vệ bản thân
4.2. Các minh chứng.

23

10

43

11

48


2

9

0

Hình ảnh 1: Hình ảnh trẻ mạnh dạn tự tin giao lưu cùng các bạn

0


13

Hình ảnh 2: Trẻ có kỹ năng chăm sóc cây.

Hình ảnh 3: Trẻ giao lưu cùng đội múa lân của phường.


14

Hình ảnh 4: Trẻ có kỹ năng hợp tác.


15

Hình ảnh 5: Trẻ có kĩ năng tự phục vụ


16
III. KẾT LUẬN- BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Có thể nói khi xã hội càng phát triển thì con người càng cần phải có những
kỹ năng, kinh nghiệm để ứng phó với cuộc sống, thích nghi với cuộc sống để
làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy ngay từ những năm đầu đời của trẻ, gia
đình, nhà trường là nơi cho trẻ những kỹ năng đầu tiên về cuộc sống, những việc
làm tưởng chừng đơn giản nhưng lại góp phần khơng nhỏ trong trong việc hình
thành cho trẻ nhân cách tốt đẹp của con người mới trong tương lai. Qua đó tôi đã
rút ra được bài học kinh nghiệm sau:
Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi bản thân cần phải xác
định được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc hình thành các kỹ năng
sống cho trẻ trong mọi hoạt động.
Cần tích cực đổi mới phương pháp dạy nhằm khuyến khích sự tích cực ở
trẻ, khai thác tiềm năng sáng tạo ở mỗi trẻ. Giáo dục trẻ như thế nào để trẻ cảm
thấy thoải mái trong mọi tình huống của cuộc sống. Ln tạo cho trẻ cơ hội để
trẻ tự tin thể hiện mình, được bộc lộ bản thân mình trước mọi người.
Mỗi giáo viên, phụ huynh cần phải là người có kỹ năng sống tốt và luôn là
tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Thường xuyên tuyên truyền, phối hợp với phụ
huynh trong việc rèn nề nếp kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ trẻ ln hồn thiện và
phát triển bản thân. Là cơ sở giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm,
trí tuệ, thẩm mỹ là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ.
Trên đây là “Một số biện pháp rèn kĩ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi” mà tôi
đã áp dụng từ đầu năm học đến nay. Với năng lực có hạn, trong thời gian ngắn,
khơng tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của Ban giám
khảo để bản sáng kiến có chiều sâu và thiết thực hơn.
Tơi xin cam đoan đây là báo cáo biện pháp nâng cao chất lượng trong cơng
tác giảng dạy của mình viết, khơng sao chép nội dung của người khác./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG ngày 16 tháng12 năm 2022.
Tôi xin cam đoan đây là biện pháp
của tôi viết không sao chép nội dung
của người khác.

Người thực hiện


17
MỤC LỤCC LỤC LỤCC
I. LÝ DO CHỌN BIỆN PHÁP:.............................................................................2
II. NỘI DUNG BIỆN PHÁP.................................................................................2
1. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng biện pháp................................................2
1.1. Thuận lợi:.......................................................................................................2
1.2. Khó khăn:.......................................................................................................2
1.3. Kết quả khảo sát:............................................................................................3
2. Biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.......................................................3
2.1. Biện pháp 1: Lựa chọn những kỹ năng sống cơ bản cần dạy trẻ 5- 6 tuổi...............3
2.2. Biện pháp 2:Thường xuyên đổi mới các hình thức trong việc rèn kỹ năng sống
cho trẻ................................................................................................................................8
2.3. Biện pháp 3: Tuyên truyền, phối hợp với các bậc phụ huynh rèn kỹ năng
sống cho trẻ trong gia đình:.................................................................................10
3. Hiệu quả đạt được sau khi áp dụng biện pháp.................................................11
3.1. Đối với trẻ:....................................................................................................11
3.2. Đối với bản thân:..........................................................................................11
3.3. Đối với phụ huynh:.......................................................................................11
4. Các kết quả, minh chứng về sự tiến bộ của trẻ khni áp dụng biện pháp.........11
4.1. Bảng khảo sát trên trẻ sau khi áp dụng biện pháp:.......................................11
4.2. Các minh chứng:...........................................................................................12
III. KẾT LUẬN...................................................................................................12



×