Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Một số kinh nghiệm giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 56 tuổi ở trường mầm non Nga Tiến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 23 trang )

A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, năng lượng là một dạng tài nguyên vật chất trên
trái đất có nguồn gốc chủ yếu là mặt trời và năng lượng tàn dư trong lòng trái
đất. Năng lượng mặt trời tồn tại chính là các dạng như: Bức xạ mặt trời, năng
lượng sinh học dưới dạng khối, năng lượng chuyển động khí quyển gió, bão,
sóng, các dòng chảy sông suối... Ngoài ra năng lượng tàn dư trong lòng đất
các dạng như nước nóng, năng lượng núi lửa... Hiện nay năng lượng tiêu thụ
phổ biến trong các gia đình thường tập trung vào các loại năng lượng: Điện,
xăng dầu, rơm rạ, củi than. Năng lượng tiêu thụ trong gia đình thuộc dạng
năng lượng không tái tạo có nguy cơ cạn kiệt. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng
năng lượng của con người gia tăng nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế
xã hội. Do đó tiết kiệm năng lượng là cách tốt nhất để chúng ta bảo tồn nguồn
tài nguyên.
Chính vì vậy mà việc sử dụng năng lượng tiết kiệm có hiệu quả đang là
vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay không chỉ của một cá nhân, một trường
học quan tâm mà đó là vấn đề của cả nước Việt Nam nói riêng và cả toàn thế
giới nói chung. Do đó giáo dục con người nhận thức việc sử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả ngay từ nhỏ và trường mẫu giáo là nơi lý tưởng phát huy
vấn đề này.
Trẻ 5-6 tuổi là lứa tuổi mà trẻ thích học hỏi hiếu động, khám phá
những gì mới lạ, trẻ còn nhỏ tâm hồn trẻ ngây thơ hồn nhiên chưa biết gì về
thế giới xung quanh, vì thế ta cần giáo dục trẻ ngay từ lúc này để trẻ phát triển
về các mặt đạo đức, thói quen, có hành vi đúng đắn về việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm năng lượng hiệu quả để góp phần vào công cuộc xây dựng
một cộng đồng xanh và lành mạnh.
Tuy đã thực hiện nhiều năm nhưng bản thân tôi chưa thật sự đi sâu và
chú trọng giáo dục cho trẻ nên còn hạn chế như:
+ Hiểu biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng còn hạn chế,
việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục hiệu quả
chưa cao.


+ Việc tạo ra môi trường sử dụng năng lượng tiết kiệm chưa có
+ Việc phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục dử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả.
+ Thiếu tài liệu, đồ dùng, tranh ảnh để tổ chức các hoạt động và một số
giáo viên chưa thực sự là một tấm gương trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm
Với nhận thức được về ý nghĩa và tầm quan trọng của chuyên đề đối
với giáo viên và trẻ mẫu giáo và các hạn chế trên tôi đã lựa chọn đề tài
“ Một số kinh nghiệm giáo dục tiết kiệm năng lượng cho trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non Nga Tiến”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Thực hiện hiện nội dung giáo dục này để đạt được một số kết quả như:
* Bản thân:
2


+ Xây dựng tốt nội dung, môi trường giáo dục vào các chủ đề.
+ Tạo ra môi trường sử dụng năng lượng tiết kiệm.
+ Phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả.
* Đối với trẻ
+ Hiểu biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng
+ Giúp trẻ có một số kiến thức, kỹ năng trong việc tiết kiệm điện, nước.
+Trẻ đã có thói quen sống tự lập, thói quen sử dụng tiết kiệm các nguồn
năng lượng.
+ Trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền người thân sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+ Trẻ có ý thức tiết kiệm các nguồn năng lượng, có phản ứng với các
hành vi làm lãng phí nguồn năng lượng
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đề tài nghiên cứu vấn đề . " Một số kinh nghiệm giáo dục kiệm năng
lượng cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non Nga Tiến.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu một số tài liệu liên quan nhằm mục
đích xây dựng cơ sở lí luận cho đề tài.
- Nghiên cứu các lý luận, tài liệu về tâm sinh lý lứa tuổi 5, 6 tuổi để tìm
ra những nguyên nhân làm rõ vấn đề cho việc nghiên cứu.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Bao gồm:
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động của cô và trẻ trong quá
trình tổ chức hoạt động tiết kiệm năng lượng.
- Phương pháp điều tra: Điều trẻ bằng hệ thống câu hỏi, các bài tập
trắc nghiệm nhằm nắm được thực trạng việc hiểu được các hoạt động tiết
kiệm năng lượng.
- Phương pháp khảo sát trẻ: Tiến hành khảo sát trên 32 trẻ độ tuổi 5 – 6
tuổi (Mẫu giáo lớn)
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm các biện pháp
được đề xuất để kiểm chứng tính đúng đắn của các biện pháp đưa ra.
- Phương pháp thống kê : Xử lý kết quả nghiên cứu bằng các công
thức toán học thống kê, tính phần trăm.
B. NÔI DUNG SÁNG KIẾN
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Năng lượng là một dạng tài nguyên vô cùng quý hiếm trên thế giới và
trong mỗi quốc gia. Cách đây hàng triệu năm người nguyên thủy trung bình
một ngày chỉ sử dụng khoảng 2000kal/người dưới dạng thức ăn nguyên khai.
Sau khi phát sinh ra lửa, con người sử dụng khoảng 10.000kal/người, sang thế
kỷ XX là 70.000Kal/người/ngày. Hiện nay mức độ tiêu thụ trung bình của một
người trên thế giới là trên 200.000kal/người/ngày. Việc sử dụng năng lượng
của con người tăng lên nhanh chóng đã ảnh hưởng rất lớn đến năng lượng,


3


đến nguồn tài nguyên, gây ô nhiễm... Do đó tiết kiệm năng lượng là cách tốt
nhất để chúng ta bảo tồn nguồn tài nguyên.
Như chúng ta biết sử dụng năng lượng tết kiệm, hiệu quả là sử dụng
năng lượng một cách hợp lý, nhằm giảm mức tiêu thụ năng lượng, giảm chi
phí năng lượng cho hoạt động của các phương tiện, thiết bị sử dụng năng
lượng mà vẫn đẩm bảo nhu cầu năng lượng cần thiết cho các quá trình sản
xuất, dịch vụ và sinh hoạt. Còn tiết kiệm nên được hiểu theo nghĩa rộng hơn là
giảm kinh phí cho mọi người, mọi gia đình và cũng là tiết kiệm cho quốc gia.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả góp phần giữ gìn nguồn năng lượng,
đảm bảo nhu cầu sử dụng trước mắt cũng như lâu dài của gia đình và cộng
đồng. Giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ mầm non để
cung cấp những kiến thức về năng lượng và hình thành ở trẻ các hành vi, thói
quen cùng với người lớn sử dụng tiết kiệm năng lượng như: Điện có từ đâu,
làm thế nào để tiết kiệm điện, làm thế nào để sử dụng điện được an toàn, tắt
điện khi ra khỏi phòng, khi không xem ti vi, không nên mở tủ lạnh trong thời
gian dài, không mở cửa khi máy điều hòa, máy sưởi đang bật, Sử dụng… Để
nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ mầm non
đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần có kế hoạch giáo dục phù hợp của chủ đề,
của hoạt động.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM:
- Vấn đề giáo dục tiết kiệm năng lương luôn được nhà trường chú trọng
- Ban giám hiệu thường xuyên chỉ đạo sao sát về chuyên môn dự giờ thăm lớp
và hướng dẫn giáo viên thực hiện nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả cho trẻ.
- Có 70% trẻ nhận biết tốt một số hành vi trong việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm hiệu quả.

- Đa số phụ huynh ủng hộ nhiệt tình về đóng góp vào công tác trang bị đồ
dùng đồ chơi cho các lớp.
Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề hạn chế như sau:
- Do phụ huynh chủ yếu là nông thôn nhiều công việc, đa số chưa có thời
gian quan tâm đến trẻ nhất là việc giáo dục cho trẻ những hành vi sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả
- Bản thân tôi và giáo viên trong trường chưa có nhận thức tầm quan trọng
và nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ.
- Số trẻ chưa có kiến thức hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả
trong lớp còn khá đông, do vậy từ những thực tế trên tôi đã suy nghĩ và tìm ra
những biện pháp để giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ .
Kết quả khảo sát đầu năm:
T
T

Nội dung khảo
sát

Số
trẻ

Đạt
Khá
Số
%
trẻ

Tốt
Số
trẻ


%

4

Chưa đạt
TB
Số trẻ
%

Số
trẻ

%


1

2

3

4

Trẻ có hiểu về
nguồn năng
lượng và lợi ích
của năng lượng
với con người


32

Trẻ phân biệt
được
những 32
hành vi tốt, xấu
về sử dụng năng
lượng.
Trẻ có ý thức tiết
kiệm,
hành 32
động, hành vi,
kỹ năng sử dụng
năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả
Trẻ rất tích cực 32
tham gia các
hoạt động tuyên
truyền
người
thân sử dụng
năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả

8

25

9


28.1

11

34.4

4

12.5

7

21.9

9

28.1

10

31.2

6

18.8

8

25


9

28.1

9

28.1

6

18.8

5

.21.9

7

21.9

10

31.2

8

25

III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Lựa chọn các nội dung, cách thức giáo dục tiết kiệm năng lượng

cho trẻ.
Từ những thực tiễn trên, bản thân tôi đã luôn suy nghĩ tìm tòi, tham
khảo tài liệu để tìm ra phương pháp giáo dục cho trẻ từng bước nhằm hình
thành ở trẻ những ấn tượng tốt trong việc “thực hiện tiết kiệm năng lượng”.
Sau đây là một số nội dung tôi đã áp dụng để giáo dục trẻ của lớp tôi
“thực hiện tiết kiệm năng lương qua một năm học đã đạt được kết quả tốt.
* Tiết kiệm nước uống và nước sinh hoạt.
Ở nội dung này tôi sử dụng một số hình ảnh minh hoạ về sự cần thiết
của nước đối với đời sống con người và động vật, tranh minh hoạ được treo
nơi để nước trẻ uống và nơi trẻ sử dụng nước sinh hoạt (rửa tay, chân, rửa mặt
mũi…).
Cô trò chuyện với trẻ về lợi ích và sự cần thiết của nước trong đời sống
hằng ngày của con người. Cho trẻ biết thêm nếu không có nước chúng ta sẽ
khát nước, cơ thể sẽ mệt mỏi không thể hoạt động được, không có nước mọi
hoạt động về vệ sinh, sinh hoạt sẽ không thực hiện được, tóm lại nếu thiếu

5


nước đời sống chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy cần phải tiết kiệm
nước như: Chúng ta uống nước khi khát nước.
Khi uống không đổ phí nước, không rót nước tràn ly đổ ra ngoài.
Khi rửa: Tắt vòi nước khi rửa xong.
Nội dung này tôi thường xuyên lồng ghép vào các hoạt động, qua đó
nhắc nhở trẻ nhằm khắc sâu kiến thức dần dần sẽ tạo thói quen cho trẻ. Cô
giáo là người thực hiện mẫu để trẻ noi theo. Cô theo dõi trong quá trình trẻ
thực hiện, khen thưởng động viên những trẻ thực hiện tốt, khuyến khích trẻ
nhắc nhở bạn khi thực hiện, đưa vào hoạt động nêu gương, đưa vào tiêu chuẩn
bé ngoan của ngày, của tuần.
* Bảo vệ đồ dùng, đồ chơi của lớp.

Tôi lồng ghép vào hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động
chiều.
Cho trẻ biết bảo vệ tốt đồ chơi là khi chơi không đập phá, không dành
giật đồ chơi với bạn, chơi xong biết thu dọn đồ chơi gọn gàng, giữ gìn đồ
dùng học tập, không bôi bẩn, hoặc làm hỏng (rách) vở sách, giữ gìn dụng cụ
bút, tẩy, bút màu,… khi sử dụng cũng là một việc làm thực hiện “tiết kiệm
năng lượng” trong quá trình trẻ thực hiện, cô theo dõi phát huy và nhắc nhở
trẻ.
* Tiết kiệm điện.
Cho trẻ biết điện cũng là nguồn năng lượng cần thiết cho sinh hoạt đời
sống con người. Vì vậy ta cũng cần tiết kiệm điện như:
Không bật quạt khi trời không nóng.
Khi cô và trẻ ra khỏi phòng học cô tắt quạt và hỏi trẻ vì sao cô tắt quạt?
Trẻ sẽ suy nghĩ trả lời.
Trong mỗi việc tôi làm tôi sẽ đặt một số câu hỏi để trẻ trả lời, qua đó tôi
giải thích thêm về việc làm của mình có ý nghĩa trong tiết kiệm năng lượng để
trẻ học tập theo cô và việc làm đó sẽ được thường xuyên liên tục.
Trong thời gian đầu để kích thích hoạt động trí tuệ của trẻ, từ đó hiệu
quả giáo dục sẽ được nâng cao.
* Một số nội dung tiết kiệm khác như.
- Tiết kiệm lương thực, thực phẩm.
- Tiết kiệm xăng dầu.
Qua chủ đề “Một số nghề” tôi lồng vào các hoạt động như: đọc thơ
“Bác nông dân” đọc đồng dao “nhớ ơn”, qua đó cho trẻ biết để có lương thực,
thực phẩm nuôi sống chúng ta hằng ngày, các cô bác nông dân phải rất vất cả
cho nên chúng ta phải kính trọng nhớ ơn và phải biết tiết kiệm khi sử dụng.
Trong khi ăn phải ăn hết xuất, không làm rơi rãi thức ăn, ăn đủ các bữa
ăn trong ngày không bỏ bữa.
Trong những giờ đón trẻ, cô trò chuyện với trẻ và hỏi trẻ thích được bố
mẹ đưa các con đến trường bằng phương tiện gì. Qua đó cô cho trẻ biết ba mẹ

đưa các con đến lớp bằng phương tiện xe đạp sẽ tiết kiệm được xăng. Nếu
bằng xe máy sẽ tốn xăng, vì vậy không nên đòi bố mẹ đưa đón bằng xe máy
hay đi chơi nhiều.
6


Tóm lại: Tất cả các nội dung và cách thức giáo dục trên đều phải được
sự hỗ trợ của phương pháp kết hợp với phụ huynh. Để các phương pháp giáo
dục trẻ “thực hiện tiết kiệm năng lượng” giáo viên phải có sự kết hợp chặt chẽ
với phụ huynh trao đổi các nội dung giáo dục khi trẻ ở nhà, gia đình cũng luôn
nhắc nhở và cùng với trẻ thực hiện, trao đổi với cô giáo những việc ở nhà trẻ
đã làm được, chưa được.
2. Xây dựng kế hoạch lồng ghép nội dung tiết kiệm năng lượng.
Bạn không thể nào thực hiện nhiều mục tiêu cùng một lúc. Một ngày
chỉ có 8 giờ cho trẻ hoạt động, chính vì vậy mà tôi cần phân bổ thời gian của
mình sao cho hợp lý để có thể thực hiện được nhiều mục tiêu hiệu quả nhất
mà vẫn đảm bảo có đủ thời gian cho các hoạt động trong ngày. Vậy nên lập kế
hoạch sẽ giúp tôi tránh được sự chồng chéo trong các nội dung giáo dục khác.
Khi xây dựng kế hoạch tôi lựa chọn nội dung sử dụng năng lượng tiết kiệm
hiệu quả phù hợp với điều kiện và cuộc sống của trẻ, phù hợp với chủ đề của
hoạt động.
Ví dụ: Chủ đề “Bản thân”
+ Về kiến thức: Trẻ biết nhu cầu bản thân trẻ về năng lượng như: Để
đọc sách, sưởi ấm, xem ti vi, nghe nhạc...làm thế nào để tiết kiệm năng lượng:
Tắt điện, quạt khi ra khỏi phòng, tắt ti vi khi không xem.
+ Về kỹ năng: Chú ý quan sát và bắt chước những việc làm của người
lớn: khi ra khỏi nhà phải tắt điện...
+ Về thái độ: Không đồng tình vưói những hành vi không tiết kiệm
điện.
Ví dụ: Chủ đề “Gia đình” Trẻ biết các đồ dùng sử dụng điện trong gia

đình, cách sử dụng và sử dụng tiết kiệm.
Ví dụ: Chủ đề “Giao thông” Trẻ biết lợi ích của nhiên liệu( xăng, dầu,
ga...)và biết cách tiết kiện như đi xe đạp thay cho việc đi ô tô xe máy...
Ví dụ: Chủ đề “Các hiện tượng tự nhiên” Trẻ biết lợi ích năng lượng
mặt trời,năng lượng gió...
Từ mục tiêu tôi xây dựng kế hoạch trong hoạt động.
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG
TIẾT KIỆM HIỆU QUẢ
Hoạt động trong
- Trò chuyện với trẻ,cho trẻ kể về những vận dụng
thời gian đón trả trẻ trong gia đình thường sử dụng điện.
- Cho trẻ lựa chọn những đồ dùng vật dụng sử dụng
xăng dầu, ga trong đồ chơi gia đình
- Xem tranh phân biệt các hành vi đúng sai trong sử
dụng năng lượng...
Hoạt động học
Nhu cầu của bé: Ai cần đến năng lượng, năng lượng có
từ đâu. tắt quạt điện,ti vi..., khi không dùng
Đồ dùng trong gia đình: Đếm các đồ dùng sử dụng
điện, so sánh việc tiêu thụ điện trong các gia đình.
Hoạt động góc
Góc phân vai

- Đóng kịch: Một ngày mặt trời không có chiếu sáng
- Nối ổ điện với các đồ dùng sử dụng điện, nhiên liệu
7


Góc học tập


với đồ dùng sử dụng nhiên liệu(xăng dầu)
- Làm .mô hình ngôi nhà đặc biệt có nhiều cửa sổ, trên
Góc nghệ thuật
mái nhà có các tấm pin thu nạp ánh nắng mặt trời
Góc xây dựng
- Xây dựng một khung cảnh truờng mầm non của bé
với lớp học nhiều cửa sổ, sân truờng có nhiều cây xanh.
Hoạt động thí Làm diều, chong chóng, cối xay gió...
nghiệm
Tóm lại: Nếu như không có kế hoạch bạn sẽ như một khúc gỗ trôi sông
theo thời gian, không biết trôi về đâu, không biết mình cần gì và phải làm gì.
Việc lập kế hoạch giúp bạn có thể kiểm tra mình đã đạt được mục tiêu chưa và
có những biện pháp để điều chỉnh khi có sai lệch xảy ra khi thực hiện lồng
ghép nội dung tiết kiệm năng lượng..
3. Giáo dục kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả cho trẻ qua các hoạt động trong ngày và mọi lúc, mọi nơi
Tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ đều được cô giáo cung cấp
những kiến thức kỹ năng theo kế hoạch mỗi chủ đề. Đó là điều kiện để giáo
dục cho trẻ rất hiệu quả kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả cho trẻ thuận lợi, thông qua các hoạt động đó, cô có thể lồng ghép để giáo
dục cho trẻ một số kiến thức, hành vi như: Điện có từ đâu, vì sao phải tiết
kiệm điện, làm như thế nào để tiết kiệm…, để nội dung giáo dục trẻ sử dụng
năng lượng tiết kiệm hiệu quả vào chương trình hiệu quả tôi thực hiện các
bước sau:
a. Tổ chức hoạt động học
Ví dụ: Chủ đề bản thân: Với hoạt động khám phá: Bài nhu cầu của bé
Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: Trẻ biết nhu cầu của bản thân; điện có từ đâu, biết các đồ
dùng sử dụng từ điện

- Kỹ năng: Kể được các nhu cầu của bản thân; một số hành vi tiết kiệm
điện.Phân biệt các hành vi đúng sai khi sử dụng điện
- Thái độ: Có ý thức tiết kiệm điện trong sinh hoạt
Sau khi chuẩn bị đầy đủ tôi tiến hành tổ chức hoạt động như sau:
Hoạt động 1: Trẻ kể về nhu cầu của bản thân( Nhu cầu ăn ngủ,vui chơi
học tập, ngoài ra nhu cầu trên nhu cầu sử dụng năng lượng như xem ti vi, sưởi
ấm, nghe nhạc...
Hoạt động 2; Cung cấp cho trẻ kiến thức điện có từ đâu, Bé làm gì để
tiết kiệm năng lượng.
Hoạt động 3: Các trò chơi củng cố
- Xem viôclip, hình ảnh có nội dung sử dụng tiết kiệm năng lượng, trẻ
nói nội dung của đoạn phim,hình ảnh.
- Nối các đồ dùng với các thiết bị sử dụng
- Gạch bỏ những hành vi sai khi sử dụng điện, nước
Ví dụ: Với chủ đề Trường mầm non – Gia đình
Dạy trẻ biết lợi ích của điện.

8


- Dạy trẻ nhận biết một số đồ dùng sử dụng điện trong trường mầm non,
trong gia đình.
+ Đồ dùng để thắp sáng: Bóng đèn tuýt, đèn tròn, đèn chum, đèn bàn.
+ Đồ dùng để nghe, nhìn : Ti vi, catset.
+ Đồ dùng phục vụ cho ăn uống : Tủ lạnh, bếp điện, ấm điện, nồi cơm
điện …
+ Đồ dùng phục vụ sinh hoạt : Máy giặc, bình nóng lạnh, quạt máy,
điều hòa…
- Lợi ích của điện trong lớp :
+ Giúp đèn điện sáng để cung cấp ánh sáng.

+ Giúp quạt máy, máy điều hòa để tạo mát hoặc làm ấm.
+ Giúp cho ti vi, máy catset hoạt động.
+ Giúp cho tủ lạnh hoạt động đẻ lưu giữ thức ăn.
+ Giúp cho nồi cơm điện, ấm điện (nối cơm chín ,nấu nước sôi )
Ví dụ:
+ Cho trẻ tham gia thảo luận về trách nhiệm của trẻ trong việc sử dụng
năng lượng tiết kiệm, hiệu quả.
- Tắt quạt, ti vi, máy vi tính…khi không sử dụng.
- Nhắc nhở mọi người cùng thực hiện.
- Thảo luận theo các câu hỏi :”Ai cần đến năng lượng ?” “Năng lượng
có từ đâu ?”
- So sánh việc tiêu thụ năng lượng giữa các gia đình.
- Đếm các đồ dùng sử dụng điện.
- Trò chuyện về hóa đơn thu tiền điện hàng tháng của gia đình.
+ Hoạt động tạo hình.
- Hãy vẽ thêm miệng vào khuôn mặt của cô và mẹ để thể hiện thái độ
của mẹ và cô cách các con sử dụng điện.
- Làm mô hình một ngôi nhà đặc biệt.
- Ngôi nhà có nhiều cửa sổ.
- Trần mái nhà có tấm pin thu nạp ánh sáng mặt trời.
- Xây dựng một khung cảnh trường mầm non của bé.
- Lớp học có nhiều cửa sổ.
- Sân trường có nhiếu cây xanh.
- Mời bác nông dân xây dựng nhà máy điện, nhà máy sản xuất xăng,
dầu đến nói chuyện: Điện được làm ra từ đâu ? Xăng dầu được làm từ đâu ?
- Sưu tầm tranh ảnh về các công việc của các bác nông dân nhà máy
điện, nhà máy xăng dầu.
- Nhận biết các hành vi sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Bên cạnh đó cần giáo dục cho trẻ biết là trẻ còn nhỏ không nên đụng
vào hay sờ vào các thiết bị điện hay ổ cắm điện vì có thể ngây nguy hiểm

cho trẻ.
Ví dụ: Chủ đề Nghề nghiệp
Dạy trẻ biết rằng tất cả các nghề trong xã hội đều có sử dụng đến năng
lượng.
9


Dạy trẻ biết nghề bác sĩ dùng điện dể chữa bệnh cho mọi người như: có
điện thì mới siêu âm được. Nghề giáo viên dùng điện để cho trẻ xem tranh ảnh
trên máy vi tính, xem phim. Nghề đánh bắt cá dùng điện, xăng dầu để động cơ
hoạt động được và chạy ra sông để bắt cá.
Ví dụ: Chủ đề Tết – mùa xuân
Cho trẻ trồng cây hưởng ứng ngày Tết trồng cây, cô cùng trẻ tưới nước,
chăm sóc cây thường xuyên để dạy trẻ biết rằng cây xanh rất cần cho chúng ta
Dạy trẻ nhận biết được quá trình lớn lên của cây xanh và biết được lợi
ích của cây đối với con người là cung cấp không khí, oxi.
Ví dụ: Đối với chủ đề Động vật
Dạy trẻ biết yêu quý tất cả muôn thú bởi mỗi con vật cũng giống chúng
ta đều cần có sự sống. Do đó chúng ta phải bảo vệ chúng, đừng làm hại các
con vật đó.
Cho trẻ xem video về một số con vật nuôi như: con chó, chim bồ câu…
Từ đó qua các buổi dạo chơi ngoài trời, bên cạnh việc trò chuyện với trẻ về
tên gọi, đặc điểm của các con vật, tôi có thể kết hợp giáo dục trẻ phải biết
chăm sóc các con vật nuôi này vì nó cũng có ích lợi đối với con người chúng
ta như: Chim bồ câu được con người dùng đưa thư …
Ví dụ: Với chủ đề Nước & Hiện tượng tự nhiên.
Dạy cho trẻ biết về lợi ích của năng lượng mặt trời :
+ Năng lượng mặt trời có thể tạo ra điện: Nên lắp đặt những tấm pin
thu nạp ánh nắng mặt trời lên mái nhà để tạo ra điện sử dụng trong nhà.
+ Sử dụng năng lượng mặt trời làm khô quần áo, thay cho việc sấy khô

hoặc là ủi quần áo .
+ Nhà kính sử dụng năng lượng mặt trời để sưởi ấm làm cho cây cối
phát triển.
+ Năng lượng mặt trời làm cho ô tô chuyển động.
- Lợi ích năng lượng gió :
+ Những chiếc tua –bin khổng lồ có thề sử dụng năng lượng gió tạo ra
điện.
+ Thuyền sử dụng sức gió để chạy trên sông, trên biển.
+ Chúng ta dùng sức gió để diều bay trên bầu trời.
- Lợi ích năng lượng sức nước :
+ Sử dụng sức nước để giã gạo, cắt gỗ.
+ Sử dụng sức nước để tạo ra điện.
Dạy trẻ biết sống tiết kiệm, không lãng phí nước sạch, chỉ dùng nước
sạch khi cần thiết ( làm vệ sinh trước và sau ăn: rửa tay, súc miệng và đi vệ
sinh, …), không mở nước để tràn hoặc nghịch phá nước như vậy sẽ rất lãng
phí. Dạy trẻ câu khẩu hiệu ” giọt nước quí hơn vàng”
Ví dụ: Đối với chủ đề Hiện tượng tự nhiên.
Dạy trẻ biết nguồn năng lượng sạch bao gồm năng lượng mặt trời, gió, nước,
dạng năng lượng sạch này không làm hại đến môi trường như những năng
lượng khác như (than, dầu lửa ,khí ga tự nhiên).
Nguồn năng lượng sạch có rất nhiều không bao giờ cạn kiệt.
10


Ví dụ: Đối với chủ đề Quê hương – Bác Hồ.
Cô cho trẻ xem tranh, đọc thơ, truyện và trò chuyện về sự tiết kiệm
năng lượng như: truyện “Đom đóm thắp sáng”…. và các hình ảnh về tiết kiệm
năng lượng. Qua việc cho trẻ xem những tư liệu đó sẽ giúp cho trẻ thêm yêu
quê hương đất nước và học nhiều đức tính tốt đẹp của Bác.
Ví dụ: Đối với chủ đề Trường tiểu học.

Bước đầu dạy và giải thích đơn giản cho trẻ hiểu 5 điều Bác Hồ dạy:
- Hay câu “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”
- Trước hết, cần dạy trẻ phải thương yêu giúp đỡ nhau, phải đoàn kết chặt chẽ:
Đoàn kết giữa các trẻ lớn và các trẻ bé.Và biết tiết kiệm năng lượng khi
sửdụng.
- Sau đó, dạy cho các trẻ phải yêu lao động, giữ gìn kỷ luật. Chớ tự do phóng
túng khi sử dụng năng lượng vì tự do phóng túng là không tốt. Cô dạy trẻ
tuân thủ theo các quy định, nội quy của lớp học
Ví dụ: Xếp hàng để làm vệ sinh trước khi ăn và sau khi ăn một cách
tiết kiệm nước …
- Trong sinh hoạt hàng ngày, cần tập cho các trẻ nên tự phục vụ bản thân cho
quen, không nên làm nũng.( Cho trẻ tự thay đồ, làm vệ sinh cá nhân)
- Cần cho các trẻ nên thi đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở
thành những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật.
- Cần dạy cho trẻ biết: yêu Tổ quốc, thương đồng bào, chuộng lao động, giữ
gìn kỷ luật, biết vệ sinh, học văn hoá, đồng thời phải giữ toàn vẹn cái tính vui
vẻ, hoạt bát, tự nhiên của trẻ ở lứa tuổi mầm non….
b. Tổ chức giáo dục trẻ thông qua hoạt động ngoài trời:
- Hoạt động ngoài trời có ý nghĩa đặc biệt với trẻ mầm non. Thông qua
qua hoạt động ngoài trời giáo viên có thể giáo dục cho trẻ nhiều kiến thức, kĩ
năng rồi hình thành cho những cơ sở ban đầu trong đó có việc giáo dục môi
trường cho trẻ ngay tại bậc mầm non, tham gia hoạt động này trẻ sẽ được
bảo vệ nguồn nước, tiết kiệm nước.

(Hình ảnh trẻ lao động nhổ cỏ, tưới cây)
11


Ví dụ: Tổ chức cho trẻ tham gia tưới nước, trồng cây trong vườn
trường nhưng tôi luôn theo dõi nhắc nhở trẻ phải biết tiết kiệm nước, không để

nước văng vãi ra ngoài, phải biết giữ gìn nguồn nước.
- Dạy trẻ có thái độ nhiệt tình, hăng say trong lao động, chăm sóc tưới
nước bắt sâu cho cây xanh, hoa cho trường, lớp thêm đẹp
c. Tổ chức thông qua hoạt động vui chơi các góc:
- Hoạt động vui chơi đóng vai trò rất quan trọng giúp trẻ dễ dàng tiếp
thu những hiểu biết về điện.
- Ở hoạt động này giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi như:
+ Nhắc nhở trẻ chơi giao tiếp với nhau nhưng không gây ồn ào, không
vứt, ném đồ chơi để bảo vệ đồ chơi trong lớp mầm non, sau khi trẻ chơi xong
biết cất đồ chơi gọn gàng, đúng nơi quy định.
+ Góc sách truyện: Dạy trẻ cầm sách đúng chiều, không cuộn sách,
không tẩy xoá, không xé sách chuyện, mở nhẹ nhàng từng trang. Xem sách
ảnh về những thiết bị trong gia đình sử dụng điện và cách sử dụng điện tiết
kiệm, hiệu quả.
+ Góc thiên nhiên: Dạy trẻ chăm sóc cây, tưới cây, gieo hạt, nhặt cỏ cho
bồn cây, bảo vệ cây, làm các thí nghiệm về cây xanh với ánh sáng và nước, thí
nghiệm hiệu ứng nhà kính, thí nghiệm nước ô nhiễm, làm sạch nước bẩn, thí
nghiệm với kính lúp.
+ Góc nội trợ: Dạy trẻ có ý thức tiết kiệm nước, thực phẩm, thu gom đồ
dùng gọn gàng sau khi chế biến các món ăn
+ Góc tạo hình: Vẽ, xé dán ngôi nhà đặc biệt: Ngôi nhà có nhiều cửa sổ.
Dạy trẻ dùng các nguyên vật liệu, phế thải, chai lọ đã qua sử dụng để làm
thành sản phẩm theo ý tưởng của trẻ. Dạy trẻ tiết kiệm các đồ dùng như: Keo
dán, hồ, giấy.
+ Góc gia đình: Mua sắm các đồ dùng tiết kiệm điện, tắt các đồ dùng
điện khi không dùng đến…
+ Trò chơi học tập: Làm bài tập về lợi ích của điện, của nhiên liệu.
- Nối ổ điện với các đồ dùng sử dụng điện.
- Nối nhiên liệu với các đồ dùng sử dụng nhiên liệu.
+ Trò chơi phân vai: Cô cho trẻ đóng kịch.

Cho trẻ đóng kịch “Một ngày mặt trời không chiếu sáng”
d.Tổ chức thông qua giờ ăn – giờ ngủ:
Học tập từ tấm gương đạo đức của Bác “ không được hoang phí dù chỉ
là 1 việc nhỏ” và Bác luôn xem “gạo” chính là “ hạt ngọc” của trời ban, do đó
trong các giờ ăn của trẻ, tôi luôn giáo dục trẻ ăn hết suất, biết quý trọng hạt
gạo, không lãng phí dù chỉ 1 hạt cơm, không làm rơi vãi cơm xuống đất hoặc
trên bàn thông qua việc hình thành cho trẻ thói quen ăn uống tôi giáo dục trẻ
trước khi ăn, trong giờ ăn và sau khi ăn cũng phải tiết kiệm năng lượng như:
12


Ví dụ: Dạy trẻ trước và sau khi ăn cần rửa tay sạch sẽ nhưng rửa xong
cần khóa vòi nước lại. Khi uống nước cần rót vừa đủ không rót quá nhiều rồi
đổ đi.
- Trong giờ ngủ nếu trời mát mẻ không nên mở quạt nhằm để tiết kiệm
điện.
- Nếu vào mùa hè nóng bức thì ta mới nên mở quạt.
e. Tổ chức thông qua hoạt động thí nghiệm:
- Cho trẻ tham gia hoạt động thí nghiệm như :
+ Tạo ra ô tô không chạy bằng xăng dầu.
Ví dụ: Dạy trẻ cách lấy các hộp giấy bỏ như hộp sữa, hộp bành để làm
xe ô tô .
Cô nói cho trẻ nghe ở nước ngoài đang có thí nghiệm về ô tô không chạy
bằng xăng, dầu mà sẽ chạy bằng nước.
+ Tạo ra thuyền chạy không cần dầu.
Ví dụ: Cô cùng trẻ tiến hành thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động
của gió như :
+ Làm diều ,làm chong chóng.
+ Làm cối xay gió.
+ Làm thuyền buồm.

- Cô cùng trẻ làm thí nghiệm đơn giản để tìm hiểu tác động của mặt trời.
- Lấy hai chậu nước, một chậu phơi ngoài nắng, một chậu để trong bóng râm.
Sau 10-15 phút, cô cho trẻ sờ vào 2 chậu nước và nói cảm nhận của mình về
nhiệt độ của 2 chậu nước.
- Cô và trẻ tắt hết đèn và mở cửa sổ, cho trẻ nhận xét xem lóp học có tối
không, có mát không.
- Cô và trẻ xậy dựng nội quy sử dụng điện của lớp.
- Cho trẻ quan sát hành vi sử dụng điện, tiết kiệm và không tiết kiệm ỏ trong
lớp.
- Trẻ thảo luận và đưa ra các quy định sử dụng điện.
- Trẻ có thể vẽ hoặc dùng kí hiệu riêng để quy định việc sử dụng tiết kiệm ở
trong lớp.
- Cô hướng dẫn trẻ và cho trẻ thực hành : Tắt đèn, tắt quạt, tắt mở ti vi, vi
tính….
g. Trong mọi lúc – mọi nơi:
Ngoài giờ học, giờ vui chơi của trẻ tôi cần tận dụng một số giờ rãnh rỗi
để giúp trẻ nhận biết thêm một số đồ dùng sử dụng năng lượng, biết được
nhiều cách để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm.
Tóm lại: Các hoạt động trong ngày của trẻ đều được cô giáo cung cấp
những kiến thức kỹ năng theo kế hoạch mỗi chủ đề. Đó là thời điểm để giáo
dục cho trẻ rất hiệu quả kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
13


quả cho trẻ thuận lợi, thông qua các hoạt động đó, cô có thể lồng ghép để giáo
dục cho trẻ một số kiến thức, hành vi như: Điện có từ đâu, vì sao phải tiết
kiệm điện, làm như thế nào để tiết kiệm.
4. Sưu tầm tài liệu, đồ dùng, tranh ảnh, vi deo, trò chơi, bài tập để
tổ chức các hoạt động
Trò chơi, tranh ảnh, các bài tập cũng có vai trò rất lớn đến việc giáo dục

cho trẻ những kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả vì trẻ mẫu
giáo hoạt động chủ đạo là vui chơi “ Chơi mà học, học mà chơi” Trò chơi vốn
rất hấp dẫn trẻ giúp trẻ thỏa mái mà lại nhớ lâu.
Qua sách báo tập san, tài liệu tôi sưu tầm các trò chơi, tranh ảnh và các
bài tập như khoanh tròn, nối đồ dùng với các thiết bị sử dụng điện, ga các
cách tiết kiệm năng lượng, cách sử dụng điện an toàn, làm diều, làm chong
chóng, tranh ảnh về các công việc các bác công nhân nhà máy điện, nhà máy
xăng dầu, Những hình ảnh cùng lời nói quảng cáo trong ti vi về tiết kiệm điện:
Tắt khi không sử dụng…
* Các bài tập tôi cho trẻ thực hiện như sau:
Bài 1: + Chuẩn bị: 3 hình ảnh hành vi đúng, 3 hình ảnh hành vi sai, và các
hình tam giác, hình tròn, hình vuông.
+ Yêu cầu: Trẻ gạch chéo hành vi sai, tô màu hành vi đúng và viết số
lượng hành vi đúng vào hình vuông.
Bài 2: + Chuẩn bị: 4 hình ảnh hành vi đúng, 2 hình ảnh hành vi sai, và các
hình khuôn mặ khóc, khuôn mặt cười.
+ Yêu cầu: Trẻ nối hành vi đúng vào mặt cười, hành vi sai vào mặt
khóc, tô màu các hành vi đúng
Bài 3: + Chuẩn bị: 3 hình ảnh hành vi đúng, 3 hình ảnh hành vi sai.
+ Yêu cầu: Trẻ nối hành vi đúng với nhau, gạch chéo hành vi sai , tô
màu hành vi đúng,
Bài 4: + Chuẩn bị: 3 nguồn năng lượng: củi than, ga và 3 hình ảnh sử dụng
các nguồn nhiên liệu: Bếp củi, bếp than, bếp ga
+ Yêu cầu: Trẻ nối hành các nguồn nhiên liệu vào đúng các thiết bị sử
dụng nguồn nhiên liệu.
* Các trò chơi tôi cho trẻ thực hiện như sau:
Trò chơi 1: Ai nhanh hơn
+ Chuẩn bị: Lô tô các hình ảnh hành vi đúng, sai, những chiếc vòng,
các bảng găm.
+ Yêu cầu: Chia thành các nhóm chơi thi đua nhau cho trẻ bật liên tục

qua 5 vòng lên chọn hành vi đúng về tiết kiệm năng lượng điện nếu đội nào
lấy được nhiều hình ảnh đúng theo yêu cầu là chiến thắng.
Trò chơi 2: Về đúng nhà

14


+ Chuẩn bị: Lô tô các hình ảnh hành vi đúng, sai, những chiếc vòng,
các bảng găm.
+ Yêu cầu: Cho trẻ đi xung quanh lớp vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh
về nhà thì trẻ có hành vi đúng thì trẻ cầm lô tô có hình ảnh đúng thì về nhà có
gắn hành vi đúng, còn bạn có lô tô hành vi sai thì về ngôi nhà có hành vi sai.
* Các hình ảnh tôi sưu tầm như sau:

15


(Một số tranh ảnh về tiết kiệm năng lượng để dạy cho trẻ)
Tóm lại: Những hình ảnh cụ thể và những bài tập, trò chơi là những
yêu cầu cần thiết để giáo dục thể tiết kiệm năng lượng. có hình ảnh thì trẻ mới
có thể nhìn nhận sự việc nhanh, có bài tập để trẻ thực hành thì trẻ hiểu hơn, có
trò chơi trẻ khắc sâu kiến thức.
5. L àm gương cho trẻ bắt chước.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp với mong muốn giúp trẻ lớp mình có
những nhận thức, hành vi, kỹ năng tốt để góp phần vào việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài việc giáo dục trẻ kiến thức, hành vi thái độ
mọi lúc mọi nơi trong hoạt động một ngày của trẻ thì giáo viên cũng phải là
một tấm gương để cho trẻ học tập, bắt chước. Chính vì vậy bản thân tôi đã
không ngừng học tập, tự rèn luyện bản thân có những hành động, tác phong
chuẩn mực mọi lúc mọi nơi để cho trẻ lớp mình học tập và noi theo.

Cách làm: Trong mọi hành động của mình ở trường cũng như ở nhà tôi
luôn luôn thực hiện nguyên tắc: Tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng ngày, tôi
cùng các giáo viên của lớp mình luôn thực hiện các hành động nhằm tiết kiệm
năng lượng như: Tắt điện trước khi ra khỏi phòng, tắt máy tính khi không sử
dụng… Đồ đạc trong lớp sau khi sử dụng đều được vệ sinh sạch sẽ cất đúng
nơi quy định. Tôi luôn gương mẫu và nhắc nhở trẻ lớp mình biết tiết kiệm
nước, tiết kiệm điện. Trong mọi hoạt động tôi luôn có ý thức nhắc nhở và
cùng trẻ thực hiện những hành động có ích góp phần tiết kiệm năng lượng
16


Kết quả: Trẻ lớp tôi rất yêu quý các cô giáo nên mọi hành động việc
làm gương mẫu của cô giáo trẻ đều học tập theo và nghe lời cô dặn khi về
nhà. Trẻ có ý thức, có thái độ và hành vi tốt về việc sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả, giữ môi trường ở lớp cũng như ở nhà xanh, sạch, đẹp.
6. Giáo dục những kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm
hiệu quả cho trẻ qua việc phối hợp với phụ huynh
Giáo dục những kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu
quả cho trẻ rất quan trọng vì ngoài cô giáo ở trường ra mẹ là người gần gũi
nhất trong mọi sinh hoạt hàng ngày của trẻ, vì thế tôi nghĩ phải phối hợp với
phụ huynh trong việc giáo dục những kiến thức, hành vi sử dụng năng lượng
tiết kiệm hiệu quả cho trẻ như sau:
* Cách làm: Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình học
tập của các cháu, để phụ huynh nắm được, từ đó phụ huynh sẽ phối hợp với cô
giáo giáo dục, rèn luyện cho con em mình. Bên cạnh đó, tôi còn tuyên truyền,
cung cấp cho phụ huynh những tài liệu, hình ảnh, hướng dẫn nội dung giáo
dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả phù hợp với lứa tuổi của trẻ
thông qua góc tuyên truyền của lớp, của trường.
- Góc tuyên truyền của lớp: Tôi sưu tầm các hình ảnh, tài liệu, bài báo
có nội dung giáo dục về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cài các tài

liệu đó trên góc tuyên truyền của lớp mình sao cho phụ huynh dễ nhìn thấy và
đọc được. Các tài liệu tuyên truyền đó sẽ được thường xuyên cập nhật thay
đổi nội dung phù hợp với các chủ đề giáo dục. Nội dung các tài liệu tuyên
truyền đó nhằm mục đích giáo dục trẻ những vấn đề sau:
+ Phụ huynh gương mẫu làm gương ở nhà cho trẻ học tập. Khuyến
khích phụ huynh nên sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hoặc xe
đạp giảm khói bụi. Sử dụng đèn tiết kiệm điện, ban ngày dùng ánh sáng tự
nhiên, bình nóng lạnh bật vừa đủ…Hưởng ứng giờ trái đất, nhà nhà tắt điện.
+ Giáo dục trẻ hiểu biết về năng lượng bao gồm: Điện, nhiên liệu, năng
lượng mặt trời, năng lượng gió…
+ Giáo dục trẻ hiểu biết về lợi ích của năng lượng: Cung cấp ánh sáng,
làm mát hoặc làm ấm ở nhà, giúp trẻ và mọi người có thể xem ti vi, nghe đài,
làm chín cơm, thức ăn, giúp phương tiện chuyển động, làm khô quần áo…
+ Thực hiện những yêu cầu, hướng dẫn của người lớn sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu quả.
+ Hình thành ở trẻ kỹ năng tự sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả:
Không mở cửa sổ, cửa ra vào khi máy điều hòa, máy sưởi đang hoạt động, tắt
đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng, không được mở cánh cửa tủ lạnh trong thời
gian quá dài, luôn đóng kín cửa tủ, tắt đài khi không nghe, tắt ti vi khi không
xem, tắt máy tính khi không sử dụng…
17


+ Có ý thức luôn sử dụng điện, năng lượng an toàn.
+ Có hành vi, thái độ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng.
+ Hình thành ở trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện,
nước, bảo vệ nguồn nước, cây xanh.
- Mảng tuyên truyền của trường: Tôi sưu tầm các hình ảnh, băng rôn,
khẩu hiệu, tranh ảnh có nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu
quả. Khi đã có được những hình ảnh và tư liệu, tôi đề xuất ý kiến với ban

giám hiệu nhà trường kết hợp cùng hội cha mẹ học sinh của lớp hỗ trợ kinh
phí để in bạt các hình ảnh đó thành các tranh ảnh, khẩu hiệu. Sau đó treo các
tấm khẩu hiệu tranh ảnh đó trên các mảng tường của trường của lớp, sao cho
trẻ và phụ huynh dễ nhìn thấy, dễ quan sát hàng ngày.
Ví dụ: Cháu Anh Tuấn là một cháu trai rất hiếu động, ở nhà cháu là con
một, gia đình lại có điều kiện nên cháu rất được ông bà, bố mẹ nuông chiều.
Những kiến thức đơn giản về năng lượng, về lợi ích của năng lượng hầu như
cháu không nắm được, các hành vi, kỹ năng, thái độ của cháu rất cẩu thả vì ở
nhà đều có ông bà, bố mẹ phục vụ cháu. Sau khi khảo sát đánh giá nắm được
tình hình của cháu tôi đã trao đổi thẳng thắn với phụ huynh của cháu, đồng
thời cung cấp cho bố mẹ cháu tài liệu về giáo dục sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả, để phối hợp cùng cô giáo giáo dục cho cháu ở nhà cũng như ở
lớp. Sau một thời gian ngắn cả tôi và bố mẹ cháu đều nhận thấy cháu có tiến
bộ rõ rệt. Khi tham gia các hoạt động học và vui chơi cháu rất hăng hái phấn
khởi và tích cực tham gia. Cháu đã có ý thức tiết kiệm năng lượng, có ý thức
chấp hành các quy định của lớp, các hành vi, kỹ năng, thái độ của cháu rất
nhanh nhẹn thành thạo. Ở nhà cũng vậy cháu biết tự làm một số việc để tiết
kiệm năng lượng như: Biết tắt điện trước khi ra khỏi phòng, tắt quạt khi không
dùng…, có ý thức tiết kiệm điện nước, có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm
ở mọi nơi. Khi hỏi cháu về tiết kiệm năng lượng cháu đã nói được những việc
cần làm để tiết kiệm năng lượng, cháu phân biệt được hành vi nên làm và
không nên làm để sử dụng năng lượng một cách tiết kiệm, hiệu quả.

18


(Hình ảnh góc tuyên truyền với phụ huynh mà tôi đã xây dựng trong năm
học))
Kết quả: Khi áp dụng biện pháp này, tôi thấy kết quả đạt được rất đáng
khích lệ. Trẻ được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi, ở nhà cũng như ở trường nên

trẻ có rất nhiều tiến bộ. Mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên cũng trở
nên gắn bó hơn. Phụ huynh rất tin tưởng và yên tâm khi gửi con tới trường.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG:

1. Đối với hoạt động giáo dục:
19


Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự
ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã giúp đạt được một số kết quả trong việc
dạy trẻ mầm non các kỹ năng sống cơ bản cho trẻ.
Giáo dục trẻ mầm non tiết kiệm năng lượng là một điều vô cùng quan
trọng. Qua đó trẻ có một vốn kiến thức, thói quen khá tốt đối với môi trường
sống. Qua một thời gian triển khai trẻ lớp tôi đã được những kiến thức, kỹ
năng, ý thức, hành vi, thói quen về tiết kiệm năng lượng như:
+ Biết tắt các thiết bị điện, nước khi không sử dụng
+ Biết tiết kiệm điện, nước khi sử dụng
+ Nhắc nhở người lớn tiết kiệm điện, nước
+ Phân biệt được những hành động đúng và hành động sai đối với tiết
kiệm năng lượng
Từ đó các hành động, hành vi, kỹ năng của trẻ sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả đã được hình thành và trở thành một thói quen thường xuyên
ăn sâu vào trong ý thức của trẻ. Trẻ đã có thói quen sống tự lập, thói quen sử
dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng. Trẻ rất tích cực tham gia các hoạt động
tuyên truyền người thân sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Trẻ có ý thức
tiết kiệm các nguồn năng lượng, có phản ứng với các hành vi làm lãng phí
nguồn năng lượng.
Kết quả khảo sát cuối năm:
T

T

nội dung khảo sát

Số
trẻ
Số
trẻ

1

2

3

4

Trẻ có hiểu về
nguồn năng
lượng và lợi ích
của năng lượng
với con người
Trẻ phân biệt
được
những
hành vi tốt, xấu
về sử dụng năng
lượng ,
Trẻ có ý thức tiết
kiệm,

hành
động, hành vi,
kỹ năng sử dụng
năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả
Trẻ rất tích cực
tham gia các
hoạt động tuyên
truyền
người

Đạt
Khá
Số
%
trẻ

Tốt
%

Chưa đạt
TB
Số trẻ
%

Số
trẻ

%


32

12

37.4

11

34.4

8

25,1

1

3,1

32

12

37.4

11

34.4

9


28,2

0

0

32

12

37.4

11

34.4

7

22

2

6.2

32

9

.28.1


9

28.1

9

28.1

5

15,7

20


thân sử dụng
năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả
2. Đối với bản thân và đồng nghiệp:
Bản thân đã nắm chắc về các nội dung “Giáo dục tiết kiệm năng lượng”
và có những phương pháp phù hợp với tâm sinh lý trẻ hơn, lồng ghép tích hợp
nội dung thời gian nhiều hơn vào các tời điểm, hoạt động.
Phụ huynh tín nhiệm tin yêu, họ yên tâm công tác vì con cái họ được
chăm sóc tốt khi trẻ ở trường mầm non nói chung.
3. Đối với nhà trường: Bản thân đã góp phần nâng cao chất lượng
chung của nhà trường
C. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

I. KẾT LUẬN:
- Qua thời gian thực hiện, tôi nhận thấy việc dạy trẻ biết tiết kiệm năng

lượng là một việc không khó nhưng cũng không dễ. Cái chính là do chúng ta
biết đề ra những biện pháp khả thi hay không.
- Để trẻ tiếp thu và thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng, giáo viên
cần phân chia thời gian hợp lý, không chú ý đến mặt nào và cũng không coi
trọng mặt nào.
- Việc dạy trẻ tiết kiệm năng lượng phải được tiến hành đồng bộ,
thường xuyên, mọi lúc,mọi nơi đặc biệt chú ý đến những việc làm của mình
khi sử dụng năng lượng để trẻ noi gương theo.
- Tôi nghĩ việc lồng ghép nội dung “giáo dục tiết kiệm năng lượng
trong trường mầm non trong việc dạy trẻ “là một việc quan trọng và rất cần
thiết. Vì vậy tôi và các đồng nghiệp cần cô gắng học tập, nghiên cứu trao đổi
để tiến bộ và ngày càng thu thập, nâng cao được kiến thức, nhiều điều bổ ích
để dạy cho trẻ.
II. KIẾN NGHỊ:
Để thực hiện đuợc đề tài này tốt hơn, tôi xin đề xuất với nhà trường và
phòng giáo giáo dục tạo điều kiện để giáo viên chúng tôi được đi học nhắc lại
lớp chuyên đề về sử dụng năng lượng tiết kiệm và lồng ghép vào dạy trẻ đạt
được hiệu cao.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
Nga Sơn, ngày 15 tháng 04 năm 2016
ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Mai Thị Hường.

Trương Thị Thoa.

21



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Để hoàn thành bài sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã nghiên cứu các tài
liệu sau :
1. Sách thực hiện và hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm
non
2. Sách giáo dục trẻ mầm non tiết kiệm năng lượng hiệu quả
3. Qua tạp chí mầm non.
4. Qua chương trình quà tặng cuộc sống, sống hay sống đẹp trên tivi,
internet …

22


MỤC LỤC
PHẦN 1: ĐĂT VẤN ĐỀ
PHẦN 2: Nội dung
1. Cơ sở lý luận
2. Thực trạng
3. Các biện pháp
3.1: Biện pháp 1: Tự học hỏi bồi dưỡng để nâng cao hiểu
biết chung về năng lượng và tiết kiệm năng lượng, thức sự
là tấm gương trong viếc sử dụng tiết kiệm năng lượng.

Trang
3
5
5
5

6

7
3.2: Biện pháp 2: Giáo dục kiến thức, hành vi sử dụng năng
lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ qua các hoạt động trong
ngày và mọi lúc, mọi nơi
7
3.3 Biện pháp 3: Sưu tầm tài liệu, đồ dùng, tranh ảnh, trò
chơi, bài tập để tổ chức các hoạt động
17
3.4 Biện pháp 4: 4. Biện pháp 4: Làm gương cho trẻ
bắt chước.
22
3.5 Biện pháp 5: Giáo dục những kiến thức, hành vi sử
dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả cho trẻ qua việc phối
hợp với phụ huynh
26
PHẦN 3: KẾT LUẬN
1.Kết quả

27

2. Bài học kinh nghiệm
3. Những kiến nghị đề xuất
Tài liệu tham khảo

27
28
29


23


24



×