Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Về việc đo đạc lập bản đồ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.4 KB, 4 trang )

UBND TỈNH CAO BẰNG
SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 729 /HD-STNMT Cao Bằng, ngày 11 tháng 7 năm 2011
HƯỚNG DẪN
Về việc đo đạc lập bản đồ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng
Căn cứ Quyết định số 1537/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh ban
hành quy định về quản lý hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh Cao Bằng;
Căn cứ Quyết định số 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/200, 1/500,
1/1000, 1/2000, 1/5000 và 1/10000;
Căn cứ Thông tư số 05/2009/TT- BTNMT ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình sản
phẩm địa chính.
Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn một số nội dung đo đạc bản đồ phục vụ giải
phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng như sau:
1. Khi lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần sử dụng tư liệu chính là bản đồ,
hồ sơ địa chính hiện có làm cơ sở tính toán.
Trường hợp thu hồi một phần thửa đất hoặc có biến động thực địa thì thực hiện đo đạc
chỉnh lý, bổ sung. Khu vực chưa có bản đồ địa chính, khu vực thu hồi đất để xây dựng các công
trình theo tuyến liên tục, khu vực có bản đồ địa chính nhưng có biến động ngoài thực địa từ
40% trở lên thì thực hiện trích đo địa chính.
2. Trường hợp trích đo địa chính thì cần thống nhất một số nội dung sau:
- Lựa chọn tỷ lệ bản đồ đo vẽ phù hợp với yêu cầu phương án bồi thường giải phóng
mặt bằng để tiết kiệm kinh phí.
+ Đối với đất lâm nghiệp: Đo vẽ tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.
+ Đối với đất sản xuất nông nghiệp, đất ở: Đo vẽ tỷ lệ 1/1000.
+ Đối với đất chuyên dùng: Đo vẽ tỷ lệ 1/1000 hoặc 1/5000.
+ Chỉ đo vẽ tỷ lệ 1/500 đối với các khu vực đất đô thị, đất có giá trị kinh tế cao, các khu


vực đã được đo đạc lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/500.
+ Các công trình hình tuyến liên tục như kênh mương, đường xá… thì thống nhất đo vẽ
ở tỷ lệ 1/1000, trường hợp thửa đất thu hồi có kích thước quá nhỏ không thể hiện được ở tỷ lệ
1/1000 thì biên tập bản đồ và in ra giấy ở tỷ lệ 1/500.
Đối với các công trình thu hồi đất theo hình tuyến không liên tục (thu hồi
đất từng vị trí cột) như đường điện trung thế, hạ thế, đường điện nông thôn…thì
thực hiện chỉnh lý bản trích lục đối với các thửa đất có một phần diện tích bị thu
hồi hoặc trích đo từng thửa đất đối với khu vực chưa có bản đồ địa chính.
- Kế thừa sử dụng lưới địa chính hiện có để phát triển lưới khống chế đo vẽ. Nếu khu đo
không có hoặc ở quá xa điểm mốc địa chính (cách khu đo trên 02 km) thì có thể xây dựng các
cặp mốc khống chế nằm ngoài khu đo, tiến hành đo nối toạ độ, độ cao từ mốc địa chính có độ
chính xác tương đương lưới địa chính làm cơ sở để thành lập lưới khống chế đo vẽ.
- Phạm vi đo vẽ bao gồm toàn bộ diện tích đất thu hồi.
+ Đo trọn thửa: Đối với đất ở (trừ trường hợp làm nhà trong khu vực đất lâm nghiệp,
đất nương rẫy, đất trồng cây lâu năm), đất trồng lúa nước, đất bằng trồng cây hàng năm.
Khi đo đạc, ngoài ranh giới thu hồi đất phải đo trọn thửa đất và thể hiện đầy đủ diện
tích, kích thước phần đất thu hồi vĩnh viễn, phần đất còn lại để chỉnh lý hồ sơ địa chính được
thuận lợi và chính xác, làm hồ sơ lưu để xử lý các trường hợp lấn chiếm xảy ra sau này.
+ Ngoài các trường hợp được đo trọn thửa đã nêu ở phần trên, các trường hợp còn lại
không đo trọn thửa; nhưng khi đo đạc cần đo vẽ một số vật chuẩn làm cơ sở để chỉnh lý hồ sơ
địa chính.
- Ngoài các yếu tố địa chính thông thường, bản đồ địa chính được trích đo cần thể hiện
một số nội dung làm cơ sở xác định giá đất như thửa đất phi nông nghiệp có độ chênh (cao,
thấp) so với mặt đường phố (hoặc mặt bằng chung của khu vực đối với đất nông thôn) từ 3 -
5m, từ trên 5m; độ rộng và chất liệu rải mặt đường; % đá đối với các thửa đất nông nghiệp
chứa các mỏm đá lộ đầu; kích thước kè.
- Sau khi hoàn thành công tác đo đạc bản đồ tiến hành lập sổ dã ngoại. Nội dung sổ dã
ngoại phải thể hiện đầy đủ:
+ Diện tích, loại đất, chủ sử dụng đất;
+ Diện tích thửa đất, diện tích đất nông nghiệp, diện tích đá lộ đầu đối với các thửa đất

nông nghiệp chứa các mỏm đá lộ đầu;
+ Thửa đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm có độ dốc >15
0
, thửa đất trồng cây
hàng năm canh tác không thường xuyên;
+ Diện tích và loại cây rừng, cây lâu năm trên thửa đất; trường hợp trên
thửa đất có nhiều loại cây thì ghi theo loại cây trồng chính chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Sổ dã ngoại phải có đầy đủ chữ ký xác nhận của cán bộ địa chính xã,
UBND xã và các chủ sử dụng đất.
- Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho tất cả các thửa đất trích đo ở tỷ lệ 1/500,
trường hợp trích đo ở tỷ lệ 1/1000 thì lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất cho các thửa
đất bị thu hồi một phần diện tích.
3. Việc đo đạc lập bản đồ phục vụ giải phóng mặt bằng phải được thực
hiện theo công nghệ thành lập bản đồ số, biên tập bản đồ bằng phần mềm Famis
trên nền MicroStation. Sản phẩm giao nộp để sử dụng và lưu trữ bao gồm dạng
giấy và dạng số.
Sản phẩm đo đạc được lập ở hai dạng gồm dạng giấy và dạng số, gửi cho
cơ quan kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm đo đạc bản đồ, cơ quan thẩm định
phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, UBND xã để làm cơ sở chỉnh lý hồ sơ địa chính
và quản lý đất đai lâu dài (huyện nào chưa có Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
đất thì gửi cho phòng Tài nguyên và Môi trường).
4. Việc lập, thẩm định và phê duyệt phương án đo đạc bản đồ đối với
trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đo đạc bản đồ, chỉnh lý bản đồ
thực hiện theo điều 19- Quyết định số 1537/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2006 của
UBND, cụ thể:
4.1. Các trường hợp phải lập phương án hoàn chỉnh trình sở Tài nguyên
và Môi trường thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt:
- Các khu đo hình tuyến liên tục có chiều dài trên 15 km.
- Khu đo có quy mô diện tích trên 50 ha đối với tỷ lệ 1/1000 và có quy mô

diện tích trên 10 ha đối với tỷ lệ 1/500.
2
2
2
- Trường hợp khu đo có hai loại tỷ lệ trở lên thì được quy định cụ thể như
sau: Khu đo có quy mô diện tích trên 10 ha, đo vẽ ở tỷ lệ 1/500 và các tỷ lệ nhỏ
hơn; khu đo có quy mô diện tích trên 50 ha đo vẽ ở tỷ lệ 1/1000 và các tỷ lệ nhỏ
hơn.
4.2. Các trường hợp lập dự toán và giải pháp kỹ thuật cơ bản trình sở Tài
nguyên và Môi trường thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt:
- Các khu đo hình tuyến có chiều dài từ 05 đến 15 km.
- Đo đạc với khu đo có quy mô diện tích từ 05 đến 50 ha đối với tỷ lệ
1/1000, khu đo có quy mô diện tích từ 02 đến 10 ha đối với tỷ lệ 1/500.
- Các trường hợp chỉnh lý bản đồ có tổng số thửa chỉnh lý trên 200 thửa
4.3. Trường hợp đo đạc với khu đo diện tích dưới 02 ha đối với tỷ lệ
1/500, dưới 05 ha đối với tỷ lệ 1/1000, trường hợp chỉnh lý bản đồ dưới 200
thửa và các khu đo hình tuyến dài không quá 5 km thì lập hợp đồng kinh tế giữa
chủ đầu tư và đơn vị thi công. Trong hợp đồng kinh tế phải thể hiện rõ khối
lượng, nội dung đo vẽ, tiêu chuẩn kỹ thuật đo đạc bản đồ, chỉnh lý bản đồ.
4.4. Đơn giá đo đạc phục vụ bồi thường giải phóng mặt bằng được xây
dựng theo Định mức Kinh tế kỹ thuật thành lập bản đồ địa chính do Bộ Tài
nguyên và Môi trường ban hành.
4.5. Hồ sơ trình thẩm định:
- Trường hợp trình thẩm định phương án kinh tế - kỹ thuật thì hồ sơ gồm
có phương án kinh tế - kỹ thuật và tờ trình xin thẩm định.
- Trường hợp trình thẩm định dự toán và giải pháp kỹ thuật cơ thì hồ sơ
gồm có dự toán và giải pháp kỹ thuật cơ bản và tờ trình xin thẩm định.
5. Bản đồ địa chính trích đo phải được kiểm tra, nghiệm thu, có đủ hồ sơ
kiểm tra ngoại nghiệp, nội nghiệp theo quy định ban hành tại Quyết định số
1537/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2006 của UBND tỉnh.

- Trường hợp phương án kinh tế- kỹ thuật đo đạc bản đồ hoàn chỉnh do
UBND tỉnh phê duyệt thì Sở Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, nghiệm thu
chất lượng, khối lượng công trình sản phẩm;
- Trường hợp có dự toán và giải pháp kỹ thuật cơ bản được phê duyệt thì
phòng Tài nguyên Môi trường các huyện, thị xã kiểm tra nghiệm thu chất lượng,
khối lượng công trình sản phẩm;
- Trường hợp có hợp đồng kinh tế thì chủ đầu tư tự kiểm tra nghiệm thu
chất lượng, khối lượng công trình sản phẩm. Nếu chủ đầu tư không đủ năng lực
thì lập văn bản đề nghị phòng Tài nguyên Môi trường huyện kiểm tra, nghiệm
thu.
- Cơ quan kiểm tra nghiệm thu chất lượng, khối lượng công trình sản
phẩm đo đạc có trách nhiệm ký xác nhận bản đồ và các hồ sơ kèm theo.
- Hội đồng thẩm định bồi thường giải phóng mặt bằng của các huyện, thị xã khi tiếp
nhận hồ sơ, sản phẩm đo đạc bản đồ phục vụ công tác giải phóng mặt bằng phải
thực hiện kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ và chất lượng công trình - sản phẩm đo
đạc, bản đồ.
3
3
3
6 - Chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn đo đạc bản đồ phải bảo đảm có đủ
tư cách pháp nhân và có đủ năng lực, được Cục đo đạc Bản đồ Việt Nam cấp
giấy phép hoạt động đo đạc bản đồ để thực hiện công tác đo đạc, lập bản đồ,
chỉnh lý bản đồ.
7. Trong quá trình kiểm đếm lập hồ sơ giải phóng mặt bằng, nếu phát hiện sai sót cần
hiệu chỉnh thì tổ kiểm đếm cùng đại diện UBND xã, phường, thị trấn, đại diện tổ dân phố, xóm
và chủ sử dụng đất lập biên bản nêu rõ các nội dung sai sót cần hiệu chỉnh. Đơn vị tư vấn thực
hiện đo đạc có trách nhiệm sửa chữa, hiệu chỉnh bản đồ theo đề nghị của chủ đầu tư (hoặc đơn
vị hợp đồng với chủ đầu tư thực hiện công tác giải phóng mặt bằng). Các nội dung sửa chữa,
hiệu chỉnh được tổng hợp và có xác nhận của cơ quan kiểm tra nghiệm thu công trình sản
phẩm.

Hướng dẫn này thay thế hướng dẫn số 983/STNMT-ĐĐBĐ ngày
21/9/2010 của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn nội dung đo đạc
lập bản đồ phục vụ giải phóng mặt bằng. Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nơi nhận:
- UBND tỉnh (Báo cáo);
- BGĐ Sở;
- UBND các huyện, thị xã;
- Hội đồng TĐBT, GPMB các huyện, thị xã;
- Các Ban QLDA;
- Các đơn vị hoạt động ĐĐBĐ;
- Lưu VT, ĐĐBĐ.
GIÁM ĐỐC
Đã ký
Nông Thanh Tùng
4
4
4

×