Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Nhà Nước Về Chất Lượng Công Trình Thủy Lợi Trên Địa Bàn Tỉnh Bắc Kạn.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.49 KB, 92 trang )

BẢN CAM KẾT
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong tất cả các
cơng trình nào trước đây.
Tác giả

Đới Văn Thiều

i


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự đào tạo, giúp đỡ của các thầy cô Trường Đại học Thủy
lợi. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất của mình đến GS. TS. Vũ Thanh Te người đã hướng dẫn và rất tận tình giúp đỡ em trong suốt q trình làm Luận văn. Tơi
cũng xin cảm ơn lãnh đạo Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn; lãnh đạo, chuyên viên Sở Nông
nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn; lãnh đạo, chuyên viên Chi cục Thủy lợi và PCLB tỉnh
Bắc Kạn; Công ty TNHH MTV quản lý khai thác cơng trình thủy lợi Bắc Kạn đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tơi hồn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng trong q trình viết Luận văn, vì thời gian có hạn
và kiến thức cịn hạn chế nên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận
được sự quan tâm hướng dẫn, góp ý của thầy, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp để Luận
văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 19 tháng 5 năm 2017
Học viên

Đới Văn Thiều

ii



MỤC LỤC
BẢN CAM KẾT...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vi
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..................................................... vii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................... 3
3.1. Ý nghĩa khoa học .............................................................................................. 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn............................................................................................... 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................... 3
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 3
6. Kết quả dự kiến đạt được ..................................................................................... 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT
LƯỢNG CƠNG TRÌNH ........................................................................................ 5
1.1. Tổng quan về chất lượng cơng trình xây dựng .................................................... 5
1.2. Tình hình quản lý chất lượng các cơng trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà
nước trong thời gian qua .......................................................................................... 6
1.2.1. Ban hành qui định về quản lý chất lượng cơng trình ......................................... 6
1.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình trong thời gian qua ...................... 10
1.3. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi hiên nay............... 14
Kết luận Chương I ................................................................................................. 16
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
CƠNG TRÌNH ..................................................................................................... 18
2.1. Đặc điểm của quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình .................................. 18
2.1.1. Các đặc điểm của quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình ......................... 18

2.1.2. Vai trị và mục đích quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng ....... 19
2.1.3. Nội dung quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng ...................... 20

iii


2.1.4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng của Sở Nơng
nghiệp và PTNT .................................................................................................... 27
2.1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả của cơng tác quản lý nhà nước về chất lượng
cơng trình xây dựng ............................................................................................... 27
2.2. Quản lý nhà nước về qui hoạch thủy lợi ........................................................... 29
2.2.1. Chủ trương, định hướng phát triển................................................................. 29
2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện.......................................................................... 30
2.2.3. Đánh giá kết quả thực hiện............................................................................ 31
2.3. Quản lý nhà nước về hồ sơ thiết kế .................................................................. 32
2.3.1. Vai trò của Hồ sơ thiết kế đối với chất lượng cơng trình ................................. 32
2.3.2. Nội dung yêu cầu đối với Hồ sơ thiết kế ........................................................ 32
2.3.3. Thẩm định, phê duyệt Hồ sơ thiết kế ............................................................. 33
2.3.4. Quản lý và lưu trữ Hồ sơ thiết kế .................................................................. 35
2.4. Quản lý nhà nước về chất lượng thi công xây lắp .............................................. 35
2.4.1. Công tác chuẩn bị triển khai thi công xây lắp ................................................. 35
2.4.2. Công tác giám sát, đánh giá chất lượng hạng mục và cơng trình ..................... 36
2.4.3. Xử lý vi phạm trong q trình thi cơng .......................................................... 36
2.5. Quản lý nhà nước về công tác nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng ................. 37
2.5.1. Qui định về công tác nghiệm thu đưa vào sử dụng ......................................... 37
2.5.2. Nội dung bàn giao công trình đưa vào sử dụng .............................................. 38
2.5.3. Cơng tác bảo trì, vận hành cơng trình ............................................................ 39
Kết luận chương 2 ................................................................................................. 40
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA SỞ

NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH BẮC KẠN..................................................... 42
3.1. Giới thiệu chung về Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn ............................ 42
3.1.1 Chức năng..................................................................................................... 42
3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn .................................................................................... 42
3.1.3. Cơ cấu tổ chức ............................................................................................. 51
3.2.1. Về qui hoạch pháp triển thủy lợi ................................................................... 52
3.2.2. Về thực trạng các cơng trình thủy lợi ............................................................. 55
3.2.3. Tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi ............ 62

iv


3.2.4. Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi của Sở Nông nghiệp và PTNT
Bắc Kạn trong thời gian qua ................................................................................... 64
3.2.5. Nguyên nhân của những hạn chế ................................................................... 71
3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi của Sở Nơng
nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn................................................................................ 72
3.3.1. Kiện toàn tổ chức, hoàn thiện cơ chế, chính sách ........................................... 72
3.3.2. Kiểm tra, thanh tra chất lượng cơng trình xây dựng........................................ 75
3.3.3. Nâng cao chất lượng thẩm định và phát triển nguồn nhân lực ......................... 75
3.3.4. Cải cách hành chính ..................................................................................... 76
3.3.5. Cơng khai, minh bạch, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí ......................... 77
3.3.6. Nâng cao trách nhiệm đối với Chủ đầu tư và các chủ thể liên quan ................. 77
Kết luận chương 3 ................................................................................................. 78
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 80
1. Kết luận............................................................................................................. 80
2. Kiến nghị .......................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 83

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Tổng hợp hiện trạng tưới của các cơng trình Thủy lợi .............................. 56
Bảng 3.2. Hiện trạng tưới – Lưu vực Sông Cầu ....................................................... 57
Bảng 3.3. Hiện trạng tưới – Lưu vực Sông Năng ..................................................... 58
Bảng 3.4. Hiện trạng tưới – Lưu vực Sơng Phó đáy ................................................. 59
Bảng 3.5. Hiện trạng tưới – Lưu vực Sông Bắc Giang ............................................. 60

vi


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Từ sử dụng

Diễn giải

BQL

Ban quản lý

BQLDA

Ban quản lý dự án

BCNCKT

Báó cáo nghiên cứu khả thi

CTTL


Cơng trình thủy lợi

CQCM

Cơ quan chun mơn

ĐTXD

Đầu tư xây dựng

HĐND

Hội đồng nhân dân

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

KTCTTL

Khai thác cơng trình thủy lợi

KT - XH

Kinh tế - xã hội

QLCL

Quản lý chất lượng


PTNT

Phát triển nông thôn

TKKT

Thiết kế kỹ thuật

TKCS

Thiết kế cơ sở

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

vii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đơng Bắc. Phía Đơng giáp
Lạng Sơn. Phía Tây giáp Tun Quang. Phía Nam giáp Thái Nguyên. Phía Bắc giáp
Cao Bằng. Tỉnh có vị trí quan trọng về mặt kinh tế và an ninh quốc phịng.

Bắc Kạn có 08 đơn vị hành chính (7 huyện và 01 thành phố). Tổng diện tích tự nhiên
của tỉnh là 4.859 km2 với dân số toàn tỉnh là 305.560 người, bao gồm 7 dân tộc sinh
sống, chủ yếu là dân tộc Tày chiếm khoảng 80%, dân tộc kinh và các dân tộc khác
chiếm khoảng 20%.
Thuỷ lợi có vai trị hết sức quan trọng đối với sản xuất nơng nghiệp và phịng chống
thiên tai. Ngay từ khi hồ bình lập lại, Đảng và Nhà nước đã tổ chức quy hoạch và xây
dựng hệ thống các công trình thủy lợi lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh phục vụ có hiệu quả
trong cơng tác tưới, tiêu và phịng chống lũ bão trên địa bàn.
Giai đoạn 2010-2015, thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn lần thứ X là
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; phát triển sản xuất nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp thu ứng dụng cơng nghệ sinh học, khoa học
kinh tế vào sản xuất, phát triển kinh tế trang vườn trại và xây dựng những cánh đồng
chuyên canh. Quan tâm đầu tư cải tạo nâng cấp, xây mới các cơng trình thủy lợi đáp
ứng tốt hơn nhu cầu cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh của người dân
trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Trung ương, với sự chỉ
đạo sát sao của UBND tỉnh Bắc Kạn công tác đầu tư xây dựng và tu bổ hệ thống cơng
trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã được trú trọng. Theo số liệu thống kê, trong giai
đoạn 2010-2015 công tác thủy lợi của tỉnh đã đạt được kết quả đáng kể: Đầu tư xây
dựng mới và tu bổ sửa chữa được đầu tư trên 150 cơng trình các loại; trong đó xây
dựng mới được 44 cơng trình, sữa chữa nâng cấp 106 cơng trình; nâng tổng số cơng
trình trên địa bàn tỉnh là 1.279 cơng trình thủy lợi các loại gồm hồ chứa, đập dâng,
trạm bơm điện và phai mương kiên cố. Ngồi ra cịn có hàng trăm km kênh mương,
nhiều phai tạm và kè bờ sông suối được đầu tư phục vụ cho phát triển sản xuất nông
lâm nghiệp của tỉnh.
1


Tuy nhiên, qua kiểm tra, rà soát thực tế trên địa bàn, bên cạnh những kết quả đạt được,
công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng ở một số dự án trên địa bàn cịn có
những tồn tại, hạn chế, một số cơng trình chất lượng xây dựng còn thấp, để xảy ra tồn

tại phải xử lý kỹ thuật mà nguyên nhân chính là do những hạn chế, thiết sót ở các
bước: khảo sát, thiết kế, thẩm tra, thẩm định hồ sơ, nhất là thi công xây dựng, giám sát
thi công; các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng chưa tuân thủ đúng các quy định
của pháp luật hiện hành về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Một số địa phương, nhất là các chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm thấu
đáo đến cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; có nơi, có lúc cịn bng
lỏng, thiếu kiểm tra, đôn đốc trong quản lý chất lượng; xử lý không nghiêm, thiếu kiên
quyết các hành vi vi phạm về chất lượng cơng trình. Cơng tác quản lý chất lượng vật
liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị tại một số cơng trình chưa được chặt chẽ dẫn
tới sử dụng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị chưa đảm bảo chất lượng,
khơng đúng chủng loại… Quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật trong thi công xây
dựng cơng trình chưa được tn thủ nghiêm túc, chưa được quản lý chặt chẽ. Một số
nhà thầu thi công chưa thực hiện đầy đủ các quy định về quản lý chất lượng cơng trình,
thi cơng xây dựng cơng trình cịn để xảy ra sai sót. Năng lực của một số chủ đầu tư,
ban quản lý dự án, đơn vị tư vấn, nhà thầu thi cơng xây dựng cịn có mặt hạn chế, chưa
được quan tâm kiện tồn; cơng tác nắm bắt về tình hình chất lượng, báo cáo về chất
lượng của các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cịn hình thức chưa kịp thời, chưa đảm
bảo u cầu quy định.
Để còn xảy ra các tồn tại, hạn chế nêu trên thiết nghĩ có phần trách nhiệm thuộc về cơ
quan quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Vì vậy,
nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng công trình xây dựng trên
địa bàn tỉnh trong thời gian tới, học viên chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" có
ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng đối với thực trạng của tỉnh hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả
trong công tác quản lý chất lượng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn
2



tỉnh Bắc Kạn của cơ quan nhà nước. Từ đó, sẽ phát huy được hiệu quả của các cơng
trình thủy lợi, sẽ chủ động hơn, đa dạng hơn phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu hệ thống những vấn đề về lý luận liên quan đến công tác quản lý chất
lượng cơng trình thủy lợi của cơ quan quản lý nhà nước, từ đó đề xuất một số giải
pháp và những lý luận chung trong công tác quản lý chất lượng các cơng trình thủy lợi
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Từ những kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp của luận văn là tài liệu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi của Sở Nơng nghiệp và
PTNT tỉnh Bắc Kạn. Qua đó, chất lượng cơng trình thủy lợi sẽ được nâng lên, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn về chất lượng
các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.
4. 2. Phạm vi nghiên cứu
Những vấn đề có liên quan đến cơng tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Kạn được phân cấp
quản lý theo qui định.
5. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Tiếp cận khoa học quản lý chất lượng cơng trình
- Tiếp cận thực tiễn
Luận văn chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp Thu thập, thống kê số liệu.
3



- Phương pháp hệ thống hóa.
- Phương pháp phân tích đánh giá.
6. Kết quả dự kiến đạt được
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơng tác quản lý nhà nước của ngành Nông nghiệp và
PTNT về quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng công trình Thủy lợi.
- Đánh giá, phân tích thực trạng, làm rõ nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
quản lý nhà nước của Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Kạn trong những năm qua về
chất lượng cơng trình thủy lợi.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của Sở Nông nghiệp và PTNT
Bắc Kạn về chất lượng đầu tư xây dựng các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn trong những năm tới.

4


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH
1.1. Tổng quan về chất lượng cơng trình xây dựng
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận hợp thành quan trong trong nền kinh tế quốc
dân, hoạt động xây dựng cơ bản đã đóng góp rất lớn vào sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Đồng thời cũng là một trong những ngành sản xuất vật chất lớn
nhất trong nền kinh tế quốc dân. Điều đó đã thể hiện thơng qui mô và phạm vi hoạt
động của ngành Xây dựng; cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ lao động; đóng góp của
ngành Xây dựng vào giá trị tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Ngoài ra, nó
cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng tạo ra tài sản cố định cho nền kinh tế
quốc dân, góp phần giải quyết hài hịa các mối quan hệ trong nền sản xuất xã hội, như
mối quan hệ sản xuất giữa các ngành kinh tế: Công nghiệp, Nông nghiệp, thương mai,
giao thông vận tải, dịch vụ... cũng như mối quan hệ giữa các ngành kinh tế với các
ngành văn hóa giáo dục, khoa học cơng nghề, an ninh quốc phịng...
Nói một cách chung chất lượng là một tập hợp các đặc điểm của một thực tế nhằm tạo

cho thực tế đó có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đề ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn. Chất
lượng trong xây dựng là những yêu cầu về an toàn, bền vững, kỹ thuật và mỹ thuật của
cơng trình phù với tiêu chuẩn, qui chuẩn, pháp luật có liên quan và hợp đồng kinh tế.
Chất lượng cơng trình xây dựng có tác động lớn đến chất lượng sản xuất và chất lượng
cuộc sống, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến an tồn sinh mạng, an toàn cho sản xuất và
quyền lợi của người dân. Đối với xã hội, khi tuổi thọ công trình được nâng cao do tuân
thủ đúng các qui định, tiêu chuẩn qui chuẩn sẽ mang lại nhiều lợi ích, đồng thời giảm
chi phí đầu tư, chi phí sử dụng và chi phí vận hành; giảm thiểu tác động xấu đến mơi
trường, tạo cảnh quan, hài hịa trong việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương và
quốc gia.
Để tao ra sản phẩm là cơng trình xây dựng đạt chất lượng khơng chỉ là an tồn về kết
cấu, khơng chỉ là chất lượng vật liệu, chất lượng thi công mà bao gồm toàn bộ những
hoạt động, những chế tài tạo thành sản phẩm cơng trình xây dựng như: Chất lượng
quản lý, chất lượng con người thực thi, chất lượng thiết bị, chất lượng hồ sơ thiết kế,
5


chất lượng thẩm tra thẩm định, các tiểu chuẩn áp dụng... Chất lượng cơng trình phải
được kiểm sốt theo qui định của Pháp luật có liên quan từ chuẩn bị, thực hiện đầu tư
đến quản lý sử dụng cơng trình nhằm đảm bảo an toàn cho người, tài sản, thiết bị cơng
trình và các cơng trình lân cận. Cơng trình hoàn thành đưa vào sử dụng chỉ được phép
sau được nghiệm thu đảm bảo yêu cầu thiết kế, tuân thủ tiêu chuẩn, qui chuẩn kỹ thuật,
các yêu cầu của Hợp đồng và qui định khác của pháp luận có liên quan.
Như vây, chất lượng cơng trình là rất quan trọng, đảm bảo chất lượng là tồn bộ các
hoạt động có kế hoạch và hệ thống được tiến hành trong hệ thống chất lượng và chứng
minh là đủ mức cần thiết để tạo ra sự tin tưởng, thỏa đáng rằng thực tế sẽ đáp ứng yêu
cầu về chất lượng. Đối với các chủ thể tham gia phải tuân thủ chặt chẽ các qui định và
có kế hoạch về cơng tác quản lý chất lượng cơng trình như: Nhà thầu khi tham gia hoạt
động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo qui định, phải có biện pháp quản lý
chất lượng các cơng việc xây dựng do mình thực hiện; Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ

chức quản lý chất lượng cơng trình phù hợp với hình thức đầu tư, hình thức quản lý dự
án, hình thức giao thầu, qui mơ và nguồn vốn đầu tư trong q trình thực hiện đầu tư
xây dựng cơng trình theo qui định; Cơ quan chuyên môn về xây dựng hướng dẫn, kiểm
tra công tác quản lý chất lượng của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng cơng trình,
thẩm định thiết kế, kiểm tra công tác nghiệm thu, tổ chức thực hiện giám định chất
lượng cơng trình, kiến nghị và có biện pháp xử lý các vi phạm về chất lượng cơng
trình theo qui định.
1.2. Tình hình quản lý chất lượng các cơng trình xây dựng của cơ quan quản lý
nhà nước trong thời gian qua
1.2.1. Ban hành qui định về quản lý chất lượng cơng trình
Ở nước ta trước kia, khi chưa mở cửa thì cơng tác quản lý chất lượng chưa được quan
tâm đúng mức do nền kinh tế yếu kém, chưa áp dụng nhiều những thành tựu khoa học
vào công tác xây dựng. Sau khi Đảng và nhà nước ta thực hiện chính sách mở cửa hội
nhận kinh tế quốc tế, nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự cạnh tranh quyết liệt và
cơng tác đầu tư xây dựng khơng nằm ngồi qui luật đó. Khi đó, u cầu về chất lượng
cơng trình địi hỏi phải ở mức cao hơn để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, an
ninh quốc phòng.

6


Quản lý chất lượng cơng trình là một trong những bộ phận quan trọng nhất không thể
thiếu được trong nhiệm vụ quản lý dự án. Nhận thức được điều đó Chính phủ nói
chung và ngành xây dựng nói riêng đã từng bước đổi mới nhận thức, tiếp thu và ứng
dụng thành tựu khoa học vào công tác quản lý chất lượng. Để có chế tài quản lý chặt
chẽ trong cơng tác đầu tư xây dựng, Luật Xây dựng đã được Quốc hội thơng qua ngày
26 tháng 11 năm 2003 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 (Luật Xây dựng
2003). Luật này điều chỉnh các hoạt động về xây dựng, quyền hạn và nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơng trình và hoạt động xây dựng.
Luật Xây dưng năm 2013, đã qui định trách nhiệm của các tổ chức các nhân về công

tác quản lý liên quan đến chất lượng cơng trình từ khâu lập và quản lý qui hoạch; khảo
sát, thiết kế; quản lý dự án, lựu chọn nhà thầu đến quản lý của các cơ quan nhà nước
về xây dựng từ Điều 111 đến Điều 118. Để cụ thể hóa trong quá trình vận dụng và
thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình qui đinh trong Luật Xây
dựng năm 2003, ngày 16 tháng 12 năm 2004 Chính phủ ban hành Nghị định số
209/2004/NĐ-CP qui định về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng (Nghị định 209).
Nghị định 209 ban hành giúp cho công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng rõ
ràng hơn, khoa học hơn phù hợp với điều kiện phát triển của đất nước trong giai đoạn
Cơng nghiêp hóa, hiện đại hóa. Trong đó, tại Điều 37, Nghị định 209 đã qui định trách
nhiệm của quản lý nhà nước về chất lượng công trình cụ thể:
“1. Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình trong phạm vi
cả nước. Các Bộ có quản lý cơng trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Bộ Xây
dựng trong việc quản lý chất lượng các cơng trình xây dựng chun ngành.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo phân cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước về chất
lượng cơng trình xây dựng trong phạm vi địa giới hành chính do mình quản lý”
Với nhiệm vụ được giao, ngày 31 tháng 7 năm 2009 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông
tư số 27/2009/TT-BXD hướng dẫn quản lý chất lượng cơng trình xây dựng (Thông tư
27). Thông tư đã giành một chương hướng dẫn về trách nhiệm của các Bộ và Ủy ban
nhân dân câp tỉnh về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Trong đó u cầu Ủy

7


ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn và phân công cho các Sở, Ủy ban
nhân dân cấp huyện trong cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Như vây, công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình đã được Qc hội, Chính
phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đặc biệt quan tâm, thể hiện công tác đầu tư xây dựng
cơ bản là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ mới.
Luật và các văn bản qui phạm dưới Luật về công tác đầu tư xây dựng đã tạo hành lang
pháp lý chặt chẽ, điều chỉnh các tổ chức, cá nhân thực hiện và tham gia các hoạt động

xây dựng một cách hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực thi Luật Xây dựng năm 2003 và văn bản qui
phạm dưới luật về đầu tư xây dựng cơng trình nói chung và cơng tác quản lý nhà nước
về quản lý chất lượng cơng trình nói riêng còn vấn đề bất cập, chưa phù hợp với tình
hình thực tế, như: Chưa qui định rõ vai trị và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về xây dựng giữa các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, huyện; dẫn đến tình trạng
nhiều cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng chồng chéo không rõ ràng, khi cơng trình
có sự cố khơng có đơn vị chịu trách nhiệm gây thiệt hai cho xã hội. Công tác quản lý
nguồn vốn cũng có nhiều bất cập dẫn đến trong q trình thực hiện phải điều chỉnh qui
mơ do không chủ động được nguồn vốn làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và tính
đồng bộ của cơng trình.
Trước thực trạng đó, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13
(Luật Xây dựng năm 2014) được Quốc hội thông qua ban hành để khắc phục những
hạn chế như cũng như những vấn đề cơ bản không phù hợp với tình hình thực tế hiện
nay mà Luật Xây dựng năm 2003 chưa điều chỉnh như:
- Nhiều thuật ngữ mới được thay thế so với Luật Xây dựng 2003 như: Báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng,
cơ quan chuyên môn về xây dựng, Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự
án khu vực...
- Quy định vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng được
phân cấp, làm rõ gồm: Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, quận, huyện. Tránh
được tình trạng nhiều cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng khi cơng trình sự cố
8


khơng có đơn vị chịu trách nhiệm sẽ gây thiệt hại cho xã hội. Trong đó cơ quan
chun mơn về xây dựng là các cơ quan trực thuộc Bộ Xây dựng, Bộ quản lý cơng
trình xây dựng chun ngành; Sở Xây dựng, Bộ quản lý cơng trình xây dựng chun
ngành; Phịng có chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Chủ đầu tư vốn ngân sách Nhà nước và vốn Nhà nước là cơ quan, tổ chức, được

người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng. Căn cứ điều
kiện cụ thể của dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, người quyết định đầu tư giao
Ban quản lý dự án chuyên ngành hoặc khu vực làm chủ đầu tư; trường hợp khơng có
Ban quản lý dự án thì người quyết định đầu tư lựa chọn cơ quan, tổ chức đủ điều kiện
làm chủ đầu tư. Khắc phục tình trạng nhiều chủ đầu tư khơng đủ năng lực thực hiện và
quản lý các dự án.
- Bảo hiểm bảo hành là loại bảo hiểm mới được quy định trong Luật xây dựng 2014; Theo
quy định thì 3 loại bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm cơng trình trong thời gian thi công xây
dựng; Nhà thầu tư vấn Khảo sát, Thiết kế mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với
công trình cấp II, Nhà thầu thi cơng phải mua bảo hiểm cho người lao động;
- Về Thẩm quyền thẩm định dự án: Dự án quan trọng quốc gia do Hội đồng thẩm định
nhà nước; đối với các dự án sử dụng vốn Ngân sách nhà nước thì do Cơ quan chun
mơn về xây dựng (CQCM) chủ trì thẩm định; Vốn nhà nước ngồi Ngân sách Nhà
nước: thì cơ quan chun môn về xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở; Cơ quan chuyên
môn thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế phần cơng nghệ, các nội
dung khác của dự án; Đối với dự án vốn khác: cơ quan chuyên môn về xây dựng về
xây dựng thẩm định Thiết kế cơ sở cơng trình cấp I, đặc biệt, cơng trình cơng cộng có
ảnh hưởng an tồn, mơi trường; cơ quan chuyên môn về xây dựng của người quyết
định đầu tư (QĐĐT) thẩm định công nghệ, các nội dung khác của dự án. Các dự án
còn lại do người quyết định đầu tư tổ chức thẩm định;
- Về Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng, thiết kế bản vẽ thi cơng và dự tốn: Dự
án sử dụng vốn vốn ngân sách nhà nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định
thiết kế kỹ thuật (3 bước), thiết kế bản vẽ thi cơng (2 bước), dự tốn, người Quyết định
đầu tư phê duyệt thiết kế, dự toán, riêng đối với thiết kế bản vẽ thi công, dự toán

9


(Trường hợp thiết kế 3 bước) do chủ đầu tư phê duyệt; Dự án sử dụng vốn vốn Nhà
nước: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định thiết kế kỹ thuật (3 bước), thiết kế

bản vẽ thi công (2 bước), dự tốn, riêng phần thiết kế cơng nghệ do Cơ quan chuyên
môn của người Quyết định đầu tư thẩm định, người Quyết định đầu tư phê duyệt thiết
kế kỹ thuật, dự toán (3 bước), Chủ đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi cơng, dự tốn
(3 bước, 2 bước); Dự án sử dụng vốn khác: Cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm
định thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi cơng đối với cơng trình cấp I, đặc biệt, cơng
trình cơng cộng gây ảnh hưởng an tồn, mơi trường cộng đồng, riêng phần thiết kế
cơng nghệ, dự tốn do Cơ quan chun mơn của người Quyết định đầu tư thẩm định,
Thiết kế, dự toán do người quyết định đầu tư và chủ đầu tư phê duyệt;
- Về thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng: Đối với dự án sử dụng Vốn đầu tư cơng
(có sử dụng vốn nhà nước) thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công; Đối với dự
án sử dụng vốn nhà nước đầu tư kinh doanh thì người đại diện của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp quyết định đầu tư; Đối với dự án sử dụng vốn khác thì chủ sở hữu hoặc
đại diện chủ sở hữu quyết định đầu tư.
1.2.2. Quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình trong thời gian qua
Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ qui định
nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý chất lượng như sau:
- Bộ Xây dựng thống nhất quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng trong
phạm vi cả nước và quản lý chất lượng các cơng trình xây dựng chun ngành, bao
gồm: Cơng trình dân dụng; cơng trình cơng nghiệp vật liệu xây dựng; cơng trình cơng
nghiệp nhẹ; cơng trình hạ tầng kỹ thuật; cơng trình giao thơng trong đơ thị trừ cơng
trình đường sắt, cơng trình cầu vượt sơng và đường quốc lộ.
- Các Bộ quản lý cơng trình xây dựng chun ngành:
+ Bộ Giao thơng vận tải quản lý chất lượng cơng trình giao thơng trừ các cơng trình
giao thơng do Bộ Xây dựng quản lý;
+ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn quản lý chất lượng cơng trình nơng nghiệp
và phát triển nông thôn;

10



+ Bộ Công Thương quản lý chất lượng các công trình cơng nghiệp trừ các cơng trình
cơng nghiệp do Bộ Xây dựng quản lý.
+ Bộ Quốc phịng, Bộ Cơng an quản lý chất lượng các cơng trình quốc phịng, an ninh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng trên
địa bàn. Sở Xây dựng và các Sở quản lý cơng trình xây dựng chuyên ngành giúp Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh quản lý chất lượng cơng trình chun ngành trên địa bàn như
sau:
+ Sở Xây dựng quản lý chất lượng các cơng trình dân dụng; cơng trình cơng nghiệp
vật liệu xây dựng, cơng trình cơng nghiệp nhẹ; cơng trình hạ tầng kỹ thuật; cơng trình
giao thơng trong đơ thị trừ cơng trình đường sắt, cơng trình cầu vượt sơng và đường
quốc lộ;
+ Sở Giao thông vận tải quản lý chất lượng cơng trình giao thơng trừ các cơng trình
giao thơng do Sở Xây dựng quản lý.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn quản lý chất lượng cơng trình nơng nghiệp
và phát triển nông thôn;
+ Sở Công thương quản lý chất lượng cơng trình cơng nghiệp trừ các cơng trình công
nghiệp do Sở Xây dựng quản lý.
Với chức năng nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn về chuyên môn xây dựng cơ bản, Bộ
Xây dựng đã ban hành nhiều Thông tư, Quyết định qui định về công tác quản lý chất
lượng cơng trình đối với các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp Bộ đến Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh và các Sở chuyên ngành địa phương. Đối với các Bộ quản lý cơng trình
chun ngành cũng ban nhành nhiều văn bản hướng dẫn các địa phương trong công tác
quản lý chất lượng đối với cơng trình chun ngành do Bộ quản lý; đồng thời Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn, phân công nhiệm vụ cho các Sở
chuyên ngành thực hiện qui định về quản lý chất lượng cơng trình trên địa bàn quản lý
phù hợp với qui định của Pháp luật và địa phương.
- Về phía các Bộ Ngành Trung ương:

11



+ Bộ Xây dựng: Ban hành và hướng dẫn các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm
quyền về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng; tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất
công tác quản lý chất lượng của các Bộ, Ngành, địa phương, các chủ thể tham gia
cơng trình và kiểm tra chất lượng cơng trình khi thấy cần thiết. Kiểm tra thực hiện bảo
trì cơng trình xây dựng, đánh giá an toàn chịu lực và an tồn vận hành trong q trình
khai thác sử dụng; xem xét, quyết định việc tiếp tục sử dụng đối với cơng trình hết tuổi
thọ thiết kế, xử lý cơng trình có biểu hiện xuống cấp về chất lượng khơng đảm bảo an
toàn. Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, giám định chất lượng đối với cơng trình; xử lý
vi phạm về chất lượng cơng trình và thực hiện nội dung khác theo qui định của pháp
luật có liên quan đến chất lượng cơng trình.
+ Các Bộ quản lý cơng trình chuyên ngành: Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng áp dụng cho các cơng trình xây
dựng chun ngành; tổ chức kiểm tra theo kế hoạch, đột xuất công tác quản lý chất
lượng của các chủ thể tham gia xây dựng cơng trình chun ngành. Tổ chức giám định
chất lượng khi phát hiện cơng trình có chất lượng khơng đảm bảo yêu cầu thiết kế, có
nguy cơ mất an toàn về chịu lực. Tổng hợp báo cáo kết quả kiểm tra cơng tác quản lý
chất lượng cơng trình chun ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ về Bộ Xây dựng.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về chất lượng
cơng trình xây dựng cho các Sở quản lý cơng trình xây dựng chuyên ngành, Ủy ban
nhân dân cấp huyện phù hợp với qui định pháp luật và thực tế tại địa phương. Hướng
dẫn và kiểm tra việc tuân thủ qui định về chất lượng đôi với tổ chức, cá nhân tham gia
xây dựng cơng trình trên địa bàn; kiểm tra cơng tác bảo trì cơng trình xây dựng và đánh
giá sự an tồn cơng trình; tổ chức giám định ngun nhân sự cố cơng trình. Tổng hợp,
báo cáo Bộ Xây dựng và Bộ chun ngành về chất lượng cơng trình theo qui định.
- Các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Sở Xây dựng: Là cơ quan đầu mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thống nhất quản lý
nhà nước về chất lượng cơng trình trên địa bàn. Chủ trì, phối hợp với các Sở quản lý
cơng trình chuyên ngành kiểm tra việc tuân thủ qui định về quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng chun ngành. Thực hiện công tác thẩm định thiết kế, công tác nghiệm


12


thu; kiểm tra việc thực hiện bảo trị cơng trình xây dựng và đánh giá sự an toàn chịu lực
và vận hành cơng trình trong q trình khai thác cơng trình xây dựng chuyên ngành do
Sở quản lý. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý chất lượng cơng trình
trên địa bàn tỉnh.
+ Các Sở quản lý cơng trình xây dựng chun ngành: Chủ trì, phối hợp với sở Xây
dựng kiểm tra công tác quản lý chất lượng của tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng
chun ngành và chất lượng các cơng trình xây dựng chuyên ngành trên địa bàn. Thực
hiện công tác thẩm định thiết kế, kiểm tra cơng tác nghiệm thu cơng trình xây dựng
chuyên ngành do Sở quản lý. Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, sở Xây dựng
về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng chun ngành theo qui định.
+ Phòng chức năng quản lý xây dựng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện: Hướng dẫn
Ủy ban nhân dân cấp xã, các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trên địa
bàn các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình. Phối hợp với Sở
quản lý cơng trình chun ngành và sở Xây dựng kiểm tra chất lượng cơng trình,
nghiệm thu cơng trình xây dựng trên địa bàn. Tổng hợp báo cáo Sở Xây dựng, Ủy ban
nhân dân tỉnh về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng và tình hình chất lượng cơng
trình xây dựng trên địa bàn theo qui định.
Như vậy bộ máy quản lý Nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng là hệ thống các
cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, tổ chức và hoạt động theo những
nguyên tắc chung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ có mối quan hệ qua lại
chặt chẽ với nhau để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước. Mỗi cơ quan
Nhà nước là một khâu (mắt xích) khơng thể thiếu được của bộ máy Nhà nước. Năng
lực quản lý Nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng tuỳ thuộc vào hiệu lực hiệu
quả của từng cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên, trong công tác quản nhà nước về chất
lượng công trình cịn nhiều bất cập từ hệ thống văn bản đến việc tổ chức triển khai
thực hiện như: Trong thời gian ngắn, Luật và các văn bản qui phạm dưới luật thay đổi

nhiều, ảnh hưởng đến việc cập nhật và triển khai đối với tổ chức và cá nhân tham gia
cơng tác quản lý chất lượng cơng trình; các văn bản hướng dẫn Luật Xây dựng chưa
kịp thời, chưa đồng bộ. Về tổ chức phân công nhiệm vụ cho các đơn vị thuộc các Bộ,
ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở chuyên ngành trong công tác quản lý chất lượng
13


chưa thống nhất dẫn đến chồng chéo trong công tác kiểm tra giám sát. Năng lực của tổ
chức, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý chất lượng cơng trình cịn hạn chế, thiếu
trách nhiệm, có nơi cịn lạm quyền gây khó dễ cho tổ chức, các nhân tham gia cơng tác
xây dựng cơng trình.
1.3. Cơng tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi hiên nay
Nơng nghiệp Việt Nam đóng vai trị và vị thế quan trọng trong quá trình phát triển
kinh tế-xã hội của đất nước. Các thành tựu đạt được sau 30 năm đổi mới trong nông
nghiệp đã được nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Từ một nước luôn thiếu lương
thực, nước ta đã trở thành một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới.
Với nhiều chủ trương, chính sách về phát triển thủy lợi, đặc biệt sau ngày đất nước
thống nhất và những năm đổi mới, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia ở vùng
Đơng Nam Á có hệ thống thủy lợi phát triển tương đối hồn chỉnh, với hàng ngàn hệ
thống cơng trình thủy lợi lớn, vừa và nhỏ để cấp nước tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông
nghiệp, nuôi trồng thủy sản và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và cơng nghiệp,
phịng chống lũ lụt, úng ngập, hạn hán, góp phần bảo vệ môi trường.
Hiện nay, do biến đổi khi hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên nước, nhu cầu
sử dụng nước ngày càng tăng, trong khi cơng trình thủy lợi không chỉ là phục vụ đơn
thuần như trước đây mà cịn có nhiệm vụ bảo vệ và điều hịa nguồn nước hợp lý và
khoa học. Với nguồn lực đầu tư lớn, u cầu về chất lượng cơng trình địi hỏi ngày
càng cao, ứng dụng các khoa học tiên tiến vào xây dựng cơng trình, nên cơng tác quản
lý chất lượng cơng trình thủy lợi địi hỏi phải ở mức cao hơn sẽ phát huy được hiệu
quả các cơng trình sau đầu tư.
Cơng tác quản lý nhà nước về cơng trình chất lượng thủy lợi trong thời gian qua từ

Bộ, ngành đến các địa phương ngoài qui định chung là Luật Xây dựng và các văn bản
qui phạm dưới luật còn có qui định, tiêu chuẩn, qui chuẩn đối với cơng trình thủy lợi
do Bộ, ngành có liên quan ban hành hướng dẫn từ công tác khảo sát, thiết kế đến biện
pháp thi công và nghiệm thu bàn giao, khai thác sử dụng.
Công tác quản lý nhà nước về chất lượng cơng trình thủy lợi hiện nay từ Trung ương
đến địa phương được tổ chức theo bộ máy hành chính nhà nước 4 cấp. Ở Trung ương

14


Bộ Nơng nghiệp và PTNT được Chính phủ giao thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản
lý chất lượng cơng trình chuyên ngành trên phạm vi cả nước. Cấp tỉnh, Ủy ban nhân
dân tỉnh giao Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý chất
lượng cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh. Ở cấp huyện, Ủy ban nhân dân huyện giao
cho phịng chun mơn quản lý và cấp xã do Ủy ban nhân dân xã giao cán bộ chun
mơn quản lý, cụ thể:
- Về phía Trung ương: Trên cơ sở nhiệm vụ, chức năng được phân công, Bộ Nông
nghiệp và PTNT ban hành các Thông tư, Chỉ thị hướng dẫn các địa phương thực hiện
công tác quản lý chất lượng cơng trình chun ngành đảm bảo theo đúng qui định của
Pháp luật hiện hành. Đồng thời thường xun tổ chức các đồn kiểm tra cơng tác quản
lý chất lượng của các chủ thể tham gia xây dựng cơng trình và kiểm tra chất lượng các
cơng trình xây dựng chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
- Về phía địa phương:
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, phân công
trách nhiệm cho Sở Nông nghiệp và PTNT, Ủy ban nhân dân cấp huyện về quản lý
chất lượng cơng trình chun ngành. Đồng thời ban hành các văn bản hướng dẫn
thực hiện văn bản qui phạm pháp luật về quản lý chất lượng cơng trình; tổ chức
kiểm tra, đánh giá vệ tuân thủ qui định chất lượng công trình chun ngành theo kế
hoạch và đột xuất.
+ Sở Nơng nghiệp và PTNT, thực hiện công tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi

và các cơng trình chun ngành khác từ khâu khảo sát, thiết kế đến công tác thi công,
bàn giao và khai thác sử dụng. Phối hợp với Sở Xây dựng tham mưu cho Ủy ban nhân
dân tỉnh báo cáo về chất lượng cơng trình và đề xuất biện pháp xử lý đối với cơng trình
khơng đảm bảo chất lượng trên địa bàn quản lý.
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện, giao phịng chun mơn, Ủy ban nhân dân cấp xã quản
lý chất lượng cơng trình chun ngành (phịng Nơng nghiệp và PTNT quản lý chất
lượng cơng trình thủy lợi) trên địa bàn được phân cơng. Tổng hợp báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh, Sở chuyên ngành về công tác quản lý chất lượng, đề xuất biện pháp xử
lý có sự cố cơng trình về chất lượng.
15


+ Ủy ban nhân dân cấp xã, giao nhiệm vụ cho cán bộ chuyên môn phụ trách công tác
quản lý chất lượng cơng trình chun ngành được phân cơng quản lý. Phối hợp với các
chủ đầu tư thực hiện trên địa bàn giám sát chất lượng cơng trình xây dựng và tham gia
quản lý vận hành cơng trình sau đầu tư.
Cơng tác quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi đã được quan tâm và tổ chức từ Trung
ương đến địa phương; đã có sự phân cơng rõ ràng nhiệm vụ, chức năng của các cơ
quan quản lý nhà nước. Do đó cơng tác quản ly chất lượng cơng trình những năm gần
đây đã có nhiều chuyển biến tốt, từ khâu khảo sát, lựa chọn phương án thiết kế đến
công tác vận hành. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện của các cơ quan tại địa phương
chưa thực sự tốt; nhiều đơn vị còn chưa nhận thức đầy đủ, coi nhẹ công tác quản lý
chất lượng, năng lực của người tham gia cơng tác quản lý chất lượng cơng trình còn
yếu, đặc biệt là ở cấp huyện và cấp xã. Nhiều cơng trình sau đầu tư chưa phát huy
được hiệu quả, do thiết kế không phù hợp, chất lượng công trình khơng đảm bảo, cơng
tác vận hành khai thác chưa đúng qui định đã gây lãng phí nguồn vốn đầu tư.
Kết luận Chương I
Trong Chương I, Tác giả đã giới thiệu tổng quan về chất lượng cơng trình xây dựng;
tình hình quản lý chất lượng cơng trình xây dựng của cơ quan nhà nước và công tác
quản lý nhà nước hiện nay về chất lượng cơng trình thủy lợi. Trong đó, tác giả đánh

giá tầm quan trọng của cơng tác quản lý chất lượng cơng trình nói chung và nhiệm vụ
chức năng của các chủ thể tham gia xây dựng cơng trình về chất lượng. Tác giả trình
bày việc ban hành các thể chế cơ bản của Pháp luật về công tác quản lý chất lượng
trong những năm qua, đồng thời đánh giá sự phù hợp và những nội dung điều chỉnh
của hệ thống văn bản đó, những vấn đề bất cập đối với công tác quản lý chất lượng
công trình.
Trong cơng tác quản lý nhà nước về chất lượng về cơng trình thủy lợi, tác giả đã trình
bày chức năng nhiệm vụ quản lý của cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương,
đánh giá mặt tích cực và hạn chế của các tổ chức được giao nhiệm vụ trong công tác
quản lý chất lượng. Nhận thấy công tác quản lý chất lượng cơng trình là khâu vơ cùng
quan trọng, xuyên suốt từ bước lập qui hoạch, khảo sát thiết kế đến tổ chức thi công và
khi vận hành khai thác. Như vây, chất lượng cơng trình sẽ phụ thuộc nhiều về công tác
16


quản lý nhà nước. Năng lực quản lý Nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng tuỳ
thuộc vào hiệu lực hiệu quả của từng cơ quan Nhà nước.
Từ những đánh giá phân tích ở trên cùng với thực trạng tại địa phương, tác giả xin đề
xuất hướng nghiên cứu "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng
các cơng trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" làm đề tài luận văn tốt nghiệp. Nội
dung này có ý nghĩa thực tiễn hết sức quan trọng đối với thực trạng của tỉnh hiện nay,
nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng cơng trình xây dựng trên
địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

17


×