Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Giải Pháp Phát Triển Hoạt Động Kinh Doanh Dịch Vụ Logistics Kho Bãi Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Hàng Hoá Hàng Không Việt Nam (Acsv).Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.03 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
--------o0o-------

LUẬN VĂN THẠC SĨ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HỐ HÀNG KHƠNG
VIỆT NAM (ACSV)

Ngành: Kinh Doanh Thương Mại

ĐỒN THỊ CHI

HÀ NỘI - 2022


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------o0o--------

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG HỐ HÀNG KHƠNG
VIỆT NAM (ACSV)

Ngành: Kinh doanh thương mại


Mã số:8340121

Họ và tên học viên: Đoàn Thị Chi
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Bình

Hà Nội - 2022


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng, phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả
này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên

Đoàn Thị Chi


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “ Giải pháp phát triển hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng
Việt Nam (ACSV)” tác giả trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo của Trường Đại học
Ngoại thương, Ban Tổng giám đốc và các đồng nghiệp tại Cơng ty cổ phần dịch vụ
hàng hố hàng không Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ để tác giả thực hiện luận văn
của mình.

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến TS. Nguyễn Thị
Bình đã hướng dẫn, chỉ dạy tận tình để tác giả có được cơng trình nghiên cứu này.
Học viên

Đoàn Thị Chi


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH ................................................................................. vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI HÀNG KHÔNG ....... 9
1.1 Một số vấn đề cơ bản về logistics ....................................................................... 9
1.1.1. Khái niệm về logistics................................................................................... 9
1.1.2. Vai trò của logistics .................................................................................... 10
1.1.3. Phân loại logistics ...................................................................................... 11
1.2. Tổng quan về dịch vụ logistics kho bãi hàng không ......................................... 14
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 14
1.2.2. Nội dung chính của dịch vụ logistics kho bãi hàng không ......................... 15
1.3. Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không ........... 20
1.3.1. Khái niệm về phát triển hoạt động kinh doanh .......................................... 20
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics kho bãi hàng không ................................................................................ 21
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi
hàng không ........................................................................................................... 24

1.4. Kinh nghiệm phát triển kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không tại một
số doanh nghiệp và bài học cho Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt
Nam ......................................................................................................................... 26
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng
không tại một số doanh nghiệp ............................................................................. 26
1.4.2. Bài học cho Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam
(ACSV) .................................................................................................................. 27


iv

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ HÀNG
HỐ HÀNG KHƠNG VIỆT NAM (ACSV) ........................................................... 30
2.1. Giới thiệu về Cơng ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Hàng không Việt Nam
(ACSV) .................................................................................................................... 30
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của Cơng ty Cổ phần dịch vụ
hàng hóa hàng khơng Việt Nam (ACSV) .............................................................. 30
2.1.2. Ngành nghề, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy ...................................... 31
2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ........................................................... 33
2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh và các dịch vụ cung cấp............................................ 33
2.1.5. Về thị trường và thị phần phục vụ .............................................................. 36
2.2. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại
ACSV.. .................................................................................................................... 37
2.2.1. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh theo mơ hình 3 yếu tố
cốt lõi (3C) ............................................................................................................ 37
2.2.2. Phân tích thực trạng hoạt động phát triển kinh doanh dựa theo mơ hình 5
áp lực cạnh tranh (5F) ......................................................................................... 41
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics............ 46
2.3.1. Chỉ tiêu về chất lượng dịch vụ .................................................................... 46

2.3.2. Chỉ tiêu về tăng trưởng mở rộng, liên kết khách hàng sử dụng dịch vụ .... 49
2.3.3. Chỉ tiêu về tăng trưởng doanh thu, hiệu quả sử dụng vốn ......................... 51
2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
kho bãi ..................................................................................................................... 53
2.4.1. Về môi trường kinh doanh .......................................................................... 53
2.4.2. Về năng lực kho bãi .................................................................................... 54
2.4.3. Về trang thiết bị .......................................................................................... 55
2.4.4. Về năng lực hạ tầng công nghệ thông tin ................................................... 57
2.4.5. Về nguồn nhân lực ...................................................................................... 58
2.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh dịch vụ logistics kho bãi tại ACSV .......... 61
2.5.1. Những thuận lợi trong hoạt động kinh doanh ............................................ 61


v

2.5.2. Một số khó khăn và nguyên nhân về hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
kho bãi tại ACSV .................................................................................................. 61
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS KHO BÃI TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH
VỤ HÀNG HỐ HÀNG KHƠNG VIỆT NAM ...................................................... 65
3.1. Định hướng phát triển ngành dịch vụ logistics của Việt Nam đến năm
2025…… ................................................................................................................. 65
3.2. Định hướng phát triển của ACSV đến năm 2025 ............................................. 67
3.2.1. Định hướng kinh doanh .............................................................................. 67
3.2.2. Một số quan điểm cơ bản định hướng cho các giải pháp .......................... 67
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại Công ty cổ phần
dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam ................................................................. 69
3.3.1. Giải pháp cần đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kho bãi, cơng nghệ và hiện
đại hố trang thiết bị phương tiện ........................................................................ 69
3.3.2. Giải pháp cải tiến các quy trình khai thác cung cấp dịch vụ logistics ....... 71

3.3.3. Giải pháp về xây dựng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực .................. 72
3.3.4. Giải pháp làm giảm chi phí của doanh nghiệp .......................................... 73
3.3.5. Giải pháp phát triển thị trường .................................................................. 74
3.4. Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho
bãi tại Cảng HKQT Nội Bài .................................................................................... 75
3.4.1. Một số kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước .................................. 76
3.4.2. Một số kiến nghị với Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam... 77
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................... i
Phụ lục 01,02: Khảo sát chất lượng dịch vụ logistics đối với Công ty cổ phần dịch vụ
hàng hố hàng khơng Việt Nam (ACSV) ..................................................................... iv
Phụ lục 03: Danh sách các hãng hàng không được khảo sát ...................................... xiv
Phụ lục 04: Danh sách các đại lý được khảo sát .......................................................... xv
Phụ lục 05: Kết quả khảo sát các hãng hàng không.................................................... xix
Phụ lục 06: Kết quả khảo sát các đại lý, công ty giao nhận........................................ xxi


vi

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
BẢNG
Bảng 2.1: Chi tiết diện tích mặt bằng khai thác hàng hoá ACSV............................ 40
Bảng 2.2: Hệ thống kho hàng không kéo dài của ALS............................................ 43
Bảng 2.3: Lao động thuê ngoài tại ACSV ............................................................... 45
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát đại lý, công ty giao nhận.............................................. 49
Bảng 2.5: Sản lượng hàng hố kho hàng khơng kéo dài qua ACSV ....................... 50
Bảng 2.6: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019-2021 ........................ 51
Bảng 2.7: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2021 .................................................. 52
Bảng 2.8: Bảng các chỉ tiêu về sử dụng hiệu quả sử dụng vốn công ty từ năm 2019 –
2021 ......................................................................................................................... 52

Bảng 2.9: Các khoản chi phí của cơng ty từ năm 2019-2021 .................................. 53
Bảng 2.10: Thống kê mặt bằng kho phục vụ hàng hoá nội địa và quốc tế của ACSV
năm 2021.................................................................................................................. 54
Bảng 2.11: Kết quả khảo sát đại lý, công ty giao nhận............................................ 55
Bảng 2.12: Tổng hợp một số trang thiết bị khai thác tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng
hố hàng khơng Việt Nam năm 2021 ...................................................................... 57
Bảng 2.13: Số lượng và cơ cấu nhân viên ACSV năm 2021 .................................. 59
Bảng 2.14: Cơ cấu theo trình độ lao động năm 2021 .............................................. 59


vii

HÌNH
Hình 1:Các bước nghiên cứu của luận văn .................................................................... 8
Hình 1.1: Minh hoạ mạng lưới các đường bay đến các nước và châu lục ................... 17
Hình 2.1: Mơ hình tổ chức của Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng ................. 33
Hình 2.2: Lưu đồ ln chuyển hàng hố nhập ............................................................. 35
Hình 2.3: Lưu đồ ln chuyển hàng xuất ..................................................................... 35
Hình 2.4: Thị phần sản lượng các cơng ty cung cấp dịch vụ logistics tại.................... 36
Hình 2.5: Một số khách hàng là các hãng hàng khơng ................................................ 38
Hình 2.6: Một số khách hàng đại lý ............................................................................. 39
Hình 2.7: Mặt bằng tổng thể nhà ga hàng hố Nội Bài…………………………….39
Hình 2.8: Quy trình hoạt động mơ hình kho hàng khơng kéo dài ............................... 43
Hình 2.9: Đánh giá của các hãng hàng không về chất lượng dịch vụ logistics tại ACSV
..................................................................................................................................... 47
Hình 2.10: Khảo sát đánh giá dịch vụ xử lý hàng hoá, lưu kho đối với khách hàng là
đại lý tại ACSV ............................................................................................................ 48
Hình 2.11: Hệ thống thiết bị phục vụ khai thác tại nhà ga .......................................... 55
Hình 2.12: Các loại mâm, thùng chất xếp hàng hoá tại nhà ga ................................... 56



viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
1


HIỆU
HKQT

2

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

3

ULD

Phương tiện chứa hàng bằng đường hàng không (Unit Load Devices)

4

TCS

Cơng ty TNHH Dịch vụ hàng hố Tân Sơn Nhất

5


SCSC

Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hố Sài Gịn

6

ALS

Cơng ty cổ phần logistics Hàng khơng

7

ALSC

Cơng ty cổ phần nhà ga hàng hố ALS

8

NCTS

Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hoá Nội Bài

9

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

10


VCCI

Liên đồn Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam

11

NGUN NGHIÃ
Hàng không quốc tế

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

12

IATA

Hiệp hội vận tải Hàng không Quốc tế

13

ICAO

Tổ chức Hàng khơng Dân dụng Quốc tế

14

CPTPP

Hiệp định Đối tác Tồn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương


15

EVFTA Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU

16

FCA

Giao cho người chuyên chở (Free Carrier)

17

CIP

Cước phí và bảo hiểm trả tới (Carriage and Insurance Paid to)

18

ICD

Cảng container nội địa (Inland Container Depot)

19

EDI

Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (Electronic Data Interchange)

20


ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

21

BOT

Hình thức đầu tư giữa cơ quan nhà nước và công ty tư nhân

22

LPI

Chỉ số năng lực logistics (Logistics performance index)

23

TAPA

24
25

Hiệp hội bảo vệ tài sản vận chuyển (Transported Asset Protection
Association)
ISAGO Tiêu chuẩn đánh giá mức độ an toàn khai thác (IATA Safety Audit
for Ground Operations
VNA
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines)



ix

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Hiện nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường ngày càng có nhiều
cơng ty logistics trong và ngồi nước tham gia vào hoạt động làm cho môi trường kinh
doanh ngành logistics càng trở nên gay gắt, trước tình hình đó cơng ty Cổ phần dịch vụ
hàng hố hàng khơng Việt Nam muốn tồn tại và nâng cao vị thế của mình cần phải có
những giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Luận văn “ Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho
bãi tại Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng không Việt Nam (ACSV)” được
nghiên cứu trong phạm vi về không gian nghiên cứu là hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistis kho bãi và phạm vi về thời gian nghiên cứu là kết quả kinh doanh dịch vụ
logistics kho bãi của ACSV giai đoạn 2019-2021 và đề xuất một số giải pháp phát
triển hoạt động kinh doanh của ACSV đến năm 2025.
Luận văn có kết cấu 3 chương bao gồm Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về
phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi hàng không; Chương 2: Thực
trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần
dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam (ACSV); Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt
động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng
khơng Việt Nam (ACSV).
Chương 1 của Luận văn là một số vấn đề cơ bản về logistics, dịch vụ logistics
kho bãi với các khái niệm, đặc điểm và chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics; kinh nghiệm phát triển dịch vụ logistics hàng không của
một số công ty trên thế giới và bài học cho ACSV.
Chương 2 của Luận văn này đã đưa ra những thông tin cơ bản về lịch sử hình
thành và phát triển của ACSV. Cùng với đó, chương này cũng sử dụng phương pháp
phân tích, so sánh để phân tích được thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch
vụ logistics kho bãi và những đáng giá về thế mạnh và hạn chế của ACSV so với các đối
thủ cạnh tranh. Những hạn chế trong trong hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi

của ACSV là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động
kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi của doanh nghiệp trong thời gian tới.


x

Chương 3 của Luận văn là các đề xuất giải pháp đưa ra nhằm phát triển hoạt
động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi trong điều kiện môi trường kinh doanh
ngành logistics có nhiều biến động nhưng cũng có nhiều cơ hội được đưa ra bởi định
hướng phát triển ngành logistics nói chung của Nhà nước. Tác giả hi vọng các giải
pháp này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
thời gian tới.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề nghiên cứu
Vai trò của logistics ngày càng trở nên quan trọng trong việc là công cụ liên
kết các hoạt động trong chuỗi cung ứng, từ hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông
phân phối cho đến mở rộng các hoạt động kinh tế. Logistics tạo ra sự hữu dụng về
thời gian, địa điểm và tính kinh tế, cho các hoạt động của doanh nghiệp. Với vị trí
đặc biệt quan trọng trong chuỗi cung ứng, dịch vụ logistics kho bãi đang góp một
phần khơng nhỏ đến doanh thu, lợi nhuận cũng như sự phát triển của ngành
logistics. Kho bãi góp phần làm tăng giá trị hàng hoá, tăng chất lượng dịch vụ và
thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Đi cùng xu thế phát triển của cả ngành logistics, trong những năm vừa qua
Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam (ACSV) đã không ngừng
phát triển và nâng cao hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi của mình. Là
một cơng ty dịch vụ trong lĩnh vực hàng không, hơn nữa trong những năm gần đây,

vận chuyển hàng hoá bằng đường hàng khơng ngày càng phát triển, lượng hàng hố
ngày càng tăng cao vì vậy nhà ga hàng hố ACSV - nơi giao nhận, lưu kho, lưu bãi
và xử lý hàng hoá cho các hãng hàng khơng phải tối ưu hố hoạt động nhằm đáp
ứng nhu cầu khai thác, phục vụ các chuyến bay và cạnh tranh với các công ty đối
thủ hoạt động trong cùng lĩnh vực.
Nhà ga hàng hoá được trang bị cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh nhưng hoạt động
vẫn chưa thật sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Lượng hàng hố xuất nhập
khẩu nhiều và có thời hạn lưu kho dài hơn do khách hàng gặp những vướng mắc ở
các thủ tục hải quan, thời gian thực hiện các cơng tác kiểm định, đóng thuế nhập
khẩu. Ngồi ra, cịn một số vấn đề tồn tại như: thiếu khả năng đáp ứng cho việc xử
lý hàng hoá trong những tháng cao điểm, những ngày tập trung nhiều chuyến bay
hoặc những ngày phải phục vụ lượng hàng hoá bị ứ đọng do các chuyến bay trước
đó bị huỷ, lượng hàng hoá phải xử lý trong những ngày này tăng đột biến; đội ngũ
nhân sự chưa có chun mơn sâu về nghiệp vụ logistics; hạ tầng công nghệ thông
tin chưa phát triển gây khó khăn trong việc cung cấp dịch vụ của công ty.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp phát triển
hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng


2
hố hàng khơng Việt Nam (ACSV)” làm đề tài nghiên cứu với hy vọng tìm ra các
giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu nước ngồi
Khi nghiên cứu về giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh ngành logistics của
các quốc gia tiểu vùng sông Mêkông và khu vực ASEAN tác giả Ruth Banomyong
(2007, 2008 và 2010): trong bài nghiên cứu tác giả đã đưa ra bộ tiêu chí bao gồm có
4 yếu tố: (1) tiềm lực để phát triển cơ sở hạ tầng logistics; (2) kiện toàn và phát triển
khung thể chế, chính sách, pháp luật liên quan đến công tác quản lý logistics; (3)
năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực

logistics và (4) năng lực của doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics đánh giá dựa
trên quy mô doanh nghiệp, tập quán kinh doanh, các hệ thống logistics được thiết
kế, khả năng tiếp cận với các dịch vụ logistics khác,…
Nghiên cứu về cải tiến công nghệ tự động hóa kho bãi của Kofi Q.Dadzie và
Wesey J.Johnton (1991) đã chỉ ra rằng việc áp dụng tự động hoá kho bãi sẽ làm giảm
chi phí và cải thiện năng suất lao động, chất lượng.
Nghiên cứu của Oleg Garmash, V.Ye. Marchuk và Oksana Ovdiienko (2020)
đã phân tích sự phát triển sáng tạo trong lĩnh vực logistics kho bãi và các xu hướng
tiến bộ nhất trên thế giới như robot – tự động hố các hoạt động của kho, cơng nghệ
trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) - cho phép tự động hoá việc tạo, gửi, tiếp nhận và xử
lý bất kỳ tài liệu điện tử nào, máy bay không người lái- có thể sử dụng trong nhà
kho để tiếp cận hàng hố ở độ cao lớn hơn, vị trí các phương thức vận tải khác
không thể thực hiện được…
2.2. Nghiên cứu trong nước
Mặc dù, logistics phát triển từ rất sớm tại các quốc gia phát triển từ đường
biển, đường bộ và đường khơng. Tại Việt Nam, trong q trình hội nhập nền kinh tế
thế giới thì nhu cầu logistics ngày càng lớn và là một bộ phận cấu thành nên giá
thành sản phẩm. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình xuất khẩu nước ta đã
chuyển biến tốt hơn và ngành logistics thu hút càng nhiều nhà đầu tư nước ngồi có
tầm cỡ lớn. Tuy nhiên, các nghiên cứu đánh giá về logistics tại Việt Nam chưa xứng
hết với tiềm năng và yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn phát triển hiện


3
nay.
Đặc biệt với thực tế và tiềm năng của các tập đoàn sản xuất lớn của nước
ngoài như Samsung, Canon, Microsoft… có nhu cầu rất lớn và làm cho vận tải hàng
không tăng mạnh trong những năm gần đây tại khu vực phía Bắc. Hiện nay, các
nghiên cứu mang tính khoa học trong lĩnh vực logistics hàng không của Việt Nam
nói chung và tại Cảng HKQT Nội Bài là rất ít. Có một số bài đã phản ánh chung về

thực trạng và tiềm năng về logistics của Việt Nam; các luận văn về khai thác các
dịch vụ hàng hoá của các công ty giao nhận; của ngành hàng không Việt Nam.
Nghiên cứu về hoạt động kinh doanh, cụ thể là ngành logistics, trong nước đã
có nhiều cơng trình nghiên cứu lớn đặc biệt chuyên sâu và được coi như là kim chỉ
nam cho những nghiên cứu sau này. Trong những cơng trình nghiên cứu đó phải kể
đến cuốn sách của GS.TS Đặng Đình Đào (2011), cuốn sách tổng hợp các cơng
trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học công nghệ cấp nhà
nước do GS.TS Đặng Đình Đào làm chủ nhiệm.
Nghiên cứu của tác giả Michael Sales do Trần Tiến Sỹ - Nguyễn Thị Hồng
Hạnh dịch (2021) đề cập đến các vấn đề từ lịch sử vận tải hàng không, an ninh, các
công ty phục vụ hàng hoá, các loại hàng hoá phục vụ đến đổi mới và xu hướng
trong logistics hàng khơng, tầm nhìn tương lai. Cuốn sách này cũng đề cập đến
công nghệ thông tin trong vận tải và logistics hàng không. Bên cạnh đó là hàng loạt
rủi ro như trộm cắp, thất lạc hàng hố, rủi ro về mơi trường… Đây được cho là cuốn
sách viết về logistics hàng không khá đầy đủ từ trước đến nay.
Tác giả Phạm Thái Hà (2018) đề cập đến vấn đề trong quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế, logistics là ngành có sự phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng
cao của hoạt động giao lưu thương mại. Việt Nam được đánh giá là một thị trường
đầy tiềm năng và hấp dẫn cho sự phát triển của ngành dịch vụ logistics, tuy nhiên
trên thực tế hoạt động này tại Việt Nam còn nhiều bất cập. Bài viết sử dụng mơ hình
SWOT để phân tích đánh giá thực trạng hoạt động, phát triển của các doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực logistics tại Việt Nam, qua đó làm rõ điểm mạnh, điểm
yếu cũng như cơ hội và thách thức đặt ra và đưa ra các giải pháp phát triển doanh
nghiệp logistics Việt Nam.


4
Tác giả Lê Thuỳ Linh (2022) nghiên cứu các xu hướng ứng dụng công nghệ
hiện đại trong ngành logistics hàng khơng hiện nay và từ đó xem xét thực trạng khả
năng ứng dụng tại Việt Nam.

Tác giả Hồ Thị Thu Hoà và Lã Thu Thuỷ (2020) chỉ ra rằng tiềm năng phát
triển của vận tải hàng không của Việt Nam là rất lớn, điều này địi hỏi hạ tầng hàng
khơng phải được đầu tư nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hố tăng
cao. Theo đó, logistics hàng không cần được nghiên cứu, vận hành một cách khoa
học, có tính chiến lược để hàng hố ln được lưu thông, gia tăng giá trị.
Tác giả Vũ Thị Thanh Nhàn (2011) nêu tổng quan về dịch vụ logistics và nhà
cung cấp dịch vụ logistics. Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Việt Nam trên thị trường miền nam
Việt Nam.
Do dịch vụ logistics kho bãi tại các nhà ga hàng hố hàng khơng là một lĩnh
vực mới phát triển mạnh trong thời gian gần đây ở Việt Nam, đồng thời cũng là lĩnh
vực hoạt động mang tính chất chuyên biệt nên những nghiên cứu khoa học về lĩnh
vực này là rất ít. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu về dịch vụ logistics nhưng đối
tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài trước là chú trọng vào tình hình phát triển
dịch vụ logistics của các doanh nghiệp giao nhận vận tải trên cả nước mà chưa có
đề tài nào nghiên cứu về phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi
tại các nhà ga hàng hoá hàng khơng. Vì vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn là hồn tồn
khơng bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
2.3. Khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích tổng quan nghiên cứu nước ngồi và trong nước, cho
phép tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu quan trọng cần nghiên cứu. Cụ thể,
mặc dù các nghiên cứu về doanh nghiệp logistics ngày càng nhiều nhưng nghiên
cứu phân tích về phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại một
doanh nghiệp hàng không vẫn còn hạn chế, các nghiên cứu được thực hiện ở cấp độ
doanh nghiệp, thường là các đánh giá liên quan đến vấn đề vận chuyển hơn là dịch
vụ logistics tổng thể và phát triển hoạt động logistics của doanh nghiệp.
Ngoài ra, mặc dù ngày càng nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực marketing và
quản trị cho rằng logistics là nguồn lực chiến lược vô cùng quan trọng cho các



5
doanh nghiệp, nhưng vẫn còn tồn tại một số vấn đề đó là các nhà quản lý logistics
có thể phải đối mặt khi xác định những khả năng và lĩnh vực hoạt động nào nên tập
trung và phát triển trước. Các nhà quản lý cần phản ứng nhanh với sự thay đổi
nhanh chóng trên thế giới, nhu cầu khách hàng và và sự thay đổi liên tục các kỳ
vọng. Các đối thủ cạnh tranh, công nghệ, xử lý thông tin, pháp luật và các quy định
là những lĩnh vực khác nhau có thể ảnh hưởng đến một cơng ty phục vụ khách
hàng.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi tại Công
ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt Nam (ACSV). Trên cơ sở kết quả
phân tích này, luận văn đề xuất một số giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ
logistics kho bãi tại Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng không Việt Nam
(ACSV) trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá một số lý luận liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics kho bãi và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics kho bãi.
- Phân tích và đánh giá các thực trạng hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
kho bãi của cơng ty Cổ phần dịch vụ hàng hố hàng không Việt Nam (ACSV).
- Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ
logistics kho bãi của Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng không Việt Nam
(ACSV)
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi trong
lĩnh vực hàng không.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về mặt không gian: Công ty cổ phần dịch vụ hàng hố hàng khơng Việt
Nam.

+ Về mặt thời gian: thực trạng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2019 – 2021
và giải pháp phát triển đến năm 2025.


6
5. Phương pháp nghiên cứu
a.Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và sơ cấp:
- Thu thập thông tin sơ cấp:
+ Thông tin sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phát các phiếu khảo sát
tới các hãng hàng không và một số đại lý giao nhận sử dụng dịch vụ tại ACSV, mục
đích nhằm xem xét đánh giá cơng tác phục vụ và các nguồn lực của công ty. Số
lượng phiếu điều tra mà tác giả phát ra là 26 phiếu gửi đến khách hàng là các hãng
hàng không ACSV đang cung cấp dịch vụ; 40 phiếu gửi đến khách hàng là các đại
lý giao nhận đã ký hợp đồng dài hạn và thường xuyên sử dụng dịch vụ của cơng ty
để có được kết quả chính xác và thực tế nhất.
+ Trình tự tiến hành như sau: để thu thập được thông tin một cách chung nhất
về thực trạng chất lượng dịch vụ của ACSV, tác giả xây dựng phiếu câu hỏi cùng
với các câu trả lời khác nhau, người trả lời chỉ cần điền lựa chọn đáp án mà họ cho
là thích hợp nhất. Trước tiên, tác giả lập danh sách và đánh số thứ tự các hãng hàng
khơng; các đại lý giao nhận. Sau đó, tác giả phát phiếu cho các khách hàng này, mỗi
khách hàng được phát 1 phiếu và chờ thu thập kết quả. Trên cơ sở tổng hợp các
phiếu khảo sát, tác giả thu thập thông tin về: đánh giá các bước trong q trình phục
vụ và mức độ hài lịng của khách hàng đối với dịch vụ của công ty. Chi tiết mẫu
phiếu và kết quả điều tra được đính kèm phụ lục gồm 26 phiếu khách hàng là các
hãng hàng không và 40 phiếu là các đại lý giao nhận.
- Thu thập thông tin thứ cấp:
+

Các


dữ

liệu

thông

tin

trên

trang

chủ

công

ty,

website

/>+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo sản lượng, báo cáo tài chính
trong 3 năm 2019, 2020, 2021 giúp tác giả thu thập các thơng tin đó là: Cơ cấu tổ
chức, chức năng, nhiệm vụ của Cơng ty, tình hình hoạt động kinh doanh của Công
ty.
b. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Với dữ liệu sơ cấp: Thông tin sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phầm
mềm Excel để tính tốn và xử lý dữ liệu.
- Với dữ liệu thứ cấp:



7
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp phân
tích, phương pháp hệ thống hố, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp kết
hợp giữa lý luận và thực tiễn để tìm hiểu vấn đề nghiên cứu.
Phuơng pháp hệ thống hố, phương pháp phân tích được sử dụng khi nghiên
cứu tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài dựa vào các nguồn dữ liệu như báo
cáo nghiên cứu, sách, giáo trình nhằm làm rõ các khái niệm, vai trò, nội dung của
logistics và kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi.
Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh được sử dụng trong khi nghiên cứu
đánh giá thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi trong
thời gian từ năm 2019 đến năm 2021. Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu từ các báo cáo
và điều tra khảo sát, ứng dụng mơ hình kinh doanh 3 yếu tố cốt lõi (3C) và mơ hình
5 áp lực cạnh tranh (5F) của Michael Porter từ đó chỉ ra các thuận lợi và khó khăn
của doanh nghiệp.
Phương pháp phân tích, phương pháp diễn giải được sử dụng khi nghiên cứu
lập luận cho các giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics
kho bãi của doanh nghiệp đến năm 2025.
Cụ thể, quy trình các bước nghiên cứu trong đề tài này được mơ phỏng như
hình vẽ dưới đây:


8

Hình 1: Các bước nghiên cứu của luận văn
6. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục viết tắt, danh mục bảng biểu, danh
mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động kinh doanh dịch
vụ logistics kho bãi hàng không.
Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho

bãi tại Công ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng khơng Việt Nam (ACSV)
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics kho bãi
tại Cơng ty cổ phần dịch vụ hàng hóa hàng không Việt Nam (ACSV)


9

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS
KHO BÃI HÀNG KHÔNG
1.1

Một số vấn đề cơ bản về logistics

1.1.1.

Khái niệm về logistics

Logistics là một trong số ít những thuật ngữ khó dịch nhất từ tiếng Anh sang
tiếng Việt hay thậm chí là sang ngơn ngữ khác. Ý nghĩa của nó q rộng mà khơng
một đơn ngữ nào có thể truyền tải được hết nội dung.
Trên thế giới thuật ngữ này đã xuất hiện từ lâu. Logistics được phát minh và
ứng dụng lần đầu tiên trong hai cuộc Đại chiến thế giới nhằm mục đích di chuyển
lực lượng quân đội cùng với vũ khí có khối lượng lớn và đảm bảo hậu cần cho lực
lượng tham chiến. Napoleon đã từng nói: “Kẻ nghiệp dư bàn về chiến thuật, người
chuyên nghiệp bàn về logistics” vì ơng cho rằng “Logistics là một chuỗi hoạt động
để duy trì lực lượng quân đội”.
Sau khi chiến tranh thế giới kết thúc, logistics trong quân sự được áp dụng vào
các hoạt động kinh doanh thương mại để tái thiết lại nền kinh tế thời hậu chiến.
Cho đến nay trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về logistics và

khó có thể khẳng định, định nghĩa nào là đúng nhất. Tuỳ theo từng giai đoạn phát
triển và dưới góc độ nghiên cứu của các nhà khoa học mà đưa ra khái niệm về
logistics như sau:
- Theo từ điển “ Oxford Advances Learner Dictionary of Current English,US
Fifth Edition, Hornby, Oxford University Press,1995”
“Logistics có nghĩa là việc tổ chức cung ứng và dịch vụ đối với một hoạt động
phức tạp nào đó (Logistics – the organization of suppies and service for any
complex opertation)”
- Theo Hội đồng Quản lý dịch vụ logistics quốc tế (CLM – The Council of
Logistics Management):
“ Logistics là một phần của quá trình cung cấp dây chuyền bao gồm lập kế hoạch,
tổ chức thực hiện, kiểm sốt hiệu quả, lưu thơng hiệu quả và lưu giữ các loại hàng
hố, dịch vụ và có liên quan đến thông tin từ điểm cung cấp cơ bản đến các điểm
tiêu thụ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”.


10
- Theo Đoàn Thị Hồng Vân (2006)“ Logistics là quá trình tối ưu hố về vị trí
và thời gian, vận chuyển và dự trữ nguồn tài nguyên từ điểm đầu tiên của dây
chuyền cung ứng cho đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các
hoạt động kinh tế”.
Mặc dù có nhiều từ ngữ sử dụng, cách diễn đạt và trình bày khác nhau nhưng
tất cả các tác giả đều cho rằng logistics chính là hoạt động kiểm sốt q trình lưu
chuyển, dự trữ hàng hố, dịch vụ và những thông tin từ điểm suất phát đầu tiên đến
nơi tiêu thụ cuối cùng. Mục đích là làm giảm tối đa chi phí phát sinh hoặc sẽ phát
sinh khoảng thời gian ngắn nhất trong quá trình vận động của nguyên vật liệu phục
vụ sản xuất cũng như phân phối hàng hoá một cách kịp thời (Just-in-Time), hiệu
quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Logistics còn liên quan đến các tổ
chức bao gồm: chính phủ, bệnh viện, ngân hàng, người bán bn, người bán lẻ.
1.1.2.


Vai trị của logistics

- Là công cụ liên kết các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC-Global
Value Chain) như cung cấp, sản xuất, lưu thông phân phối, mở rộng thị trường cho
các hoạt động kinh tế.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc
mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistics được các nhà quản
lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến
lược doanh nghiệp. Logistics tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các
hoạt động của doanh nghiệp.
Thế giới ngày nay được nhìn nhận như các nền kinh tế liên kết, trong đó các
doanh nghiệp mở rộng biên giới quốc gia và khái niệm quốc gia về thương mại chỉ
đứng hàng thứ 2 so với hoạt động của các doanh nghiệp, ví dụ như thị trường tam
giác bao gồm 3 khu vực địa lý: Nhật, Mỹ-Canada và EU.
- Logistics có vai trị quan trọng trong việc tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của
sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm
cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, liên tiếp các cuộc khủng hoảng năng lượng
buộc các doanh nghiệp phải quan tâm tới chi phí, đặc biệt là chi phí vận chuyển.


11
Trong nhiều giai đoạn, lãi suất ngân hàng cũng cao khiến các doanh nghiệp có nhận
thức sâu sắc hơn về vốn, vì vốn bị đọng lại do việc duy trì quá nhiều hàng tồn kho.
Chính trong giai đoạn này, cách thức tối ưu hóa q trình sản xuất, lưu kho, vận
chuyển hàng hóa được đặt lên hàng đầu. Và với sự trợ giúp của cơng nghệ thơng
tin, logistics chính là một công cụ đắc lực để thực hiện điều này.
- Logistics hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định chính xác trong hoạt động sản xuất
kinh doanh.

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nhà quản lý phải giải quyết nhiều bài
tốn hóc búa về nguồn ngun liệu cung ứng, số lượng và thời điểm hiệu quả để bổ
sung nguồn nguyên liệu, phương tiện và hành trình vận tải, địa điểm, khi bãi chứa
thành phẩm, bán thành phẩm, …
Để giải quyết những vấn đề này một cách có hiệu quả khơng thể thiếu vai trị
của logistics vì logistics cho phép nhà quản lý kiểm sốt và ra quyết định chính xác
về các vấn đề nêu trên để giảm tối đa chi phí phát sinh đảm bảo hiệu quả trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
-

Logistics đóng vai trị quan trọng trong việc đảm bảo yếu tố đúng thời gian-

địa điểm (just in time).
Q trình tồn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng
phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với
dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm
sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất. Kết quả là hoạt động lưu thơng nói
riêng và hoạt động logistics nói riêng phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp
thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối
thiểu.
Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng,
sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này
trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
1.1.3.

Phân loại logistics
v Phân loại theo lĩnh vực


12

- Logistics đầu vào (in bound logistics): Là hoạt động đảm bảo cung ứng tài
nguyên đầu vào (nguyên liệu, thông tin, vốn) cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp một cách tối ưu cả về vị trí, thời gian, chi phí.
- Logistics đầu ra (out bound logistics): Là các hoạt động đảm bảo cung cấp
thành phần đến tay người tiêu dùng một cách tốt đẹp cả về vị trí, thời gian và chi
phí nhằm đáp ứng các mục tiêu của doanh nghiệp.
- Logistics ngược (reverse logistics): Là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế
liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hướng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản
xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
v Phân loại theo hình thức
Logistics không phải là một hoạt động riêng lẻ mà là một chuỗi các hoạt động
liên tục có quan hệ tác động qua lại với nhau, tổ chức một cách khoa học và có hệ
thống qua các bước: nghiên cứu, hoạch định, tổ chức, quản lý, thực hiện, kiểm tra,
kiểm sốt và hồn thiện.
Logistics liên quan đến tất cả các nguồn tài ngun như: vật tư, nhân lực,
thơng tin bí quyết công nghệ, các yếu tố đầu vào cần thiết để tạo ra sản phẩm hay
dịch vụ phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng.
Logistics tồn tại ở cả hai cấp độ: hoạch định và tổ chức. Ở cấp độ thứ nhất, vấn
đề đặt ra là nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm hay dịch vụ…phải lấy ở
đâu? Vào khi nào? Và vận chuyển chúng đi đâu?. Do vậy tại đây xuất hiện vấn đề
vị trí. Cấp độ thứ hai quan tâm tới việc làm thế nào để đưa được nguồn tài nguyên,
các yếu tố đầu vào từ điểm đầu đến điểm cuối dây chuyền cung ứng. Từ đó nảy sinh
vấn đề vận chuyển và lưu trữ.
Vì lĩnh vực logistics rất đa dạng, bao gồm nhiều quy trình và công đoạn khác
nhau nên hiện nay chia thành 5 phương thức khai thác hoạt động logistics như sau:
- First Party Logistics (1PL - Logistics tự cấp)
Là hình thức dịch vụ mà những người sở hữu hàng hoá sẽ tự mình tổ chức và
thực hiện các hoạt động logistics. Các công ty này sở hữu phương tiện vận tải, nhà
xưởng, thiết bị xếp dỡ và các nguồn lực khác bao gồm cả con người để thực hiện
hoạt động logistics. 1PL khác biệt rõ rệt với các loại hình logistics cịn lại bởi mang

tính đặc trưng tự cấp khơng cần đến một bên cung cấp dịch vụ logistics khác. Đa số


13
hình thức 1PL được áp dụng với những hàng hố có kích thước khơng q lớn, vận
chuyển phạm vi hẹp, chủ yếu là nội bộ trong nước. Cũng có một số là những tập
đoàn logistics lớn trên thế giới và có mạng lưới logistics tồn cầu, phương cách hoạt
động phù hợp với từng địa phương. Tuy vậy, với những doanh nghiệp quy mơ nhỏ
cũng như khơng có đủ kinh nghiệm, trình độ, chất lượng nhân lực thì hình thức 1PL
sẽ gây nhiều khó khăn làm giảm hiệu quả kinh doanh lại dễ gây ra nhiều rủi ro và
tốn kém chi phí.
- Second Party Logistics (2PL – Cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai)
Là việc quản lý các hoạt động logistics truyền thống như vận tải hay kho vận.
Công ty khơng sở hữu hoặc có đủ phương tiện và cơ sở hạ tầng thì có thể th ngồi
các dịch vụ cung cấp logistics nhằm cung cấp phương tiện thiết bị hay dịch vụ cơ
bản. Lý do của phương thức này là để cắt giảm chi phí hoặc vốn đầu tư.
- Third Party Logistics (3PL – Cung cấp dịch vụ bên thứ ba)
3PL là việc th các cơng ty bên ngồi để thực hiện các hoạt động logistics, có
thể là tồn bộ q trình hoặc một số hoạt động có chọn lọc.
Các hoạt động cung cấp dịch vụ logistics thực hiện cho công ty khách hàng
dựa trên hợp đồng bao gồm: kê khai hải quan, thơng quan hàng hố, vận chuyển,
bốc dỡ hàng… đảm bảo hàng hoá được đến đúng nơi cam kết. Thông thường, các
công ty 3PL sở hữu các loại phương tiện vận chuyển từ đường bộ đến đường hàng
khơng và có mối liên hệ mật thiết với các công ty vận chuyển khác để đáp ứng tốt
nhất yêu cầu của khách hàng và tận dụng tối đa chức năng dịch vụ của công ty.
Bên cạnh việc đảm nhận mọi thủ tục và vận chuyển hàng hố, cơng ty cung
cấp dịch vụ 3PL còn chịu trách nhiệm về thời gian vận chuyển để hàng hố cịn
ngun vẹn, được giao đúng thời gian và địa điểm.
- Fourth Party Logistics (4PL – Logistics chuỗi phân phối)
4PL được phát triển dựa trên nền tảng của 3PL, nhưng bao gồm các hoạt động

rộng hơn và mang tính trách nhiệm cao như các dịch vụ cơng nghệ thơng tin, quản
lý tiến trình kinh doanh.
Hình thức 4PL không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống logistics mà cịn là tồn bộ
chuỗi cung ứng của khách hàng. Các công ty logistics cung cấp dịch vụ 4PL thường
là cơng ty liên doanh có hợp đồng hợp tác dài hạn, mang tầm nhìn chiến lược lâu


×