Thực hiện: Nhóm 2
Thực hiện: Nhóm 2
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về
Nguyễn Thị Trà My.
Nguyễn Thị Hậu.
Lê Thị Dung.
Võ Thị Minh Lý.
Nguyễn Thị Kim Hồng.
Nguyễn Thị Quyên.
Thái Khắc Quý.
Oudomvong Souphaphone.
Danh sách nhóm:
I. Đặt vấn đề.
II. Tổng quan về sông Đồng Nai.
III. Hiện trạng và nguyên nhân ô nhiễm nước sông
Đồng Nai.
IV. Các khu công nghiệp xung quanh sông Đồng Nai.
V. Một số biện pháp giảm thiểu sự ô nhiễm nước
sông Đồng Nai
VI. Kết luận.
Mục lục
Ở Việt nam do điều kiện mưa nhiều đã tạo ra một số lượng
sông suối lớn, dày đặc.
Các sông lớn thường bắt nguồn từ bên ngoài, phần trung
du và hạ du chảy trên đất việt nam.
Chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đổ ra biển Đông
trừ sông Kỳ Cùng và Bằng Giang (Đông Nam - Tây Bắc)
Vào mùa mưa sông chảy xiết, khi chảy về đồng bằng,
sông uốn khúc quanh co.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Có 9 hệ thống sông lớn trải từ Bắc vào
Nam gồm:
+ Hệ thống sông Bằng Giang - Kỳ Cùng.
+ Hệ thống sông Thái Bình.
+ Hệ thống sông Hồng.
+ Hệ thống sông Mã.
+ Hệ thống sông Lam.
+ Hệ thống sông Thu Bồn - Vu Gia.
+ Hệ thống sông Ba.
+ Hệ thống sông Đồng Nai.
+ Hệ thống sông Mê Kông (Cửu Long).
- Trong đó Hệ thống Sông Đồng Nai gồm các sông:
Đồng Nai, Vàm Cỏ, Sài Gòn… hợp thành, có chiều dài lớn nhất
nước ta.
- Hệ thống sông bắt nguồn từ cao nguyên lâm viên, lưu
vực hệ thống sông nằm gần trọn ven trên lãnh thổ Việt Nam.
Sông Đồng Nai là sông chính của hệ thống Sông Đồng Nai,
có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội của 6 tỉnh, thành mà nó chảy qua.
Đặc biệt trên sông này có 3 địa phương là Bình Dương,
TP.HCM, Đồng Nai là 3 trong 4 hạt nhân của vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam và là đầu tàu kinh tế của cả nước.
Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế nhanh chóng, sự nở rộ của
nhiều đô thị và nhiều vấn đề khác đã kéo theo nhiều hệ lụy làm ảnh
hưởng đến môi trường, đáng ngại nhất là sự ô nhiễm trên lưu vực
sông Đồng Nai hiện nay đang ở giai đoạn báo động.
II. TỔNG QUAN VỀ SÔNG ĐỒNG NAI
- Là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ
về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long.
- Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông,
Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với
chiều dài 586 km và lưu vực 38.600 km².
- Các phụ lưu chính gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La
Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ.
- Các phân lưu của nó có tên gọi là sông Lòng Tàu, Đồng
Tranh, Thị Vải, Soài Rạp, v.v…
- Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh
Lâm Đồng.
- Sông Đồng Nai có một số cảng lớn như cảng Cát Lái, cảng
Bình Dương.
III. HIỆN TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN Ô
NHIỄM NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI
3.1. Hiện trạng:
- Theo Cục Bảo vệ môi trường hiện nay môi trường lưu vực
sông Đồng Nai đang ở mức báo động đỏ. Trong đó:
- Chất lượng nước sông
Đồng Nai có nồng độ cao của
chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,
dầu mỡ và vi khuẩn. Nước mặt
có màu màu vàng, quan sát thấy
nhiều dầu mỡ.
- Phần hạ lưu sông Đồng
Nai bị ô nhiễm nặng, nhiễm mặn
nghiêm trọng, một số đoạn đã trở
thành đoạn sông chết.
Các chỉ số ô nhiễm trong nước thải từ
các khu công nghiệp trên địa bàn một số tỉnh
xung quanh sông Đồng Nai
TT Địa phương
Tổng nước thải
phát sinh từ các
KCN (m
3
/ngày)
Các chỉ số (kg/ngày)
TSS BOD5 COD
1 TP.Hồ Chí Minh 57.700 12.694 7.905 18.406
2 Bình Dương 45.900 10.908 6.288 14.642
3 Đồng Nai 179.066 39.395 24.532 57.122
Nguồn: Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2012
- Sông Sài Gòn bị ô nhiễm chất hữu cơ, vi sinh và một số
nơi ô nhiễm kim loại nặng.
- Chất lượng nước sông La Ngà: nước bị ô nhiễm các hợp
chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi khuẩn.
- Chất lượng nước sông Thị Vải: Đoạn sông Thị Vải từ sau
khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ
Xuân dài hơn 10km đã trở thành "sông chết", là đoạn sông bị ô
nhiễm nhất trong lưu vực.
3.2. Nguyên nhân của tình trạng ô nhiễm
+ Nguồn nước thải công nghiệp
+ Khai thác khoáng sản
+ Làng nghề, sinh hoạt
+ Y tế
+ Nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản
+ Chất thải rắn
- Các khu công nghiệp và khu chế xuất đóng góp
một lượng lớn nước thải vào lưu vực sông, trong đó lớn
nhất là nước thải từ các khu công nghiệp và khu chế
xuất của tỉnh Đồng Nai (chiếm 57,2%), TP.HCM (23%)
và tỉnh Bình Dương (9%)…
- Tính trên toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai có 114
khu công nghiệp đang hoạt động, tuy nhiên mới chỉ có
79 khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, còn lại
các khu công nghiệp đều xả nước thải trực tiếp ra sông
Đồng Nai.
-Riêng tại TP.HCM chỉ có 20% tổng lượng nước
thải được xử lý mỗi ngày và thực tế tỷ lệ nước thải được
xử lý đạt tiêu chuẩn còn ít hơn.
IV. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP XUNG
QUANH SÔNG ĐỒNG NAI
Trên toàn bộ lưu vực sông Đồng Nai có 114 khu
công nghiệp, tuy nhiên mới chỉ có 79 khu công nghiệp có
hệ thống xử lý nước thải, còn lại các khu công nghiệp đều
xả nước thải trực tiếp ra sông Đồng Nai.
Hàng ngày, các nhà máy thải hàng triệu mét khối
nước thải ra sông, chiếm đến 57,2% trong tổng lượng
nước thải ra sông Đồng Nai.
Trung bình mỗi tháng có gần 30 tấn chất thải gây ô
nhiễm như dầu mỡ, chất thải hữu cơ, kim loại nặng đổ ra
sông này, hiện tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Đồng
Nai đang ở mức báo động.
Khu công nghiệp biên hoà I
- Là khu công nghiệp có nguồn gây ô nhiễm đối
với sông Đồng Nai khá lớn.
- Công nghệ và thiết bị, máy móc sản xuất đã
lạc hậu, công tác xử lý nước thải chưa được cải tiến.
- Hiện nay, mỗi ngày, 105 doanh nghiệp đóng
tại khu công nghiệp Biên Hòa 1 xả ra lượng nước thải
khoảng gần 8.000m
3
.
- Trong số này, chỉ có trên 1.000m
3
khối được
đấu nối qua khu công nghiệp Biên Hòa 2 để xử lý,
lượng nước thải còn lại được các doanh nghiệp tự xử
lý rồi xả trực tiếp ra sông Đồng Nai.
1. Một góc Khu công nghiệp
Biên Hòa 1 tiếp giáp sông
Đồng Nai
2. Nước thải chưa qua xử lý từ
Khu công nghiệp Biên Hòa 1
ra sông Đồng Nai
3. Cống xả nước thải ở phía
sau Công ty Nhựa Đồng Nai.
1
2
3
Khu công nghiệp Long Thành
Khu Công nghiệp Long Thành thuộc huyện Long Thành,
tỉnh Đồng Nai do Công ty cổ phần Sonadezi Long Thành làm chủ
đầu tư.
Ngày 4/8/2011, Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi
trường (Bộ Công an) đã phát hiện Nhà máy xử lý nước thải tập
trung ở Khu công nghiệp Long Thành xả thải gây ô nhiễm rạch Bà
Chèo.
Dòng nước ô nhiễm của con
rạch Bà Chèo – nơi hứng
nguồn nước thải độc hại của
KCN Long Thành
Cống xả chất thải độc hại của Nhà máy xử lý
nước thải của Sonadezi Long Thành
Công ty Sonadezi Long
Thành bị xử phạt hành chính
405 triệu đồng; bị 266 hộ dân
khởi kiện và phải đền bù hơn
15 tỷ đồng cho khoảng 279
hộ dân.
3 hành vi vi phạm của Sonadezi Long Thành:
+ Xả nước thải ra môi trường vượt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật từ 5 đến dưới 10 lần;
+ Thực hiện không đúng, không đầy đủ các nội dung trong cam
kết bảo vệ môi trường đã được phê duyệt;
+ Vận hành không đúng, không đầy đủ hệ thống xử lý nước
thải dẫn đến nước thải sau xử lý không đạt quy chuẩn.
MỘT SÔ KHU CÔNG NGHIỆP KHÁC
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai,
kết quả kiểm tra năm 2012:
150 doanh
nghiệp bị xếp
vào danh sách
gây ô nhiễm
môi trường
Có 57 doanh nghiệp
được chứng nhận
hoàn thành xử lý ô
nhiễm
Còn 93 doanh
nghiệp gây ô nhiễm
môi trường
Nhiều cơ sở bị phát hiện gây ô nhiễm môi trường đã 2 - 3 năm
nay, nhưng chưa đầu tư đúng mức để khắc phục hậu quả: Công ty
công nghiệp Hồng Đạt
Có doanh nghiệp sau 2 lần gia hạn vẫn chưa xử lý hết ô nhiễm
và đã bị xử phạt hành chính: Công ty cổ phần gạch men V.T.C
V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU SỰ Ô
NHIỄM NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI