Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 81 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
CỦA MAVĂN KHÁNG

THẠCH THỊ MỘNG THUY

Hậu Giang, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
CỦA MA VĂN KHÁNG
Giảng viên hướng dẫn:

Sinh vên thực hiện:

NGUYỄN LÂM ĐIỀN

THẠCH THỊ MỘNG THUY



Hậu Giang, 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1
1.Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề................................................................................................................ 1
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 4
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT SAU 1975
VÀ TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG ........................................................................... 6
1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết sau 1975 ............................................................ 6
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội sau 1975 ......................................................................... 6
1.1.2. Sự phát triển của tiểu thuyết sau 1975 ................................................................. 9
1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết sau 1975 .................................................................... 13
1.2. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng ................................................................................... 16
1.2.1. Vài nét về nhà văn Ma Văn Kháng ................................................................... 16
1.2.2. Đóng góp của Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết ........................................ 20
CHƯƠNG 2: KIỂU GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ KIỂU GIA ĐÌNH MỚI TRƯỚC
BIẾN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI TRONG MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN ..................... 23
2.1. Kiểu gia đình truyền thơng trước biến động xã hội ............................................ 23
2.1.1. Nét đẹp của kiểu gia đình truyền thống ................................................................. 23
2.1.2. Kiểu gia đình truyền thống trước thời kỳ đổi mới ................................................. 28
2.2. Những bi kịch của gia đình trước biến động của xã hội ..................................... 31
2.2.1. Bi kịch của đại gia đình ..................................................................................... 31
2.2.2. Bi kịch của những gia đình riêng....................................................................... 37
2.3. Vẻ đẹp của gia đình kiểu mới ................................................................................ 41
2.3.1. Sự đồng cảm yêu thương ................................................................................... 41

2.3.2. Sự phát huy nét đẹp truyền thống gia đình ....................................................... 43
Chương 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG MÙA LÁ RỤNG
TRONG VƯỜN ................................................................................................................... 45
3.1. Nghệ thuật trần thuật ............................................................................................. 45
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật .......................................................................................... 45
3.1.2. Giọng điệu trần thuật ......................................................................................... 54


3.2. Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt và miêu tả tâm lý nhân vật .................................. 59
3.2.1. Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt ............................................................................. 59
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ................................................................... 61
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... i
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................ iii
NHẬN XÉT CẢU GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................... iv


Lời cảm ơn
Trong suốt bốn năm qua, tôi đã được học tập trên giảng đường Trường Đại học
Võ Trường Toản, đó thật sự là niềm vui, niềm hạnh phúc và tự hào đối với tôi. Đây
cũng là lần đầu tiên tôi được làm luận văn tốt nghiệp, tôi rất vui vì được tiếp cận với
đề tài khoa học.
Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, tơi gặp rất nhiều khó khăn, đây quả thật đây
là một thử thách khó đối với tơi, nhưng nhờ có sự hướng dẫn, chỉ dạy nhiệt tình của
thầy Nguyễn Lâm Điền, tơi hồn luận văn đúng thời hạn. Tôi xin gửi lời biết ơn
chân thành và sâu sắc nhất đối với thầy.
Tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô Trường Đại học Võ Trường Toản và các thầy
cô thỉnh giảng đã trang bị kiến thức và tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành
luận văn.
Xin cảm ơn đến cán bộ thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, Thư viện

thành phố Cần Thơ đã cung cấp tài liệu phục vụ cho việc thực hiện đề tài.
Tôi xin tri ân tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè đã cổ vũ động viên tơi
hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Trân trọng cảm ơn!

Hậu Giang, ngày 12, tháng 5 năm 2013
Thạch Thị Mộng Thuy


LỜI CAM ĐOAN
*********
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tơi thực hiện. Các số liệu thu nhập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực. Đề tài không trùng lặp với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.

Sinh viên thực hiện

THẠCH THỊ MỘNG THUY


Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề
3. Mục đích nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT SAU 1975
VÀ TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết sau 1975

1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội sau 1975
1.1.2. Sự phát triển của tiểu thuyết sau 1975
1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết sau 1975
1.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng
1.2.1. Vài nét về nhà văn Ma Văn Kháng
1.2.2. Đóng góp của Ma Văn Kháng ở thể loại tiểu thuyết
Chương 2
KIỂU GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG VÀ KIỂU GIA ĐÌNH MỚI
TRƯỚC BIẾN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI
2.1. Kiểu gia đình truyền thống trước biến động của xã hội
2.1.1. Nét đẹp của kiểu gia đình truyền thống
2.1.2. Kiểu gia đình truyền thống trong thời đổi mới
2.2 Những bi kịch của gia đình trước biến động của xã hội
2.2.1. Bi kịch của đại gia đình
2.2.2. Bi kịch của những gia đình riêng
2.3. Vẻ đẹp của gia đình kiểu mới
2.3.1. Sự đồng cảm yêu thương
2.3.2.Sự phát huy nét đẹp của gia đình truyền thống


Chương 3
NGHỆ THUẬT THỆ HIỆN VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG TIẾU THUYẾT
MÙA LÁ RỤNG TRONG VƯỜN
3.1. Nghệ thuật trần thuật
3.1.1.Điểm nhìn trần thuật
3.1.2. Giọng điệu trần thuật
3.2.Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
3.2.1. Nghệ thuật tả cảnh sinh hoạt
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật
KẾT LUẬN

Tài liệu tham khảo
Mục lục
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn
Nhận xét của giảng viên phản biện


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chiến tranh đi qua, đất nước từng bước đổi thay và phát triển. Tiểu thuyết sau
1975 cũng dần chuyển mình vận động để theo kịp với thời đại, nhằm tạo nên một vị
trí xứng đáng trên văn đàn Việt Nam.
Ma Văn Kháng là một trong những nhà văn mở đường cho sự đổi mới văn
học. Một trong những đóng góp ấy là sự đổi mới về cái nhìn, giọng điệu và ngơn
ngữ nghệ thuật. Ông đã cố gắng đổi mới tư duy nghệ thuật tiểu thuyết, tìm những
hướng đi mới cho quá trình sáng tác.
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, nhiều sáng tác của Ma Văn Kháng đã “nhìn
thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” từ đó tạo nên những cuộc tranh luận sơi nổi trên
các diễn đàn văn học. Ơng cũng là một trong số những nhà văn Việt Nam sáng tác
thành công ở cả hai thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Qua từng truyện ngắn và
tiểu thuyết, Ma Văn Kháng khơng ngừng tìm kiếm những cách thể hiện mới. Thời
gian và kinh nghiệm nghệ thuật đã tôi luyện ngịi bút Ma Văn Kháng khiến ơng
ln gặt hái được những thành tựu đáng kể.
Lâu nay, đã có khá nhiều bài viết, các cơng trình nghiên cứu về Ma Văn Kháng
và các tác tác phẩm của ơng. Đã có những đánh giá, nhận định chung về từng tác
phẩm cụ thể, về hình tượng nghệ thuật, thậm chí là khen chê một tác phẩm hoặc
một khía cạnh nào đó của tác phẩm ngay khi nó mới ra đời. Nhưng đối với tôi đọc
tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn kháng để lại cho tôi nhiều ấn
tượng sâu sắc. Đây cũng là lí do vì sao chúng tơi mạnh dạn chọn Vấn đề gia đình
trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, để làm luận văn tốt nghiệp. Việc đi sâu tìm
hiểu đề tài này giúp cho người nghiên cứu phần nào hiểu thêm về tài năng nghệ

thuật của Ma Văn Kháng nhất là khả năng viết về vấn đề gia đình sau năm 1975.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã thật sự gây sự chú ý, quan tâm đặc biệt của đông
đảo độc giả cũng như giới phê bình văn học và đã trở thành hiện tượng văn học một
thời. Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn đã tạo ra cuộc tranh luận sôi nổi làm cho
đời sống văn học đương đại trở nên phong phú và đa dạng hơn.

1


Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn xuất hiện. Câu lạc bộ báo Người Hà Nội
và xuất bản Phụ nữ phối hợp tổ chức, các nhà văn, nhả lý luận phê bình đã có nhiều
ý kiến đánh giá về những thành công cũng như những hạn chế của tác phẩm. Lại
Nguyên Ân khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn biểu hiện cho xu thế văn học
đang hướng tới những vấn đề cốt yếu”; Hoàng Kim Quý lại nhấn mạnh “Tác giả
Mùa lá rụng trong vườn đã nhìn thẳng vào cuộc sống của những gia đình đối với
mỗi gia đình”.
Cùng với ý kiến đó Lê Thanh Hùng cũng đưa ra nhận xét : “có lẽ Ma Văn
Kháng muốn bộc lộ một cái nhìn tiến bộ và khá mới mẻ, một nhận định khá chính
xác về hiện thực đời sống đương thời, cái xấu ,cái ác vẫn tồn tại,hồnh hành và
sinh sơi trong đời sống, cịn cái thiện, mặc dù có nhưng có lẽ chưa đủ mạnh để có
thể chiến thắng”.
Trong những bài viết nói về vấn đề gia đình của tác phẩm Mùa lá rụng trong
vườn của Ma Văn Kháng Trần Đăng Xuyền cho rằng : “Mùa lá rụng trong vườn
chủ yếu mơ tả sự biến đổi của gia đình trong thời kỳ quá độ hiện nay. Gia đình, cái
vùng tưởng như yên ổn, cái mà có lúc tác giả gọi là “vùng an lạc” trong tình hình
mới, có ai ngờ lại là một vùng có nhiều song gió đến thế. Xã hội dù phát triển tới
mức nào cũng không thể coi nhẹ những quan hệ gia đình. Gia đình vẫn tiếp tục tồn
tại như một thực thể xã hội. Với tinh thần ấy, Ma Văn Kháng có lý khi phê rằng: “
hình như có một thời kỳ người ta có ảo tưởng là coi nhẹ các quan hệ gia đình. Các

quan hệ cha con, vợ chồng, anh em …hình như khơng cịn gì bàn bạc nữa”
(trang48). Mối quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội cần phải được giải quyết
thỏa đáng. Nếu như số phận của mỗi cá nhân đã từng gắn bó sống cịn với vận
mệnh của dân tộc, thì trong một chừng mực nhất định, cũng gắn bó mật thiết với
hồn cảnh của mỗi gia đình nữa, chứ sao! Với cảm quan hiện thực của một nhà
văn, Ma Văn Kháng thấy sự cần thiết phải duy trì củng cố quan hệ gia đình…”
Lại một lần nữa Trần Đăng Xuyền cũng khẳng định: “Mùa lá rụng trong vườn
Ma Văn Kháng cũng phản ánh một hiện tượng có tính chất xã hội khá phổ biến
trong đời sống gia đình hiện nay. Đó là tình trạng giữa người vợ và người chồng
không tạo nên một hệ thống tâm lý sinh hoạt phù hợp giũa hai cá tính. Cá tính đã
không làm cho phong phú thêm lại gây trở ngại cho nhau. Đặc biệt là tình trạng

2


người chồng khơng trở thành người bạn thân tình, người hướng dẫn phụ trách tinh
thần cho vợ…”
Khi nói về Mùa lá rụng trong vườn Vân Thanh nhận xét : “Có thể xem Mùa
lá rụng trong vườn là tiếng nói của tác giả trước hiện thực hơm nay: Một tiếng nói
quan hệ giữa cá nhân, gia đình và xã hội, về trách nhiệm của mỗi gia đình đối với
cuộc sống, và cuộc sống giành cho mỗi người. Những nét cũ mới đan chéo nhau,
những mâu thuẩn gay gắt trong quan hệ giữa người thân trong gia đình cụ Bằng,
phản ánh rõ nét những xung đột mới của xã hội, cũng như trong gia đình. Có thể có
lúc mới lúc cũ , tốt xấu, tạm thời hịa ngỗn với nhau, nhưng rồi tự nó sẽ phá tung
ra, làm đảo lộn những cái đã có. Rồi lại dần dần ổn định, hoặc cái tốt hoặc cái xấu,
cái cũ tạm thời chiếm ưu thế, nhưng xu hướng tất yếu là hướng đi lên của cái mới,
cái tốt”.
Ở bài viết Sống rồi mới viết Ma Văn Kháng từng chia sẻ với phóng viên
Đặng Thanh Phương rằng “ Đây là cuốn tiểu thuyết tôi viết nhanh nhất cuốn tiểu
thuyết xoay quanh chủ đề gia đình, một chủ đề liên quan mật thiết với những điều

thường ngày, những chuyện tưởng như tầm thường, tẻ nhạt nhưng thực ra đã chứa
đựng những điều sâu xa, những diễn biến rối rắm, phức tạp ở con người viết Mùa
lá rụng trong vườn tôi băn khoăn trăn trở một câu hỏi : “Gia đình tế bào của xã
hội, liệu có vững vàng trong cuộc sống xây dựng đang có nhiều khó khăn bê bối này
?”. Tơi muốn đặt gia đình vào bối cảnh lịch sử cụ thể, để miêu tả. Nó đang biến
động dưới tác động đa chiều, phức tạp của hồn cảnh xã hội. Chiến tranh là một
hiện tượng khơng bình thường của xã hội. Một khi vấn đề vận mệnh của dân tộc
được đặt lên hàng đầu thì số phận của từng gia đình, của mỗi cá nhân, tất nhiên
phải lùi xuống hàng thứ yếu. Cố nhiên, trong cuộc kháng Mỹ cứu nước với sứ mạng
giải phóng dân tộc, giải phóng cộng đồng đã bao hàm nhiệm vụ giải phóng cho gia
đình và từng cá nhân, song, nếu nghĩ rằng giải phóng cho cá nhân rồi thì có phần
đơn giản quá. Viết về sự biến đổi gia đình suy cho cùng cũng chính là viết về sự vận
động, số phận của mỗi cá nhân trong cuộc sống hiện nay. Lối sống ích kỷ, bng
thả theo những dục vọng thấp hèn, coi tiền là trên hết, bất chấp mọi nguyên tắc,
luật lệ của đạo đức xã hội đang có nguy cơ xâm nhập vào từng gia đình, làm đảo
lộn tất cả những gì trước đây được cho là thiêng liêng cao cả. Tuy nhiên, có lẽ vẫn

3


còn những sức mạnh bền vững tiềm tàng trong người Việt tạo nên trụ đỡ cho con
người, cộng đồng dân tộc, giữa cơn chấn động này”.
Ma Văn Kháng đã nhận lời khuyên của Tổng biên tập Trần Hữu trong Mùa lá
rụng trong vườn : “Chúng ta đã tạo ra những thành quả hết sức vĩ đại nhưng cũng
đẻ ra vô số cái tồi tệ… Cái xấu, cái vô lý như cậu nói chính là sản phẩm của chúng
ta... Cậu dùng chữ tố cáo là chưa ổn... Nên nhớ dũng cảm chịu đựng trên cơ sở
phân tích khoa học cũng là một đức tính cần thiết bên cạnh đức tính bình tĩnh”.
Những bài viết, những nhận định về tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của
Ma Văn Kháng, viết về những vấn đề xã hội đương thời, tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi nghiên cứu thể hiện đề tài Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn

Kháng, tiếp cận với đề tài này, với kiến thức có hạn người nghiên cứu chỉ mong
muốn góp thêm một phần ý tưởng làm nổi bật vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma
Văn Kháng .
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tơi đi sâu vào nghiên cứu Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của Ma
Văn Kháng nhằm chỉ ra và lí giải tìm kiếm khám phá những mối quan hệ trong gia
đình của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn mối quan hệ vợ chồng cha con.
Từ cơ sở nói trên, để tìm hiểu sâu hơn những vấn đề gia đình trong tiểu thuyết
Mùa lá rụng trong vườn được Ma Văn Kháng nói lên những xung đột và muâu
thuẫn trong một gia đình, thấy được sự phá vỡ ở một số phương diện của gia đình
trong thời kì đổi mới.
4. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, người nghiên cứu
tập trung khảo sát tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn do nhà xuất bản Trẻ tái bản
vào tháng 7 năm 2011. Ngoài ra người nghiên cứu còn khảo sát một số tiểu thuyết
của các tác gia khác để so sánh và đối chiếu nhằm làm nổi bật lên nét riêng của Ma
Văn Kháng viết về mảng đề tài gia đình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nói trên, trong luận văn này chúng tôi đã sử
dụng những phương pháp sau:

4


Phương pháp thống kê, phân loại: dựa trên cơ sở những nguồn tư liệu tìm
được, để tìm ra những bài viết hợp lí về Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết Ma Văn
Kháng.
Phương pháp phân tích tổng hợp: giúp chúng tơi tìm hiểu và tiếp cận trực tiếp
trên văn bản, đưa ra những luận điểm hợp lí về vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của
Ma Văn Kháng.

Phương pháp so sánh: để tìm ra những nét khác nhau về vấn đề gia đình trong
tiểu thuyết Ma Văn Kháng so với các vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của những
nhà văn khác.
Những phương pháp này, được chúng tôi vận dụng kết hợp một cách linh hoạt
trong quá trình nghiên cứu đề tài nói trên.

5


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT SAU 1975
VÀ TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG
1.1. Những vấn đề chung về tiểu thuyết sau 1975
1.1.1. Bối cảnh lịch sử xã hội sau 1975
Sau đại thắng mùa xuân 1975, cả nước tự tin, phấn khởi cùng bước vào công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Hoàn cảnh xã hội hoàn toàn thay đổi, trình độ lực
lượng sản xuất đã bộc lộ nhiều nhược điểm của cơ chế quản lí quan liêu bao cấp, mà
một trong những biểu hiện rõ nhất là tình trạng trì trệ của tồn xã hội trong hầu hết
các lĩnh vực. Đời sống nhân dân khó khăn. Đất nước ta thực sự đứng trước những
thử thách trong việc củng cố và phát triển xã hội. Tình hình đó khiến Đảng phải có
những chủ trương lãnh đạo đúng đắn nhằm đưa đất nước thốt khỏi tình trạng khó
khăn. Đổi mới chính là tư tưởng chủ đạo của Đảng ta nhằm giải quyết tình hình
trên. Từ Đại hội VI (1986) của Đảng, đất nước ta chính thức bước vào giai đoạn đổi
mới về nhiều phương diện, trong đó nổi bật là đổi mới về kinh tế và văn hóa.
Về kinh tế, nhà nước xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp chuyển sang kinh tế nhiều
thành phần, hoạch toán kinh tế kinh doanh. Nền kinh tế dần dần chuyển sang kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nước ngồi, nhà nước ta thực
hiện chính sách mở cửa mời gọi đẩu tư, tăng cường xuất nhập khẩu hàng hóa. Chủ
trương đổi mới đúng đắn đó chính là chìa khóa giải phóng sức lao động, sáng tạo
của lực lượng sản xuất, thu hút nhiều đối tác nước ngoài đem vốn và công nghệ tiên

tiến vào nước ta đầu tư làm bộ mặt kinh tế đất nước ta thay đổi từng ngày. Về đối
ngoại, Đảng ta thực hiện chính sách đối ngoại giao mềm dẻo, linh hoạt. Từ những
quan hệ quốc tế đối đầu chúng ta đã khéo léo chuyển sang đối thoại. Việt Nam dần
dần được nhiều nước ủng hộ. Đó cũng là một yếu tố quan trọng khiến đất nước ta có
thêm nhiều trợ lực từ bên ngồi, góp phần khiến cho mọi mặt của đời sống xã hội
tăng nhanh tốc độ phát triển.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, xã hội cũng nảy sinh nhiều vấn đề mới.
Giá trị vật chất trở thành thuốc thử hiệu quả của nhân cách: bản lĩnh vững vàng
trước cám dỗ hay sa ngã, trở thành nô lệ của đồng tiền… Ranh giới giữa những thái

6


cực phẩm chất cũng trở nên mong manh khi bị quyền lợi cám dỗ. Đạo đức xã hội có
nhiều biểu hiện xuống cấp.
Giai đoạn đổi mới, văn hóa Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Việt Nam mở cửa học
tập, tiếp thu nhiều hình thái, yếu tố văn hóa tiến bộ, tích cực của nhân loại. Về triết
học, bên cạnh triết học Mác – Lênin là tư tưởng triết học chính thống, người Việt
Nam đã có cơ hội học hỏi những yếu tố tích cực trong triết học phương Tây và
phương Đông từ cổ đại đến hiện tại: Triết học cổ đại Ấn Độ, triết học Hy Lạp cổ
đại, triết học Tây Âu thời Trung Cổ Phục Hưng và thời cận đại, triết học cổ điển
Đức … Về mĩ học, bên cạnh tư tưởng mĩ học chủ đạo theo quan điểm mác xít,
người Việt Nam cịn có điểu kiện nghiên cứu các tư tưởng mĩ học phương Tây như
mĩ học cổ đại, mĩ học thời kì Phục hưng, mĩ học Hê- ghen,… Đời sống tinh thần xã
hội thực sự đã mỗi ngày một cỏi mở hơn, phong phú hơn.
Điểm nổi bật của văn học giai đoạn đổi mới là tính chất dân chủ hóa. Trước giai
đoạn đổi mới, nhiều văn nghệ sĩ và trí thức đã ít nhiều bộc lộ suy nghĩ về những hạn
chế của nền văn học mang nặng tư tưởng bao cấp. Khơng ít tác phẩm văn học được
sáng tác theo những lối mòn, chưa thể hiện được chiều sâu nghệ thuật, chưa phản
ánh được những vấn đề xã hội cấp thiết … Tư tưởng đổi mới của Đảng đã đưa văn

học Việt Nam chuyển sang một giai đoạn mới, đó là giai đoạn phát triển tinh thần
dân chủ hóa. Dân chủ hóa nền văn học là gì? Trước hết, nghệ sĩ cần được nói thẳng,
nói thật những suy nghĩ của mình. Nhiều nhà văn, nhà thơ cho rằng cách quản lí văn
nghệ của ta khi ấy có nhiều điểm khơng phù hợp với tình hình mới của đất nước, tạo
nên những bức xúc của người cầm bút. Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng tâm sự : “
đám cầm bút chúng tôi, từ nhà văn trẻ đến lớp nhà văn già được chăm sóc, chăn dắt
kỹ lưỡng quá đi mất. Sao lại như vậy nhỉ, sau bốn mươi năm nhìn trở lại những nhà
văn tiêu biểu của nền văn học phần đông nếu không phải là tất cả, đều có tì vết
trong lịch sử đời cầm bút ? Rồi từ đấy bắt buộc sinh ra một cái thói quen không biết
bắt đầu từ lúc nào mà tôi nghĩ nó rất thảm đối với tư cách người nghệ sĩ, hễ cầm
bút là nghĩ đến né tránh, che chắn, đối phó. Có vẻ tuồng như mỗi nhà văn, mỗi khi
ngồi trước trang giấy là cùng lúc phải cầm hai cây bút : một cây bút để viết cho
người đọc bình thường, cho đời, một cây bút khác viết cho đạo, lo việc che chắn,
viết cho lãnh đạo văn nghệ đọc”[1; tr.2].

7


Người nghệ sĩ cần có một cách thức quản lí văn nghệ cởi mở hơn để có thể tự
do sáng tạo, nói lên được những vấn đề mà xã hội đang quan tâm. Ở thời chiến
tranh, quyền lợi tập thể, vận mệnh dân tộc là một chủ đề bao trùm. Song khi đất
nước đã độc lập thống nhất, số phận cá nhân, hạnh phúc riêng tư lại trở thành mối
quan hệ hàng đầu. Phẩm chất, tính cách của con người cũng trở nên vơ cùng phức
tạp, khơng dễ gì nhận diện. Đó là những gì người đọc chờ đợi lời giải đáp của nhà
tiểu thuyết. Bởi thế, khía cạnh thứ hai của vấn đề dân chủ hóa nền văn học, chính là
văn học phản ánh được những vấn đề cấp thiết của con người trong hoàn cảnh mới.
Hai nội dung trên bàn về dân chủ hóa nền văn học ở khía cạnh người sáng tác và
chủ đề tác phẩm. Khía cạnh thứ ba của dân chủ hóa nền văn học được thể hiện ở
nghệ thuật biểu hiện. Có nhiều ý kiến cho rằng dân chủ hóa phải làm cho tác phẩm
dễ hiểu hơn bằng cách đưa vào tác phẩm nhiều lời ăn tiếng nói của quần chúng. Tác

giả Huỳnh Như Phương lại khẳng định, dân chủ hóa nền văn học về mặt nghệ thuật
là "làm cho tất cả những phương pháp sáng tác cá nhân, những phong cách, bút
pháp và giọng diệu nghệ thuật đều có thể tồn tại, đều có chổ đứng trong nền văn
học, cũng tức là làm cho sự hưởng thụ nghệ thuật của bạn đọc đa dạng, phong phú.
Trên ý nghĩa đó, dân chủ hóa về mặt nghệ thuật của bạn đọc đa dạng, phong phú
hơn. Trên ý nghĩa đó, dân chủ hóa về mặt nghệ thuật bao hàm khả năng cho phép
sự thể nghiệm những biện pháp nghệ thuật mới mẻ”[19; tr.296].
Nét nổi bật thứ hai của văn học giai đoạn đổi mới lả tính chất đa dạng hóa. Với
tinh thần cở mở của thời đổi mới, tinh hoa văn hóa nhân loại ở nhiều quốc gia thuộc
nhiều chế độ chính trị khác nhau đều có thể giới thiệu vào Việt Nam. Số lượng các
tập truyện ngắn, tiểu thuyết nước ngoài, đặc biệt là văn học phương Tây thế kỉ XX
được dịch và xuất bản tăng lên nhanh chóng. Ở lĩnh vực lí thuyết văn học cũng diễn
ra một sự thay đổi lớn và rõ rệt. Trước hết là sự cũng cố hệ thống lí luận văn học
mác xít, tiêu biểu là việc biên soạn lại cuốn giáo trình Lí luận văn học ba tập theo
tinh thần đổi mới, Phương Lựu chủ biên [184] ; là việc dịch và giới thiệu một số
cơng trình nghiên cứu lừng danh của nhà lí luận văn học người Nga – M. Bakhtin :
Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, do Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn, dịch và giới thiệu [8]
; Những vấn đè thi pháp Đôxtôiepxki, do Trần Đình Sử, Lại Ngun Ân , Vương
Trí Nhàn dịch và giới thiệu [ 7]. Sau đó kể đến việc nghiên cứu, giới thiệu các thành
tựu lí luận văn học phương Tây hiện đại, tiêu biểu là cơng trình Tìm hiểu lí luận văn
8


học phương Tây hiện đại [182] và Lí luận phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX
[185] của tác giả Phương Lựu ; việc dịch và giới thiệu các chuyên luận, của các tác
giả phương Tây tiêu biểu là Nhập môn văn học của các tác giả người Mĩ do Hồng
Ngọc Hiến dịch và giới thiệu [11], Độ khơng của lối viết của R. Barthes [13] và
Tiểu luận của Milan Kundera do Nguyên Ngọc dịch và giới thiệu [162].Bên cạnh
đó, cũng rất đáng chú ý là sự xuất hiện khá nhiều cơng trình nghiên cứu, tìm hiểu
nghệ thuật sáng tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XX, tiêu biểu là Đổi mới nghệ thuật

tiểu thuyết phương Tây hiện đại của Đặng Anh Đào [59], Tiểu thuyết Pháp hiện đại
– những tìm tịi đổi mới [313], Lui Aragơng [314], Tiểu thuyết Pháp bên thềm thế kỉ
XXI [315] của Phùng Văn Tửu, Tiểu thuyết Pháp thế kỉ XX – Truyền thống và cách
tân của Lộc Phương Thủy [286]…
Sự phát triển theo hướng đa dạng hóa như vừa nêu ở trên đã làm thay cho đời
sống văn học Việt Nam trở nên vô cùng phong phú về màu sắc hấp dẫn và giá trị
nghệ thuật. Có sự đa dạng hóa đó là do đường lối quản lí văn hóa nghệ thuật của ta
đã được điều chỉnh theo hướng mở cửa. Đa dạng hóa nền văn học, vì thế, thực ra
cũng là một biểu hiện của dân chủ hóa nền văn học.
1.1.2. Sự phát triển của tiểu thuyết sau 1975
Sự vận động và phát triển của một giai đoạn văn học luôn diễn ra song hành
cùng sự vận động và phát triển của các thể loại văn học, nói cách khác: sức sống
của một giai đoạn văn học được biểu hiện rõ rệt nhất qua diện mạo thể loại. Chính
vì vậy, thể loại vừa là sự “phản ánh những khuynh hướng lâu dài và hết sức bền
vững của văn học” vừa là sự hồi sinh và đổi mới liên lục qua mỗi chặng đường phát
triển.
Văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới (từ 1986 trở lại nay) khơng nằm ngồi quy
luật đó của nghệ thuật. Nguồn gốc sâu xa của một tiến trình đổi mới nằm trong cảm
hứng sáng tạo, trong quan niệm nghệ thuật về con người và đời sống xã hội, trong
tư duy nghệ thuật …Nhưng tất cả những yếu tố đó đều trực tiếp chi phối đến
phương thức phản ánh, đến cách thức cấu trúc và vận dụng thể loại. Chưa thể chưa
có một sự cách tân với mặt bằng vơ cùng rộng lớn và tinh thần hiện đại hóa triệt để
như thời hồng kim 1930 – 1945, song nhìn vào tiến trình vận động của văn học
Việt Nam giai đoạn từ 1986 trở lại nay, người ta dễ nhận ra sự phong phú đa dạng

9


của diện mạo thể loại, những biến động về thi pháp cùng sự hưng thịnh của từng thể
loại riêng biệt.

Trong đó tiểu thuyết thời kì này chiếm được vị trí xứng đáng trên văn đàn Việt
Nam sau 1975. Tiểu thuyết là một thể loại của phương thức tự sự, một trong những
thể loại chủ chốt của văn xuôi hiện đại Việt Nam. Kể từ những gương mặt của tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn , tiểu thuyết hiện thực phê phán, qua hai cuộc kháng chiến
chống Pháp, chống Mỹ và thời kì hậu chiến, tiểu thuyết Việt Nam đã có cuộc hành
trình ngót 3/4 thế kỷ. Trong khoảng thời gian đó, tiểu thuyết đã khẳng định được vị
trí then chốt của mình bằng việc tái hiện những bức tranh hiện thực đời sống với
một quy mô lớn, bao quát được những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và số phận
con người.
Hiện thực đời sống vào những năm sau 1975, đặc biệt vào thời kỳ đổi mới với
nhiều biến động phức tạp, thực sự là “vùng trời, vùng đất” thích hợp, nếu khơng
muốn nói là lý tưởng cho sự sáng tạo tiểu thuyết. Chính Nguyễn Khải, một trong
những cây bút sớm có tư tưởng đổi mới đã thừa nhận: “Thời nay rộng cửa, gợi được
rất nhiều thứ để viết. Tơi thích cái hơm nay, cái hơm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng
tối lẫn ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đày rẫy những biến động, những bất ngờ,
mới thật là một mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”(2). Vẫn còn
âm hưởng hào hùng của sức mạnh và số phận cộng đồng, tiểu thuyết sau 1975 đã
có thêm một cuộc hành hương tìm về với cội nguồn đặc trưng thể loại; đi sâu tìm
hiểu, khám phá những vấn đề thuộc về số phận cá nhân. Nếu thừa nhận cảm hứng
về con người với những bước thăng trầm của số phận là đặc trưng nổi bật của tư
duy tiểu thuyết thì rõ ràng tiểu thuyết thời kỳ này đổi mới đã khơi đúng, khơi sâu
vào mạch chính của thể loại. Khơng gian tiểu thuyết trở nên chân thực và nhân đạo
hơn với Thời xa vắng (Lê Lựu), Chim én bay ( Nguyễn Trí Huân), Lời nguyền hai
trăm năm (Khôi Vũ), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều
ma (Nguyễn Khắc Trường), Thân phận tình yêu (chuyển mình sang một giai đoạn
mới, tâm lý và nhịp sống thời đại đổi thay. Con người trong tổng hoà của những
mối quan hệ xã hội trở nên phức tạp hơn. Không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự,
đời tư nổi lên như một vấn đề trung tâm của mọi "nỗ lực sáng tạo" trong tiểu thuyết
đương đại. Ngay cả những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn với
quy mô hiện thực rộng lớn, nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn vẫn xoáy sâu vào

10


những vấn đề cốt yếu của đời sống thông qua tâm điểm nhân vật. Những vui buồn,
sướng khổ, được mất... của con người đã đi vào Bảo Ninh), Đám cưới khơng có
giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Góc tăm tối cuối cùng (Khuất Quang Thụy), Tiễn
biệt những ngày buồn (Trung Trung Đỉnh), Thuỷ hoả đạo tặc (Hoàng Minh Tường),
Hành lang phía đơn (Bùi Bình Thi), Nắng qi (Trầm Hương).
Bên cạnh đó mạch tiểu thuyết – sử thi cũng phát triển mạnh mẽ. Trong thời kỳ
đổi mới , mạch tiểu thuyết truyền thống vẫn tiếp tục phát triển với các tác phẩm viết
theo cảm hứng sử thi khai thác tôn vinh giá trị, vẻ đẹp con người, dân tộc Việt Nam
trong cuộc chiến tranh cách mạng. Những nguyên tắc nghệ thuật của chủ nghĩa hiện
thực xã hội chủ nghĩa vẫn là một điểm tựa nghệ thuật quan trọng của những nhà tiểu
thuyết đi theo hướng này. Đời sống phê bình lí luận tiểu thuyết giai đoạn đó cũng
tiếp tục mạch cảm hứng trao đổi, nghiên cứu về những vấn đề nghệ thuật của tiểu
thuyết sử thi. Lê Thành Nghị trong bài viết Tiểu thuyết viết về chiến tranh [203]
phê phán một số tiểu thuyết viết về chiến tranh trong giai đoạn đổi mới có thiên
hướng tập trung nói về chuyện tiêu cực. Theo ông không phải trước đây chúng ta
chú ý xây dựng kiểu nhân vật anh hùng thì giời đây phải có nhân vật phi anh hùng.
Khơng nên quan niệm phải viết về chuyện tiêu cực của những kẻ hèn nhát, dao
động, đào ngũ … thì mới là hiện thực. Như thế tiểu thuyết sẽ lạc hướng, “ đánh mất
cái sự thật cố lõi nhất, tiêu biểu nhất của cuộc kháng chiến vừa qua. Chẳng lẽ đánh
bại “ hai đế quốc to” hùng mạnh nhất, nhì của thời đại là một lực lượng hèn nhát
dao động và khơng có lí tưởng” [9; tr.89]. Điều quan trọng, theo tác giả bài viết, “
tiểu thuyết phải đi sâu vào con người, dựng lên đời sống tinh thần của dân tộc, của
thời đại, của cá nhân cụ thể, để cắt nghĩa một cách sâu sắc nhất, thuyết phục nhất
cái chiến thắng vĩ đại của quân và dân ta vừa qua, cắt nghĩa cái hành động hy sinh
to lớn, xả thân vì Tổ quốc của hàng triệu con người … mà không phải dân tộc cũng
dám làm được” [9; tr.90]. Cũng nghiên cứu những vấn đề của văn học viết về chiến
tranh cách mạng, tác giả Bùi Việt Thắng có bài viết Mấy nhận xét về tiểu thuyết sau

1975 viết về cuộc kháng chiến chống Mĩ [13; tr.2]. Trong bài viết Có gì mới về tài
chiến tranh hôm nay, nhà văn Hồ Phương cho rằng tiểu thuyết viết về chiến tranh
hơm nay có thể có nhiều điểm mới như đa dạng hơn, táo bạo hơn,… song theo ông,
dù thế nào khi viết về chiến tranh, nhà tiểu thuyết “vẫn phải lấy mâu thuẫn dịch – ta
làm sợi chỉ xuyên suốt ; phải bao trùm” [10; tr.107]. u cầu như thế khơng có gì là
11


câu nệ, mà chủ yếu là đòi hỏi một sự xứng đáng của tác phẩm với lịch sử ba mươi
năm chiến tranh cách mạng của dân tộc. Phan Cư Đệ ở bài viết Tiểu thuyết sử thi
trong thế kỉ XX cũng khẳng định rằng cho dù tiểu thuyết giai đoạn đổi mới chủ yếu
tập trung vào phản ánh hạnh phúc, tình yêu, những lo toan vất vả đời thường thì
điều đó khơng có gì mâu thuẩn tồn tại và phát triển của mạng tiểu thuyết thể hiện,
ngợi ca một chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Theo tác giả, “việc phát triển của thể
loại tiểu thuyết – sử thi bên cạnh các thể loại tiểu thuyết khác trong nền văn xuôi
thời kì đổi mới là hồn tồn phù hợp cuộc sống, với quy luật sáng tạo của nền nghệ
thuật cách mạng, phù hợp với bản chất chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn phát triển
của nó trong tương lai” [3; tr.86]. Những bài viết bàn về vấn đề này hầu hết đều
thống nhất ở một niềm tin và quan niệm nghệ thuật : tiểu thuyết – sử thi phản ánh một
giai đoạn hào hùng của dân tộc sẽ tiếp tục tồn tại và phát triển. Và cho dù cuộc sống
hiện tại có biến chuyển thế nào đi nữa, thì khi đến với một hiện thực hào hùng của
dân tộc, các nhà tiểu thuyết bao giờ cũng cần có một cảm hứng ngợi ca vả tôn vinh.
Song song với việc cổ vũ, phân tích giá trị của tác phẩm tiểu thuyết ra đời trong
giai đoạn đổi mới, đời sống phê bình lí luận giai đoạn đổi mới cịn có xu hướng vận
dụng tiếp thu được từ những giáo trình, chuyên luận của các nhà nghiên cứu trong
nước cũng như các nhà nghiên cứu nước ngoài trong giai đoạn đổi mới để nhận
định lại giá trị của những tác phẩm tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đầu thế kỉ XX và
giai đoạn đầu chiến tranh cách mạng . Nguyễn Đăng Mạnh đặt vấn đề Những vấn đề
cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến nay cần được nhìn nhận
lại trên tinh thần đổi mới. Khi xem xét các vấn đề lịch sử văn học ở cấp độ trào lưu,

xu hướng và các thể loại văn học, Nguyễn Đăng Mạnh đã đề cập đến các hiện tượng
tiểu thuyết của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Thạch Lam…trước Cách
mạng tháng Tám như là những minh chứng cho nhận thức về quan hệ giữa cảm
hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực “chỉ là hai phương diện của tâm hồn nghệ sĩ
bộc lộ trong những thời điểm và những thời điểm khác nhau” [ 9; tr.62]. Tác giả nêu
thực trạng : “Không biết từ bao giờ người ta lầm tưởng hiện thực là tiêu chuẩn duy
nhất để đánh giá mức độ tích cực, tiến bộ của nội dung các tác phẩm văn học và
hai tiếng lãng mạn gắn liền với những tác phẩm có nội dung tiêu cực. Thành ra đối
với những tác phẩm có giá trị ta cứ cố gị cho nó ra thành lãng mạn chủ nghĩa”

12


[10; tr.63]. Từ đó tác giả nêu quan điểm: “văn học tiến bộ hay không, lành mạnh
hay không, tùy thuộc ở giá trị nhân bản của nó chứ khơng tùy thuộc ở chổ nó là
lãng mạn hay hiện thực” [10; tr.63]. Vương Trí Nhàn trong bài viết Đặng Trần Phất
và những bước đột phá trong một thể loại mới : Tiểu thuyết [217] đã phân tích một
số tác phẩm của Đặng Trần Phất trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn đầu
thế kỉ XX để đi đến những nhận định về đóng góp của nhà tiểu thuyết Đặng Trần
Phất với q trình hiện đại hóa tiểu thuyết ở Việt Nam. Trong cảm hứng thẩm định
lại giá trị của tiểu thuyết giai đoạn đầu thế kỉ, Lê Dục Tú có bài viết Quan niệm con
người cá nhân trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn [308] khảo sát các biểu hiện của
con người cá nhân qua các nhân vật trong tác phẩm như Nửa chừng xuân, Đoạn
tuyệt, Hồn bướm mơ tiên… Mảng bào viết theo hướng này cho thấy tác động tích
cực của tư tưởng khoa học giai đoạn đổi mới. Với độ lùi thời gian cộng với một tinh
thần nghiên cứu khách quan và những định hướng tư tưởng cởi mở mà chúng ta có
điều kiện nhận diện, đánh giá lại chân giá trị của nhiều tác phẩm văn học trong quá
khứ. Đây cũng là một trong những thành tựu quan trọng của lí luận, phê bình văn
học giai đoạn đổi mới.
1.1.3. Đặc điểm của tiểu thuyết sau 1975

Hiện thực đời sống phong phú, tươi trẻ, nhưng còn bộn bề, phức tạp trong thời
kì đổi mới chính là sự phát triển của tiểu thuyết. Nếu truyện ngắn thường chỉ tái
hiện lại vài một cảnh đời, số phận tiêu biểu để qua đó phơi bày phản chất đời sống
thì tiểu thuyết có ưu thế hơn khi có thể bao quát cả một quãng đời, một thời kỳ lịch
sử với ngổn ngang giả - chân, thiện - ác. Khơng khí đổi mới một mặt tăng cường
tính dân chủ và tự do sáng tác cho người nghệ sĩ, mặt khác, nó mang đến cho tiểu
thuyết nhiều đề tài mới, mở ra những góc khuất trong đời sống xã hội, trong tâm
hồn và số phận con người. Hướng tiếp cận thực ra các cây bút tiểu thuyết vì thế, trở
nên đa chiều hơn. Chân lý giờ đây khơng là thứ có sẵn, ban phát một chiều mà được
đút kết từ thực tiễn, qua đối thoại, độc thoại, tranh luận nhiều khi hết sức gay gắt.
Đội ngũ những người viết tiểu thuyết rất đông đảo với nhiều thế hệ khác nhau
như : Tơ Hồi, Nguyễn Khãi, Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Phan Tứ, Nguyễn Xuân
Khánh, Nguyễn Trọng Oánh, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khắc Trường, Châu Diên,
Nguyễn Mạnh Tuấn, Chu Lai, Dương Hướng, Bảo Ninh, Phạm Thi Hoài, Khuất
Quang Thụy, Nguyễn Quang Thân, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Lê Văn Thảo,
13


Nguyễn Việt Hà, Dạ Ngân,… Tất cả họ với tư duy nghệ thuật mới đã nhận thức sâu
sắc về tính phức tạp, đa chiều của hiện thực cuộc sống để trở nên cơ sở đó phản ánh
và sáng tạo. Cảm hứng về sự thực khơng chỉ giúp nhà văn nhìn nhận thấu đáo về
cuộc sống, mà còn khám phá, miêu tả chân thật về con người của thời chiến, thời
bình, thời mở cửa. Đó là sự ám ảnh của chiến tranh đối với người lính trong Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh , là bi kịch của người tri thức trong Đám cưới khơng
có giá thú của Ma Văn Kháng, là bi kịch của con người không dám nghĩ đến quyền
sống riêng tư của mình trong Bến khơng chồng của Dương Hướng, là sự trỗi dậy
của con người cá nhân sau nhiều năm tháng không được sống với khát vọng của
chính mình trong Thời xa vắng, là cái xấu, sự băng hoại về một lối sống trong Thời
loạn của Lê Lựu, là thực trạng đau lịng của một vùng nơng thôn trong Mảnh đất
lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, là vấn đề gia đình trước cơn lốc dữ

dội của xã hội trong Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng,..
Tìm hiểu tiểu thuyết sau 1975, từ góc độ tư tưởng nghệ thuật, chúng ta nhận thấy
diện mạo tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhất là thời kì đổi mới có ba khuynh
hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, khuynh hướng trực tiếp can dự vào đời sống hiện tại với những vấn đề
nóng bỏng, gay gắt ( cơ chế quản lý kinh tế xã hội ; sự trì trệ, quan liêu, cửa quyền,
cục bộ, sự dốt nát, biến chất, tham lam, độc ác ).Bên cạnh việc phê phán, các tác giả
cũng kịp thời phát hiện để cổ vũ, trân trọng, góp phần củng cố những giá trị đang
làm nền tảng cho công cuộc đổi mới. Các tác phẩm tiêu biểu: Đứng trước biển, Cù
lao Tràm (Nguyễn Mạnh Tuấn), Hạt mùa sau (Nguyễn Thị Ngọc Tú), Bến không
chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường),…
Thứ hai, khuynh hướng nhận thức lại thực tại, nhưng không phải để phủ nhận, bôi
ben quá khứ. Chiêm nghiệm lại để hoàn thiện hơn nhận thức về mối quan hệ giữa cá
nhân với cộng đồng, giữa con người với hoàn cảnh lịch sử và những giá tri đích
thực của con người. Nhờ có độ lùi thời gian và sự mâu thuẩn của tư duy nghệ thuật
mới, nhà văn có điều kiện tốt nhất để bày tỏ những suy nghĩ chưa có thể viết ra.
Hình tượng nghệ thuật, theo đó, cũng trở nên đa trị và sâu sắc hơn. Các tác phẩm
tiêu biểu: Thời xa vắng (Lê Lựu), Nỗi buồn chiến tranh ( Bảo Ninh), Thời gian của
người (Nguyễn Khải), Ăn mày dĩ vãng ( Chu Lai ), Khơng trị đùa (Khuất Quang
Thụy),….
14


Thứ ba, khuynh hướng trở lại đời thường, trăn trở với những số phận riêng, để
từ đó góp phần khẳng định một hệ thống giá trị mới về đạo đức và nhân cách trong
bối cảnh cuộc sống thời mở cửa. Bao nhiêu cảnh ngộ, cuộc đời ngỡ như bình
thường – vụt trở nên sinh động, gợi mở nhiều nghĩ suy đẹp đẽ, nhân hậu, cùng với
nhiệt tình, cảm hứng ngợi ca và khẳng định cái đẹp chân chính, các nhà văn cũng
nhân danh quyền sống hạnh phúc của con người để vạch mặt, truy kích cái Ác với
khát vọng bảo tồn đạo đức xã hội. Một cuộc chiến tuy không có tiếng súng mà thật

dữ dội: chiến thắng của nhân vật tích cực thường khơng chút dễ dàng, thậm chí có
lúc thất bại; nhưng cảm hứng lạc quan và niềm tin vào cái Thiện vẫn không lay
chuyển. Các tác phẩm tiêu biểu : Mùa lá rung trong vườn, Mưa mùa hạ ( Ma Văn
Kháng), Sao đổi ngôi (Chu Văn),…
Nếu tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1945-1975 thường được kết cấu theo kiểu
lịch sử - sự kiện, thì tiểu thuyết sau 1975 đã chuyển thành lịch sử - tâm hồn, dựa
trên dòng ký ức của các nhân vật. Kiểu kết cấu đa tuyến, kết cấu mở trở nên phổ
biến. Các kiểu kết cấu truyện khác nhau phần nào phản ánh tính đa dạng và phức
tạp và sự đổi kết cấu trong đời sống xã hội. Nhiều tuyến truyện, nhiều không gian,
nhiều tuyến nhân vật cùng tồn tại và đan cài trong tác phẩm. Nhân vật tiểu thuyết
thời kì này được nhìn nhận, soi chiếu từ góc độ đời tư và nhiều bình điện của cuộc
sống. Nhà văn có ý thức đi sâu vào thế giới nội tâm để khám phá chiều sâu tâm hồn
con người. Nhiều kiểu hình nhân vật thuộc các thành phần, các tầng lớp, nghề
nghiệp…, khác nhau được khám phá ở mọi chiều kích nên càng chân thật và sinh
động hơn. Nhà văn đã nhận diện con người đích thực với nhiều kiểu loại nhân vật,
với nhu cầu tự ý thức và sự hòa hợp giữa con người tự nhiên, con người tâm linh và
con người xã hội.
Về phương diện ngôn ngữ và giọng điệu văn chương ngày càng phong phú, đa
dạng mang đậm dấu ấn của tính cách nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết
được phát huy và gần gũi với ngôn ngữ đời thường, già khẩu ngữ. Còn giọng điệu
trong tiểu thuyết cũng phong phú, đa thanh. Đó là giọng từng trải, điễm tĩnh, giàu
sức khái quát ở tiểu thuyết của những cây bút trải qua hai cuộc kháng chiến như
Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu…; giọng day dứt, trăn trở ở tiểu thuyết của
những cây bút thế hệ sau đó như Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Nguyễn Khắc Trường;

15


giọng sôi nổi, quyết liệt, xông xáo ở tiểu thuyết của những cây bút trẻ như Dương
Hướng, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái,…

Nhìn chung, tuy chưa có thật nhiều thành tựu tương xứng với công cuộc đổi mới
nhưng thể loại tiểu thuyết cũng đã góp phần đáng kể vào việc phản ánh bức tranh
đời sống và ghi lại diện mạo tâm hồn con người Việt Nam giữa những chuyển biến
dữ dội lịch sử.
1.2. Tiểu thuyết Ma Văn Kháng
1.2.1. Vài nét về nhà văn Ma Văn Kháng
Khi đi vào nghiên cứu “Vấn đề gia đình trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng”
một công việc không thể bỏ qua là cần thiết phải hiểu biết một cách khái quát nhất
về bản thân con người tác giả, cụ thể là hoàn cảnh sống, quan niệm sống và quan
điểm sáng tác văn chương. Yêu cầu này đặt ra, xuất phát từ một số lí do sau.
Thứ nhất, xuất phát từ đặc điểm riêng của quan niệm nghệ thuật về con người
trong sáng tác văn chương: “Quan niệm nghệ thuật về con người gắn liền với cá
tính sáng tạo của nhà văn…”[12; tr.37], cá tính sáng tạo này được quy định bởi tài
năng, tầm hiểu biết, và vốn sống của mỗi nhà văn.
Thứ hai, ngay chính bản thân tác giả cũng từng tâm sự: “…mỗi cuốn tiểu thuyết
ứng với tâm thế một đoạn đời tôi đã trải…”[6; tr.415]
Thứ ba, tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn nên ít nhiều nó cũng
chịu ảnh hưởng bởi lối sống của người cha đó. Chính vì vậy, đi vào tìm hiểu tiểu sử
con người nhà văn trong việc liên hệ với sáng tác nghệ thuật của anh ta cũng là điều
có thể chấp nhận được: “Về mặt nguyên tắc, các yếu tố của tiểu sử của nhà văn
hồn tồn có thể có thể có thể có mối quan hệ với tác phẩm của anh ta. Những mối
qua hệ này có thể mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp” [2; tr.223].
Tuy nhiên, đặt ra vấn đề này, chúng tơi khơng có ý định áp đặt toàn bộ tiểu
thuyết con người nhà văn trong việc lí giải cách nhìn nhận con người cuộc sống
trong tác phẩm văn chương. “Bởi vì, tác phẩm văn học khơng phải chỉ được hình
thành bởi các sự kiện tiểu sử của nhà văn, mà nó cịn là kết quả của cảm xúc và trí
tưởng tượng của nhà văn, cũng như là kết quả tác động của hoàn cảnh lịch sử, của
hoàn cảnh xã hội, và của hoàn cảnh văn hóa – văn học của thời đại, v. v…” [2;
tr.233].
Từ những lí do trên chúng tơi đi vào nghiên cứu cụ thể như sau:

16


Thứ nhất về hoàn cảnh sống của tác giả:
Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936.
Quê gốc: phường Kim Liên, quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội. Hiện ở quận Ba
Đình, Hà Nội. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974). Từ tuổi thiếu niên
Ma Văn Kháng đã tham gia quân đội và được đi học ở khu xá Trung Quốc. Ông học
tại đại học sư phạm Hà Nội. Tốt nghiệp, ông lên dạy học ở tỉnh Lào Cai, từng là
hiệu trưởng trường trung học. Về sau tỉnh ủy điều ông về làm thư ký cho Bí thư
tỉnh ủy, rồi làm phóng viên, Phó Tổng biên tập báo của Đảng bộ tỉnh. Ông khá am
hiểu phong tục tập quán của bà con dân tộc. Bí danh Ma Văn Kháng được dùng là
bút danh đã nói lên sự gắn bó và tình u của ơng đối với mảnh đất Lào Cai ông
từng hoạt động trên 20 năm, nơi ông coi như quê hương thứ hai của mình. Sau khi
đất nước thống nhất, từ năm 1976, đến nay ông về công tác tại Hà Nội, từng làm
tổng biên tập, Phó Giám đốc nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3- 1995 ông ủy viên
Ban chấp hành, ủy viên Đảng đoàn Hội Nhà văn khóa V, Tổng biên tập tập chí Văn
học nước ngồi của Hội.
Trằn mình trong nhiều mơi trường sống khác nhau, vui có buồn có, đơn giản có,
phức tạp có, dẫn đến Ma Văn Kháng có được một nguồn tư liệu vô cùng phong phú
về đời, con người. Điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ trong việc thể hiện hình tượng
nghệ thuật của tác giả trên trang viết. Tiếp cận thế giới tiểu thuyết của ông, chúng
tôi nhận thấy, vấn đề con người được tác giả thể hiện rất đa dạng trên nhiều góc độ
khác nhau. Từ đó, giúp cho hình tượng nghệ thuật của ơng trở nên đời hơn, sinh
động hơn và có sức thuyết phục hơn.
Thứ hai là về quan niệm sống của tác giả:
Ma Văn Kháng là một con người có lối sống giản dị, khiêm nhường, cách xa sự
huyên náo, ồ ã, luôn luôn lặng lẽ, ghi chép và học hỏi.
Ông sống theo kiểu tin tức ở sức mình là chính: “Tơi vẫn sống như tơi[...]. Tôi
độc hành kỳ đạo, độc thiện kỳ thân” [6; tr.456], “… ở đây tôi vẫn là tôi với những

giá trị tự thân của tơi. Bởi vì tơi chủ trương độc lập và tự do với hoàn cảnh” [6;
tr.454-455]. Và đâu đó có một chút kiêu ngạo của người nghệ sĩ: “Tôi vẫn là tôi với
những quan điểm riêng của tôi về cuộc sống và về văn học. Tố nhân bất khả hữu
khinh ngạo thái, nhiên bất khả vô khinh ngạo cốt. Con người khơng nên có cái thói
cao ngạo cốt. Con người khơng nên có cái thói cao ngạo. Nhưng không thể không
17


×