BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG
MA VĂN KHÁNG
BÀN VỀ NGHỀ VĂN, NHÀ VĂN
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện
HÀ NỘI - 2016
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo, PGS.TS Nguyễn
Ngọc Thiện - người đã hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, phòng Sau đại học, quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy tôi
trong suốt khóa học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô trong Hội đồng chấm luận văn
đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến.
Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ động viên của gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có những cố gắng, tìm tòi nhất định, song chắc chắn luận
văn không tránh khỏi hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Thúy Hằng
LỜI CAM ĐOAN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo,
PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện. Tôi xin cam đoan:
- Luận văn là kết quả nghiên cứu tìm tòi của riêng tôi.
- Những tư liệu được trích dẫn trong luận văn là trung thực.
- Những gì được triển khai trong luận văn không trùng khít với bất kì
công trình nghiên cứu của các tác giả nào đã được công bố trước đó.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Thúy Hằng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Đóng góp của luận văn.................................................................................. 6
8. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 8
Chương 1. VAI TRÒ, SỨ MỆNH CAO CẢ CỦA VĂN CHƯƠNG ............... 8
1.1. Văn chương thể hiện khát vọng về cái đẹp ............................................... 9
1.1.1. Cái đẹp là nguồn cảm hứng vô tận trong văn chương............................ 9
1.1.2. Quan niệm của Ma Văn Kháng về cái đẹp trong văn chương .............. 11
1.1.3. Khát vọng hướng tới cái đẹp trong tác phẩm của Ma Văn Kháng ....... 14
1.2 . Văn chương là tấm gương phản chiếu văn hóa..................................... 16
1.2.1. Vai trò của văn chương với đời sống .................................................... 16
1.2.2. Lăng kính văn hóa trong quan niệm của Ma Văn Kháng ..................... 18
1.2.3. Văn chương của Ma Văn Kháng phản ánh góc nhìn thời đại .............. 20
1.3 . “Mua vui và để đời” .............................................................................. 21
1.3.1. Nhà văn và tác phẩm để đời.................................................................. 21
1.3.2. Quan niệm của Ma Văn Kháng về tác phẩm văn học để đời................ 23
1.4. Văn chương và sự tiếp nhận phê bình..................................................... 26
1.4.1. Quan niệm về sự tiếp nhận trong văn học ............................................ 26
1.4.2. Vai trò của người đọc với tác phẩm văn chương.................................. 28
1.4.3. Vai trò của nhà phê bình với tác phẩm văn học ................................... 31
Chương 2. QUAN NIỆM VỀ NGHỀ VĂN .................................................... 36
2.1 . Sống đã rồi hãy viết .............................................................................. 37
2.1.1. Nhà văn và sự trải nghiệm .................................................................... 37
2.1.2. Quan niệm của Ma Văn Kháng về sống và viết .................................... 39
2.2. Văn chương là sự lao động khó nhọc, gắn bó với đời sống nhân quần .. 44
2.2.1. Viết văn là một công việc khó nhọc và mang tính đặc thù.................... 44
2.2.2. Quan niệm của Ma Văn Kháng về lao động viết văn ........................... 45
2.3 . Lao động hết mình bằng phương tiện câu chữ...................................... 50
2.3.1. Ngôn ngữ là chất liệu tạo nên tác phẩm văn học ................................. 50
2.3.2. Ma Văn Kháng với quan niệm: “Nhà văn – triệu phú chữ” ................ 51
Chương 3. QUAN NIỆM VỀ NHÀ VĂN ...................................................... 57
3.1. Sự hình thành, lộ trình phù trợ ................................................................. 58
3.1.1. Phác thảo sự hình thành nhà văn.......................................................... 58
3.1.2. Lộ trình phù trợ hình thành nhà văn ..................................................... 60
3.2. Tài năng và cảm hứng .............................................................................. 62
3.2.1 Phẩm chất cơ bản của nhà văn .............................................................. 62
3.2.2. Vai trò của cảm hứng trong sáng tạo văn chương ............................... 64
3.3. Cái tâm và tài .......................................................................................... 69
3.3.1. Mối quan hệ giữa tâm và tài trong sáng tạo văn chương ................... 69
3.3.2. Quan niệm của Ma Văn Kháng về tài và tâm trong nghề văn .............. 71
3.4. Tích lũy vốn sống .................................................................................... 73
3.4.1. Nhà văn và sự gắn bó với đời sống ....................................................... 73
3.4.2. Nhà văn và sự tích lũy vốn sống ........................................................... 74
3.5. Rủi ro và may mắn .................................................................................. 76
3.5.1. Những rủi ro và may mắn trong nghề văn ............................................ 76
3.5.2. Suy nghĩ của Ma Văn Kháng về những rủi ro và may mắn trong nghề
viết ................................................................................................................. 79
3.6. Cá tính sáng tạo ....................................................................................... 83
3.6.1. Cảm hứng trong sáng tạo văn chương.................................................. 83
3.6.2. Cá tính sán tạo và sự thành công của nghề viết ................................... 85
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 92
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhắc đến Ma Văn Kháng người ta thường nghĩ đến ông với tư cách
một nhà văn tài danh, một phẩm chất lao động sáng tạo không mệt mỏi. Với
hàng trăm tác phẩm truyện ngắn và hàng chục tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã
giúp cho người đọc tiếp cận những mảng màu đa dạng của một phong cách
sáng tạo độc đáo, khả năng sáng tác dồi dào.
Tuy nhiên, sẽ không đầy đủ nếu chỉ nhìn Ma Văn Kháng ở riêng
phương diện sáng tác, bởi con người đa tài, sâu sắc ấy còn là một cây bút viết
tiểu luận và bút kí xuất sắc.
Tiểu luận, bút kí của Ma Văn Kháng thu hút được sự quan tâm của
người đọc một cách mạnh mẽ. Năm 2012 ông cho ra mắt cuốn Phút giây
huyền diệu thu hút sự quan tâm đặc biệt của đông đảo văn nghệ sĩ và bạn đọc.
Tiếp nối sự thành công đó, năm 2015 ông tiếp tục cho ra đời cuốn Nhà văn,
anh là ai?. Cả hai cuốn sách thể hiện sự trải nghiệm của nhà văn trên phương
diện sáng tạo mới. Sự chuyển kênh sáng tạo của Ma Văn Kháng thuận theo lẽ
tự nhiên, đánh dấu bước lão thực trong ngòi bút của ông trên tất cả những
phương tiện sáng tạo khác.
Rất nhiều nhà nghiên cứu đã đi sâu phân tích, bình giá về tác phẩm của
nhà văn Ma Văn Kháng như: Trần Đăng Suyền; Lã Nguyên; Phong Lê; Ngô
Văn Giá; Đoàn Trọng Huy…Một trong những cây bút luôn theo sát những tác
phẩm của Ma Văn Kháng và nhận được sự đồng thuận và tin cậy tuyệt đối của
ông là nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện. Những đánh giá của ông về tâm ý
của Ma Văn Kháng trong cuốn Phút giây huyền diệu là những đánh giá chân
tình của một nhãn quan nghiên cứu sắc sảo.
Nhìn một cách khái quát, các bài viết tiêu biểu nghiên cứu về tiểu luận,
bút kí của Ma Văn Kháng còn ít so với loạt bài nghiên cứu về sáng tác của
2
ông. Các nhận định đánh giá về hai cuốn sách nói trên mới chỉ dừng lại ở mức
độ riêng lẻ. Cho đến nay, cả hai cuốn sách vẫn đang tiếp tục được bạn đọc
cũng như các nhà nghiên cứu tìm hiểu và khám phá.
Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài Ma Văn Kháng bàn về
nghề văn và nhà văn, nhằm đi sâu tìm hiểu những quan niệm của ông về nghề
văn và nhà văn. Từ đó có thể hiểu hơn về một loại hình lao động đặc thù Sáng tác qua nhà văn Ma Văn Kháng - một trong những cây bút tiêu biểu có
nhiều đóng góp lớn cho sự phát triển của nền văn học nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Nhắc đến Ma Văn Kháng, không chỉ những người yêu văn mà tất cả
chúng ta đều ngưỡng vọng bởi một tài năng luôn dồi dào sức sáng tạo của
ông. Ở tuổi 80, Ma Văn Kháng vẫn chứng tỏ sức viết của mình còn đều đặn,
khi ông vừa cho ra mắt tiểu thuyết Người thợ mộc và tấm ván thiên, (Nxb Trẻ
ấn hành) và cuốn Nhà văn anh là ai? gồm các tiểu luận, bút ký xoay quanh
các câu chuyện về nghề văn. Có thể thấy, dù tuổi đã xế chiều nhưng sức làm
việc của lão nhà văn vẫn khiến nhiều đồng nghiệp trẻ ngưỡng mộ và nể phục.
80 tuổi, vẫn lao động cần cù với chữ nghĩa. Vẫn có nhiều bạn đọc yêu mến,
những người bạn tri âm. Đến nay, Ma Văn Kháng đã có gia tài 25 tập truyện
với hơn 200 truyện ngắn, 15 tiểu thuyết. Sự ra đời của tập tiểu luận, bút kí
Nhà văn, anh là ai? của Ma Văn Kháng đã tạo nên một ấn tượng mạnh mẽ
với người đọc cũng như bạn bè văn chương.
GS Phong Lê, một người bạn của Ma Văn Kháng kể rằng, gần đây ông
có góp ý Ma Văn Kháng nên mở ra một “kênh” mới bên cạnh việc sáng tác.
Vậy là ngay lập tức cái “kênh” mới đó ở lão nhà văn như được khai thông,
những sản phẩm liên tục hiện hữu khi từ đầu năm 2012 đến nay ông đã in gần
chục bài viết dưới dạng những suy ngẫm về nghề được đúc kết suốt một đời
văn. “Sống rồi mới viết”, “Phút giây huyền diệu”, “Nhà văn: Người học nghề
3
mê mải”, “Mua vui và để đời”… Hàng loạt bài báo viết về lao động nhà văn
đã được ông công bố trên các báo Văn nghệ, Văn nghệ Quân đội, Nghệ thuật
mới… Thậm chí, báo Văn nghệ còn mở hẳn mục “Nhà văn – Nghề văn” để tải
những bài viết dạng này. Hiện tại Ma Văn Kháng vẫn đang tiếp tục với mảng
đề tài này.
PGS.TS La Khắc Hòa nhận định: “Ma Văn Kháng là nhà văn của cái
đẹp trong dòng đời sinh hóa, bình dị, hồn nhiên, cái đẹp trong niềm hạnh phúc
được làm người với ý nghĩa đích thực của nó…”.
Nhà văn Bích Ngân, một người học trò của Ma Văn Kháng hiện giữ
cương vị Phó Giám đốc Nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ, tại buổi lễ ra mắt
tập sách mới nhất của Ma Văn Kháng đã nói những lời thành kính tri ân nhà
văn. Thay mặt nhà xuất bản chị dành cho người thầy của mình những lời trân
trọng: “Suốt 50 năm miệt mài cầm bút, nhà văn Ma Văn Kháng đã để lại dấu
ấn riêng biệt trong tâm trí nhiều thế hệ độc giả. Đồng thời, nhiều tác phẩm của
ông đã cắm những dấu mốc quan trọng trong lịch sử văn học”.
Trong bài viết: “ Nhà văn Ma Văn Kháng chuyển kênh viết” tác giả
Dương Tử Thành có những đánh giá về những chia sẻ với Ma Văn Kháng qua
tiểu luận, phê bình và bút kí của ông “Những bài viết về lao động nhà văn của
Ma Văn Kháng được ông đúc rút từ những kỷ niệm của chính bản thân,
những sự việc đã diễn ra trong suốt đời văn đời người, từ những câu chuyện,
những tình tiết xảy ra trong đời sống văn nghệ nước nhà”. Chẳng hạn, ở bài
“Sống rồi mới viết” từ một tình huống cụ thể ông đã khái quát để đi đến một
nhận định về “sống” đối với nhà văn: “Năm 1975, giải phóng miền Nam
thống nhất đất nước. Hội Liên hiệp Thanh niên Thống nhất họp đại hôi bầu
Ban chấp hành mới. Tổng thư ký Nguyễn Đình Thi gọi điện mời tôi sang, nói,
sẽ giới thiệu tôi là đại diện cho giới nhà văn vào ban chấp hành nọ. Tôi đáp,
tôi đã 40 tuổi, không còn trẻ nữa. Nguyễn Đình Thi cười: Làm gì có nhà văn
4
dưới tuổi bốn mươi! Tất nhiên nói điều đó là nói quy tắc chung. Chứ ông thừa
biết, Chế Lan Viên viết Điêu tàn, Tô Hoài viết Dế mèn phiêu lưu ký và
Nguyên Hồng có Bỉ vỏ đều dưới tuổi hai mươi. Vậy với nhà văn, sống không
có nghĩa là sống nhiều năm nhiều tháng”.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện cả một đời say mê nghiên cứu văn
học cũng dành rất nhiều bài viết về các sáng tác của Ma Văn Kháng và nhận
được sự tin cậy, đồng thuận của nhà văn. Ngay từ những ngày đầu khi nhà
văn chuyển kênh viết, tác giả Nguyễn Ngọc Thiện đã có những bài viết đánh
giá xác đáng về năng lực và tâm huyết của nhà văn trên phương diện sáng tạo
mới này. Khi tác phẩm Phút giây huyền diệu ra mắt độc giả thì chính Nguyễn
Ngọc Thiện là người viết lời bạt cho cuốn sách của nhà văn. Những đánh giá
của ông về tâm ý của Ma Văn Kháng được gửi gắm qua cuốn sách là những
đánh giá chân tình của một nhãn quan nghiên cứu sắc sảo.
Gần đây nhất, có thể kể đến hai công trình nghiên cứu về mảng tiểu
luận, bút ký của Ma Văn Kháng của Nguyễn Thị Lệ Nhật và Nguyễn Thị Vân
Anh. Trong luận văn thạc sĩ của mình, cả hai tác giả đều tập trung nghiên cứu
về các vấn đề liên quan đến tiểu luận, bút kí của Ma Văn Kháng. Với đề tài
Những suy nghĩ về nghề văn qua tiểu luận, bút ký của Ma Văn Kháng, tác giả
Nguyễn Thị Lệ Nhật đã tập trung khai thác, phân tích những quan niệm về
nhà văn, về tác phẩm văn học của Ma Văn Kháng, đồng thời đi sâu tìm hiểu
một số bài viết tiêu biểu của Ma Văn Kháng về quan niệm của ông trong vấn
đề viết truyện ngắn và tiểu thuyết.
Với luận văn Một số vấn đề lí luận, phê bình văn học qua tiểu luận, bút
lí về nghề văn của Ma Văn Kháng, tác giả Nguyễn Thị Vân Anh tiếp tục
hướng khai thác từ luận văn của tác giả Nguyễn Thị Lệ Nhật. Tuy nhiên, ở
công trình của mình, Nguyễn Thị Vân Anh chú ý nhiều đến vai trò của nhà
văn – chủ thể sáng tạo văn chương, đồng thời khai thác những đặc thù của văn
5
chương dựa trên những quan niệm của Ma Văn Kháng trong cuốn tiểu luận
Phút giây huyền diệu.
Nhìn một cách tổng quát có thể thấy rằng, sau khi cuốn Phút giây
huyền diệu ra đời và cho đến năm 2015, với sự ra đời của cuốn Nhà văn anh
là ai?, có thể khẳng định rằng: Dẫu Ma Văn Kháng bảo rằng ông không làm
gì nhiều, những tác phẩm vốn viết hoặc trăn trở từ nhiều năm trước nay tập
hợp, hoàn thiện và công bố, nhưng rõ ràng hình ảnh cần mẫn, lặng lẽ của ông
vẫn lưu lại trên cánh đồng văn một cách đáng trân trọng. Tác phẩm bao hàm
nhiều ý nghĩa súc tích soi sáng trên nhiều phương diện: chân dung, phẩm
cách, chức năng, tiêu chí, sự hình thành và con đường đi tới của nhà văn…Đó
là những suy tư bình dị mà sâu sắc, trần thế mà thiêng liêng, đơn sơ mà cao
đẹp, khiêm nhường mà kiêu hãnh.
Như vậy, cùng với sự ra đời của hai cuốn sách thuộc mảng tiểu luận,
bút kí của Ma Văn Kháng về công việc mang tính đặc thù của nghề viết , cho
đến nay còn thiếu những công trình nghiên cứu chuyên sâu về Ma Văn
Kháng- nhà tiểu luận bút ký. Vì thế tôi mạnh dạn chọn đề tài: Ma Văn Kháng
bàn về nghề văn và nhà văn nhằm đi sâu tìm hiểu về những quan niệm và chia
sẻ của ông về nghề văn và nhà văn, từ đó hiểu hơn về những công việc bếp
núc của một nhà văn, những khát khao trăn trở với nghề của một nhà văn đã
dành trọn cả cuộc đời tâm huyết và sáng tạo ra nhiều tác phẩm đặc sắc, đóng
góp cho sự phát triển của văn học nước nhà.
3. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nhằm mục đích nghiên cứu một số vấn đề lí luận, phê bình
văn học qua tiểu luận, bút kí về nhà văn, nghề văn của Ma Văn Kháng. Trên
cơ sỏ đó góp phần làm rõ thêm một khía cạnh tài năng khác của Ma Văn
Kháng cũng như những đóng góp của ông với nghề văn.
6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về những quan niệm của nhà văn Ma
Văn Kháng quan niệm về nhà văn, nghề văn, về hoạt động lao động viết văn.
Từ đó soi chiếu vào một số tác phẩm cụ thể của nhà văn để làm sáng rõ thêm
một phương diện tài năng mới của Ma Văn Kháng thông qua mảng tiểu luận
bút kí về nghề văn.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn chủ yếu tập trung đi sâu nghiên cứu một số vấn đề lí luận,
phê bình văn học của Ma Văn Kháng qua hai cuốn:
- Phút giây huyền diệu – Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội, 2013.
- Nhà văn anh là ai? - Tiểu luận và bút kí về nghề văn, Nxb Văn hóa
Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 2015.
Đồng thời, luận văn cũng mở rộng nghiên cứu những bài tiểu luận và
bút kí của Ma Văn Kháng từng được công bố trước đó trong cuốn Văn học
Việt Nam thế kí XX, Quyển năm (Lí luận – phê bình 1975 – 2000, tập XIII.
trang 516 - 570) do nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện tập hợp lại nhằm
sáng tỏ thêm quá trình hình thành tư duy lí luận của một cá tính sáng tạo Ma
Văn Kháng.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp sau:
1.
Phương pháp khảo sát thực chứng lí luận.
2.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
3.
Phương pháp so sánh.
7. Đóng góp của luận văn
Đây có thể coi là một trong những công trình khoa học đầu tiên chọn
cuốn Nhà văn anh là ai? làm đối tượng nghiên cứu, kết hợp với cuốn Phút
giây huyền diệu và một số bài tiểu luận, phê bình trước đó của ông để khái
7
quát quan niệm nghệ thuật của nhà văn về nghề văn, về nhà văn, từ đó nhằm
làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận qua ngòi bút Ma Văn Kháng. Với định hướng
nghiên cứu này, luận văn hi vọng đóng góp thêm một phần vào những kết quả
nghiên cứu về Ma Văn Kháng ở phương diện tiểu luận, phê bình văn học.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn được trình bày
trong 3 chương.:
Chương 1. Vai trò, sứ mệnh cao cả của văn chương
Chương 2. Quan niệm về nghề văn
Chương 3. Quan niệm về nhà văn
8
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
VAI TRÒ, SỨ MỆNH CAO CẢ CỦA VĂN CHƯƠNG
Tác phẩm văn học muốn trường tồn phải mang trong mình một sức hấp
dẫn riêng và cho đến nay, nhân loại đã có một kho tàng văn học khổng lồ.
Đọc một tác phẩm văn học điều mà chúng ta quan tâm hơn cả là sau những
câu chữ, những cách thể hiện hấp dẫn, nhà văn đem đến cho độc giả điều gì?
Nếu tài năng của họa sĩ được đánh giá bằng đường nét, màu sắc của bức vẽ,
tài năng nhà văn được đánh giá dựa trên những vấn đề cuộc sống mà anh ta đề
cập trong tác phẩm được sáng tạo bằng chữ nghĩa. Nói như vậy để khẳng định
rằng văn học nghệ thuật nhất định phải liên hệ với cuộc sống, nhất định phải
mang sức mạnh có được từ thiên chức của mình. Bản thân văn học cũng là
một loại hình nghệ thuật mang tính đặc thù có tác động lớn đến cuộc sống. Có
thể nói, nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại".
Văn học mang đến cho con người những xúc cảm về đời sống và đòi
hỏi con người có trách nhiệm và ý nghĩa đối với cuộc đời. Khi đã dấn thân
vào văn nghiệp, nhà văn trở thành “Một kẻ tuẫn nạn may mắn, là kẻ sẵn sàng
phục vụ trung thành cho văn học và thực sự trở thành nô lệ cho văn học” (J.M
Pvargas Liosa)
Văn học mở ra những chân trời hiểu biết mới, những tầm nhận thức
mới thúc đẩy quá trình phát triển của con người. Bởi lẽ mỗi chính thể văn học
là một tấm gương cho độc giả soi mình vào để tự hoàn thiện bản thân, đồng
thời đó cũng chính là kho tàng kinh nghiệm sống có tác dụng trực tiếp đến
quá trình giao tiếp của con người. Một nhà lí luận đã rất đúng khi cho “nghệ
thuật là một phương thức tồn tại của con người. Nó giúp cho con người mãi
mãi là con người không sa xuống thành con vật, cũng không biến thành
những ông thánh vô duyên vô bổ…”
9
Như vậy, văn học nghệ thuật tác động trực tiếp đến con người. Hay nói
cách khác, nó nâng cao khả năng nhận thức của độc giả về những vấn đề
trong cuộc sống. Văn học giúp bồi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người
cảm nhận được cái đẹp từ cuộc sống xung quanh. Văn học chính là tấm
gương phản chiếu văn hóa giúp con người hiểu hơn về những giá trị văn hóa
của dân tộc trường tồn qua mấy nghìn năm lịch sử.
1.1. Văn chương thể hiện khát vọng về cái đẹp
1.1.1. Cái đẹp là nguồn cảm hứng vô tận trong văn chương
Là người nghệ sĩ, dù cho ở bất cứ một công việc lao động nghệ thuật
nào người nghệ sĩ ấy luôn mang trong mình một cảm hứng vô tận trước cái
đẹp, nói chính xác là luôn mang một khát vọng hướng tới cái đẹp. Bản thân
cái đẹp tự nó đã sinh ra để ban tặng cho cuộc đời và người nghệ sĩ chính là
người phát hiện và tôn vinh cái đẹp đó trong các tác phẩm văn chương. Cái
đẹp đi vào tác phẩm văn chương bằng sự biểu hiện đa dạng và độc đáo theo
cách riêng, có cái đẹp nảy sinh từ niềm vui, từ khát vọng về hạnh phúc, cũng
có khi khát vọng được bật lên từ chính những bất hạnh, những thất bại và
đắng cay của cuộc đời. Dù thế nào đi nữa, cái đẹp vẫn luôn hiện hữu để dâng
tặng cho con người những cung bậc cảm xúc khắc khoải khôn nguôi.
Mọi ngành nghệ thuật trong đó có văn chương đều hướng tới một khát
vọng về cái đẹp, đưa con người đến những chân trời tri thức từ đó khơi gợi
cho con người cảm nhận được cái đẹp chân chính mà căn nguyên của cái đẹp
chính là cái thật, cái thiện, cái cao cả. Hướng con người đến với sự thật đạo lí,
với lẽ phải, với những điều tốt đẹp, đối lập với cái ác, cái xấu. Những tác
phẩm văn học chân chính của nền văn học nhân loại là những tác phẩm vì con
người, hướng tới cái đẹp toàn mĩ đó là cái cao thượng, cái thủy chung. Những
người khốn khổ của V.Hugo, Truyện Kiều của Nguyễn Du…là những tác
phẩm sống mãi với thời gian bởi sức mạnh cảm hóa sâu sắc, bởi lòng yêu
10
thương con người mênh mông, giúp con người nhận ra ánh sáng, tìm đến điều
thiện, điều hạnh phúc. Đó chính là cái đẹp, là lí tưởng thẩm mĩ của nhà văn có
khả năng nhân đạo hóa con người, làm cho con người tin hơn ở những điều
thiện, ở khả năng vươn tới cái cao cả, kể cả những con người đã trải qua và
chịu đựng những tổn thất khủng khiếp do xã hội hoặc có khi do chính mình
vô ý gây ra.
Văn học hướng tới cái đẹp mà bản chất của cái đẹp phần nào đó chính
là cái thiện. Văn học hướng đến cái thiện, thanh lọc tâm hồn là một trong
những giá trị thẩm mĩ của văn chương nghệ thuật, là mục đích khi sáng tạo
của người nghệ sĩ. Đọc những tác phẩm của nhà văn Nam Cao như Đời Thừa,
Giăng sáng…người đọc không chỉ cảm thông với các nhân vật có cảnh ngộ éo
le trong truyện mà tác phẩm còn như tấm gương soi để mỗi chúng ta tự nhận
ra mình, không ngừng vươn lên hoàn cảnh của bản thân để sống tốt đẹp hơn.
Đó cũng chính là điều mà Nam Cao mong mỏi ở những tác phẩm của mình.
Ông cho rằng, tác phẩm văn học phải hướng tới những giá trị cao đẹp “Nó
chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca
tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình, nó làm cho người gần người
hơn”. Với nhà văn Thạch Lam “Văn chương không phải là cách đem đến cho
con người sự thoát li hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới
thanh cao và đắc lực mà ta có thể vừa tố cáo và thay đổi một thế giới giả dối
tàn ác, vừa làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn”. Có thể nói,
cái đẹp toát ra từ văn chương chính là giúp con người thanh lọc tinh thần, đưa
con người hướng về bản thể, đó chính là sứ mệnh đích thực của văn chương.
Từ thế kỉ thứ XIX, nhà mỹ học người Nga Tsecnuepxki đã đưa ra quan
niệm: “Cái đẹp là cuộc sống”, theo ông cái đẹp luôn hiện hữu trong cuộc sống
xung quanh chúng ta. Nó có trong tất cả những sự vật, hiện tượng cho đến con
người. Tuy nhiên, trong nghệ thuật thì cái đẹp được biểu hiện tập trung hơn,
11
kết tinh được những cái đẹp trong cuộc sống để làm nên những áng văn
chương tuyệt mĩ ban tặng cuộc đời. Nhận thức được điều này, các nhà văn ở
nhiều thế hệ trước và sau này luôn lấy vẻ đẹp muôn hình vạn trạng của cuộc
sống làm mục đích sáng tạo văn chương. Đó là cái đẹp trong thiên nhiên,
trong xã hội và đặc biệt là con người.
Cái đẹp trong xã hội vô cùng phong phú, đó là cái đẹp trong đời sống
hằng ngày, trong lao động và trong đấu tranh. Không nên xem thường cái
bình dị trong cuộc sống đời thường, một hành vi, một nếp sống, một thói quen
trong gia đình và trong cộng đồng đều được đánh giá theo tiêu chuẩn cái đẹp.
Tác phẩm văn chương cũng luôn theo đuổi mục đích đó bằng cách tái hiện cái
đẹp trong đời sống, đề cao cái đẹp, khơi gợi cái đẹp và khiến cái đẹp luôn
song hành cùng cuộc sống của con người. Đó chính là giá trị thẩm mĩ cao
nhất của văn chương nghệ thuật.
Tuy nhiên, trong quá trình nhận ra và nắm bắt cái đẹp, mỗi nhà văn lại
có cách cảm nhận khác nhau. Thiết nghĩ, để truyền tải được cái đẹp trong giá
trị nguyên bản của nó nhà văn phải có một tầm tư duy sâu sắc và nhà văn phải
luôn mong muốn biểu hiện nó như khát vọng vươn đến muôn đời.
1.1.2. Quan niệm của Ma Văn Kháng về cái đẹp trong văn chương
Nói về vẻ đẹp văn chương trong tác phẩm, nhà nghiên cứu Phong Lê
từng nhận xét: “Hàng trăm truyện ngắn, hàng chục tiểu thuyết trên hành
trình dài, dẫu có lúc ngôn ngữ chính luận tràn lấn nhưng cũng không làm
thay đổi, biến dạng tiếng nói nghệ thuật đích thực trong tác phẩm của Ma
Văn Kháng. Một tiếng nói nghệ thuật từ chính cuộc đời trần trụi, xù xì, thô
nhám, đa sự cất lên”.
Nhà văn Ma Văn Kháng thì cho rằng: “Tính độc đáo của văn chương
và sự sáng tạo có tính thần thánh có thể đó là nguồn cảm hứng cuốn hút mãi
mãi tôi. Chứ không phải là cái danh đơn thuần, cái tiếng tăm thông tục”.
12
[15,Tr.192]. Quá trình sáng tác là một quá trình nhập đồng, thăng hoa hoặc
đau đáu dằn vặt, nhưng là xa lìa hoàn toàn tục lụy phàm trần, với tất cả bồi
hồi trước cái bí ẩn chưa hề biết, với những gắng gỏi trên sức của mình, trong
cơn say mê điên rồ duy nhất, với khát vọng duy nhất là tạo dựng toà lâu đài
nguy nga tráng lệ của mình. Và đó là tính tự do tuyệt đối của nghề văn. Ở đây
quyền lực nào cũng bị gạt ra ngoài. Ở đây chỉ có chủ thể là nhà văn với oai
quyền tuyệt đối. Ông tin rằng đó là bản năng trong sáng hồn nhiên tuyệt vời
của sự sáng tạo ở nhiều nhà văn có tài thật sự. Chính là cái thiêng liêng, cái bí
ẩn của văn chương đã hút hồn họ. Và đó là căn nguyên của sự tồn tại của thứ
nghệ thuật ngôn ngữ siêu đẳng này. “Văn chương sẽ còn mãi mãi với con
người như một lẽ tự nhiên kỳ lạ, cho dù nó là một thứ hàng hoá bị trả giá quá
thấp, cho dù nó bị dè bỉu dìm dập; cho dù nó có thể gây nên bao nhiêu oan
khổ, cho đời người. Đó là điều ta đã thấy qua cái thoải mái, thanh thản, thậm
chí ngông ngạo của không ít các nhà văn” [15,Tr.193]
“Chúng ta yêu mê say công việc của mình, vì như Maxim Gorki nói:
Với quyển sách và cây bút là vũ khí trong tay, chúng ta chiến đấu cho ngày
mai! Vì nghề nghiệp này đã hóa giải tâm hồn và lý tưởng của chúng ta. Vì
hơn ở đâu hết, đây là một nghề nghiệp để hóa thân đến triệt để, đến tận cùng.
Vì khát vọng về sự toàn thiện, toàn mỹ trên mỗi câu chữ, mỗi trang văn” - Ma
Văn Kháng viết. Mạch viết của ông trong suốt cuốn sách dựa vào triết lý
“thuận theo người mà không bỏ mình” của nhà thơ - chí sĩ Nguyễn Thượng
Hiền (1868-1925).
Ông suy ngẫm thêm về cách nói “phải sống cuộc đời rất thơ” của
Hoàng Cầm để giúp bạn đọc hiểu rằng sáng tạo nghĩa là phải sống cuộc đời
của kẻ nhạy cảm, thường trực tiếp nhận cái mới mẻ, biết rung động trước
những vẻ đẹp, xúc động trước tình cảm nhân văn, yêu quý dân tộc, đất nước,
nhìn ra được những cái vô hình vô ảnh, xuyên thấu được chốn thăm thẳm của
13
cuộc đời, tâm can thời đại… Và sau cùng là biết chuyển hóa hiện thực qua
ngôn ngữ thành những hình tượng thẩm mỹ. “Trút hết vào những trang sách
toàn bộ tinh lực của đời người. Giữa các dòng chữ, ta nghe thấy tiếng đập bồi
hồi của con tim bệnh tật…Viết xong một cuốn sách, như một kẻ mất máu, anh
đã kiệt lực hoàn toàn…” - ông bày tỏ.
Theo Ma Văn Kháng, nghệ thuật không có nhiệm vụ phải thay đổi bất
cứ điều gì cả. Nghệ thuật chỉ hiện diện đó, để ta có được khoái cảm khi sáng
tạo, đem đến cho ta một cảm xúc mãnh kiệt khi được đọc một kiệt tác, cho ta
tận hưởng vẹ đẹp tỏa ra từ đó.Vẻ đẹp của những trùm tia sáng rực rữ chói lòa,
bền bỉ lâu dài, nhưng rồi cũng lụi tàn.
Tiếp nối tư tưởng của những thế hệ đi trước, nhà văn Ma Văn Kháng
luôn xác định mục tiêu viết lên các tác phẩm văn học để hướng con người
vươn tới cuộc sống tốt đẹp. Ông luôn tâm niệm rằng nhà văn cần nuôi dưỡng
khát vọng nhận thức tường minh cái đẹp tồn tại trong thiên nhiên, trong xã hội
và trong nhân cách con người, đó là “cái khát vọng nhất thiết và quyết hoàn
thành cái dự định lớn lao, cái đẹp toàn thiện, toàn mĩ”[18,Tr.28]. Khát vọng
đó như dòng máu chảy trong huyết quản, là ngọn lửa luôn ấm nồng trong trái
tim chan chứa tình đời của người nghệ sĩ. Ngọn lửa ấy thắp lên thứ ánh sáng
không quá chói lóa nhưng cũng đủ để truyền đi và lan tỏa tới hàng triệu trái
tim và khối óc của người đọc muôn đời. Quan niệm này được ông phát biểu
một cách sâu sắc: “Yêu cái đẹp, mê say cái đẹp, tạo lập nên cái đẹp chẳng
phải là đặc quyền của riêng ai. Đó là tố chất tiên khởi trong sáng thanh khiết
tuyệt đối trong hoạt động của tất cả mọi người lao động trên lĩnh vực nghệ
thuật và tinh thần” [18,Tr.44].
Với ông, cái đẹp không chỉ có niềm vui, hạnh phúc mà còn có cả nỗi
buồn: “Văn học chính là nỗi buồn về cái đẹp, về lí tưởng, về nỗi đau giằng xé,
về số phận con người, là sự cắn rứt lương tri không yên, là cuộc đấu tranh nội
14
tâm giữa hai phần sáng – tối, giữa thiện và ác, khi con người có khả năng
phân đôi” [25,Tr.518]. Soi chiếu vào những tác phẩm của ông, chúng ta thấy
nhà văn dù nói đến con người, xã hội ở khía cạnh nào cũng đều thấy được
dụng ý thể hiện cái đẹp trong tác phẩm của ông. Với Ma Văn Kháng, con
người tồn tại như hai mặt của một bản thể, có vui- buồn, sướng- khổ…Và văn
học khi viết về số phận con người thì phải thể hiện được đầy đủ những mặt
đang hiện hữu và cả những mặt còn khuất lấp.
Ma Văn Kháng cho rằng, nghề viết văn có một sức hấp dẫn riêng “nghề
văn với tôi, trước hết là thế, là ở sự cặm cụi âm thầm với từng con chữ, để rồi
qua tổng thể phóng chiếu như thấm nhuần phép lạ, tạo nên một chế phẩm văn
chương hoàn thiện, đẹp lộng lẫy nguy nga”. [15,Tr.191]. Có lẽ rằng với Ma
Văn Kháng khát vọng vươn tới cái đẹp hoàn mĩ trong văn chương luôn thôi
thúc nhà văn bước vào những cuộc tìm kiếm với tất cả niềm say mê, hứng thú
và khao khát đến tận cùng.
Để biểu hiện con người trong chiều kích sâu xa của tâm hồn, trí tuệ và
phong cách đó là điều nhà văn luôn trăn trở, luôn phải sống với tất cả thế giới
hiện thực, đưa cảm xúc thăng hoa, thậm chí đôi khi phấn khích tưởng như
điên rồ để cho ra đời nhưng tác phẩm có giá trị, đủ sức lay động lòng người.
Hạnh phúc của người cầm bút là sau công cuộc lao động miệt mài, gian khổ
và cô đơn đến cùng cực, họ sẽ được nhìn thấy thành quả lao động đáng ca
ngợi: “Quá trình sáng tác là quá trình nhập đồng, thăng hoa hoặc đau đớn, dằn
vặt, như là xa lìa hoàn toàn tục lụy phàm trần, với tất cả bồi hồi trước cái bí ẩn
chưa hề biết với những gắng gỏi trên sức của mình, trong cơn say mê điên rồ
nhất, với khát vọng chung nhất là tạo dựng tòa lâu đài nguy nga tráng lệ của
mình.” [25,Tr.193].
1.1.3. Khát vọng hướng tới cái đẹp trong tác phẩm của Ma Văn Kháng
Đúc kết từ cuộc đời văn của mình, Ma Văn Kháng chỉ ra rằng: Đặc
điểm căn bản nhất trong những sáng tác của mình chính là cái đẹp bi tráng,
15
cái đẹp sản sinh từ trong lao khổ và đau đớn. Từ Đồng bạc trắng hoa xòe với
nhân vật Pao phải chịu bao đau thương mất mát từ cuộc sống gia đình, cho
đến Mưa mùa hạ, Đám cưới không có giấy giá thú, Mùa lá rụng trong
vườn…khi ông viết về người trí thức, dấn thân và hi sinh, về những cái chết
bi hùng. Tất cả những tác phẩm đó ông đều viết bằng sự thôi thúc mãnh liệt
của con tim dựa trên sức hút của văn chương. Con người trải qua những mất
mát gian truân, khổ đau thì cái đích cuối cùng cũng hướng tới cái đẹp của
điều thiện và chắc chắn không thể không nhắc đến cái đẹp toát ra từ những
trang văn ông viết về thiên nhiên và con người vùng cao với con mắt tinh đời
và tấm lòng nhân ái.
“Một mình một ngựa, hình tượng đầy cảm hứng kiêu hùng đó đồng thời
đã hàm chứa ở trong nó mặc cảm cô đơn của mỗi đời người trong cuộc sống
vốn là sản phẩm của tạo hoá mang sự hoà trộn hữu cơ giữa vẻ đẹp anh hùng
cao cả lãng mạn phi thường với thói đời nhỏ nhặt, tầm thường, thậm chí đê
tiện xấu xa…” [15,Tr.195]
Có thế nói, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, có lẽ điều tâm đắc nhất cũng
là điều mà nhà văn đã dành cả cuộc đời tìm kiếm và theo đuổi đó chính là viết
lên những tác phẩm chứa chan tình người, lấy cảm hứng từ cái đẹp của tâm
hồn , những cái đẹp đang và sẽ mãi hiện hữu trong đời sống con người để
dâng tặng cho cuộc đời, như thế coi như ông đã làm tròn sứ mệnh của một
nhà văn. Xuyên suốt chiều dài lịch sử, cái đẹp luôn và mãi mãi là nguồn cảm
xúc mãnh liệt giúp cho nhà văn thực thi khát vọng phản ánh, kiếm tìm vẻ đẹp
trong đời sống con người. Đúng như nhà văn đã chia sẻ: “Cái đẹp chỉ có nó
mới đủ sức đưa ta đi trên con đường sáng tạo thiên lý, cái đẹp chiếm lĩnh
được nó là mãn nguyện, là chiến công” [25,Tr. 33].
16
1.2 . Văn chương là tấm gương phản chiếu văn hóa
1.2.1. Vai trò của văn chương với đời sống
Theo quan niệm của triết học Mác – Lê Nin, hiện thực là nguồn gốc của
nhận thức, của ý thức, văn chương là một hình thái ý thức xã hội, một hình
thức nhận thức; do đó, hiện thực đời sống là nguồn gốc của văn chương, là
mảnh đất nuôi dưỡng văn chương, là chìa khóa để giải thích mọi hiện tượng ,
dù là phức tạp nhất của văn chương. Cũng chính từ cơ sở lí luận này mà
chúng ta đã hiểu vì sao đối tượng của văn chương là hiện thực khách quan, là
con người và đời sống xã hội.
Như thế, bất kỳ một nền văn chương nào cũng hình thành trên cơ sở
một hiện thực xã hội nhất định; bất kỳ một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ của
những vấn đề cuộc sống, bất kỳ một nhà văn nào cũng thoát thai từ một môi
trường sống nhất định. Phản ánh hiện thực là thuộc tính tất yếu của văn chương.
Văn chương nghệ thuật đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đời
sống con người. Mỗi tác phẩm văn học đều mang trong nó sứ mệnh cao cả, là
tấm gương phản chiếu văn hóa của thời đại mà tác phẩm đó ra đời. Cùng với
thời gian, văn chương đã và đang tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng của
mình đối với nhân loại. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Cái cao
quý của một đất nước, một dân tộc là ở giá trị văn hóa…văn học nghệ thuật
có nhiệm vụ và có tác dụng to lớn trong việc sáng tạo nên giá trị văn hóa ấy”.
Có thể nói, từ bao đời nay, văn chương nghệ thuật luôn là món ăn tinh thần, đáp
ứng nhu cầu tất yếu của xã hội. Chính từ những nhu cầu tất yếu đó mà con người
đã không ngừng sáng tạo nên các tác phẩm văn học để thưởng thức nó.
Có thể nói, chính cuộc sống bao la kì diệu với bao trăn trở suy tư đã
mang tới chất liệu vô giá, phong phú và trở thành nơi xuất phát và cũng là
nơi đi về của văn học. Đời sống là chất liệu, là nơi khơi nguồn cho cảm hứng
17
sáng tạo vô hạn cho người nghệ sĩ, góp phần giúp người nghệ sĩ cống hiến
nhiều hơn nữa cho nghệ thuật.
Mối quan hệ giữa văn chương và đời sống có thể ví như hai mặt của
một bàn tay, đó là mối quan hệ căn cốt, máu thịt. Văn chương, rộng ra là nghệ
thuật luôn gắn chặt với đời sống của nhân dân và thời đại mình bởi một lẽ
thật giản đơn: Con người và xã hội vốn sinh ra văn chương để thỏa mãn nhu
cầu tinh thần giàu có và cao đẹp vô hạn của chính mình, vậy nên văn chương
không thể tách rời cuộc sống, nói như nhà văn Pháp Albert Camus: “ Nghệ
thuật sẽ chẳng là gì nếu không có thực tại. Nhưng không có nghệ thuật thì
thực tại cũng chẳng có bao nhiêu giá trị. [25,Tr.49].
Chính cuộc sống bao la kì diệu với bao trăn trở suy tư đã mang tới chất
liệu vô giá, phong phú và trở thành nơi xuất phát và cũng là nơi đi về của văn
học. Đời sống là chất liệu, là nơi khơi nguồn cảm hứng sáng tạo vô hạn cho
người nghệ sĩ, mỗi sự việc, sự vật diễn ra trong đời sống hàng ngày có thể là
nơi bắt đầu cho một kiệt tác, một hình tượng điển hình để lại dấu ấn sâu đậm
cho người đọc.
Trên thực tế, nhà văn chính là người thư kí trung thành của thời đại,
bằng tài năng và sụ hiểu biết, nhà văn đem tác phẩm của mình tới bạn đọc,
giúp họ hiểu hơn về cuộc sống, về thời đại. Vì thế, muốn thành công, trước
hết nhà văn phải là người có trình độ và tâm huyết, tỉnh táo và bản lĩnh để
nhìn nhận hiện thực một cách đúng đắn nhất, đồng thời cũng đủ nhạy cảm để
nắm bắt rồi từ đó thấu hiểu bản chất sự việc. Điều cốt lõi để làm nên một tác
phẩm có sức hấp dẫn và giá trị lâu bền chính là những hiểu biết của nhà văn
về đời sống, tài năng và cảm nhận của nhà văn. Thâm nhập đời sống cũng
không phải mỗi nhà văn là một cuốn sổ ghi chép tư liệu, mà phải biến thành
nỗi xúc động, là những tích tụ, cô đọng biến thành hữu cơ trong mỗi suy nghĩ
và tưởng tượng, cũng như sự bày tỏ quan điểm của nhà văn. Như vậy, văn
18
chương chính là một phần không thể thiếu làm nên những giá trị trường tồn
của đời sống con người, văn chương là tấm gương phản ánh cuộc sống và linh
hồn của văn chương phải luôn luôn là tình yêu lón của nhà văn với cuộc đời.
1.2.2. Lăng kính văn hóa trong quan niệm của Ma Văn Kháng
Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần được các nhà văn thai nghén
từ những ý tưởng được chưng cất từ cuộc sống. Chất liệu cuộc sống chính là
nguồn cảm hứng để các nhà văn sáng tác. Chính vì vậy, mỗi thời đại đi qua, tác
phẩm văn học lại cho người đọc thấy được những góc nhìn văn hóa khác nhau.
Bàn về vị trí của văn chương nghệ thuật trong đời sống, nhà văn Ma
Văn Kháng cho rằng: “Con người không thể không cần đến nó. Cần đến nó
vì nó hàm chứa những giá trị mà không một phương tiện nghệ thuật nào có
được. Vâng, giá trị của văn chương tồn tại ở chính chỗ…cái cuộc sống được
lưu lại được xác định bằng ngôn từ văn tự [15,Tr.102], “Từ khi loài người có
ngôn ngữ văn tự thì quỷ thần cũng phải khóc than” [15,Tr.102].
Với Ma Văn Kháng, văn học chính là nơi lưu giữ hình bóng của cuộc
đời, nói theo chữ của Nguyễn Tuân thì đó là “Một thời vang bóng”. Đọc Hà
Nội 36 phố phường và Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam ta cảm thấy nao nao
xao xác biết bao là hoài cảm mênh mang về cuộc sống. Đọc tiểu thuyết của
Tự lực văn đoàn thấy rưng rưng cảm động như ngược dòng trở về một thời xa
xưa. Đọc Số Đỏ gặp những Xuân Tóc đỏ, bà phó Đoan, cả một thế giới nhân
vật kì quặc và phi lý là bước vào cái bảo tàng có thể nhìn thấy được ảnh hình,
nghe được âm thanh, ngửi được mùi vị đời sống hiện thực của một thời nhố
nhăng lố bịch và khôi hài. Cuốn tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma
Văn Kháng ghi lại một thời đã qua cách đây hơn bốn chục năm, nhà văn tâm
sự: “Nếu sau khi đọc cuốn sách của tôi , bạn đọc gật gù nói rằng: à, cái thời
cách đây bốn chục năm, người ta sống như thế đấy. Thì tôi đã vô cùng mãn
nguyện và cảm kích rồi” [15,Tr.104].
19
Với Ma Văn Kháng, văn học giản dị là vậy. Do vậy, ông rất tâm đắc
với định nghĩa sau đây về tiểu thuyết của Bách khoa toàn thư Comptons Anh
quốc. “Tiểu thuyết là mảnh đất lưu giữ bóng hình cuộc đời”. Văn học chính là
tấm gương phản ánh đời sống và để con người tự soi chiếu chính bản thân
mình. “Văn hóa chẳng cứu vớt được ai, chẳng cứu vớt được cái gì, văn hóa
không biện hộ. Nhưng đó là sản phẩm của con người; con người tự phóng
chiếu trong đó, tự nhận ra mình trong đó, riêng chỉ có tấm gương ấy cũng cho
con người thấy hình ảnh của mình. [15,Tr.105]
Cũng theo Ma Văn Kháng, ông cho rằng, vai trò và vị trí của văn
chương nghệ thuật là khả năng mở rộng biên độ đời sống con người “chúng
khiến cho cuộc đời hữu hạn của mỗi con người trở nên phong phú đến vô hạn.
Và đó là lí do tồn tại mãi mãi của văn chương, là thứ văn chương để đời”
[15,Tr.106]
Ma Văn Kháng cho rằng chất liệu chính là yếu tố quan trọng tạo nên
một tác phẩm đặc sắc. Mỗi nhà văn cần biết khai thác chất liệu cuộc sống một
cách thông minh và hiệu quả để cho ra đời những tác phẩm văn học có giá trị:
“Những chất liệu đã được khai thác quá nhiều, đã trở thành nhàm chán, cũ kĩ,
thậm chí quá tầm thường, không đáp ứng được yêu cầu ngày càng phải có yếu
tố mới lạ hơn, hay hơn, nhiều khám phá sâu sắc hơn về con người và cuộc
sống” [14,Tr.81]. Theo Ma Văn Kháng, “chỉ có nhà văn biết rộng, hiểu sâu,
có kiến văn thâm hậu, có tầm văn hóa cao mới có thể nhận ra được cái đặc sắc
riêng biệt của dân tộc trong tương quan văn hóa chung; nhận ra được sự
phong phú của hiện thực; nhận thấy được cái đẹp đẽ, lạ lùng, mới mẻ, cái
chiều sâu hàm chứa, cái huyền ảo trong đời sống hiện thực xô bồ, hỗn độn,
quen nhàm” [14,Tr.81]. Chỉ có nhà văn có tầm văn hóa sâu rộng mới có thể
tìm kiếm được chất liệu đích đáng cho công cuộc tái tạo của mình.