Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật vè nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 122 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TÌM HIỂU
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT VÈ NAM BỘ

PHẠM VĂN KHOA

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TÌM HIỂU
NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT VÈ NAM BỘ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

ThS. TĂNG TẤN LỘC


PHẠM VĂN KHOA

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Đề tài khóa luận tốt nghiệp này được hồn thành khơng chỉ là nhờ vào cơng
sức của bản thân, mà đó cịn có sự tận tình giúp đỡ của quý thầy cô Trường Đại học
Võ Trường Toản và nhất là sự tận tình truyền đạt kiến thức cũng như kinh nghiệm
của giáo viên hướng dẫn.
Em xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy Tăng Tấn Lộc, giáo viên
hướng dẫn đã dành nhiều thời gian truyền đạt kiến thức lẫn kinh nghiệm quý báu
giúp em hoàn thành tốt khóa luận.
Em cũng xin chân thành gửi lời cám ơn đến quý thầy cô Khoa khoa học cơ
bản cùng các cán bộ của thư viện Trường Đại học Võ Trường Toản, luôn quan tâm
giúp đỡ, tạo mọi điều kiện có thể để giúp em sớm hồn thành tốt khóa luận này.
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)

Phạm Văn Khoa

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên)


Phạm Văn Khoa

ii


MỤC LỤC
trang
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 1
2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu ........................................................................... 4
4. Giới hạn vấn đề.................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN .......................................................................... 6
1.1. Định nghĩa vè ...................................................................................... 6
1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của vè ...................................................... 6
1.3. Một số đặc trưng của vè ...................................................................... 8
1.3.1. Vè là thể loại tự sự dân gian bằng vần .............................................. 8
1.3.2. Vè giàu tính chất trữ tình ............................................................... 10
1.3.3. Vè nổi bật tính thời sự.................................................................... 11
1.3.4. Vè mang tính địa phương ............................................................... 13
1.4. Phân loại ............................................................................................ 13
1.4.1. Vè thế sự........................................................................................ 14
1.4.2. Vè lịch sử ...................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÈ NAM BỘ .......................................................... 18
2.1. Vè kể về muôn vật ............................................................................. 18
2.2. Vè thế sự ............................................................................................ 26
2.3. Vè kể chuyện nước ............................................................................ 41
Tiểu kết ..................................................................................................... 52

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT VÈ NAM BỘ .................................................... 54
3.1. Cách gieo vần..................................................................................... 54
3.2. Cách ngắt nhịp .................................................................................. 57
3.3. Thể thơ ............................................................................................... 59
3.4. Kết cấu ............................................................................................... 60
3.5. Nghệ thuật diễn xướng ...................................................................... 61
Tiểu kết ..................................................................................................... 62
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 66
PHỤ LỤC
iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vè là một thể loại văn chương truyền khẩu của văn học dân gian, nếu nói ca
dao dùng phơ diển tình tứ, tục ngữ để sửa khéo, dạy khơn, thì chắc khơng ai phủ
nhận được rằng vè cũng có giá trị riêng biệt của nó. Chúng ta bỏ qua vè là bỏ đi một
phần di sản sáng giá trong kho tàn văn học dân gian của chúng ta, những nhà nghiên
cứu trước đây thường chú trọng nghiên cứu văn học dân gian Miền Bắc, cịn Miền
Nam thì ít được sự quan tâm của các nhà khoa học, nên đây được coi là một vùng
đất hoang sơ, màu mở cần được khai phá. Học giả Nguyễn Văn Hầu có nhận xét về
vấn đề này trong quyển một, “Văn học Miền Nam lục tỉnh”, “Trong các sách viết về
văn học sử Việt xuất bản từ trước, như Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quản
Hàm, Đại Việt văn học lịch sử của Nguyễn Sĩ Đạo, Việt Nam văn học sử trích yếu
của Nghiêm Toản, cho tới sách Khởi thảo văn học sử Việt Nam của Thanh Lãng
xuất bản sau mấy quyển trên, đều không thấy ai bàn xét đến vè” [3, tr.254]
Vè hay một số thể loại khác như: ca dao; dân ca; hò là một loại hình nghệ
thuật dân gian rất phong phú, giàu có cả về số lượng và thể loại, đã từng một thời
rất phổ biến trong sinh hoạt dân gian. Nhưng hiện nay trước sự xâm nhập ồ ạt các

dòng văn hóa ngoại lai, đang có nguy cơ nhấn chìm, mai một và nhiều thể loại có
thể bị thất truyền, nếu như chúng ta khơng có ý thức lưu giữ và phát huy.
Những gì cịn lại trong trí nhớ của tơi về một thời thơ ấu là những câu hò
những điệu hát ru của mẹ cùng tôi đi vào giấc ngủ. Khơng chỉ có những câu hị,
điệu hát mà nó cịn là những bài đồng dao hát ca, những câu vè, bài vè khi chơi đùa
cùng chúng bạn, hay những buỗi chiều ngồi nghe các người lớn tuổi trong xóm kể
những câu chuyện, kể vè rất thú vị. Cũng như Vũ Tố Hảo và Hà Châu có nói về
sinh hoạt văn hóa trong quyển Tư tưởng tiến bộ- triết lý nhân sinh thực tiễn của
nhân dân và vai trò của vè, truyện kể trong văn học dân gian. “Kể truyện, kể vè là
sinh hoạt văn hóa quen thuộc, phổ biến trong gia đình và xã hội từ bao đời nay, là
món ăn tinh thần cần thiết như cơm gạo”. Với tôi mỗi khi nghe đọc vè, hoặc nghe
nói vè, tơi cảm thấy một vẻ đẹp hồn nhiên vui vẻ, một ý vị mộc mạc, chân thành,
một lời khuyên mát dịu, vè cịn biểu lộ cho tơi biết một cách trọn vẹn tâm hồn của

1


người nhà quê, những tâm hồn chất phát thật dễ mến, cùng những tính tình, lề thói
trong cuộc sống thường nhật của người dân Nam Bộ.
2. Lịch sử vấn đề
Cùng với văn học viết, văn học dân gian là một trong hai bộ phận cấu thành
nền văn học dân tộc, nhưng quan trọng hơn văn học dân gian còn là nơi đã hình
thành nên những phép tắt cơ bản của nền văn hóa dân tộc mà về sau văn học viết
phải tiếp thu, hoàn thiện và phát huy. Như lời cố nhà thơ Huy Cận phát biểu tại Đại
hội văn nghệ dân gian Việt Nam lần III.
Qua đó ta thấy tầm quan trọng của văn học dân gian trong cuộc sống cộng
đồng dân cư của người Việt ta nói riêng và các dân tộc, quốc gia khác nói chung thế
nhưng từ lâu nay do sự chủ quan, ý thức chưa đầy đủ về văn học dân gian của một
bộ phận người nên còn nhiều nhận định sai lầm về mảng văn học này, bỏ qua một di
sản sáng giá của dân tộc. Đặc biệt là Miền Nam tổ quốc thân yêu của chúng ta,

trước đây, các nhà nghiên cứu về văn học dân gian thường chú trọng nghiên cứu ở
các vùng, miền có lịch sử “Ngàn năm văn hiến”, cịn vùng đất sinh sau đẻ muộn
như Miền Nam thường ít được sự quan tâm, chú ý nhiều đến các học giả, các nhà
nghiên cứu. Từ đó dẫn đến một thực trạng các đầu sách, các cơng trình nghiên cứu
về văn học dân gian, đặc biệt là về mảng vè Nam Bộ cịn rất ít, rất hạn chế so với
văn học dân gian vùng, miền khác. Nhận định của Huỳnh Ngọc Trảng trong quyển
Vè Nam Bộ, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2006. “Nói chung cho đến nay, việc sưu tầm
và nghiên cứu về vè Nam Bộ chưa được là bao”.
Cũng như học giả Nguyễn Văn Hầu đã viết trong quyển Văn Học Miền Nam
lục tỉnh, tập 1, Nxb Trẻ 2012. Cho chúng ta thấy vè có một giá trị riêng biệt của bản
thân nó, và một địa vị khơng kém quan trọng trong văn chương dân gian, “Chúng ta
bỏ qua vè là bỏ đi một phần di sản sáng giá trong kho tàng văn học dân gian của
ta”.
Qua những nhận xét trên của học giả Nguyễn Văn Hầu ta lại càng tin rằng
văn học dân gian mà nhất là về thể loại vè cần được sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu văn học, nhằm đưa vè trở về một vị trí nhất định vốn có của nó. Nguyễn Văn
Hầu cịn cho biết thêm “Các nhà viết văn học lớp trước ít ai chú ý đến giá trị văn
học của vè. Vè bị khinh bạc như vậy là bởi người ta hiểu lầm, khơng chịu đặt nó vào
đúng địa vị của nó… Vè đời đời vẫn là vè với một vai trò riêng” [3, tr.340]
2


Quyển một, Văn học Miền Nam lục Tỉnh của Nguyễn Văn Hầu đã chú trọng
phân giải những bài vè cho thấy cái nội dung, cái hay của một số bài vè để thấy
được giá trị của vè trong văn học dân gian cũng giống như các thể loại khác như ca
dao, tục ngữ, truyện cổ… Nhưng tác giả còn bỏ sót một điều chưa xét đến mà điều
ấy làm cho vè trở nên độc đáo và riêng biệt với ca dao, hị, tục ngữ…Đó chính là
cách diễn xướng của vè, nghệ thuật của vè là nằm ở chổ diễn xướng và sự diễn
xướng ấy làm cho vè khác biệt các thể loại khác. Đương nhiên cách diễn xướng ở
mỗi vùng miền, từng địa phương lại có cách diễn xướng khác nhau tạo nên nét độc

đáo riêng biệt cho vè, như hình thức nói thơ Bạc Liêu hay nói thơ sắc bùa Phú Lễ
chẳng hạn.
Mà thực sự có các cơng trình nghiên cứu đi chăng nữa thì cũng ít các tác giả
bàn luận đến vè Nam Bộ. Có bàn luận thì cũng chưa thật sự đào sâu hay nghiên cứu
trên toàn vùng Nam Bộ mà chỉ giới hạn ở việc sưu tầm, điền dã ở một số tỉnh thành
nhằm lưu giữ lại những văn hóa tinh thần từ thời buổi sơ khai khi văn học viết chưa
xuất hiện hay điều kiện in ấn, lưu trữ còn nhiều hạn chế.
Lư Nhất Vũ, Lê Giang và Nguyễn Ngọc Quang có nhận định trong quyển
Nói thơ, nói vè, thơ rơi Nam Bộ, Nxb văn hóa dân tộc, 2011. “Trong loại hình văn
nghệ dân gian rất được phổ biến ở Nam Bộ phải nhắc đến hình thức Nói vè. [12,
tr.14]
Ở đây các tác giả đã cho ta thấy được sự quan trọng của vè trong sinh hoạt
dân gian Nam Bộ rất phổ biến, bên cạch đó tác giả cịn cho thấy một quan hệ giữa
nói vè và nói thơ, nhưng quan trọng hơn các tác giả đã nói tới lối sinh hoạt vè trong
dân gian Nam Bộ có vần, có điệu, có nhịp, có phách rõ ràng và thể thì thường bốn
chữ và hát như nói. Nhưng vẫn chưa thật sự đi sâu vào từng mảng của các thể loại
văn học dân gian mà chỉ giới thiệu khái quát qua nói thơ, nói vè, thơ rơi Nam Bộ để
cốt lỏi là giới thiệu đến công chúng, đọc giả những người quan tâm ít nhiều đến văn
học dân gian mà nhất là về mảng nói thơ, nói vè, thơ rơi Nam Bộ các tác phẩm mà
các tác giả đã sưu tầm, điền dã trong dân gian và biên soạn lại.
Ngoài ra quyển “Tư tưởng tiến bộ- triết lý nhân sinh thực tiển của nhân dân
và vai trò của vè, truyện kể trong văn học dân gian” của Vũ Tố Hảo, Hà Châu, Nxb
Thời đại, 2012. Cũng có một nhận định qua vè vùng Nam Bộ. “Ở Nam Bộ các bài
vè lục bát được kể được lưu truyền trong nhân dân thơng qua hình thức nói thơ3


nhất là điệu nói thơ vân tiên, một lối đọc xướng truyện thơ lục bát, đặc biệt phổ
biến ở Nam Bộ” [2, tr.209]
Nhưng tác giả chủ yếu chỉ nói về cách diễn xướng vè ở Nam Bộ và chỉ nói
qua các vùng miền của cả nước chứ không đào sâu, nghiên cứu ở một vùng miền

nào nên vẫn cịn có sự hạn chế nhất định khi giới thiệu tới các bạn đọc.
Ngồi ra các đầu sách khác cũng có bàn luận ít nhiều tới vè Nam Bộ, nhưng
đa số trong số ấy là những tư liệu sưu tầm, điền dã các văn bản để giới thiệu chứ
chưa thật sự nghiên cứu, phân tích cụ thể để thấy cái hay, cái cần để được sự quan
tâm bảo tồn, lưu giữ cũng như phục hưng lại nếp sinh hoạt truyền thống đã có lúc
rất thịnh hành và phổ biến trong sinh hoạt dân gian Nam Bộ.
- Nguyễn Ngọc Quang, Văn học dân gian Châu Đốc, Nxb Dân trí, 2010.
- Hồng Tiến Tựu, Nguyễn Hữu Sơn, Phan thị Đào và Vũ Quang Trọng, Một
vài vấn đề về văn học dân gian, (sưu tầm và giới thiệu), Nxb Dân tộc, 2012.
- Chu Xuân Diên (Chủ biên), Lê Văn Chưởng, Nguyễn Ngọc Quang, Phan
Thị Yến Tuyết và Phan Xuân Viện, Văn học dân gian Sóc Trăng, Nxb Văn
hóa- thơng tin, 2012.
- Nhiều tác giả, Tthơ ca dân gian Trà Vinh (chuyên khảo), Nxb Thời đại,
2012.
Thấy được những ưu điểm và những hạn chế của các cơng trình trên, ở đề tài
“Tìm hiễu nội dung và nghệ thuật vè Nam Bộ” này, chúng tôi tiếp tục tiến hành
nghiên cứu về nội dung cũng như nghệ thuật của vè Nam Bộ với hi vọng sẽ khắc
phục những nhược điểm mà các cơng trình trên mắc phải, cho ra đời một cơng trình
nghiên cứu hồn chỉnh đảm bảo tính khoa học để phục vụ cho việc nghiên cứu của
các cơng trình có nội dung liên quan sau này.
3. Mục đích nghiên cứu
Khi chọn đề tài này, chúng tơi mong muốn và cố gắng đạt được những mục
đích yêu cầu sau:
-

Góp phần sưu tầm gìn giữ các loại hình văn hóa dân gian Nam Bộ đang có
nguy cơ bị mai một trong đời sống xã hội bị chi phối quá nhiều bởi các nền
văn hóa ngoại lai.

-


Thâm nhập khám phá vẻ đẹp các loại hình văn hóa dân gian Nam Bộ cụ thể
là vè Nam Bộ qua cách diễn xướng.
4


-

Xây dựng bộ sưu tập văn học dân gian Nam Bộ về vè, làm tư liệu tham khảo
về văn học dân gian Việt Nam nói chung, văn học dân gian Nam Bộ nói
riêng.

-

Nhận ra vẻ đẹp ngơn ngữ và vẻ đẹp về đời sống tâm tư tình cảm của người
dân sinh sống trên vùng địa bàn văn hóa đồng bằng châu thổ sông Cửu Long.

4. Giới hạn đề tài
Giới hạn đối tượng nghiên cứu: đối tượng nghiên cứu của luận văn là những
bài vè được sưu tầm ở vùng đất Nam Bộ (chủ yếu trong quyển Vè Nam Bộ của
Huỳnh Ngọc Trảng, Nxb Tổng hợp Đồng Nai, 2006).
Giới hạn phạm vi vấn đề: trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi
khảo sát những bài vè ở Nam Bộ. Những bài vè này ra đời và lưu truyền trong dân
gian Nam Bộ. Trên cơ sở đó chúng tơi đi sâu vào những nội dung và nghệ thuật đặc
sắc, tiêu biểu có ở các bài vè Nam Bộ - đó là nhiệm vụ trọng tâm của đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm tập hợp, bổ sung, phân loại mảng Vè
Nam Bộ trên cơ sở tiếp thu những ý kiến tiến bộ của những người đi trước. Khi thực
hiện đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như sau:
-


Phương pháp thống kê: tiến hành tìm kiếm tất cả các tài liệu có liên quan đến
đề tài nghiên cứu sau đó chọn những đề tài có tính chính xác cao để tập trung
nghiên cứu. Đồng thời khảo sát, phân loại và mơ hình hóa.

-

Phương pháp so sánh: trong q trình tìm hiểu, phân tích vè Nam Bộ chúng
tơi đối chiếu với các vè các vùng miền khác.

-

Phương pháp phân tích: trong q trình nghiên cứu, phương pháp phân tích
đã giúp đỡ trong việc nghiên cứu đi sâu hơn về các nguyên nhân vấn đề, để
từ đó thấy rõ nội dung, cái hay của nghệ thuật trong các bài vè.

-

Phương pháp liên ngành: ngồi những phương pháp trên chúng tơi còn sử
dụng phương pháp liên ngành để hỗ trợ trong việc nghiên cứu làm rõ các
nguyên nhân vấn đề, tứ đó thấy rõ nội dung của các bài vè.

5


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Định nghĩa Vè
Trong Một vài vấn đề về văn học dân gian của Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn
Hữu Sơn, Phan Thị Đào và Vũ Quang Trọng. Vè được định nghĩa là: “Một loại tự
sự bằng vần, được biểu diễn dưới hình thức nói hoặc kể, chủ yếu nhằm phản ánh

kịp thời và cụ thể những chuyện về người thực, việc thực ở từng địa phương…” [11,
tr.258]
Cịn trong Vè Nam Bộ của Huỳnh Ngọc Trảng có giới thiệu: “Trong Đại
Nam quốc âm tự vị vè được định nghĩa là “chuyện khen chê đặt có ca vần” và việc
sáng tác vè là “Đặt chuyện khen chê có ca vần ấy”” [10, tr.7]
Nguyễn Văn Hầu có nhắc tới bài Một lối văn bình dân của Phan Văn Thiết
giảng rộng hơn về vè trong quyển một, Văn học Miền Nam lục Tỉnh. “Vì đâu mà có
vè? Chẳng chi lạ hơn là gặp sự bất bình trái mắt mà nảy sinh ra thứ văn ấy. Trong
làng nước có xảy ra việc gì khơng hạp với thuần phong mĩ tục, khơng đúng với cơng
lý bác ái thì trước sau năm ba ngày cũng có một cái vè do cậu đồ, hay ông tú nào
nằm nhà đã đặt ra mà truyền vào miệng dân gian. Chúng ta có thể nói rằng lối vè
là một cái lợi khí tranh đấu của hạng bình dân trong thời đại quân chủ: uất ức điều
gì mà khơng giám chán chường kích bác thì nhân dân dùng lối vè mà tìm cách đánh
đổ, dầu khơng đánh đổ được hẳn thì cũng làm giảm bớt đi được ít nhiều, vì bất cứ ở
thời đại nào, những người ra làm việc công mặc dầu oai quyền đến đâu cũng phải
kiên sợ cái sức mạnh của “dư luận” cả!” [3, tr.256]
Từ những định nghĩa, giải thích trên ta có thể rút ra được một định nghĩa đầy
đủ hơn về vè. Vè là một thể loại tự sự dân gian bằng vần, giàu tính thời sự, phản
ánh các sự kiện thực tế trong cuộc sống, đồng thời thể hiện thái độ khen chê dứt
khoát của tác giả dân gian đối với sự việc ấy và vè cũng có tác dụng mua vui, để
giảng dạy luân lý hoặc cũng để bàn luận.
1.2. Nguồn gốc và sự phát triển của vè
Vè là một thuật ngữ văn học dân gian có liên quan tới từ trong “vần vè”, vè
có nghĩa là lời nói có vần, và vè xuất hiện để kể chuyện một cách có vần có nhịp,
khi tác giả dân gian thấy kể chuyện bằng văn xuôi chưa đáp ứng đầy đủ được cho
việc biểu hiện nội dung của vấn đề muốn nói tới. Vè được nhân dân sử dụng như là
6


một khẩu báo ghi chép, có kèm bình luận về thời sự địa phương, hoặc biến cố lịch

sử, cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi: vè có từ bao
giờ? Có những thể loại văn học dân gian mà sự phát sinh của chúng cịn để lại dấu
vết, dựa vào đó mà ta có thể khẳng định chắc chắn sự ra đời của nó. Nhưng đối với
vè thì rất khó xác định, biết rằng vè rất phát triển thời kỳ cận đại gắn với sự thức
tỉnh về quyền tự do dân chủ của phong trào đấu tranh chống áp bức bóc lột của quần
chúng nhân dân trong thời kỳ lịch sử này. Vè đặc biệt phát triển vào khoảng thể kỷ
XVIII, XIX và đầu thế kỷ XX, khi giai cấp phong kiến Việt Nam suy tàn, từ trong
làng ngoài xã đến huyện, tỉnh và cả vùng, đâu đâu cũng thấy đầy rẫy những sự xấu
xa phi lý của các tầng lớp thống trị từ nhỏ đến lớn bị phơi bày. Nhất là sau khi thực
dân Pháp xâm lược, cả dân tộc bước vào một cuộc chiến tranh giành độc lập, tự do,
vè càng phục vụ đắc lực cho thực tế thiêng liêng và sơi động đó. Nhưng đó là một
thể loại, một khía cạnh nhỏ chưa đủ để xác định được vè có từ bao giờ, vè lịch sử
thường chỉ địa điểm, ngày tháng, sự kiện và tên nhân vật đó, nhưng bên cạnh những
bài vè lịch sử, thế sự cịn có cả một khối lượng đồ sộ các bài vè về cá, chim, hoa
quả… Có phải vè xuất hiện từ khi muôn vật phong phú đa dạng. Vậy muôn vật
phong phú đa dạng từ bao giờ? Không một ai xác định chính xác được, vì thế cho
tới nay người ta vẫn chưa đủ căn cứ để xác định được vè có từ bao giờ.
Thể loại vè với tính thời sự, tính chiến đấu mạnh mẽ nên rất dễ bắt nhịp vào
cuộc sống, nhưng cũng vì thế, vì tính thời sự mà số phận của các bài vè thường
ngắn ngủi, các bài vè ra đời chỉ để nói đến một việc, một sự kiện nào đó rồi người ta
lại quên ngay khi một sự kiện khác, có người đặt vè cho sự kiện mới hơn, nóng hổi
hơn. Ngoại trừ một số bài vè thuộc thể loại lịch sử thì cịn được nhớ và lưu giữ,
thêm một phần là do điều kiện hoàn cảnh nên việc ghi, chép, in ấn khơng có và từ
năm 1945 về sau, hoàn cảnh và điều kiện đổi khác, văn truyền khẩu thiếu cơ duyên
phát triển, đường giao thơng thuận tiện, phương tiện tun truyền nhanh chóng, nếp
sống của dân chúng lún vào cơ giới hóa.
Ngày nay, việc hội nhập ngày càng phát triển, công nghệ mỗi ngày một tân
tiến, một đổi mới, nhu cầu giải trí của nhân dân cũng được nâng lên nên, việc chúng
ta bắt gặp những cảnh sinh hoạt dân gian diễn xướng vè là một điều cực kì hiếm
hoi. Các em nhỏ ngày nay cũng thế, những trò chơi dân gian, những bài hát đồng


7


dao vui tai, những bài vè thánh thót cũng khơng lấy làm hứng thú với các em khi
các em có q nhiều cách giải trí cho lựa chọn của mình.
Nếu khơng có những biện pháp đúng đắn, kịp thời thì vè hay một số thể loại
văn học dân gian khác có thể ngày càng bị mai một và mất đi trong tương lai khi xã
hội ngày càng văn minh hiện đại, những gì của dân gian sẽ nhường lại cho những gì
thuộc về cơng nghệ hiện đại.
1.3. Một số đặc điểm của vè
1.3.1. Vè là thể loại tự sự dân gian bằng vần
Những bài vè có độ ngắn dài của câu chữ khác nhau, mặt nội dung thể hiện
của các bài vè cũng khác nhau nhưng điều thể hiện tính truyện trong vè khá rõ, vè
là một thể loại tự sự dân gian nên vè thường có cốt truyện, có những bài vè có cốt
truyện đơn giản đến phức tạp, những bài vè đơn giản thì thường kể bâng quơ, đầu
cuối khơng rõ ràng, chỉ có yếu tố hiệp vần lại như vè cá, chim, cây cối...có những
bài vè có cốt truyện phức tạp, kết cấu chặt chẽ thường là những bài vè về lịch sử,
nói về những người anh hùng nơng dân hay anh hùng chống Pháp. Ví dụ Vè đánh
Nhật Bổn; Vè huyền thoại thằng Mỹ; Vè liệt sĩ Phạm Văn Khiết; Vè anh Hoặt; Vè
người chiến sĩ Tiểu La Thành.
Vè cịn có nhân vật tự sự, những bài vè lịch sử, xã hội, thì thường nhân vật là
nhân vật người kể chuyện và có đoạn nhân vật tách khỏi vè để bình luận, khi thì lại
nhập vào nhân vật để kể truyện. Tuy vè có nhân vật tự sự, nhưng về việc đi sâu
miêu tả tính cách nhân vật chưa có.
Nhắc qua anh Hoặt
Một người tốt thật
Giai cấp bần nơng
Anh đã hết lịng
Tham gia kháng chiến

(Vè anh Hoặt)
Vè có tính chất truyện bởi vậy khiến cho vè thường dài, nhiều tình tiết,
những sự kiện được kể một cách cụ thể, chi tiết, chính xác từ tên địa danh đến ngày
giờ, hồn cảnh xảy ra sự kiện đó. Ở đây sự việc, tên người, tên địa điểm, thời gian
(thậm chí cả ngày giờ, năm tháng) đều được thuật lại chi tiết, rõ ràng đúng như

8


trong thực tế. Ví dụ: Vè năm 1976, Vè năm 1949, Vè năm Kỷ Sữu, Vè 1948, Vè 25
tháng Tám.
Không ai độc ác
Bằng tụi thực dân Pháp
Tụi thực dân Pháp ở Sóc Trăng
Chúng nó cả gan sửa con đường Đại Nghĩa
Trong ngày 27 tháng Mười hai dương lịch
Kéo dài đến năm 1948….
(Vè 1948)
Bởi tính chất bình dân của vè, lời nói dí dỏm đơi khi hài hước, nhiều tiếng
dùng nơm na, cịn cốt truyện thì rất gần gũi với tầm nhìn của nhân dân. Nên dễ tạo
niềm tin và lay động, thuyết phục tình cảm của người nghe. Tiếng nói từ trái tim sẽ
đến với trái tim, cịn tiếng nói từ đầu mơi chỉ có thể đến ngồi tai.
Thưa các đồng chí, thưa bà con
Tui xin kể một chuyện vui
Hay cũng đừng khen, dỡ cũng đừng cười
Có một ngày nọ bộ đội về làng
Tui thấy súng tơi ham
Tía tơi nói cho thằng này đi bộ đội
Má tui mới đem lòng lo sợ
Bắt tui cưới vợ để cầm chân

Còn tui nghe nói run lên như cù lét
(Vè anh lính Tây Đơ)
Hơn nữa, thông qua nội dung của mỗi bài là thái độ khen chê thẳng thừng
của người kể chuyện cho nên vè không bao giờ kể truyện một cách khách quan. Chỉ
những sự việc được nhân dân khen chê nhiệt liệt hoặc gay gắt thì mới được vè ghi
lại. Nhân dân chê bai những anh say xỉn, làm biếng, những người đàn bà chửa
hoang…Nhân dân căm gét bọn cường hào ác bá, nhân dân than về nạn đói, thuế má
nặng nề…Nhân dân đã kích, lên án, tố cáo bọn thực dân phong kiến. Nhân dân ca
ngợi những anh hùng nông dân, ca ngợi những người dũng cảm đấu tranh chống
Pháp.

9


Vè là “báo chí truyền miệng” xuất phát do nhu cầu phản ánh những sự kiện
có tính chất thời sự. Vì thế, mà vè đáp ứng được nhu cầu biểu thị một cách kịp thời,
cơng khai, dứt khốt, thái độ khen-chê của tác giả dân gian.
Tóm lại vè là một thể loại tự sự dân gian bằng vần bởi vì vè có cốt truyện, có
nhân vật tự sự, sử dụng từ ngữ nơm na, bình dân để hiệp vần lại với nhau. Thơng
qua đó tác giả dân gian phản ánh thái độ khen chê về một sự vật, sự việc nào đó
trong đời sống.
1.3.2. Vè về tính chất trữ tình
Vè là thể loại tự sự nhưng giàu yếu tố trữ tình, bởi cách diễn xướng của vè
chứa chan tình cảm, cảm xúc của người xướng lên câu vè, nội dung của câu truyện
vè hay đến đâu, sự việc hấp dẫn đến thế nào cũng không thể gây được những xúc
động sâu xa trong lịng người nghe nếu khơng có được nghệ thuật trình diễn tốt.
Bằng giọng nói, điệu bộ, cử chỉ và đơi khi có phụ họa thêm phần nhạc cụ trong lúc
diễn xướng các bài vè, nghệ nhân dân gian đã góp phần làm sống lại những vật và
con người trong vè.
Ở vè hai khâu sáng tác và biểu diễn thường tách rời nhau. Có người chỉ biết

sáng tác vè mà khơng hề biết biểu diễn. Ngược lại có nghệ nhân chỉ chuyên môn kể
vè mà không hề sáng tác vè. Sáng tác hay nhưng biểu diễn tồi thì bài vè chưa tốt và
ngược lại biểu diễn tốt mà sáng tác tồi thì khơng mang lại nội dung nhận thức cho
người nghe. Vì thế, ta thấy tầm quan trọng của diễn xướng vè, hình ảnh; ngơn ngữ;
kết cấu cách trình diễn phải phù hợp với nội dung tính tự sự ấy, sự thể hiện ấy qua
cách diễn xướng phải bằng trái tim cảm xúc của người diễn xướng.
Bài vè hay kết hợp với cách diễn xướng tốt có thể giúp ta nhận thức đầy đủ
hơn về nội dung của bài vè. Những bài vè bao giờ cũng mang một bầu nhiệt huyết,
thể hiện cả tâm trạng đau buồn hay yêu gét của tác giả, nên ngôn ngữ tự sự của vè
không bao giờ là một thứ ngôn ngữ lạnh lùng, khách quan, người nghe vè có thể
thấy ngay được thái độ của tác giả, không những chỉ qua những lời phát biểu ý kiến
trực tiếp, mà còn qua cả ngôn ngữ giàu cảm xúc, lời tự sự nữa.
Về mặt ngơn từ thì vè khơng là một thứ ngơn ngữ lạnh lùng khách quan nên
nó rất gần với ca dao. Có những bài vè ngắn, giàu tính chất trữ tình, thật khó phân
biệt với ca dao, cái khác ở chúng chỉ là ở phương thức diễn xướng, một bên là kể
truyện còn bên kia là hát.
10


Yếu tố trữ tình dễ dàng nhận thấy ở vè than thân, tuy vè than thân hay vè lịch
sử xã hội đều có nhiều yếu tố trữ tình, nhưng có lẽ trong nhiều loại vè khác nhau thì
vè than thân mang đậm tính chất trữ tình nhất. Những lời tự bạch, thể hiện ý thức về
thân phận của người nghèo trong những câu vè than thân
Nghèo tanh nghèo hôi,
Nghèo lồi mắt cá.
Nghèo sả xương mông,
Nghèo không gạo nấu.
(Vè nghèo)
Ở một ngày một lộng,
Lầu ba từng lại có võ mơn.

Nhựt nhựt thường kiểng đổ trống rung,
Xe song mã sướng đà quá sướng…
(Vè Đốc phủ ca I)
Khi đọc bài “Vè nghèo” của tác giả dân gian ở Mộc Hóa-Long An. Chúng ta
thấy được một bức tranh có đủ cái nghèo của người dân như: nghèo lồi mắt; nghèo
sả xương mông; nghèo tàn nghèo mạt…Qua đó ta cịn thấy rõ sự đối nghịch giữa
giàu và nghèo trong xã hội đương thời, người thì khơng có ăn, kẻ thì lại hoang phí.
Tóm lại vè mang yếu tố trữ tình bỡi lẽ vè là một thể loại tự sự dân gian bằng
vần, không chỉ thể hiện thái độ khen chê mà còn thể hiện sự đáng thương, sự đồng
cảm những số phận éo le trong cuộc sống, đặc biệt vè thể hiện tính chất trữ tình của
mình ở phương diện diễn xướng. Khi diễn xướng vè người nghệ nhân diễn xướng
phải bằng cả trái tim mình, phải đặt mình vào nhân vật kể vè để mà kể từ đó thể
hiện sự đáng thương, những éo le, trắc trở cuộc sống để nhận được sự đồng cảm từ
người nghe vè.
1.3.3. Vè nổi bật tính thời sự
Vè kể lại những việc khơng bình thường, nhỏ thì thu hút sự chú ý của nhân
dân ở một địa phương, một xóm, một ấp, một xã, một vùng, lớn thì có ảnh hưởng ít
nhiều đến đời sống của cả dân tộc. Vì vậy vè phản ánh những con người có thật,
những việc có thật xảy ra trong đời sống, tuy có lúc tơ vẽ cho nhân vật những nét
siêu phàm, nhưng đó là dụng ý kể chuyện của tác giả dân gian muốn biểu hiện một
cách sắc nét những vấn đề đang hấp dẫn sự chú ý của mọi người.
11


Đề tài mà vè hướng đến là những đề tài hiện tại (đương thời), nhằm phản ánh
kịp thời những sự kiện, những biến cố đang diễn ra hoặc vừa mới xảy ra mà tác giả
dân gian đã ít nhiều chứng kiến, như Vè đánh tây; Tội ác giặc Pháp; Vè tố cáo
giặc…Những đề tài ấy thường là những sự việc, sự kiện, thông thường trong đời
sống được tác giả dân gian chộp ngay lấy, ghi nhanh lấy, với tất cả những chi tiết cụ
thể, riêng biệt, rồi kịp thời truyền đi rộng rãi để bày tỏ thái độ và gây dư luận trong

nhân dân chứ khơng đợi nó lắng xuống.
Với tính chất “Người thực việc thực” thể hiện trong những bài vè lấy đề tài ở
các sự kiện thông thường của đời sống, cùng với việc vè phản ánh những sự việc,
hiện tượng ở hiện tại, ít chú trọng đến quá khứ. Như vậy, một trong những đặc điểm
tiêu biểu của vè là tính thời sự.
Vè xuất hiện do nhu cầu phản ánh những sự kiện có tính chất thời sự, nên xét
kĩ vè là một thứ khẩu báo của địa phương, cho nên vè rất dễ bị lãng quên. Khi một
sự việc, sự kiện mà vè đề cập đến khơng cịn gây được sự chú ý của nhân dân, mà
thay vào đó là những sự việc, sự kiện mới thu hút hơn. Những bài vè phản ánh
những sự việc trong quá khứ thường là những bài vè chỉ tồn tại trong kí ức của
những người đặt vè và một số người đã chứng kiến hoặc sống qua thời kì sự việc đã
xảy ra trong quá khứ, cho nên những bài vè được giữ lại đến nay với số lượng rất
khiêm tốn. Trên thực tế cho thấy số lượng vè từng tồn tại trong dân gian của một số
địa phương như Nghệ An; An Giang; Sóc Trăng… là rất nhiều.
Cũng chính vì tính thời sự, cho nên những bài vè hôm nay mới được truyền
tụng, sự kiện hôm nay mới được nhắc đến, thì ngày mai bài vè ấy bị quên đi, sự
kiện ấy đã bị lùi vào dĩ vãng để nhường chỗ cho bài vè khác, sự kiện khác. Ra đời
trong một hoàn cảnh như vậy, vè chưa đủ thời gian để sửa sang gọt giũa hồn chỉnh,
nên nó vẫn mang ngun vẹn tính chất thơ sơ mộc mạc của thuở ban đầu.
Tóm lại vè mang tính chất thời sự bởi vè phản ánh những sự vật, sự việc
hằng ngày của địa phương, của đất nước một cách kịp thời để nhân dân trong làng,
xã, trong một đất nước biết tới sự kiện ấy, và do đó mà số lượng những bài vè rất
nhiều, nhưng cũng dễ lãng quên do người ta phải nhớ một sự kiện mới và dễ quên
sự kiện cũ.

12


1.3.4. Vè mang tính địa phương
Như đã nói vè mang tính thời sự phản ánh những sự kiện mang tính chất

“Người thực việc thực” chỉ rõ địa điểm, thời gian xảy ra sự kiện mà vè muốn phản
ánh. Nên phạm vi những người quan tâm đến sự kiện mà vè phản ánh, làn sóng dư
luận mà vè gây ra, mang tính chất địa phương rất rõ. Nói chung, vè ghi lại những sự
việc được sự quan tâm của nhân dân ở một xã, một huyện, một tỉnh hay một vùng,
tuy rằng cũng có những bài ghi lại những sự việc có ý nghĩa tồn quốc. Khơng phải
bài vè nào cũng được phổ biến rộng rãi, có loại chỉ phổ biến ở một địa phương nhất
định (chẳng hạn loại Vè sợ vợ, Vè chửa hoang, Vè đào kênh…). Có loại tuy thuật sự
việc địa phương nhưng do tính chất tiêu biểu của sự việc nên có thể phổ biến rộng
rãi hơn ra các địa phương khác (chẳng hạn những bài “vè đi ở”). Và có những bài
vè tuy mới đầu chỉ ghi lại một sự kiện, nói về một nhân vật ở một địa phương, một
vùng nhất định nhưng vì sự kiện ấy và nhân vật ấy về sau đã có ít nhiều ảnh hưởng
đến toàn quốc, trở thành sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử thì bài vè dần dần được
phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trong nước (vè nông dân khởi nghĩa, vè
đấu tranh chống Pháp). Dầu sao, một đặc điểm rất tiêu biểu của vè vẫn là tính chất
địa phương.
Ở tính chất này thì vè thể hiện khá rõ, khi những sự vật, sự việc đi vào vè là
những con người thật, những việc có thật, địa điểm, thời gian cũng được vè ghi lại
một cách chính xác. Vì thế mà vè thường gắn liền với một địa phương nào đó để
phán ánh những sự vật, sự việc xảy ra ngay chính địa phương ấy, một phần cũng do
phương tiện lưu trữ và truyền thông ngày xưa rất thô sơ và hạn chế, vè không được
ghi lại cũng như là tuyên truyền rộng rải nên nó thường bó hẹp ở một khơng gian
nhất định của một địa phương nào đó.
1.4. Phân loại
Hiện nay việc phân loại vè đang được giải quyết theo những cách khác nhau,
mỗi cách dựa trên những căn cứ nhất định. Nhưng thương người ta vẫn dựa vào hai
căn cứ là thể loại và đề tài để phân loại phân loại cho vè.
Dựa vào thể thơ, người ta phân vè thành các loại: vè lục bát, vè song thất lục
bát, vè nói lối, vè hát dặm. Dựa vào để tài, nhiều nhà nghiên cứu văn học dân gian
nước ta đã phân loại vè thành hai loại chính là vè thế sự và vè lịch sử. Chúng tôi
tạm lựa chọn cách phân loại theo đề tài để tiện cho việc nghiên cứu.

13


1.4.1. Vè thế sự
Vè thế sự hay còn gọi là vè sinh hoạt là một bộ phận vè hướng về việc phản
ánh và thông báo kịp thời, cụ thể những sự việc và biến cố xảy ra trong đời sống
hằng ngày của nhân dân như: chuyện đám cưới, đám ma, bắt cầu, đào sơng, mất
mùa, nạn bão lụt… Nếu tồn bộ kho tàng vè dân gian chỉ được phân làm hai loại vè
sinh hoạt và vè thế sự thì phạm vi đề tài của vè sinh hoạt vô cùng rộng lớn và phức
tạp. Ngồi những bài vè nói về “thế sự” những sự việc và biến cố xảy ra trong đời
sống hằng ngày của nhân dân, vè sinh hoạt còn bao hàm cả những bài khơng mang
tính thời sự trực tiếp như: vè trái cây, vè chim cá, vè phong cảnh…
Những bài vè kể vật kể việc khơng mang tính thời sự trực tiếp theo Cao Huy
Đỉnh, là chúng có đặt tính chung “vừa có tính chất nghệ thuật văn học vừa khơng
phải như vậy. Tính chất nghệ thuật văn học là ở phần tư tưởng tình cảm (nội dung)
và kết cấu âm điệu, hình ảnh là ngơn ngữ cụ tượng (về mặt hình thức). Tính chất
phi nghệ thuật văn học là ở chổ nó làm ra vì mục đích khoa học và triết lý, hay nói
đúng hơn vì mục đích đúc kết và truyền thụ một cách trức tiếp những kinh nghiệm
thực tiễn của nhân dân; do đó, mà nội dung cách trí thường thức, khoa học thực
hành và triết lý thực tiễn cũng chiếm phần cơ bản ở trong bộ phận sáng tác dân
gian này” [10, tr.14]
Rõ ràng những bài kể vật là những bài cách trí của dân gian, nhưng qua sự kể
lể, chúng đã giới thiệu những đặc sản của địa phương và do đó, ở mức độ nhất định
loại vè này cũng đã hàm chứa lịng tự hào về q hương trù phú và tình cảm của
người dân đối với thiên nhiên, sản vật của vùng đất ấy. Trong khi ngfhiên cứu tìm
hiểu vè Nam Bộ cho thấy rằng chức năng “truyền thụ một cách trực tiếp những tri
thức, những kinh nghiệm thực tiễn của nhân dân” của Cao Huy Đỉnh không hẳn đã
là chức năng cơ bản, khơng phải là mục đích chủ yếu cũng khơng chỉ là những bài
“cách trí dân gian đích thực”. Loại vè này còn tồn tại trong dân gian với tư cách là
những bài đồng dao, do đó ngồi những bài học cách trí nó cịn là bài hát vui của

thiếu niên nhi đồng. Những bài vè này mang nhận thức của con người về thế giới tự
nhiên và thêm nữa nó là những bài học đơn giản và vui vẻ giúp con người mở rộng
hiểu biết về thế giới đó. Ninh Viết Giao đã từng ví von kho tàng vè Việt Nam là một
“Bách khoa thư”, trong kho tàng vè Việt Nam chúng ta có thể tìm thấy những bài
học về địa lý, tìm hiểu những danh lam thắng cảnh của đất nước, những con đường,
14


ngọn núi, dịng sơng, cửa lạch, eo biển… qua những bài vè đường bộ, đường sơng,
đường thủy:
Bãi Trịn lai láng mênh mang
Ngó ra thăm thẳm là ngàn núi Dinh
Qua mũi Dinh biển liền chín giải
Mũi chỉ mặt trời “vác” lái ra đi
(Vè nhật trình hàng hải đi vào)
Ngồi ra những bài vè mang tính chất bơng đùa phù hợp với tinh thần tươi
trẻ, lạc quan được sáng tác chủ yếu cho thiếu nhi. Nó gần với đồng dao, vừa rèn
luyện sự nhanh nhạy của tư duy, vừa giúp trẻ thực hiện được những trị chơi vui vẻ
như: Tập tầm vơng; Xích đu lơ; Chi chi chành chành; Vè học chữ Nho.v.v.
Cửu chín
Thập mười
Thiên trời
Địa đất
Nhơn người
Phụ cha
Mẫu mẹ…
(Vè học chữ Nho)
Hay:
Một con cóc
Trên nóc nhà

Sa xuống chết
Vật cho chết
Vật cho chóc
Bỏ xuống ao….
(Vè mười con cóc).
Cịn những chuyện kể về việc làng, chuyện xóm, như đã nói vè có tính chất
khẩu báo, do tác giả dân gian sáng tác và truyền tụng rất rộng rãi nhằm phản ánh kịp
thời các sự kiện trong cuộc sống hằng ngày của xóm, ấp, địa phương, dân tộc.
Những bài vè thường có thái độ khen chê rõ ràng, dứt khoát và mạnh mẽ đối với
những đối tượng được phản ánh, nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, theo quan niệm
15


của nhân dân. Ví dụ: Vè chửa hoang; Vè dạy con; Vè say rượu.v.v. Vè có thái độ
khen chê dứt khoát và mạnh mẽ đối với những đối tượng phản ảnh, nên khi nghe
nói có người đặt vè thì người ta hay hỏi xem kẻ nào là đối tượng đả kích của tác
phẩm, chứ ít ai hỏi tới đối tượng được ca ngợi.
Trong vè thế sự có một số những bài vè có tính chất tự than rất đặc sắc, đây
cũng là những bài vè giàu chất trữ tình nhất trong các loại vè thế sự, vè kể vật, vè
lịch sử và cũng là những bài vè hết sức đặc sắc cả về nội dung tâm tình và nghệ
thuật bộc lộ nội dung. Những bài vè than thân, kể chuyện về chính bản thân của họ,
về thân phận của họ nên ln có tính chất tâm tình, kể lể, than vãn thể hiện một ý
thức đầy đủ về hoàn cảnh, về sự bất cơng, bất bình đẳng của những con người,
những tầng lớp trong đời sống xã hội. Và đôi khi nó cịn là thái độ phản kháng, phê
phán xã hội hoặc những kẻ bề trên:
Tiếng đồn cậu mợ ăn ở dễ lắm thay,
Cho con ở mướn cầm cày một năm.
Chưa gì lại có tiếng tăm,
Trâu lên bờ mạ cậu hăm đánh địn.
Lịng mợ quyết chí bon bon,

Cậu hăm đánh địn mợ chẳng có tha.
(Vè ở mướn)
Tóm lại vè thế sự là hệ thống những bài vè kể những chuyện xảy ra nhỏ thì
trong làng, trong xã, lớn thì khắp cả nước. Nhưng trong vè thế sự cịn có một lượng
không nhỏ những bài vè không mang lượng thông tin thời sự, phản ánh xã hội đến
người nghe mà những bài vè ấy chỉ có mục địch mua vui, để giới thiệu những đặc
trưng của địa phương, vùng miền nào đó chứ khơng phải bàn luận một sự vật, sự
việc xảy ra trong cuộc sống.
1.4.2. Vè lịch sử
Vè lịch sử là một bộ phận quan trọng của vè dân gian, đó là những bài vè nói
về các sự kiện và nhân vật lịch sử của cả dân tộc hoặc từng địa phương, mà tác giả
dân gian là những người đương thời, ít nhiều được chứng kiến phản ánh kịp thời,
trực tiếp. Theo Huỳnh Ngọc Trảng: “Đối với vè lịch sử, tác giả dân gian của nó
khơng chỉ là những nhân chứng khách quan mà còn là nhân chứng sốt sắn, là người
tham gia vào cuộc đấu tranh chống giai cấp thống trị tàn bạo, chống ngoại xâm.
16


Họ cịn gắn hoạt động của mình vào cuộc đấu tranh, tác phẩm của họ là một bộ
phận hữu cơ của cơng luận là vũ khí tinh thần của phong trào đấu tranh dân chủ và
dân tộc" [10, tr.18]
Cũng giống như vè thế sự, vè lịch sử cũng lấy đề tài trong hiện tại nhằm
phản ánh kịp thời, trực tiếp những sự kiện, những biến cố đang diễn ra hoặc vừa
mới xảy ra mà tác giả dân gian đã ít nhiều được chứng kiến, nhưng nó lại tồn tại
trong dân gian lâu hơn vè thế sự, vì sự ảnh hưởng của nó sâu rộng hơn vượt ra khỏi
phạm vi địa phương và thời kì sinh thành của chúng. Và, vè lịch sử phổ biến sâu
rộng, lâu dài trong quần chúng nhân dân cho nên sự tham gia sáng tác tập thể của
nhân dân đối với vè lịch sử cũng nhiều hơn và lâu dài hơn so với vè thế sự.
Vè lịch sử là loại vè được lưu truyền rộng hơn cả, nó khơng chỉ ở một địa
phương mà cịn lan rộng khắp cả nước nhờ có sức sống lâu bền nhất trong các loại

vè. Nhưng nhìn chung thì vè lịch sử chính là sự phát triển về sức sống và sự lan
truyền của vè thế sự. Vì có những bài vè tường thuật sự việc ở địa phương nhưng do
tính chất tiêu biểu của sự việc nên có thể phổ biến rộng hơn ra các địa phương khác.
Ví dụ: Vè đi ở, Vè chăn trâu, Vè chàng Lía.v.v. Vè mới đầu chỉ ghi lại một sự kiện,
nói về nhân vật ở một địa phương, một vùng nhất định nhưng vì sự kiện ấy nhân vật
ấy về sau đã ít nhiều có ảnh hưởng đến tồn quốc, trở thành sự kiện lịch sử và nhân
vật lịch sử, thì bài vè dần dần được phổ biến rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau trong
nước.
Tóm lại, vè lịch sử là những bài vè mà phạm vi ảnh hưởng của chúng khơng
cịn nằm trong phạm vi của một làng, một xã mà phạm vi ảnh hưởng của nó đã lang
rộng ra tồn quốc. Đó là những sự kiện lớn của cả nước hay đôi khi chỉ là những bài
vè mà nội dung của chúng phản ánh “tâm sự chung” mà khi nghe nó dường như ai
cũng bắt gặp hình ảnh của chính mình trong những câu vè ấy.

17


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÈ NAM BỘ
2.1. Vè kể về muôn vật
Nội dung của những bài vè này nhằm giới thiệu những đặc sản của địa
phương Nam Bộ, thể hiện lòng tự hào về quê hương trù phú cũng như tình cảm của
con người đối với thiên nhiên, sản vật của vùng đất mà mình sinh sống như: Vè
Bánh; Vè Trái cây; Vè Cầm thú; Vè Tôm cá.v.v.
Lông thật là dài
Là con chim phướng,
Rành cả bốn phương
Là con bồ câu…
(Vè chim chóc)
Ngồi ra ở nội dung vè kể về mn vật cịn có hệ thống các bài vè nói dóc,
nói ngược với ý nghĩa và nội dung khoe khoang, sự tự hào về những sản vật của quê

hương mà bắt buộc người đọc, người nghe kể vè phải suy luận ngược lại vấn đề để
có cái nhìn nhận, cái hiểu đúng về sự vật, hiện tượng vè đang đề cập, phản ánh.
Tơi trồng một cây cải trời
Nó ra một là người đời thất kinh
Một mình tơi ăn bảy nồi ba
Bộ ván tơi ngủ rộng đà năm gian
(Vè nói 1)
Vè kể về muôn vật lậy đối tượng là các sự vật, đồ vật hay con vật, vè muôn
vật giúp người ta, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhận biết, ghi nhớ tên gọi, đặc điểm của cỏ
cây, chim chóc.v.v. của mn vật trong thế giới tự nhiên. Cho nên khi nói về vè đầu
tiên người ta thường nhớ ngay tới các bài hát ngắn của trẻ con, chúng đọc chơi cho
vui miệng, hoặc chúng hát lên để góp phần sinh động cho những trị đùa. Ví dụ:
Trị chơi Bắc kim thang thì:
Bắc kim thang cà rang bì rợ
Cột qua kèo là kèo qua cột
Chú bán dầu qua cầu mà té
Chú bán ếch ở lại làm chi?

18


Con le le đánh trống thổi kèn
Con bìm bịp thổi tị tí te tị te.
Mỗi nhóm như vậy thì tùy theo ít hay nhiều người tham gia trị chơi, nhiều
người thì chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ít nhất là ba người và nhiều nhất là năm
người. Mỗi nhóm như vậy thì mỗi người trong nhóm đều đứng một chân, còn chân
kia gác lên chân nhau, tay vỗ nhịp nhàng và cùng hát bài bắc kim thang, cùng nhảy
lò cò và xoay trịn đều, nếu nhóm nào hay thành viên nào làm mất liên kết thì bị
thua.
Nếu trị chơi là nhảy Ơng đi qua, thì:

Ơng đi qua
Bà đi lại
Chị Cẩm Hồng
Trồng cây bơng
Bơng có trái
Hái nấu canh
Bức dây chanh
Trộn gỏi
Số mười hai
Lên voi
Xuống ngựa.
Với trị này thì hai người căn một sợ dây thun, còn những người còn lại lần
lược hết người này tới người kia, bỏ chân vào giữa hai cọng dây rồi nhảy ra nhảy
vô, vừa nhảy vừa đọc bài Ơng đi qua, hết bài thì nhảy ra. Ai mà nhảy ra ngồi cọng
dây thì vào căn dây thế người kia, người kia vào nhảy.
Nam bộ là một vùng đất mới, được khai phá và phát triển trên dưới khoảng
300 năm trở lại đây, nhìn chung đây là một vùng đất trẻ so với mảnh đất “nghìn
năm văn hiến” Miền Bắc. Nam Bộ bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành: Đồng Nai, Bình
Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long
An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Đây là một vùng
đồng bằng sông nước rất đặc trưng, và độ phì nhiêu cao nhất trong tất cả các đồng
bằng nước ta, hệ thống sông ngịi dày đặc có khoảng 4000 kinh rạch, tổng chiều dài
19


5700 km, một bờ biển kéo dài từ Bà Rịa- Vũng Tàu đến Kiên Giang. Nam Bộ được
chia thành hai tiểu vùng nhỏ là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Đơng Nam Bộ bao
gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa- Vũng Tàu, thành phố Hồ
Chí Minh. Tây Nam Bộ gồm: Long An, Tiềng Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà

Vinh, Đồng Tháp, thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên
Giang, Bạc Liêu và Cà Mau. Địa hình ở mỗi vùng mỗi khác, Đơng Nam Bộ với địa
hình có độ cao 100m-200m là vùng đất đỏ bazan và đất phù sa cổ, Tây Nam Bộ có
độ cao trung bình chưa đầy 2m, là vùng đất phù sa mới. Đồi núi trong vùng tập
trung không nhiều và tập trung ở miền Đông Nam Bộ, như núi Bà Rá (Bình Phước),
Núi Chứa Chan (Đồng Nai), núi Bao Quan; núi Thị Vải (Bà Rịa- Vũng Tàu), núi Bà
Đen (Tây Ninh).v.v. Ở Miền Tây Nam Bộ chỉ có hai điểm cao là dãy Thất Sơn (An
Giang), dãy Hàm Ninh (Kiên Giang). Khí hậu đặc trưng của Nam Bộ là nhiệt đới
gió mùa và cận xích đạo, vùng tương đối điều hịa, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
khơng có mùa lạnh, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khơ từ tháng 12 tới
tháng 4.
Khi nói tới Nam Bộ người ta biết nơi đó có đồng bằng sơng nước, đó là Tây
Nam Bộ một vùng đất thích hợp phát triển nông nghiệp lúa nước, từ bao đời nay
trồng lùa nước trở thành một cái nghiệp gắn bó bao đời nay với người dân Nam Bộ,
không chỉ riêng người dân Nam Bộ mới biết canh tác lúa nước nhưng ở vùng đất
này nỗi tiếng là vựa lúa lớn nhất cả nước hàng năm đóng góp vào tỉ trọng xuất khẩu
gạo nước ta đứng nhất, nhì thế giới. Muốn có được một mảnh đất ruộng canh tác
những con người nơi đây đã sống những ngày lam lũ, đấu tranh với sự khắc nghiệt
của tự nhiên để khai phá vùng đất màu mở này. Để có một thành quả như ngày hôm
nay là biết bao mồ hôi, xương máu của bao thế hệ đi trước, rồi để có được một hạt
gạo những con người nơi đây đã phải lao động cần cù, miệt mài qua năm tháng để
có được “hạt ngọc của trời”. Tất cả được người dân Nam Bộ kể qua các bài vè
như: Vè lúa miền Tây; Vè làm ruộng; Vè các thứ lúa.v.v
Buồn hồi buồn hủy
Chính lúa nàng già
Không mẹ không cha
Tháng ngày than bận
Là lúa nàng Điền
20



×