Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tiểu luận biển đảo giải pháp cơ bản về bảo vệ chủ quyền biển, đảo tổ quốc việt nam xã hội chủ nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.26 KB, 19 trang )

MỞ ĐẦU

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.
Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ
giao thương với quốc tế mà cịn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh,
quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của
Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội
mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài
đối với toàn Đảng, tồn qn, tồn dân, của cả hệ thống chính trị.
Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam
nói chung, lãnh đạo sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện
nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước
về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc
trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động
lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng ta xác định “Trong
khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc,
Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã
hội”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta tiếp tục xác
định:“Phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống
chính trị kết hợp với sức mạnh thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình ủng hộ của
cộng đồng quốc tế để bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ
nghĩa, nền văn hóa và lợi ích quốc gia - dân tộc”. Để quán triệt, triển khai thực
hiện hiệu quả quan điểm, phương châm bảo vệ Tổ quốc mà Nghị quyết Đại hội
Đảng lần thứ XIII đề ra, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững an ninh, trật tự,
an toàn trên mọi vùng biển, đảo của Tổ quốc, cần tập trung thực hiện tốt một số
nội dung, giải pháp cơ bản sau:


2


NỘI DUNG
I. GIẢI PHÁP CƠ BẢN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO
TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

1. Những yếu tố tác động đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo
trong tình hình mới
* Những yếu tố tác động đến nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo
Một là, tình hình tranh chấp Biển Đơng ngày càng phức tạp
Tình hình Biển Đơng và hoạt động tranh chấp chủ quyền trên Biển Đơng
đang trở thành vấn đề nóng trong quan hệ quốc tế và khu vực, chi phối trực
tiếp, trên nhiều bình diện đến tình hình kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh
và bảo vệ độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia trong khu
vực, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, đang có rất nhiều tranh cãi về lãnh hải
trên vùng Biển Đông và các nguồn tài ngun của nó. Bởi cơng ước về Luật
biển năm 1982 của Liên hiệp quốc cho phép các nước có vùng đặc quyền
kinh tế (EEZ) mở rộng 200 dặm biển (370,6 km) từ lãnh hải của họ, tất cả
các nước quanh vùng biển có thể đưa ra tuyên bố chủ quyền với những
phần rộng lớn của nó.
Hiện nay, Trung Quốc hiện đang chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa kể
từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974, một phần của Trường Sa từ trận Hải chiến
Trường Sa 1988. Tình hình Biển Đơng tiếp tục gia tăng căng thẳng, khi tháng 4
năm 1988 Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết để thành lập tỉnh Hải Nam,
trong đó bao gồm cả Hồng Sa và Trường Sa mà Việt Nam đã khẳng định chủ
quyền. Tháng 11 năm 2007, Quốc vụ viện Trung Quốc tiếp tục phê chuẩn việc
lập thành phố Tam Sa, nhằm trực tiếp quản lý các quần đảo trên Biển Đơng,
trong đó có Hồng Sa và Trường Sa mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa.
Tình hình trên, đã đẩy tranh chấp ở Biển Đơng ngàng càng trở nên phức
tạp. Hiện nay, Trung Quốc đang ngang nhiên xây dựng những cơng trình lớn
như khu tổ hợp, đường băng, hệ thống rađa, hải đăng, xây dựng đảo nhân
tạo. Đặc biệt, sau sự kiện Trung Quốc đơn phương đưa ra tuyên bố chủ quyền

ở Biển Đông theo Đường Chín đoạn và Philipin kiện Trung quốc ra tịa quốc


3
tế về tuyên bố này càng đẩy cuộc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đơng thật
sự trở thành điểm nóng trong khu vực.
Tranh chấp ở Biển Đông đã và đang tác động trực tiếp đến quốc phòng,
an ninh, bảo vệ độc lập chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển
Đông, đặt ra yêu cầu khách quan, cấp thiết cho Đảng, Nhà nước ta phải tăng
cường xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là lực lượng Hải quân, Không quân,
Cảnh sát biển tiến thẳng lên hiện đại để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới.
Hai là, sự phát triển của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
đặt ra yêu cầu cao đối với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới
Xuất phát từ tình hình thế giới, khu vực và thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc, quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới có sự phát
triển với nhiều nội dung mới, sâu sắc và toàn diện. Nội hàm cốt lõi của bảo vệ
Tổ quốc là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ của Tổ quốc gắn chặt với bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã
hội chủ nghĩa; giữ vững mơi trường hịa bình ổn định để phát triển đất nước.
Điều này không chỉ thể hiện tư duy mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trong
bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những thay đổi nhanh chóng, đan
xen cả thời cơ và thách thức, mà còn biểu thị rõ quyết tâm của Đảng ta xây
dựng nước Việt Nam hịa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Việc tập trung nỗ lực xây dựng lực lượng quản lý biển, đảo và các hoạt
động kinh tế biển, nhất là lực lượng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng,
Dân quân tự vệ biển và lực lượng Kiểm ngư vững mạnh, đủ sức hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao là yêu cầu bức thiết hiện nay. Trong đó, Hải quân
nhân dân Việt Nam là lực lượng chuyên trách hoạt động trên biển, giữ vai

trò quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các vùng biển, đảo của Tổ
quốc, cần được ưu tiên đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại hóa và có chính
sách đãi ngộ thỏa đáng, đặc biệt là lực lượng thường xuyên tuần tra trên biển


4
và chốt giữ các đảo xa bờ. Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách
quản lý, duy trì thực thi pháp luật trên biển, cần được tiếp tục củng cố, hoàn
thiện về tổ chức, biên chế, tăng cường trang bị hiện đại, bảo đảm đủ sức
hoàn thành nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Bộ đội Biên phòng cần được đầu
tư đủ trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện cơ động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ giữ gìn an ninh trật tự, cứu hộ, cứu nạn, chống buôn lậu và các tệ nạn xã
hội trên các vùng biển. Dân quân tự vệ biển được xây dựng theo phương
châm vững mạnh, rộng khắp, ở đâu có tàu, thuyền, ngư dân hoạt động và
dân cư sinh sống trên đảo thì ở đó có dân quân tự vệ biển; lấy doanh nghiệp
nhà nước, hợp tác xã làm nòng cốt; tổ chức biên chế phù hợp với đặc điểm
của từng địa phương, bảo đảm thành ba tuyến: ven bờ, lộng, khơi; coi trọng
lực lượng hoạt động trên biển. Kiểm ngư là lực lượng được tổ chức chặt chẽ,
hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý
các vi phạm của tàu thuyền nước ngoài; hỗ trợ ngư dân, đảm bảo an ninh trật
tự và có vai trị quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên các vùng
biển của Tổ quốc.
2. Những giải pháp cơ bản về bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
2.1. Tập trung nâng cao tiềm lực đất nước, đặc biệt là xây dựng tiềm
lực chính trị, tiềm lực kinh tế và tiềm lực quốc phòng mạnh đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới
Trong tình hình hiện nay, để tạo ra sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc
cũng như bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc chúng ta phải xây
dựng cho đất nước có tiềm lực mạnh (trong đó có các tiềm lực: Chính trị, kinh

tế, văn hóa – xã hội, khoa học – cơng nghệ, quốc phịng – an ninh…), trong
đó trực tiếp nhất là về tiềm lực quốc phòng.
Chúng ta phải xây dựng và nâng cao hơn nữa tiềm lực quốc phòng:
Tiềm lực quốc phòng được tạo thành bởi các tiềm lực cơ bản: Tiềm lực
chính trị, tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học - công nghệ, tiềm lực quân sự.


5
* Về xây dựng tiềm lực chính trị
Đây là nhân tố cơ bản, nền tảng để tạo nên sức mạnh quốc phòng. Trong
điều kiện hiện nay, chúng ta phải củng cố và tăng cường lòng tin, sự đồng
thuận của nhân dân đối với Đảng, đối với chính quyền, đối với sự thắng lợi của
sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Phải tạo được sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân
với quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp đấu tranh bảo vệ chủ quyền
biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới hiện nay.
* Về xây dựng tiềm lực kinh tế
Đây là tiềm lực trực tiếp quyết định về sức mạnh vật chất của nền quốc
phịng tồn dân nói chung và nền QPTD trên biển nói riêng. Trong tình hình
hiện nay, cùng với quá trình đổi mới mơ hình tăng trưởng, đẩy mạnh phát
triển kinh tế xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, chúng ta cần thúc
đẩy kinh tế biển phát triển mạnh mẽ hơn nữa; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh
tế biển với tăng cường QP-AN trên hướng biển.
* Về xây dựng tiềm lực quân sự
Đây là nhân tố cơ bản có tính chất quyết định sức mạnh của nền quốc
phịng, nó được xây dựng dựa trên cơ sở của các tiềm lực chính trị, kinh tế,
khoa học-cơng nghệ... Để tăng cường tiềm lực quân sự cho nhiệm vụ bảo vệ
chủ quyền biển, đảo hiện nay, chúng ta cần phải:
Xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân tăng cường cho hướng biển,
như xây dựng Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phịng, Kiểm ngư… tiến lên hiện

đại. Chấn chỉnh kiện tồn tổ chức biên chế các lực lượng, xây dựng nền nếp
chính quy, tăng cường kỷ luật. Tăng cường trang bị vũ khí hiện đại.
Duy trì hiệu quả hoạt động của vũ khí trang bị kỹ thuật (VKTBKT) hiện
có; tích cực nghiên cứu chế tạo một số loại phương tiện, VKTBKT tại các cơ
sở sản xuất trong nước; đồng thời từng bước mua sắm các vũ khí trang bị mới
hiện đại (như tàu ngầm, máy bay, tên lửa, thủy lôi…) phù hợp với nghệ thuật
tác chiến của ta.


6
Đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ)
trên biển theo quy mô hợp lý, phù hợp với các dạng đối tượng tác chiến (nhất
là với đối tượng tác chiến có sử dụng vũ khí cơng nghệ cao). Tập trung huấn
luyện làm chủ các phương tiện vũ khí mới được trang bị… Tăng cường diễn
tập thực binh…
Xây dựng và điều chỉnh kịp thời các phương án tác chiến bảo vệ biển,
đảo. Trong đó, phải chú trọng nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị trước
ngay từ thời bình, nhất là chuẩn bị các kế hoạch tác chiến.
Củng cố tổ chức và nâng cao chất lượng huấn luyện cho các đơn vị dân
quân tự vệ (DQTV) biển trên các xã, huyện ven biển, các đảo và lực lượng
DQTV trên các đoàn tàu vận tải, các đoàn tàu đánh cá. Bố trí các lực lượng
cho phù hợp trong điều kiện thời bình và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu chiến
tranh. Tăng cường nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự; nâng cao chất
lượng giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho mọi tầng lớp nhân dân.
Tăng cường tiềm lực quản lí, bảo vệ chủ quyền biển, đảo cần phải hoàn thiện
hệ thống các chiến lược quy hoạch, kế hoạch và chính sách về biển đảo.
* Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh trên biển đảo
- Tăng cường hiệu lực quản lí Nhà nước trên biển, vùng ven biển.
Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, để tăng cường hiệu lực
quản lí Nhà nước trên biển cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về khai thác, quản

lí biển với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực, nhiều
qui mô, nhiều trình độ, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và đặc điểm của biển, vùng ven biển nước ta là “mở cửa lớn” để giao
lưu với thế giới, đồng thời kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phịng, an ninh.
Cùng hồn thiện hệ thống pháp luật về biển, cần tăng cường khả năng
bảo đảm thi hành pháp luật trên biển, vùng ven biển, bao gồm các hoạt
động kiểm tra, kiểm soát, giám sát việc thi hành pháp luật, kịp thời ngăn
chặn, xử lí các hành vi vi phạm, bảo đảm cho pháp luật về biển của Nhà
nước được thi hành chính xác và nghiêm minh.


7
Đầu tư các phương tiện, trang thiết bị hiện đại để lực lượng cảnh sát
biển, bộ đội biên phòng, lực lượng kiểm ngư, lực lượng an ninh và cảnh sát
nhân dân, dân quân tự vệ biển…thực hiện nhiệm vụ quản lí, bảo vệ an ninh,
trật tự an tồn xã hội trên biển, đảo và vùng ven biển.
- Xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên biển.
Xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh trên biển cần
phải dựa vào các vùng kinh tế, trước hết là vùng kinh tế trọng điểm đã được
quy hoạch, để thực hiện tốt kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh và quốc
phòng, an ninh với kinh tế trong các kế hoạch phát triển vùng.
Nội dung chính xây dựng thế trận kết hợp kinh tế với quốc phòng, an
ninh trên biển là xây dựng các khu kinh tế- quốc phòng, an ninh và quốc
phòng, an ninh- kinh tế trên biển và ven biển.
Hệ thống đảo, quần đảo có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế biển
của nước ta, cần được xây dựng thành những căn cứ vững chắc để tiến ra khia
thác và hoạt động ở biển xa, đồng thời là tuyến phòng thủ bảo vệ đất liền.
- Xây dựng Quân đội nhân dân đáp ứng yêu cầu bảo vệ chủ quyền biển,
đảo trong tình hình mới.
Đảng ta đã xác định: “Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân

dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có số lượng hợp lí,
với chất lượng tổng hợp và sức chiến đấu cao, đồng thời quan tâm xây dựng
lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân tự vệ rộng khắp, sẵn sàng chiến
đấu bảo vệ Tổ quốc trong mọi tình huống”.
2.2. Hiện thực hóa các mục tiêu của “Chiến lược phát triển bền vững
kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (theo Nghị
quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII)
Nghị quyết đề ra các mục tiêu theo từng giai đoạn, có lộ trình, chỉ tiêu và
bước đi cụ thể phù hợp với mục tiêu của Liên hiệp quốc, điều ước quốc tế mà Việt


8
Nam đã ký kết, tham gia và phù hợp với điều kiện, tình trong nước; đồng thời bao
hàm đầy đủ 03 trụ cột của phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
Mục tiêu tổng quát đến năm 2030 là “Đưa Việt Nam trở thành quốc gia
biển mạnh; đạt cơ bản các tiêu chí về phát triển bền vững kinh tế biển; hình
thành văn hố sinh thái biển; chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, nước
biển dâng; ngăn chặn xu thế ơ nhiễm, suy thối mơi trường biển, tình trạng
sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển
quan trọng. Những thành tựu khoa học mới, tiên tiến, hiện đại trở thành nhân
tố trực tiếp thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển”.
Tầm nhìn đến năm 2045 là “Việt Nam trở thành quốc gia biển mạnh,
phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh, an toàn; kinh tế biển đóng góp
quan trọng vào nền kinh tế đất nước, góp phần xây dựng nước ta thành
nước cơng nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa; tham gia chủ
động và có trách nhiệm vào giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực về
biển và đại dương.”.
Trong tình hình hiện nay, để góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu
của Chiến lược biển và bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Tổ quốc, chúng

ta cần đặc biệt chú trọng một số giải pháp chủ yếu sau:
Một là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững biển, tạo đồng thuận trong
toàn xã hội.
Hai là, hồn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch về phát triển bền vững biển.
Ba là, phát triển khoa học, công nghệ và tăng cường điều tra cơ bản biển.
Bốn là, đẩy mạnh giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực biển.
Năm là, tăng cường năng lực bảo đảm quốc phòng, an ninh, thực thi
pháp luật trên biển.
Sáu là, chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc
tế về biển.


9
Bảy là, huy động nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư
cho phát triển bền vững biển, xây dựng các tập đoàn kinh tế biển mạnh.
Ngoài các giải pháp chủ yếu trên, để phát triển lâu dài và bền vững kinh tế
biển trong bối cảnh hội nhập với thế giới, trên cơ sở các quan điểm, mục tiêu,
chủ trương lớn chung cần có một kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm, cụ thể
hoá các quan điểm, mục tiêu và định hướng chiến lược của Nghị quyết; xác định
rõ các nhiệm vụ cấp bách, nhiệm vụ thường xun, có lộ trình và phân cơng cụ
thể. Tăng cường năng lực, vai trò quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế điều phối
liên ngành trong quản lý nhà nước về biển, đảo. Lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan,
bộ, ngành, địa phương rà soát, điều chỉnh, bổ sung các chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chương trình phát triển có liên quan; hồn thiện đồng bộ các văn bản
dưới luật, cơ chế, chính sách phát triển bền vững kinh tế biển phù hợp với tình
hình và điều kiện của mỗi vùng, miền, địa phương; thường xuyên theo dõi, kiểm
tra, đánh giá tình hình thực hiện.
2.3. Xây dựng cho được thế trận quốc phịng tồn dân, thế trận an

ninh nhân dân và thế trận chiến tranh nhân dân trên biển
Một là, sức mạnh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc hiện nay cần phải
được tạo thành từ sức mạnh tổng hợp của đất nước, trong đó cơ bản là sự kết
hợp chặt chẽ giữa tiềm lực và thế trận quốc phịng tồn dân (QPTD) trên biển,
giữa thế trận QPTD với thế trận an ninh nhân dân (ANND) và thế trận chiến
tranh nhân dân trên biển.
Thế trận QPTD: Là sự tổ chức, bố trí lực lượng mọi mặt của đất nước và
của nhân dân trên toàn bộ lãnh thổ theo ý định chiến lược bảo vệ Tổ quốc.
Thế trận QPTD trên biển: Là sự tổ chức bố trí lực lượng toàn diện và
tiềm lực của toàn dân tộc (các LLVT và các lực lượng nghiên cứu, thăm dó,
khai thác biển…) trên tồn bộ vùng ven biển, trên biển, đảo hình thành thế
trận của chiến dịch, chiến lược theo một ý định thống nhất để bảo vệ vững
chắc chủ quyền vùng biển và thềm lục địa của Tổ quốc.


10
Xây dựng thế trận QPTD trên biển là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân, của cả hệ thống chính trị, trong đó Qn đội nói chung và Hải
qn nói riêng là nịng cốt.
Hai là, phân vùng chiến dịch, chiến lược theo ý định chiến lược bảo vệ
biển đảo của Tổ quốc; kết hợp chặt chẽ kinh tế với QP-AN trên từng vùng
chiến dịch, chiến lược và chiến trường biển.
Các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với yêu
cầu bảo đảm cho xây dựng và phát huy hiệu quả thế trận của các vùng chiến
dịch, chiến lược. Cùng với quá trình phát triển kinh tế biển và ven biển, phải
nắm chắc tình hình mọi mặt, xây dựng và điều chỉnh kịp thời các phương án
tác chiến bảo vệ biển, đảo.
Ba là, xây dựng hậu phương chiến dịch, chiến lược, hậu phương của
từng chiến trường biển, từng khu vực tác chiến.
Xây dựng hệ thống căn cứ hậu phương bảo đảm cho công tác quản lý

biển và hoạt động, chiến đấu của các lực lượng trên biển, trong đó chủ yếu là
Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Kiểm ngư.
Hệ thống các căn cứ bảo đảm thuận lợi cho Hải quân, Cảnh sát biển,
Biên phòng, Kiểm ngư, KQ-HQ… triển khai lực lượng trên biển được nhanh
chóng, kịp thời, đồng thời bảo đảm an tồn cho các lực lượng, phương tiện,
tàu thuyền trú đậu.
Bốn là, xây dựng các lực lượng khu vực phòng thủ địa phương tỉnh,
thành ven biển thành khu vực phòng thủ vững chắc, thực sự là nền tảng của
thế trận QPTD và thế trận chiến tranh nhân dân trên biển.
Trong đó cần tập trung xây dựng tuyến phòng thủ “bờ - biển - đảo”
thành thế trận phịng thủ vững chắc, ln chi viện và hỗ trợ được cho nhau.
Năm là, tổ chức bố trí các LLVT và các sở chỉ huy các cấp, bố trí đội
hình chiến dịch, chiến lược vững vàng, cơ động, sẵn sàng đối phó thắng lợi
với mọi tình huống.


11
Tổ chức bố trí các LLVT (Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phịng biển,
Phịng khơng - Khơng qn, bộ đội địa phương…) phù hợp.
Tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, lấy Hải quân làm nòng
cốt, làm trung tâm hiệp đồng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các lực
lượng tạo thành sức mạnh tổng hợp để quản lý, bảo vệ biển, đảo theo một ý
định thống nhất.
Nắm chắc diễn biến tình hình, xử lý kịp thời đúng đối sách các tình
huống có thể xảy ra trên biển. Vận dụng các phương pháp, hình thức đấu
tranh cho phù hợp có hiệu quả, tranh thủ ủng hộ của các nước trên thế giới.
Kiên quyết, kiên trì xử lý các tình huống đúng đối sách với phương
châm: 4 tránh; 3 không; 3 điều không thể mất và tinh thần chỉ đạo 8k.
+ 4 Tránh: (1) Tránh xung đột quân sự; (2) Tránh đối đầu về kinh tế; (3)
Tránh bị cô lập về ngoại giao (4) Tránh bị lệ thuộc về chính trị.

+ 3 Khơng: (1) Khơng tham gia bất cứ liên minh quân sự nào; (2)
Không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam; (3) Không sử dụng vũ
lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với nước khác (Nhưng sẵn sàng tự vệ
chống lại mọi hành động xâm phạm chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển
của Việt Nam).
+ 3 điều không thể mất: (1) Không để mất chủ quyền lãnh thổ; (2) Khơng
để mất hịa bình và ổn định; (3) Khơng để mất tình hữu nghị với các nước.
+ 8 K: kiên quyết, kiên trì, khơn khéo, khơng khiêu khích, khơng mắc
mưu khiêu khích, kiềm chế, khơng để nước ngồi lấn chiếm, không để xảy ra
xung đột.
Sáu là, tổ chức hệ thống phòng thủ bảo vệ nhân dân và kinh tế, kết hợp
xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội với cải tạo địa hình, kịp thời xây dựng
các cơng trình quốc phịng ở các khu vực ven biển, trên đảo, trên biển để các
lực lượng trên hướng biển (đặc biệt là Hải quân) có thể dựa, ẩn nấp, bảo tồn
lực lượng, tiến cơng đánh địch hiệu quả khi có thời cơ.


12
2.4. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế, tạo lập môi
trường thuận lợi để phát triển
Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian qua, hoạt
động đối ngoại đã và đang đóng vai trị hết sức quan trọng, góp phần to lớn bảo
vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, giữ vững hịa bình và ổn định trên biển.
Đảng ta đã khẳng định: Thúc đẩy giải quyết các vấn đề còn tồn tại về
biên giới, lãnh thổ, ranh giới biển và thềm lục địa với các nước liên quan trên
cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và những nguyên tắc
ứng xử của khu vực; làm tốt công tác quản lý biên giới, xây dựng đường biên
giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển.
Hoạt động đối ngoại phục vụ mục tiêu bảo vệ chủ quyền biển, đảo phải
ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi nguy cơ phá vỡ hịa bình, ổn định trong khu vực.

Hoạt động đối ngoại về kinh tế có vai trị tích cực trong phát triển quan
hệ quốc tế trong lĩnh vực khai thác tài ngun biển, cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa kinh tế biển. Hợp tác quốc tế và khu vực về nghiên cứu biển giúp tăng
cường sự hiểu biết lẫn nhau, tăng thêm thông tin giữa các bên hữu quan.
Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại quốc phòng, an ninh tạo sự tin cậy và hòa
dịu trong khu vực và thế giới; đảm bảo thi hành pháp luật trên biển trong các
hoạt động chống bn lậu, bn ma túy, chống cướp biển, tìm kiếm cứu hộ, cứu
nạn trên biển, góp phần giữ vững an ninh, trật tự và ổn định lâu dài ở Biển Đơng.
Tích cực tun truyền đối ngoại bằng các hình thức đa dạng, phong phú
làm cho thế giới ngày càng hiểu rõ hơn về lịch sử, đất nước và con người Việt
Nam, về đường lối đối ngoại và cơ sở pháp lý, lịch sử của Việt Nam trong đấu
tranh bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển đảo.
2.5. Tăng cường hoạt động pháp lý trên trường quốc tế, tạo cơ sở bảo
vệ chủ quyền biển đảo, bền vững
Hoạt động pháp lý là một lĩnh vực quan trọng trong đấu tranh bảo vệ chủ
quyền biển đảo của nước ta hiện nay. Hoạt động pháp lý về biển nhằm thiết
lập các điều khoản cần tuân theo giữa hai hoặc nhiều nước dưới các hình


13
thức: luật, hiệp định, công ước, tuyên bố, thoả thuận... Trong lịch sử nhân
loại, các hoạt động pháp lý trên biển đã hình thành và phát triển để điều
chỉnh, giải quyết những mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi trên biển giữa các
quốc gia, dân tộc. Kết quả quá trình đấu tranh thông qua các hội nghị do Liên
Hợp quốc chủ trì là sự ra đời của Cơng ước về Luật biển năm 1982.
Trong những năm tới, nhanh chóng hồn thiện hệ thống pháp luật trong
lĩnh vực đối ngoại về biển theo luật pháp và thơng lệ quốc tế, có tính tới các
quan hệ với các nước trong khu vực, đồng thời, tranh thủ các diễn đàn quốc tế
để củng cố vị thế của Việt Nam về biển, ranh giới biển của quốc gia. Tăng
cường các hoạt động pháp lý để đi đến ký kết các hiệp định nhằm giải quyết

những vấn đề trên biển với các nước có liên quan, tạo môi trường thuận lợi, cơ
sở pháp lý vững chắc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong những năm tới, Việt Nam cần tăng cường các hoạt động pháp
lý để đi đến ký kết các hiệp định nhằm giải quyết các vấn đề trên biển với
các nước có liên quan, tạo mơi trường thuận lợi, cơ sở pháp lý vững chắc
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
2.6. Đẩy mạnh hơn nữa công tác thông tin tuyên
truyền về biển, đảo để thay đổi nhận thức, tư duy và
trách nhiệm của Nhân dân đối với biển, đảo của Tổ
quốc
Thực tế là những năm vừa qua chúng ta đã quan tâm hơn đến công tác
tuyên truyền biển, đảo góp phần nâng cao một bước về nhận thức và trách
nhiệm của Nhân dân đối với biển, đảo Tổ quốc và triển khai thực hiện Chiến
lược biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung nhận thức về tình hình biển đảo
cũng như về quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc của nhiều người
dân Việt Nam, nhiều cán bộ, đảng viên cũng cịn rất hạn chế…
Cơng tác thơng tin tuyên truyền biển, đảo cần phải được đẩy mạnh hơn
nữa để làm chuyển biến sâu rộng, làm thay đổi thực sự trong toàn dân, toàn xã
hội về tư duy “tiến ra biển, làm chủ biển” của chúng ta.


14
Tăng cường tuyên truyền giáo dục về tầm quan trọng và giá trị chiến
lược của biển, đảo cho nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Tuyên truyền cho ngư dân hiểu rõ cơ sở pháp lý chủ quyền biển, đảo và
chủ quyền quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các hiệp định mà Việt Nam và các
nước lân cận đã ký kết; giáo dục tuyên truyền ngăn chặn chống bn lậu;
đánh bắt có tính hủy diệt (Chất nổ, chất hóa học) phá hoại mơi trường biển.
Cơng tác thơng tin tuyên truyền biển, đảo phải đấu tranh, phản bác
những quan điểm, tư tưởng sai trái, những luận điệu xuyên tạc của các thế lực

thù địch, cơ hội chính trị đang nhằm cản trở chúng ta thực hiện mục tiêu
Chiến lược biển cũng như sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của chúng ta.
Xây dựng kịch bản tuyên tuyên truyền, cơ chế xử lý thông tin, định
hướng dư luận, tạo sự đồng thuận trong xã hội về giải quyết vấn đề biển, đảo.
II. TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN ĐỘI VỚI NHIỆM VỤ BẢO VỆ CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO HIỆN NAY

1. Đẩy mạnh cơng tác tun truyền về chủ quyền biển, đảo trong
tình hình mới
Quân đội nhân dân Việt Nam là một trong những lực lượng nịng cốt trong
cơng tác tun truyền về chủ quyền biển, đảo. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, các
đơn vị quân đội, nhất là những đơn vị đóng quân trên biển, đảo cần chủ động xây
dựng kế hoạch tuyên truyền, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban,
ngành, đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân
đối với việc bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Nội dung tuyên truyền chú trọng vào các
quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về biển, đảo, Luật Biển
Việt Nam, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2045, Cơng ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, DOC,
các Hiệp định đã ký kết về phân định ranh giới trên biển giữa nước ta với các
nước có liên quan… tuyên truyền về những thuận lợi và khó khăn, những thành
tựu trong phát triển kinh tế biển, trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo của các đơn vị


15
quân đội. Đặc biệt, phải vạch rõ mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực bành
trướng, thù địch xuyên tạc về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp tuyên truyền phù
hợp, linh hoạt, sáng tạo, nhạy bén, sát với tình hình thực tiễn. Cần phát huy
hiệu quả các hình thức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng,

mạng Internet, phát hành tài liệu, tờ rơi, phim ảnh, hội thảo, tọa đàm, sinh
hoạt của các tổ chức, đoàn thể…; gắn công tác tuyên truyền với việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị, các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước,
phong trào thi đua Quyết thắng, làm cho công tác tuyên truyền về chủ quyền
biển, đảo ở các đơn vị, địa phương phát triển sâu rộng, có hiệu quả.
2. Phát huy chức năng, nhiệm vụ của Quân đội trong bảo vệ chủ
quyền biển đảo Tổ quốc
Quán triệt và thực hiện tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong xây dựng nền
quốc phịng tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên hướng biển; duy trì sẵn
sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo,
thềm lục địa của Tổ quốc. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của biển, đảo nên
việc xây nền quốc phịng tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân trên biển, đảo là
nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Quân đội với chức năng, nhiệm vụ của mình phải
thực sự là lực lượng nịng cốt xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận chiến
tranh nhân dân trên biển, đảo; trong đó, Quân chủng Hải quân, Cảnh sát biển
Việt Nam, Bộ đội Biên phịng, Phịng khơng - Không quân, các lực lượng dân
quân, tự vệ biển, các quân khu ven biển là lực lượng chủ yếu.
Thường xuyên phối hợp, hiệp đồng giữa Quân chủng Hải quân với các
lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Bộ đội Biên phịng, Phịng khơng - Khơng
qn, Kiểm ngư, dân qn tự vệ biển, các quân khu ven biển... trong thực hiện
vai trị nịng cốt xây dựng nền quốc phịng tồn dân, tạo thế trận liên hồn khu
vực phịng thủ biển, đảo thực sự vững chắc.
Các đơn vị làm nhiệm vụ trên biển, đảo, nhà giàn và các vùng ven biển chủ
động phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương có liên quan và các


16
địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện tốt chiến lược bảo vệ biển, đảo; xây dựng
khu vực phòng thủ ven biển vững mạnh, đặc biệt là xây dựng các đảo và quần đảo
trở thành các pháo đài hay các huyện đảo phòng thủ kiên cố; xây dựng các cụm

lực lượng để thực hiện việc quản lý, kiểm soát các vùng biển, đảo; nghiên cứu
hoàn thiện các kế hoạch, phương án tác chiến phòng thủ từ hướng biển; tăng
cường luyện tập, diễn tập, củng cố thế đứng trên các đảo ven bờ, xa bờ; kịp thời
phát hiện, ngăn chặn, xử lý có hiệu quả các tình huống xảy ra trên biển, đảo.
Tăng cường tuần tra, kiểm soát, thực thi pháp luật trên biển và bảo vệ
vùng trời. Khi có tình huống phức tạp: máy bay, tàu chiến, lực lượng quân sự
nước ngồi cố tình xâm phạm vùng lãnh hải và vùng trời trên các đảo ta đang
quản lý, phải hết sức kiềm chế; chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị của cấp
trên; không manh động sử dụng vũ lực; áp dụng kinh nghiệm xử lý giàn
khoan Hải Dương 981, khéo léo xử lý tình huống, khơng để nước ngồi tạo cớ
gây xung đột vũ trang và chiến tranh trên biển.
3. Thực hiện nghiêm chủ trương của Đảng về tổ chức xây dựng các lực
lượng vũ trang vững mạnh về mọi mặt
Quán triệt và thực hiện nghiêm túc chủ trương của Đảng về tổ chức xây
dựng các lực lượng vững mạnh về mọi mặt; nâng cao chất lượng tổng hợp của các
lực lượng thực thi pháp luật trên biển đáp ứng u cầu nhiệm vụ trong tình hình
mới. Trong đó, tập trung xây dựng lực lượng Hải quân, Biên Phòng, Cảnh sát
biển, dân quân tự vệ biển đủ mạnh, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao,
lấy chất lượng chính trị làm cơ sở. Chú trọng nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật,
trình độ hợp đồng tác chiến giữa các lực lượng, đảm bảo khả năng xử lý linh hoạt
và hiệu quả các tình huống có thể xảy ra trên biển; quan tâm đúng mức đến công
tác đảm bảo vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các lực lượng nòng cốt như Hải quân và
Cảnh sát biển phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và yêu cầu nhiệm vụ
của từng đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnh của bộ đội chủ lực với khả năng
xử lý tình huống mau lẹ, trực tiếp của các lực lượng quân sự và dân sự ở các địa
phương ven biển, luyện tập các phương án hợp đồng tác chiến trên biển, kết hợp


17
chặt chẽ nghệ thuật tác chiến truyền thống của dân tộc với các phương án tác

chiến sử dụng vũ khí cơng nghệ cao trong xử lý các tình huống có thể xảy ra.
4. Tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội
Các đơn vị đóng quân trên địa bàn trọng điểm biển, đảo, vùng ven biển
chủ động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất và đi đầu triển khai xây dựng các
Khu kinh tế - quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các địa
phương tận dụng điều kiện tự nhiên phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động tham
gia phát triển kinh tế - xã hội, tăng gia lao động sản xuất, xây dựng kinh tế,
bảo đảm hậu cần tại chỗ. Các hải đoàn kinh tế và doanh nghiệp trong Quân
đội tổ chức sắp xếp lại theo hướng đa ngành, đổi mới công nghệ, nhất là cơng
nghệ đóng tàu qn sự, xây dựng và khai thác biển, nuôi trồng, chế biến hải
sản, dịch vụ hàng hải.., góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,
củng cố quốc phòng, cải thiện đời sống bộ đội trên biển, đảo, nhà giàn DK1.
Phối hợp với các địa phương đẩy mạnh dân sự hố, hành chính hố các đảo
lớn gần bờ; tích cực tham gia thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng ven
biển, trên các đảo, tạo điều kiện hỗ trợ cho nhân dân ra làm ăn sinh sống. Tuyên
truyền vận động nhân dân thực hiện thắng lợi đường lối chủ trương của Đảng;
chính sách, pháp luật của Nhà nước. Giúp đỡ nhân dân xây dựng đời sống văn hố
mới, xố đói, giảm nghèo, xố mù chữ, phát triển kinh tế gia đình. Tích cực tham
gia xây dựng lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn chuyên trách và kiêm nghiệm
phù hợp với điều kiện nước ta, chủ động phối hợp với các địa phương làm tốt
công tác cứu hộ, cứu nạn, kịp thời giải quyết có hiệu quả các sự cố trên biển.
Hiện nay các thế lực thù địch, cơ hội chính trị ln tìm mọi cách xun tạc,
chống phá chủ quyền biển, đảo của Việt Nam. Do đó, vấn đề đặt ra đối với đội
ngũ cán bộ trực tiếp tiến hành hoạt động CTĐ, CTCT trong Quân đội, nhất là cán
bộ chủ trì về chính trị ở các cơ quan, đơn vị trong toàn quân là phải thường xuyên
nâng cao lập trường chính trị, đạo đức cách mạng, lối sống, củng cố niềm tin cách
mạng cho cán bộ, đảng viên, chiến sỹ. Đồng thời trực tiếp phản bác và đấu tranh
với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, kích động, thù địch; bám sát thực



18
tiễn, kịp thời định hướng tư tưởng cho bộ đội trước những vấn đề chính trị nhạy
cảm, chủ động ngăn ngừa, không để xảy ra “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong
nội bộ. Chủ động, tích cực hồn thành tốt nhiệm vụ khi tham gia các hoạt
động đối ngoại quân sự nhằm nâng cao tinh thần đoàn kết, hữu nghị giữa
Đảng, Nhà nước, Quân đội nhằm quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam u chuộng hồ bình, thân thiện với bạn bè và tôn trọng luật pháp quốc
tế đến các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.
KẾT LUẬN

Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc,
có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ
đất nước hiện nay và mai sau. Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh
kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách
nhiệm của toàn Đảng, tồn dân, tồn qn ta; trong đó cán bộ, chiến sỹ trong
mỗi cơ quan, đơn vị là lực lượng quan trọng. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng
liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả
nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều
hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ
quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và tồn vẹn lãnh thổ của
Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, cơng bằng, văn minh”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta
thực sự trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển. Bảo vệ chủ quyền
biển, đảo là trách nhiệm của toàn Đảng, tồn dân; trong đó cán bộ, đảng viên
và quần chúng trong mỗi cơ quan, đơn vị là lực lượng quan trọng. Do đó, cần
thơng tin kịp thời, minh bạch, chính xác để mọi người dân trong nước, người
Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới và mọi cán bộ, chiến sỹ hiểu cơ
sở pháp lý, chứng cứ lịch sử và sự chiếm hữu thực tế của Việt Nam trên các
vùng biển, đảo ở Biển Đông; hiểu rõ quan điểm, lập trường của Đảng, Nhà
nước ta về giải quyết vấn đề chủ quyền trên Biển Đơng; từ đó, xây dựng niềm

tin, ý chí quyết tâm, đồng thuận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tranh


19
thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới để bảo vệ vững chắc chủ quyền
biển, đảo và các hoạt động kinh tế biển. Phát huy vai trò của họ đối với nhiệm
vụ này là vấn đề có ý nghĩa to lớn và qua đó đề ra những giải pháp đúng nhằm
định hướng dư luận và ổn định dư luận để cùng nhau có những hành động
thiết thực, cụ thể để giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định cùng nhau phát
triển. Đồng thời, phải tuyên truyền đối với những luận điệu xuyên tạc của các
thế lực thù địch lợi dụng vấn đề biển Đông để chống phá Đảng, Nhà nước,
gây kích động, chia rẽ trong nội bộ Đảng và ngồi Nhân dân, góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự,
an toàn trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc./.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, XII, XIII NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, 2016, 2021.
2. Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XII.
3. Cơng ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.
4. Hiến pháp năm 2013.
5. Luật Biên giới quốc gia năm 2013.
6. Luật Biển Việt Nam năm 2012.



×