Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đặc trưng và giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.51 KB, 24 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Có thể khẳng định rằng lịch sử phát triển của xã hội loài người là lịch sử
phát triển không ngừng của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội, đồng
thời cũng là quá trình thay thế lẫn nhau của các phương thức sản xuất xã hội. Đối
với nền sản xuất xã hội nào cũng đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản là: sản xuất
cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?. Để giải quyết ba vấn đề trên đã tồn
tại hai kiểu tổ chức kinh tế xã hội là kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa (giai đoạn
cao là kinh tế thị trường)
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hinh kinh tế mới mẻ
chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Nhận thức và lựa chọn mô hình kinh tế đó
không phải là sự gán ghép chủ quan kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội, mà là
kết quả sáng tạo của Đảng ta trong việc vận dụng chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các quy luật phát triển. Đó là kết quả của cả một quá trình tìm tòi
thử nghiệm suy tư đấu tranh tư tưởng gian khổ, kết tinh trí tuệ và công sức của
toàn Đảng, toàn dân ta trong nhiều thập kỉ. Đồng thời nó là kết quả của sự nắm bắt
và nhận thức đúng quy luật phát triển, tính thời đại, có sự khái quát, đúc rút kinh
nghiệm phát triển kinh tế thị trường trên thế giới.
Vậy kinh tế thị trường là gì? Nó có những đặc trưng, đặc điểm như thế nào?
Việc vận dụng lí luận chủ nghĩa Mac-Lenin về kinh tế thị trường của Đảng ta vào
điều kiện, hoàn cảnh nước ta ra sao, chúng ta đã đạt được những thành tựu và vấp
phải khó khăn gì khi lựa chọn con đường phát triển kinh tế theo hướng kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa?... Vì những lí do trên em đã chọn đề tài: “Đặc
trưng và giải pháp cơ bản để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam”.

1


PHẦN I: LÝ LUẬN C.MAC - PH.ANGGHEN VỀ KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG
1: KINH TẾ THỊ TRƯỜNG


1.1: Khái niệm kinh tế thị trường
Kinh tế tự nhiên và kinh tế hàng hóa là hai hình thức tổ chức kinh tế -xã hội
đã tồn tại trong lịch sử. Hai hình thức này được hình thành trên cơ sở trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất xã hội, trình độ phân công lao động xã hội, trình độ
phát triển và phạm vi của quan hệ trao đổi.
Trong nền kinh tế tự nhiên, người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu
dùng. Tự sản xuất và tự tiêu dùng là đặc điểm nổi bật của kiểu quan hệ sản xuất
này. Người sản xuất quyết định về chủng loại sản phẩm theo yêu cầu của mình,
gắn với những điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán cổ truyền. Trình độ phân
công lao động xã hội đã xuất hiện nhưng còn rất thấp và giản đơn, sản xuất có tính
khép kín trong từng vùng lãnh thổ. Trong các xã hội: cộng sản nguyên thủy, chiếm
hữu nô lệ, phong kiến chủ yếu là nền kinh tế tự nhiên.
Kinh tế hàng hóa ra đời từ kinh tế tự nhiên, kế tiếp kinh tế tự nhiên trên cơ
sở phân công lao động xã hội phát triển và sự tách biệt về kinh tế của những người
sản xuất. Trong nền kinh tế hàng hóa, mục đích của người sản xuất là trao đổi hoặc
bán sản phẩm trên thị trường. Vì vậy, số lượng và chủng loại sản phẩm suy cho
đến cùng là do người mua quyết định. Việc phân phối sản phẩm được thực hiện
thông qua trao đổi, mua bán trên thị trường. Kinh tế hàng hóa ra đời từ rất sớm và
từng tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. Hình thức đầu tiên của nó là kinh tế
hàng hóa giản đơn, tiếp đến là nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Đây là hình
thức sản xuất hàng hóa cao nhất, phổ biến nhất trong lịch sử dựa trên sự tách rời
của tư liệu sản xuất với sức lao động. Đặc điểm của nền sản xuất này là dựa trên

2


chế độ tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột lao động làm thuê. Kinh tế
hàng hóa tư bản chủ nghĩa trải qua hai giai đoạn là: kinh tế thị trường tự do (cổ
điển) và kinh tế thị trường hỗn hợp (hiện đại)
Ngày nay, kinh tế hàng hóa đã phát triển và phổ biến trên phạm vi toàn thế

giới. Nó tiếp tục tồn tại, phát triển dưới chủ nghĩa xã hội. Đặc điểm của nền sản
xuất hàng hóa (hay kinh tế thị trường) XHCN dựa trên cơ sở người lao động làm
chủ xã hội về tư liệu sản xuất, là kiểu tổ chức sản xuất nhằm mục đích thỏa mãn
nhu cầu vật chất, tinh thần của mọi thành viên trong xã hội. Đó là nền kinh tế thị
trường không dựa trên cơ sở người bóc lột người, mục tiêu của việc sản xuất kinh
doanh nhằm thực hiện công bằng tiến bộ xã hội và văn minh.
Nói tóm lại kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng
hóa. Nó khác kinh tế tự nhiên ở trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, trình độ
phân công lao động xã hội và cách thức tổ chức kinh tế xã hội. Trong kinh tế thị
trường, quan hệ kinh tế giữa người sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm biểu hiện
thông qua thị trường, qua việc mua bán sản phẩm lao động của nhau. Lực lượng
sản xuất xã hội ngày càng phát triển, trình độ phân công lao động ngày càng cao
thì thị trường ngày càng được mở rộng.
1.2: Những điều kiện của quá trình chuyển từ kinh tế tự nhiên lên kinh tế
hàng hóa:
Để hình thành nền kinh tế thị trường cần phải có những điều kiện chủ yếu
sau đây:
Trước hết: phải tồn tại nền kinh tế hàng hóa. Như đã chỉ ra ở trên, kinh tế thị
trường là giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa nên những điều kiện ra đời
kinh tế hàng hóa cũng chính là điều kiện để phát triển nền kinh tế thị trường. Chính
vì vậy, đẩy mạnh phân công lao động xã hội và đa dạng hóa các hình thức sở hữu

3


khác nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm được coi là điều kiệ tiên quyết để phát
triển kinh tế thị trường.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất, phân chia lao
động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau. Khi có phân công
lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc một vài thứ sản phẩm nhất định

nhưng do nhu cầu cuộc sống phải có những sản phẩm khác nhau cho nên buộc họ
phải trao đổi với nhau.
Thứ 2: Tồn tại nhiều hình thức sở hữu khác nhau trong nền kinh tế. Đối với
nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể,
sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp, do vậy tồn tại nhiều chủ thể kinh tế độc lập, có lợi
ích riêng nên quan hệ kinh tế giữa họ chỉ có thể được thực hiện bằng quan hệ hàng
hóa, tiền tệ.
Sự hình thành và phát triển các điều kiện trên đây gắn liền với sự phát triển
của nền sản xuất xã hội nói chung, của sản xuất và trao đổi hàng hóa nói riêng.
Kinh tế thị trường chỉ được xác lập và phát triển trên cơ sở mở rộng và làm sâu sắc
không ngừng những điều kiện đó.
2: Thị trường và cơ chế thị trường
2.1: Thị trường và chức năng của thị trường
2.1.1: Thị trường:
Thị trường xuất hiện không phải là ngẫu nhiên, nó nảy sinh và phát triển
cùng với sự ra đời và phát triển của sản xuất, lưu thông hàng hóa. Trong thời cộng
sản nguyên thủy, trình độ sản xuất thấp kém, sản phẩm lao động làm ra còn hạn
chế, do đó không có cơ sở vật chất để hình thành thị trường. Khi sức sản xuất phát
triển, sản phẩm lao động dư thừa thì mới bắt đầu có trao đổi hàng hóa và thị trường
cũng mới được hình thành.
4


Vậy thị trường là gì?
Theo nghĩa nguyên thủy, thị trường thường gắn liền với một địa điểm,
không gian, thời gian nhất định. Nó là nơi diễn ra quá trình mua, bán, trao đổi hàng
hóa
Sản xuất hàng hóa ngày càng phát triển, thị trường ngày càng được mở rộng,
đa dạng, phong phú. Được hiểu theo nghĩa rộng hơn, nó không chỉ bao gồm thị
trường hữu hình mà còn phát triển thị trường vô hình. Thị trường vô hình chỉ

những nơi trao đổi không cố định, nó dựa vào quảng cáo, nhà buôn trung gian và
các hình thức trao đổi khác để tìm nguồn hàng hoặc người mua. Ví dụ: thị trường
kỹ thuật, thị trường nhà đất... đều là thị trường vô hình.
Nói tới thi trường là nói tới tự do kinh doanh, tự do trao đổi, mua bán, giao
dịch... Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường là bình đẳng và cạnh tranh.
Chủ thể của thị trường là những tổ chức, cá nhân... tham gia hoạt động trao đổi trên
thị trường. Trên thị trường diễn ra hàng triệu hành vi của người mua và người bán
nhưng các hoạt động đó vận hành theo một cơ chế tinh vi thông qua sự phát huy
tác dụng của các quy luật kinh tế.
2.1.2: Chức năng của thị trường:
Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí
để sản xuất ra nó, thông qua việc hàng hóa có bán được hay không và bán như thế
nào. Những hàng hóa đáp ứng được nhu cầu xã hội về chất lượng, chủng loại, hợp
với thị hiếu người tiêu dùng…tiêu thụ được (bán được) nghĩa là công dụng của nó
được xã hội thừa nhận, đồng thời cũng có nghĩa những chi phí lao động để sản xuất
ra hàng hóa đó cũng được thừa nhận, giá trị của hàng hóa được thực hiện và ngược
lại. Chức năng này của thị trường diễn ra một cách khách quan dưới tác động của
các qui luật kinh tế.

5


Chức năng điều tiết, kích thích và hạn chế sản xuất, tiêu dùng. Từ sự biến
động cung cầu, giá cả trên thị trường dẫn đến sự điều tiết, kích thích và lưu chuyển
các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác. Chính từ việc xã hội chấp nhận
một loại hàng hóa nào đấy với giá cả cao hay thấp, từ việc thông qua thị trường
người sản xuất thực hiện tối đa hóa lợi nhuận, người mua hàng hóa thực hiện yêu
cầu tối đa hóa lợi ích sử dụng hàng hóa làm cho thị trường có tác dụng điều tiết,
kích thích sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa nào đó.
Chức năng thông tin: Đó là những thông tin về số lượng cung cầu, giá cả thị

trường, điều kiện mua bán đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó. Những thông
tin này là căn cứ quan trọng giúp các nhà doanh nghiepj đưa ra những chiến lược
kinh doanh nhằm đạt hiệu quả tối đa hóa lợi nhuận, còn người tiêu dùng sẽ điều
chỉnh hành vi và nhu cầu của mình để có lợi ích tiêu dùng lớn nhất.
Chức năng thúc đẩy tiến bộ kĩ thuật, giảm lượng lao động xã hội cần thiết để
sản xuất ra sản phẩm. Thị trường là nơi kiểm tra cuối cùng về chủng loại, số lượng
và chất lượng của hàng hóa.
Các chức năng trên của thị trường gắn bó mật thiết và tác động qua lại lẫn
nhau, cùng thể hiện vai trò và tác dụng khách quan vốn có của thị trường.
2.2 Cơ chế thị trường.
Nói tới cơ chế thị trường là nói tới bộ máy tự điều tiết quá trình sản xuất và
lưu thông hàng hòa, điều tiết sự vận động của nền kinhy tế thị trường. Hiện nay có
nhiều ý kiến khác về khái niệm cơ chế thị trường nhưng nên tiếp cận cơ chế thị
trường một cách khái quát hơn. Đó chính là bộ máy kinh tế điều tiết toàn bộ sự vận
động của kinh tế thị trường, điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa
thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế. đặc biệt là quy luật giá trị- quy luật
kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa.

6


Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hang
hóa. Theo quy luật này, sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí
lao động xã hội cân thiết. Trong trao đổi phải tuân theo nguyên tác ngang giá. Qui
luật giá trị hoạt động thông qua giá cả trên thị trường. Nó có tác dụng điêu tiết và
lưu thông hàng hóa, kích thích lực lượng sản xuất phát triển.

PHẦN II: ĐẶC TRƯNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỀN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
1. Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa ở Việt Nam.
1.1. Khả năng xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
ở Việt Nam.
Việc luận giải những căn cứ để có thể hình thành và phát triển nền kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải trả lời câu hỏi: Có thể có nền kinh tế thị
trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay không? Chúng ta có thể nêu ra một

7


số cách tiếp cận để lí giải vấn đề này như sau:
Về mặt lí luận: Khẳng định rằng kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển cao
của kinh tế hàng hóa, những phạm trù gắn liền với nó như thị trường, cung cầu, giá
cả, trước hết phản ánh mối quan hệ chung bản chất của chính bản thân kinh tế hàng
hóa.
Nhưng sản xuất hàng hóa bao giờ cũng tồn tại trong một chế độ xã hội nhất
định, vì vậy mục đích tính chất và phạm vi giới hạn của sản xuất hàng hóa còn bị
chi phối bới quan hệ sản xuất của một phương thức sản xuất thống trị và sự phát
triển của các quan hệ kinh tế quốc tế. Do đó, sẽ là sai lầm nếu đồng nhất kinh tế thị
trường với chủ nghĩa tư bản, với kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, hoặc đồng
nhất chủ nghĩa xã hội với mô hình kế hoạch hóa tập trung bao cấp. Kinh tế thị
trường là thành tựu của văn minh nhân loại là phương thức làm kinh tế có hiệu quả
sơ với mô hình kinh tế điều tiết hành chính trực tiếp mà trước đây chúng ta đã áp
dụng.
Kinh tế thị trường ở nước ta phát triển trên cơ sở có nhiều hình thức sở hữu
và thành phần kinh tế khác nhau nhưng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất giữ vị
trí thống trị, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Mặt khác, kinh tế thị trường ở
nước ta có sự quản lí của Nhà Nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt
Nam, xác định khuôn khổ vận hành của thị trường một cách có tổ chức, nhằm thực
hiện mục tiêu của chủ nghĩa xã hội trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

1.2. Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta
Những đặc trưng bản chất của mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta đã được thể hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà Nước
như: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, văn

8


kiện đại hội Đảng lần VI, VII, VIII. Từ tinh thần của các văn kiện trên chúng ta có
thể rút ra một số điểm cơ bản thuộc về đặc trưng của mô hình kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa như sau:
1.2.1. Về mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại găn liền với xây dựng quan hệ sản
xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lí và phân phối. Nhằm thực hiện
dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh, xây dựng một xã hội do
dân làm chủ, có văn hòa, có kỷ cương, xóa bỏ áp bức và bất công, tạo điều kiện
cho mọi người có cuộc sống ấm no, tự do hạnh phúc. Như vậy, dân giàu nước
mạnh xã hội công bằng và văn minh vừa là mục tiêu vừa là nội dung của sự phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.2.2. Về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Đó là thể chế tự do, tự chủ kinh doanh của chủ thể kinh tế theo pháp luật.
Các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau cùng phát triển đạt
đến trình độ xã hội hóa cao. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo nắm giữ những
lĩnh vực, khâu kinh tế then chốt có ý nghĩa quyết định đến việc phát triển kinh tế
xã hội của đất nước. Việc thực hiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong
đó chế độ công hữu về tư liệu sản xuất được coi là nền tảng, giữ vị trí thống trị, là
đặc trưng có tính quy định bản chất xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế. trong quá
trình phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta sở hữu vừa là mục tiêu vừa là
phương tiện, “sở hữu nói riêng, quan hệ sản xuất nói chung không chỉ giản đơn là

phương tiện như mọi phương tiện thông thường có thể tùy tiện thay phương tiện
này bằng phương tiện khác, mà là một bộ phận cấu thành hữu cơ của một hình thái
kinh tế xã hội nhất định. Chủ nghĩa xã hội có những đặc trưng riêng về sở hữu,
những quan hệ sản xuất và phân phối nảy sinh từ chế độ sở hữu”.

9


1.2.3 Về hoạt động điều hành kinh tế
Nhà nước hạn chế tới mức tối đa những mệnh lệnh hành chính, tạo điều kiện
cho những hoạt động của thị trường được diễn ra chủ yếu dựa trên sự hướng dẫn
của quy luật giá trị, quy luạt cung cầu, quy luật cạnh tranh, đảm bảo nguyên tắc
vận hành chủ yếu của nền kinh tế là nguyên tắc thị trường. Nhà nước điều tiết nền
kinh tế thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô, kế hoạch hóa định hướng phục vụ
sát mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ. Thị trường là bộ phận
cấu thành của nền kinh tế, kế hoạch hóa là hình thức thực hiện có tính kế hoạch.
Kế hoạch và cơ chế thị trường là hai phương tiện khác nhau để phát triển và điều
tiết nền kinh tế, chúng cần được kết hợp với nhau trong cơ chế vận hành nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Sự kết hợp kế hoạch với thị trường được thực hiện cả ở tầm vi mô và vĩ mô
để khi kết hợp lại với nhau, chúng sẽ phát huy tối đa tác dụng trong việc phát triển
kinh tế.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được tổ chức, hướng
dẫn, nuôi dưỡng giám sát bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà nước
của dân, do dân, vì dân. Vì vậy nhà nước ta phải thực sự là nhà nước trong sạch có
đủ năng lực tự đổi mới để điều khiển ở tầm vĩ mô có hiệu quả đối với nền kinh tế ở
mọi giai đoạn phát triển. Nhà nươc cần hoạch định những chính sách phát triển
kinh tế, xa hội phù hợp, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo ra “luật chơi thị
trường” ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2.4: Về cơ chế phân phối:

Lấy phân phối theo lao động là chủ yếu kết hợp với các hình thức phân phối
khác như phân phối theo vốn và tài sản. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với
đảm bảo công bằng xã hội. Trong mọi xã hội, lao động bao giờ cũng tạo ra của cải

10


vật chất và sự phồn thịnh văn hóa tinh thần, nhất là trong CNXH, người lao động
đều có quyền bình đẳng và cùng làm chủ xã hội về tư liệu sản xuất, nên lao động là
thước đo sự cống hiến của mỗi người, là cơ sở để phân phối và hưởng thụ lao động
xã hội. Nhưng trong điều kiện hiện nay, muốn phát triển mạnh kinh tế phải huy
động được vốn. Vì vậy, thực hiện phân phối theo vốn, theo tài sản là nhằm thu hút
mọi nguồn lục của xã hội vào phục vụ sản xuất kinh doanh, khuyến khích làm giàu
chính đáng để có người giàu trước, người giàu sau và tiến tới mọi người cùng giàu
có. Bên cạnh đó, nhà nước cần quan tâm, giúp đỡ một bộ phận dân cư còn nghèo,
các gia đình thuộc diện chính sách, neo đơn…bằng chính sách điều tiết thu nhập
qua chế đọ bảo hiêm, trợ cấp xã hội. Như vậy, tăng trưởng kinh tế gắn với công
bằng xã hội là mục tiêu quan trọng của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với
kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là ở chỗ xác lập chế độ công hữu và thực hiện
phân phối theo lao động. Phân phối theo lao động là đặc trưng bản chất của kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nó là hình thức thể hiện về kinh tế của chế
độ công hữu. Vì thế phân phối theo lao động được xác định là hình thức phân phối
chủ yếu trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam được tổ chức,
hướng dẫn, nuôi dưỡng giám sát bằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Vì vậy, nhà nước ta phải thực sự là nhà nước trong
sạch, có đủ năng lực tự đổi mới để điều khiển ở tầm vĩ mô có hiệu quả đối với nền
kinh tế ở mọi giai đoạn phát triển. Nhà nước cần phải hoạch định những chính sách

phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo ra
“luật chơi thi trường” ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội.
1.2.5: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là nền kinh
11


tế mở, hội nhập:
Đặc điểm này phản ánh sự khác biệt giữa nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng với nền kinh té đóng, khép kín trước
đổi mới, đồng thời phản ánh xu hướng hội nhập của nền kinh tế nước ta trong điều
kiện toàn cầu hóa kinh tế.
Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ đi đôi với chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, kết hợp nội lực với ngoại lực thành nguồn lực tổng hợp để phát triển đất
nước. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng
quốc tế, phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển”. Như vậy, nên kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa ở nước ta xây dựng trên cơ cở cơ cấu kinh tế mở, thị
trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế. Mức độ mở của hệ thống kinh tế
tùy thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, vai trò quản lí kinh tế vĩ mô của nhà nước, tình huống quốc tế trong từng
thời kì. Để thích úng với đặc trưng này cần phải đẩy mạnh chiến lược thị trường
hướng về xuất khẩu, tích cực chuyển giao công nghệ, tham gia hợp tác phân công
lao động quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với xu thế của thời đại để khắc phục
nguy cơ lạc hậu xa hơn về kinh tế, mở rộng quan hệ với các nước nhưng không để
nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc và bị chi phối bởi bên ngoài, giữ vững độc lập
dân tộc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa quan
hệ kinh tế đối ngoại; có bước đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới;
phải đẩy mạnh xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh
tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới, chú trọng thị
trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các thị trường quen

thuộc, tranh thủ mọi cơ hội dể mở ra thị trường mới; cải thiện môi trường đầu tư và
bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
12


Tóm lại, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một
kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội vận hành
theo các quy luật kinh tế khách quan của thị trường, các quy luật của thời kì quá
độ, đồng thời có sự quản lí của nhà nước, nhằm đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhưng là một mô hình kinh tế hoàn toàn mới
mẻ, chưa có tiền lệ, nên phải trải qua một thời kì lâu dài với nhiều chặng đường,
nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội có tính chất quá độ. Nhân tố quyết định
đảm bảo giứ vững định hướng xã hội chủ nghĩa của kinh tế thị trường ở nước ta là
vai trò quản lí của nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dựa
trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo.
2. Giải pháp phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam
2.1 Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
2.1.1 Trình độ phát triển nền kinh tế thị trưởng ở nước ta còn ở giai đoạn
thấp
Có thực trạng trên là do các nguyên nhân sau đây:
Cơ sở vật chất kĩ thuật còn ở trình độ thấp, bên cạnh một số lĩnh vực, một số
cơ sở kinh tế đã đạt được trang bị kĩ thuật và công nghệ hiện đại, song bên cạnh đó
nước ta đang ở trình độ công nghiệp lạc hậu, lao động thủ công chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng số lao động xã hội. Do đó năng suất chất lượng, hiệu quả lao động còn
thấp so với khu vực và thế giới.
Kết cấu hạ tầng còn lạc hậu, kém phát triển. Hệ thống giao thông kém phát
triển làm cho các địa phương, các vùng bị chia cắt, tách biệt nhau, do đó làm cho
tiềm năng của các địa phương không thể được khai thác, các địa phương không thể


13


chuyên môn hóa sản xuất để phát huy thế mạnh
Do cơ sở vật chất - kĩ thuật còn ở trình độ thấp làm cho phân công lao động
kém phát triển, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước, cũng
như thị trường nước ngoài còn rất yếu
2.1.2 Thị trường dân tộc thống nhất đang trong quá trình hình thành nhưng
chưa đồng bộ
Do giao thông vận tải kém phát triển nên chưa lôi cuốn được tất cả các vùng
trong nước vào một mạng lưới lưu thông hàng hóa thống nhất
Thị trường hàng hóa - dịch vụ đã hình thành nhưng còn hạn hẹp và còn
nhiều hiện tượng tiêu cực, thị trường hàng hóa sức lao động mới manh nha, thị
trường tiền tệ, thị trường vốn đã có nhiều tiến bộ song vẫn còn nhiều trắc trở.
2.1.3 Nhiều thành phần kinh tế tham gia thị trường
Chính vì điều này mà nền kinh tế nước ta có nhiều lại hinh sản xuất hàng
hóa cùng tồn tại, đan xen nhau, trong đó sản xuất hàng hóa nhỏ phân tán còn phổ
biến
2.1.4 Sự hình thành thị trường trong nước gắn liền với mở rộng kinh tế đối
ngoại, hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, trong hoàn cảnh trình độ phát
triển kinh tế kĩ thuật của nước ta còn thấp xa so với hầu hết các nước khác.
Trước xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế đang đặt ra cho nước ta
những thách thức hết sức gay gắt. Do vậy phải chủ động hội nhập, chuẩn bị tốt để
chủ động tham gia vào khu vực hóa và toàn cầu hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại,
tận dụng ngoại lực để phát huy nội lực nhằm thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội

14



2.1.5 Quản lí nhà nước về kinh tế - xã hội còn yếu
Một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với thực tế,
thiếu tính khả thi
2.2 Giải pháp cơ bản để phát triển nên kinh tề thị truòng định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và
Nhà nước ta đã đưa ra những giải pháp chủ yếu sau đây:
2.2.1 Thực hiện đa dạng hóa các hình thức sở hữu:
Xét về mặt logic và lịch sử nền kinh tế thị trường chỉ có thể tồn tại và phát
triển trên cơ sở nhiều loại hình sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Các nhà kinh
điển của chủ nghĩa Mac-Lenin đã khẳng định chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất là
một nguyên nhân quy định sự ra đời của sản xuất hàng hóa. Sự xuất hiện chế độ tư
hữu bắt đầu từ cuối xã hội công xã nguyên thủy. Ngay chính bản thân chế độ tư
hữu cũng có nhiều loại hình sở hữu khác nhau... Sự phát triển của kinh tế thị
trường lại làm nảy sinh nhiều loại hinh sở hưu khác nhau, hơn nửa các loại hinh sở
hữu còn có thể biến đổi và chuyển hóa lẫn nhau.
Như vậy sự đa dạng hóa sở hữu là một quá trình lịch sử tự nhiên, là kết quả
của quá trình phát triển lực lượng sản xuât. Sự tồn tại nhiều loại hình sở hữu khác
nhau vừa là nguyên nhân ra đời, tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường vừa là
kết quả của quá trình phát triển kinh tế thị trường
Xác định đúng đắn vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước trong cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần, tạo lập kinh tế binh đẳng giữa các thành phần kinh
tế.
Đối với nền kinh tế nhà nước cần sắp xếp lại theo hướng: các doanh nghiệp
nha nước chỉ nắm giữ những ngành có vị trí then chốt trong nền kinh tế (các ngành
15



kết cấu hạ tầng như điện, nước, thủy lợi, thông tin…), một số khu vực kinh tế trọng
yếu, một số lĩnh vực có liên quan đến quốc kế dân sinh, quốc phòng. Còn số lớn
các cơ sở kinh tế quốc doanh khác koong phải then chốt thì chuyển sang hình thức
công ty cổ phần với cá nhân, tập thể hoặc tổ chức trong và ngoài nước. Những
doanh nghiệp còn laị thường xuyên thua lỗ, không đúng vị trí then chốt matreen
thực tế tư nhân có thể thay thế được thì kiên quyết giải thể (theo quyết định 315
HĐBT)
Đối với kinh tế hợp tác có vai trò hỗ trợ rất lớn đối với kinh tế nhà nước, do
vậy nhà nước phải giúp đỡ và hướng dẫn kinh tế hợp tác phát triển. Cần thường
xuyên tạo lập, những hợp tác xã mới về chất đáp ứng yêu cầu khách quan của phát
triển sản xuất và kinh doanh, dựa trên nguyên tắc tự nguyện cung có lợi, quản lí
dân chủ bình đẳng, với phương châm “ai giỏi nghề gì làm nghề ấy”. Kinh tế hộ gia
đinh trong nông thôn phải thực sự trở thành đơn vị kinh tế, tự chủ, độc lập. Tư
tưởng chỉ đạo đối với vấn đề ruộng đất phải dưạ trên cơ sở tách rời giữa quyền sở
hữu và quyền sử dụng, tức là quyền sử dụng ruộng đất phải được giũ lâu dài và ổn
định cho nông dân, kèm theo đó là quyền thừa kế, chuyển nhượng và bồi hoan, thế
chấp, công chứng…Để nông dân yên tâm đâu tư công tác, phát triển nông phẩm
hàng hóa.
Cần sử dụng rộng rãi các hình thức kinh tế quá độ thuộc thành phần kinh tế
tư bản nhà nước, coi kinh tế tư bản nhà nước là điều kiện, biện pháp trung gian là
cầu nối để đi lên sản xuất lớn, kinh tế thị trường, chuyển biến sở hữu tư nhân thành
sở hữu nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2 Mở rộng phân công lao động xã hội - cơ sở hình thành và phát triển
kinh tế thị trường ở nước ta.
Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa những người sản xuất vào
những ngành nghề khác nhau của xã hội. Chính nhờ sự phân công lao động lên đã
16


hình thành mối quan hệ kinh tế phụ thuộc va rang buộc lẫn nhau giữa các ngành,

các vùng, thậm chí giữa các nước với nhau. Qua đó sẽ xóa bỏ tận gốc tính tự cấp,
tự túc, đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất và lao động - là xu hướng cơ bản
của sự phát triến kinh tế trong thơi kì quá độ của nước ta.
Phân công lao động và chuyên môn hóa sản xuất tạo điêu kiện tăng năng
suất lao động. Thông qua đó các yếu tố sản xuất: lao động, vốn, đất đai… được sủ
dụng có hiệu quả hơn và làm cho khối lượng sản phẩm của xã hội gia tăng. Nhưng
các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, tài nguyên…) là có hạn, do đó đồng thời với
chuên môn hóa sản xuất là quá trình đa dạng hóa sản xuất, đòi hỏi chúng ta phải
lựa chọn những phương án về loại hình, quy mô, cơ cấu, sản xuất tối ưu nhằm đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
Nguồn lao động ở nước ta khá dồi dào, khả năng cung ứng lao động trên thị
trường lao động rất lớn, nhưng nguồn lao động lại tập trung chủ yếu ở nông thôn,
trình độ lao động còn thấp. Vì vậy phải đòi hỏi bức thiết phải tổ chức phân công lại
lao động trong nông nghiệp, nông thôn theo hướng đẩy mạnh phát triển các ngành
nghề sản xuất, kinh doan dịch vụ, tùng bước công nghiệp hóa nông thôn. Một trong
những phương hướng cơ bản của phân công lao động xã hội của nước ta là tiến
hành phân công lại trên địa bàn tại chỗ (tại các vùng nông thôn) với những biện
pháp chủ yếu sau.
Thông qua những việc ứng dụng những thành tựu của cách mạng và khoa
học công nghệ, đặc biệt là cách mạng sinh học, để đẩy mạnh thâm canh tăng vụ thu
hút một phần lao động theo hướng thâm canh nhằm phục vụ đời sống và xuất khẩu.
Đẩy mạnh sự hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh giữa nhà nước, quân đội,
hợp tác xã và nông hộ cùng làm, cùng đầu tư để khai thác tốt ưu thế về đất đai,
rừng, biển, tài nguyên cho phát triển sản xuất nông sản hàng hóa.

17


Đẩy mạnh quá trình thị trường hóa nông thôn thông qua việc đa dạng hóa
các loại hình hợp tác xã sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; phát triển ngành nghề và

làng nghề truyền thống; từng bước hình thành các xí nghiệp công nghiệp vừa va
nhỏ ở nông thôn.
Mở rộng diện tích, mở rộng mặt bằng sản xuất, kinh doanh cũng là một biện
pháp quan trọng để phân công, bố trí lại lao động trên địa bàn tại chỗ. Thực hiện
mạnh mẽ việc khai hoang, lấp biển, thực thi những dự án phủ xanh đất trống đồi
trọc, thanh lập những vùng, trung tâm nuôi hải sản… để lôi cuốn nhiều lực lượng
sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trương trong và ngoài nước.
2.2.3 Điều chỉnh cơ cẩu kinh tế, xây dựng cơ cấu kinh tế mở:
Đất nước ta đã trải qua khoảng thời gian khá dài dựa vào cơ chế kế hoạch
hóa tập trung, bao cấp, mạng nặng tính hiện vật gắn liền với nó là một cơ cấu kinh
tế “tri trệ, khép kín”. Đó là cơ cấu kinh tế bố trí chạy theo quy mô lớn, dôn vốn vào
ưu tiên phát triến công nghiệp nặng kéo dài. Mặc dù qua nhiều lần điều chỉnh tuy
đã có nhiều lần, đặt nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, song không đặt nó trong
mối quan hệ với sự phát triển của các ngành gắn với “ đầu vào” và “ đầu ra” của
nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế này đã cản trở sự hình thành thị trường dân tộc thống
nhất, cản trở sự hình thành và phát triển các ngành kinh tế - kĩ thuật và các vùng
chuyên môn hóa - vùng hàng hóa phát triển - rất cần thiết cho sự hình thành và
phát triển kinh tế thị trường.
Cơ cấu kinh tế là hệ thống kinh tế gồm hai mặt. Một mặt, thực hiện mục
đích của việc xây dựng cơ cấu kinh tế trong nước dựa trên phát huy lợi thế so sành
và hiệu quả kinh tế của từng địa phương trong sản xuất và trao đổi, cùng cả nước
trong quan hệ kinh tế quốc tế. Mặt khác đảm bảo cơ chế kinh tế và thị trường phải
thông suốt trong nước và thông thoáng với bên ngoài phù hợp với yêu cầu trao đổi
hàng hóa, phân công lao động và hợp tác quốc tế. Hệ thống kinh tế mở là sự kết
18


hợp có lợi nhất cả hai loại hình sản xuất thay thé nhập khẩu và sản xuất hướng về
xuất khẩu. Mặt hàng nào sản xuất trong nước có lợi hơn thì cần đẩy mạnh hơn để
thỏa mãn nhu cầu trong nước, mặt hàng nào có lợi thế so sánh trong cạnh tranh

quốc tế thì phải ra sức khai thác và thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài để
chiếm ưu thế trên thị trường thế giới.
Mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan cho sự phát triển
của các quóc gia trên thế giới ngày nay. Nó bắt nguồn từ sự phân bố tài nguyên
thiên nhiên và sự phát triển không đều về trình độ kinh tế giữa các nước, do yêu
cầu của cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại, sự quốc tế hóa đời sống và sản
xuất, sự phân công và hợp tác lao động giữa các quốc gia. Do vậy, việc xây dựng
cơ cấu kinh tế mở sẽ cho phép chúng ta phát huy tối đa các nguồn lực nội sinh của
nền kinh tế; tranh thủ vốn, công nghệ của nước ngoài; kết hợp sức mạnh dân tộc và
sức manh thời đại; sử dụng có hiệu quả lợi thế so sánh để khắc phục nguy cỏ tụt
hậu về kinh tế.
2.2.4: Hình thành và phát triển các loại thị trường gắn bó với nhau trong một
thể thống nhất và thông suốt trong cả nước.
Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các nguồn lực kinh tế đều thông qua
thị trường và được phân bố vào các ngành, các lĩnh vự của nền kinh tế một cách tối
ưu. Vì vậy, để xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, chúng ta cũng phải hình thành và phát triển đông bộ các loại thị trường.
Trong những năm tới chúng ta cần phải:
Phát triển thị trường hàng hóa và dịch vụ. Thu hẹp những lĩnh vực nhà nước
độc quyền kinh doanh; xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, tiếp tục đổi mới cơ chế
quản lý giá. Phát triển mạnh thương mại trong nước, tăng nhanh xuất khẩu, nhập
khẩu.

19


Phát triển vững chắc thị trường tài chính, bao gồm thị trương vốn và thị
trường tiền tệ theo hướng đồng bộ, có cơ cấu hoàn chỉnh. Mở rộng và nâng cao
chất lượng thị trường vốn và thị trường chứng khoán
Phát triển thị trường bất động sản, bao gồm thi trường quyền sử dụng đất và

bất động sản gắn liền với đất
Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế. Đẩy mạnh xuất
khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động dã qua đào tạo nghề.
Phát triển thị trường khoa học và công nghệ tren cơ sở đổi mới cơ chế, chính
sách để phần lớn các sản phẩm khoa học, công nghệ trở thành hàng hóa.
2.2.5. Giữ vững sự ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp
Sự ổn định chính trị bao giờ cũng là nhân tố quan trọng đầu tiên để phát
triển. Đó là điều kiện để các nhà sản xuất kinh doanh trong nước và nước ngoai
yên tâm đầu tư. Muốn giữ vững sự ổn định chính trị ở nước ta hiên nay cần phải
giữ và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nâng cao hiệu lực
quản lý của nhà nước phát huy quyền lam chủ của nhân dân.
Hệ thống pháp luật đồng bộ là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Nó tạo ra hành lang luật pháp cho hoạt động
kinh tế, buộc các doanh nghiệp chấp nhận sự điều tiết của nhà nước.
2.2.6: Xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hoàn thiện cơ chế
quản lý kinh tế của nhà nước
Việc xóa bỏ triệt để cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành đồng bộ
và vận hanh có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước có ý nghĩa
hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế hàng hóa ở nước ta
Để nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của nhà nước, cần nâng cao năng

20


lực của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, thực hiện cải cách nền hành
chính quốc gia. Nhà nước thực hiện định hướng nền phát triển kinh tế; có hệ thống
chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho hoạt động kinh tế;
hạn chế những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường. Nhà nước thực hiện đúng chức
năng quản lý nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công, không can
thiệp vào chức năng quản trị kinh doanh để các doanh nghiệp có quyền tự chủ

trong sản xuất, kinh doanh. Nhà nước sử dụng các biện pháp kinh tế là chính để
điều tiết nền kinh tế, chứ không phải là mệnh lệnh. Vì vậy, phải tiếp tục đổi mới và
hoàn thiện chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách tiền lương và giá cả.

PHẦN III: KẾT LUẬN
Sau hơn hai mươi năm đổi mới Đảng, Nhà nước, nhân dân ta đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đường lối đổi mới của Đảng được
thể chế hóa thành pháp luật đã tạo ra hành lang pháp lí cho nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển.
Hiện nay nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu và cơ cấu kinh
tế nhiều thành phần, trong đó sở hữu toàn dân những tư liệu sản xuất chủ yếu và
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Điều đó đã tạo ra động lực và điều kiện thuận
lợi cho giải phóng sức sản xuất, khai thác tiềm năng trong và ngoài nước và phát

21


triển kinh tế - xã hội. Cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước đã và đang đi
vào cuộc sống thay cho cơ chế kế hoạch hóa tập trung. Thể chế cơ chế mới đã hình
thành và từng bước hoàn thiện đang dần phát huy hiệu quả tích cực, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững, khắc phục được khủng hoảng kinh tế - xã hội,
tạo ra những tiền đề cần thiết đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa,
sớm đua đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn một số hạn chế như:
Quá trinh xây dựng hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa còn chậm, chưa theo kịp yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập
kinh tế quốc tế. Vấn đề sở hữu quản lí và phân phối trong doanh nghiệp nhà nước
chưa giải quyết tốt, gây khó khăn cho sự phát triển và làm thất thoát tài sản nhà
nước; các yếu tố thị trường và các loại thị trường hình thành và phát triển chậm,
thiếu đồng bộ.

Cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành của bộ máy nhà nước còn nhiều bất cập.
Cải cách hành chính chậm, chưa đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra.
Cơ chế chính sách phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội đổi mới chậm, chất
lượng dịch vụ y tế giáo dục đào tạo còn thấp. khoảng cách giàu nghèo giữa các
tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Hệ thống an sinh xã hội còn sơ khai. Nhiều vấn đề
bức xúc trong xã hội và bảo vệ môi trường chưa được giải quyết.
Giải quyết được những vấn đề trên chúng ta sẽ có được nền kinh tế phát
triển, tạo bước đệm vững chắc để nước ta tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa
tiến nhanh mạnh lên chủ nghĩa xã hội.

22


Danh mục tài liệu tham khảo.
1. PGS. TS Tô Huy Rứa: “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lí luận của Đảng
1986-2005 - NXB Lý luận chính trị.
2. Giáo trình kinh tế chính trị Mac-Lenin - NXB Chính trị Quốc gia
3. Giáo trinh kinh tế chính trị Mac-Lenin - NXB Chính trị Quốc gia - TS
Ngô Văn Lương, Th.s Vũ Xuân Lai đồng chủ biên
4. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII - NXB Chính trị Quốc
gia.

23


MỤC LỤC

24




×