Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tieu luan tot nghiep vấn đề an ninh chính trị ở vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.94 KB, 22 trang )

1
VẤN ĐỀ AN NINH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
MỞ ĐẦU
An ninh chính trị là một bộ phận của an ninh quốc gia, có nội dung chính
là đảm bảo sự ổn định chính trị, trật tự xã hội; nghĩa là đảm bảo hiệu quả và hiệu
lực của quyền lực chính trị trong quốc gia đó; trong đó, vấn đề cốt lõi nhất là
bảo vệ chủ quyền quốc gia. An ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia là vấn
đề hệ trọng của mọi quốc gia, dân tộc. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo duy trì an ninh quốc gia và bảo vệ an ninh quốc gia. Đại
hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã có những nhận thức mới, tư
duy mới về an ninh quốc gia. Theo đó, vấn đề an ninh quốc gia cần được hiểu
một cách tồn diện hơn, rộng hơn, sâu hơn, trong đó có các vấn đề an ninh
chính trị, qn sự truyền thống, bên cạnh đó cịn bao qt cả những vấn đề an
ninh phi truyền thống, như: An ninh mạng; khủng bố, tội phạm có tổ chức, tội
phạm xuyên quốc gia; an ninh tài chính - tiền tệ; an ninh năng lượng; an ninh
lương thực; an ninh môi trường (thảm họa thiên nhiên, biến đổi khí hậu, an ninh
nguồn nước…), dịch bệnh.


2
Trong điều kiện hiện nay, tình hình thế giới, khu vực cịn tiềm ẩn nhiều diễn
biến phức tạp, khó lường. Một trong những đặc điểm nổi bật của thế giới ngày
nay là tiến trình tồn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Là một quốc gia đang
phát triển, Việt Nam cũng đang chịu những tác động hết sức to lớn từ tiến trình
tồn cầu hóa. Chúng ta có nhiều thời cơ, vận hội mới để phát triển đất nước,
nhưng cũng gặp khơng ít nguy cơ, thách thức lớn, đặc biệt đối với nhiệm vụ bảo
vệ an ninh quốc gia. Tại Đại hội XIII xác định mục tiêu tăng cường quốc phòng,
an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN là: “Phát huy cao nhất sức
mạnh tổng hợp của tồn dân tộc, của cả hệ thống chính trị kết hợp với sức mạnh
thời đại, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế để bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo


vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, nền văn hóa và lợi ích
quốc gia - dân tộc; giữ vững mơi trường hịa bình, ổn định chính trị, an ninh
quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành
mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Quán triệt sâu sắc những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia theo
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và những vấn đề
về an ninh chính trị hiện nay, với những kiến kiến thức được học tập tại Học
viện cùng với sự trải nghiệm thực tế công tác trên cương vị được giao, tơi xin
trình bày hiểu biết của mình về những vấn đề an ninh chính trị ở Việt Nam
hiện nay, với mong muốn nâng cao nhận thức cho bản thân hiểu rõ nền tảng lập
luận về các biến đổi và tính chất mới của bối cảnh thế giới, khu vực và trong
nước; các thách thức về an ninh chính trị chính hiện nay.


3
NỘI DUNG
I. CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ AN NINH CHÍNH TRỊ

1. Khái niệm về an ninh quốc gia
* Quan niệm theo nghĩa hẹp:
Theo quan niệm này an ninh quốc gia là sự không bị đe dọa bởi sự thống
trị từ bên ngoài về lãnh thổ, kinh tế và chính trị.
Nội dung căn bản của an ninh quốc gia là khả năng kiểm sốt biên giới
quốc gia giữ gìn sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo các quan hệ kinh
tế hợp lý với các nước khác, bảo vệ bản sắc dân tộc và chế độ chính trị.
* Quan niệm theo nghĩa rộng:
An ninh quốc gia khi đó có thể hiểu là “khả năng kiểm sốt tình hình
trong và ngồi nước và theo quan niệm chung của một cộng đồng nhất định,
được cho là cần thiết để được hưởng sự tự quyết hoặc tự trị, thịnh vượng và đời
sống tốt”.

2. Quan niệm về an ninh quốc gia tại Việt Nam
Thuật ngữ “an ninh quốc gia” ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu xuất hiện từ
những năm 70 của thế kỷ XX.
* Từ điển nghiệp vụ Công an năm 1977 định nghĩa “an ninh quốc gia là
sự yên ổn về chính trị và trật tự xã hội trong phạm vi quản lý một Nhà nước, để
đảm bảo chống xâm lược và chống mọi hành vi gây rối, phá hoại, lật đổ”.
Trong các văn bản pháp luật của Việt Nam, thuật ngữ “an ninh quốc gia” xuất
hiện chính thức tại Điều 36 Luật Tổ chức toà án nhân dân ngày 13/7/1982.
* Theo đó an ninh quốc gia là “sự ổn định, phát triển bền vững của chế
độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất
khả xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
3. An ninh chính trị trong hệ thống phân loại về an ninh quốc gia
Có hai cách phân loại chủ yếu về thách thức an ninh quốc gia là phân loại
theo lĩnh vực và phân loại theo thời gian.


4
+ Phân loại theo lĩnh vực có thể bao gồm các lĩnh vực chính là: Quân sự Kinh tế - Mơi trường - Năng lượng - Xã hội - Chính trị, trong đó an ninh quân
sự là trung tâm.
+ Phân loại theo thời gian có 2 loại là An ninh truyền thống và An ninh
phi truyền thống.
* Khái niệm An ninh chính trị (ANCT) là một bộ phận quan trọng của an
ninh quốc gia, có nội dung chính là việc đảm bảo sự ổn định chính trị và trật tự
xã hội, tức đảm bảo hiệu quả và hiệu lực của quyền lực chính trị trong quốc gia
đó, bao gồm:
1) Chủ quyền lãnh thổ, bao gồm cả đất liền, không phận và hải phận
2) Thể chế chính trị, bao gồm cả chế độ chính trị (tức các nguyên tắc thiết
kế chính trị căn bản) và các thiết chế chính trị cụ thể của chế độ đó.
3) Tư tưởng chính trị, bao gồm cả hệ tư tưởng chính trị nền tảng cũng như
các giá trị và chuẩn mực văn hóa chính trị

II. CÁC BIẾN ĐỔI CHỦ YẾU TRÊN THẾ GIỚI TỪ GÓC ĐỘ AN NINH
CHÍNH TRỊ

1. Các biến đổi chính
a. Tồn cầu hóa và phân tán quyền lực
* Các nghiên cứu đã khái quát 4 biểu hiện nổi bật của quá trình toàn cầu

(1) Nền sản xuất toàn cầu, kết nối chặt chẽ qua hệ thống phân công lao
động quốc tế;
(2) Thị trường tồn cầu, liên thơng qua lưu chuyển vốn, lao động, hàng
hóa và dịch vụ giữa quốc gia;
(3) Các cơng ty đa quốc gia (MNC) có mạng lưới tổ chức và ảnh hưởng
tồn cầu;
(4) Hệ thống các thiết chế chính trị, văn hóa, xã hội quốc tế trải rộng khắp
thế giới;


5
* Sự phân hóa quyền lực, cụ thể:
(1) Sự thay đổi cán cân quyền lực giữa các nhà nước-quốc gia với nhau
(2) Sự thay đổi cán cân quyền lực giữa các nhà nước (chính thức) với các
tác nhân phi nhà nước (Non-state actors).
(3) Sự thay đổi quyền lực của từng nhà nước riêng rẽ
b. Nghèo đói, bất bình đẳng và khủng hoảng kinh tế
(1) Sự giảm đói nghèo là khơng đồng đều giữa các nước cũng như giữa
khu vực nông thơn với thành thị:
Cho đến nay vẫn cịn hơn 3 tỷ người, tức gần ½ dân số thế giới với mức
sống thấp hơn 2,5USD/ngày, và tới gần 1,3 tỷ người với mức sống thấp hơn
1,25 USD/ngày, trong đó có hơn 1 tỷ trẻ em.
(2) Tỷ lệ đói nghèo tương quan chặt chẽ với căng thẳng và xung đột xã

hội: Nghiên cứu thống kê chỉ ra các nước có thu nhập đầu người ở mức trung
bình (tức ở nhóm có thứ hạng 50/100) sẽ có khả năng xung đột xã hội bằng 1
nửa của nhóm nghèo (có thứ hạng 90/100).
(3) Đói nghèo khi đi đôi với một nhà nước thất bại vì mất hiệu lực:
Thường tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc xuất hiện các lực lượng cực đoan
cũng như làm cứ địa cho các hoạt động tội phạm xuyên quốc gia như đã từng
chứng kiến ở Afghanistan, Iraq, Syria. Al-Qaeda và IS (Nhà nước Hồi giáo) là
hai ví dụ nổi bật.
c. Các nhà nước thất bại và di dân toàn cầu
Hệ quả đầu tiên của nhà nước thất bại là sự suy sụp kinh tế, kèm theo đó
là bất ổn, rối loạn trật tự xã hội và di dân, như một giải pháp cuối cùng bất đắc
đĩ mà người dân phải chọn lựa để đảm bảo tương lai của gia đình mình. Ví dụ:
Somalia từ năm 1991 khơng có một chính quyền trung ương có hiệu lực, và do
vậy mà GDP đứng thứ 222 thấp nhất trên thế giới.
d. Sự trỗi dậy của tư tưởng dân túy, dân tộc cực đoan và cường quyền áp đặt
Các tư tưởng dân túy nhắm vào các khía cạnh này để chi phối quyền lực


6
nhà nước và các chính sách, thơng qua cơ chế bầu cử phổ thông. Các tư tưởng
này chia sẻ một số đặc điểm chung, gây ra các thách thức an ninh nghiêm trọng:
chủ trương dùng các biện pháp, chính sách cực đoan, phân biệt đối xử, thiên về
vũ lực hơn đối thoại bình đẳng, thiên về đối đầu hơn hợp tác.
e. Các phát triển khoa học - công nghệ mới
Các phát triển khoa học và công nghệ trong các thập kỷ gần đây đã có các
biến đổi vượt bậc và tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống của cả nhân
loại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đó được coi như là nền tảng của cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0 tức IR 4.0). Tuy khơng phải ai
cũng nhất trí với cách gọi này nhưng không thể phủ nhận 3 khác biệt nổi bật của
các phát triển này so với thời kỳ trước.

g. Biến đổi khí hậu và tài ngun
- Sự nóng lên của trái đất.
- Mực nước biển trung bình tồn cầu.
- Mưa bão khắc nghiệt hơn.
- Nắng nóng và hạn hán xuất hiện thường xuyên hơn.
- Biến đổi trong chế độ hoàn lưu.
Ở Việt Nam, theo Báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trinh hành động thích
ứng với BĐKH:
+ Nhiệt độ trung bình hàng năm kể từ năm 1970 tăng khoảng 0.32 oC.Tính
trung bình cho cả nước, nhiệt độ trung bình năm đã tăng lên khoảng 0,56 OC
trong 50 năm qua.
+ Các cơn bão có xu thế dịch chuyển dần vào phía nam và xuất hiện
muộn hơn so với trước.
+ Số ngày mưa phùn ở miền Bắc giảm một nửa, từ trung bình 30 ngày
mỗi năm (1961 - 1970) xuống cịn 15 ngày mỗi năm (1991 - 2000);
+ Hạn hán có xu hướng mở rộng ở hầu hết các vùng, đặc biệt là ở các tỉnh
Nam Trung Bộ, dẫn đến gia tăng hiện tượng hoang mạc hóa;


7
+ Mực nước biển trung bình đã tăng 25 - 30 cm trong khoảng 50 năm
qua;
+ Hiện tượng El Nino và La Nina ảnh hưởng đến Việt Nam mạnh mẽ hơn
trong vài thập kỷ gần đây, gây ra nhiều dị thường về thời tiết như nắng nóng và
hạn hán gay gắt trên diện rộng.
+ Mực nước biển: Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải
văn Hòn Dấu dâng lên khoảng 20cm
2. Các tác động quan trọng của các biến đổi
Tồn cầu hóa; Đa trung tâm, đa cực; Tốc độ phản ứng nhanh và lĩnh vực tác
động rộng; Tính liên ngành, liên lĩnh vực.

Các tác động của các biến đổi phân tích trên đây có hai tác động chính đối
với an ninh quốc gia:
a. Tạo ra các thách thức mới về an ninh
(1) Sự trỗi dậy của các tác nhân phi nhà nước: các nhóm khủng bố và tổ
chức tội phạm.
(2) Nội chiến nhiều hơn ngoại xâm: 89/113 các cuộc chiến tranh từ 19902013 là các cuộc nội chiến.
(3) Cạnh tranh khốc liệt về tài nguyên: do biến đổi khí hậu và tăng trưởng
kinh tế q nóng, xuất hiện các căng thẳng trong cạnh tranh tài nguyên đặc biệt
về nguồn nước, năng lượng và an ninh lương thực.
(4) Căng thẳng sắc tộc và tôn giáo.
(5) Chiến tranh mạng (Cyber warfare): Chiến tranh mạng xóa nhịa
khoảng cách qn sự và dân sự. Mỗi máy tính cá nhân đều có thể là vũ khí.
b. Tạo ra các yêu cầu mới về tư duy và hành động ứng phó
Cùng với sự thay đổi trong tư duy về an ninh quốc gia, các quốc gia cũng
đang có các thay đổi trong tổ chức cơ quan an ninh và cách thức phối hợp hoạt
động của các cơ quan này trong ứng phó với các thách thức an ninh mới.


8
III. NHỮNG VẤN ĐỀ AN NINH CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
VÀ PHƯƠNG HƯỚNG ỨNG PHÓ

1. Các vấn đề chung về chủ quyền quốc gia
* Về chủ quyền: Các vấn đề chung về chủ quyền về căn bản được quy
định trong hệ thống luật pháp. Khi nước ta tham gia vào các tổ chức quốc tế,
cũng có nghĩa là chịu các ràng buộc pháp lý quốc tế.
Trong quá trình bổ sung, điều chỉnh này, một số nước có thể lợi dụng để
gây sức ép, buộc Việt Nam phải chấp thuận các điều kiện do họ đặt ra như: thay
đổi nguyên tắc tổ chức Nhà nước, xã hội hoá nhiều vai trị của Nhà nước, đẩy
mạnh tư nhân hố kinh tế và chấp nhận nhiều nguyên tắc pháp lý xa lạ với bản

chất của chế độ ta, gây bất lợi cho quốc phòng, an ninh của nước ta...
2. Các vấn đề an ninh về tư tưởng chính trị
a. Các vấn đề về hệ tư tưởng
Thách thức về an ninh tư tưởng ở Việt Nam tập trung chủ yếu trong khái
niệm “Diễn biến hịa bình” vì Việt Nam ln coi đây là một nguy cơ an ninh
quan trọng và luôn nhấn mạnh qua nhiều kỳ Đại hội Đảng về nhiệm vụ “Đấu
tranh làm thất bại âm mưu “Diễn biến hịa bình”, hoạt động phá hoại, gây rối,
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”.
Về bản chất, “Diễn biến hòa bình” là biểu hiện của cuộc cạnh tranh tư
tưởng, và trong những thời điểm nhất định, mức độ cạnh tranh có thể bị đẩy lên
rất cao như là một cuộc chiến tranh tư tưởng, đặc biệt trong thời kỳ Chiến tranh
Lạnh. Với mục tiêu là xóa bỏ các chế độ chính trị “khơng thân thiện” đó, mà ở
Việt Nam cụ thể là xóa bỏ chế độ XHCN, để xác lập sự thống trị của hệ tư tưởng
và mơ hình nhà nước TBCN trên tồn thế giới.
Cùng với sự tấn cơng vào hệ tư tưởng XHCN, ở Việt Nam cịn có một
thách thức đặc thù khác là sự tấn công tư tưởng Hồ Chí Minh, mà bộ phận tư
tưởng chính trị là cốt lõi nhất.
Đặc trưng của các thách thức về an ninh tư tưởng có thể tổng kết thành 5


9
nhóm:
(1) Tính phi vũ trang: Sử dụng các biện pháp dân sự và các công cụ phi
bạo lực tác động đến nhận thức và giá trị. “Quyền lực mềm” là thuật ngữ chuyển
tải sự ảnh hưởng thông qua các công cụ và hình thức khơng áp đặt như các chính
sách về ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là văn hóa và giáo dục.
(2) Tính nội bộ: Lấy chuyển hóa từ bên trong quốc gia là trọng tâm: Khác
với các thách thức mang tính quân sự, chiến lược “Diễn biến hịa bình” đặt
chuyển hóa nội bộ, mà trước hết là ý thức của các cá nhân và sau đó là ý thức
của xã hội khiến cho nội bộ tự diễn biến, và tự chuyển hóa , từ đó chuẩn bị cơ sở

để gặp thời cơ sẽ tạo ra sự sụp đổ thể chế, và các cuộc cách mạng “nhung”
không tiếng súng trên bình diện rộng của tồn bộ quốc gia.
(3) Tính tồn diện: tác động ý thức, tư tưởng ln là địi hỏi sự tác động
tồn diện khơng chỉ trực tiếp đả phá hệ tư tưởng chính trị, mà cịn cần khéo léo
lồng cả trong các tất cả các lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục
(4) Tính đa dạng và tinh xảo trong hình thức: các hình thức để tác động
đến tư tưởng ln có tính tinh xảo để gây dựng niềm tin, và thậm chí ln phải
khốc chiếc áo khách quan khoa học và thiện tâm.
(5) Tính tồn cầu: Sức mạnh của thuyết phục tư tưởng cũng nằm trong
chính số lượng của những người theo tư tưởng đó.
Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) vừa qua, Đảng đã đưa ra 9
biểu hiện đặc trưng của “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong nội bộ trong đó
bao gồm cả các biểu hiện rất cụ thể như “Đòi thực hiện đa nguyên đa đảng”,
"đòi thể chế tam quyền phân lập", "phát triển xã hội dân sự", “phi chính trị hóa
qn đội”, “Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chế độ sở hữu
toàn dân về đất đai”, v.v.
b. Các vấn đề về văn hóa, tơn giáo và dân tộc
* Các thách thức an ninh trên lĩnh vực văn hóa đến từ các hoạt động nhằm
xóa bỏ văn hóa, lối sống và các giá trị XHCN, truyền bá lối sống tư sản phương


10
Tây. Các hoạt động này đả kích, chế nhạo quan điểm “xây dựng nền văn hóa
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”, coi đó là cổ hủ, lạc hậu và ngược lại với các
chuẩn mực “văn minh, hiện đại” của “xã hội toàn cầu” hiện nay. Các thách thức
này khơng chỉ đến từ việc đả kích các chủ trương đường lối chính sách văn hóa
như vậy mà cịn kết hợp với việc tác động, lôi kéo giới văn nghệ sỹ đưa ra các
tác phẩm có tính chống phá chế độ, cổ vũ lối sống thực dụng, ích kỷ, đẩy cái tôi
đến “thái cực” dưới vỏ bọc “giá trị hiện đại và tồn cầu”.
* Trên lĩnh vực tơn giáo cũng tương tự, các sự khác biệt giữa người có

đạo với người không theo đạo cũng được sử dụng để cường điệu thành các mâu
thuẫn giữa cộng sản vô thần với nhân dân, khiến một bộ phận các tôn giáo trở
thành lực lượng đối lập.
* Trên lĩnh vực dân tộc, khối đại đồn kết dân tộc cũng có các thách thức
nghiêm trọng đến từ các hoạt động gây chia rẽ giữa dân tộc Kinh với các dân tộc
thiểu số, đặc biệt tại các vùng biên cương trọng yếu. Sự nuôi dưỡng, cổ vũ và
cung cấp các phương tiện cho các phong trào “ly khai” ở các vùng chiến lược
như Tây nguyên, Tây Nam bộ và Tây Bắc, với các tính chất và đặc thù khác
nhau nhưng đều có khả năng gây các điểm nóng, mất ổn định chính tri-xã hội
nghiêm trọng, dẫn đến các hoạt động phá rối an ninh và thậm chí bạo loạn, lật
đổ chính quyền địa phương.
c. An ninh tư tưởng và an ninh mạng
Các vấn đề về an ninh tư tưởng gắn chặt với vấn đề an ninh mạng vì
mạng xã hội chính là mơi trường truyền bá tư tưởng quan trọng nhất trong xã
hội hiện đại.
Việc cơng kích, bơi nhọ nhằm hạ uy tín của lãnh đạo Đảng, Nhà nước
ngày càng tinh vi và có tổ chức chặt chẽ theo từng “chiến dịch”, theo từng sự
kiện. Hệ quả là đã có các tác động tiêu cực tới tư tưởng, nhận thức của một bộ
phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; gây tâm lý hoang mang, nghi ngờ, làm suy
giảm lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa và vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước.


11
Hơn thế nữa, các hoạt động tấn công mạng không chỉ gây các tác động tư
tưởng, mà có thể trở thành vũ khí nguy hiểm, có sức tàn phá nặng nề, khi được
sử dụng song hành cùng các loại vũ khí truyền thống nếu xung đột vũ trang xảy
ra.
3. Các vấn đề an ninh về thể chế chính trị
a. Các vấn đề an ninh về Đảng, Nhà nước và hệ thống chính quyền

Các vấn đề an ninh về tư tưởng chính trị, tự bản thân chúng sẽ khơng có ý
nghĩa nhiều nếu không dẫn đến các tác động cụ thể đến hiệu quả và hiệu lực
trong thực tế của quyền lực chính trị trong một quốc gia, tức dẫn tới các đe dọa
về tính ổn định và phát triển bền vững của chế độ.
Ở Việt Nam, quyền lực chính trị được tập trung vào các thể chế Đảng,
Nhà nước và hệ thống chính quyền các cấp.
Các vấn đề an ninh thể chế chính trị về căn bản là làm suy giảm hiệu lực,
hiệu quả của các thể chế chính trị căn bản này, và có thể được phân thành 3 cấp
độ theo tính chất nghiêm trọng: đó là các hoạt động gây rối, bạo loạn và lật đổ.
Có thể nói, cốt lõi của an ninh chính trị là an ninh chế độ chính trị, mà ở Việt
Nam, đó chính là vấn đề về vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN, hiệu quả quản lý
của nhà nước và sự tham gia chính trị của người dân.
Về bản chất, đó là chính là các thách thức trong 3 trụ cột làm nên niềm tin
của người dân vào tính chính đáng của quyền lực, quy định sự tuân thủ và một
trật tự cần thiết của một quốc gia như các nghiên cứu chính trị đã chỉ ra.
Cần nhìn nhận cả 2 mặt của các thách thức này: cả về chủ quan tức các
thách thức bên trong HTCT và khách quan, các thách thức từ bên ngoài HTCT.
Về chủ quan, ngay trong Đảng: Trong 4 nguy cơ Đảng ta đã chỉ ra, vấn đề
nổi bật và có tính cấp bách nhất hiện nay đó là các thách thức đến từ tham
nhũng, lạm dụng quyền lực, thối hóa biến chất của chính một bộ phận khơng
nhỏ các cán bộ, đảng viên có chức quyền.
Về khách quan, các thách thức bao gồm:


12
- Các hoạt động đả kích chế độ XHCN, các thể chế đảng và nhà nước
- Các hoạt động kích động gây rối, tạo ra các khó khăn cho việc triển khai
các chính sách quốc gia, làm mất hiệu lực của quyền lực nhà nước, đặc biết ở
cấp địa phương.
- Các hoạt động bạo loạn lật đổ do một số nhóm người Việt với sự hậu

thuẫn từ các thế lực thù địch. Các nghiên cứu gần đây của Việt Nam cũng đã chỉ
ra “Công nghệ lật đổ”, với kịch bản gồm:
(1) Hình thành lực lượng đối lập sẵn sàng cho cuộc bầu cử.
(2) Đẩy mạnh truyền thơng kích động trong bầu cử.
(3) Tẩy chay hoặc không công nhận kết quả bầu cử nếu phe đối lập không
chiến thắng.
(4) Tổ chức các đám đông với tư cách “người dân” xuống đường đấu
tranh, cùng với truyền thông, nhất là từ mạng xã hội để gây ra bạo lực đường
phố, “cách mạng đường phố”.
(5) Can thiệp từ bên ngoài với danh nghĩa “ủng hộ những chiến sĩ đấu
tranh vì dân chủ” vì “có gian lận bầu cử”.
(6) Cơng nhận chính phủ mới của phe đối lập.
Như vậy có thể thấy mấy đặc điểm nổi bật của công nghệ lật đổ này là :
(1) Vai trị quan trọng của truyền thơng. (2) Vai trị của các Tổ chức phi chính
phủ trong chuẩn bị lực lượng. (3) Vai trò của giới trẻ như lực lượng xung kích
chủ chốt. (4) Tận dụng mâu thuẫn nội tại trong xã hội, và các tình huống chính
trị, điểm nóng xã hội làm ngòi nổ cho bạo loạn lật đổ các thể chế.
b. Các vấn đề về các tổ chức chính trị - xã hội
- Phát triển các tổ chức chính trị dưới hình thức tổ chức dân sự
- Cơng đoàn độc lập và các hội nghề nghiệp độc lập (Báo chí, văn nghệ)
- Thành lập các tổ chức mang tính đảng chính trị; Tác động đến các lực
lượng vũ trang công an, quân đội trung lập và các tổ chức chính trị-xã hội Làm mất hiệu lực của quyền lực nhà nước.


13
- Kích động gây khó khăn cho việc triển khai các chính sách quốc gia.
- Phát triển các tổ chức chính trị dưới hình thức tổ chức dân sự.
4. Các kinh nghiệm ứng phó trên thế giới và Việt Nam
a. Các kinh nghiệm ứng phó trên thế giới
* Về an ninh thể chế chính trị: Hiện nay, các nước phát triển thường

không gặp các vấn đề lớn về bạo loạn lật đổ vì bản thân hệ tư tưởng chủ đạo và
các thể chế chính trị được thiết kế trước hết là để giải quyết thách thức này.
Tuy có các mơ hình HTCT khác nhau, nhưng về cơ bản, người dân ở các
nước này đều có sự đồng thuận lớn trong các nguyên tắc thiết kế căn bản của
HTCT, tức coi các thể chế chính trị này là có tính chính đáng, và do vậy các đe
dọa về thể chế chính trị từ bên trong được giảm thiểu.
Mặt khác, giữa các nước tư bản phát triển cũng có sự đồng thuận lớn về
hệ tư tưởng, do vậy, các môi đe dọa từ bên ngoài cũng được giảm thiểu.
Các thách thức an ninh nổi lên gần đây từ các nhóm khủng bố hay có
nguồn gốc từ các cuộc di dân ở Châu Âu về cơ bản là đe dọa trật tự xã hội hơn
là đe dọa thể chế.
* Về an ninh tư tưởng chính trị: đây là vấn đề về nhận thức và là cơ sở
cho thiết kế HTCT. Cơ chế để bảo vệ sự thống trị của hệ tư tưởng ở các nước
này thường rất tinh vi và ln mang hình thức của “tự do tư tưởng”, “tự do ngôn
luận”.
Cơ chế kiểm sốt tư tưởng này có thể được khái qt thành “mơ hình
tun truyền” (Propaganda model), tức cơ chế trong thực tế đảm bảo sự định
hướng tư tưởng của giai cấp cầm quyền, “chế tạo sự đồng thuận” của dân chúng
về các vấn đề căn bản nhất của thiết kế HTCT và cách thức giải quyết các mâu
thuẫn như về sở hữu, dân chủ, tự do, bình đẳng.
Cơ chế này, về bản chất là loại bỏ tối đa các tư tưởng khác với hệ tư
tưởng chính thống, tức cơ chế kiểm duyệt phi chính trị, được khái qt thành 6
cơng cụ (kiểm duyệt) chủ yếu sau:


14
(1) Kiểm sốt bằng quy mơ, sở hữu và định hướng lợi nhuận của các Cty.
(2) Kiểm soát bằng cấp phép quảng cáo.
(3) Nguồn tin cho các phương tiện thông tin đại chúng.
(4) Phản ứng tiêu cực.

(5) Gán nhãn “cực đoan” cho các tư tưởng khơng chính thống: Như gán
nhãn “cộng sản”, “Xô viết”, v.v. trong thời kỳ chiến tranh lạnh cho cả các tư
tưởng không cộng sản.
(6) Các chiến dịch tuyên truyền.
b. Các kinh nghiệm ứng phó ở Việt Nam
(1) Giữ vững các nguyên tắc cốt lõi: Không chấp nhận đa ngun đa
đảng; Hịa nhập khơng hịa tan.
(2) Thống nhất về quan điểm chỉ đạo chung: đảm bảo an ninh về tư tưởng
và thể chế chính trị phải là nhiệm vụ cấp bách và thường xuyên của toàn bộ
HTCT dưới sự lãnh đạo của Đảng với lực lượng Công an Nhân dân là nòng cốt.
(3) Nhấn mạnh phương châm ứng phó: theo đó lấy giữ vững bên trong là
chính, lấy “Xây” là chính; Tiến hành đồng bộ cả về địa bàn và lĩnh vực. Kết
hợp chặt chẽ với các thách thức khác, các nguy cơ khác như 4 nguy cơ chính đa
được chỉ ra.
(4) Linh hoạt và sáng tạo trong sử dụng các hình thức tiến hành: kết hợp
phịng ngừa với chủ động tiến công
(5) Tập trung vào 6 nhóm giải pháp chính:
- Về chính trị : Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, hệ thống chính quyền; Giáo
dục chính trị và đấu tranh tư tưởng; Nhà nước liêm chính, kiến tạo và hành động
- Về kinh tế: kiên định KTTT định hướng XHCN, phát triển bền vững đi
đôi với thực hiện tốt chính sách xã hội;
- Về tư tưởng văn hóa: Tăng cường cơng tác lý luận, bảo vệ nền tảng tư
tưởng; Giáo dục truyền thống dân tộc
- Về tôn giáo, dân tộc: thực hiện tốt các chính sách tơn giáo dân tộc, phát


15
huy vai trò MTTQ và các tổ chức CTXH, các nhân sỹ trí thức; Đầu tư ưu tiên
phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho các đồng bào dân tộc thiểu số và
đồng bào có đạo; tơn trọng tập qn và tín ngưỡng đi đơi với chống hủ tục, mê

tín, dị đoan.
- Về quốc phịng an ninh: xây dựng qn đơi và cơng an vững mạnh có
bản lĩnh chính trị và trung thành tuyệt đối với lợi ích quốc gia dân tộc; Quốc
phịng tồn dân;
- Về đối ngoại: tơn trọng luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi; đa
phương hóa, đa dạng hóa; xác định đúng đối tượng - đối tác trong quan hệ quốc
tế.
IV. VAI TRÒ CỦA QUÂN ĐỘI TRONG THAM GIA NHIỆM VỤ BẢO
VỆ AN NINH CHÍNH TRỊ, TRẬT TỰ AN TỒN XÃ HỘI

Qn đội nhân dân Việt Nam có nhiệm vụ chính trị là sẵn sàng chiến đấu
và chiến đấu chống xâm lược, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; đồng thời, tham gia
bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội theo quy định của pháp luật.
Thực hiện Nghị định 03/2019/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ về phối
hợp giữa Bộ Quốc phịng và Bộ Cơng an trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an tồn xã hội, đấu tranh phịng chống tội phạm
và nhiệm vụ quốc phòng, Quân đội nhân dân đã chủ động phối hợp với Công an
nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội
trên phạm vi cả nước, nhất là ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QPAN) trong nội địa và vùng biên giới, biển, đảo; góp phần tạo mơi trường hịa
bình, ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Hiện nay và trong thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực, đặc biệt là
trên Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh, ổn
định đối với khu vực và đất nước. Trong nước, các thế lực thù địch tiếp tục đẩy
mạnh chiến lược “Diễn biến hịa bình” chống phá tồn diện trên các mặt: kinh
tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, QP-AN, đối ngoại… Các mối đe dọa an
ninh phi truyền thống, như: khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, các thảm họa


16
thiên tai, mơi trường… có chiều hướng gia tăng. Theo đó, nhiệm vụ QP-AN,

bảo vệ Tổ quốc có những yêu cầu mới cao hơn. Để tiếp tục phát huy tốt vai trò
của Quân đội trong điều kiện mới, chúng ta cần tập trung làm tốt một số nội
dung chủ yếu sau:
Một là, tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc quan điểm,
đường lối quốc phòng, quân sự của Đảng, nhất là về vị trí, vai trị của Quân đội
đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Theo đó, các cấp, các ngành
cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ bảo
vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế. Sức mạnh
bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị
dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, lực
lượng vũ trang (LLVT) nhân dân làm nòng cốt. Trong đó, QĐND làm nịng cốt
thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; CAND là lực lượng nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Trong thực hiện nhiệm
vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, Qn đội có vai trị phối hợp,
hỗ trợ cho lực lượng Cơng an; cịn chức năng chính của Qn đội vẫn là quốc
phòng, là sẵn sàng chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
Hai là, nâng cao hiệu lực cơ chế lãnh đạo, quản lý, chỉ huy LLVT trong
thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Đây là
nguyên tắc và là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả của công tác này. Nghị
quyết 28-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị định 21/2019/NĐ-CP ngày
22/9/2019 của Chính phủ khu vực phịng thủ (KVPT), nêu rõ: “Trong các tình
huống khẩn cấp về quốc phịng và chiến tranh, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực
tiếp của cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân (UBND), Chỉ
huy trưởng CQQS địa phương chỉ huy thống nhất LLVT thuộc quyền trong
KVPT, phối hợp với các lực lượng trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ SSCĐ và
chiến đấu”.
Ba là, nâng cao khả năng phối hợp giữa Quân đội với Công an và các lực
lượng khác trong tham gia bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.



17
Muốn vậy, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị trong tồn qn cần làm tốt cơng tác
giáo dục chính trị, tư tưởng cho bộ đội; làm rõ việc tham gia bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự, an tồn xã hội là một nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình” của
Quân đội; từ đó giúp bộ đội xác định quyết tâm, rèn luyện ý thức tổ chức, kỷ
luật nghiêm, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời,
chú trọng công tác xây dựng kế hoạch, dự kiến các phương án sử dụng lực
lượng, phương tiện, đảm bảo hậu cần, kỹ thuật, quân y,… trong các tình huống
phịng thủ dân sự; tổ chức tốt cơng tác huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ
phối hợp, hiệp đồng của các lực lượng trong tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Năm là, nâng cao năng lực dự báo chiến lược, giữ vững thế chủ động
chiến lược; không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống chiến lược về quốc
phịng, an ninh. Tích cực, chủ động nghiên cứu những diễn biến mới của tình
hình thế giới, khu vực, trong nước; dự báo chính xác các tình huống chiến lược
về quốc phịng, an ninh phục vụ cơng tác lãnh đạo, điều hành, quản lý nhiệm vụ
quốc phòng, an ninh. Xác định “chủ động phịng ngừa” là chính. Ứng phó kịp
thời, hiệu quả với các đe dọa an ninh phi truyền thống, có kế sách ngăn ngừa các
nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa, từ khi nước chưa nguy.
Năm là, tiếp tục xây dựng Quân đội Nhân dân, Công an Nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu,
thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của
Đảng, Nhà nước và Nhân dân, lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng
Quân đội Nhân dân, Cơng an Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng
bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
Quyết tâm thực hiện “Đến năm 2025, cơ bản xây dựng Quân đội, Công an tinh,
gọn, mạnh, tạo tiền đề vững chắc, phấn đấu năm 2030 xây dựng Quân đội Nhân
dân, Công an Nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; vững mạnh
về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Đặc biệt coi trọng xây dựng
Quân đội Nhân dân và Cơng an Nhân dân vững mạnh về chính trị, tăng cường
bản chất giai cấp cơng nhân, tính Nhân dân, tính dân tộc; xây dựng cấp uỷ, tổ



18
chức đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên trong Quân đội và Công an tuyệt đối
trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, kiên định với mục
tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, bảo đảm chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Là cán bộ chính trị thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Ninh Bình, cơ
quan qn sự địa phương có chức năng tham mưu cho Tỉnh ủy, Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ qn
sự, quốc phịng địa phương, chính sách hậu phương quân đội, xây dựng LLVT
địa phương vững mạnh. Trên cơ sở các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà
nước, để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an
toàn xã hội, bản thân cần thực hiện các giải pháp:
Một là, tham mưu cho Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh, cho cấp ủy, chính quyền
địa phương chỉ đạo đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận
thức và trách nhiệm bảo vệ an ninh quốc gia cho cán bộ, đảng viên và các tầng
lớp nhân dân trong tỉnh. Việc giáo dục an ninh quốc gia phải gắn với với giáo
dục quốc phòng theo đúng các quy định, quy chế, chương trình, nội dung phù
hợp cho từng đối tượng, chú trọng quán triệt nghiêm túc chỉ thị, nghị quyết của
Đảng, Nhà nước, của các cấp. Qua đó, làm chuyển biến nhận thức và trách
nhiệm của các cấp, các ngành, của cán bộ, đảng viên, cán bộ, chiến sĩ và mọi
người dân đối với với đường lối, nhiệm vụ quốc phòng và an ninh, nhận thức
đúng đắn về nguy cơ, các mối đe dọa; về bản chất, âm mưu, thủ đoạn trong
chiến lược “Diễn biến hịa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, giữ
vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh; khắc phục những
biểu hiện chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác.
Hai là, tích cực tham mưu đề xuất các biện pháp tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp ủy Đảng lãnh đạo trực tiếp về mọi mặt đối với các lực lượng nòng
cốt, chuyên trách vảo vệ an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, theo cơ chế cấp

ủy lãnh đạo, chính quyền quản lý, điều hành tập trung thống nhất và phát huy
quyền làm chủ của nhân dân dân, có sự tham mưu, hướng dẫn cơ quan công an,


19
lực lượng chuyên trách an ninh của tỉnh, huyện, thành phố. Tăng cường hiệu lực,
hiệu quả của chính quyền đối với nhiệm vụ bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội.
Ba là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng tham mưu đề xuất
cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo đổi mới các biện pháp phịng ngừa,
đối sách đấu tranh, ngăn chặn có hiệu quả các mối đe dọa an ninh truyền thống
và phi truyền thống, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế
lực thù địch, phản động; tập trung bảo vệ Đảng, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ
bí mật nhà nước, đấu tranh chống “tự diễn biến", “tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Chủ động xây dựng, triển khai thực hiện các phương án, kế hoạch xử lý, giải
quyết kịp thời các tình huống phức tạp về an ninh, trật tự, bảo vệ tuyệt đối an
toàn các mục tiêu, sự kiện quan trọng của tỉnh. Tăng cường bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội, giải quyết tốt vấn đề khiếu kiện, không để hình
thành “điểm nóng". Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về
an ninh, trật tự, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phục vụ tốt hơn yêu cầu
của các tổ chức, doanh nghiệp và Nhân dân. Thực hiện tốt kiểm tra, thanh tra
việc thực hiện các nghị quyết, chương trình, kế hoạch; kịp thời động viên khen
thưởng các cá nhân, tập thể thực hiện tốt nhiệm vụ, đồng thời uốn nắn, nhăc
nhỡ, xử lý những cá nhân, tập thể khơng hồn thành nhiệm vụ, để xảy ra tình
hình phức tạp về an ninh chinh trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Bốn là, đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Tăng
cường công tác vận động quần chúng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phát huy tinh
thần làm chủ, ý thức cảnh giác, phòng gian, bảo mật, phát hiện kịp thời và kiên
quyết đấu tranh với mọi âm mưu, hành động trong chiến lược “Diễn biến hòa

binh”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động; xây dựng và nhân
rộng các mơ hình, điển hình tiên tiến trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
tổ quốc.
Năm là, tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW 4 (khóa XI, XII) về xây dựng


20
và chỉnh đốn Đảng gắn với việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ
Chính trị (khóa XII) “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh” theo Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính
trị (khóa XIII). Tập trung xây dựng lực lượng vũ trang từ tỉnh đến cơ sở trong
sạch, vững mạnh, phát huy đồng bộ, toàn diện trên các mặt chính trị, tư tưởng,
đạo đức, tổ chức và cán bộ, trong đó cơng tác xây dựng Đảng là then chốt; cơng
tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục truyền thống, nâng cao đạo đức cách
mạng, đề cao trách nhiệm, kỷ cương, kỷ luật là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu;
công tác tổ chức, cán bộ là khâu đột phá.
Sáu là, tham mưu cho đảng ủy, chỉ huy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh cùng với
việc tích cực, chủ động phối hợp với lực lượng Công an tham gia có hiệu quả
vào bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội trên địa bàn, chỉ
đạo các đơn vị phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng
liên quan tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đẩy mạnh cơng tác dân
vận, tích cực tham gia xóa đói giảm nghèo, các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa”,
“Uống nước nhớ nguồn”, “Mái ấm tình thương”, đảm bảo an sinh xã hội, phịng,
chống lụt bão, cháy nổ, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn…
Nắm vững những vấn đề an ninh chính trị, đặc biệt quán triệt sâu sắc
những nhận thức mới, tư duy mới về an ninh quốc gia theo Nghị quyết Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đồng thời triển khai, thực hiện tốt các
nhiệm vụ đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được nêu trong Nghị
quyết Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020 - 2025 là trách nhiệm của tồn

đảng, tồn qn và tồn dân, trong đó lực lượng công an nhân dân từ tỉnh đến cơ
sở làm nịng cốt.
KẾT LUẬN

Như vậy có thể thấy, vấn đề chính trị hiện nay diễn biến rất phức tạp, đã
và đang tác động trực tiếp đến sự sống còn của Đảng, của chế độ. Nắm vững và
giải quyết vấn đề chính trị hiện nay là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng và



×