Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết hồ biểu chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (833.58 KB, 75 trang )

TRƯờng đại học võ trờng toản
KHOA KHOA HC C BN

KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

NGHỆ THUẬT SÁNG TÁC
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG

Hậu Giang, tháng 5 năm 2013


TRƯờng đại học võ trờng toản
KHOA KHOA HC C BN

KHểA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

NGHỆ THUẬT SÁNG TÁC
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ MỸ NHUNG

NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG


Hậu Giang, tháng 5 năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Cán bộ nhân viên, Giảng
viên của trường ðại học Võ Trường Toản ñã tạo mọi ñiều kiện tốt nhất ñể
hoàn thành 4 năm học qua và thực hiện luận văn. ðặc biệt, tôi xin gửi lời
cám ơn chân thành đến cơ Nguyễn Thị Mỹ Nhung, cơ đã tận tình hướng dẫn
để tơi hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Trân trọng.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Hằng


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan rằng luận văn này do chính tơi thực hiện, các số liệu
thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, khơng trùng với
bất cứ đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thúy Hằng


MỤC LỤC
trang
MỞ ðẦU .................................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài …………………………………………………….. ……..1
2. Lịch sử vấn đề ………………………………………………………. ……..2
3. Mục đích nghiên cứu ………………………………………………………..4

4. Phạm vi nghiên cứu ………………………………………………………….4
5. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………………….4

CHƯƠNG 1: HỒ BIỂU CHÁNH VÀ LÍ LUẬN VỀ TIỂU THUYẾT
1.1. ðôi nét về nhà văn Hồ Biểu Chánh ………………………………………...5
1.1.1. Cuộc đời ……………………………………………………………...5
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác …………………………………………………...6
1.1.3. ðóng góp của Hồ Biểu Chánh cho nền tiểu thuyết Nam Bộ…............7
1.2. Khái niệm về tiểu thuyết và ñặc ñiểm tiểu thuyết …………………………10
1.2.1. Khái niệm tiểu thuyết ………………………………………….........10
1.2.2. ðặc ñiểm tiểu thuyết ……………………………………………......11

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN
VẬT TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
2.1. Cốt truyện …………………………………………………………………15
2.1.1. Cốt truyện ñơn tuyến, ña tuyến ……………………………………..16
2 .1.2. Cốt truyện biên niên ………………………………………………..20
2.1.3. Cốt truyện nhân quả ………………………………………………...22
2.1.4. Cốt truyện ñảo ngược, hồi cố………………………………………...23
2.2. Nhân vật ………………………………………………………………......26
2.2.1. Nhân vật ñược miêu tả thơng qua tên gọi ………………………......26
2.2.2. Nhân vật được miêu tả thơng qua đặc điểm ngoại hình …………….31
2.2.3. Nhân vật được miêu tả thơng qua hành động ……………………….36


CHƯƠNG 3: NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ðIỆU TRONG TIỂU THUYẾT
HỒ BIỂU CHÁNH
3.1. Ngơn ngữ ………………………………………………………………….39
3.1.1. Sử dụng ngơn ngữ bình dân Nam Bộ ………………………………..39
3.1.2. Thành ngữ …………………………………………………………...46

3.1.3. Từ láy …………………………………………………………….....52
3.2. Giọng điệu ………………………………………………………………..56
3.2.1. Giọng triết lí ………………………………………………………..57
3.2.2. Giọng mỉa mai, giễu cợt ……………………………………………62
3.2.3. Giọng điệu xót xa, thương cảm ……………………………………..64

KẾT LUẬN ……………………………………………………………………...67
Phụ lục
Tài liệu tham khảo …………………………………………………………………69


MỞ ðẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hồ Biểu Chánh là nhà văn lớn của vùng đất Nam Bộ. Ơng đã sáng tác những
tác phẩm hay và có giá trị. Hơn thế nữa, nhiều tác phẩm của ơng đã được chuyển
thể thành phim. Những người yêu thích tác phẩm của Hồ Biểu Chánh nhưng
khơng có điều kiện đọc tác phẩm của ông, thông qua việc xem những bộ phim
này có thể cảm nhận những thơng điệp mà nhà văn gửi gắm trong đó. Hồ Biểu
Chánh viết nhiều về người Nam Bộ, cụ thể là cuộc sống nghèo khổ của người
nông dân bị bọn quan lại, cường hào, ác bá hà hiếp. ðồng thời ơng cũng lên án
gay gắt những tên địa chủ, quan lại cậy quyền, cậy thế làm những ñiều bất nhân
bất nghĩa, tàn bạo, ñộc ác.
Hồ Biểu Chánh ñược sinh ra ở làng Bình Thành, tỉnh Gị Cơng ( nay thuộc
tỉnh Tiền Giang). Nơi ñây là một phần của vùng ñất Nam Bộ. Lớn lên, Hồ Biểu
Chánh làm quan ở Nam Bộ. Ơng có điều kiện đi nhiều nơi ở miền Tây Nam Kì.
Trong qng đời làm quan của mình, Hồ Biểu Chánh đã chứng kiến nhiều
chuyện bất cơng của xã hội bấy giờ. Có lẽ vì thế, vấn đề đạo lí được ơng đặt ra
xun suốt trong từng tác phẩm. Nhà văn đề cao tấm lịng nhân hậu, sự ngay
thẳng, trong sạch trong cuộc sống. Kết thúc tác phẩm bao giờ cũng là người tốt
sẽ ñược hưởng hạnh phúc, cịn kẻ xấu thì bị trừng trị. Ngồi ra, đọc giả cịn bắt

gặp hình ảnh của con người Nam Bộ trên từng trang viết của ơng. Từ tính cách
đến cuộc sống sinh hoạt của người dân lục tỉnh ñược Hồ Biểu Chánh thể hiện rất
cụ thể, sinh ñộng. Cách hành văn trơn tuột như lời nói thường. Ngơn từ trong
tiểu thuyết của ông giản dị, mộc mạc, dễ hiểu mà lại rất gần gũi với cách nói
năng của người Nam Bộ. Nhà văn cũng đã rất thành cơng trong việc xây dựng
hệ thống nhân vật với ñầy ñủ các hạng người trong xã hội. Tất cả ñã làm nên nét
độc đáo cho tác phẩm của ơng và chiếm được cảm tình của độc giả, đặc biệt là
độc giả Nam Bộ. Vì vậy, tơi quyết định chọn nghiên cứu đề tài Nghệ thuật sáng
tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ñể hiểu rõ và sâu sắc hơn về nghệ thuật
sáng tác của ơng.
Vị trí và những đóng góp của Hồ Biểu Chánh ñối với nền tiểu thuyết Nam
Bộ ñã dần ñược các nhà nghiên cứu khẳng ñịnh. Hơn nữa, việc ghi nhận, khẳng
1


ñịnh, trân trọng những giá trị ấy không vẫn chưa ñủ. Thế hệ hôm nay cần phải
kế thừa và phát triển hơn nữa những tinh hoa mà cha ơng đã ñể lại. Cụ thể,
những sáng tác của Hồ Biểu Chánh cho đến ngày nay vẫn cịn ngun giá trị của
nó. Vì vậy, việc nghiên cứu tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, trong đó có nghiên cứu
về Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là một việc làm cần
thiết.
2. Lịch sử vấn ñề
Hồ Biểu Chánh là cây bút tiêu biểu trong nền tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ
ñầu thế kỉ XX. Những vấn ñề liên quan ñến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ñã và
ñang thu hút sự quan tâm, tìm tịi, khám phá của giới nghiên cứu.
Trong quyển Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nguyễn Q. Thắng đã nhận ñịnh
về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh như sau: “ Nhân vật trong
tác phẩm Hồ Biểu Chánh ñủ hạng người, nhưng phần lớn là từ giới trung lưu
trở xuống; nhất là “ con nhà nghèo” chịu ñủ “ cay ñắng mùi ñời” và “ nhơn
tình ấm lạnh”, luôn hiện hữu trong sáng tác phẩm của ông. ðây là một bức

tranh hiện thực ña dạng giúp bạn ñọc toàn quốc thấy rõ bộ mặt thực của xã hội
“ miệt vườn” Nam Bộ… ðó là tính cách đa dạng, phong phú không những về
chất lượng mà nghệ thuật ngơn từ, tình cảm, tâm lí của mỗi nhân vật trong sáng
tác phẩm của ơng được thể hiện một cách hết sức linh động. Những điều đó
được thể hiện qua hàng loạt tác phẩm về mọi giới, mọi người ở miền Nam được
ơng trình bày bằng một vốn ngơn từ trong sáng, bình dị, khỏe khoắn của người
lao động.” [13, 355]
Trần Hữu Tá trong bài Một vài cảm nghĩ nhân ñọc lại tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh nhận xét về thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh: “ Thật là
thú vị, nếu làm thống kê thế giới nhân vật trong tác phẩm Hồ Biểu Chánh. ðủ
các hạng người, đủ loại nhân vật, cao sang quyền q có, thấp cổ bé họng có,
thành thị có và những người của nông thôn dân dã lại nhiều hơn” [9, 21]
Huỳnh Thị Lan Phương trong giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại 1 đưa ra
nhận xét về ngơn ngữ trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh: “ Ngôn ngữ trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh mang tính giản dị, bình dân, dễ hiểu. Ơng sử dụng nhiều
từ địa phương ( từ địa phương Nam Bộ), từ khẩu ngữ Nam Bộ trong sáng tác,

2


tạo cho câu văn có phong cách gần gũi, trơn tuột như lời nói thường. Hồ Biểu
Chánh có lối hành văn rất tự nhiên. Nghĩ sao viết vậy. Viết như nói” [10, 61]
Thiếu Sơn trong một bài viết trên báo Phụ Nữ Tân Văn số 106, ngày 29-101931 có viết: “ Ơng Hồ Biểu Chánh chẳng những đã biết do sự quan sát mà
sáng tạo ra ñược những nhân vật ñúng với cái khuôn mẫu người ñời, cho biết
những nhân vật đó sống theo với cái tánh cách riêng, cái thái độ riêng, trong
mỗi hồn cảnh riêng của họ, mà ơng cịn khéo cho những nhân vật đó hiệp
thành một cái xã hội gần giống như cái xã hội của ta, có kẻ giầu gặp kẻ nghèo,
người hèn đụng người sang, kẻ gian hùng quỷ quyệt với bực nữ sĩ anh hào, vị
giai nhân tài nữ với kẻ vô học phàm phu, vì những sự xung đột về danh về lợi, về
tư tưởng tánh tình, về tinh thần khí tiết, mà quay cuồng, vật lộn, mà chiến ñấu

cạnh tranh, gây nên cái vẻ hoạt ñộng trong ñời cho ñộc giả ñược thỏa lòng quan
sát.” [11, 9]
Nhiều tác giả trong Từ ñiển Văn học ñã dành cho Hồ Biểu Chánh những
lời ñánh giá trân trọng: “ Chủ yếu ñóng góp của ông vào sự hình thành thể loại
tiểu thuyết trên chặng ñường phôi thai này là ở mấy phương diện: nội dung đề
tài, xây dựng nhân vật, kết cấu, ngơn ngữ” [8, 312]
Nguyễn Khuê trong Chân dung Hồ Biểu Chánh có nhận ñịnh về cốt truyện
trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh như sau: “ Ơng thường đưa ra những cốt
truyện gây cấn, đặt nhân vật vào một hồn cảnh éo le, ñẩy họ vào giữa những
sự rắc rối khắt khe dồn dập rồi dần kéo họ ra bằng một lối thoát ñẹp ñẽ. ðọc
ông, người ta bị lôi cuốn bởi một chuỗi biến cố ly kỳ - tai họa bất ngờ, hiếu tình
xung đột, tình dun dang dở, án mạng, tù ñày, lưu lạc phong trần… - ñược dàn
trải thành phần, thành chương một cách khít khao, dẫn tới một kết cục hợp lí”
[5, 239- 240]
Rõ ràng, tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh ñã thu hút rất nhiều sự quan tâm, nghiên
cứu của nhiều nhà khoa học ở nhiều phương diện như về nội dung và nghệ thuật.
Thời gian qua đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nhiều
phương diện khác nhau trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh. ðể tiếp bước các thế
hệ ñi trước, trong luận văn này, tôi tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về Nghệ thuật
sáng tác trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh.

3


3. Mục đích u cầu
Trước hết, người viết chỉ ra ñược những dạng cốt truyện mà nhà văn sử dụng
ñể sáng tác, hay nghệ thuật xây dựng nhân vật, cũng như ngơn ngữ, giọng điệu
trong tác phẩm để từ đó thấy ñược phong cách ñộc ñáo và cái tài của nhà văn.
Tiếp theo, người viết tìm ra một số phương thức nghệ thuật ñược nhà văn
sử dụng ñể sáng tác. Từ đó, người viết có thể đi đến khẳng định vị trí và những

đóng góp của Hồ Biểu Chánh cho nền tiểu thuyết Nam Bộ.
4. Phạm vi nghiên cứu
ðối tượng khảo sát của luận văn bao gồm một số tiểu thuyết của Hồ Biểu
Chánh. Do số lượng tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết của ông khá nhiều với
hơn 60 tác phẩm; vì vậy tơi chỉ tập trung vào một số tiểu thuyết tiêu biểu như:
Chút phận linh đinh, Khóc thầm, Nợ ñời, Cay ñắng mùi ñời, Cha con nghĩa
nặng, Vì nghĩa vì tình, Nhơn tình ấm lạnh, Ngọn cỏ gió đùa, Ai làm được, Cười
gượng, Tại tơi,…
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình nghiên cứu đề tài Nghệ thuật sáng tác trong tiểu thuyết Hồ
Biểu Chánh, tơi có phối hợp sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân
tích- tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp khái quát hóa.

4


CHƯƠNG 1
HỒ BIỂU CHÁNH VÀ LÍ LUẬN VỀ TIỂU THUYẾT
1.1.

ðơi nét về nhà văn Hồ Biểu Chánh

1.1.1. Cuộc ñời
Hồ Biểu Chánh tên thật là Hồ Văn Trung, tự Biểu Chánh, hiệu Thứ Tiên.
Ơng sinh ngày 1-10-1885, tại làng Bình Thành, tỉnh Gị Cơng, nay thuộc tỉnh
Tiền Giang. Hồ Biểu Chánh sinh trưởng trong một gia đình nơng dân, đơng
con.
Năm lên 8 tuổi, Hồ Biểu Chánh theo học chữ Nho tại trường làng Bình
Thành.
Năm 12 tuổi, Hồ Biểu Chánh chuyển sang học chữ Quốc ngữ và Pháp

văn tại trường Vĩnh Lợi.
Học giỏi, thơng minh, tinh tế, hiếu động nên Hồ Biểu Chánh ñược cấp
học bổng ñể vào học ở trường trung học Chasseloup- Laubat ở Sài Gòn.
Cuối năm 1905, Hồ Biểu Chánh thi ñậu Thành Chung.
Năm 1906, Hồ Biểu Chánh bắt đầu cuộc sống cơng chức, lúc đó vào năm
ơng được 21 tuổi.
Khi ra làm quan, Hồ Biểu Chánh ñược nhân dân rất mực yêu mến bởi ông
không cậy quyền lực mà hà hiếp người yếu thế. Ông là người biết quý trọng
nhân nghĩa.
Từ năm 1906 ñến năm 1936, Hồ Biểu Chánh làm việc ở nhiều nơi. Từ
năm 1906 ñến năm 1912, ông làm việc tại dinh Hiệp Lý. Từ năm 1912 đến
1914, ơng làm việc ở Bạc Liêu, Cà Mau rồi Long Xuyên. Năm 1919, Hồ
Biểu Chánh ñược cử về làm việc tại Gia ðịnh ( nay là TP. Hồ Chí Minh).
Năm 1920, Hồ Biểu Chánh lại chyển sang làm việc ở văn phòng Thống ðốc
Nam Kỳ. Một năm sau, ông thi ñỗ làm tri huyện. Nhờ vậy nên từ năm 1912
ñến 1927, Hồ Biểu Chánh ñã thăng chức làm Quận trưởng quận Càng Long
trong nhiều năm. ðến năm 1932, nhà văn được điều về làm Quận trưởng
quận Ơ Mơn. Hai năm sau, tức năm 1934, thi sĩ lại chuyển sang làm Quận
trưởng huyện Phụng Hiệp. Năm 1936, Hồ Biểu Chánh ñược thăng lên chức
ðốc Phủ Sứ.

5


Gắn bó với chốn quan trường trong một khoảng thời gian khá dài, hơn
nữa luôn phải bị chuyển công tác ở nhiều nơi, Hồ Biểu Chánh như cảm thấy
mệt mỏi với cuộc đời cơng chức . Ơng giữ chức ðốc Phủ Sứ ñược một năm.
ðến năm 1937, Hồ Biểu Chánh quyết định từ quan về nghỉ hưu. ðược Chính
phủ Pháp chấp nhận nhưng Hồ Biểu Chánh vẫn chưa thể nào từ giã chính
trường vì vị trí của ơng vẫn chưa có người thay thế. Mãi cho đến năm 1946,

tức là phải 9 năm sau, Hồ Biểu Chánh mới chính thức từ giã “chiếc ghế”
quan trường. Từ đó, ơng dành trọn cuộc đời cịn lại cho văn chương.
Ơng mất ngày 4-11-1958 tại Phú Nhuận.
Hơn 40 năm làm quan, Hồ Biểu Chánh có điều kiện đi nhiều nơi, tai nghe
mắt thấy những chuyện xảy ra trong xã hội ñương thời, ñặc biệt là ở nông
thôn. Khi giữ chức ðốc Phủ Sứ, Hồ Biểu Chánh có điều kiện tiếp xúc với
giới quan lại, trí thức, những kẻ giàu có đến những người bình dân khốn khổ
trong xã hội bấy giờ. Bởi xuất thân trong gia đình nghèo nên ơng hiểu rất sâu
sắc tình cảnh túng bấn, nghèo khổ của người bần cố nông Nam Bộ. Nhưng
chính mảnh đất nghèo khó này đã vun ñắp, nuôi dưỡng một tâm hồn lớn, bao
dung, nhân hậu.Và cũng chính những trải nghiệm này đã làm giàu cho từng
trang viết của ông.
1.1.2. Sự nghiệp sáng tác
Hồ Biểu Chánh sáng tác rất nhiều. Sở trường của ông là văn xi tự sự.
Ơng để lại hơn 100 tác phẩm gồm tiểu thuyết và các thể loại khác như:
nghiên cứu, phê bình văn học, sáng tác tuồng hát cùng với các bản dịch văn
học cổ Trung Quốc như: Tình Sử, Kim cổ kì quan. Tác phẩm của ơng gồm
nhiều thể loại: Dịch thuật: Tân soạn cổ tích (1910); Lửa ngúng ( ngún) thình
lình (1922), thơ: U tình lục (1910); Vậy mới phải (1913);… , tùy bút phê
bình: Chưởng hậu quân Võ Tánh (1926); Chánh trị giáo dục (1938); Tùy bút
thời ñàm (1948), hồi kí: Kí ức cuộc đi Bắc Kì (1914); Mấy ngày ở Bến Súc
(1944);…, tuồng hát: Hài kịch ( Tình anh em (1922); Toại chí bình sinh
(1922); ðại nghĩa diệt thân (1945)); Hát bội ( Thanh Lệ kì duyên (19261941); Công chúa kén chồng (1945); Xả sanh thủ nghĩa (1945);…Cải lương
( Hai khối tình (1943); Nguyệt Nga cống hồ (1943); Vì nước vì dân (1947),
đoản thiên: Chị Hai tơi (1944); Một đóa hoa rừng (1944); Hai vợ (1955);
6


Lịng dạ đàn bà ( 1955)…, truyện vắn: Chuyện lạ trên rừng (1945); Truyền
kì lục (1948)…, biên khảo: Gia Long khai quốc võ tướng (1944); Gia Long

khai quốc văn thần (1944); Chấn hưng văn học Việt Nam (1944); ðông Châu
liệt quốc chí bình nghị (1945)…, tiểu thuyết: Ai làm được ( 1912- 1922);
Chúa tàu kim quy ( 1922); Cay ñắng mùi đời ( 1923); Nhân tình ấm lạnh (
1925); Thầy thông ngôn ( 1926); Cha con nghĩa nặng ( 1923); Con nhà
nghèo ( 1930); Nợ ñời ( 1936),... Cụ thể, 12 tập truyện ngắn và truyện kể, 12
vở hài kịch và ca kịch, 5 tập thơ và truyện thơ, 8 tập kí, 28 tập khảo cứu và
phê bình, 64 tiểu thuyết. Ngồi ra cịn có các bài diễn thuyết và 2 tác phẩm
dịch. Nhưng có lẽ ngày nay người ta cịn nhớ đến Hồ Biểu Chánh chỉ với thể
loại tiểu thuyết.
Hồ Biểu Chánh đã ra đi nhưng ơng đã để lại cho đời một khối lượng tác
phẩm đồ sộ; góp phần làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam.
Những gì Hồ Biểu Chánh để lại cho thế hệ hôm nay và mai sau là bằng
chứng thiết thực nhất cho đóng góp của ơng. Quan trọng nhất là những vấn
đề ơng đề cập đến trong tác phẩm cho đến nay vẫn ln là đề tài nóng của xã
hội, cụ thể là vấn đề về đạo lí của con người; về việc ồ ạt đổ xơ đi du học của
thế hệ thanh niên Việt Nam,…
1.1.3. ðóng góp của Hồ Biểu Chánh cho nền tiểu thuyết Nam Bộ
Hồ Biểu Chánh ñược mệnh danh là người mở ñường cho tiểu thuyết Việt
Nam. Ông ñã ñặt những viên gạch nền vững chắc ñể ñưa nền tiểu thuyết của
Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung từ thời kì thai nghén đến lúc trưởng
thành. Số lượng tiểu thuyết ơng để lại cho thế hệ hơm nay là thành quả lao
động miệt mài rất đáng trân trọng và nể phục.
ðầu thế kỉ XX là thời điểm Pháp cơ bản đã thực hiện xong cơng cuộc
bình ñịnh trên ñất nước ta và chuyển sang giai ñoạn khai thác thuộc địa, xây
dựng trật tự mới. Vì vậy đây là thời kì văn hóa Pháp du nhập vào nước ta và
nó có ảnh hưởng mạnh mẽ. Khi văn minh phương Tây ùa vào , những giá trị
truyền thống của dân tộc cần được giữ gìn hơn lúc nào hết. Hồ Biểu Chánh
ñã phần nào cất giữ ñược những giá trị truyền thống ấy.
Nhà văn ñặt vấn ñề ñạo lí trong mối quan hệ hơn nhân, gia đình. Tiểu
thuyết Ai làm ñược, Bạch Tuyết sẵn sàng từ bỏ cuộc sống giàu sang, sung

7


sướng để đi theo Chí ðại. Khi đã chung sống với nhau, cả hai đều hết lịng vì
nhau, cùng nhau trải qua bao cực khổ, thiếu thốn. Tuy vất vả, thiếu trước hụt
sau nhưng Bạch Tuyết không hề chê trách hay phiền giận gì chồng. Ngược
lại, Chí ðại cũng vậy. Bạch Tuyết lấy ñồ về may mướn ñể phụ kiếm tiền
cùng với Chí ðại; cịn Chí ðại thì làm rất nhiều việc như: làm lon ton, kéo
xe, thông ngôn… Cả hai đều cố gắng vì cuộc sống gia đình. ðó là sự đồng
cam cộng khổ trong nghĩa vợ tình chồng- một truyền thống rất tốt đẹp
của dân tộc.
Tiểu thuyết Vì nghĩa vì tình xoay quanh việc đi tìm đứa trẻ bị thất lạc do
ghen tuông mà nhầm lẫn. Hồ Biểu Chánh chỉ ra rằng: nếu con người sống có
tình có nghĩa với nhau thì sẽ làm được tất cả mọi việc dù đó là việc khó khăn
nhất.Trong Cha con nghĩa nặng, Hồ Biểu Chánh đề cao ngun lí “ ở hiền
gặp lành”. Hầu hết những sáng tác của Hồ Biểu Chánh đều lấy đạo lí làm gốc
và lấy đạo lí ñể làm thước ño nhân cách của con người.
Về ñề tài, Hồ Biểu Chánh khơng theo lối mịn trước đây. Ơng khơng đặt
những vấn đề như tài mệnh tương đố, hiếu tình xung đột. Tất cả những tiểu
thuyết của Hồ Biểu Chánh phần lớn viết về cuộc sống của những con người
Nam Bộ từ nơng thơn đến thành thị những năm ñầu thế kỉ XX với những xáo
trộn xã hội. Ông ñã phần nào khắc họa, phản ánh lại bối cảnh xã hội, cuộc
sống người dân lúc bấy giờ. Hồ Biểu Chánh ñã bao quát ñược cuộc sống của
những con người nghèo khổ ở miền quê Nam Bộ ( Khóc thầm, Con nhà
nghèo, Ngọn cỏ gió đùa); song song đó là cuộc sống nhộn nhịp, sôi nổi, bề
bộn nơi thành thị xa hoa ( Ai làm ñược, Cay ñắng mùi ñời, Nợ ñời,…).
Cốt truyện trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng rất ñời thường nhưng
ñược xây dựng khá linh ñộng, có nhiều dạng cốt truyện như: cốt truyện biên
niên, cốt truyện nhân- quả, cốt truyện ñơn tuyến, ña tuyến,…Một số tác
phẩm được Hồ Biểu Chánh phóng tác từ những tác phẩm nước ngồi như:

Cay đắng mùi đời phóng tác từ Khơng gia đình của Hector Malot; Ngọn cỏ
gió đùa phóng tác từ Những người khốn khổ của Hugo; Chúa tàu Kim Quy
phỏng theo Bá tước Monte- Cristo của Alexandre Dumas. Tuy các tiểu
thuyết này dựa vào những cốt truyện có sẵn của văn học phương Tây nhưng
nó đã mang lại những thành cơng nhất định. Bởi Hồ Biểu Chánh đã thổi hồn
8


Việt vào từng nhân vật và cảnh sắc trong tác phẩm nên nó mang cốt cách,
tâm hồn Việt chứ khơng còn là của phương Tây nữa.
Hồ Biểu Chánh xây dựng tình tiết của những câu chuyện đau đớn, bi hài.
Sáng tác của ơng thường xuất hiện những cảnh rất đau xót như chém giết,
chết chóc rất thương tâm nhưng khơng vì thế mà làm cho độc giả cảm thấy
ám ảnh, rùn rợn mà trái lại bạn ñọc sẽ cảm thấy vừa lịng, hả dạ với sự trừng
phạt của ơng dành cho những kẻ gian ác .
Nhân vật trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh là những người dân Nam Bộ
chưa bị cám dỗ bởi cuộc sống xa hoa nơi thành thị. Họ còn là những con
người thật thà, chất phát. Thế giới nhân vật trong tác phẩm của ơng rất đa
dạng, ñủ hạng người trong xã hội, có kẻ xấu người tốt, có kẻ giàu người
nghèo. Nhân vật của ơng là những con người rất thật chứ khơng cịn ước lệ
như những nhân vật của văn học giai đoạn trước đó. Kết thúc tác phẩm, Hồ
Biểu Chánh luôn cho nhân vật của mình một kết cục rõ ràng. Người tốt sẽ
gặp điều tốt lành, cịn kẻ xấu thì sẽ bị trừng phạt thích đáng. Cậu bé ðược
trong Cay đắng mùi đời cuối cùng cũng tìm được cha mẹ ruột; hay , Vĩnh
Thái trong Khóc thầm cuối cùng phải chịu cái chết ñau ñớn; Thu Vân trong
Chút phận linh ñinh ñược cha chồng chấp nhận và chồng thốt chết trở về,
gia đình ñoàn tụ.
Cách hành văn của Hồ Biểu Chánh cũng rất riêng biệt. Ơng dùng chữ
Nho đan xen vào những câu nói mang tính đài các. Ơng thường sử dụng cách
viết theo lối văn biền ngẫu, sử dụng nhiều thành ngữ, từ láy, ñiệp từ ñiệp ngữ

ñể ñưa vào trong văn xuôi.
Ngôn ngữ trong tiểu thuyết của ông giản dị, dễ hiểu, đơn sơ, chất phát.
Từ ngữ ơng dùng trong tiểu thuyết rất mộc mạc, đậm chất ngơn ngữ của con
người Tây Nam Bộ. Giọng văn tự nhiên, khơng gị bó.
Qua những điều vừa nêu, rõ ràng khơng ai có thể phủ nhận những đóng
góp của Hồ Biểu Chánh cho nền tiểu thuyết Nam Bộ. Những đóng góp đã và
đang được cơng nhận, cụ thể trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà
khoa học ñã khẳng ñịnh ñiều ấy. Chẳng hạn, Nguyễn Khuê ñã khẳng ñịnh: “
Là một nhà văn lớn ở miền Nam và có khuynh hướng đạo lí, Hồ Biểu Chánh
đã đi tiên phong và lập cơng đầu trong việc đưa tiểu thuyết mới từ tình trạng
9


phơi thai tiến đến giai đoạn thành lập và thịnh hành. Tiểu thuyết Việt Nam từ
Hồ Biểu Chánh mới bắt ñầu bước những bước vững chắc và ông là nhà tiểu
thuyết quan trọng bậc nhất ở giai ñoạn 1913- 1932” [5, 271]
Tóm lại, Hồ Biểu Chánh có vị trí và những đóng góp rất quan trọng trong
tiến trình phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ. Vì thế, xã hội cần có cách nhìn
nhận, đánh giá đúng mức đối với những giá trị văn học cũng như những đóng
góp của tác giả.
1.2. Khái niệm về tiểu thuyết và ñặc ñiểm tiểu thuyết
1.2.1. Khái niệm về tiểu thuyết
Truyện Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản là tác phẩm ñánh
dấu cho sự xuất hiện của thể loại tiểu thuyết ở Việt Nam. Từ thế kỉ XX cho
ñến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất về khái niệm tiểu
thuyết. Hiện nay vẫn có rất nhiều định nghĩa về tiểu thuyết.
Nguyễn Kh định nghĩa: “ Tiểu thuyết là hình thức tự sự cỡ lớn ñặc biệt
phổ biến trong thời cận ñại và hiện đại. Với những giới hạn rộng rãi trong
hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa đựng lịch sử nhiều cuộc ñời,
những bức tranh phong tục ñạo ñức xã hội, miêu tả cụ thể các ñiều kiện sinh

hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [5, 387]
Bên cạnh cách định nghĩa của Nguyễn Kh cịn có ñịnh nghĩa của Lê Bá
Hán, Trần ðình Sử, Nguyễn Khắc Phi về tiểu thuyết như sau: “ Tiểu thuyết
là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới
hạn khơng gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận nhiều cuộc
ñời, những bức tranh phong tục ñạo ñức xã hội, miêu tả các ñiều kiện sinh
hoạt giai cấp, tái hiện tính cách đa dạng” [4, 222- 223]
Phan Cự ðệ cho rằng: “ Tiểu thuyết không phải chỉ miêu tả cuộc sống
riêng tư, không phải là anh hùng ca của cuộc sống cá nhân, tiểu thuyết cịn
là bức bích họa khổng lồ bao quát cả thời ñại” [3, 25]. “ Tiểu thuyết là một
cái gì giàu có như bản thân cuộc sống. Trong tiểu thuyết chúng ta có thể bắt
gặp mọi thứ trong cuộc ñời. Những vấn ñề triết học, văn nghệ, chính trị,
qn sự, kinh tế, đạo đức mà nhân loại hằng quan tâm, sự hình thành tính
cách của con người, những nét tinh tế , phức tạp của một tâm hồn, tấn bi

10


kịch của một cá nhân, bức tranh có quy mơ sử thi của một xã hội rộng lớn,
hình ảnh đầy màu sắc rực rỡ của thiên nhiên ñất nước” [3, 92]
Phạm Quỳnh ñịnh nghĩa: “ Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn xi
đặt ra để tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là một sự tích lạ lùng, ñủ
làm cho người ñọc hứng thú” [7, 4]
Phương Lựu có cách định nghĩa như sau: “ Tiểu thuyết là hình thức tự sự
cỡ lớn đặc biệt phổ biến trong thời cận ñại và hiện ñại. Với những giới hạn
rộng rãi trong hình thức trần thuật, tiểu thuyết có thể chứa ñựng lịch sử của
nhiều cuộc ñời, những bức tranh phong tục ñạo ñức xã hội, miêu tả cụ thể
các ñiều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng, khơng
phải ngẫu nhiên mà thể loại tiểu thuyết chiếm ñịa vị trung tâm trong hệ
thống thể loại văn học cận ñại, hiện ñại” [7, 387]

Như vậy, giữa các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự đồng nhất về khái niệm
tiểu thuyết. Tuy vậy, tôi nghĩ tiểu thuyết là một thể loại văn học trong đó tác
phẩm tiểu thuyết chứa đựng, phản ánh đầy đủ những khía cạnh của cuộc
sống, của số phận con người. Tiểu thuyết là bức tranh thu nhỏ của cuộc ñời
con người và xã hội ñương thời.
1.2.2. ðặc ñiểm tiểu thuyết
ðặc ñiểm ñầu tiên của tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư.
ðời tư là tiêu điểm để miêu tả cuộc sống một cách tiểu thuyết. Tùy theo từng
thời kì phát triển, cái nhìn đời tư có thể sâu sắc ñến mức thể hiện ñược, kết
hợp ñược với các chủ ñề thế sự hoặc lịch sử dân tộc. Nhưng yếu tố đời tư
càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng, yếu tố lịch sử dân tộc càng phát
triển, chất sử thi càng ñậm ñà.
Tiểu thuyết là một sự tái hiện cuộc sống khơng thi vị hóa, lãng mạn hóa,
lí tưởng hóa. Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời ñang sinh thành,
tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn của cuộc
ñời, bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và
hài, cái lớn lẫn cái nhỏ.
Nhân vật tiểu thuyết là “ con người niếm trải”. Nhân vật tiểu thuyết cũng
hành ñộng, và trong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa, nhân vật cịn tích
cực tham gia cải tạo mơi trường, nhưng với tư cách là ñặc trưng thể loại,
11


nhân vật ấy xuất hiện như là con người nếm trải tư duy, chịu khổ ñau, dằn
vặt của cuộc ñời. Tiểu thuyết miêu tả con người trong hồn cảnh, khơng tách
nó khỏi hồn cảnh một cách nhân tạo, khơng cơ lập nó cũng như khơng
cường điệu sức mạnh của nó. Nó miêu tả nhân vật như một con người đang
trưởng thành, biến ñổi và do ñời dạy bảo. Trong khi hành ñộng, nhân vật tiểu
thuyết “ lãnh ñủ” mọi tác ñộng của ñời. Nhân vật tiểu thuyết ñược miêu tả
tinh tế, nhiều mặt, chi tiết như con người sống. Từ tính cách, cá tính đến số

phận, từ hành động đến tâm lí, từ các loại quan hệ đến ngơn ngữ ñều ñược
các nhà tiểu thuyết quan tâm khám phá. Các thuộc tính của nhân vật đươc
miêu tả trong q trình, trong tổng hịa mọi bình diện, từ ý thức đến vơ thức,
từ tư tưởng đến bản năng, từ mặt xã hội ñến mặt sinh vật…Sự miêu tả nhân
vật ở ñây được tính lập thể, tồn vẹn.
Cốt truyện đóng vai trị chủ yếu cùng với nhân vật. Mọi yếu tố tác phẩm
ñược tổ chức sát với sự vận ñộng của cốt truyện và tính cách, hầu như khơng
có gì “ thừa”, tất cả nằm trọn trong các liên hệ nhân- quả. Cốt truyện tiểu
thuyết có thể đơn tuyến hay nhiều tuyến, ñan bện nhiều quãng thời gian. Cốt
truyện tiểu thuyết khá tự do, linh hoạt trong việc chọn ñiểm mở ñầu và điểm
kết thúc. Cốt truyện dường như có 3 nhiệm vụ chủ yếu: Nó phải là một
phương tiện để bộc lộ tính cách của các nhân vật. Nó phải phản ánh được
những mâu thuẫn và xung đột điển hình của hoàn cảnh xã hội mà nhà văn
miêu tả. Cuối cùng, nó phải giúp cho tư tưởng chủ đề và nội dung nghệ thuật
có điều kiện bộc lộ ra một cách ñầy ñủ nhất trong tác phẩm. Cốt truyện của
tiểu thuyết có những u cầu nghệ thuật nhất định của nó. Cốt truyện phải tổ
chức tuyến sự kiện và biến cố, làm thế nào để chúng gắn bó với nhau, đan
chéo vào nhau một cách chặt chẽ, tránh tình trạng phân tán rời rạc. Sự phân
tán về chủ ñề thường dẫn ñến những cốt truyện thiếu chặt chẽ. Cốt truyện
phải ñảm bảo cho hệ thống tình tiết phát triển một cách quy luật, câu chuyện
diễn biến một cách tự nhiên nhờ sức mạnh của chính bản thân nó chứ khơng
phải nhờ bàn tay tác giả.
Một tác phẩm nghệ thuật gồm nhiều yếu tố, nhiều thành phần. Những yếu
tố thành phần này ñược nhà văn sắp xếp, tổ chức theo một trật tự nhất định
gọi là kết cấu. Cơng việc chủ yếu của kết cấu là tổ chức mối liên hệ giữa các
12


yếu tố thuộc nội dung tác phẩm ( tính cách và hồn cảnh, hành động và biến
cố trong cốt truyện) và các yếu tố khác thuộc hình thức ( bố cục, hệ thống

ngơn ngữ, nhịp điệu,…). Kết cấu phải xứ lí mối liên hệ giữa tuyến sự kiện và
tuyến nhân vật, phải tổ chức các yếu tố tự sự sinh ñộng, miêu tả tĩnh tại, ñối
thoại giữa các nhân vật, ñộc thoại nội tâm, thư từ giữa các nhân vật, những
bình luận trữ tình phụ đề của tác giả, tổ chức cái hình thức bề ngồi của tác
phẩm ( tức bố cục) bao gồm các quyển, các phần, các chương, các ñoạn của
một cuốn tiểu thuyết. Nguyên tắc chung của nghệ thuật kết cấu là phải làm
sao cho tư tưởng chủ ñề thấm sâu ñến từng bộ phận của tác phẩm và phải
góp phần tích cực nhất vào việc xây dựng hệ thống tính cách nhân vật. ðặc
trưng kết cấu của tiểu thuyết hiện đại là tính chất nhiều tuyến, nhiều bình
diện.
Ngơn ngữ tiểu thuyết phải là ngơn ngữ giàu tính chất tạo hình, đập ngay
vào giác quan của người ñọc. Tuy nhiên, những hình tượng phải là kết quả
của một quá trình quan sát, so sánh trong thực tiễn chứ khơng phải do đầu óc
tưởng tượng tùy tiện của nhà văn bịa đặt ra. Ngơn ngữ tiểu thuyết gồm ngơn
ngữ của người kể chuyện, ngơn ngữ cá thể hóa của các loại nhân vật khác
nhau, ngơn ngữ khơng hồn toàn trực tiếp chuyển lời của tác giả vào nhân
vật một cách kín đáo. Ngơn ngữ tiểu thuyết khơng phải là thứ ngơn ngữ sao
chép ngun si tiếng nói ngồi cuộc đời mà là một thứ ngơn ngữ nghệ thuật
có những ñặc trưng thẩm mĩ nhất ñịnh.
Giọng ñiệu tiểu thuyết khơng chỉ là giọng song thanh ( đa thanh) mà cịn
là giọng đơn thanh. Ngơn ngữ đơn thanh bao gồm ngơn ngữ trực tiếp, hướng
thẳng vào đối tượng, miêu tả ñối tượng và ngôn ngữ của các nhân vật. Ngôn
ngữ song thanh nhấn mạnh vào ngôn ngữ của người khác hướng về một tiếng
nói khác; chẳng hạn tiếng nói của tác giả hướng về tiếng nói của nhân vật
hoặc là tiếng nói của nhân vật trong đó có xen lẫn giọng của tác giả hoặc là
tiếng nói của nhân vật này xen lẫn tiếng nói của nhân vật khác. Có loại song
thanh cùng phương hướng và song thanh khác phương hướng. Song thanh
khác phương hướng thường đẻ ra loại ngơn thoại mỉa mai, biếm phỏng, ñối
thoại ngầm, tranh luận ngấm ngầm bên trong,…


13


Với các ñặc ñiểm nêu trên , tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng
tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các loại văn học khác nhau.

14


CHƯƠNG 2
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT
TRONG TIỂU THUYẾT HỒ BIỂU CHÁNH
2.1.

Cốt truyện

Trước khi bắt tay vào sáng tác, việc xây dựng cốt truyện cho tác phẩm là
rất quan trọng. Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện và hành
ñộng trong một tác phẩm, hệ thống đó bộc lộ các tính cách trong những mối
quan hệ và tác ñộng qua lại của chúng dưới sự chỉ ñạo của một tư tưởng chủ
ñề nhất ñịnh. Cốt truyện là hình thức tổ chức sơ đẳng nhất của truyện. Bất cứ
truyện lớn hay nhỏ, cốt truyện nói chung bao gồm các thành phần chính: thắt
nút, phát triển, cao trào, mở nút. Thắt nút là sự xuất hiện các sự kiện ñánh
dấu ñiểm khởi ñầu của một quan hệ tất yếu sẽ tiếp tục phát triển. Phát triển là
toàn bộ các sự kiện thể hiện sự triển khai, vận ñộng của các quan hệ và mâu
thuẫn ñã xảy ra. Cao trào hay cịn gọi là đỉnh điểm, là sự kiện thử thách cao
nhất, tột cùng ñối với nhân vật, là sự kiện dẫn ñến bước ngoặc lớn lao nhất
của sự phát triển của truyện. Mở nút là sự kiện quyết ñịnh kề ngay sau cao
trào. Tuy thế, cốt truyện khơng nhất thiết khi nào cũng bao hàm đầy ñủ, tách
bạch các thành phần nói trên.

ðể góp phần ñưa ñến sự thành công của một tác phẩm văn học thì phải
cần nhiều yếu tố. Việc xây dựng cốt truyện cho một tác phẩm thật hay, thật
hấp dẫn nhưng không kém phần chặt chẽ, nghệ thuật cũng là một trong nhiều
yếu tố quan trọng để dẫn đến sự thành cơng ấy. Một tác phẩm được xem là
thành cơng khi phản ánh ñược những vấn ñề của xã hội ñương thời và cả xã
hội hiện tại. Sáng tác của Hồ Biểu Chánh là những tác phẩm như thế. Hồ
Biểu Chánh luôn có cách để xây dựng cốt truyện hấp dẫn, thú vị. Bằng
chứng là sáng tác của ơng dù đã qua hơn 2/3 thế kỉ nhưng vẫn tạo cho ñộc
giả sự say mê yêu thích khi tiếp xúc với tác phẩm. Cốt truyện trong tiểu
thuyết Hồ Biểu Chánh tuy không mới, ông chỉ lấy những chi tiết bình
thường, quen thuộc của cuộc sống hằng ngày ñể ñưa vào văn chương; nhưng
ở mỗi tác phẩm nó được thể hiện rất linh động. ðể làm được điều đó là cả
một nghệ thuật của Hồ Biểu Chánh. Ơng tạo cho đứa con tinh thần của mình

15


có điểm thắt nút vừa đủ để tạo sự gây cấn, hấp dẫn và tiếp sau đó là mở nút
rất gãy gọn mà không kém phần tự nhiên và thỏa ñáng.
Cốt truyện trong tiểu thuyết ñược chia ra rất nhiều dạng. Vì vậy mà cốt
truyện trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh cũng có nhiều dạng khác nhau.
Trong luận văn này, tôi chỉ tập trung làm rõ 4 loại cốt truyện tiêu biểu nhất
trong tiểu thuyết của ơng, đó là: cốt truyện ñơn tuyến, ña tuyến; cốt truyện
biên niên; cốt truyện nhân- quả; cốt truyện ñảo ngược, hồi cố.
2.1.1. Cốt truyện đơn tuyến, đa tuyến
Khơng như cốt truyện đa tuyến, cốt truyện đơn tuyến có phần đơn giản
hơn. Tình tiết, sự việc trong tiểu thuyết phần lớn chỉ ảnh hưởng đến nhân vật
chính, cịn những nhân vật khác chỉ đóng vai trị là bước đệm để nhân vật
chính được nổi rõ hơn.
Cốt truyện ñơn tuyến là dạng cốt truyện ñơn giản, có dung lượng nhỏ,

được tác giả kể lại một cách gọn gàng, chỉ tập trung thể hiện cuộc ñời, tính
cách của một nhân vật chính. Cốt truyện được gọi là đơn tuyến vì trục các sự
kiện, biến cố chỉ xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính, đóng vai trò là
nhân vật trung tâm trong tác phẩm.
Trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, nhiều tác phẩm thuộc dạng cốt truyện
ñơn tuyến như: Cười gượng, Nhơn tình ấm lạnh, Khóc thầm, Chút phận linh
ñinh,…
Cười gượng là tác phẩm thuộc dạng cốt truyện đơn tuyến. Trong tác
phẩm, cơ Hảo là nhân vật chính. Tồn bộ câu chuyện xoay quanh cuộc đời
cơ Hảo. Hảo bị thất tiết trước những lời nói ngon ngọt của Tú tài Tô Hồng
Xương. Cô mang thai nhưng Tú tài Xương ñã dửng dưng ñi cưới vợ giàu
sang ñể cho cơ một mình ơm nỗi đau khổ, nhục nhã mà ni con. ðược sự
giúp đỡ của Hương sư Thiện, cơ có được cuộc sống ấm no. Gia đình Tú tài
Xương gặp biến cố, có nguy cơ mất hết tài sản. Vì thế, vợ Tú tài Xương đã
bỏ chàng. Lúc này, Hảo ra tay giúp đỡ gia đình Hồng Xương ñể giữ lại gia
sản. Cuối cùng hai người trở lại sống hạnh phúc với nhau bên cạnh các con.
Các tình tiết, sự kiện trong tiểu thuyết từ ñầu ñến cuối tác phẩm đều có ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc đời cơ Hảo. Trục cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc đời
cơ Hảo là chính. Trong tiểu thuyết cũng có nhắc đến cuộc ñời của Diệm
16


Xuân- một cô gái cũng chịu sự lường gạt của bọn mày râu ñể rồi phải gượng
cười trước cuộc ñời ñể nuôi con. Nhưng tác giả chỉ ñể cho nhân vật này xuất
hiện thống qua nhằm để làm điểm tựa cho nhân vật chính mà thơi.
Tác phẩm Nhơn tình ấm lạnh cũng thuộc dạng cốt truyện đơn tuyến.
Nhân vật chính là Phi Phụng. Nàng là một cơ gái xinh đẹp, con nhà giàu có,
sống sung sướng. Bất ngờ gia đình xảy ra biến cố, tài sản khơng cịn, hơn
nhân cũng dang dở. Nàng phải sống nghèo khổ, vất vả. Từ ñây, nàng mới
biết ñược thế nào là tình ñời ñen bạc, lịng người ấm lạnh. ðể rồi sau đó nàng

trưởng thành hơn, biết nhìn đời bằng lăng kính thực tại, khơng cịn mơ mộng.
ðồng thời, nàng cũng nhận ra đâu là tình u đích thực của đời nàng. Dung
lượng tác phẩm tuy nhiều nhưng trục sự kiện, biến cố xảy ra chỉ xoay quanh
nhân vật Phi Phụng là chủ yếu. Tuy tác phẩm có nhắc đến cuộc đời của một
số nhân vật khác như Tú Cẩm nhưng chi tiết này khơng thể tách thành một
tuyến truyện độc lập được. Vì thế, tác phẩm này không thể xếp vào dạng cốt
truyện ña tuyến mà phải thuộc dạng cốt truyện ñơn tuyến.
Khi nhắc đến dạng cốt truyện đơn tuyến, chúng ta khơng thể khơng nhắc
đến tác phẩm Khóc thầm. ðây là một trong số nhiều tác phẩm ñược nhà văn
xây dựng cốt truyện ở dạng ñơn tuyến. Thu Hà là nhân vật chính trong tác
phẩm này. Nàng là một cơ gái xinh ñẹp, ñoan trang, hiền thục, con nhà giàu
sang; hơn nữa nàng cịn là một người trí thức. Nhưng vì bị vẻ bề ngoài và
những lời giả dối của Vĩnh Thái ñánh lừa nên nàng ñã phải ôm nỗi ân hận mà
“ khóc thầm”. Thu Hà là nhân vật trung tâm của tác phẩm này. Vì vậy, các
tình tiết, sự kiện của truyện ñều xoay quanh cuộc ñời, số phận của Thu Hà.
Bên cạnh đó, tác phẩm cịn nói về Vĩnh Thái là một tên ñịa chủ ñộc ác, xảo
trá. Nhưng đây chỉ là nhân vật phụ, có tính chất tơ đậm, khắc họa thêm số
phận của nhân vật chính.
Ngồi ra, Chút phận linh ñinh cũng là một tác phẩm ñược xây dựng bởi
cốt truyện ñơn tuyến. Trong tác phẩm, nhân vật chính là Thu Vân. Nàng là
một cơ gái xinh ñẹp, tốt bụng, chung thủy. Vì lỡ thất thân với Hiển Vinh rồi
có thai nên nàng khơng được gia đình chồng chấp nhận. ðể rồi từ đó, nàng
phải chịu cuộc sống linh ñinh trong thời gian dài. Nàng phải xa chồng, xa
con, rồi nàng còn phải chịu cuộc sống vất vả, cực khổ. Sau thời gian dài khó
17


khăn, đau khổ đó, cuối cùng nàng cũng gặp lại chồng con, được gia đình
chồng chấp nhận, có được cuộc sống ñầm ấm, hạnh phúc. Với dung lượng 15
chương nhưng trục cốt truyện chỉ xoay quanh cuộc ñời nhân vật chính là Thu

Vân. ðây cũng chính là trục cốt truyện chủ yếu trong tác phẩm.
Với dạng cốt truyện này, tình tiết, sự kiện diễn ra trong tác phẩm khá ñơn
giản. Bởi trục cốt truyện chủ yếu chỉ xoay quanh nhân vật chính. Vì vậy, khi
tiếp xúc với những tác phẩm có dạng cốt truyện này độc giả sẽ dễ dàng theo
dõi diễn biến của truyện. Hơn nữa, chủ ñề, nội dung tác phẩm cũng ñược
nhận ra dễ dàng hơn.
So với cốt truyện đơn tuyến, cốt truyện đa tuyến có phần phức tạp hơn.
ða số tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh có cốt truyện đa tuyến. Trong một tiểu
thuyết nhưng có thể nói đến nhiều cuộc đời khác nhau.
Cốt truyện đa tuyến là dạng cốt truyện có nhiều tình tiết, sự kiện, biến cố
xoay quanh nhiều trục cốt truyện khác nhau cùng tồn tại trong một tác phẩm.
Mỗi tuyến truyện có vai trị nhất định đối với sự phát triển của cốt truyện.
Nói cách khác, cốt truyện đa tuyến là sự tổng hợp của nhiều cốt truyện ñơn
tuyến.
ðối với dạng cốt truyện này, có nhiều tuyến truyện với nhiều biến cố xảy
ra trong từng tuyến . Các truyến truyện cùng tồn tại song song trong cùng
một tác phẩm, nhưng không xa rời mà giữa các tuyến truyện có mối quan hệ
mật thiết với nhau. Các tuyến truyện tồn tại ñan xen vào nhau để mỗi tuyến
truyện có thể bổ sung hoặc làm nổi bật vấn ñề của nhau. ðặc biệt với dạng
cốt truyện này, nếu tách một tuyến truyện nào đó ñể xây dựng thành một tác
phẩm riêng vẫn ñược bởi mỗi trục cốt truyện đều có đầy đủ những sự kiện,
biến cố, nhân vật chính của trục đó.
Ai làm được là tiểu thuyết tiêu biểu cho dạng cốt truyện ña tuyến. Tác
phẩm này có hai tuyến truyện là: mối tình trong sáng, thủy chung của Bạch
Tuyết và Chí ðại; và chuyện tình của Băng Tâm với Trường Khanh.
Trong tuyến truyện ñầu tiên, trục sự kiện, biến cố xoay quanh nhân vật
chính là Bạch Tuyết. Bạch Tuyết là một cơ gái xinh đẹp, nết na, hiếu thảo.
Nàng bị dì ghẻ hãm hại ñến nỗi phải bỏ nhà ñi. Nhưng cũng nhờ vậy mà
nàng tìm thấy tình u chân chính và nàng đã xây dựng gia đình với Chí ðại18



một chàng trai trọng nghĩa khinh tài, có hồi bão. Trải qua nhiều sóng gió,
cũng như phải chống trả âm mưu cướp gia tài của dì ghẻ đến cuối cùng họ
cũng có được cuộc sống hạnh phúc bên nhau.
Mối tình giữa Băng Tâm với Trường Khanh là tuyến truyện thứ hai trong
tiểu thuyết này. Băng Tâm là cô gái con nhà nghèo nhưng xinh đẹp, tốt bụng.
Vì say mê sắc ñẹp của nàng, Trường Khanh buông lời trêu ghẹo với ý định là
chơi qua đường. Băng Tâm vì khơng muốn gặp Trường Khanh nên đã lên Sài
Gịn sinh sống. Thời gian sau hai người gặp lại, nhưng lúc này Trường
Khanh ñã ñem lòng yêu Băng Tâm thật sự. Chàng mướn nhà trọ ở gần nhà
nàng ñể hằng ngày ñược gặp nhau chứ chàng khơng dám hành động như
trước.
Hai tuyến truyện gặp nhau khi Bạch Tuyết bị bệnh nặng phải ñưa về quê.
Băng Tâm và Trường Khanh cùng theo về quê Bạch Tuyết để chăm sóc cho
nàng. Cuối cùng hai người cũng cảm nhận được tình u của nhau và sống
hạnh phúc, vui vẻ. Cịn, Bạch Tuyết và Chí ðại cũng ñược ở bên cạnh nhau
suốt ñời. Bà Phủ Hai thì bị trừng trị vì tội ác của mình.
Vì nghĩa vì tình cũng là một tác phẩm thuộc dạng cốt truyện ña tuyến.
Tiểu thuyết Vì nghĩa vì tình tồn tại ba trục cốt truyện.
Trục cốt truyện ñầu tiên trong tác phẩm là mối tình giữa Trọng Quý và
Tố Nga. Nhân vật chính là Tố Nga. ðây là mối tình khơng được chính đáng.
Tố Nga là cơ gái xinh đẹp, con nhà giàu sang nhưng đời cơ lại gặp người
chồng khơng xứng đáng. Cơ lấy Phùng Xn nhưng khơng được hạnh phúc.
Vì vậy khi gặp Trọng Quý là người tốt bụng, chánh trực, cơ đã đem lịng u
chàng. Cịn Trọng Q khi biết tình cảnh của Tố Nga, chàng yêu nàng hơn
nữa. Kết quả hai người đã có con với nhau. Dù vậy, Tố Nga khơng thể bỏ
chồng nên nàng đã tiếp tục chịu ñựng cuộc sống ñau khổ bên cạnh Phùng
Xuân. Sau khi sanh con xong, vì q đau buồn với cuộc sống hiện tại, đồng
thời khơng được đến với người yêu nên nàng ñã uống thuốc ñộc ñể kết thúc
cuộc sống của mình.

Trục cốt truyện thứ hai cùng hiện hữu trong tác phẩm này là mối tình vụn
trộm giữa cơ Năm ðào và Chánh Tâm. Chánh Tâm là một chàng trai tốt
bụng, có học thức nhưng vì q nóng nảy nên đã gây nên sự hiểu lầm khơng
19


×