Tải bản đầy đủ (.pdf) (873 trang)

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chương trình phát thanh và máy thu thanh theo công nghệ số

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (30.85 MB, 873 trang )


ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC


NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH VÀ MÁY THU THANH
THEO CÔNG NGHỆ SỐ

MÃ SỐ KC.01.01/06-10

Chủ nhiệm đề tài: THS. ĐÀO DUY HỨA













7584
30/12/2009


HÀ NỘI – 2009



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài 4
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 6
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 6
5. Tính mới, tính khoa học sáng tạo của đề tài 6
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 7
7. Cấu trúc của báo cáo tổng hợp đề tài 7
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN PHÁT THANH VIỆT NAM
1.1. Tổng quan về dây chuyền phát thanh Việt Nam 7
1.1.1. Giới thiệu chung 7
1.1.2. Tổng quan về hệ thống thiết bị kỹ thuật của Đài Tiếng nói Việt Nam 8
1.2. Những vấn đề đặt ra và những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết đối với phát
thanh Việt Nam
1.2.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 9
1.2.2. Những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết 13
Chương 2. SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH THEO CÔNG NGHỆ SỐ
2.1. Tổng quan về hiện trạng và xu hướng phát triển của công nghệ sản xuất
chương trình phát thanh 21

2.2. Bài học kinh nghiệm qua tìm hiểu công nghệ sản xuất chương trình
phát thanh của một số đài trên thế giới 24
2.3. Những vấn đề đặt ra và những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết trong sản
xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số.
2.3.1. Khái niệm về công nghệ phát thanh hiện đại 28
2.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 28
2.3.3. Những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết 29
Chương 3. LƯU TRỮ ÂM THANH THEO CÔNG NGHỆ SỐ
3.1. Tổng quan về hiện trạng và xu hướng lưu trữ âm thanh theo công nghệ số.
3.1.1. Một số trung tâm lưu trữ tiêu biểu trên thế giới 33

2
3.1.2. Thông tin lưu trữ 37
3.1.3. Vật liệu lưu trữ 38
3.1.4. Chuyển đổi vật liệu lưu trữ 42
3.1.5. Các vấn đề khác 45
3.1.6. Sơ đồ quá trình lưu trữ tư liệu phát thanh theo công nghệ số tại
Đài Tiếng nói Việt Nam 45
3.2. Những vấn đề đặt ra và những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết trong
lưu trữ âm thanh theo công nghệ số.
3.2.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 50
3.2.2. Những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết 52
Chương 4. PHÁT SÓNG PHÁT THANH SỐ VÀ ĐA PHƯƠNG TIỆN
4.1. Tổng quan về phát sóng phát thanh số và đa phương tiện.
4.1.1 Phát sóng phát thanh số 55
4.1.2. Phát thanh đa phương tiện 57
4.2. Những vấn đề đặt ra và những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết đối với
phát sóng phát thanh số và đa phương tiện
4.2.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 61
4.2.2. Những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết 63

4.4. Thử nghiệm phát sóng AM, FM theo tiêu chuẩn HD-Radio tại Việt Nam.
4.3.1. Giới thiệu chung 63
4.3.2. Tổng kết về hệ thống IBOC- FM 64
Chương 5. MÁY THU THANH THEO CÔNG NGHỆ SÔ
5.1. Tổng quan về hiện trạng và xu hướng phát triển máy thu thanh theo công nghệ số
5.1.1. Máy thu analog 77
5.1.2. Máy thu thanh số 78
5.1.3 Máy thu phát thanh số 83
5.2. Những vấn đề về máy thu thanh số được nghiên cứu trongđềtài này 84
5.3. Thiết kế máy thu thanh số theo tiêu chuẩn HD-Radio.
5.3.1. Thiết kế sơ đồ chi tiết hệ thống của HD Radio 84
5.3.2. Thiết kế máy thu HD-Radio 90
KẾT LUẬN 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96



3
MỞ ĐẦU

Công nghệ phát thanh truyền hình đã chuyển mình mạnh mẽ sang công nghệ số và đa
phương tiện. Trong sản xuất chương trình và lưu trữ, hầu hết các đài phát thanh truyền hình
đã sử dụng công nghệ số với sự hỗ trợ của hệ thống máy tính. Kỹ thuật truyền dẫn số, với
những phương thức mã hóa khác nhau ngày càng phát triển trong hệ thống âm tần và cao tần
đã giúp làm tăng hiệu quả sử dụng phổ tần số, tăng dung lượng kênh, thêm những dịch vụ gia
tăng khác đi kèm. Thêm vào đó, chất lượng thu sóng hiện nay từ sóng ngắn SW-AM đến FM,
do nhiễu công nghiệp, dân cư đông đúc và nhiều nhà cao tầng bị suy giảm nhiều trong khi yêu
cầu của thính giả về chất lượng ngày càng cao và có nhiều cạnh tranh với các loại hình truyền
thông mới.
Với những ưu điểm nổi bật, người ta đã chờ đợi sự thay thế của hệ thống truyền dẫn

và phát kỹ thuật số hay theo thuật ngữ hiện tại là phát thanh số thay thế các hệ thống analog
trên nhiều lĩnh vực. Nhưng vì sự không tương thích của các hệ thống phát thanh số này với
các hệ thống phát sóng AM và FM hiện tại, do vậy cần phải có các máy thu thanh mới. Phát
thanh số hiện tại với nhiều tiêu chuẩn và xu hướng khác nhau đang là một vấn đề nghiên cứu
triển khai của tất cả các đài phát thanh trên thế giới và trong khu vực.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lĩnh vực sản xuất chương trình, quá trình số hóa đã và đang diễn ra mạnh mẽ.
Tại Đài Tiếng nói Việt Nam, số hóa sản xuất chương trình hiện nay đã chuyển sang lĩnh vực
lưu trữ và xây dựng mạng trao đổi thông tin diện rộng. Trong lĩnh vực truyền dẫn phát sóng,
việc chuyển sang kỷ nguyên số và đa phương tiện là xu hướng không thể tránh khỏi đối với
các đài phát thanh. Nhưng trước khi chuyển đổi, chúng ta phải trả lời câu hỏi chuyển như thế
nào, cách chuyển, lộ trình chuyển đổi ra sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của
Việt Nam v.v. Các vấn đề đặt ra đòi hỏi phải được nghiên cứu một cách khoa học.
Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam và nhiều đài phát thanh truyền hình địa phương đã
và đang số hoá các khâu sản xuất chương trình và truyền dẫn phát sóng của mình, bắt đầu từ
việc đầu tư trang thiết bị hiện đại, khai thác an toàn. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, chúng
ta chưa có một quy trình sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ mới- công nghệ số.
Để có th
ể ứng dụng thành công công nghệ hiện đại , việc xây dựng một quy trình sản xuất
chương trình phát thanh theo công nghệ hiện đại là hết sức cần thiết.
Chính vì yêu cầu đó, trong năm 2004- Đài Tiếng nói Việt Nam đã tiến hành thực hiện
nghiên cứu xây dựng các quy trình kỹ thuật sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ
hiện đại. Đề tài cấp Đài đã bước đầu đưa ra một quy trình công nghệ sản xuất chương trình
phát thanh theo công nghệ hiện đại nhưng đồng thời cũng mở ra rất nhiều nội dung cần thiết
phải nghiên cứu trên một phạm vi rộng hơn, toàn diện hơn và sâu hơn mà chỉ có thể thực hiện
được như một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước.
Về lưu trữ tư liệu, trong năm 2003, một đề tài nghiên cứu cấp Đài đã đượ
c thực hiện
để chọn phương tiện, vật liệu lưu trữ theo công nghệ số. Trong năm 2005 Đài Tiếng nói Việt
Nam bắt đầu triển khai Dự án Trang bị Hệ thống thiết bị kỹ thuật số hoá kho băng. Sau khi dự

án hoàn thành, Đài Tiếng nói Việt Nam sẽ là một trong số ít các Đài phát thanh trong khu vực
( hiện nay chỉ có Đài NHK- Nhật bản; KBS- Hàn Quốc; ABC- Úc) có hệ thống thiết bị lưu trữ
âm thanh theo công nghệ số. Khi đó, kho băng của Đài Tiếng nói Việt Nam với hơn 30.000h
âm thanh sẽ được chuyển đổi dần từ dạng analog sang số. Bên cạnh đó, vấn đề lưu trữ và

4
chuyển đổi các tư liệu phát thanh khác như văn bản; các chương trình phát thanh hàng ngày
hết sức cần thiết phải nghiên cứu để đưa ra giải pháp chuyển đổi và số hoá để lưu giữ những
tư liệu lịch sử và chia sẻ tài nguyên chung. Cho đến thời điểm này, chưa có một quy trình
công nghệ lưu trữ tư liệu phát thanh được đưa ra. Tại Việt Nam, chưa có công trình nghiên
cứu khoa học khác nào về vấn đề lưu trữ tư liệu phát thanh.
Về sản xuất máy thu thanh, hiện nay chỉ còn một số ít các nhà sản xuất thiết bị điện tử
ở Việt nam còn sản xuất máy thu thanh analog. Đa số các máy thu thanh hiện có trên thị
trường có xuất xứ từ Trung quốc với chất lượng không cao nhưng giá rẻ. Với trách nhiệm đối
với nhân dân Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam vẫn đang duy trì xí nghiệp sản xuất thiết bị
điện tử ( thuộc Công ty EMICo) để cung cấp các máy thu thanh chất lượng cao và giá thành
hợp lý cho thị trường Việt nam. Hiện nay, máy thu phát thanh số chưa được sản xuất tại Việt
Nam. Trong thời gian qua, khi thực hiện đề tài nhà nước trong chương trình KC.01 về nghiên
cứu và ứng dụng công nghệ phát thanh số tại Viêt Nam, Đài Tiếng nói Việt nam đã có những
thoả thuận hợp tác bước đầu với hãng Tecsun (Hồng kông) để có thể tiến tới sản xuất máy
thu thanh số tại Việt Nam. Hiện nay, chưa có quy trình công nghệ sản xuất máy thu thanh nào
được ban hành tại Việt Nam, cũng chưa có công trình nghiên cứu nào về vấn đề này.
Sau khi hoàn thành, các quy trình công nghệ chắc chắn sẽ có tác dụng không những
chỉ cho Đài Tiếng nói Việt Nam mà tất cả các đài phát thanh truyền hình của Việt Nam.
Về tiêu chuẩn phát thanh đa phương tiện
Từ năm 2003 đến năm 2005, Đài Tiếng nói Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về công
nghệ phát thanh số và khả năng ứng dụng tại Việt Nam ( đề tài cấp Nhà nước trong Chương
trình KC.01 với mã số KC.01.17 Nghiên cứu ứng dụng phát thanh số ở Việt Nam). Một trong
số những hướng nghiên cứu tiếp mà đề tài mở ra và được Hội đồng khoa học đánh giá nhất trí
đó là nghiên cứu về phát thanh đa phương tiện và khả năng triển khai ứng dụng tại Việt Nam.

Khác với phát thanh số, hiện nay trên thị trường Việt Nam đã có những thiết bị thu được các
chương trình đa phương tiện ( các điện thoại di động thế hệ sau theo công nghệ GSM của
Nokia như Nokia N90, N96, N97 ), theo công nghệ CDMA của Samsung, LG. Vì vậy việc
nghiên cứu lựa chọn tiêu chuẩn phát thanh đa phương tiện cho phát thanh Việt Nam là một
yêu cầu cấp thiết.
Chính vì các lý do nêu trên, năm 2007 – Đ
ài Tiếng nói Việt Nam đã được Bộ Khoa
học Công nghệ qua quá trình tuyển chọn và xét duyệt cho tiến hành thực hiện đề tài nghiên
cứu “ NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH SẢN XUẤT ÂM THANH VÀ MÁY THU
THANH THEO CÔNG NGHỆ SỐ ”
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
* Đối tượng nghiên cứu:
Dây chuyền phát thanh bao gồm sản xuất chương trình, lưu trữ âm thanh truyền dẫn
phát sóng, máy thu thanh trong quá trình chuyển sang công nghệ số, những vấn đề đặt ra và
h
ướng giải quyết.
* Phạm vi nghiên cứu :
- Sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số.
- Lưu trữ âm thanh theo công nghệ số.
- Phát sóng phát thanh số và đa phương tiện.

5
- Máy thu thanh theo công nghệ số.
3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
* Nghiên cứu hồi cứu : tổng quan các nghiên cứu có liên quan.
* Nghiên cứu cắt ngang :
- Lựa chọn các nội dung tiêu biểu trong dây chuyền phát thanh để tiến hành nghiên
cứu chi tiết và thiết lập giải pháp cụ thể.
- Xây dựng chương trình phần mềm tương ứng
- Thử nghiệm kết quả nghiên cứu.

* Phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia
4. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất chương trình phát thanh, lưu trữ tư liệu phát
thanh và sản xuất máy thu thanh theo công nghệ số. Xây dựng lộ trình ứng dụng phát thanh đa
phương tiện cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
Cụ thể là:
- Xây dựng quy trình sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số phù hợp với
yêu cầu và điều kiện thực tế hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Xây dựng quy trình công nghệ lưu trữ tư liệu phát thanh theo công nghệ số để lưu trữ
và chuyển đổi các kho tư liệu âm thanh hiện có tại Đài Tiếng nói Việt Nam sang dạng số
- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất máy thu thanh số. Thiết kế máy thu thanh số
theo chuẩn HD-Radio
- Nghiên cứu, đưa ra lộ trình ứng dụng phát thanh đa phương tiện ( Digital Multimedia
Broadcasting) cho Đài Tiếng nói Việt Nam
5. Tính mới trong khoa học và tính sáng tạo của đề tài:
Đây là lần đầ
u tiên có một công trình nghiên cứu khoa học tổng thể về dây chuyền
phát thanh Việt Nam trên tất cả các công đoạn sản xuất chương trình, lưu trữ, truyền dẫn phát
sóng và máy thu thanh theo công nghệ số.
Các quy trình sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số, quy trình lưu trữ
âm thanh theo công nghệ số, các hệ thống phần mềm từ trao đổi thông tin đến đào tạo trên
mạng đều là những sản phẩm lần đầu tiên được xây dựng cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
Trong khuôn khổ của đề tài đã tiến hành thử nghiệm phát sóng phát thanh số theo tiêu
chuẩn HD-Radio trên cả hai băng tần AM và FM lần đầu tiên tại Việt Nam. Việc thử nghiệm
được thực hiện với nguồn kinh phí chính được kêu gọi tài trợ ngoài ngân sách nhà nước.
Các nghiên cứu của đề tài sẽ có đóng góp cho việc phát triển công nghệ số một cách
toàn diện tại Đài Tiếng nói Việt Nam, tham khảo cho các đài phát thanh truy
ền hình địa
phương cũng như góp phần cho tiến trình chuyển đổi từ phát thanh analog sang công nghệ
phát thanh số trong khu vực.


6
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài :
Ngoài những quy trình, chiến lược và lộ trình phát triển được xây dựng để làm cơ sở
phát triển cho kỹ thuật phát thanh Việt Nam; trong quá trình thực hiện, nhiều sản phẩm của đề
tài đã được ứng dụng vào thực tiễn. Đó là:
- Quy trình sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số.
- Quy trình lưu trữ âm thanh theo công nghệ số.
- Các hệ thống chương trình phần mềm trao đổi thông tin, đào tạo trực tuyến .
- Hệ thống tiếng động mẫu.
- Mô hình các hệ phát thanh.
- Phát thanh đa phương tiện qua hệ phát thanh có hình.
- Thử nghiệm phát sóng phát thanh số theo chuẩn HD Radio trên hai băng tần AM và
FM tại Hà nội từ tháng 6.2007 đến nay.
7. Cấu trúc của báo cáo tổng hợp đề tài :
Báo cáo tổng hợp của đề tài gồm 5 chương ( không kể Mở đầu và Kết luận ) trình bày
trong 95 trang và 8 sản phẩm kết quả nghiên cứu của đề tài .
Chương I : Tổng quan về dây chuyền phát thanh Việt Nam .
Chương II : Sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số.
Chương III : Lưu trữ âm thanh theo công nghệ số.
Chương IV : Phát sóng phát thanh số.
Chương V : Máy thu thanh theo công nghệ số.
Sản phẩm kết quả nghiên cứu của đề tài.
1. Thiết kế mẫu máy thu thanh số rẻ tiền theo tiêu chuẩn HD-Radio.
2. Băng lưu trữ chuyển đổi từ công nghệ analog sang công nghệ số.
3. Băng lưu trữ tư liệu đã xuống cấp được khôi phục lại theo công nghệ số.
4. Tiếng động mẫu cho các chương trình phát thanh.
5. Quy trình công nghệ sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số.
6. Lộ trình ứng dụng phát thanh đa phương tiện cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
7. Quy trình công nghệ lưu trữ tư liệu phát thanh theo công nghệ số.

8. Mười chương trình phần mềm.

7
CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN PHÁT THANH VIỆT NAM

1.1 TỔNG QUAN VỀ DÂY CHUYỀN PHÁT THANH VIỆT NAM
1.1.1. Giới thiệu chung.
Hiện nay, Đài TNVN đang sử dụng cả 3 phương thức phát sóng phát thanh truyền
thống, phổ biến trên thế giới là phát thanh sóng trung AM, phát thanh sóng ngắn AM và phát
thanh sóng cực ngắn FM là các phương thức phát sóng chính. Ngoài ra, Đài TNVN còn phát
các chương trình phát thanh của mình trên mạng Internet (VOVNews). Bên cạnh đó, Đài
TNVN cũng đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam phát các chương trình phát thanh
Quốc gia trên hệ thống truyền hình số vệ tinh (DTH). Kênh phát thanh có hình VOVTV bắt
đầu phát từ 07.09.2007 góp phần mở rộng phạm vi phục vụ của Đài Tiếng nói Việt Nam trong
kỷ nguyên đa phương tiện.
Với những cố gắng vượt bậc trong những năm qua, đến nay sóng TNVN đã đến được
với hơn 99% dân số cả nước.
Cùng với việc mở rộng vùng phủ sóng của TNVN trên nhiều phương thức phát sóng,
số lượng các chương trình phát thanh của TNVN cũng thay đổi không ngừng, tăng cả về số
lượng, thời lượng phát sóng, phong phú về thể loại và hấp dẫn về nội dung.
Về phát thanh đối nội: từ chỗ chỉ có 1 hệ chương trình phát thanh đối nội, Đài TNVN
đã phát triển lên thành 04 hệ chương trình để phục vụ nhu cầu của các đối tượng thính giả
khác nhau, đó là :
- VOV1 - Chương trình thời sự, chính trị tổng hợp.
- VOV2 - Chương trình văn hoá và đời sống-khoa giáo.
- VOV3 - Chương trình âm nhạcthông tin và giải trí.
- VOV4 - Chương trình phát thanh các thứ tiếng dân tộc.
Về phát thanh đối ngoại: từ lúc chỉ có 1 chương trình đối ngoại chung, nay đã phát

triển thành các chương trình :
- VOV5 - Chương trình phát thanh đối ngoại dành cho người nước ngoài sống tại Việt
Nam, chủ yếu được phát bằng sóng cực ngắn (FM) ở các thành phố lớn, nơi có đông người
nước ngoài sinh sống, làm việc và du lịch.
- VOV6 : Chương trình phát thanh đối ngoại dành cho người Việt Nam sống xa tổ
quốc cũng như người nước ngoài. Với những khu vực gần, chương trình VOV6-1 và VOV6-2
được phát bằng sóng ngắn (SW) và sóng trung (MW) công suất lớn phát từ trong nước. Đối
với các khu vực xa như Tây Âu, Bắc Âu, Nam Âu, Bắc Mỹ và vùng Caribê, Đài TNVN thuê
các hãng phát thanh lớn phát lại chương trình VOV6-3.
- Hiện nay Đài TNVN đã sắp xếp lại Hệ phát thanh đối ngoại là VOV5 cho cả trong
nước và quốc tế.

8
Tổng công suất phát sóng của các đài phát sóng phát thanh do Đài TNVN trực tiếp
quản lý là 7055kW trong đó sóng trung là 5400kW, sóng ngắn là 1450kW, sóng FM là
205kW (tính đến 6 tháng cuối năm 2009).
Về sản lượng phát sóng, hiện nay hàng ngày Đài TNVN đang thực hiện phát sóng với
sản lượng 1066 giờ 35 phút trên 76 làn sóng (29 sóng phát thanh AM-FM đối nội, 27 sóng
phát thanh FM khu vực, 4 sóng phát thanh AM khu vực, 16 sóng phát thanh đối ngoại).
Từ ngày 7/9/2008, Đài TNVN có thêm kênh phát thanh có hình VOVTV truyền qua
vệ tinh và phat sóng mặt đất trên kênh 38. Và từ 19/5/2009, có thêm kênh VOV giao thông
phát trên tấn số 91MHz do Trung tâm quảng cáo và dịch vụ phát thanh VOVas thực hiện.
1.1.2. Tổng quan về hệ thống thiết bị kỹ thuật tại Đài Tiếng nói Việt Nam.
Để có thể đạt được những thành quả như trên, Đài TNVN đã trang bị khá đầy đủ các
thiết bị kỹ thuật, điển hình như:
- Hệ thống phòng thu được đầu tư mới và nâng cấp các phòng thu cũ với việc ứng
dụng công nghệ số và công nghệ tin học hiện đại ngang tầm các nước trong khu vực và trên
thế giới.
- Hệ thống mạng máy tính và phần mềm sản xuất chương trình phát thanh được trang
bị ở Đài TNVN là hệ thống thiết bị đồng bộ và hiện đại.

- Hệ thống tổng khống chế mới được trang bị ở Đài TNVN là hệ thống tổng khống chế
số hiện đại, đồng bộ.
- Hệ thống thiết bị truyền dẫn tín hiệu kỹ thuật số qua vệ tinh là hệ thống truyền dẫn
tín hiệu chính cung cấp tín hiệu gốc ổn định với chất lương cao tới tất cả các đài phát sóng
phát thanh trung ương, địa phương cũng như các đài phát sóng ở nước ngoài
- Hệ thống các đài phát sóng phát thanh do Đài TNVN trực tiếp quản lý gồm 12 đài
được bố trí trên phạm vi cả nước với những máy phát mới có công suất lớn; công nghệ tiên
tiến. Đồng thời, Đài TNVN còn lắp đặt hàng chục đài phát sóng FM tại các khu vực tập trung
đông dân cư, các đỉnh núi cao để cung cấp cho thính giả nghe đài TNVN các chương trình
phát thanh với chất lượng cao nhất, đảm bảo phủ sóng ổn định tới 99% dân số cả nước.
- Đài TNVN mở rộng cung cấp dịch vụ phát thanh qua vệ tinh DTH, phát thanh qua
mạng Internet (VOVNews) và kênh phát thanh có hình nhằm cung cấp cho khán, thính giả
trong và ngoài n
ước những phương thức tiếp cận mới tới các chương trình của TNVN.
- Đài TNVN còn trang bị các hệ thống thiết bị phụ trợ như hệ thống điện lạnh, hệ
thống thiết bị đo lường, hệ thống mạng máy tính nhằm đảm bảo sự hoạt động ổn định của
toàn bộ dây chuyền phát thanh.

9
Đài phát
sóng

Tổng khống
chế
Truyền
dẫn tín
hiệu
Máy
chủ mã


Máy chủ
VOV-
online
Tường
thuật
trực
ti
ếp

Truyền
dẫn DTH
Mạng
Internet
Truyền âm
Phò
ng
th
Biên tập
(Pha âm)
Hệ thống
phòng thu
Phóng
viên thu
th h
Kho băng
tư liệu
Thu thanh
lưu động
Tư liệu
trao đổi

Môi trường
truyền dẫn
MW,SW, FM,
HD-Radio,
DRM,
Mobile

Hình 1.1. Dây chuyền phát thanh Việt Nam

I 2. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC NGHIÊN CỨU, GIẢI
QUYẾT ĐỐI VỚI PHÁT THANH VIỆT NAM.
1.2.1. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết.
1.2.1.1. Về xây dựng chiến lược phát triển, lộ trình chuyển đổi, quản lý.
Chuyển sang công nghệ số và đa phương tiện là một xu hướng tất yếu. Nhưng chuyển
đổi như thế nào, hướng phát triển tiếp theo và cách quản lý ra sao v.v là bài toán nan giải cho
mỗi đài phát thanh truyền hình.
Ngày 16/02/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 22/2009/QĐTTg phê
duyệ
t quy hoạch truyền dẫn , phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, trong đó đề
cập nhiều nội dung về lộ trình số hoá mạng truyền dẫn phát sóng phát thanh- truyền hình số,
phương hướng phát triển và 6 giải pháp cho công tác quản lý.
Khác với trước đây, hiện nay thông tin về công nghệ kỹ thuật cũng như sự tiếp cận với
các hãng cung cấp rất nhiều và rộng mở. Bên cạnh đó, vì đã có kinh nghiệm của nhiều đài đi
trước, việc chọn lựa công nghệ nào, kỹ thuật gì cũng dễ dàng hơn trước. Tuy nhiên, việc chọn
lựa công nghệ và hệ thống thiết bị gì cho phù hợp với yêu cầu khai thác hiện tại và thời gian
ứng dụng công nghệ đó kéo dài được càng lâu càng tốt là một yêu cầu bức thiết và cần giải
quyết.
Đặc biệt, trong khi chuyển đổi từ analog sang số, vấn đề
đặt ra là làm sao chuyển đổi
có hiệu quả nhất về kinh tế và chất lượng phục vụ, phải quan tâm đến kho lưu trữ tư liệu và

vấn đề tương thích với các đài khác trong nước và quốc tế.

10
Bên cạnh đó, bài toán về quản lý cũng như phối hợp giữa các đơn vị phát thanh truyền
hình và viễn thông hướng tới một nền công nghệ đa phương tiện lại càng đòi hỏi một tầm
nhìn mang tính chiến lược cũng như cách giải quyết triệt để hơn so với công nghệ analog.
Với sự phát triển nhanh chóng, nhưng vẫn mang tính chất trăm hoa đua nở trong việc
số hoá và hiện đại hệ thống thiết bị phát thanh truyền hình, các cơ quan quản lý nhà nước của
Việt Nam như Bộ Thông tin Truyền thông đã phải thành lập những cơ quan cấp cục để đẩy
mạnh công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực phát thanh truyền hình và Internet cũng như
hỗ trợ cho các đài phát thanh truyền hình trong quá trình chuyển đổi. Vì mới thành lập, các
đơn vị này cũng chưa đóng góp được nhiều, nhưng hy vọng sẽ có những bước thúc đẩy mới
trong việc xây dựng chiến lược phát triển chung cho ngành phát thanh - truyền hình - viễn
thông cũng như lộ trình chuyển đổi.
1.2.1.2. Về tiêu chuẩn.
Như đã phân tích ở trên, với quá nhiều các tiêu chuẩn hiện tại trong lĩnh vực phát
thanh - truyền hình số và đa phương tiện, vấn đề lựa chọn tiêu chuẩn nào là một bài toán chưa
có lời giải.
Hiện nay, phát thanh truyền hình Việt Nam chưa có lộ trình quốc gia về chuyển đổi
sang công nghệ số. Việc lựa chọn tiêu chuẩn nào cũng chưa được tiến hành ở cấp quốc gia –
chưa có một uỷ ban quốc gia về chuyển đổi sang công nghệ số cho phát thanh truyền hình
viễn thông. Tuy có một số công trình nghiên cứu khoa học về phát thanh và truyền hình số
cấp nhà nước, nhưng kết quả của các công trình nghiên cứu này vẫn chưa được đệ trình lên
các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và ban hành ở cấp quốc gia.
Trong lưu trữ và sản xuất chương trình, những vấn đề về tiêu chuẩn hoá lại càng quan
trọng để có thể thực hiện việc trao đổi chương trình giữa các đài và trong cùng một đài.
1.2.1.3. Về xây dựng chương trình, dịch vụ mới.
Với sự phát triển mạnh của công nghệ và kỹ thuật phát thanh truyền hình trong giai
đoạn vừa qua, có thể nói công nghệ và kỹ thuật phát thanh truyền hình đã vượt quá xa so với
nội dung cũng như phương thức sản xuất chương trình. Chính vì vậy mà trong nhiều trường

hợp, công nghệ và kỹ thuật mới chưa được khai thác hết khả năng hay thậm chí chỉ được sử
dụng với những chức năng thay thế cho công nghệ analog. Ví dụ như máy tính âm thanh đôi
khi chỉ được sử dụng thay thế máy ghi âm băng từ
chứ chưa phát huy được vai trò trong việc
chia sẻ tài nguyên mạng. Hoặc Internet - chỉ được coi như một phương thức bổ trợ thêm cho
phát thanh truyền hình truyền thống với những tin, bài, nội dung chọn lọc từ chương trình
phát trên sóng, chưa mở rộng thị trường mới cho người sử dụng máy tính như máy thu nghe,
thiết bị di động với những dịch vụ mới. Hoặc ta có thể thấy hiện nay, thị trường máy thu rất
nhiều thiết bị số với chất lượng cao ( từ máy di động thu phát thanh truyền hình đa phương
tiện đến tivi màn hình mỏng cho HD), nhưng chương trình không đáp ứng được yêu cầu chất
lượng.
Chính vì vậy, sự phát triển của công nghệ đặt ra yêu cầu phải đổi mới và phát triển các
chương trình, dịch vụ mới phù hợp. Sự đổi mới, sáng tạo chính là chìa khoá để phát triển lĩnh
vực phát thanh - truyền hình hiện tại. Cần đổi mới từ phương thức thực hiện chương trình đến
các dịch vụ mới cho các đối tượng khác nhau.



11
1.2.1.4. Về phối hợp giữa các nhà phát thanh, truyền hình, viễn thông và xây dựng
hành lang pháp lý.
Nếu từ trước đến nay, vấn đề phối hợp giữa các nhà phát thanh truyền hình và viễn
thông luôn được coi là một bài toán chưa có lời giải hợp lý , thì hiện nay sự phát triển của
công nghệ cung cấp thêm những cách giải mới. Lấy ví dụ như về truyền dẫn phát sóng, với
khả năng truyền nhiều kênh chương trình và dịch khác nhau trên cùng một tần số, khả năng
lập mạng một tần số, vấn đề được quan tâm về một nơi có vài cột của phát thanh truyền hình
viễn thông có thể được giải quyết triệt để : với mô hình mới, các đài phát thanh truyền hình
chủ yếu chỉ thực hiện sản xuất nội dung chương trình, còn phần truyền dẫn phát sóng có thể
chuyển sang cho nhà hoạt động điều hành mạng (mutiplexing operator) để tập hợp đưa
chương trình đến các vị trí khác nhau. Và vấn đề phối hợp giữa chương trình địa phương và

trung ương cũng nhờ thế mà có thể được giải quyết tích cực hơn.
Với xu hướng tất yếu là hội nhập giữa các phương tiện phát thanh, truyền hình và viễn
thông, việc phân công hoá tối đa các nhiệm vụ để tạo nên một chuỗi cung cấp dịch vụ chất
lượng cao sẽ dễ được thực hiện hơn và vì vậy tránh được tình trạng trùng lắp, lãng phí khi đầu
tư công nghệ mới. Chính xu thế đa phương tiện sẽ cung cấp nhiều khả năng mới để giải quyết
bài toán về phối hợp giữa các đơn vị và các ngành.
1.2.1.5. Về sự lạc hậu, lỗi thời nhanh chóng của các định dạng, thiết bị và vật liệu
- Các định dạng analog
Các định dạng analog đang dần dần biến mất, nói cả về hệ thống cho cả phần cứng-
các thiết bị phát lại và vật liệu lưu trữ. Cho đến nay, hầu như còn rất ít các nhà sản xuất đưa ra
thị trường các thiết bị, vật liệu analog và hầu như không còn hỗ trợ kỹ thuật cho các định dạng
này
- Các định dạng số
Trừ CD âm thanh, DVD âm thanh và Minidisc, tất cả các định dạng âm thanh số đều
trở nên lạc hậu sau một giai đoạn ngắn xuất hiện trên thị trường. Có thể nhiều vật liệu còn
trong tình trạng tốt nhưng các thiết bị phát lại đã không còn được sản xuất. Đánh giá chung là
chưa có hệ thống ghi âm số nào phát triển riêng cho âm thanh khẳng định được tính ổn định
và bền vững ngay trên thị trường, chứ chưa tính đến trong lĩnh vực lưu trữ. Trong những năm
gần đây, có một sự chuyển đổi rõ rệt từ các định dạng âm thanh cụ thể như R-DAT và CD-R
(âm thanh) sang định dạng lưu trữ nội dung như dữ liệu. Ví dụ như các dạng file trong môi
trường máy tính. Về nguyên tắc, các định dạng file, hệ điều hành và vật liệu lưu trữ máy tính
cũng bị ảnh hưởng của việc loại bỏ ra khỏi thị trường, nhưng đây được coi như một môi
trường chuyên nghiệp và vì vậy dễ xử lý các vấn đề hơn so với các dạng âm thanh số do môi
trường dân dụng dẫn dắt. R-DAT và CD-R là các hệ thống ghi âm số đầu tiên được thị trường
âm thanh chấp nhận rộng rãi và được dùng như những định dạng số cho mục đích lưu trữ.
Tuy nhiên, chưa có hệ thống nào trong số đó đã chứng minh được tính ổn định về thời gian
lưu trữ. R-DAT như một định dạng đang có nguy cơ biến mất do không còn các thiết bị phần
cứng và vật tư dự phòng. CD-R tuy đang được sử dụng rộng rãi hiện nay nhưng còn nhiều
vấn đề đặt ra cho âm thanh lưu trữ trên CD-R và DVD. Ủy ban kỹ thuật của Hiệp hội lưu trữ
âm thanh và tư liệu nghe nhìn- IASA (International Accosiation of Sound and Audiovisual

Archives) đã đưa ra khuyến cáo dùng định dạng file trong môi trường lưu trữ máy tính .



12
- Các định dạng số và độ phân giải
Các thuật toán mã hóa và các định dạng số cũng như độ phân giải số luôn là đối
tượng nghiên cứu và phát triển. Trong lưu trữ phải nhấn mạnh rằng các thuật toán và định
dạng phải đáp ứng tính mở và không bị hạn chế bởi một số lượng hạn hẹp các nhà sản xuất.
Các định dạng dữ liệu (file) phải hơn hẳn dòng âm thanh số (R-DAT hay CD- âm thanh ) về
tính an toàn của dữ liệu và khả năng kiểm soát chúng.
Các định dạng số có độ phân giải hạn chế do tần số lấy mẫu và số bít lượng tử xác
định và hạn chế. Trong khi đối với các tín hiệu gốc là tín hiệu số, độ phân giải phải đáp ứng
yêu cầu định dạng lưu trữ số, khả năng lựa chọn cho các tín hiệu analog gốc luôn phải trung
hòa.
Trong thời gian gần đây, âm thanh dưới định dạng file đã trở nên phổ biến và định
dạng .wav hay BWF đang trở thành định dạng chuẩn. Định dạng này cũng được Ủy ban Kỹ
thuật của Hiệp hội lưu trữ âm thanh và tư liệu nghe nhìn- IASA (International Accosiation of
Sound and Audiovisual Archives) chính thức khuyến cáo dùng. Hiện tại tiêu chuẩn là dùng
bộ chuyển đổi A/D với tần số lấy mẫu 192kHz và tốc độ 24bit. Đối với các tín hiệu analog
gốc, IASA khuyến nghị dùng độ phân giải tối thiểu là 48kHz@24bit và chuyển đổi nguyên
gốc tín hiệu chưa xử lý. Các tín hiệu lời do tính chất chuyển đổi tức thời của các phụ âm, cũng
cần phải được coi như những bản ghi âm nhạc.
- Giảm thông tin.
Như là nguyên tắc chung, khi chọn một dịnh dạng số để chuyển đổi tín hiệu analog
hay ghi âm số tuyến tính, người ta thường không dùng định dạng có sử dụng giảm thông tin
hay thường được gọi là mã hóa thông tin nhận thức. Lý do chính là chuyển sang định dạng
này, có thể làm mất đi không thể phục hồi lại những dữ liệu thông tin cơ bản. Tuy là âm
thanh thu được nghe gần giống như âm thanh gốc nhưng việc sử dụng tín hiệu bị giảm thông
tin theo dạng này trong tương lai bị hạn chế. Tuy nhiên, nếu nội dung đưa đến kho lưu trữ đã

được ghi dưới dạng giảm thông tin hay định dạng phi tuyến, những nội dung như vậy vẫn
phải được gìn giữ nghiêm túc.
Các thuật toán mã hóa làm giảm thông tin, được sử dụng rộng rãi như một công cụ
mạnh hiện nay. Việc sử dụng của chúng lại đi ngược lại với nguyên tắc của lưu trữ là gìn giữ
lại càng nhiều thông tin cơ bản ban đầu càng tốt. Thu
ật toán giảm thông tin sẽ không cho
phép khôi phục lại tín hiệu thành hiện trạng âm thanh ban đầu, hạn chế việc sử dụng bản ghi
trong tương lai do việc xuất hiện các méo ảo khi sử dụng các bộ mã hoá hoặc giải mã nhiều
lần .
Trong trường hợp các bản ghi gốc được sử dụng dưới định dạng giảm thông tin, vấn
đề chính đặt ra là sự biến mất của các thiết bị phát lại khi định dạng gốc có tính chất đặc
chủng. Ví dụ như trong trường hợp Minidisc hay là bất kỳ một hệ thống tương tự nào trong
tương lai.
1.2.1.6. Về nguồn nhân lực và khả năng tài chính.
Chuyển đổi sang công nghệ số đòi hỏi nhiều chi phí, trong đó chi phí đầu tư ban đầu
cho hệ thống thiết bị là một con số rất lớn. Chính vì vậy mà vấn đề cân nhắc giữa chi phí bỏ
ra và kh
ả năng thu hồi vốn luôn là một câu hỏi được lãnh đạo các đài phát thanh truyền hình
đặt ra đầu tiên. Nhưng cho đến nay, đa số các nhà quản lý đều nhận ra rằng, chuyển đổi sang
công nghệ số là một cơ hội lớn chứ không phải là một thách thức.

13
Với việc chuyển đổi sang công nghệ số, chúng ta phải chấp nhận sự lạc hậu tương đối
nhanh chóng của các định dạng, phần cứng và phần mềm. Vì vậy, thời gian khấu hao thiết bị
sẽ ngắn hơn, đòi hỏi ngoài sự lựa chọn chu đáo về công nghệ kỹ thuật, còn là sự tính toán chi
tiết, thực tế về tài chính. Bên cạnh đó, nguyên tắc cơ bản trong lựa chọn thiết bị công nghệ là
phải tính đến quá trình đào tạo người sử dụng - phải làm sao việc nâng cấp thay đổi tránh làm
cho người sử dụng cảm thấy khó hơn và liên tục phải đào tạo lại.
Chuyển sang công nghệ mới, quyết định sự thành bại là người sử dụng. Chính vì vậy,
phải có một kế hoạch chi tiết đào tạo cho người sử dụng, tốt nhất là theo kiểu cuốn chiếu, đào

tạo cơ bản rồi đào tạo nâng cao và hỗ trợ liên tục trong quá trình sử dụng. Quan trọng là xây
dựng nội dung đào tạo cho các đối tượng đào tạo khác nhau, xây dựng đội ngũ người sử dụng
hạt nhân và cán bộ kỹ thuật cứng để hỗ trợ.
Theo hình 1.1, ta thấy dây chuyền phát thanh hiện nay được chia thành 3 công đoạn
chính như sau :
- Sản xuất chương trình phát thanh.
- Truyền dẫn phát sóng.
- Thu nghe.
Hiện nay, các chương trình của Đài TNVN được truyền tải trên các phương tiện phát
thanh quảng bá, phát thanh qua Internet-VOVNEWS, phát thanh có hình VOVTV và báo
Tiếng nói Việt Nam. Các phương thức truyền tải này, thường được gọi là: Báo nói, Báo
mạng, Báo hình và Báo in.
Đề tài này tập trung nghiên cứu, giải quyết những nội dung cơ bản, xuyên suốt cả 3
công đoạn này.
1.2.2. Những vấn đề được nghiên cứu, giải quyết.
1.2.2.1 Trong sản xuất chương trình phát thanh.
Như đã trình bày ở phần trên, sản phẩm của đề tài là quy trình sản xuất chương trình
phát thanh theo công nghệ số phù hợp với yêu cầu và thực tế hoạt động của phát thanh Việt
Nam, phát triển công nghệ lưu trữ tư liệu phát thanh ( âm thanh và văn bản), quy trình công
nghệ sản xuất máy thu thanh số và lộ trình chuyển sang phát thanh đa phương tiện cho Đài
Tiếng nói Việt Nam. Đây là những vấn đề
liên quan mật thiết đến điều kiện kinh tế, trình độ
công nghệ và nguồn nhân lực của mỗi nước, do vậy không thể có một tiêu chí chung cho tất
cả các nước. Những quy trình này thường ít được văn bản hoá và nếu có cũng được coi như
là tàì liêu mật quốc gia. Điều này được khẳng định bởi cho đến nay, chưa có một quy trình
sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số, công nghệ lưu trữ t
ư liệu phát thanh, quy
trình công nghệ sản xuất máy thu số nào được bất kỳ tổ chức phát thanh truyền hình ( ITU,
EBU, ABU…) hay cơ quan tiêu chuẩn ( IEC, ISO…) văn bản hoá và ban hành. Bên cạnh đó,
sự hội nhập quốc tế là xu thế khách quan, lôi cuốn tất cả các nước, bao trùm nhiều lĩnh vực,

vừa thúc đẩy sự hợp tác vừa tăng sự cạnh tranh giữa các nước với nhau, do vậy phát thanh
Việt Nam cũng như các lĩnh vực khác ph
ải tự tìm cho mình hướng đi phù hợp với điều kiện
của nước nhà, để tạo được cơ hội phát triển, giao lưu, hội nhập quốc tế, và đây chính là giá
trị kinh tế-kỹ thuật chính mà đề tài mang lại.
Việc nghiên cứu, đề xuất các quy trình nêu trên thực chất là bước đi tắt, đón đầu trong
việc ứng dụng những công nghệ tiến tiến nhất củ
a lĩnh vực điện tử -viễn thông và tin học vào

14
lĩnh vực phát thanh Việt Nam. Và điều này đồng nghĩa với việc tiết kiệm kinh phí đầu tư, rút
ngắn khoảng cách về ứng dụng công nghệ giữa Việt Nam với các nước tiên tiến trên thế giới.
Không những vậy, việc xây dựng quy trình có liên quan mật thiết đến việc chọn lựa
các tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn hoá là vấn đề hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế
vì ngay cả đối với hàng hoá tiêu dùng đơn giản, nếu không theo tiêu chuẩn thì không thể lưu
thông được. Đặc biệt trong lĩnh vực kỹ thuật số thì tiêu chuẩn hoá có ý nghĩa sống còn, nó
đảm bảo cho sự phát triển của công nghệ và thị trường tiêu thụ.
Việc chọn hệ phần mềm biên tập của các đài phát thanh ở nước ta thời gian qua cũng
là một minh chứng cho sự cần thiết và hiệu quả khi nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất
chương trình phát thanh theo công nghệ số. Do chưa có sự nghiên cứu, định hướng kỹ, nên
mỗi đài phát thanh tự chọn cho mình một phần mềm biên tập riêng. Ngay tại một số đài, các
chương trình khác nhau cũng phải sử dụng hệ thống thiết bị khác nhau để phát sóng gây khó
khăn cho công tác khai thác và rất lãng phí. Việc sản xuất chương trình phát thanh theo mô
hình công nghệ kỹ thuật số với việc ứng dụng của mạng máy tính âm thanh và sử dụng hệ
phần mềm Dalét và Netia ở đài Tiếng nói Việt Nam là phù hợp.
Quy trình sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số của đề tài được đề xuất
trên cơ sở ứng dụng mạng máy tính âm thanh với các phần mềm biên tập chuyên dụng và
mạng trao đổi thông tin diện rộng Đài Tiếng nói Việt Nam. Mạng này được xây dựng trên nền
công nghệ mạng riêng ảo VPN ( Virtual Private Network) ứng dụng công nghệ thế hệ sau
NGN ( Next Generation Network ). Đây là công nghệ mới đang được nhiều nước trong đó có

Việt Nam quan tâm. Công nghệ thế hệ sau NGN là bước phát triển mới trong lĩnh vực truyền
thông trên thế giới và được hỗ trợ bởi 3 mạng thông tin, đó là : mạng viễn thông công cộng,
mạng không dây và mạng Internet. Việc hội tụ cả 3 mạng trên vào một kết cấu thống nhất để
hình thành một mạng chung, tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến hiện nay và cho phép truy
xuất toàn cầu là một bước tiến mới của công nghệ thông tin.
Việc sử dụng công nghệ này sẽ đảm bảo cho các cán bộ, phóng viên, biên tập viên và
cộng tác viên có thể khai thác thông tin và gửi tin bài về Đài qua hệ thống Internet công cộng
tại bất cứ đâu trên thế giới
Hệ thống tường lửa sẽ đảm bảo an ninh, an toàn cho các hoạt động của hệ thống.
T
ường lửa được sử dụng để xác nhận người sử dụng nhằm đảm bảo quyền truy cập mạng của
người dùng như đã khai báo.
Đối với công đoạn sản xuất chương trình phát thanh, đề tài tiến hành nghiên cứu về
mặt lý thuyết và tiến hành thực nghiệm những vấn đề sau :
- Phân tích, đánh giá một số chuẩn số hoá âm thanh, văn bản được sử dụng trên thế
giới hiện nay tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Anh, Thụy Điển, Trung Quốc
- Phân tích, đánh giá một số chuẩn số hoá hình ảnh được sử dụng trên thế giới hiện
nay tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ, Anh, Thụy Điển, Trung Quốc
- Bài học kinh nghiệm rút ra qua tìm hiểu và phân tích công nghệ sản xuất chương
trình phát thanh tại một số nước tiên tiến trên thế gi
ới như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Mỹ,
Anh, Thụy Điển, Trung Quốc
- Xu hướng sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ hiện đại của một số đài
tiên tiến trên thế giới như DW ( Đức ), KBS, MBC ( Hàn Quốc ), NHK ( Nhật Bản ), Thụy
Điển , BBC ( Anh) , ABC ( Úc)

15
- Yêu cầu của hiện tại và tương lai đối với phát thanh Việt Nam.
- Xây dựng chiến lược và định hướng phát triển cho sản xuất chương trình phát thanh
Việt Nam theo công nghệ số.

- Xây dựng hệ thống thuật ngữ, định nghĩa trong lĩnh vực phát thanh Việt Nam .
- Khảo sát và phân tích thực trạng sản xuất chương trình phát thanh hiện tại ở Đài
Tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh địa phương ( về công nghệ kỹ thuật, nội dung, quản
lý ).
- Nghiên cứu về mã hoá âm thanh để chuyển đổi các định dạng âm thanh về hệ thống
sản xuất chương trình tại 39- 45 Bà Triệu.
- Nghiên cứu khả năng và giải pháp phát triển các ứng dụng trao đổi thông tin và các
ứng dụng khác trên trang web nội bộ của Đài Tiếng nói Việt Nam
- Nghiên cứu phương án phát triển dịch vụ cung cấp tin bài, chương trình phát thanh
theo yêu cầu.
- Nghiên cứu, phát triển hệ thống chuyển đổi các dạng file âm thanh sang dạng file
theo chuẩn số hoá hệ thống sản xuất chương trình tại 39-45 Bà Triệu.
- Phương án và giải pháp chuẩn hoá thiết bị ghi âm lưu động cho phóng viên biên tập,
xe thu thanh lưu động, thiết bị ghi âm lưu động.
- Nghiên cứu xây dựng phương án mạng trao đổi thông tin Đài TNVN với các đài phát
thanh địa phương.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng, phục vụ cho việc kiểm
thính các chương trình phát thanh của Đài TNVN.
- Nghiên cứu giải pháp kiểm tra chất lượng các sóng phát thanh từ xa .
- Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ phát thanh Thời sự Chính trị tổng hợp VOV1 theo
công nghệ số.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ phát thanh Văn hoá xã hội VOV2 và Thông tin -
Giải trí VOV3 theo công nghệ số .
- Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ phát thanh dân tộc VOV4 theo công nghệ số.
- Nghiên cứu xây dựng mô hình hệ phát thanh cho người nước ngoài ở Việt Nam
VOV5 và hệ phát thanh đối ngoại VOV6 theo công nghệ số.
- Nghiên c
ứu giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát
thanh theo công nghệ hiện đại.
- Nghiên cứu xây dựng chuẩn số hoá cho phát thanh Việt Nam để làm cơ sở xây dựng

các phần mềm cốt lõi phục vụ cho quá trình ứng dụng công nghệ số trong sản xuất chương
trình, trong lưu trữ tư liệu, sản xuất máy thu số, ứng dụng phát thanh đa phương tiện trong
tương lai cũng như trao đổi chương trình với các đài phát thanh, các tổ chức quốc tế
- Nghiên cứu khả năng tích hợp giữa phần mềm biên tập Dalet và Netia.
- Xây dựng hệ thống phần mềm trao đổi thông tin trên mạng trao đổi thông tin Đài
Tiếng nói Việt Nam.

16
- Nghiên cứu xây dựng phần mềm biên tập tin, bài cho các Ban biên tập và cơ quan
thường trú của Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm quản lý tin bài nhận và xuất đi của
Trung tâm tin .
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm nhắn tin tự động khi có tin bài gửi về
trung tâm tin và hệ thống máy tính cá nhân, nhắc việc ngày, tuần, tháng.
- Triển khai thử nghiệm kiểm tra từ xa các thông số kỹ thuật hệ thống máy phát sóng
- Nghiên cứu triển khai mạng trao đổi thông tin Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Xây dựng quy trình sản xuất chương trình, truyền âm, khống chế sử dụng phần mềm
Dalet cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Xây dựng quy trình sản xuất chương trình, truyền âm, khống chế sử dụng phần mềm
Netia cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
- Xây dựng sơ đồ quá trình sản xuất chương trình phát thanh theo công nghệ số .
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm đào tạo trên mạng thông tin Đài
TNVN
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm quản lý thời lượng phát sóng, các sự
cố, cách khắc phục
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm đánh giá, quản lý điều tra thính giả
qua mạng .
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm quản lý trang thiết bị kỹ thuật Đài
TNVN.
- Nghiên cứu xây dựng chương trình phần mềm quản lý kế hoạch, nội dung tuyên

truyền các hệ phát thanh Đài TNVN.
- Nghiên cứu xây dựng và phát triển chương trình phần mềm trao đổi thông tin với các
đài phát thanh truyền hình địa phương .
- Xây dựng quy trình tổng thể công nghệ sản xuất chương trình phát thanh theo công
nghệ số.
- Nghiên cứu thử nghiệm quy trình công nghệ sản xuất chương trình phát thanh theo
công nghệ số với các module thành phần.
1.2.2.2. Trong lưu trữ âm thanh.
Tin, bài, âm thanh, tiếng động là tư liệu đầu vào cho quá trình sản xuất chươ
ng trình
phát thanh. Qua hơn 60 hoạt động, Đài Tiếng nói Việt Nam có trên 30.000 giờ tư liệu quý cần
được lưu giữ lâu dài. Do vậy việc xác định chính sách lưu trữ, phương tiện lưu trữ, lộ trình,
qui trình chuyển đổi các dữ liệu dưới dạng số là vấn đề rất lớn, một mắt xích quan trọng
trong quá trình phát triển của Đài TNVN. Đặc biệt trong kỷ nguyên đa phương tiện, lưu trữ
âm thanh là m
ột công đoạn vô cùng quan trọng để sản xuất tất cả các phương thức phát thanh
truyền thống, phát thanh qua Internet, báo viết, phát thanh có hình. Chính vì vậy, lưu trữ âm
thanh theo công nghệ số được tách riêng thành một nội dung nghiên cứu quan trọng chứ
không ghép chung vào sản xuất chương trình phát thanh theo cách hiểu truyền thống thông
thường.

17
Đối với lưu trữ âm thanh, đề tài giải quyết những vấn đề sau :
- Kinh nghiệm rút ra qua tìm hiểu và phân tích công nghệ lưu trữ tư liệu phát thanh tại
một số đài phát thanh trên thế giới, trong khu vực.
- Nghiên cứu xu hướng lưu trữ tư liệu phát thanh theo công nghệ số của một số đài
tiên tiến trên thế giới như DW ( Đức ), KBS, MBC ( Hàn Quốc ), NHK ( Nhật Bản ), Thụy
Điển , BBC ( Anh), ABC ( Úc)
- Khảo sát và phân tích, đánh giá thực trạng lưu trữ tư liệu phát thanh ở Đài Tiếng nói
Việt Nam nói riêng và phát thanh Việt Nam nói chung (về công nghệ, thiết bị kỹ thuật,

phương thức quản lý).
- Nghiên cứu yêu cầu của hiện tại và tương lai đối với lưu trữ tư liệu phát thanh Việt
Nam.
- Xây dựng chiến lược lưu trữ tư liệu âm thanh và văn bản cho Đài Tiếng nói Việt
Nam.
- Nghiên cứu và đề xuất các vật liệu lưu trữ tư liệu phát thanh mới theo công nghệ số
vào điều kiện Việt Nam cho mục đích ngắn hạn.
- Nghiên cứu và đề xuất các vật liệu lưu trữ tư liệu phát thanh mới theo công nghệ số
vào điều kiện Việt Nam cho mục đích dài hạn.
- Nghiên cứu xây dựng lộ trình chuyển đổi các tư liệu lưu trữ từ băng từ sang các vật
liệu lưu trữ mới.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống tiêu chí về thời gian lưu trữ, loại vật liệu lưu trữ, thời
gian chuyển đổi vật liệu lưu trữ cho các loại tư liệu âm thanh.
- Nghiên cứu, xây dựng giải pháp chia xẻ tư liệu âm thanh đã được số hoá.
- Nghiên cứu xây dựng phương án cung cấp các dịch vụ gia tăng từ kho lưu trữ tư liệu
âm thanh.
- Nghiên cứu xây dựng kế hoạch số hoá nguồn tư liệu văn bản để sử dụng cho toàn
Đài TNVN.
- Nghiên cứu xây dựng sơ đồ quá trình lưu trữ tư liệu phát thanh theo công nghệ số.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ chuyển đổi các tư liệu lưu trữ từ băng từ
sang các vật liệu lưu trữ mới.
- Xây dựng hệ thống tiế
ng động minh hoạ cho các chương trình phát thanh (100 tiếng
động chuẩn: nhạc hiệu cho chương trình phát thanh, nhạc hiệu cho một múi giờ trong phát
thanh, nhạc hiệu cho một mục trong chương trình phát thanh, nhạc cắt, nhạc sang trang, nhạc
chờ, nhạc nền, nhạc minh họa).
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý chất lượng kho lưu trữ tư liệu âm thanh theo
tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ lưu trữ tư liệu phát thanh theo công nghệ
s

ố.
- Nghiên cứu công nghệ và dây chuyền khôi phục chất lượng âm thanh liệu lưu trữ bị
xuống cấp.

18
- Thử nghiệm chuyển đổi tư liệu lưu trữ analog trên 100 băng COT sang đĩa CD bằng
công nghệ số.
- Thử nghiệm khôi phục chất lượng được ghi trên 100 băng COT đã xuống cấp bằng
công nghệ số.
1.2.2.3. Trong truyền dẫn phát sóng.
Trong phát thanh số hiện nay có những xu hướng chính sau:
- Chuyển đổi sang phát thanh số, tận dụng lại tối đa cơ sở hạ tầng, phổ tần số của phát
thanh analog.
- Xây dựng hoàn toàn mới : từ phổ tần số, công nghệ đến hệ thống thiết bị phát sóng
và máy thu.
- Sử dụng vệ tinh để phát triển dịch vụ, máy thu, công nghệ truyền dẫn và phát sóng.
- Đi vào đa phương tiện, cung cấp nhiều dịch vụ truyền hình, dữ liệu và phát thanh.
Chú trọng các máy thu di động và cầm tay.
Khác với sản xuất chương trình, quá trình số hoá công đoạn phát sóng vẫn còn diễn ra
chậm và chưa có những bước nhảy vọt. Có nhiều lý do giải thích cho sự chậm trễ này. Đó là:
- Vì chưa có được một tiêu chuẩn chuyển đổi tối ưu cho tất cả các băng tần và phương
thức truyền sóng.
- Dịch vụ và chương trình cho phát thanh số chưa đủ lôi cuốn thính giả.
- Và lý do quan trọng hơn cả, đó là sự thiếu vắng một thị trường máy thu thanh số đủ
sức hấp dẫn các hãng sản xuất tham gia quyết liệt vào quá trình chuyển đổi.
Trong khu vực truyền dẫn phát sóng, việc chuyển sang kỷ nguyên số và đa phương
tiện là xu hướng không thể tránh khỏi đối với mỗi đài phát thanh. Nhưng trước khi chuyển đổi
ta phải trả lời câu hỏi chuyển như thế nào, cách chuyển ra sao, lộ trình chuyển đổi như thế nào
cho phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội của Việt Nam v.v. Tất cả các câu hỏi đặt ra đòi
hỏi phải được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, khoa học. Trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà

nước KC.01.17 Nghiên cứu ứng dụng phát thanh số ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu
các tiêu chuẩn phát thanh số khác nhau và khuyến nghị lựa chọn tiêu chuẩn DAB E147 như
một tiêu chuẩn có tiềm năng phát triển thành phát thanh đa phương tiện và tiêu chuẩn DRM -
tiêu chuẩn phát thanh số
cho băng tần dưới 30MHz như một tiêu chuẩn cho chuyển đổi từ
phát thanh analog sang số. Trong thời gian thực hiện đề tài nêu trên, tiêu chuẩn HD-Radio dù
là tiêu chuẩn phát thanh số duy nhất có thể dùng cho cả băng tần AM và FM nhưng khi đánh
giá trên các tiêu chí về sự sẵn sàng và phổ biến của máy thu và sự áp dụng rộng rãi trên thế
giới thì HD Radio chưa đáp ứng được yêu cầu. Trong hai năm qua kể từ khi đề tài KC.01.17
kết thúc, HD Radio đã có những bướ
c tiến mới. Chính vì vậy trong năm 2007, Đài Tiếng nói
Việt Nam đã quyết định thực hiện Đề tài Nghiên cứu triển khai phát thanh số theo chuẩn
HD-Radio ở Đài TNVN. Kết quả của đề tài đã đưa ra các cơ sở lý thuyết về công nghệ phát
thanh số theo tiêu chuẩn HD- Radio. Trong khuôn khổ của đề tài cũng đã phối hợp với công
ty SBT sử dụng hệ thống thử nghiệm HD radio trên băng FM của BE (máy phát 500w và
anten thử nghiệm 4dipole của Jampro) lúc đầu đặt tại Bà triệu và sau đó chuyển xuống đài
phát sóng phát thanh Mễ trì. Tuy nhiên do công suất thấp và độ khuyếch đại của anten không
đủ, bên cạnh đó số máy thu HD ít ( 2 chiếc), nên chủ yếu việc thử nghiệm mới chỉ được thực
hiện trên mô hình. Dựa trên kết quả nghiên cứu lý thuyết và thử nghiệm bước đầu của đề tài,

19
nhóm nghiên cứu đã khuyến nghị và đề xuất lên Lãnh đạo Đài TNVN cho phép phối hợp thử
nghiệm HD-Radio trên cả hai băng tần AM, FM với công suất lớn hơn ( tối thiểu 1kW) và
thời gian dài hơn ( từ 3 đến 6 tháng). Sau khi đề xuất được chấp nhận, Trung tâm RITC đã
phối hợp, cộng tác chặt chẽ với các đối tác nước ngoài và cuối cùng đã ký biên bản hợp tác về
thử nghiệm phát thanh số HD-Radio tại Hà nội với đối tác Sogitec (Canada). Đây chính là
những nội dung thử nghiệm của đề tài, được thực hiện trong năm 2008-2009.
Ngoài ra đề tài cũng giải quyết những vấn đề sau:
- Nghiên cứu, đánh giá về các tiêu chuẩn phát thanh đa phương tiện hiện nay.
- Nghiên cứu xu hướng phát thanh đa phương tiện hiện nay trên thế giới.

- Bài học kinh nghiệm rút ra qua tìm hiểu và phân tích công nghệ phát thanh đa phương
tiện trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt qua kinh nghiệm của Hàn Quốc, Nhật Bản và
Châu Âu.
- Đánh giá thực trạng và khả năng phát triển dịch vụ phát thanh đa phương tiện tại Việt
Nam.
- Nghiên cứu xây dựng lộ trình ứng dụng phát thanh đa phương tiện cho Đài Tiếng nói
Việt Nam.
1.2.2.4. Trong sản xuất máy thu thanh số.
Chuyển sang công nghệ phát thanh số là xu thế tất yếu của thời đại. Mặc dù vậy, cho
đến nay, nhịp độ phát triển công nghệ phát thanh số không được như mong đợi. Thị trường
máy thu thanh số là một rào cản lớn cho quá trình phát triển này. Việc phát triển công nghệ
phát thanh số hiện nay phụ thuộc chủ yếu vào lợi ích và nguyện vọng của hàng triệu thính giả.
Trải qua một thời gian dài nghiên cứu, thử nghiệm; máy thu thanh số theo tiêu chuẩn E 147
cũng đã vượt qua được giai đoạn khó khăn nhất, hạ được giá thành từ 2000 US$ xuống vài
trăm và hiện nay đã có máy thu khoảng 150$. Trong năm 2005 hãng TI của Mỹ và
SoundScape đã có những thoả thuận để đưa ra thị trường những chip mới giá thành rẻ để sản
xuất máy thu theo tiêu chuẩn DRM. Trên cơ sở của các module và chipset này, hiện nay một
số hãng đang chuẩn bị đưa ra thị trường máy thu đa chuẩn tích hợp DAB/DRM và phát thanh
analog AM mono và FM stereo/RDS với giá thành dự kiến khoảng 250 bảng Anh. Với giá
thành này chắc rằng thính giả Việt Nam sẽ khó tiếp cận được với phát thanh số trong một
tương lại gần.
Trong phần này, nhóm nghiên cứu tập trung giải quyết những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu xu hướng sản xuất máy thu thanh theo công nghệ hiện đại. Đánh giá chỉ
tiêu kỹ thuật của một số máy thu số hiện nay.
- Bài học kinh nghiệm rút ra qua tìm hiểu và phân tích công nghệ sản xuất máy thu
thanh trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt qua kinh nghiệm củ
a Hàn Quốc, Trung Quốc và
Nhật Bản.
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược và định hướng phát triển về sản xuất máy thu than.
- Nghiên cứu về máy thu thanh sử dụng phần mềm (software defined radio receiver).

- Nghiên cứu đưa ra một số đề xuất kiến nghị về sản xuất máy thu thanh số tại Việt
Nam.
- Quy trình công nghệ sản xuất máy thu thanh số theo chuẩn HD-Radio.

20
Qua thực tế thời gian qua, chúng ta thấy rằng, chuyển từ phát thanh analog sang phát
thanh theo công nghệ số và tiến tới đa phương tiện là xu hướng tất yếu của thời đại. Do những
vấn đặt ra cần giải quyết liên quan đến tất cả các công đoạn của dây chuyền phát thanh như :
sản xuất chương trình phát thanh; truyền dẫn phát sóng theo công nghệ số; máy thu thanh số;
vì vậy vấn đề lưu trữ tư liệu phát thanh được tách riêng khỏi phần sản xuất chương trình để có
điều kiện nghiên cứu sâu hơn, nhằm đáp ứng cho kỷ nguyên đa phương tiện với nhiều phương
thức truyền tải thông tin khác nhau. Trong phổ rộng bao phủ các công đoạn nêu trên, bên cạnh
những nghiên cứu như xây dựng chiến lược phát triển, lộ trình chuyển đổi, phát triển v.v. đề
tài cũng đi sâu nghiên cứu, giải quyết nhiều vấn đề quan trọng về công nghệ nội dung, kỹ
thuật và quản lý như:
- Xây dựng các quy trình tổng thể và thành phần;
- Xây dựng mô hình các hệ và triển khai thực tế;
- Xây dựng hệ thống chương trình phần mềm phục vụ thiết thực và có hiệu quả cho
dây chuyền phát thanh từ mạng trao đổi thông tin, các chương trình phần mềm quản lý đến
đào tạo trực tuyến trên mạng;
- Xây dựng các tiêu chuẩn số hoá;
- Thử nghiệm phát sóng phát thanh số trên hai băng tần AM và FM trong năm 2008-
2009 với nguồn vốn ngoài ngân sách đuợc cấp của đề tài.
Ngoài ra, sau khi nghiên cứu, đề tài cũng chỉ ra những nội dung cần được tiếp tục tìm
hiểu và đi sâu nghiên cứu.
Trong các chương II, III, IV, V sẽ tổng kết về hiện trạng và xu hướng, những vấn đề
đặt ra và những vấn đề cần giải quyết cho từng công đoạn trong dây chuyền phát thanh.

21
CHƯƠNG II


SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH THEO CÔNG NGHỆ SỐ

2.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆN TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SẢN
XUẤT CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH
Chương trình phát thanh là sản phẩm của cả một quá trình lao động tập thể. Mọi thành
tựu khoa học công nghệ được áp dụng vào việc sản xuất các chương trình phát thanh nhằm
đạt được mục đích cuối là nâng cao chất lượng sóng, đảm bảo cung cấp thông tin nhanh nhạy,
sống động, chân thực, chính xác. Ưu điểm lớn nhất của công nghệ phát thanh hiện đại là tạo
ra một kho tài nguyên chung, cho phép nhiều người cùng đồng thờ
i sử dụng và cung cấp
nhiều công cụ để phát huy tối đa khả năng sáng tạo trong sản xuất chương trình. Điều này
khẳng định vai trò của tập thể trong khi vẫn cho phép các cá nhân có điều kiện khẳng định
năng lực của bản thân mình.
Nhìn chung xu hướng phát triển công nghệ sản xuất chương trình phát thanh trên thế
giới đi theo hai xu hướng chính phù hợp theo yêu cầu sử dụng, trong đó tận dụ
ng tối đa kỹ
thuật máy tính điện tử hiện đại làm nòng cốt phát triển công nghệ:
- Xu hướng tập trung hoá với các hệ thống máy tính lớn trong tất cả các khâu sản xuất
chương trình phát thanh, tạo một môi trường làm việc thống nhất cho các ban biên tập với khả
năng sử dụng tập thể các tài nguyên . Điều này dẫn đến khả năng tiết kiệm đầu tư và tăng hiệu
quả làm việc.
- Xu hướng quy mô nhỏ bắt đầu từ các đài nhỏ, địa phương, đài thương mại nhằm
giảm số người tham gia sản xuất chương trình mà vẫn tăng cường được hiệu quả phát thanh.
Sự phát triển của mạng thông tin viễn thông tạo khả năng kết nối các đài địa phương
và trung ương trong một quốc gia thành một mạng thống nhất, cũng như kết nối qua mạng
diện rộng . Nhờ đó công nghệ mới càng phát huy sức mạnh khi các hệ thống studio, trung tâm
biên tập không còn khoảng cách mặc dù chúng rất xa nhau về địa lý.
Đối với Đài Tiếng nói Việt Nam,hiện nay đang sử dụng hai phương thức sản xuất
chương trình phát thanh: Sản xuất chương trình phát thanh theo phương thức truyền thống

dựa trên công nghệ tương tự (analog) và sản xuất chươ
ng trình phát thanh theo công nghệ
hiện đại dựa trên công nghệ số ( digital ) và mạng máy tính, trong đó sản xuất chương trình
phát thanh theo công nghệ hiện đại là phương thức sản xuất chương trình chính của Đài
TNVN.








22





Hỡnh 2.1. S khi h thng thit b SXCT theo phng phỏp truyn thng






Hỡnh 2.2: S khi h thng thit b k thut SXCT theo cụng ngh hin i
Vi cụng ngh tng t, vt liu trung gian trao i chng trỡnh gia cỏc cụng
on trong h thng l bng t. Thit b ngun õm ch o trong h thng l mỏy ghi õm bng
ci v vt liu lu tr õm thanh l bng t. Kho bng t liu l mt thnh phn vụ cựng quan

Cơ sở
Dữ liệu
Biên tập
truyền âm
Thu Thanh
Thu thập,
x

lý tin t
ức

kho
âm thanh
Truyền dẫn
phát sóng
Thu thanh
Pha âm
Truyền âm
T li

u âm Thanh
Thu lu đ

ng
Truyền dẫn
phát sóng

23
trọng của qui trình sản xuất các chương trình phát thanh theo công nghệ tương tự. Các phòng
thu trong hệ thống đều được liên kết với nhau về mặt điện thông qua Tổng khống chế.



Với công nghệ số ( Digital ), sản phẩm âm thanh được ghi trên các vật liệu ghi âm số.
Đây là mô hình phát thanh tiên tiến nhất hiện nay. Đặc điểm lớn nhất của công nghệ này là
các công đoạn được liên kết với nhau không chỉ bằng mạng máy tính, mà còn bằng các mối
liên kết phi vật lý (như cơ sở dữ liệu, các tệp liên kết, ), trong đó các máy chủ (SERVER)
đóng vai trò trung tâm. Đối với người sử dụng, các tệp âm thanh đóng vai trò như băng ghi
âm trong công nghệ tương tự, chúng có khả năng chia sẻ, biên tập nhanh chóng, tiết kiệm thời
gian sản xuất chương trình phát thanh.
Tuy nhiên công nghệ số cũng còn một số hạn chế như: do áp dụng kỹ thuật nén tín
hiệu nên chất lượng âm thanh bị suy giảm, chưa có một tiêu chuẩn thống nhất chung cho toàn
bộ công nghệ âm thanh số, do vậy việc trao đổi các tệp âm thanh giữa các hệ thống khác nhau
rất phức tạp và phụ thuộc vào các nhà sản xuất
Hình 2.3 : Sơ đồ khối hệ thống SXCT theo công nghệ analog
Tư liệu trao
đổi
Thu thanh
Thu thanh
Phóng viên
Kho băng
Pha âm
Truyền âm
Tổng khống
ch
ế
Truyền dẫn
Tường thuật
t
r


c ti
ếp


24


Hin nay cỏc i phỏt thanh quc gia thng s dng 4 loi phũng chớnh l: phũng thu
thanh, phũng pha õm, phũng truyn õm, phũng thu nhc kch. Tuy nhiờn, mi s phõn bit
õy ch mang tớnh tng i. Trong thi gian gn õy, ngi ta thng gp cỏc phũng thu
thanh v phũng pha õm thnh mt loi, gi l cỏc phũng thu sn xut chng trỡnh. Nú cu
hỡnh ging nh mt phũng thu thanh, nhng li lm c hai chc nng thu thanh v pha õm.
2.2. BI HC KINH NGHIM QUA TèM HIU CễNG NGH SN XUT CHNG
TRèNH PHT THANH CA MT S I PHT THANH TRấN TH GII.
- Vic chuyn i sang cụng ngh hin i l xu hng tt yu cho cỏc i phỏt thanh
nhm nõng cao hiu qu lao ng, cht lng cụng vic v cht lng phc v, tng tớnh cnh
tranh ca phỏt thanh trong thi i thụng tin a phng tin. Vic la chn mụ hỡnh cụng
ngh no hon ton phi da trờn s phõn tớch k lng v ton din thc trng, iu kin,
chu trỡnh lm vic v.v. ca tng i phỏt thanh, c
ng nh s hiu bit sõu sc, tng th v
cụng ngh hin i ng dng trong sn xut chng trỡnh phỏt thanh. Khụng cú mt mụ hỡnh
chung cho tt c cỏc i phỏt thanh quc gia. Bi hc kinh nghim ca i ny khụng th ỏp
dng hon ton cho i khỏc.
- Vic chuyn i t cụng ngh truyn thng sang cụng ngh hin i ũi hi s u
t ln v thi gian, kinh phớ. Cn cú chin lc, k hoch thc hin chu ỏo, t m v tng
th trong mi cụng on ca dõy chuyn sn xut phỏt thanh, trong s dng, o to cỏn b.
- Cụng ngh hin i ch cú th ỏp dng thnh cụng khi cú s chuyn bin ton din
v ni dung, qun lý, cỏch lm vic.
- Trong quỏ trỡnh ng dng v trin khai, khụng trỏnh khi nhiu s c xy ra. Chớnh
vỡ vy, luụn phi cú s chu

n b v tõm lý khụng quỏ cng thng hay quan trng hoỏ vn
Hỡnh 2.4: S khi h thng SXCT theo cụng ngh s
T liệu
trao đổi
Thu thanh lu
động
Sản xuất chơng
trình
Phóng viên thu
thanh
Kho băng
t liệu
Truyn õm
Tổng khống chế
Truyền dẫn tín
hiệu
T
ờng thuật trực
tiếp
Mỏy ch
JUKE BOX

×