Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá công tác cố vấn học tập tại trường cao đẳng công nghệ thủ đức báo cáo thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.88 KB, 12 trang )



Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Thị Diễm Ý
Đơn vị : Phịng Cơng tác chính trị - HSSV

1


L

ời giới thiệu

hư chúng ta đã biết, mục tiêu và nhiệm vụ của một tổ

N

chức muốn thực hiện được phải dựa trên việc triển khai
thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận nhỏ, thậm chí
từng cá nhân trong tổ chức đó. Dó đó, muốn đánh giá

mức độ hồn thành mục tiêu chiến lược của tổ chức thì trước hết
cần phải đánh giá được thành tích cơng tác của từng cá nhân trong tổ
chức mình. Từ các kết quả đánh giá này, tổ chức có thể xây dựng cho
mình những mục tiêu chiến lược cho kỳ tiếp sau hay mục tiêu trong
tương lai.
Để nhận biết rõ ràng mức độ hoàn thành mục tiêu cần phải
xây dựng một hệ thống đánh giá thực hiện cơng việc sao cho cơng
bằng và chính xác.
Vì những lý do trên, trong nhiệm vụ của mình, tác giả đã có
được những kinh nghiệm và đề xuất xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
nhiệm vụ của “cố vấn học tập” tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ


Đức. Việc xây dựng bộ tiêu chí này chắc chắn cần phải có sự đóng
góp và điều chỉnh nhiều lần, mong nhận được nhiều ý kiến bổ sung
xây dựng để bộ tiêu chí được ngày càng hồn thiện hơn.

Nguyễn Thị Diễm Ý
Tháng 2/2016

2


MỤC LỤC

Chương 1
Tổng quan về việc tổ chức thực hiện đánh giá công tác CVHT trong nhà trường .......... Trang 1
Chương 2
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá ......................................................................................... Trang 5
Bảng phân tích cơng việc của CVHT ..................................................................... Trang 7
Bảng phân nhóm tiêu chuẩn cơng tác CVHT ......................................................... Trang 20
Phiếu đánh giá hoạt động của CVHT - dành cho HSSV ............................................ Trang 21
Phiếu đánh giá hoạt động của CVHT - dành cho Khoa ............................................ Trang 22
Sổ tay CVHT. ............................................................................................................. Trang 23
Chương 3
Kết luận ............................................................................................................................ Trang 24

3


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT



-

CVHT/GVCN
CVHT
P.CTCT-HSSV
P.TTPC
P.QLĐT
TTTTTV
HSSV
SV
BCS
BB

: Cố vấn học tập/giáo viên chủ nhiệm.
: Cố vấn học tập
: Phịng Cơng tác Chính trị - Học sinh Sinh viên
: Phịng Thanh tra Pháp chế
: Phịng Quản lý Đào tạo
: Trung tâm Thơng tin Thư viện
: Học sinh Sinh viên
: Sinh viên
: Ban cán sự lớp sinh viên
: Biên bản họp lớp

1

4


Chương 1

TỔNG QUAN VỀ VIỆC TỔ CHỨC THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CVHT TRONG NHÀ TRƯỜNG
2 Giới thiệu chung về việc thực hiện công tác CVHT trong trường Cao đẳng Công
nghệ Thủ Đức.
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức được nâng lên từ trường Trung Cấp Kỹ thuật
Nghiệp vụ Thủ Đức từ năm 2008. Cũng chính từ bậc học này trường đã thực hiện đào tạo
theo hệ thống tín chỉ cho bậc Cao đẳng và công tác Cố vấn học tập cũng được bắt đầu từ
năm học 2008-2009.
2.1 Thực trạng công tác CVHT trong những năm qua
Ngay từ những ngày đầu thành lập trường đã ban hành các qui định, qui chế về công
tác CVHT/GVCN và theo từng thời điểm đã có sự thay đổi chỉnh sửa:
-

Quy chế Cơng tác Cố vấn học tập cho Học sinh Sinh viên bậc Cao đẳng ban hành

kèm theo Quyết định số 385 /QĐ-CĐCNTĐ ngày 28/10/2009 của Hiệu trưởng trường Cao
đẳng Công nghệ Thủ Đức.
-

Sổ tay CVHT năm 2009 (hàng năm đều được cập nhật bổ sung).

-

Quy chế Công tác Cố vấn học tập cho Học sinh Sinh viên bậc Cao đẳng ban hành kèm

theo Quyết định số 22/QĐ-CNTĐ-SV ngày 04/02/2013 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng
Công nghệ Thủ Đức.
-

Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Cố vấn học tập theo văn bản số 15/HD-CNTD-SV ngày


14/02/2014.
-

Quy chế Công tác Cố vấn học tập cho Học sinh Sinh viên bậc Cao đẳng, Trung cấp

chuyên nghiệp hệ chính quy theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-CNTĐ-SV ngày 03/11/2015 của Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức .
-

Thông báo191/TB-CNTĐ-SV 24/11/2015 về việc thực hiện triển khai công tác quản lý

lớp sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức.
5


Hàng năm trường đều có cơng tác tổ chức đánh giá công tác CVHT/GVCN. Thông qua
Hội nghị tổng kết công tác HSSV năm học 2014-2015 đã xác định được những ưu điểm và
những tồn tại trong công tác CVHT và đó cũng là những ưu điểm và tồn tại của công tác
CVHT trong những nhiều năm vừa qua.
2.1.1 Những ưu điểm đã đạt được
-

Đơn vị chuyên trách (Phòng CTCT-HSSV) cung cấp các văn bản, quy định về công tác

HSSV, công tác GVCN/CVHT; có cập nhật kịp thời, có kế hoạch và hướng dẫn cụ thể.
-

Đội ngũ GVCN/CVHT được xét duyệt lựa chọn, các CVHT có đủ tiêu chuẩn để tham


gia cơng tác CVHT.
-

Có sự linh động trong việc cập nhật, điều chỉnh lịch sinh hoạt định kỳ; có sự phối hợp

trong công tác giám sát việc tổ chức sinh hoạt lớp thơng qua Phịng Thanh tra pháp chế.
-

Kết quả thơng kê có khoảng 65.3% GVCN/CVHT có thực hiện trực tiếp HSSV theo

lịch định kỳ hàng tuần, có trao đổi, hướng dẫn thông tin, tư vấn cho HSSV (thống kê theo
báo cáo công tác CVHT năm 2014-2015).
2.1.2 Những tồn tại hạn chế
-

Cịn tình trạng một số GVCN/CVHT đăng ký lịch sinh hoạt trễ, thiếu cập nhật thay đổi

về địa điểm, hoặc tổ chức sinh hoạt lớp tại một số địa điểm như hành lang, cầu thang, sảnh
Hội trường H… không đúng theo qui định.
-

Một số ít GVCN/CVHT chưa quan tâm đúng mức tới công tác CVHT/GVCN: nộp các

báo cáo chậm trễ, không đúng hoặc chưa đủ so với quy định và hướng dẫn, không tư vấn
tốt hoặc tư vấn sai cho HSSV, không nắm được các thông tin để triển khai cho lớp sinh
viên của mình.
-

HSSV ít khi chủ động liên hệ, gặp gỡ với GVCN/CVHT trong buổi trực định kỳ (Có


khoảng 18.6% GVCN/CVHT khơng có HSSV đến liên hệ tư vấn trong suốt năm học);
-

Trong biên bản sinh hoạt định kỳ của các lớp: Công tác tư vấn cho HSSV được đề cập

tập trung nhiều vào học kỳ đầu của năm thứ nhất; các sinh hoạt lớp giữa kỳ thường ít có
nội dung cần sinh hoạt, ít đề cập đến vấn đề nhắc nhở cụ thể cho từng HSSV vi phạm qui
chế, vi phạm kỷ luật; ít có ý kiến kiến nghị cho công tác GVCN/CVHT, cho nhà trường.
6


-

Việc bình chọn CVHT tiêu biểu hàng năm là cần thiết để đánh giá và khuyến khích

CVHT làm tốt hơn nữa vai trị của mình nhưng chưa được khách quan công bằng, phần
nhiều căn cứ vào đề xuất từ các đơn vị chưa có thang đo cụ thể và qui trình thực hiện.
3 Cơ sở lý thuyết sử dụng
3.1 Khái niệm về đánh giá thực hiện công việc
Đánh giá công việc là đo lường kết quả công việc thực hiện so với tiêu chí đề ra được
thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ảnh hiệu quả hoạt động của các
tổ chức hoặc bộ phận chức năng hay cá nhân. Công tác CVHT là một công việc của cá
nhân, cần thiết phải được đo lường kết quả thực hiện.
3.2 Ý nghĩa, vai trò của đánh giá thực hiện công việc
Hầu hết mọi người lao động đều mong muốn biết được các nhận xét, đánh giá của
người quản lý về việc thực hiện công việc của mình. Hoạt động đánh giá được thực hiện
tốt sẽ khuyến khích người lao động làm việc tốt hơn, đem lại hiệu quả cao hơn; Giúp cho
người quản lý và người lao động có cơ hội để xem xét lại các đặc điểm liên quan đến cơng
việc để có kế hoạch điều chỉnh lại những thiếu sót trong việc thực hiện cơng việc của

mình.
Trên cơ sở các lý luận về việc đánh giá thực hiện công việc và thực trạng về việc thực
hiện công tác CVHT tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ đức, đề tài đi vào phân tích các
yêu cầu của công tác CVHT và xây dựng các cách thức để kiểm sốt và đánh giá cơng tác
CVHT tại trường.
4 Mô tả phương pháp thực hiện
Hướng đến đánh giá đảm bảo được tiêu chí SMART:
S – Specific: Cụ thể
M – Measurable: Đo lường được
A – Achiveable: Có thể đạt được
R – Realistics:Thực tế
T – Timbound: Có thời hạn cụ thể

7


4.1 Xác định công việc
-

Xác định những công việc đã được xác lập, qui định.

-

Những tiêu chuẩn , căn cứ vào đó sẽ tiến hành đánh giá thực hiện cơng việc của

CVHT.
4.2 Đánh giá việc thực hiện cơng việc có nghĩa là so sánh việc thực hiện công
việc của CVHT với tiêu chuẩn. Trong bước này có thể sử dụng nhiều phương pháp
đánh giá thực hiện công việc khác nhau.
4.3 Tiếp nhận các thông tin phản hồi: Công tác CVHT, cũng như mọi cơng tác khác đều

có những u cầu cơng việc khó có thể đo lường được bằng những tiêu chuẩn cụ thể
mà chị bằng sự phản ánh khách quan của những đối tượng liên quan.



8


Chương 2
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ

I. Các căn cứ đánh giá công tác cố vấn học tập
1. Tiêu chuẩn của CVHT tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức
-

Là Cán bộ (Trưởng/Phó bộ mơn), GV biên chế và cơ hữu đang giảng dạy tại Khoa.

-

Am hiểu nội dung, chương trình và phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ; các qui

định về chế độ chính sách và cơng tác HSSV.
-

Có tinh thần trách nhiệm trong cơng tác, nhiệt tình với nhiệm vụ được giao.

-

Khơng bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên tính đến ngày được bổ nhiệm làm


CVHT.
2. Các căn cứ đánh giá công việc của CVHT
-

Căn cứ Quy định công tác học sinh sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức

ban hành kèm theo Quyết định số:134/QĐ-CNTĐ-SV ngày 12/9/2014 của Hiệu trưởng
trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Gọi tắt là 134 QĐ
-

Căn cứ Quy chế Công tác cố vấn học tập cho Học sinh Sinh viên bậc Cao đẳng, Trung

cấp chuyên nghiệp hệ chính quy theo học chế tín chỉ tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ
Đức ban hành kèm theo Quyết định số 161/QĐ-CNTĐ-SV ngày 03/11/2015 của Hiệu
trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Gọi tắt là 161 QĐ.
-

Căn cứ thông báo191/TB-CNTĐ-SV 24/11/2015 về việc thực hiện triển khai công tác

quản lý lớp sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức. Gọi tắt là 191 TB.
Văn bản
134QĐ
161QĐ

Điều khoản
Điều 17
Điều 8
Điều 10

191TB


Điều 12.
Mục I

Nội dung

Ghi chú

Trách nhiệm của CVHT/GVCN
Nhiệm vụ của CVHT
Phương thức trao đổi, làm việc với
lớp sinh viên
Chế độ báo cáo
Các mẫu hướng dẫn cho CVHT
Lịch trình và biểu mẫu báo
cáo dùng cho cơng tác
CVHT
9


Ngồi các căn cứ có tính chất qui phạm trên, các tiêu chí cịn được xây dựng trên cơ sở
từ các tồn tại hạn chế trong công tác CVHT của những năm qua tại trường Cao đẳng Công
nghệ Thủ Đức.
II. Tiến trình xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
Bước 1: Thống kê nội dung công việc của CVHT
Bước 2: Phân tích nội dung, u cầu cơng việc
Bước 3: Xác định hình thức thể hiện (minh chứng) của việc thực hiện cơng việc
Bước 4: Nhóm tiêu chuẩn, u cầu của nhóm tiêu chuẩn.
Bước 5: Xây dựng bảng khảo sát lớp sinh viên.
Bước 6: Xây dựng bảng đo lường đánh giá.

III. Kết quả thực hiện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
1. Bảng phân tích cơng việc của CVHT (thực hiện bước 1, 2, 3)
2. Bảng phân nhóm tiêu chuẩn cơng tác CVHT (thực hiện bước 4)

3. Phiếu đánh giá hoạt động của CVHT - dành cho HSSV (thực hiện bước 5)
4. Phiếu đánh giá hoạt động của CVHT - dành cho Khoa (thực hiện bước 6)
5. Sổ tay CVHT.
( Xem chi tiết của kết quả của thực hiện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá từ trang 7 -23 và
các file đính kèm tài liệu).

10


Chương 3
KẾT LUẬN
Đề tài đã thực hiện mô tả tổng quan về việc tổ chức thực hiện đánh giá công tác
CVHT trong nhà trường. Xác định các điểm mạnh, yếu trong công tác quản lý cũng như
đánh giá công tác CVHT trong nhà trường. Từ đó xác định cần thiết phải thực hiện triển
khai xây dựng bộ tiêu chí đánh giá cơng tác CVHT.
Qua việc phân tích các qui chế, qui định hiện hành về công tác CVHT tại nhà trường,
đề tài đã thực hiện được các nội dung sau:


Phân tích cơng việc của CVHT dựa trên cơ sở các qui chế, qui định đã được nhà

trường phê duyệt ban hành và đang được áp dụng.


Phân nhóm tiêu chuẩn cơng tác CVHT dựa trên tính chất cơng việc và các minh


chứng công việc.



Nội dung phiếu đánh giá hoạt động của CVHT - dành cho HSSV và nội dung

phiếu đánh giá hoạt động của CVHT - dành cho Khoa được thiết kế căn cứ trên sự
phân tích cơng việc và phân nhóm cơng việc kết hợp với những kết luận đánh giá về
thực trạng công tác CVHT trong những năm qua.


Mẫu Sổ tay CVHT được thiết kế căn cứ trên các qui chế, qui định các và yêu cầu

cần có của một CVHT.
Các kết quả này đã hoàn thành giai đoạn 1 và 2 của đề tài (phần đăng ký hoàn thành
của cơng trình thi đua). Sau khi hồn thành 2 giai đoạn này tác giả sẽ tiếp tục thực hiện
giai 3 và 4 và là các giai đoạn: Xác định các qui định, hướng dẫn triển khai đánh giá công
CVHT, các yêu cầu khi thực hiện đánh giá; Cách tính điểm xếp loại CVHT; Qui trình thực
hiện đánh giá, vai trị của các bộ phận tham gia vào cơng tác đánh giá kết quả làm việc của
CVHT.
Quá trình thực hiện đề tài ln cần phải có sự đóng góp ý kiến từ các Khoa là những
đơn vị sẽ sử dụng kết quả của đề tài. Việc vận hành kết quả đề tài cũng ln cần sự góp ý
thường xun từ phía các đơn vị sử dụng.


11


12




×