Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên tự nhiên trong ca dao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (793.15 KB, 74 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN
KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

TỪ CHỈ CÁC HIỆN TƯỢNG
THIÊN NHIÊN – TỰ NHIÊN TRONG CA DAO

Giảng viên hướng dẫn:
NGUYỄN THỊ THU THỦY

Hậu Giang, năm 2013

Sinh viên thực hiện:
HUỲNH MỘNG LINH


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………. 3
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………. 3
2. Lịch sử vấn đề……………………………………………………. 3
3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………... 6
4. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………. 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………. 7

B. PHẦN NỘI DUNG ……………………………………………. 8
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG ………………………….. 8
I. Những vấn đề chung về từ ………………………………………. 8


1. Từ là gì?.......................................................................................... 8
2. Các thành phần nghĩa của từ……………………………………... 9
3. Sự chuyển nghĩa của từ…………………………………………... 10
4. Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động…………………………. 12

II. Từ chỉ các sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên ……...... 14
1. Khái niệm thiên nhiên – tự nhiên ………………………………... 14
2. Từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên…………………….. 14
2.1. Từ chỉ các hiện tƣợng của trời đất………………………….. 15
2.2. Từ chỉ thế giới thực vật……………………………………... 15
2.3. Từ chỉ thế giới động vật…………………………………….. 15

Chƣơng 2: TỪ CHỈ CÁC HIỆN TƢỢNG
THIÊN NHIÊN – TỰ NHIÊN TRONG CA DAO ……………… 16
I. Tổng quan …………………………………………………………. 17
II. Ý nghĩa của các từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên
trong ca dao ……………………………………………....................... 18
1. Từ chỉ các hiện tƣợng của trời đất………………………………...18
1.1. Trăng ……………………………………………………….. 18
1.2. Sơng ………………………………………………………... 21
1.3. Mây…………………………………………………………. 24
1.4. Gió………………………………………………………….. 26
2. Từ chỉ thế giới thực vật…………………………………………... 28
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

1

SVTH: Huỳnh Mộng Linh



Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
2.1. Từ chỉ các cây nói chung…………………………………… 28
2.2. Từ chỉ các lồi hoa nói chung………………………………. 31
2.3. Trầu, cau……………………………………………………. 35
2.4. Cây đa………………………………………………………. 36
2.5. Cây tre………………………………………………………. 39
3. Từ chỉ thế giới động vật………………………………………….. 40
3.1. Từ chỉ các lồi chim nói chung……………………………... 41
3.2. Con trâu…………………………………………………….. 46

C. PHẦN KẾT LUẬN …………………………………………… 49
PHỤ LỤC …………………………………………………………….51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………… 71

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

2

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là những câu hát phản chiếu đời sống tâm hồn, đời sống tình cảm của
ngƣời bình dân, chứa đựng những đạo lí dân gian sâu sắc. Ca dao ra đời từ ngàn
xƣa, gắn với cuộc sống trăm đắng ngàn cay nhƣng đậm tình nặng nghĩa. Những tác
phẩm ở thể loại này dù nói lên mối quan hệ giữa con ngƣời trong lao động trong
sinh hoạt gia đình xã hội hay nói lên những kinh nghiệm sống và hành động thì bao

giờ cũng là bộc lộ thái độ chủ quan của con ngƣời đối với những thế giới khách
quan. Đề tài ca dao bắt nguồn từ thực tế cuộc sống lao động sản xuất và sinh hoạt
đời thƣờng, từ những rung động tinh tế trƣớc thiên nhiên, từ đời sống thuần hậu
chất phác của ngƣời lao động. Chính vì thế, những hình ảnh ca dao mộc mạc nhƣng
mang theo bao hơi thở tâm tình, những nỗi niềm thân phận. Toát lên từ những lời ca
là ý thức về phẩm giá, nhân cách, là những tình cảm thƣơng nhớ đợi chờ, là khát
vọng đƣợc sẻ chia, là ƣớc ao về cuộc sống thủy chung mặn nồng.
Từ trƣớc đến nay, tuy đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về từ ngữ trong ca
dao, nhƣng việc tìm hiểu giá trị của từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên
trong ca dao còn hữu hạn. Với khả năng hạn hẹp của mình, chúng tơi chỉ nghiên cứu
từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao. Với đề tài này chúng
tôi muốn làm rõ hơn về từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca
dao Việt Nam dƣới ánh sáng của ngôn ngữ học.
Nghiên cứu về đề tài này, mặc dù đã cố gắng hết khả năng nhƣng chắc chắn
bài viết sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, chính vì vậy, ngƣời viết rất mong
nhận đƣợc sự đóng góp từ phía thầy cơ và bạn bè. Hy vọng với những điều làm
đƣợc ở đề tài này, phần nào giúp cho ngƣời đọc hiểu sâu hơn về từ ngữ chỉ các hiện
tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam.

2. Lịch sử vấn đề
Nói đến ca dao ta khơng thể nào qn đây là một loại hình nghệ thuật dân
gian của Việt Nam. Nhiều bài ca dao dễ học, dễ thuộc, đã đi vào đời sống, vào lòng
ngƣời đọc. Ca dao chủ yếu viết về đề tài quê hƣơng, tình yêu, thiên nhiên, đất nƣớc,
con ngƣời….

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

3

SVTH: Huỳnh Mộng Linh



Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
Từ trƣớc đến nay, đã xuất hiện khá nhiều cơng trình nghiên cứu về từ ngữ
tiếng Việt. Dƣới đây ngƣời viết xin điểm qua một số cơng trình về ngơn ngữ làm
nền cho q trình nghiên cứu:
Trong giáo trình “ Từ vựng tiếng Việt”, nhà xuất bản Đại học sƣ phạm, 2006,
Đỗ Hữu Châu đã khái quát về từ vựng học Tiếng việt. Ông cho rằng “ Từ vựng của
Tiếng Việt là hệ thống các từ và ngữ cố định. Từ là đơn vị từ vựng chủ yếu của từ
vựng”. Theo Đỗ Hữu Châu, nghĩa của các từ miêu tả bao gồm: nghĩa biểu vật, nghĩa
biểu niệm, nghĩa ngữ pháp, nghĩa biểu thái và nghĩa liên hội. Còn nghĩa của các từ
phi miêu tả chỉ có tính chất biểu niệm. Đồng thời ơng cịn trình bày một cách hệ
thống về hiện tƣợng nhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ. Trong phần này Đỗ
Hữu Châu đã nêu lên khái niệm, nguyên nhân, các dạng chuyển nghĩa, phƣơng thức
và cơ chế chuyển nghĩa, phân biệt chuyển nghĩa từ vựng và chuyển nghĩa tu từ.
Trên cơ sở này Đỗ Hữu Châu giới thiệu về các trƣờng từ- ngữ nghĩa, tức là hệ thống
các đơn vị từ vựng xét theo sự đồng nhất và đối lập về nghĩa. Ông chia thành trƣờng
dọc và trƣờng ngang. Sau cùng ông đã chỉ ra các quan hệ cấp loại, toàn bộ- bộ phận,
đồng nghĩa- trái nghĩa, đồng âm- gần nghĩa. Có thể nói, Đỗ Hữu Châu đã lí giải
những vấn đề trên xét trong nội bộ từ vựng.
Trong “ Các bình diện của tu từ và từ vựng”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia
Hà Nội, 1997, Đỗ Hữu Châu đã nghiên cứu từ dƣới các bình diện: chức năng, ngữ
nghĩa, cấu tạo, ngữ pháp. Trong đó, ơng làm khá rõ vấn đề cấu tạo của từ dƣới các
phƣơng thức: phƣơng thức từ hóa hình vị, phƣơng thức phức hóa hình vị, phƣơng
thức tƣơng liên hóa. Ngồi ra, ơng cịn làm rõ ranh giới giữa các kiểu cấu tạo từ.
Trong “ Từ và nhận diện từ” nhà xuất bản Giáo dục, 1996, Nguyễn Thiện
Giáp đã xác định từ là đơn vị cơ bản của từ vựng. Ông đã khảo sát các thuộc tính
của từ. Bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu về ngữ cố định đơn vị tƣơng đƣơng
với từ tiếng Việt. Ngoài ra, trong “ Từ vựng học tiếng Việt” nhà xuất bản giáo dục,
2003, Nguyễn Thiện Giáp đã coi mỗi tiếng nhƣ là một từ và tác giả chứng minh một

cách thấu đáo và tỉ mỉ. Những đơn vị do tiếng kết hợp với tiếng đƣợc tác giả gọi
chung là ngữ, bao gồm ngữ định danh, thành ngữ, ngữ láy âm và quán ngữ. Bên
cạnh đó tác giả đi phân tích cơ cấu ngữ nghĩa của từ vựng trên các trƣờng hợp:
nghĩa và ngữ cảnh, hiện tƣợng đa nghĩa, hiện tƣợng đồng âm, hiện tƣợng trái nghĩa,

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

4

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
hiện tƣợng từ tƣơng tự. Ngồi ra ơng cịn phân tích về sự hình thành, tồn tại và phát
triển của từ vựng học tiếng Việt.
Trên đây là những cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ học, tuy nhiên chúng
tơi xin điểm qua những cơng trình nghiên cứu về ca dao Việt Nam:
“ Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, nhà xuất bản Hà Nội, 1928
và “Việt Nam Văn học sử yếu” của Dƣơng Quản Hàm, Sài Gịn 1956 có viết khơng
ai biết rõ ca dao có từ bao giờ và những ai là tác giả. Ca dao đã đƣợc truyền khẩu và
gọt giũa từ đời nọ qua đời kia nên câu văn rất tự nhiên, trong sáng và biểu lộ tính
tình, phong tục của dân tộc ta một cách chất phát chân thực. Do đó, ca dao cịn đƣợc
gọi là văn chƣơng bình dân hay văn chƣơng truyền khẩu. Ca dao rất phong phú, có
cả hàng trăm ngàn câu, nói về đủ mọi đề tài của cuộc sống con ngƣời.
Trong “ Biểu trưng trong ca dao Nam Bộ” của Trần Văn Nam, nhà xuất bản
Đại học Quốc Gia Hà Nội, năm 2010, cho rằng, phần lớn những biểu trƣng trong ca
dao chữa đặc điểm của ngôn ngữ tƣợng trƣng phổ biến đồng thời chúng phải là
những hình ảnh mang tính truyền thống, nghĩa là đƣợc tác giả ca dao sử dụng nhiều
lần với những nét nghĩa ổn định. Một số biểu trƣng khác chứa đặc điểm của ngơn
ngữ tƣợng trƣng ngẫu nhiên. Có thể một vài biểu trƣng xuất hiện với tần số không

cao nhƣng tƣ cách biểu trƣng của chúng đã đƣợc chấp nhận trong mơi trƣờng văn
hóa dân gian, nghĩa là trong tâm thức của tác giả ca dao.
Hà Cơng Tài có bài viết: “ Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian” Tạp chí
văn hóa số 5 – 1998. Trong bài viết tác giả chỉ đề cập tới một biểu tƣợng duy nhất
trong thơ ca dân gian đó là “ trăng”, Hà Cơng Tài đã giải thích biểu tƣợng “trăng”
trong ca dao Việt Nam, trong đó tác giả có nhắc đến biểu tƣợng “ trăng” xuất hiện
cùng những hình ảnh sóng đơi.
Nguyễn Thị Ngọc Điệp: “ Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong ca dao”, kỷ
yếu khoa học năm 1999, khoa Nhân văn, Trƣờng Đại học Sƣ Phạm TPHCM. Bài
viết thể hiện sự quan tâm nghiên cứu về nguồn gốc của các biểu tƣợng trong ca dao.
Theo tác giả, có ba điểm xuất phát làm thành biểu tƣợng trong ca dao. Điểm thứ
nhất là do phong tục tập quán của ngƣời Việt Nam, từ quan niệm dân gian, tín
ngƣỡng dân gian. Điểm thứ hai là từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc. Điểm
thứ ba là từ sự quan sát trực tiếp hằng ngày của nhân dân.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

5

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
“ Tục ngữ ca dao Việt Nam”, nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1977.
Trong lời giới thiệu, tác giả Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: “ Nhân dân Việt Nam đã
đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao – dân ca là đƣa một nhận thức đặc biệt
về một khía cạnh của cuộc đời văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật để tƣợng
trƣng vài nét đời sống của mình”.
Tác giả Hà Thị Quế Hƣơng với bài viết “ Hàm ý biểu trưng của từ chỉ hoa
và tên hoa trong ca dao” trong Tạp chí Văn học dân gian số 3 – 2001. Trong bài

viết, tác giả tìm hiểu hàm nghĩa của từ chỉ hoa và các tổ hợp có tên các lồi hoa,
chƣa đi vào phân tích cụ thể ý nghĩa và giá trị sử dụng của các từ chỉ tên hoa trong
ca dao một cách cụ thể.
Nguyễn Xuân Kính trong quyển “ Thi pháp ca dao”, nhà xuất bản Đại học
Quốc Gia Hà Nội. Tác giả dành nguyên một chƣơng bảy ( từ trang 309 – 350) để
nói về “ Một số biểu tƣợng hình ảnh” trong ca dao, trong đó ơng nói đến các hình
ảnh trong nhiên nhiên – tự nhiên và phân loại các từ chỉ hiện tƣợng trong ca dao
thành hai tiểu mục ( 1. Thế giới các hiện tƣợng tự nhiên bao gồm : các hiện tƣợng
tự nhiên, thế gới các loài thực vật, thế giới các loài động vật; 2. Thế giới các vật thể
nhân tạo bao gồm: đồ dùng cá nhân, dụng cụ sinh hoạt gia đình, cơng cụ sản xuất).
Nhƣ vậy, thông qua các đề tài đã đƣợc các tác giả nghiên cứu, chúng tôi
nhận thấy vấn đề về từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt
Nam vẫn còn là một chỗ trống và đó là cơ hội để chúng tơi nghiên cứu đề tài này.

3. Mục đích nghiên cứu
Với đề tài “ Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao
Việt Nam” chúng tơi có dịp nghiên cứu và tìm hiểu từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên
nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam, phân tích những giá trị ngữ nghĩa, cùng sự
liên tƣởng độc đáo của ngƣời Việt qua lớp từ này trong ca dao.
Nghiên cứu “ Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao
tiếng Việt” là một đề tài ứng dụng. Đây là sự kết hợp giữa kiến thức ngôn ngữ tiếng
Việt và văn học dân gian. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, tơi có dịp củng cố
kiến thức ngôn ngữ tiếng Việt đƣợc học ở bốn năm Đại học và kiến thức về dân
gian. Đây cũng là cơ hội để tôi tập sự nghiên cứu và nâng cao kỹ năng viết lách của
mình.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

6


SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

4. Phạm vi nghiên cứu
Trong thời gian hạn hẹp, luận văn chỉ nghiên cứu những câu ca dao chứa các
từ chỉ các hiện tƣợng thuộc về vũ trụ nhƣ: trăng, gió, mây,… và các từ chỉ thế giới
thực vật, động vật nhƣ: cỏ cây, hoa, lá, chim muông,…

5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài “ Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên
trong ca dao Việt Nam”, ngƣời viết đã vận dụng nhiều phƣơng pháp kết hợp nhƣ
sau:
-

Phƣơng pháp thống kê: từ đối tƣợng nghiên cứu là từ ca dao, chúng tôi

thống kê những từ ngữ chỉ thiên nhiên, đông thời trích dẫn những câu ca dao chứa
những từ ngữ đó làm ngữ liệu cho việc nghiên cứu.
-

Phƣơng pháp phân loại: trên cơ sở ngữ liệu đã thống kê, chúng tơi tiến

hành phân nhóm các từ ngữ chỉ thiên nhiên.
-

Phƣơng pháp phân tích: sau khi đã chia nhóm các từ ngữ chỉ thiên nhiên,

chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phân tích nhằm chỉ ra giá trị, chức năng của các từ

ngữ chỉ thiên nhiên trong mối quan hệ qua lại với các từ ngữ khác trên trục tuyến
tính. Từ đó chúng tơi có thể hiểu sâu hơn về cái hay và sự độc đáo của các từ ngữ
về thiên nhiên trong đời sống.
-

Phƣơng pháp tổng hợp: sau khi đã phân tích chúng tơi sử dụng phƣơng

pháp tổng hợp để gắn kết các từ ngữ chỉ thiên nhiên đã đƣợc chia tách trong q
trình phân tích. Điều này giúp chúng tơi nhận thức một cách toàn diện đúng đắn về
đặc trƣng, bản chất các từ ngữ chỉ thiên nhiên trong ca dao Việt Nam.
-

Phƣơng pháp so sánh: trong quá trình phân tích chúng tơi sử dụng

phƣơng pháp so sánh, đối chiếu để làm nổi bật vấn đề.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

7

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG
I. Những vấn đề chung về từ
1. Từ là gì?
Hiện nay có rất nhiều quan niệm về từ tiếng Việt, nhƣng vẫn chƣa tìm đƣợc sự

thống nhất trong cách định nghĩa về từ.
Cao Xuân Hạo: Chúng ta hiểu tính đa dạng về tên gọi mà các tác giả khác
nhau đã đề nghị cho các đơn vị khác, thường đó của các ngơn ngữ đơn lập là: tiết
vị (syllabophoneme), hình tiết (morphosyllabeme), từ tiết (wordsyllabe), đơn tiết
(monosyllable) hoặc đơn giản là từ (word). Thực ra, nó chính là âm, hình vị hoặc từ
và tất cả là đơng thời. Nếu chúng ta so sánh với các ngôn ngữ Châu Âu về cơ cấu
xoay quanh ba trục được tạo thành bởi đơn vị cơ bản là âm vị, hình vị và từ, thì cơ
cấu của Tiếng Việt hầu như là sự kết hợp ba trục đó thành một trục duy nhất, âm
tiết. [ 43; 7].
- Nguyễn Thiện Giáp: “ Từ của tiếng Việt là một chỉnh thể nhỏ nhất có ý
nghĩa dùng để tạo câu nói, nó có hình thức của một âm tiết, một “ chữ” viết liền”.
[17; 72]
- Nguyễn Văn Tu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất và độc lập, có hình thức vật chất
(vỏ âm thanh là hình thức), và có ý nghĩa, có tính chất biện chứng và lịch sử”. [41;
75].
- Nguyễn Kim Thản: “ Từ là đơn vị cơ bản của ngơn ngữ có thể tách khỏi
đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về
ngữ âm, ý nghĩa ( từ vựng, ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp”. [40; 14].
- Hồ Lê: “Từ là đơn vị ngơn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện
thực, hoặc chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững
chắc về cơ cấu và tính nhất thể về ý nghĩa. [35; 8].
- Lƣu Văn Lăng: “… Những đơn vị dùng tách biệt nhỏ nhất mới là từ. Có thể
nói từ là đơn vị tách biệt nhỏ nhất. Nói cách khác, từ là ngữ đoạn tĩnh nhỏ nhất. Từ
có thể gồm nhiều tiếng không tự do hoặc một tiếng tự do hay nhiều tiếng tự do kết
hợp lại không theo quan niệm thuần cú pháp Tiếng Việt. [ 41; 8].
- Đỗ Hữu Châu: “ Từ của tiếng Việt có một số âm tiết cố định, bất biến, có
một ý nghĩa nhất định, nằm trong một phương thức( hoặc kiểu cấu tạo) nhất định,
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

8


SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
tuân theo những đặc điểm ngữ pháp nhất định, lớn nhất trong từ vựng và nhỏ nhất
để tạo câu”. [5; 139].
Qua các định nghĩa nêu trên, chúng tơi nhận thấy có thể khái qt về khái niệm
về từ nhƣ sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngơn ngữ có nghĩa. Từ mang tính sẵn có,
cố định và là đơn vị nhỏ nhất trực tiếp cấu tạo câu.

2. Các thành phần nghĩa của từ
Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tƣợng. Nghĩa của từ khơng phải chỉ
có một thành phần. Khi nói về nghĩa của từ, ngƣời ta thƣờng phân biệt các thành
phần nghĩa sau đây:

2.1. Nghĩa biểu vât:
“ Những sự vật, q trình, tính chất hoặc trạng thái mà từ biểu thị được gọi
là nghĩa biểu vật của từ”. [4;89]. Hay nói cách khác, nghĩa biểu vật của từ là các
ánh xạ của các sự vật, thuộc tính ngồi ngơn ngữ vào ngơn ngữ.
Có một điều cần chú ý là các ánh xạ của các sự vật, hiện tƣợng trong thực tế
khách quan đƣợc phản ánh vào ngơn ngữ khơng hồn toàn đồng nhất với các ánh xạ
đƣợc phản ánh trong tự nhiên. Ánh xạ trong ngơn ngữ cần có sự cải tạo lại, sang tạo
những cái có trong thực tế theo cách nhận thức của từng nhân vật. Ta có thể chứng
minh điều này dựa vào phạm vi biểu vật của các thực từ trong ngôn ngữ cụ thể và
dựa vào việc so sánh, đối chiếu phạm vi biểu vật giữa các ngôn ngữ.
- Biểu hiện thứ nhất của sự khơng trùng nhau đó là: trong thực tế sự vật luôn
luôn tồn tại trong dạng cá thể và cụ thể, cịn nghĩa biểu vật trong ngơn ngữ lại mang
tính đồng loạt, khái quát…
- Biểu hiện thứ hai của sự không trùng nhau đó là: sự chia cắt hiện thực

khách quan khác nhau về nghĩa biểu vật của các ngôn ngữ.

2.2. Nghĩa biểu niệm
Sự vật, hiện tƣợng trong thực tế khách quan có các thuộc tính, các thuộc tính
đó phản ánh vào tƣ duy hình thành các khái niệm. Hay nói cách khác, khái niệm là
một phạm trù của tƣ duy đƣợc hình thành từ những hiểu biết trong thực tế. Đây là
những dấu hiệu bản chất về sự vật hiện tƣợng.
Các thuộc tính đó phản ánh vào ngơn ngữ hình thành các nét nghĩa. Tập hợp
của các nét nghĩa đó trong ngơn ngữ, hình thành nghĩa biểu niệm. Nhƣ vậy nghĩa
biểu niệm một mặt thông qua các nghĩa biểu vật mà lien hệ với hiện thực khách
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

9

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
quan, mặt khác lại có quan hệ với các khái niệm, qua khái niệm mà liên hệ với hiện
thực ngồi ngơn ngữ.
Các nét nghĩa bắt nguồn từ các thuộc tính của các sự vật trong thực tế, tuy
nhiên ngôn ngữ của dân tộc chỉ chọn một số thuộc tính cơ bản có tác dụng xác lập
nghĩa của từ trong hệ thống.
Ví dụ: Cắt trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có quan hệ chặt chẽ với các từ
chặt, chém., cưa, thái, xẻ,..Đồng thời cắt còn có thể diễn đạt đƣợc những hoạt động
xã hội mang tính chất trừu tƣợng ( trong cắt hộ khẩu, cắt quan hệ,…)
Song điều vừa nói chỉ đúng với nghĩa biểu niệm của những từ thông thƣờng.
Trƣờng hợp thuật ngữ khoa học và kĩ thuật, nghĩa biểu niệm trùng với khái niệm.
Tóm lại, nghĩa biểu niệm và khái niệm vùa giống nhƣng cũng vừa khác. Cả
hai cùng sử dụng vật liệu tinh thần mà tƣ duy con ngƣời đạt đƣợc. Song nếu khái

niệm bị chi phối bởi các quy luật của nhận thức thì nghĩa biểu niệm lại bị chi phối
bởi quy luật của giao tiếp và tƣ duy. Có thể nói khái niệm quan hệ với nghĩa biểu
niệm ở chổ nó cung cấp những “ vật liệu” tinh thần để ngôn ngữ xây dựng trên
nghĩa biểu niệm theo những quy tắc cấu trúc của mình. Do đó, tuy mỗi dân tộc điều
biết tƣ duy nhƣng hệ thống từ vựng ngữ nghĩa của các dân tộc điều khác nhau.

2.3. Nghĩa biểu thái
Nghĩa ngữ dụng còn gọi là nghĩa biểu thái, là mối liên hệ giữa từ với thái độ,
cảm xúc của ngƣời nói.
Thuộc phạm vi nghiên cứu của từ bao gồm những nhân tố đánh giá nhƣ: to,
nhỏ, mạnh, yếu,…nhân tố cảm xúc nhƣ: dễ chịu, khó chịu, sợ hãi,…nhân tố thái độ
nhƣ:trọng, khinh, yêu, ghét,…mà từ gợi ra cho ngƣời nói ngƣời nghe.

3. Sự chuyển nghĩa của từ trong hệ thống
3.1. Nguyên nhân
Sự chuyển nghĩa của từ xảy ra do nhiều nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp,
bên trong hay bên ngồi khác nhau nhƣ sự phát triển khơng ngừng của thực tế
khách quan, nhận thức của con ngƣời thay đổi, hiện tƣợng kiêng cữ, sự phát triển và
biến đổi của hệ thống ngôn ngữ,… tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng nhất chính là
“ nhu cầu giao tiếp của con ngƣời”. Thay đổi nghĩa của một từ có sẵn, thổi vào
chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động, giàu tính dân

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

10

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

tộc, dễ dàng đƣợc sự chấp nhận của nhân dân, đáp ứng đƣợc kịp thời nhu cầu của
giao tiếp.

3.2. Các dạng chuyển nghĩa của từ
- Dạng móc xích
- Dạng tỏa ra

3.3. Phƣơng thức chuyển nghĩa của từ
Một từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa, nhƣng các nghĩa đó của từ có quan
hệ với nhau, đƣợc sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định. Để xây dựng, phát
triển them nghĩa của các từ, trong ngơn ngữ có thêm nhiều phƣơng thức. Tuy nhiên,
có hai phƣơng thức quan trọng nhất thƣờng gặp trong ngôn ngữ là: chuyển nghĩa ẩn
dụ và chuyển nghĩa hoán dụ.

3.3.1. Phƣơng thức ẩn dụ
Là phƣơng thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên các sự vật b, c, d khi
giữa a, b, c, d có điểm giống nhau. Hay nói cách khác, ẩn dụ là phƣơng thức chuyển
nghĩa dựa vào quy luật liên tƣởng tƣơng đồng.
- Có hai hình thức chuyển nghĩa:
+ Dùng cái cụ thể để nói cái cụ thể ( ẩn dụ cụ thể - cụ thể),
+ Dùng cái cụ thể để gọi tên những cái trừu tƣợng ( ẩn dụ cụ thể - trừu
tƣợng).
- Một số cơ chế chuyển nghĩa của phƣơng thức ẩn dụ thƣờng thấy:
+ Dự vào sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật hiện tƣợng.
+ Dựa vào sự giống nhau về vị trí giữa các sự vật hiện tƣợng.
+ Dựa vào sự giống nhau về cách thức giữa các sự vật hiện tƣợng.
+ Dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật hiện tƣợng.
+ Dựa vào sự giống nhau về tính chất, trạng thái hoặc kết quả giữa các đối
tƣợng.
Nhận xét: Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế trên không phải bao giờ cũng

tách bạch, dứt khoát. Trong rất nhiều trƣờng hợp không chỉ một mà nhiều nét nghĩa
cùng tác động.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

11

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

3.3.2. Phƣơng thức hoán dụ
Là phƣơng thức lấy tên gọi A của sự vật a để gọi tên cho sự vật b, c, d khi
giữa a, b, c, d có mối quan hệ gần nhau nào đó về khơng gian hay thời gian. Hốn
dụ là phƣơng thức chuyển nghĩa dựa vào quy luật lien tƣởng tiếp cận.
Các dạng chuyển nghĩa theo phƣơng thức hoán dụ:
Hoán dụ dựa trên mối quan hệ giữa bộ phận và tồn thể. Dạng chuyển nghĩa

-

này gồm có các cơ chế chuyển nghĩa cụ thể sau:
+ Lấy tên gọi bộ phận cơ thể gọi tên cho ngƣời hay toàn thể.
+ Lấy tên gọi của tiếng kêu, đặc điểm hình dáng của đối tƣợng gọi tên cho đối
tƣợng.
+ Lấy tên gọi của thời gian nhỏ gọi tên cho đơn vị thời gian lớn.
+ Lấy tên gọi của toàn bộ gọi tên cho bộ phận.
Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chất và vật bị chứa hay lƣợng vật chất đƣợc

chứa.

-

Lấy tên nguyên liệu gọi tên cho hoạt động hoặc sản phẩm đƣợc chế ra từ

ngun liệu đó.
-

Hốn dụ dựa trên quan hệ giữa đồ dung hoặc dụng cụ và ngƣời sử dụng hoặc

ngành hoạt động sử dụng dụng cụ đó.
-

Hốn dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng.

-

Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa tƣ thế cụ thể và hành vi hoặc trạng thái tâm

sinh lý đi kèm.
-

Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tác giả hoặc địa phƣơng và tác phẩm hoặc sản

phẩm của họ hoặc ngƣợc lại.
Tóm lại: Mỗi sự vật hiện tƣợng có quan hệ với nhiều sự vật, hiện tƣợng khác
chung quanh, do đó có thể có rất nhiều dạng hốn dụ. Vấn đề quan trọng cần chú ý
là phải biết lựa chọn quan hệ nào là cơ bản để chuyển đổi tên gọi một cách hợp lý.

4. Sự chuyển nghĩa của từ trong hoạt động
Trong hoạt động nhận thức vào giao tiếp, từ có thể đƣợc chuyển nghĩa

(chuyển tên gọi từ một đối tƣợng cũ sang một đối tƣợng mới) dựa trên mối quan hệ
nào đó giữa các đối tƣợng đƣợc gọi.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

12

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
Tùy vào đặc trƣng của từng đối tƣợng, tùy thuộc vào đặc trƣng mối quan hệ
liên tƣởng giữa hai đối tƣợng mà chúng ta có những cách tu từ: ẩn dụ tu từ, hoán dụ
tu từ, tƣợng trƣng tu từ,…

4.1. Ẩn dụ tu từ
Ẩn dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng
để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về nét tương
đồng giữa hai đối tượng. [ 7; 60].
Ví dụ: Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Trong tâm trí ngƣời bình dân Việt Nam, hình ảnh “ cây đa bến cũ” thƣờng
gắn với các gì bền vững, khơng thay đổi. Ngƣời ta liên tƣởng đến dấu hiệu tƣơng tự
ở một con ngƣời chung thủy. Và “bến” đƣợc ca dao lấy làm ẩn dụ để lâm thời biểu
thị con ngƣời có lịng thủy chung.

4.2. Hoán dụ tu từ
Hoán dụ tu từ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi của đối tượng này dùng
để biểu thị đối tượng kia dựa trên mối quan hệ liên tưởng logic khách quan giữa hai
đối tượng. [7; 64].

Ví dụ: Đầu xanh có tội tình gì?
Má hồng đến nửa thì chưa thơi
( Nguyễn Du)
“Đầu xanh” (bộ phận cơ thể ngƣời), biểu thị cho con ngƣời ở tuổi trẻ trung
“Má hồng” (bộ phận cơ thể ngƣời), biểu thị ngƣời đàn bà sống trong lầu
xanh.

4.3. Tƣợng trƣng
Tượng trưng là cách tu từ biểu thị đối tượng định miêu tả bằng ước lệ có tính
chất xã hội. Người ta qui ước với nhau rằng: từ ngữ này có thể được dùng để biểu
thị một đối tượng khác ngoài cái nội dung ngữ nghĩa thong thường của nó…[7; 65].
Ví dụ: Trăm năm dầu lỗi hẹn hò
Cây đa bến cũ, con đò khác xưa”
“ Cây đa”, “bến cũ”, “con đò” tƣợng trƣng cho những ngƣời yêu nhau. Nói
về sự đổi thay trong tình yêu.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

13

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

II. Từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao
1. Khái niệm thiên nhiên – tự nhiên
Theo quyển Từ điển Tiếng Việt Nxb Văn hóa thơng tin (trang 1259), phần tự
nhiên: 1. Tự nhiên là tất cả những gì tồn tại mà khơng phải do con ngƣời mới có. 2.
Thuộc về tự nhiên hoặc có tính chất của tự nhiên, khơng phải do có con ngƣời mới

có, khơng do tác động hoặc sự can thiệp của con ngƣời. 3. Sự việc xảy ra khơng có
hoặc có lý do, tựa một hiện tƣợng thuần túy trong tự nhiên vậy.
Thiên nhiên là tự nhiên, những gì do trời sinh ra khơng do có con ngƣời mới
có.
Tính về độ lớn “tự nhiên” bao gồm những thứ thật lớn nhƣ vũ trụ đến những
thứ thật nhỏ nhƣ hạt nguyên tử. Tức là bao gồm tất cả các thú vật, thực vật, khoáng
vật, tất cả tài ngun, những q trình liên quan vật chất vơ sinh và hữu sinh.
Trên trang wed oldct.com cũng có phần từ điển định nghĩa về thiên nhiên
nhiên nhƣ sau: Thiên nhiên (danh từ): tồn bộ những gì đang có xung quanh con
ngƣời mà khơng phải do con ngƣời tạo nên. Ví dụ: cảnh thiên nhiên tƣơi đẹp.
Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân, Nxb Tp. HCM, 1998 định
nghĩa tự nhiên: “ Tự nhiên là toàn thể những vật vốn có trong tự nhiên, khơng do
con người làm ra,…”[26; 352].
Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm từ điển ngôn ngữ, Hà Nội, 1992 định
nghĩa: “ Tự nhiên là tất cả nói chung những gì tồn tại mà khơng phải do con người
mới có, khơng có tác động hoặc sự can thiệp của con người”.
Từ một số định nghĩa trên, ta thấy thiên nhiên và tự nhiên điều mang những
đặc điểm chung đó là: là những gì thuộc về vũ trụ. Các sự vật, hiện tƣợng trong tự
nhiên, không phải do con ngƣời mới có. Vậy, các hiện tƣợng trong thiên nhiên và tự
nhiên điều có sự tƣơng đồng với nhau về nghĩa và khơng có sự phân biệt rõ rệt dù
thiên nhiên và tự nhiên là hai từ riêng biệt. Do vấn đề khảo sát là từ chỉ các hiện
tƣợng thiên nhiên – tự nhiên nên chúng tôi chọn các từ thuộc từ loại danh từ cho
khái niệm về thiên nhiên và tự nhiên.
Tác giả Nguyễn Xuân Kính nhập chung các hiện tƣợng thiên nhiên và tự
nhiên, trong quyển “Thi pháp ca dao” [310; 390]. Ông chio rằng, các sự vật hiện
tƣợng thuộc về thế giới của thiên nhiên nhiên và tự nhiên trong ca dao bao gồm (các
hiện tƣợng của trời đất, thế giới thực vật, thế giới động vật). Ngƣời viết theo quan
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

14


SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
điểm và sự phân loại này để thực hiện đề tài “ Từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên –
tự nhiên trong ca dao”.

2. Từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên
2.1. Từ chỉ các hiện tƣợng của trời đất
Có rất nhiều từ chỉ các hiện tƣợng của trời đất. Tất cả các hiện tƣợng nhƣ:
mây, mƣa, gió, trăng, sao, sơng, suối, biển, bão, giơng, lốc, sóng thần, thủy triều,
núi, đồi, sa mạc, nƣớc, đất,… điều vốn đã có sẵn trong vũ trụ khơng do con ngƣời
mới có, con ngƣời cũng khơng thể nào ngăn các hiện tƣợng tự nhiên mà chỉ có thể
dự báo để phòng và khắc phục hậu quả.
Trong phần nghiên cứu của mình, ngƣời viết đi vào bốn hiện tƣợng xuất hiện
phổ biến trong ca dao: trăng, sông, mây, gió.

2.2. Từ chỉ thế giới thực vật
Từ chỉ thế giới các lồi thực vật cũng vơ cùng phong phú và đa dạng: Thực
vật nói chung có mn vàn chủng loại khác nhau (cây đa, cây lúa, cây gạo, cây tre,
trầu, cau, ngơ, đào, mận,…) các lồi rau củ quả (ngị, khoai lang, hành ớt, rau
muống, cây cải, mƣớp,…) các loài hoa nói chung (hoa lan, hoa sen, hoa hồng, hoa
cúc, hoa nhài, hoa bƣởi, hoa mai, hoa phƣợng,….). Tất cả các loài kể trên điều xuất
hiện trong ca dao tục ngữ với nhiều ý nghĩa khác nhau, thể hiện nhiều nội dung
khác nhau trong cuộc sống ngƣời lao động. Ngƣời viết chỉ khái quát ở mức độ
tƣơng đối và tập trung vào các từ thƣờng đƣợc dùng trong ca dao.
Ngƣời viết đi vào các từ tiêu biểu nhất trong ca dao: trúc, mai, hoa nhài, hoa
sen, trầu, cau, cây đa, cây tre.


2.3. Từ chỉ thế giới động vật
Trong nhiên nhiên các lồi động vật cũng vơ cùng phong phú. Do đặc điểm
sinh sản và lai tạo chủng loại mà các loài động vật phát triển rất nhanh về số lƣợng
và loại. Các từ chỉ thế giới các loài động vật cũng vì thế trở nên vơ cùng phong phú.
Do tính giới hạn của đề tài nghiên cứu, ngƣời viết tập trung ở các từ chỉ các loài vật
thƣờng xuyên xuất hiện trong ca dao nhƣ: các lồi chim (vạc, nơng, cị, chim qun,
chim sâu, quạ, chìa vơi, hạc,…) các lồi cá (cá chạch, cá rơ, cá lìm kìm,…), rồng,
phƣợng, gà, trâu, lợn, chó, ong, bƣớm, rắn, tơm, tép, chuột, cuốc, ve, rận, vịt, mèo,
ốc, tò vò, chuồn chuồn, dế, kiến, đom đóm,…
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

15

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
Ngƣời viết chỉ đi vào ba lồi vật đƣợc sử dụng phổ biến và có giá trị biểu
trƣng trong ca dao: cò, chim quyên, trâu.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

16

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

Chƣơng 2: TỪ CHỈ CÁC HIỆN TƢỢNG THIÊN NHIÊN – TỰ NHIÊN

TRONG CA DAO
I. Tổng quan
1. Các từ chỉ các hiện tƣợng của đất trời
Khảo sát từ hơn 900 lời ca dao, từ chỉ các hiện tƣợng của đất trời xuất hiện
250 lời (27,7%). Ngƣời viết chọn bốn từ tiêu biểu nhất.
STT

TỪ

SLXH

TỶ LỆ(%)

1

Trăng

48

19,2

2

Sơng

42

16,8

3


Gió

32

12,8

4

Mây

22

8,8

2. Từ chỉ thế giới thực vật
Từ chỉ thế giới các loài thực vật xuất hiện 290 lần (32%). Ngƣời viết chỉ
chọn các từ tiêu biểu.
STT

TỪ

SLXH

TỶ LỆ(%)

1

Trầu – cau


40

13,8

2

Cây đa

18

6,2

3

Hoa sen

16

5,5

4

Cây tre

12

4,1

5


Trúc – mai

10

3,4

6

Hoa nhài

8

2,7

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

17

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam

3. Từ chỉ thế giới động vật
Từ chỉ thế giới động vật xuất hiện 311 lần (34,5%). Ngƣời viết chọn ba từ
tiêu biểu nhất.
STT

TỪ


SLXH

TỶ LỆ(%)

1

Trâu

20

6,4

2



10

3,2

3

Chim quyên

6

2

II. Ý nghĩa của các từ chỉ hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao
“ Thiên nhiên – tự nhiên” là một đề tài lớn trong ca dao. Hình ảnh thiên

nhiên cũng nhƣ những từ chỉ thiên nhiên xuất hiện rất nhiều trong những lời ca dao,
từ ca dao đồng bằng Bắc bộ, ca dao xứ Nghệ, xứ Huế đến ca dao Nam Trung Bộ và
Nam Bộ.
Sự hiện diện của thiên nhiên trong ca dao phản ánh mối quan hệ gắn bó giữa
con ngƣời với mơi trƣờng cũng nhƣ vai trò thiên nhiên trong tƣ duy nghệ thuật sáng
tác dân gian. Sự hiện diện này không chỉ thể hiện lòng yêu mến quê hƣơng đất nƣớc
của ngƣời dân, nét văn hóa đặc trƣng từng vùng miền mà thơng qua đó, thiên nhiên
cịn là phƣơng tiện diễn tả tình cảm, thể hiện triết lý, quan niệm của con ngƣời về
thế giới và cuộc sống.
Các sự vật, hiện tƣợng trong thiên nhiên bao gồm: các hiện tƣợng của đất
trời, thế giới thực vật và thế giới động vật. Chúng tồn tại trong thiên nhiên và gắn
bó mật thiết với các hoạt động xã hội cũng nhƣ quá trình lao động của con ngƣời.
Từ những hình ảnh đó, con ngƣời đúc kết kinh nghiệm, vốn sống thể hiện mọi cung
bậc cảm xúc dựa theo tính chất và đặc điểm của chúng.
Thơng thƣờng ý nghĩa của các từ khơng đƣợc nói trực tiếp trên bề mặt ngơn
ngữ, mà thơng qua các hình ảnh từ sự vật, hiện tƣợng đó, con ngƣời bày tỏ tâm tƣ
tình cảm, tƣ, tƣởng, cảm quan thẩm mĩ, những phê phán, nhận xét khen chê tinh tế
kính đao. Cũng có lúc lại mạnh mẽ đấu tranh bày tỏ quan điểm yêu ghét. Ngƣời viết
đi sâu vào khai thác các từ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên, qua khảo sát,
thống kê, dẫn chứng bằng những câu ca dao cụ thể, phân tích ý nghĩa biểu trƣng
cũng nhƣ giá trị sử dụng của các từ chỉ sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

18

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam


1. Từ chỉ các hiện tƣợng đất trời
Với sự ƣu đãi của thiên nhiên, Việt Nam với hai mùa mƣa nắng rõ rệt, những
hình ảnh về các hiện tƣợng của trời đất khá phổ biến trong ca dao và xuất hiện với
tần số cao. Các hiện tƣợng nhƣ: mây, mƣa, nắng, gió, trăng, sao, sơng, biển, trời,….

1.1. Trăng
Trăng là một hình ảnh của các hiện tƣợng tự nhiên, thiên nhiên khá tiêu biểu
và có giá trị biểu trƣng cao. Trong 250 lời ca dao về các từ chỉ hiện tƣợng tự nhiên,
tần số xuất hiện của từ “trăng” là 48 lần (19,2%). Chiếm tỉ lệ cao nhất so với các
hiện tƣợng khác nhƣ: đất, trời, mây, mƣa,…
Xét ở gốc độ tâm linh, trăng trịn ln ghi nhận những sự kiện quan trọng:
xuất gia và nhập diệt vào trăng tròn tháng hai, thành đạo đêm trăng trịn tháng
chạp,…
Về khía cạnh nghệ thuật, có thể nói ánh trăng là hình ảnh tồn vẹn biểu trƣng
cho cái đẹp và ý nghĩa hiện hữu. Từ “ trăng” đƣợc sử dụng nhiều để nói về cái đẹp
hồn hảo, nói về sự viên mãn, trọn vẹn. Bao giờ “trăng” cũng gieo đƣợc cảm hứng
vô tận cho thi sĩ và các tác giả dân gian.
Trăng thƣờng đƣợc dùng để nói về ngƣời phụ nữ. Trong trăng có chị Hằng,
là biểu tƣợng cho cái đẹp, cho khát vọng và ƣơc mơ hạnh phúc của con ngƣời phàm
tục. Luôn tin tƣởng và hƣớng tới những điều tƣơi sáng tốt đẹp. Ngƣời ta vẫn thƣờng
ca ngợi nét đẹp của cơ thiếu nữ trịn trăng, vẽ đẹp tinh khơi trong sáng trịn đầy.
Nguyễn Du cũng đã từng dùng ánh trăng để miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của Thúy Vân:
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.
( Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trăng đẹp nhất là vào đêm rằm tháng tám mùa thu, tất cả chúng ta ai cũng đã
từng nhìn ngắm và mơ mộng với vầng trăng trên cao để tận hƣởng một vẻ đẹp tinh
anh, trong sạch mà thiên nhiên ban tặng.
Nói đế trăng, ngƣời ta sẽ nghĩ ngay đến một vẻ đẹp viên mãn tròn trịa, một
vẻ đẹp thanh cao thoát tục, trăng xuất hiện trong thiên nhiên, nhƣng lại không là

một hiện trƣợng vô tri vô giác mà lại hữu tình, chứa đựng biết bao là cảm xúc.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

19

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
Trăng còn thể hiện cho sự thanh bình, n tĩnh trong tâm hồn, trăng rót vào
lịng từng giọt cơ đơn, nghe sự đời trơi qua, trăng khơng chói chang nhƣ mặt trời,
mà tỏa sáng khắp một vùng quê bằng một thứ ánh sáng nhàn nhạt, dễ chịu và nhẹ
nhàng trải dài trong tâm hồn con ngƣời, mang đến cảm giác bình yên kỳ lạ.
Trăng đến vào mỗi tháng rồi lại đi, nhƣng vẫn là ngƣời bạn đƣờng thân thiết
của con ngƣời, là một điểm tựa, một món q tinh thần tuyệt đẹp, vơ giá ngự trị trên
cao. Đi sâu vào một số phân tích để thấy giá trị cũng nhƣ ý nghĩa biểu trƣng của ánh
trăng trong ca dao, trong đời sống của con ngƣời, trong lao động sản xuất cũng nhƣ
trong tâm hồn.
Ánh trăng có thể xuất hiện từ lời của một mãnh tƣớng:
Đêm nghĩ bến trăng thanh
Bỗng hay đầy thú lạ
Thơ theo bút tng dịng.
( Trần Hƣng Đạo)
Trăng đi vào thơ ca, đi vào văn học dân gian nhƣ một biểu tƣợng truyền
thống để tôn vinh cho cái đẹp, thƣờng là vẽ đẹp của ngƣời thiếu nữ:
Trăng rằm mười sáu trăng nghiêng
Thương ai chúm chím cười riêng một mình.
Trăng mƣời sáu trịn vành vạnh, viên mãn trịn đầy chẳng khác nào cơ thiếu
nữ mới lớn, đẹp làm sao với nụ cƣời duyên dáng, ngây thơ, vẫn cịn lắm ngại ngùng
nên mới “chum chím cười riêng” thật dễ thƣơng khiến ngƣời ta không tránh khỏi

những rung động trong lịng.
Trong tình u đơi lứa, trăng đƣợc xem nhƣ một biểu tƣợng để hẹn thề, trăng
thanh cao, đẹp rạng ngời, trong sáng nhƣ tình yêu chân thành, trăng ngự trị trên cao,
làm minh chứng cho tình yêu, cho những lời “thề non hẹn biển” . Tác giả dân gian
mƣợn ánh trăng thể hiện nỗi nhớ nhung trong tình yêu:

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

20

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
Anh đi đằng ấy xa xa
Để em ơm bóng trăng tà năm canh.
Lời thề hẹn ƣớc còn đƣợc diễn tả bằng sự kết hợp giữa các hình tƣợng thiên
nhiên tƣơng ứng nhƣ: trăng- sen
Thề kia nỡ để lỡ duyên
Trăng còn soi mãi vũng sen Tây Hồ
Trăng thay cho lời than thở cho đôi lứa xa nhau, cảnh chia ly ngƣời đi kẻ ở,
hai nỗi buồn riêng không chung một hƣớng đời:
Vầng trăng ai xẻ làm đôi
Đường trần ai vẽ ngược xuôi hỡi người
Đưa nhau một bước lên đàng
Cỏ xanh hai dãy mấy hàng châu xa
Trăng còn đƣợc dùng để chia sẽ những kinh nghiệm trong cuộc sống, trong
lao động sản xuất:
Tỏ trăng mười bốn được nằm
Tỏ trăng hơm rằm thì được lúa chiêm.

Biểu tƣợng trăng và từ chỉ “trăng” đƣợc dùng rất phổ biến trong ca dao, thể
hiện cái đẹp lãng mạn trong tình yêu, những lời thề trăng gió, những so sánh dí
dỏm, thắm đợm nghĩa tình:
Đơi ta như lửa mới nhen
Như trăng mới mọc như đèn mới khêu.
Trăng cũng là nơi để con ngƣời gởi gắm những tình cảm riêng tƣ, có cảm
nhận đƣợc hết vẻ đẹp nguyên sơ của vầng trăng trong ca dao – dân ca thì mới hiểu
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

21

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
hết những ý nghĩa của vầng trăng trong cổ thi. Một biểu tƣợng cho cái đẹp và sự
thanh cao. Những vầng trăng, ánh trăng luôn là một hình ảnh gắn bó quen thuộc
trong cuộc sống lao động của ngƣời dân Việt Nam, là nguồn cảm hứng vô tận trong
thi ca, các tác phẩm dân gian và nhiều thể loại nghệ thuật khác.

1.2. Sông
Đất nƣớc ta đâu đâu cũng trãi dài bởi các hình ảnh sơng suối, ao, hồ. Trong
sách “Gia Định thành cơng chí”khẳng định: Ở Gia Định, sơng suối dọc ngang
chằng chịt. Hình ảnh hai bờ sông dƣờng nhƣ trở nên quen thuộc quá đỗi với ngƣời
dân q, bởi con sơng gắn bó với máu thịt. Trong 250 lời ca dao về các hiện tƣợng
tự nhiên, sông xuất hiện với tần số 42 lần (16,8%) chiếm một tỉ lệ tƣơng đối cao,
không chênh lệch nhiều so với hình ảnh về “ trăng”.
Sơng có vai trị quan trọng trong đời sống văn hóa: là đƣờng giao thong
huyết mạch ở nơng thơn, hình thành những khu Chợ Nổi giàu bản sắc dân tộc, sông
chở nặng phù sa, mang về sự sống cho cây lúa tốt tƣơi, chứa nhiều sản vật. Trở

thành một nét đặc trƣng của quê hƣơng.
Trong quyển “ Ca dao dân ca Nam Bộ” của Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn
Phát, Trần Tuấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (Nxb TP.HCM, 1994). Hình tƣợng sơng xuất
hiện với tần số rất cao, 144 lần. Sông trở thành một biểu tƣợng nghệ thuật khi đƣợc
sử dụng với nghĩa bóng khơng ổn đinh.
Với sự xuất hiện nhiều nhƣ thế thì ngồi thuộc tính cơ bản là một hiện tƣợng
trong tự nhiên, là nơi chứa đựng những nguồn nƣớc huyết mạch nuôi sống và phục
vụ cho lao động sản xuất của con ngƣời, sơng cịn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc khác.
Sông là một biểu tƣợng đặc trƣng của vùng quê hƣơng, cho những vùng quê yêu
dấu, là nơi ta đƣợc sinh ra, trƣởng thành và lớn lên từng ngày bằng kỷ niệm lội sông
nô đùa nghịch nƣớc, bằng những lúc đu đƣa trên tàu dừa băng qua con kênh xanh,
bằng những chiếc ghe con đƣa lũ học trò trong mùa nƣớc lũ đến trƣờng,… Thật
ngọt ngào trong ký ức tuổi thơ bên dịng sơng thân thiết. Nhà thơ Tế Hanh đã tái
hiện tài tình những ký ức nhƣ thế của ông bằng một niềm tự hào trong bài thơ “Nhớ
con sơng q hương”:
“Q hương tơi có con sơng xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

22

SVTH: Huỳnh Mộng Linh


Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
…………………………………………….
Hỡi con sông đã tấm mát cả đời tơi
Tơi giữ mãi mối tình mới mẻ……….”.
Hình tƣợng sơng khơi dậy ý niệm một cái gì mênh mông bao la rộng lớn, gợi
lên sự xa cách, sụ thử thách bền vững, cái lớn lao vô tận. Từ những đặc điểm: dài,

rộng, sâu, bao la, sông thể hiện đƣợc nhiều khía cạnh trong cuộc sống, dịng sơng
cũng nhƣ cuộc đời của con ngƣời luôn luôn thay đổi và không ngừng vận động,
sông bồi đấp phù sa giống nhƣ con ngƣời rèn luyện và niếm trải cuộc đời, sóng vỗ
bờ nhƣ con ngƣời than khóc trƣớc những khổ đau, sơng cũng là một cuộc đời giống
nhƣ con ngƣời, có những lúc thăng trầm biến đổi có những lúc thẳng tấp, lúc quanh
co, lúc êm dịu. Ngƣời ta hay thƣờng dung sơng để nói về cuộc đời là nhƣ thế.
Nhiều dịng sơng gom chung thành bể, nhiều con ngƣời sẽ là một xã hội,
ln có sự phức tạp đơng vui lẫn lộn, con ngƣời muốn đứng vững trong cuộc đời,
phải có lúc dẽo mềm, uốn éo nhƣ những khúc quanh nhƣ sơng, có lúc phải mạnh mẽ
qt sạch mọi thứ nhƣ cơn lũ, cuốn trôi những thứ xấu xa cặn bã, thay vào đó là thứ
phù sa ngọt ngào vun đấp tốt tƣời cho q hƣơng.
Sơng cịn đƣợc dung chung với các sự vật có mối tƣơng quan để nói về thân
phận, cuộc đời trôi nổi, lênh đênh của con ngƣời. Sơng nêu lên những cảnh đời, đa
phần nói về những mảnh đời phiêu bạt, chịu nhiều sƣơng gió:
Thiếp than cha mẹ thiếp nghèo
Thiếp than phận thiếp như bèo trôi sơng.
Cánh bèo đƣợc gắn với dịng sơng để nói về cuộc đời trôi dạt, không biết đâu
là bến bờ, không biết có đƣợc dừng lại một nơi êm ấm.
Tóm lại, sơng có ý nghĩa biểu trƣng cho cuộc đời. Đời ngƣời và sơng có
nhiều nét tƣơng đồng, sơng nói về cách trở xa xơi, về thử thách trong tình huống
u và cuộc sống, sơng cịn là nơi để con ngƣời nói về những số phận nổi trơi phiêu
bạt, nói về những khổ đau trong cuộc đời mà họ đã trãi qua. Một dịng sơng với rất
nhiều ý nghĩa văn học, ý nghĩa lịch sử và xã hội.

GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

23

SVTH: Huỳnh Mộng Linh



Từ ngữ chỉ các hiện tƣợng thiên nhiên – tự nhiên trong ca dao Việt Nam
Sông đại diện cho những gì lớn lao hùng vĩ bao la, lớn lao vơ tận, là thƣớc đo
của tình ngƣời, trong đó có cơng ơn cha mẹ sinh thành dƣỡng dục:
Ơn cha rộng thênh thang tựa biển
Nghĩa mẹ dài dằng dặc tựa sông.
Đứng trƣớc những cái lớn lao, con ngƣời thấy mình nhỏ bé, sông càng lớn
lao càng thể hiện cho sự bền vững:
Biển cạn, sơng cạn, lịng khơng cạn
Núi lỡ, non mịn, nghĩa bạn không quên.
Chiều dài của sông tạo nên cảm giác xa xôi cách trở:
Sông dài cá lội biệt tăm
Người thương đâu vắng chổ nằm cịn đây.
Khi đã sang sơng cũng là lúc có sự thay đổi:
Ai đem con sáo sang sơng
Để cho con sáo sổ lồng nó bay.
Ngƣời dân cịn mƣợn hình ảnh sơng gợi lên liên tƣởng khác nhau về thân
phận con ngƣời:
Khúc sông chật hẹp khôn tùy
Lo cho thân bậu sá gì thân qua.
Có thể nói sơng là một biểu tƣợng nghệ thuật có khả năng biểu trƣơng hóa
rất cao. Có mối liên hệ chặt chẽ giữa các ý nghĩa thẩm mỹ của sơng và điều đó đƣợc
tạo nên sự thống nhất về mặt ngữ nghĩa của hình tƣợng trong q trình biểu trƣng
hóa nghệ thuật.
GVHD: Nguyễn Thị Thu Thủy

24

SVTH: Huỳnh Mộng Linh



×