Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học thành ngữ trong ca dao nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (786.25 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THÀNH NGỮ TRONG CA DAO NAM BỘ

NGUYỄN XUÂN NGÂN

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THÀNH NGỮ TRONG CA DAO NAM BỘ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

TH.S BÙI THỊ TÂM

NGUYỄN XUÂN NGÂN
MSSV: 0956010103



Hậu Giang, tháng 05 năm 2013


LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên người viết xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường
Đại học Võ Trường Toản và quý thầy cô Khoa Cơ bản đã tận tình giúp đỡ, tạo điều
kiện cho người viết học tập trong suốt bốn năm vừa qua. Đồng thời các thầy cơ đã
giúp người viết có điều kiện nghiên cứu để nâng cao kiến thức của mình.
Đặc biệt, người viết xin gởi lời cảm ơn chân thành đến cô Bùi Thị Tâm,
người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ dạy và giúp đỡ người viết trong suốt q
trình hồn thành luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù, bản thân người viết đã cố gắng nhiều nhưng với vốn kiến thức còn
hạn hẹp nên luận văn cịn nhiều thiếu sót. Vì vậy, người viết rất mong nhận được
những đóng góp quý báu từ quý thầy cô để luận văn của người viết được hồn thiện
hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Xuân Ngân

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề

tài nghiên cứu khoa học nào.

Sinh viên thực hiện
(Kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Xuân Ngân

ii


TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Từ xưa ca dao dân ca đã đi vào lòng người qua những lời ca, tiếng hát ru con
ngọt ngào, sâu lắng thấm đẫm tình người của những người bà, người mẹ. Những bài
ca dao dân ca với ngôn từ mộc mạc giản dị nhưng thắm đượm tình nghĩa đó đã gợi
lên cho chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, cuộc sống lao động và con người
Việt Nam. Để có thể hiểu được nội dung của những câu ca dao đó, chúng ta phải kể
đến những thành ngữ đã có mặt trong những câu ca dao dân ca, thành ngữ thường
ngắn gọn, xúc tích đã làm cho những câu ca dao đạt hiệu quả diễn đạt cao hơn, lột
tả hết ý người nói muốn bày tỏ và mang lại sự thuyết phục. Đồng thời người nghe sẽ
dễ hiểu, dễ thuộc và dễ nắm bắt được nội dung một cách trọn vẹn, khơng cần phải
nói dài dịng đơi khi sẽ gây khó hiểu.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, ngay từ nhỏ tôi đã được nghe những
khúc hát ca dao dân ca ngọt ngào của mẹ. Chính vì vậy, tôi càng thêm yêu quý
những câu ca dao này, đặc biệt được trực tiếp tiếp xúc với những lời ăn tiếng nói
trong ca dao khiến tơi càng hiểu thêm về tâm hồn, cũng như cái đẹp về ngôn từ của
cha ơng. Chính những điều này, giúp tơi chọn đề tài nghiên cứu Thành ngữ trong ca
dao Nam Bộ. Tôi hi vọng, khi nghiên cứu về đề tài này, phần nào sẽ giúp tôi mở
rộng thêm vốn hiểu biết về thành ngữ mà các tác giả dân gian đã sử dụng trong

những câu ca dao. Đồng thời, tơi cũng có điều kiện học hỏi khám phá cái hay, cái
đẹp từ những câu ca dao này, cũng như việc vận dụng những thành ngữ và giá trị
biểu đạt của chúng trong ca dao Nam Bộ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Chúng tơi nghiên cứu thành ngữ trong ca dao Nam Bộ nhằm mục đích tìm
hiểu khám phá những giá trị hay, ý nghĩa của việc vận dụng thành ngữ trong ca dao.
Tôi mong muốn, qua việc nghiên cứu, tôi sẽ hiểu thêm nhiều điều kì diệu, lí thú từ
những bài ca dao của dân tộc. Với những kiến thức còn hạn hẹp, cũng như bước đầu
trong việc nghiên cứu, tơi mong muốn góp phần nhỏ bé cơng sức của mình trong
việc nhìn nhận, đánh giá và tìm hiểu những bài ca dao của dân tộc.
3. Lịch sử vấn đề:
Thành ngữ là một kho tàng kiến thức rất phong phú trong nền văn học dân
gian của dân tộc ta. Thành ngữ có hình thức ngắn gọn, dễ nhớ vì thế nên được nhân
dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Cho đến ngày nay thành ngữ vẫn cịn
ngun giá trị của nó và có rất nhiều cơng trình đã nghiên cứu về nó. Tuy nhiên,
chưa có cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào lĩnh vực thành ngữ trong ca dao Nam
Bộ. Vì thế, đề tài của người viết Thành ngữ trong ca dao Nam Bộ là một đề tài
iii


tương đối mới mẻ và có tính chun sâu. Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này,
người viết hi vọng sẽ góp phần nghiên cứu của mình để nhận xét, đánh giá về cái
hay của các tác giả dân gian trong việc vận dụng thành ngữ trong ca dao.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu trong một số cuốn sách viết về
ca dao, dân ca và thành ngữ, tục ngữ. Chúng tôi chỉ tập trung tìm hiểu một số vấn đề
về thành ngữ, sau đó tiến hành khảo sát các thành ngữ trong ca dao Nam bộ, đồng
thời hệ thống những thành ngữ và phân tích giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong
ca dao Nam Bộ. Từ đó thấy được cái hay của các lớp thành ngữ này.
5. Phương pháp nghiên cứu:

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích kết hợp với
các thao tác chứng minh, miêu tả và phương pháp so sánh đối chiếu.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ
1.1 Khái niệm về thành ngữ:
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ, nhưng ở đây người viết chỉ
đề cập đến quan niệm về thành ngữ của ba tác giả sau:
* Quan niệm về thành ngữ của tác giả Nguyễn Văn Nở.
* Quan niệm về thành ngữ của tác giả Hoàng Văn Hành.
* Quan niệm về thành ngữ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp.
Nhìn chung, trong 3 quan niệm về thành ngữ trên, ba tác giả Nguyễn Văn Nở,
Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp đều đồng ý thành ngữ là cụm từ cố định,
hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. Các tác giả cịn cho rằng thành ngữ được gọt
giũa bóng bẩy và có tính gợi cảm. Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đúc kết lại khái
niệm về thành ngữ như sau: Thành ngữ là những cụm từ cố định được dùng để định
danh cho sự vật, tính chất, hành động. Thành ngữ hồn chỉnh về nội dung và hình
thức. Thành ngữ có hình thức diễn đạt bóng bẩy, trau chuốt mang tính biểu cảm.
Nghĩa của thành ngữ là một chỉnh thể chứ không phải là nghĩa của từng yếu tố trong
chỉnh thể đó.
1.2 Đặc điểm của thành ngữ:
1.2.1 Tính biểu trưng:
Biểu trưng là lấy vật thực, việc thực để nêu lên những hiện tượng, đặc điểm,
tính chất, hoạt động có tính trừu tượng khái quát. Có hai mức độ biểu trưng: đó là
biểu trưng thấp chủ yếu là những thành ngữ so sánh và biểu trưng cao bao gồm
thàng ngữ ẩn dụ và thành ngữ hoán dụ.
iv



1.2.2 Tính hình tượng và tính cụ thể:
Tính hình tượng: thành ngữ tái hiện những vật thực, việc thực tạo nên ấn
tượng mạnh mẽ cho người đọc, giúp người đọc hiểu được nội dung hay ngụ ý mà
thành ngữ muốn diễn đạt trong việc vận dụng những hình ảnh thật.
Tính cụ thể được thể hiện trước hết ở tính bị quy định ở phạm vi sử dụng cụ
thể của từng thành ngữ.
1.2.3 Tính biểu thái:
Thể hiện được những thái độ cảm xúc chứa đựng trong những thành ngữ đó.
Khi sử dụng thành ngữ tác giả đã kèm theo thái độ khen hoặc chê, kính trọng hoặc
xem thường. Đồng thời, tính biểu thái thể hiện ở chỗ thành ngữ thường kèm theo
thái độ xót thương, khinh bỉ, chê bai về người, về vật hay việc được nói tới.
1.2.4 Tính dân tộc:
Thành ngữ sử dụng những hình ảnh quen thuộc, gần gũi trong đời sống của
dân tộc Việt như những hình ảnh về đồ vật, động vật, thực vật… chính những hình
ảnh này gắn liền với quê hương đất nước, gắn với những phong tục tập quán, những
suy nghĩ, những kinh nghiệm sống của người Việt. Vì thế nên tính dân tộc được thể
hiện đậm nét trong thành ngữ.
1.2.5 Tính cấu trúc:
Thành ngữ thể hiện tính điệp và đối. Tính điệp và đối biểu hiện ở mặt quan hệ
ngữ âm và ý nghĩa giữa các thành tố trong thành ngữ. Nhờ tính điệp và tính đối mà
thành ngữ có sự liên kết chặt chẽ giữa các vế với nhau.
1.3 Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ với tục ngữ
1.3.1 Phân loại thành ngữ:
Căn cứ vào tiêu chí biểu trưng để phân thành ngữ ra hai loại: thành ngữ mang
tính biểu trưng thấp (thành ngữ so sánh) và thành ngữ mang tính biểu trưng cao
(thành ngữ ẩn dụ và hốn dụ).
1.3.2 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ:
Tục ngữ là một câu được dùng để diễn đạt một ý nghĩa trọn vẹn, một nhận
xét, một kinh nghiệm sống còn thành ngữ là một cụm từ, một bộ phận của câu, nó
khơng diễn đạt được ý nghĩa trọn vẹn. Tục ngữ là đối tượng nghiên cứu của văn học

dân gian, còn thành ngữ là đối tượng nghiên cứu của từ vựng học. Đồng thời, thành
ngữ cịn có chức năng định danh, dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động. Cịn
tục ngữ có chức năng thơng báo một nhận định, một kết luận về một phương diện
của thế giới khách quan. Bên cạnh sự khác nhau thì thành ngữ và tục ngữ cịn có
những hiện tượng mang tính chất trung gian.
v


CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ THÀNH NGỮ
TRONG CA DAO NAM BỘ
2.1 Những nét cơ bản của ca dao Nam Bộ:
2.1.1 Nội dung của ca dao Nam Bộ:
Nội dung của ca dao Nam Bộ rất phong phú và đa dạng, thể hiện tình u đơi
lứa, tình cảm gia đình, thể hiện tính cách của con người Nam Bộ. Qua đó, ca dao
cịn thể hiện tình cảm mặn nồng đối với non sơng đất nước. Tình cảm đó ln tn
chảy dạt dào trong lịng của những con người nơi đây. Để có được một vùng đất
như ngày hơm nay thì phải nhớ đến sự cực khổ của thế hệ cha anh đã khơng ngại
hiểm nguy, đã liều mình vào nơi rừng sâu nước độc này để khai phá.
2.1.2 Hình thức của ca dao Nam Bộ:
Ca dao Nam Bộ được chia ra ba loại: Thơ ca nghi lễ, dân ca lao động và ca
dao trữ tình. Trong ca dao Nam Bộ, các tác giả đã sử dụng các thể thơ truyền thống
của dân tộc như thể thơ lục bát, song thất lục bát. Ngồi việc sử dụng các thể thơ
của dân tộc thì ca dao Nam Bộ có xu hướng chiếm lĩnh thể thơ tổng hợp.
Tóm lại, về nội dung lẫn hình thức đều phản ánh nỗi cay đắng tủi cực của
người dân lao động làm ra chén cơm manh áo thì ca dao - dân ca Nam Bộ khơng có
gì khác so với ca dao dân ca cả nước, bởi vì dù ở đâu con người cũng phải đổ mồ
hôi và cả máu của mình mới có thể giành giật từ thiên nhiên những gì ta cần.
2.2 Những thành ngữ được sử dụng trong ca dao Nam Bộ:
2.2.1 Thành ngữ ẩn dụ:
Thành ngữ ẩn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở lấy sự vật, hiện

tượng này để nêu lên sự vật hiện tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối quan hệ
giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Trong việc sử dụng thành ngữ ẩn dụ trong ca
dao thì người viết nhận thấy thành ngữ ẩn dụ thể hiện ở hai chủ đề chính. Đó là tình
u đơi lứa và các mối quan hệ về tình cảm gia đình.
2.2.2 Thành ngữ hốn dụ:
Thành ngữ hốn dụ là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở lấy sự vật hiện
tượng này để nêu lên sự vật hiện tượng khác dựa trên sự liên tưởng về mối quan hệ
gần nhau giữa các sự vật hiện tượng. Tương tự, ở thành ngữ hốn dụ thì cũng được
tác giả dân gian sử dụng ở hai chủ đề: về tình u đơi lứa và tình cảm gia đình.
2.2.3 Thành ngữ so sánh:
Thành ngữ so sánh bao gồm những thành ngữ có mơ hình so sánh là A so
sánh B. Trong đó A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, còn so sánh gồm
các từ như, tựa, giống như v.v… Đôi khi trong thành ngữ so sánh thì vế A bị
khuyết, chỉ hiện diện từ so sánh và vế B.
vi


2.3 Nhận xét chung về thành ngữ trong ca dao Nam Bộ:
2.3.1 Số lượng và vị trí của các thành ngữ:
Nhìn chung, trong tổng số 116 câu thành ngữ mà người viết đã thống kê thì
có 70 câu thành ngữ ẩn dụ chiếm 60.34%. Kế đến là thành ngữ hoán dụ có 34 câu
và chiếm 29.31%. Hai loại thành ngữ trên chiếm số lượng nhiều là do chúng mang
lại giá trị biểu cảm, biểu trưng và gợi hình rõ nét. Theo số liệu đã thống kê thì thành
ngữ so sánh chiếm số lượng ít nhất. Trong tổng số 116 câu thành ngữ thì thành ngữ
so sánh có 12 câu chiếm 10.35%. Mặc dù, thành ngữ so sánh ít hơn hai loại thành
ngữ trên nhưng giá trị biểu đạt của nó không kém. Khi loại thành ngữ này xuất hiện
trong ca dao thì đã làm cho câu văn trở nên bóng bẩy, sắc nét và giàu ý nghĩa.
Vị trí của các thành ngữ xuất hiện trong ca dao cũng đa dạng và phong phú:
Khi thì được đặt ở đầu câu, khi thì được đặt ở cuối câu, khi thì giữa câu. Tóm lại, ba
loại thành ngữ này khi sử dụng trong ca dao dù ở vị trí nào chăng nữa, thì cũng

khơng làm thay đổi giá trị của nó là làm cho bài ca dao trở nên cơ đọng, xúc tích.
Giúp người đọc dễ dàng tiếp thu nội dung mà người viết muốn bày tỏ.
2.3.2 Nhận xét về cách dùng thành ngữ:
Trong ca dao Nam Bộ thì các tác giả dân gian có rất nhiều cách để sử dụng
thành ngữ, đặc biệt ở nhiều góc độ khác nhau. Nhưng nhìn chung, chúng ta có thể
thấy rõ hai hình thức sử dụng thành ngữ đó là các thành ngữ được sử dụng nguyên
vẹn và những thành ngữ được sử dụng một cách sáng tạo. Các tác giả dân gian đã
vận dụng thành ngữ sáng tạo bằng nhiều cách khác nhau: Thứ nhất là sáng tạo bằng
cách rút gọn thành ngữ, thứ hai tác giả sử dụng sáng tạo bằng cách thay đổi vị trí
của các thành ngữ hoặc là tách cấu trúc thành ngữ, thứ 3 là thành ngữ do tác giả dân
gian sáng tạo nên.
Tóm lại, thành ngữ được sử dụng trong ca dao Nam Bộ một cách sáng tạo và
đa dạng nhưng vẫn không thay đổi ý nghĩa của thành ngữ đó. Chúng cịn góp phần
tơ điểm cho ca dao thêm phần bóng bẩy, hấp dẫn và lơi cuốn. Đồng thời, làm cho
những câu nói dân dã của con người Nam Bộ trở nên uyên bác hơn nhưng vẫn giữ
được tính mộc mạc, giản dị và chân chất.

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THÀNH NGỮ
TRONG CA DAO NAM BỘ
3.1 Thành ngữ sử dụng để thể hiện tình yêu của con người:
3.1.1 Thành ngữ sử dụng thể hiện tình cảm gia đình:
Trong ca dao thì mối quan hệ về tình cảm vợ chồng, tình cảm của cha mẹ đối
với con cái, hoặc con cái đối với cha mẹ được bộc lộ một cách chân thành, nồng
vii


thắm. Thêm vào đó cùng với sự góp mặt của thành ngữ được thể hiện trong bài ca
dao đặc biệt thành ngữ thể hiện tình cảm gia đình thì giúp cho bài ca dao thêm
phong phú, cơ đọng, xúc tích những ý nghĩa mà tác giả dân gian muốn diễn đạt.
Người viết nhận thấy những thành ngữ được sử dụng trong ca dao nói về tình cảm

gia đình rất phong phú và đa dạng, kể cả thành ngữ Hán Việt cũng như thành ngữ
Thuần Việt. Những thành ngữ trên xuất hiện trong ca dao đã góp phần làm cho
những lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân dân thêm phần un bác, cơ đọng, xúc
tích và sâu sắc hơn. Qua đó, tác giả dân gian sẽ nhấn mạnh được ý cần diễn đạt
đồng thời giúp người nghe dễ dàng tiếp thu được ý đó.
3.1.2 Thành ngữ sử dụng thể hiện tình u đơi lứa:
Thành ngữ thể hiện tình u đơi lứa được tập trung ở các chủ đề là khẳng
định sự bền chặt thủy chung trong tình yêu. Song hành theo, đó là những lời thề thốt
khắc cốt ghi tâm như “Núi lở non mịn”, “Đá mịn sơng cạn” v.v…đây là những lời
minh chứng cho tình yêu bền chặt ấy. Bên cạnh đó, cịn xuất hiện những thành ngữ
thể hiện sự cao thượng của con người trong tình u. Đó là sự cưu mang, đùm bọc,
chở che của hầu hết những chàng trai dành cho người con gái gặp bất hạnh lỡ làng.
Đơi khi thành ngữ cịn thể hiện sự chua chát, đau đớn hay một lời nhắn nhủ về sự lỡ
làng, khơng được đáp lại của tình u đơn phương tuyệt vọng.
3.2 Thành ngữ sử dụng để thể hiện cuộc sống lao động của con người:
Cuộc sống của con người Nam Bộ rất đáng để chúng ta trân trọng và khâm
phục. Họ là những con người cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Mặc dù cuộc
sống có khó khăn vất vả nhưng khơng vì thế mà họ lùi bước, họ ln cố gắng khắc
phục khó khăn, khơng bao giờ nản chí và họ ln ln bám trụ nơi mảnh đất thân
thương này.
3.3 Thành ngữ thể hiện tính cách con người Nam Bộ:
3.3.1 Tính cách giản dị, bộc trực, thẳng thắn:
Người Nam Bộ có tính cách giản dị, bộc trực, thẳng thắn, ít nói chuyện văn
hoa dài dịng, rào trước đón sau. Với nét tính cách này, khi giao tiếp nếu người khác
khơng hiểu thì rất dễ buồn phiền họ. Trải qua thời gian dài thì đây lại là nét tính
cách đẹp trong mối quan hệ giao lưu giữa người với người.
3.3.2 Tính cách phóng khống, hiếu khách:
Người dân Nam Bộ rất hào phóng và hiếu khách. Họ mời gọi một cách nhiệt
tình và chân thành. Nếu ai đã đặt chân tới mảnh đất này thì phải ở lại chơi lâu, hoặc
nên ở đây đến “Bén rễ xanh cây” hả về. Bên cạnh đó, họ rất đồng cảm và có lịng

thương người, có lẽ những con người nơi vùng đất mới này, họ đã hiểu thấu được
nỗi khó khăn, khổ sở của những người tha phương xa xứ. Con người Nam Bộ rất

viii


hiếu khách, họ rất trân trọng những tình cảm đã có với nhau, họ khơng so đo tính
tốn thiệt hơn.

KẾT LUẬN
Thành ngữ được sử dụng rất nhiều trong ca dao nói chung và trong ca dao
Nam Bộ nói riêng. Các tác giả dân gian đã gọt giũa chắt lọc những thành ngữ để
đưa vào ca dao nhằm mục đích làm cho ca dao thêm ngắn gọn, xúc tích, dễ nhớ. Ca
dao Nam Bộ mang nét đặc trưng riêng của vùng sông nước, kênh rạch chằng chịt và
hầu như không chịu sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đã góp phần làm phong
phú hơn kho tàng ca dao của dân tộc. Thành ngữ với những vai trò đặc biệt riêng đã
trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực cho các tác giả dân gian trong quá trình sáng
tác.
Các bài ca dao nhờ có thành ngữ mà trở nên hấp dẫn linh hoạt hơn và cũng
nhờ ca dao mà các thành ngữ có thể phát huy được hết năng lực trong cội nguồn văn
hóa dân gian. Vì thế, hai mặt này cùng tồn tại và bổ sung cho nhau nhằm phát huy
sự hấp dẫn đến người đọc.

ix


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................2
3. Lịch sử vấn đề ...................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................6
5. Phương pháp nghiên .........................................................................................7
NỘI DUNG ...........................................................................................................8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ ............................................8
1.1 Khái niệm về thành ngữ...................................................................................8
1.2 Đặc điểm của thành ngữ ................................................................................10
1.2.1 Tính biểu trưng ...........................................................................................10
1.2.2 Tính hình tượng và tính cụ thể ....................................................................12
1.2.3 Tính biểu thái..............................................................................................14
1.2.4 Tính dân tộc................................................................................................15
1.2.5 Tính cấu trúc...............................................................................................16
1.3 Phân loại thành ngữ và phân biệt thành ngữ với tục ngữ ................................17
1.3.1 Phân loại thành ngữ ....................................................................................17
1.3.2 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ..................................................................20
CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VỀ THÀNH NGỮ
TRONG CA DAO NAM BỘ...............................................................................23
2.1 Những nét cơ bản của ca dao Nam Bộ ...........................................................23
2.1.1 Nội dung của ca dao Nam Bộ .....................................................................23
2.1.2 Hình thức của ca dao Nam Bộ ....................................................................25
2.2 Những thành ngữ được sử dụng trong ca dao Nam Bộ...................................27
2.2.1 Thành ngữ ẩn dụ .........................................................................................27
2.2.2 Thành ngữ hoán dụ .....................................................................................33
2.2.3 Thành ngữ so sánh ......................................................................................36
2.3 Nhận xét chung về thành ngữ trong ca dao Nam Bộ.......................................38
2.3.1 Số lượng và vị trí của các thành ngữ ...........................................................38
2.3.2 Nhận xét về cách dùng thành ngữ ...............................................................39
2.3.2.1 Thành ngữ được sử dụng nguyên vẹn.......................................................39
2.3.2.2 Thành ngữ được sử dụng sáng tạo............................................................41

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA VIỆC SỬ DỤNG CÁC THÀNH NGỮ
TRONG CA DAO NAM BỘ..............................................................................46
3.1 Thành ngữ sử dụng để thể hiện tình yêu của con người..................................46
3.1.1 Thành ngữ sử dụng thể hiện tình cảm gia đình............................................46
x


3.1.2 Thành ngữ sử dụng thể hiện tình u đơi lứa...............................................50
3.2 Thành ngữ sử dụng để thể hiện cuộc sống lao động của con người ................54
3.3 Thành ngữ thể hiện tính cách con người Nam Bộ ..........................................58
3.3.1 Tính cách giản dị, bộc trực, thẳng thắn .......................................................58
3.3.2 Tính cách phóng khống, hiếu khách ..........................................................60
KẾT LUẬN.........................................................................................................62

xi


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Nam Bộ là vùng đất màu mỡ có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp hữu tình, có
tài ngun phong phú. Nơi đây có những con người giản dị, tính tình cởi mở, hào
hiệp, thẳng thắn, nặng tình nặng nghĩa. Có thể nói, Nam Bộ là vùng đất mới, trước
kia cịn chìm trong hoang sơ của rừng rậm, sình lầy và được khai phá từ thế kỷ XVII
trở lại đây. Vùng đất này đã sản sinh ra nguồn của cải vật chất vô tận. Đồng thời
cũng sản sinh ra một nền văn hóa dân gian vơ cùng giá trị: “Những đồn người Việt
vào phía Nam mở đất đã gánh lên vai mình con cái, lương thực… và cả những
truyền thống văn hóa của cha ơng. Tiềm thức văn hóa ấy, tựa hồ như những hạt
giống tiềm tàng, được ươm trên mảnh đất Nam Bộ mầu mỡ cùng với những hình
thức văn hóa mới tràn đầy sức sống do nhân dân sáng tạo ra và tiếp thu của những
dân tộc anh em”[6,tr.16].

Từ xưa ca dao dân ca đã đi vào lòng người qua những lời ca, tiếng hát ru con
ngọt ngào, sâu lắng thấm đẫm tình người của những người bà, người mẹ. Những bài
ca dao dân ca với ngôn từ mộc mạc giản dị nhưng thắm đượm tình nghĩa đó đã gợi
lên cho chúng ta thêm yêu quê hương đất nước, cuộc sống lao động và con người
Việt Nam.
Thông qua những bài ca dao dân ca tác giả dân gian đã bày tỏ tình cảm của
mình bằng những lời ăn tiếng nói hết sức nhẹ nhàng, chân chất. Để có thể hiểu được
nội dung của những câu ca dao đó, chúng ta phải kể đến những thành ngữ đã có mặt
trong những câu ca dao dân ca. Những thành ngữ đó đã đóng một vai trị khơng nhỏ
trong việc truyền đạt ý nghĩa. Bởi lẽ thành ngữ thường ngắn gọn, xúc tích. Thành
ngữ đã được nhân dân chiêm nghiệm đúc kết và đã trở thành lời ăn tiếng nói hàng
ngày trong đời sống của nhân dân. Vì vậy trong những câu ca dao, thành ngữ đã làm
cho những câu ca dao đạt hiệu quả diễn đạt cao hơn, lột tả hết ý người nói muốn bày
tỏ và mang lại sự thuyết phục. Đồng thời người nghe sẽ dễ hiểu, dễ thuộc và dễ nắm
bắt được nội dung một cách trọn vẹn, khơng cần phải nói dài dịng đơi khi sẽ gây
khó hiểu.
Chẳng hạn như trong bài ca dao:
“Cầu nào cao bằng cầu danh vọng
Nghĩa nào trọng bằng nghĩa chồng con
1


Vì đâu nước chảy đá mịn
Xa nhau nghìn dặm lịng còn nhớ thương.”
Hay:
“Chừng nào đá nát vàng phai
Biển hồ lấp cạn mới sai lời nguyền.”
Trong hai bài ca dao trên, khi có sự xuất hiện của hai thành ngữ “Nước chảy
đá mòn” và “Đá nát vàng phai” xen lẫn với các lời nói thơng thường, đã làm cho hai
câu ca dao trở nên hàm xúc, ý nghĩa và tinh tế hơn, đồng thời cho chúng ta thấy

được sự uyên bác ở đó. Đây là lời khẳng định về tấm lịng thủy chung son sắc,
khơng đổi dời trong tình u.
Sinh ra và lớn lên ở vùng đất Nam Bộ, ngay từ nhỏ tôi đã được nghe những
khúc hát ca dao dân ca ngọt ngào của mẹ. Chính vì vậy, tơi càng thêm yêu quý
những câu ca dao này, đặc biệt được trực tiếp tiếp xúc với những lời ăn tiếng nói
trong ca dao khiến tôi càng hiểu thêm về tâm hồn, cũng như cái đẹp về ngơn từ của
cha ơng. Chính những điều này, giúp tôi chọn đề tài nghiên cứu Thành ngữ trong ca
dao Nam Bộ. Tôi hi vọng, khi nghiên cứu về đề tài này, phần nào sẽ giúp tôi mở
rộng thêm vốn hiểu biết về thành ngữ mà các tác giả dân gian đã sử dụng trong
những câu ca dao. Đồng thời, tơi cũng có điều kiện học hỏi khám phá cái hay, cái
đẹp từ những câu ca dao này, cũng như việc vận dụng những thành ngữ và giá trị
biểu đạt của chúng trong ca dao Nam Bộ.
2. Mục đích nghiên cứu:
Chúng tơi nghiên cứu thành ngữ trong ca dao Nam Bộ nhằm mục đích tìm
hiểu khám phá những giá trị hay, ý nghĩa của việc vận dụng thành ngữ trong ca dao.
Tôi mong muốn, qua việc nghiên cứu, tơi sẽ hiểu thêm nhiều điều kì diệu, lí thú từ
những bài ca dao của dân tộc. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài này cịn giúp tơi
có điều kiện trau dồi, tích lũy thêm vốn thành ngữ cho bản thân.
Cũng với cơng trình nghiên cứu này, tơi có dịp vận dụng những kiến thức đã
học của mình vào một vấn đề cụ thể. Với những kiến thức còn hạn hẹp, cũng như
bước đầu trong việc nghiên cứu, tơi mong muốn góp phần nhỏ bé cơng sức của mình
trong việc nhìn nhận, đánh giá và tìm hiểu những bài ca dao của dân tộc.

2


3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Thành ngữ là một kho tàng kiến thức rất phong phú trong nền văn học dân
gian của dân tộc ta. Thành ngữ có hình thức ngắn gọn, dễ nhớ vì thế nên được nhân
dân vận dụng, truyền miệng qua nhiều thế hệ. Cho đến ngày nay thành ngữ vẫn cịn

ngun giá trị của nó và có rất nhiều cơng trình đã nghiên cứu về nó như:
Đầu tiên phải kể đến cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ của nhóm tác giả Bảo Định
Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị. Các tác giả đã chia cuốn
sách này ra hai phần. Phần một nêu vài nét về miền đất Nam Bộ, nội dung, đặc điểm
nghệ thuật của ca dao dân ca Nam Bộ, cùng những biểu hiện về sắc thái địa phương.
Trần Tấn Vĩnh với bài Vài nét về miền đất Nam Bộ đã viết: “Trong lịch sử khẩn
hoang Nam Bộ, cư dân Việt đã trụ ở Đông Nam Bộ đầu tiên, trước khi lấn xuống
đồng bằng Châu Thổ, họ đã sống với nghị lực:
Làm trai cho đáng nên trai
Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng,
đi khai phá cả một vùng “rừng thiên nước độc”, bắt nó phục vụ cuộc sống con
người”[6, tr.10]. Nguyễn Tấn Phát với bài Vài nét về nội dung ca dao – dân ca Nam
Bộ đã viết: “Trong văn học dân gian có một bộ phận được sáng tác bằng các thể thơ
dân tộc kết hợp chặt chẽ với các làn điệu âm nhạc để diễn đạt những khía cạnh khác
nhau trong cảm nghĩ của con người về quê hương đất nước, lao động sản xuất, tình
duyên, gia đình, quan hệ bằng hửu, và các vấn đề xã hội khác”[6,tr.19]. Bùi Mạnh
Nhị với bài Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ đã viết: “Ca
dao dân ca Nam Bộ luôn phát triển theo một xu thế chung…và cảm thụ những
truyền thống chung của ca dao – dân ca toàn dân tộc, đồng thời nó càng ln phát
huy những đặc điểm riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội,
văn hóa, tâm lý, tính cách con người ở địa phương”[6,tr.58]. Bảo Định Giang với
bài Ca dao – dân ca Nam Bộ, những biểu hiện sắc thái địa phương đã viết: “Trong
cộng đồng dân tộc Việt Nam, có người ở nhiều địa phương khác nhau, do điều kiện
sinh hoạt vật chất khác nhau, nên ở mỗi miền cũng có những sắc thái khác nhau, từ
cảnh trí, đặc sản, đấu tranh xã hội, phương thức sản xuất, phong tục tập quán…
Hoàn cảnh thiên nhiên và lịch sử địa phương lại tác động đến nếp sống, tính cách
con người. Tuy vậy, vì dân tộc Việt Nam là một khối thống nhất, có chung một
nguồn gốc, một tiếng nói, cho nên bên cạnh những nét riêng cũng có cái chung chứa
3



đựng tinh thần dân tộc và phù hợp với tâm hồn dân tộc”[6,tr.91]. Phần hai là phần
sưu tầm những bài ca dao dân ca Nam Bộ và sắp xếp theo bốn chủ đề chính: tình
u q đất nước, tình u nam nữ, tình cảm gia đình và các mối quan hệ xã hội
khác.
Khoa Ngữ văn Trường Đại học Cần Thơ đã sưu tầm và biên soạn cuốn Văn
học dân gian đồng bằng sông Cửu Long. Các tác giả đã đề cập đến thực trạng tồn tại
của văn học dân gian trong nhân dân thuộc các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, đã
trình bày bao quát được tương đối đầy đủ các thể loại của văn học dân gian vùng
đồng bằng sơng Cửu Long. Các tác giả đã viết: “Văn hóa của một cộng đồng bao
giờ cũng hình thành và phát triển trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên. Thiên
nhiên ĐBSCL là nhân tố quan trọng tác động đến nhận thức, thói quen, cách ứng
sử,… của cư dân ở đây. Quan trọng hơn cả là môi trường sông nước. Ngồi hệ
thống sơng Cửu Long, nơi đây cịn có hệ thống sông nhỏ đổ ra Vịnh Thái Lan và
mạng lưới kênh rạch chằng chịt. Bên cạnh những dòng chảy tự nhiên, con người còn
“khai mương” để làm vườn, đào kênh để xả phèn cho ruộng. Môi trường sông nước
đã sản sinh ra nền “văn minh kênh rạch”. Do có nhiều dịng chảy nên giao thơng
đường thủy là hệ thống quan trọng của nhân dân từ buổi đầu khai hoang cũng như
trong suốt mấy thế kỉ qua. Sinh hoạt đời sống trên sông nước của họ gắn với chiếc
ghe, xuồng… nên hị chèo ghe đặc biệt phát triển”[11,tr.6].
Trong cuốn Văn hóa dân gian Nam Bộ, Nguyễn Phương Thảo đã đề cập đến
một số vấn đề của văn hóa dân gian Nam Bộ. Tác giả đã viết: “Từ lâu, nói đến Nam
Bộ, trái tim dân Việt Nam lại ngân lên những tiếng yêu thương, tự hào. Bởi đó là
vùng đất đặc biệt về nhiều phương diện của Tổ quốc. Trên dải đất ln nhồi ra
biển Đơng trong ồn ã sóng gió, lịch sử đi qua với bao nỗi thăng trầm. Là nơi đi
trước về sau, Nam Bộ, với vị thế địa – văn hóa, địa – chính trị của mình trở thành
nơi hội tụ nhiều nền văn minh, đón nhận, giao lưu nhiều nền văn hóa, đến từ nhiều
chân trời khác nhau. Trải qua hơn ba chục thập kỷ khai phá xây dựng, tộc người
Việt cũng như các tộc người anh em đã tạo dựng cho vùng đất một nền văn hóa đậm
đà bản sắc dân tộc, giàu sắc thái phương nam”[13,tr.7].

Trong cuốn Kể chuyện thành ngữ và tục ngữ, Hoàng Văn Hành đã kể và sưu
tầm nhiều mẫu chuyện vui nhằm giải thích nguồn gốc, cấu tạo các thành ngữ. Qua
đó giúp chúng ta nắm được nguồn gốc, xuất xứ của thành ngữ. Tác giả quan niệm:
4


“Giống như các từ trong ngôn ngữ, thành ngữ, tục ngữ là những đơn vị có sẵn, xuất
hiện dần dà từ nhiều nguồn, vào nhiều thời điểm khác nhau và được sử dụng rộng
rãi, tự nhiên trong đời sống xã hội. Các kết quả nghiên cứu đã xác định rằng các
yếu tố tạo nên thành ngữ, tục ngữ vốn là những từ độc lập, tức những đơn vị định
danh có nghĩa từ vựng và chức năng cú pháp ổn định... Tuy vậy, trong hệ thống
thành ngữ của mỗi ngôn ngữ, cũng có những thành ngữ, xét trên quan điểm đương
đại, không dễ dàng nhận biết được ý nghĩa của các yếu tố; do đó, việc suy xét nghĩa
thành ngữ cũng như việc tìm kiếm nguồn gốc của nó cũng trở nên khó khăn
hơn”[8,tr.30].
Trong quyển Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu đã dành một phần
nghiên cứu về thành ngữ. Ở đây, tác giả đã nêu quan điểm của mình về khái niệm
thành ngữ, phân loại thành ngữ. Ơng cho rằng: “Các thành ngữ (có tính thành ngữ
cao hay thấp) có thể được chia thành những ngữ tương đương với từ sẳn có (hiển
nhiên hay khơng hiển nhiên) và những thành ngữ không tương đương với từ chủ yếu
là các thành ngữ đồng nghĩa, sắc thái hóa, có tính chất miêu tả”[1,tr.74].
Trong cuốn Cơ sở học và tiếng Việt, Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng
Trọng Phiến cũng đề cập đến cụm từ cố định, phân loại cụm từ cố định: Các tác giả
đã chia cụm từ cố định ra hai phần là ngữ cố định và thành ngữ, trong ngữ cố định
gồm quán ngữ và ngữ cố định định danh. Các tác giả quan niệm:“Thành ngữ là cụm
cố định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa. Nghĩa của chúng có tính hình tượng
hoặc/và gợi cảm”[2,tr.157]. Trên cơ sở đó các tác giả đã tiến hành phân loại thành
ngữ.
Trong cuốn Từ vựng tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp đã đề cặp đến ngữ - đơn
vị từ vựng tương đương với từ trong tiếng Việt. Ở phần này, tác giả đã nêu lên định

nghĩa về thành ngữ, tiến hành phân loại và phân biệt thành ngữ với ngữ định danh và
cụm từ tự do. Tác giả cho rằng: “Thành ngữ chỉ hình thành ở những phạm vi mà sự
phản ánh địi hỏi cần có sự bình giá và biểu cảm. Phạm vi phản ánh như vậy là tùy
thuộc vào hoàn cảnh sống, vào kinh nghiệm và cách nhìn nhận của từng dân tộc.
Thành ngữ của tiếng Việt chủ yếu biểu thị những hiện tượng thuộc đời sống sinh
hoạt của con người như: cách sống, phương sách đối nhân xử thế, tính cách, phẩm
hạnh của người và vật”[7,tr.80].

5


Trong giáo trình Từ vựng học, Đỗ Việt Hùng đã đề cập đến ngữ cố định, khái
quát về ngữ cố định, tiến hành phân biệt ngữ cố định với cụm từ tự do, phân biệt ngữ
cố định và tục ngữ, phân loại ngữ cố định. Từ đó, tác giả phân chia quán ngữ và
thành ngữ, tiến hành định nghĩa thành ngữ và nêu lên một số đặc điểm về nghĩa của
thành ngữ. Tác giả quan niệm: “Thành ngữ là đơn vị đặc trưng của ngữ cố định về
tính ổn định trong cấu tạo và tính thành ngữ về mặt nghĩa”[10,tr.31].
Trong giáo trình Nội dung bài giảng mơn Từ vựng học tiếng Việt, Nguyễn Thị
Thu Thủy đã đề cập đến ngữ cố định, khái niệm ngữ cố định, phân loại ngữ cố định,
đặc điểm của thành ngữ, phân loại thành ngữ, phân biệt thành ngữ với tục ngữ. Từ
đó, tác giả nêu lên giá trị sử dụng của thành ngữ. Tác giả cho rằng: “Ngữ cố định là
các cụm từ đã được cố định hóa cho nên cũng có tính chất chặt chẽ, cố định, sẵn có,
và cũng có chức năng tạo câu giống như từ. Có 2 loại ngữ cố định: thành ngữ và
quán ngữ”[14,tr.25].
Trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, Nguyễn Văn Nở cũng nêu lên
khái niệm thành ngữ: phân loại thành ngữ. Qua đó, tác giả nêu lên giá trị sử dụng
của thành ngữ.
Nhìn chung, những ý kiến trên đã được các tác giả tìm hiểu và nghiên cứu
một cách cặn kẽ về ca dao Nam Bộ, cũng như về thành ngữ. Tuy nhiên, chưa có
cơng trình nghiên cứu nào đi sâu vào lĩnh vực thành ngữ trong ca dao Nam Bộ. Vì

thế, đề tài của người viết Thành ngữ trong ca dao Nam Bộ là một đề tài tương đối
mới mẻ và có tính chun sâu. Chính vì vậy, khi thực hiện đề tài này, người viết hi
vọng sẽ góp phần nghiên cứu của mình để nhận xét, đánh giá về cái hay của các tác
giả dân gian trong việc vận dụng thành ngữ trong ca dao.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn chủ yếu trong một
số cuốn sách viết về ca dao, dân ca và thành ngữ, tục ngữ như Ca dao dân ca Nam
Bộ của nhóm tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh và Bùi
Mạnh Nhị, của nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1984, cuốn Văn học dân
gian đồng bằng sông Cửu Long của khoa Ngữ văn Đại học Cần Thơ, nhà xuất bản
Giáo dục năm 1997, cuốn Kể chuyện thành ngữ tục ngữ của Hoàng Văn Hành, nhà
xuất bản Khoa học Xã hội Hà Nội năm 2002.

6


Phạm vi vấn đề: chúng tơi chỉ tập trung tìm hiểu một số vấn đề về thành ngữ,
sau đó tiến hành khảo sát các thành ngữ trong ca dao Nam bộ, đồng thời hệ thống
những thành ngữ và phân tích giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong ca dao Nam
Bộ. Từ đó thấy được cái hay của các lớp thành ngữ này.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu thành ngữ trong ca dao Nam Bộ là một công việc khơng dễ. Cơng
việc này địi hỏi người nghiên cứu phải có vốn thành ngữ và có sự am hiểu về
chúng. Vì thế khi thực hiện đề tài này, chúng tơi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau :
Phương pháp tổng hợp: chúng tơi tổng hợp các tài liệu có liên quan đến đề
tài. Qua đó có cơ sở tổng hợp các thành ngữ xuất hiện trong những bài ca dao Nam
Bộ.
Phương pháp hệ thống: chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại thành ngữ.
Từ đó tìm ra được số liệu cụ thể, khái quát và chính xác.

Phương pháp phân tích kết hợp với các thao tác chứng minh và miêu tả giúp
chúng tôi nhận ra giá trị của việc sử dụng thành ngữ trong ca dao Nam Bộ.
Phương pháp so sánh đối chiếu: Khi phân tích chúng tơi đã so sánh với một
số thành ngữ được sử dụng trong ca dao Bắc Bộ, từ đó rút ra được những nét riêng
trong việc sử dụng thành ngữ trong ca dao Nam Bộ.

7


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THÀNH NGỮ
1.1 Khái niệm về thành ngữ:
Từ lâu, thành ngữ đã trở thành lời ăn tiếng nói của nhân dân. Có thể nói,
thành ngữ là q trình sáng tạo ngơn ngữ của các tác giả dân gian nhằm diễn đạt
hình ảnh của cuộc sống lao động, bằng cách đúc kết những câu nói có tính chất
khẳng định dựa trên kinh nghiệm sống. Việc sử dụng thành ngữ sẽ làm cho câu nói
trở nên gần gũi và đầy tính thuyết phục. Trong những câu văn, câu thơ có sự xuất
hiện của thành ngữ thì sẽ làm cho những câu văn câu thơ đó thêm phần xúc tích,
ngắn gọn và dễ hiểu. Thành ngữ đã được sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu.
Có rất nhiều vấn đề nghiên cứu xung quanh thành ngữ nhưng trong đó khái niệm về
thành ngữ là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Những cơng trình nghiên cứu về khái
niệm thành ngữ đã thu được nhiều kết quả khả quan. Ở đây, chúng ta có thể kể đến
cơng trình nghiên cứu về khái niệm thành ngữ của các tác giả sau:
* Quan niệm về thành ngữ của tác giả Nguyễn Văn Nở:
Theo Nguyễn Văn Nở: “Thành ngữ là những tổ hợp từ có sẳn (cụm từ cố
định), tương đối bền vững về hình thái cấu trúc, có khả năng định danh như từ dùng
để gọi tên sự vật, tính chất, hành động”[12,tr.88]. Tác giả cho rằng thành ngữ là
cụm từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc và có khả năng định danh. Ví dụ như
thành ngữ Chuột sa chĩnh gạo chỉ những người may mắn gặp được nơi đầy đủ có
cuộc sống nhàn hạ, thành ngữ Tai to mặt lớn chỉ những người có quyền thế địa vị

cao trong xã hội, hay thành ngữ Buồn ngủ gặp chiếu manh chỉ những người may
mắn đúng lúc đúng dịp. Đó là những câu thành ngữ thể hiện chức năng định danh
như từ và biểu thị khái niệm một cách bóng bẩy. Thành ngữ là kết tinh từ lời ăn
tiếng nói của dân tộc, được hình thành trong hồn cảnh sống cùng sự tác động của
mơi trường tự nhiên, văn hóa và đời sống xã hội.
* Quan niệm về thành ngữ của tác giả Hoàng Văn Hành:
Theo Hoàng Văn Hành: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về
hình thái-cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong
giao tiếp thường ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ”[8,tr.25]. Ông cho rằng, thành
ngữ là tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái cấu trúc, hồn chỉnh về ý nghĩa, và
được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp thường ngày. Ví dụ thành ngữ Lẩn như trạch
8


chỉ sự lẩn đi nơi khác một cách nhanh chóng, khơng ai kịp nhìn thấy và cố tình trốn
tránh một việc gì đó. Tính cố định về hình thái–cấu trúc được thể hiện: Một là, thành
phần từ vựng của thành ngữ, nói chung là ổn định, nghĩa là, các yếu tố tạo nên thành
ngữ hầu như được giữ nguyên trong sử dụng, mà không thể thay thế bằng các yếu tố
khác. Chẳng hạn, phải nói “Chân đăm đá chân chiêu”, chứ khơng được nói “Chân
phải đá chân trái”, mặc dù đăm thời cổ có nghĩa là phải, chiêu có nghĩa là trái. Hai
là, tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ thể hiện ở sự cố định về trật tự các thành
tố tạo nên thành ngữ. Ví dụ, chúng ta thường nói thành ngữ Cứng đầu cứng cổ, chứ
khơng ai nói cứng cổ cứng đầu, hoặc thành ngữ Tai to mặt lớn, khơng ai nói mặt lớn
tai to. Bên cạnh đó, thành ngữ cịn có đặc trưng nổi bật là tính hồn chỉnh và bóng
bẩy về nghĩa. Nó biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng trọn vẹn về các thuộc
tính, q trình hay sự vật. Nói một cách khác, thành ngữ là những đơn vị định danh
của ngôn ngữ.
* Quan niệm về thành ngữ của tác giả Nguyễn Thiện Giáp:
Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Thành ngữ là những cụm từ cố định, vừa có tính
hồn chỉnh về nghĩa, vừa có tính gợi cảm”[7,tr.77]. Tác giả cho rằng thành ngữ là

cụm từ cố định, hồn chỉnh về nghĩa. Ví dụ như thành ngữ Chó ngáp phải ruồi chỉ
những kẻ bất tài vô dụng nhưng lại gặp may mắn ngẫu nhiên. Hay thành ngữ Hết
lòng hết dạ chỉ những người tận tâm tận lực, dốc hết sức hết lịng mình để giúp đỡ
người khác, khơng hề so đo tính tốn. Bên cạnh nội dung trí tuệ, các thành ngữ bao
giờ cũng kèm theo các sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, hoặc là kính trọng, tán
thành, hoặc là chê bai khinh rẻ, hoặc là ái ngại xót thương v.v…Chẳng hạn thành
ngữ Nói thánh nói tướng vừa diễn đạt khái niệm ba hoa khoác lác, vừa kèm theo thái
độ chê bai không tán thành. Thành ngữ Thắt lưng buộc bụng vừa diễn đạt khái niệm
tiết kiệm dè xẻn, vừa thể hiện cả thái độ tán thành. Thành ngữ Chó cắn áo rách vừa
biểu thị sự không may, vừa tỏ thái độ cảm thơng...
Nhìn chung, trong 3 quan niệm về thành ngữ trên, ba tác giả Nguyễn Văn Nở,
Hoàng Văn Hành, Nguyễn Thiện Giáp đều đồng ý thành ngữ là cụm từ cố định,
hồn chỉnh về nội dung và hình thức. Các quan niệm cịn cho rằng thành ngữ được
gọt giũa bóng bẩy và có tính gợi cảm.
Trên cơ sở đó, chúng ta có thể đúc kết lại khái niệm về thành ngữ như sau:

9


Thành ngữ là những cụm từ cố định được dùng để định danh cho sự vật, tính
chất, hành động. Thành ngữ hồn chỉnh về nội dung và hình thức. Thành ngữ có
hình thức diễn đạt bóng bẩy, trau chuốt mang tính biểu cảm. Nghĩa của thành ngữ là
một chỉnh thể chứ không phải là nghĩa của từng yếu tố trong chỉnh thể đó.
1.2 Đặc điểm của thành ngữ:
Thành ngữ có những đặc điểm sau:
1.2.1 Tính biểu trưng:
Quan niệm về tính biểu trưng thì cũng có nhiều tác giả đề cập đến:
Theo quan niệm của Đỗ Hữu Châu thì hầu hết tất cả các ngữ cố định dù có
tính thành ngữ cao (như Đi guốc trong bụng) hay thấp (như Ăn đói mặc rét) đều là
những bức tranh nho nhỏ về những vật thực, việc thực, cụ thể, riêng lẻ, được nâng

lên để nói về cái phổ quát, trừu tượng. Do đó, ơng quan niệm biểu trưng là: “lấy
những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động,
tình thế…phổ biến khái quát”[1,tr.70]. Đặc biệt, các tình thế có tính chất biểu trưng
cao. Bởi lẽ, tình thế đã là cái gì hết sức phức tạp khó nói, lại cịn bộc lộ thái độ, cách
đánh giá của người nói đối với tình thế hay đối với người bị lâm vào tình thế đó nữa.
Ví dụ, biểu trưng cho tình thế đó là thành ngữ Cá nằm trên thớt ám chỉ người đã rơi
vào tình thế nguy kịch, không biết sống chết thế nào, sự sống và cái chết của bản
thân do người khác định đoạt. Hay thành ngữ Chuột chạy cùng sào, đây là tình thế
của những người rơi vào bước đường cùng, bế tắc không lối thoát mặc dù họ đã
xoay sở hết cách. Nếu như, chúng ta không dùng thành ngữ Cá nằm trên thớt hoặc
thành ngữ Chuột chạy cùng sào mà lại dùng cụm từ tự do như những lời giải nghĩa
trên, chúng ta chẳng những khơng thể nói lên đầy đủ những cái đáng nói của tình thế
đó mà cịn phạm phải nhược điểm là dài dòng, rườm rà và nhạt nhẽo.
Cho nên, khi chúng ta đưa ra một sự kiện có thật “chuột bị đuổi chạy trên cái
sào dựng đứng” rồi để cho người nghe, người đọc tự suy ra những điều có thể suy ra
được, đó là con đường tốt nhất vừa đảm bảo đủ ý, vừa đạt được tính hàm xúc mà lại
gây được ấn tượng sâu sắc. Vì thế, “Biểu trưng là cơ chế tất yếu mà ngữ cố định, mà
từ vựng phải sử dụng để ghi nhận, diễn đạt những nội dung phức tạp hơn một khái
niệm đơn”[1,tr.70].
Theo Đỗ Việt Hùng “Tính biểu trưng của thành ngữ có được là do tính thành
ngữ đem lại. Q trình suy luận nghĩa của thành ngữ thông qua các phép chuyển
10


nghĩa làm cho thành ngữ có tính biểu trưng”[10,tr.31]. Một cụm từ mà ý nghĩa của
nó khơng phải thuần túy do tổng nghĩa của các từ theo cấu trúc của nó tạo nên là
cụm từ có tính thành ngữ. Ví dụ, chờ hết nước hết cái thì hết nước hết cái có nghĩa
khác hẳn với nghĩa của các từ tạo nên nó. Ta nói hết nước hết cái có tính thành ngữ.
Theo Cù Đình Tú thì biểu trưng là “Dựa vào quy luật hài hòa âm thanh, dựa
vào quy tắc ngữ pháp, dựa vào quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ, người ta

chọn lấy những tổ hợp từ ngữ miêu tả những hiện tượng sinh động và quen thuộc
trong cuộc sống, dùng chúng làm dấu hiệu để gọi tên những đối tượng. Lối gọi tên
này mang tính chất biểu trưng, nghĩa là qua những hình ảnh – dấu hiệu này, thành
ngữ gợi ra một cái gì đó đằng sau, biểu trưng một cái gì đó”[15,tr.151]. Ví dụ thành
ngữ Ăn cháo đá bát biểu trưng cho sự vô ơn bạc nghĩa, đối xử tệ bạc với người đã
giúp đỡ cưu mang mình. Hay thành ngữ Chân lấm tay bùn biểu trưng cho sự vất vả
lam lũ cực nhọc của công việc đồng áng, thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng đây là hình
ảnh biểu trưng cho những người ít hiểu biết, kiến thức nơng cạn và có tầm nhìn hạn
hẹp.
Theo quan niệm của Nguyễn Thị Thu Thủy “Biểu trưng là lấy những vật
thực, việc thực làm biểu tượng để nêu những hiện tượng tính chất có tính trừu
tượng, khái qt”[14,tr.25].
Theo quan niệm của Nguyễn Văn Nở thì “Về mặt nội dung, thành ngữ thường
được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa hoặc hình thức so sánh để tạo nên nghĩa
biểu trưng”[12,tr.90]. Thường những thành ngữ so sánh thì ý nghĩa biểu trưng của
nó khơng cao so với các thành ngữ được cấu tạo theo quy tắc chuyển nghĩa ẩn dụ
hay hoán dụ. Trong cách cấu tạo này, người ta lựa chọn những hình ảnh quen thuộc,
sinh động và cụ thể trong đời sống như động vật, thực vật, tự nhiên, đồ dùng… dùng
chúng làm những dấu hiệu biểu đạt những vấn đề trừu tượng về đời sống xã hội con
người. Ví dụ để biểu đạt sự bn bán, lặn lội vất vả nhằm kiếm miếng ăn hàng ngày
của những người khơng có nhiều vốn liếng ở trong xã hội người ta mượn hình ảnh
“bn gánh và bán bưng”. Nói về sự ăn xài, chi tiêu tiết kiệm thì dùng hình ảnh “thắt
lưng và buộc bụng”.
Tóm lại, tất cả những quan niệm trên đều cho chúng ta thấy: biểu trưng là lấy
vật thực, việc thực để nêu lên những hiện tượng, đặc điểm, tính chất, hoạt động có
tính trừu tượng khái quát. Có hai mức độ biểu trưng:
11


Biểu trưng thấp là những thành ngữ có nghĩa biểu hiện rõ trên bề mặt ngơn

từ. Thường chỉ có một bộ phận nhỏ mang tính chất biểu trưng. Ở đây, chúng ta có
thể kể đến những thành ngữ so sánh như Dai như đỉa đây là hình ảnh biểu trưng cho
sự nhằn nhì, dai dẳng bám chặt lấy, khơng chịu rời ra phút giây nào. Hoặc thành ngữ
Mê như điếu đổ hình ảnh biểu trưng cho trai gái yêu nhau đến mê mẩn, ngay dại
giống như người hút thuốc lào say quá ngã ra làm đổ cả điếu.
Biểu trưng cao là những thành ngữ có nghĩa khơng được biểu đạt trực tiếp
trên bề mặt ngôn từ mà phải dựa vào những con chữ đó để suy ra những lớp nghĩa
mới, ẩn bên trong mà thành ngữ muốn diễn đạt. Đó là những thành ngữ được hình
thành bằng con đường liên tưởng thơng qua hai phương thức ẩn dụ và hốn dụ: Ẩn
dụ là lấy những sự vật hiện tượng này để nêu lên những sự vật hiện tượng khác dựa
vào sự liên tưởng về mối quan hệ giống nhau giữa các sự vật hiện tượng. Ví dụ
thành ngữ Ếch ngồi đáy giếng chỉ người ít hiểu biết, kiến thức nơng cạn do khơng có
điều kiện giao lưu tiếp xúc rộng rãi. Đây là hình ảnh phê phán cho những kẻ ngơng
nghênh, tự cho mình là tài giỏi chứ khơng đơn thuần là hình ảnh con ếch mà ngồi
dưới đáy giếng. Hoán dụ là lấy những sự vật hiện tượng này để gọi tên cho những sự
vật hiện tượng khác dựa vào sự liên tưởng về mối quan hệ gần nhau giữa hai đối
tượng. Ví dụ Chăn đơn gối chiếc đây là hình ảnh chỉ sự cơ đơn lẻ loi. Chính những
hình ảnh vật thật, việc thật trên đã làm cho thành ngữ mang tính biểu trưng.
1.2.2 Tính hình tượng và tính cụ thể:
Theo Đỗ Hữu Châu “Tính hình tượng của thành ngữ là kết quả tất yếu của
tính biểu trưng”[1,tr.71]. Nhờ tính hình tượng mà các ngữ cố định thường gây ra
những ấn tượng mạnh mẽ, đột ngột, tác động của chúng đậm đà và sâu sắc. Đồng
thời tạo ra sự thú vị cho người đọc. Do có tính hình tượng nên ngữ cố định là cụ thể,
ý nghĩa của ngữ cố định thường vượt khỏi ý nghĩa trực tiếp của sự vật, hiện tượng
nên chúng lại có giá trị phổ biến và khái qt. Vì thế, “Tính cụ thể ở đây thể hiện ở
tính bị quy định về phạm vi sử dụng”[1,tr.72]. Ông đã chỉ ra ở mỗi một sự vật hiện
tượng khác nhau thì sử dụng thành ngữ cho phù hợp, các thành ngữ không phải dùng
cho bất cứ sự vật hiện tượng nào. Ví dụ thành ngữ Chuột chạy cùng sào chính vì
hình ảnh con chuột, một con vật bị mọi người khinh bỉ nên thành ngữ này chỉ dùng
cho những người bị ta thù ghét, khinh bỉ mà thơi. Ơng cịn cho rằng tính cụ thể cịn

thể hiện ở tính bị quy định về sắc thái ý nghĩa. Ví dụ cùng nói về tính chất của sự
12


×