Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Khóa luận tốt nghiệp văn học thi pháp thơ hồ chí minh qua tập nhật ký trong tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.08 KB, 88 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THI PHÁP THƠ HỒ CHÍ MINH
QUA TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ

LÊ THỊ TUYẾT TRINH

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

THI PHÁP THƠ HỒ CHÍ MINH
QUA TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ
Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN HOA BẰNG



LÊ THỊ TUYẾT TRINH

Hậu Giang, tháng 05 năm 2013

2


LỜI CẢM TẠ
eôf
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ, nhân viên trường Đại học Võ
Trường Toản, Khoa Cơ bản, thư viện Đại học Võ Trường Toản và trung tâm học liệu Đại
học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khóa luận.
Trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã dành nhiều tâm huyết, hết lịng giảng
dạy, giúp tơi và các bạn sinh viên khác có những kiến thức quý báu, những phương pháp,
kỹ năng cần thiết trong công tác chuyên mơn sau này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Hoa Bằng người đã
hướng dẫn tơi tận tình, giúp tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hậu giang, ngày…tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Tuyết Trinh

3


LỜI CAM ĐOAN
eôf


Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tơi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.

Sinh viên thực hiện:

Lê Thị Tuyết Trinh

4


PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
(Giảng viên hướng dẫn)
---------------------------1. GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
NGUYỄN HOA BẰNG
2. SINH VIÊN THỰC HIỆN:
LÊ THỊ TUYẾT TRINH
MSSV:0956010075
KHÓA: II
3. TÊN ĐỀ TÀI: THI PHÁP THƠ HỒ CHÍ MINH
QUA TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
1. Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:
1.1. Chuyên cần: ......................................................................................................
1.2. Thái độ: .............................................................................................................
1.3. Khác: .................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
2. Đánh giá luận văn:
2.1. Đặt vấn đề (theo 5 bước): ..................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2.2. Nội dung chính: ................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
5


......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
2.3. Chú thích, thư mục: ...........................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

2.4. Hình thức trình bày: ...........................................................................................
2.4.1. Dung lượng (trang): .....................................................................................
2.4.2. Khuôn khổ: ..................................................................................................
2.4.3. In ấn: ............................................................................................................
2.4.4. Trình bày: .....................................................................................................
2.4.5. Chính tả, ngữ pháp: .....................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
6


................................................................................................................................
3. Đánh giá, xếp loại: ......................................................................................................
Đánh giá: ................................................................................................................
................................................................................................................................
Xếp loại: ................................................................................................................
................................................................................................................................
………, ngày

tháng 04 năm 2013

Giảng viên hướng dẫn
(Kí và ghi rõ họ tên)

7


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN………………………………………………………………………..i
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………...ii
PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN………………………………………….iii
MỤC LỤC………………………………………………………………………….iv

MỞ ĐẦU
1.
2.
3.
4.
5.

Lí do chọn đề tài……………………………………………………………..1
Lịch sử vấn đề………………………………………………………..............2
Mục đích nghiên cứu……………………………………………………...…6
Phạm vi nghiên cứu……………………………………………………….....6
Phương pháp nghiên cứu…………………………………………….……….7

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP HỌC;
VÀI NÉT VỀ HỒ CHÍ MINH VÀ NHẬT KÝ TRONG TÙ
1.1. Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học…………………………………..8
1.1.1. Về “thi pháp”…………………………………………………………….8
1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về khái niệm “thi pháp”……………………...8
1.1.1.2. Xác định khái niệm “thi pháp”…………………………………….11
1.1.2. Về “thi pháp học”………………………………………………………11
1.1.2.1. Khái niệm “thi pháp học”………………………………………….11
1.1.2.2. Đối tượng và phương pháp của “thi pháp học”…………………....11
1.2. Cuộc đời, sự nghiệp sáng tác Hồ Chí Minh và giá trị tập Nhật ký trong tù
1.2.1. Cuộc đời Hồ Chí Minh…………………………………………………13

1.2.1.1. Vài nét về Hồ Chí Minh……………………………………………13
1.2.1.2. Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh…………………………...14
1.2.2. Khái quát về sự nghiệp sáng tác Hồ Chí Minh
và giá trị tập Nhật ký trong tù……………………………………...16
1.2.2.1. Sự nghiệp sáng tác............................................................................16
1.2.2.2. Giá trị tập Nhật ký trong tù………………………………………...18

8


Chương 2
THI PHÁP NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH
2.1. Thi pháp nhân vật trong Nhật ký trong tù………………………………….21
2.1.1. Lí luận chung về thi pháp nhân vật…………………………………….21
2.1.1.1. Nhân vật văn học và thi pháp nhân vật…………………………….21
2.1.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người………………………………22
2.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong Nhật ký trong tù…………..23
2.1.2.1. Con người mất tự do trong cảnh tù đày……………………………23
2.1.2.2. Con người trong cuộc sống sinh hoạt đời thường………………….27
2.1.2.3. Con người mang niềm tin, hy vọng hướng đến tương lai………….29
2.2. Thi pháp thời gian nghệ thuật trong Nhật ký trong tù……………………..31
2.2.1. Lí luận chung về thi pháp thời gian nghệ thuật ……………………….31
2.2.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật…………………………………….31
2.2.1.2. Cấu trúc và biểu hiện của thời gian nghệ thuật…………………….31
2.2.1.3. Tính chất và chức năng của thời gian nghệ thuật…………………..34
2.2.2. Thời gian nghệ thuật trong tập thơ Nhật ký trong tù…………………..34
2.2.2.1. Thời gian vận động…………………………………………….…..34
2.2.2.3. Thời gian hướng đến tương lai……………………………………..35
2.3. Thi pháp khơng gian nghệ thuật…………………………………………….39

2.3.1. Lí luận chung về thi pháp không gian nghệ thuật……………………..39
2.3.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật…………………………………..39
2.3.1.2. Cấu trúc và biểu hiện của khơng gian nghệ thuật…………………..39
2.3.1.3. Tính chất và chức năng của không gian nghệ thuật………………...39
2.3.2. Thi pháp không gian nghệ thuật trong tập Nhật ký trong tù…………..40
2.3.2.1. Không gian trong tù…………………………………………….….40
2.3.2.2. Khơng gian ngồi nhà tù…………………………………………...42
2.3.2.3 Khơng gian trên đường chuyển lao…………………………………45

9


Chương 3
THI PHÁP THỂ LOẠI, KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU
TRONG TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ CỦA HỒ CHÍ MINH
3.1. Thi pháp thể loại trong Nhật ký trong tù …………………………………...50
3.1.1. Lí Luận chung về thi pháp thể loại……………………………………..50
3.1.1.1. Khái niệm về thi pháp thể loại……………………………………..50
3.1.1.2. Về thi pháp thể loại hiện nay………………………………………50
3.1.2. Thi pháp thể loại trong tập Nhật ký trong tù……………..…………….51
3.1.2.1. Thể tài tự sự trữ tình…………………………………………..……51
3.1.2.2. Thể tài đạo đức thế sự………………………………………..…….54
3.2. Thi pháp kết cấu…………………………………………………..………….54
3.2.1. Lí luận chung về thi pháp kết cấu…………………………….………...54
3.2.1.1. Khái niệm về thi pháp kết cấu……………………………..……….54
3.2.1.2. Các phương diện của thi pháp kết cấu………………….………….57
3.2.2. Thi pháp kết cấu trong tập Nhật ký trong tù…………………..…………..58
3.2.2.1. Kết cấu so sánh…………………………………………….………58
3.2.2.2. Kết cấu liên tưởng…………………………………………..……...60
3.2.2.3. Kết cấu tương phản………………………………………...………62

3.3. Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu…………………………….……………..63
3.3.1. Lí luận chung về thi pháp ngơn ngữ và giọng điệu……….…………...63
3.3.1.1. Những vấn đề chung về thi pháp ngôn ngữ……………………......63
3.3.1.2. Những vấn đề chung về thi pháp giọng điệu……………………....65
3.3.2. Thi pháp ngôn ngữ và giọng điệu trong tập Nhật ký trong tù………….67
3.3.2.1. Thi pháp ngôn ngữ trong Nhật ký trong tù………………………...67
3.3.2.2. Thi pháp giọng điệu trong Nhật ký trong tù……………………….70

KẾT LUẬN………………...…………………76
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………88

10


MỞ ĐẦU
2. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng
giải phóng dân tộc và cũng là một danh nhân văn hóa thế giới. Cuộc đời và sự
nghiệp của Người là niềm tự hào của toàn dân tộc, là tấm gương sáng để chúng ta
noi theo.
Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm
rất nhiều thơ. Nhật ký trong tù là tập thơ tiêu biểu nhất trong di sản thơ ca của Hồ
Chí Minh.
Trước hết Nhật ký trong tù là cuốn nhật ký bằng thơ phản ánh tâm hồn và
nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng trong hồn cảnh khó khăn và khắc
nghiệt nhất, đồng thời lên án chế độ nhà tù hà khắc của chính quyền Tưởng Giới
Thạch. Đó là tác phẩm văn học lớn của một chiến sĩ cộng sản vĩ đại. Thế nhưng với
tính cách khiêm tốn Người lại khơng thừa nhận mình là một nhà thơ, có lần Người
nói trong một cuộc gặp mặt với nhà báo: “Các chú khơng nhắc thì Bác cũng không
nhớ đến nữa, Bác không phải là người hay thơ mà thơ của Bác cũng không hay.

Mười mấy tháng bị nhốt trong cái phòng u ám và quạnh hiu, một mình một bóng,
khơng được nói chuyện với ai, khơng có việc gì làm. Muốn đi “du lịch” thì đi dọc
chỉ năm bước, đi ngang bốn bước. Để “tiêu khiển ngày giờ, chỉ có cách nghêu ngao,
vắn tắt ghi lại sinh hoạt của người tù, cho khuây khỏa thế thôi, phải thơ phú gì”.
Nhật ký trong tù là một sự kết hợp linh hoạt giữa ký và thơ nên đã tạo nên
một dáng vẻ đặc biệt, vừa mang tính chân thực cao lại vừa trầm bổng thanh điệu
của thơ ca, vừa trang trọng lại vừa gần gũi, giản dị, vừa như những lời kể, lời tâm
tình nhưng vẫn vẽ nên được một bức tranh xã hội.
“Từ hơn ba chục năm nay, nhiều trước tác của Người đã được chọn đưa vào
giảng dạy chính thức trong trường phổ thơng như: Tun ngơn độc lập, Nhật ký
trong tù…Những trước tác ấy có vị trí quan trọng hàng đầu trong việc giáo dục tinh
thần u nước, tình cảm cách mạng, lịng tự hào dân tộc, truyền thống văn hóa cho
thế hệ trẻ học đường Việt Nam. Trong chương trình mơn Văn ở trường phổ thơng
hiện nay, Hồ Chí Minh là một trong chín tác giả được lựa chọn để giảng dạy với tư
cách là tác giả lớn của nền văn học Việt Nam cùng với Nguyễn Trãi (1380-1442),
Nguyễn du (1865-1920) và một số tác giả khác. Trong các sách Tập làm văn, Đạo
11


đức, Giáo dục Công dân, Lịch sử dùng trong trường phổ thơng đều có các tác phẩm
của chủ tịch Hồ Chí Minh theo u cầu riêng của từng mơn. Có thể nói, các trước
tác của chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt nhiều năm qua đã trở thành tài liệu học tập
không thể thiếu cho học sinh, giáo viên Việt Nam.” [17; tr 3].
Từ những điều trên chúng tôi nhận thấy rằng tìm hiểu thi pháp thơ Hồ Chí
Minh qua tập Nhật ký trong tù là một vấn đề rất thú vị.
Chúng tơi muốn đi sâu khám phá để có những hiểu biết đúng đắn về các giá
trị độc đáo của Nhật ký trong tù về thi pháp cũng như khẳng định tài năng của Hồ
Chí Minh khơng chỉ trong lĩnh vực quân sự mà cả thơ văn.
Hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ giúp bạn đọc tiếp cận tác phẩm một cách
trọn vẹn hơn.

3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nhật ký trong tù là một tập thơ nổi tiếng và có giá trị to lớn về nhiều mặt của
Hồ Chí Minh cũng như của dân tộc Việt Nam. Đó là lí do mà tập thơ có rất nhiều
bản dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới, song song là rất nhiều cơng trình nghiên
cứu, bài viết của các tác giả trong nước cũng như nước ngồi. Sau đây chúng tơi chỉ
xin trích những cơng trình tiêu biểu mà chúng tơi sưu tầm được:
v Những nghiên cứu ở nước ngoài
Tiến sĩ Phê-Ren-Xơ Xdilaghi (Thụy Điển) là tổng biên tập báo chí văn học
Lăng kính phương bắc xuất bản tại Thụy Điển. Tác giả đã được đọc tập thơ Nhật ký
trong tù của Hồ Chí Minh qua bản dịch quốc tế ngữ của Đào Anh Kha, nhà xuất
bản Ngoại văn, Hà Nội. Cũng trong tạp chí trên, số Xuân 1937, tiến sĩ có bài viết
“Nhật ký trong tù-Một bức tranh tự họa của Hồ Chí Minh” với nội dung khen ngợi
những bài thơ ngắn gọn, nhưng mang đầy cá tính, viết ra trong hồn cảnh bị kẻ địch
bắt, Hồ Chí Minh đã chọn cách làm thơ để giải khuây trong thời gian Người bắt
buộc ngồi không ở chốn lao tù. Những đoạn thơ hoàn toàn riêng tư này đã biểu hiện
những cảm xúc và những niềm hy vọng của người bị bắt. Thảng hoặc ở đây kia,
người ta thấy tác giả ngụ ý nói đến những hồn cảnh và lý do của tình huống, tuy
nhiên những cái đó chỉ được phác qua một cách nhẹ nhàng chứ khơng phải chủ đích
của tác giả. Tiến sĩ Phê-Ren-Xơ nhận xét: Giọng thơ mang đầy bản sắc, làm cho
người đọc tự nhiên cảm thấy mình đang đứng trước một nhà thơ, đang sống trong
hoàn cảnh hết sức ngặt nghèo, nhưng rõ ràng nhà thơ không hề thụ động và thiếu
12


sức mạnh…Nói chung người đọc có cảm giác như mình được đứng, dừng lại đơi
chút trên dịng thác thời gian, tạm quên cuộc chiến tranh đau lòng đang diễn ra –
cuộc chiến tranh phi nghĩa mà ai nấy đều mong muốn và tin tưởng là phải chấm dứt
– để tập trung ý nghĩ vào một con người đang chân thành bộc lộ mình. Và chúng ta
đã tiếp nhận được một bức chân dung làm cho mình phải ngạc nhiên. Đây là một
cuốn sách mà tất cả mọi người yêu thơ đều nên đọc, vơ luận người đọc ấy mang

chính kiến như thế nào. (Đào Anh Kha dịch)
Lelio Basso, giáo sư xã hội học, Trường Đại học Rooma – Italia – là người
viết nhiều báo, sách ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam cũng có bài viết
về Nhật ký trong tù trích bài Lời nói đầu tập Nhật ký trong tù dịch sang tiếng Ý sơ
lược lại như sau: Những bài thơ trong tập Nhật ký trong tù do Người viết bằng chữ
Hán trong thời kì này và cũng là một trong các hoạt động cách mạng hàng ngày.
Nhưng tình cảm được biểu hiện trong thơ của Người lại rất phong phú. Đó là tình
u đất nước, u tự do, và đó cũng chính là lý tưởng mà Người đã cống hiến cả
cuộc đời chiến đấu của mình. Trong đó lịng u nước và u nhân dân là nổi
bật…Qua tập thơ Nhật ký trong tù, người ta tìm thấy những đặc tính nổi bật của
nhân vật đặc biệt: Hồ Chí Minh. Những bài thơ Người viết vào thời kì mà tư tưởng
xã hội chủ nghĩa đã chín muồi, càng chứng tỏ tinh thần dân tộc nổi bật trong suy
nghĩ và hành động của Người. Điều đó giúp chúng ta hiểu rõ bản chất cách mạng
của các dân tộc đang phát triển, nơi mà thành phần dân tộc luôn luôn nổi bật trong
mọi lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Mặt khác, chúng ta hiểu được
rõ khả năng kỳ diệu của nhân dân Việt Nam chống xâm lược Mỹ. Nếu chúng ta
nghĩ rằng trong mỗi con người Việt Nam đều mang ít nhiều tính cách vị lãnh tụ của
họ, có sự gắn bó chặt chẽ với đất nước và dân tộc họ, có một yêu cầu bức thiết về tự
do và công lý, chúng ta mới hiểu rõ hơn tại sao tên cường quốc quân sự hùng mạnh
nhất thế giới không thể bắt một dân tộc đa số là nông dân quỳ gối. Bởi dân tộc đó
đã được cụ Hồ Chí Minh giáo dục về ý thức dân tộc độc lập, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội. Chính Người đã dạy rằng: Trên đời ngàn vạn điều cay đắng/ Cay đắng chi
bằng mất tự do. Và chúng ta có thể hiểu sâu sắc những giá trị đó mà Cụ Hồ Chí
Minh đã chiến đấu, mà nhân dân Việt Nam đã bảo vệ hết sức kiên cường và dũng
cảm, chính là giá trị đối với chúng ta, những giá trị có tầm thế giới…

13


Nhà báo Thụy Điển Gơxta-Mơn-mơ-ko-vít viết bài đăng trên báo Paco (Hịa

Bình, cơ quan của phong trào Quốc tế ngữ bảo vệ hịa bình thế giới, số do chi hội
Thụy Điển xuất bản, 1967) với lời tựa: Những bài thơ tù, đã kết luận: là một con
người chân chính của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh ln ln đầy tin tưởng, bất
khuất, lạc quan trước viễn cảnh tương lai, nhận thức được những điều trên đây,
người ta đi sâu vào tập thơ và đánh giá nó rất cao, vì tính bộc trực, chân thành và lối
diễn đạt khơng chút kiểu cách của nó.
Nhà văn Pháp – Roger Denux viết bài “Hồ Chí Minh, nhà thơ” đăng trên tạp
chí Europe, số 458, tháng 6-1967 nhận định: “Cụ Hồ Chí Minh là một trong những
nhà thơ Việt Nam lớn nhất hiện nay. Dù cho chính kiến của mỗi chúng ta có khác
nhau chăng nữa, ai cũng phải thừa nhận cái sức mạnh về tâm hồn của con người đó:
trong cảnh lao tù dã man, Cụ đã viết nên những bài thơ nhân đạo khiến cho chúng ta
cảm thấy tác giả cống hiến cuộc đời mình để thực hiện sứ mệnh bảo vệ sự nghiệp
cách mạng. Cuốn Nhật ký trong tù cho thấy cái chủ yếu và cái sâu xa nhất trong
lòng cụ Hồ Chí Minh, và Người thì khơng lúc nào phơ trương cảnh giam cầm của
mình”.
Ax-tơ-rơ-gin-đơ Pê-rê-I-ra (Braxin) tác giả này sinh năm 1890, bắt đầu hoạt
động năm 1910. Từ năm 1922 đến 1930, đồng chí là Tổng bí thư Đảng Cộng Sản
Braxin. Bài đăng báo Nhân dân, 21-1-1962 với tựa đề “Những bài thơ đẹp nhất”:
“Tôi thật ngạc nhiên khi đọc những bài thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh in trong cuốn
sách mang cái tên đơn giản mà ý nghĩa biết bao, cuốn Nhật ký trong tù. Một con
người vừa làm lãnh tụ cách mạng lớn lại vừa làm nhà thơ lớn thì vẫn là một chuyện
hiếm xưa nay…”
Eche Sec-nơ (Cộng hòa Dân chủ Đức) viết bài “Nhật ký trong tù – là sự bộc
lộ bằng văn học của một nhân vật cách mạng đầy sức sống, cực kì uyên thâm” cho
bản dịch tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ chủ tịch sang tiếng Đức do chính tác giả
và vợ là bà Henga Secno dịch từ nguyên văn chữ Hán.
v Những nghiên cứu ở Việt Nam
Năm 1979, Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã xuất bản quyển “Nghiên cứu
học tập thơ văn Hồ Chí Minh” do Phong Lê - Đặng Việt Ngoạn - Phạm Ngọc Hy Trần Đình Việt - Nguyễn Trung Đức sưu tầm và biên soạn với nhiều bài viết hay và
có giá trị nghiên cứu về tập Nhật ký trong tù của các tác giả như:

14


Đọc tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ chủ tịch – Trần Huy Liệu. Bài đăng
trong tập san Nghiên cứu Văn học số 6-1960. Ngoài việc nêu ra đặc điểm câu thơ
giản dị, trong sáng và đậm đà thì tác giả tập trung phân tích “nguồn thơ” chính là
nhà tù và xốy sâu vào tình cảm u nước của Hồ Chí Minh.
Đọc nhật ký trong tù – Đặng Thai Mai, Nhà xuất bản tác phẩm mới, Hà Nội,
1977. Bài viết đã giải quyết được câu hỏi: “Cái gì trong tập thơ này đã quyến rũ
người đọc, đã làm cho người đọc ở nước ta cũng như ở nước ngoài đánh giá hết
sức cao một tác phẩm vĩ đại mà tác giả hình như chỉ “đánh rơi” vào kho tàng văn
học, như một hành động ngẫu nhiên, hoặc giả có thể nói là một câu chuyện bất đắc
dĩ?” [8; tr 153]. Chính là cái tính ghi hằng ngày của tập nhật ký, tình cảm của
Người với thiên nhiên và yếu tố tinh thần không nản trước gian nan mà vẫn luôn
mang niềm lạc quan hướng tới tương lai của Người trong tập Nhật ký trong tù.
Đọc “Nhật ký trong tù” – Hồi thanh, trích bài ở Tập san Nghiên cứu Văn
học, số 4-1931. Bài viết phân tích những khó khăn, khổ cực của Bác, bên cạnh đó
làm nổi bật lên tinh thần lạc quan, niềm tin hướng tới tương lai.[8; tr 290]
In trong Tạp chí sơng Hương – số 13(T.6-1985) Phong Lê có bài viết Nhật
ký trong tù trên hành trình thơ văn của Bác. Phong Lê viết về hồn cảnh ra đời của
tập thơ Nhật ký trong tù. Hai phương diện được xét đến: thứ nhất đây là lúc nhà
cách mạng, nhà thơ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp được tiếp xúc với quần chúng, đồng
bào. Thứ hai là vì Người khơng được tự do trị chuyện…nên một tình thế thơ đã
xuất hiện.
Quyển “Nhật ký trong tù – Tác phẩm và lời bình” của Tơn Thảo Miên, Nhà
xuất bản Văn học, Đinh Tị. Quyển sách này đi sâu phân tích giá trị nhân đạo của tập
thơ Nhật ký trong tù, tác giả nhận định: “Tình cảm nhân đạo trong Nhật ký trong tù
là tinh thần trân trọng, yêu thương con người, vì con người góp phần giải phóng con
người. Tình cảm đó được Bác biểu hiện với nhiều lớp người khác nhau…”.
Quyển Hồ Chí Minh, tác gia, tác phẩm, nghệ thuật ngôn từ do Nguyễn Như

Ý, Nguyên an, Chu Huy tuyển chọn, trong đó có bài viết Các thước đo thời gian
của Nhật ký trong Tù – Tác giả Phùng Văn Tửu đã bàn đến vấn đề thời gian nghệ
thuật. Tác giả viết: “Bản thân nhan đề Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh trước hết
gắn với ý niệm thời gian”. [17, tr 382].

15


Các bài viết trên báo, tạp chí, đến giáo trình, chuyên luận chủ yếu nhấn mạnh
ý nghĩa nội dung, ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Một bước tiến trong việc nghiên cứu
đó là giáo sư Hà Minh Đức trong quyển Sự nghiệp báo chí và văn học của Hồ Chí
Minh, Nhà xuất bản Giáo dục, 2008. Điểm nổi bật trong quyển này là có nhiều bài
viết tiếp cận Nhật ký trong tù từ những yếu tố cấu thành nghệ thuật.
Trên đây là một số cơng trình nghiên cứu về Nhật ký trong tù của các nhà
nghiên cứu nước ngoài và Việt Nam đã đưa ra nhiều ý kiến có giá trị cao. Những
nét đặc sắc về nội dung và cả nghệ thuật và được soi rọi từ nhiều góc độ, chúng tơi
nhận thấy chưa có cơng trình nào chun đi sâu nghiên cứu tập Nhật ký trong tù
dưới góc độ thi pháp.
Với tinh thần học tập không ngừng, với thái độ tôn trọng và cầu thị. Chúng
tôi sẽ kế thừa và tiếp thu có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu, những ý kiến bổ
ích từ các bài nghiên cứu của những người đi trước để đi sâu tìm hiểu Nhật ký trong
tù theo một quan điểm mới dưới góc độ thi pháp.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu về thi pháp thơ Hồ Chí Minh đồng thời nâng cao kiến thức về
thi pháp và vận dụng thi pháp trong phân tích tác phẩm văn học.
- Mở rộng và nâng cao hiểu biết về giá trị tập Nhật ký trong tù đồng thời qua
đó khám phá tài năng thơ của Hồ Chí Minh.
- Khẳng định giá trị văn học của tập Nhật ký trong tù
- Nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu (học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh…).

4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi chính là tập Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh. Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài này chúng tơi khơng có điều kiện khảo sát tồn bộ các bài thơ
trong tập Nhật ký trong tù, nên đề tài này chúng tôi chỉ khảo sát trên những bài thơ
tiêu biểu nói lên đặc điểm thi pháp thơ của Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu đề tài này dựa trên tài liệu Nhật ký trong tù-Hồ Chí Minh, Nxb
Văn học, 2011.

16


5. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Phương pháp hệ thống
Nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài được thuận lợi, chúng tôi đã chọn
phương pháp hệ thống để tuyển chọn những bài thơ tiêu biểu trong tập Nhật ký
trong tù. Phương pháp này giúp bao quát tác phẩm và dễ dàng nhận ra những nét
đặc sắc, đặc điểm nghệ thuật độc đáo.
5.2. Phương pháp thống kê
Chúng tôi tiến hành thống kê, ghi lại những dẫn chứng cần thiết trong tập
Nhật ký trong tù và các tài liệu liên quan để dẫn chứng phù hợp với từng đề mục
của khóa luận.
5.3. Phương pháp phân tích tổng hợp
Chúng tơi tiến hành phân tích các dẫn chứng nhằm làm nổi bật các luận điểm
cần triển khai sau đó thâu tóm, khái quát chúng lại.

17


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI PHÁP, THI PHÁP HỌC

VÀ VÀI NÉT VỀ HỒ CHÍ MINH
1.1. LÍ LUẬN CHUNG VỀ THI PHÁP VÀ THI PHÁP HỌC
1.1.1. Về “thi pháp”
1.1.1.1. Các ý kiến khác nhau về khái niệm “thi pháp”
Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về thi pháp, mỗi tác giả nghiên
cứu về thi pháp lại có một cách hiểu khác nhau về thi pháp.
Nhà nghiên cứu Nga V.Girmunxki đã định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học
nghiên cứu văn học với tư cách là một nghệ thuật” (1923).
Nhà nghiên cứu Roman Gia-cốp-xơn trong cơng trình “ngơn ngữ học và thi
pháp học” (1960) định nghĩa: “Thi pháp là một bộ phận của ngôn ngữ học, chuyên
nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là những nghiên cứu những
cách thức làm cho phát ngôn trở thành lời thơ.
Nhà nghiên cứu Pháp Ts. Tơ-dơ-rốp trong cơng trình Thi pháp học (1975)
định nghĩa: “Thi pháp là các qui tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra các
tác phẩm văn học cụ thể. Nói cụ thể hơn là nghiên cứu tính văn học, chất văn học
của tác phẩm văn học nói chung.
Viện sĩ Nga V.V. Vi-nơ-gra-đốp xác định “Thi pháp học là một khoa học
nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tổ chức tác
phẩm, sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm
bắt…không chỉ là các hiện tượng của ngôn từ văn học, mà cịn là bản thân các
phương diện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học và sáng tác
văn học dân gian”.
Theo Trần Đình Sử thì Thi pháp có nhiều cách hiểu nhưng có hai cách hiểu
chủ yếu: Một là hiểu thi pháp như là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản,
phát ngôn trở thành tác phẩm nghệ thuật. Theo cách này, thi pháp học nghành
nghiên cứu thi pháp trở thành lí luận văn học và người ta cũng thường gọi là “thi
học”. Hai là hiểu thi pháp như là những nguyên tắc, biện pháp nghệ thuật cụ thể tạo
thành đặc sắc nghệ thuật, của một tác giả, tác phẩm, thể loại, trào lưu v.v… trong
Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, ông nhấn mạnh: thi pháp là hệ thống các
nguyên tắc nghệ thuật chi phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các

18


đặc sắc của nó. Thi pháp khơng phải là ngun tắc có trước, nằm bên ngồi, mà là
ngun tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật nhất định, mang một quan
niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật. Thi pháp biểu
hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm cả nền văn
học. Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp. Nó bao gồm mấy bộ phận
sau:
- Lí luận về thi pháp của một giai đoạn văn học cụ thể. Ở đây sẽ bao gồm lý
luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học.
- Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của
giai đoạn văn học được xét. Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên
cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng khơng trùng khít với thi pháp học lý thuyết
của giai đoạn văn học ấy.
- Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống
thi pháp tiềm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã
có trong lịch sử.
Ba bộ phận của thi pháp này liên hệ với nhau theo một mối quan hệ hết sức
khăng khít. Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp văn
học một thời. Lý luận thi pháp học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi
pháp học của một giai đoạn. Chính vì vậy thi pháp học hiện đại có một ý nghĩa
quan trọng, bao trùm. Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ không thể
tiến hành phân tích miêu tả hệ thống thi pháp văn học được.
Đỗ Đức Hiểu trong Đổi mới phê bình văn học quan niệm: Thi pháp là
phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình
thức biểu hiện bằng ngơn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc
chìm ẩn của các tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử học, xã
hội học,…cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ thuật (kết cấu, âm
điệu, nhịp câu, đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp…) yêu cầu đọc tác phẩm

như một chỉnh thể, ở đó các yếu tố ngơn từ liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành
một hệ thống để biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh quan…, tức là cái
đẹp của thế giới, con người. Điểm xuất phát của thi pháp là sự coi tác phẩm văn
học là văn bản ngơn từ. Nếu mỹ học là lí luận các nghệ thuật, thì thi pháp là mỹ
học của văn học, là lý luận văn học, vậy thi pháp gắn chặt với ngôn ngữ học và mỹ
19


học. Thi pháp hay lí luận văn học (theo định nghĩa của Vacga – Varga) trước hết
nghiên cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các đặc trưng thể loại văn học, từ
đó mới tìm tịi các tầng lớp ý nghĩa ẩn giấu của tác phẩm.
Theo Nguyễn Thị Dư Khánh trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi
pháp: Thì có thể xác lập nội dung của khái niệm thi pháp từ chính nội dung ngữ
nghĩa của nó.
Chữ “thi” ở đây chỉ tồn bộ văn học nói chung khơng phải chỉ riêng về thơ.
Thi là cách nói đã thành quen, mang nội dung lịch sử, ghi dấu ấn của cả một thời kì
lịch sử khá dài, khi mà mọi loại hình văn học từ anh hùng ca, truyện, kịch, tiểu
thuyết đều được diễn đạt bằng thơ. Còn “pháp” là phương pháp, là phép tắc. Vậy thi
pháp là phương pháp, phép tắc làm thơ, làm văn… Có thể nói ngay ở đây, phép tắc
căn bản nhất của nó là sáng tạo, hư cấu nghệ thuật, tất nhiên không phải là xuyên
tạc, làm méo mó đời sống mà là để thể hiện đời sống một cách nghệ thuật lung linh,
hấp dẫn…Dù các quan điểm lý luận có khác nhau, có lệ thuộc vào những thiên kiến
xã hội, giai cấp, chính trị như thế nào thì vẫn khơng thể khơng thừa nhận một thực
tế là ngay từ buổi sơ khai, các nhà nghệ sĩ vơ danh đã khơng chịu bằng lịng với
việc mô phỏng, sao chép tự nhiên mà luôn luôn khát vọng, khám phá, chiếm lĩnh và
chinh phục tự nhiên bằng những sáng tạo bay bổng của mình.
Và từ buổi bình minh của lịch sử đến ngày nay, văn học nhân loại đã sáng tạo
ra bao nhiêu hình thức đa dạng phong phú khác nhau, nhưng dù có biến đổi phát
triển như thế nào thì bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng là quá trình
chủ quan hóa trong sự cảm nhận và lý giải đời sống, gắn liền với quá trình sáng tạo

ra những hệ thống hình tượng nghệ thuật, với những phong cách cá nhân hay thời
đại khác biệt. Nghệ thuật – thực sự là nghệ thuật đích thực – bao giờ cũng là khát
vọng giãi bày những xúc động mãnh liệt, những suy nghĩ sâu sắc – mang đậm nét
tính chủ quan của chủ thể sáng tạo trong nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện
để tạo nên một thế giới thứ hai, một thế giới có thể có, thế giới khát khao, thế giới
giống thật…chứ không phải là phép phản ánh giản đơn. Ở đây có mối tương quan
giữa nội dung phản ánh và sự phản ánh, tư tưởng và nghệ thuật, cá nhân và thời đại
…diễn ra trong một tiến trình nghệ thuật mang tính đặc thù : nó vừa là hoạt động
của ý thức và vô thức, vừa là kết quả của quan sát thực tế và tưởng tượng bay bổng;
vừa là sản phẩm của trạng thái hưng phấn xuất thần, đột ngột vừa có thể là một kết
20


quả của một quá trình nung nấu “thai nghén, mang nặng đẻ đau”; nó cũng có thể là
kết quả của những năng lực thiên bẩm nhưng cũng vừa là sản phẩm lao động miệt
mài; vừa là kết quả của những đam mê, say đắm, hạnh phúc, khổ đau…và cuối cùng
là để tạo thành tác phẩm: một văn bản ngơn từ…tóm lại, thi pháp là tồn bộ q
trình sáng tạo ra tác phẩm bằng nghệ thuật ngôn từ, bằng hàng loạt những thao tác
nghệ thuật phức tạp, bắt đầu từ việc “thai nghén” nuôi dưỡng cảm hứng cho đến
việc chọn lựa giọng điệu, thể thơ, thể văn…
Đi tìm thi pháp của một tác gia, tác phẩm không phải xem tác phẩm nói gì
mà chủ yếu xem tác giả nói như thế nào, bằng hình thức nghệ thuật ra sao. Lẽ
đương nhiên, nghệ thuật tác phẩm bao giờ cũng gắn liền với nội dung trong sự
thống nhất vốn có. Tuy nhiên, sự thống nhất này, không làm cản trở việc nghiên cứu
những hiện tượng thuộc về hình thức và qui luật mang tính hình thức của nó.
1.1.1.2. Xác định khái niệm “thi pháp”
Thi pháp là một hệ thống các phương tiện và phương thức thể hiện cuộc
sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng.
Nói cách khác, thi pháp là ý thức nhà văn khi sáng tạo ra hình thức nghệ
thuật. Hình thức nghệ thuật có hai mặt:

-Mặt cụ thể, cảm tính (chất liệu tác phẩm, khơng gian, thời gian, chi tiết, tình
tiết, nhân vật, sự kiện, mâu thuẫn, xung đột…)
-Mặt quan niệm (lí lẽ, nhận thức, triết lí, tư tưởng, tình cảm…)
1.1.2. Về “thi pháp học”
1.1.2.1. Khái niệm “thi pháp học”
Cũng theo Trần Đình Sử từ rất nhiều ý kiến về định nghĩa thi pháp học ta có
thể xác định khái niệm: Thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện
của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng
như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng.
1.1.2.2. Đối tượng và phương pháp của “thi pháp học”
Ø Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là hình thức mang tính nội dung.
Nội dung của văn học tức là cuộc sống được ý thức và là sự ý thức về cuộc
sống.
Hình thức của văn học tức là tính xác định của cuộc sống được ý thức và của
ý thức về cuộc sống. Như vậy giữa hình thức và nội dung có mối liên hệ sâu sắc:
21


nghiên cứu hình thức tức là nghiên cứu tính xác định của nội dung. Do gắn với nội
dung nên hình thức là cụ thể. Cần phân biệt ý đồ với nội dung, điều muốn nói và
điều đã nói. Cái trước là một “nội dung” tiềm tàng, chưa có hình thức nghệ thuật,
cịn cái sau là nội dung đã hình thức hóa. Do đó, nội dung ta nói ở đây là nội dung
được xác định trong hình thức, chứ khơng phải nội dung trong ý nghĩ người sáng
tác. Cịn hình thức là hình thức của nội dung, mang nội dung cụ thể. Thơng thường
chúng ta khơng quan niệm rằng hình thức đó là cụ thể và chỉ tồn tại trong tác phẩm.
Cũng cần nói thêm là nội dung này khơng phải là một vô thức như quan niệm của
trường phái phân tâm học, cũng không phải là các bản chất, các quan hệ xã hội trừu
tượng theo quan hệ xã hội học, mà là nội dung tư tưởng của sáng tác. Thực ra, mỗi
hình thức gắn liền với hồn cảnh, khơng khí, ngơn ngữ riêng.
Do đó, cần phải nghiên cứu hình thức của từng tác phẩm, từng nhà văn, từng

giai đoạn.
Ø Phương pháp nghiên cứu của thi pháp học
- Phương pháp hệ thống:
Phương pháp hệ thống đặc biệt quan trọng trong việc nghiên cứu thi pháp.
Nói đến tính hệ thống là nói đến những mối quan hệ có tính qui luật. Trong
đó mối quan hệ giữa bộ phận và tồn thể, giữa cái riêng và cái chung là quan trọng
nhất.
Tính hệ thống và những mối liên hệ đó bộc lộ ở các yếu tố lặp lại, chính tính
lặp lại này là phạm vi bộc lộ tính quy luật.
Văn học là hiện tượng lặp lại trên tất cả các cấp độ.
Văn học là sự phản ánh cuộc sống một cách độc đáo, nhưng khơng thấy tính
lặp lại thì cũng khơng thấy gì cả.
Một tác phẩm văn học là sự hệ thống giữa tính độc đáo và tính lặp lại. Chính
sự lặp lại đó bộc lộ tính quy luật và tính hệ thống.
Muốn nghiên cứu yếu tố lặp lại thì phải chia tác phẩm ra từng yếu tố, tìm
hiểu cái vĩ mơ qua những cái vi mô. Tác phẩm văn học là một ngơi nhà có rất nhiều
cửa, chỉ cần nhìn qua một cửa cũng có thể thấy được trong nhà. Tất nhiên nhìn bằng
nhiều cửa khác nhau thì sẽ có thể thấy những góc độ và ánh sáng khác nhau, nhưng
cái đó đều là vốn có trong ngơi nhà. Do đó, chúng ta có thể chọn một yếu tố nào đó

22


để nghiên cứu. Vì mỗi bộ phận đều mang cái toàn thể được bộc lộ ra ở những bộ
phận.
- Phương pháp lịch sử:
Khi ta quan niệm thi pháp nghiên cứu hệ thống hình thức thì phải hiểu rằng
các hình thức đó có tính lịch sử.
Quan niệm nghệ thuật một cách trừu tượng, đời nào cũng như đời nào là
hoàn toàn sai lầm.

Khi nghiên cứu ta có quyền trừu tượng hóa, miêu tả, nghiên cứu cấu trúc tác
phẩm. Nhưng mặt khác lại phải đặt trong hồn cảnh của nó, chứng minh được rằng
hình thức đó là duy nhất đúng.
Ngun tắc lịch sử địi hỏi chúng ta phải chứng minh được tính tối ưu của nó
(hệ thống hình thức đó trong thời đại, nếu khơng sẽ hiện đại hóa tác phẩm cổ xưa).
[1, tr16].
1.2. CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA HỒ CHÍ MINH
VÀ GIÁ TRỊ TẬP NHẬT KÝ TRONG TÙ
1.2.1. Cuộc đời Hồ Chí Minh
1.2.1.1. Vài nét về Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên đi học là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã
Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là nhà nho u nước_phó bảng
Nguyễn Sinh Sắc, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân Hoàng Thị Loan; chị và anh
đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.
Cuộc đời và nhân cách Hồ Chí Minh khó có thể trình bày hết được qua
những trang giấy. Vì Người là vị lãnh tụ được nhân dân tin yêu và coi như ngọn cờ
của toàn dân tộc. Nhân cách cao đẹp và những cống hiến của Người dành cho dân
tộc là vơ bờ bến. Mấy dịng dưới đây phần nào nói lên được hình ảnh Hồ Chí Minh
trong lịng nhân loại:
“Cái chết của chủ tịch Hồ Chí Minh được loan tin truyền khắp địa cầu. Hà
Nội nhận được tới hơn hai mươi hai ngàn (22000) bức điện tín từ các thủ đơ lớn của

23


121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt
Nam.

Một số các nước theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu và đưa ra
những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người
con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong
trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang
Xô Viết”. Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về
ông với những lời ca tụng như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một vài
bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là tinh túy của dân tộc và là hiện thân của
lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ. Những bài báo khác đề cao đức tính
giản dị và thẳng thắn của chủ tịch Hồ Chí Minh. Một bài xã luận trong một tờ báo ở
Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ơng có một tấm lịng bao la như vũ trụ và có một
tình thương vơ bờ bến đối với các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và
thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.” (trích Vài nét về cụ Hồ-Trần Chung Ngọc)
1.2.1.2. Sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh
Ngày 3-6-1911, Hồ Chí Minh ra nước ngồi, làm nhiều nghề, tham gia cuộc
vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh
cho độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng
Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai
cấp cơng nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành
lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, Người tham gia thành lập Hội
Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp
(1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm
1924,Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là
Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm
1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu Á, Xuất
bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách
mệnh (1927).
Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở
Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đồn" làm nịng cốt cho Hội đó,
đào tạo cán bộ Cộng sản lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt

24


Nam.
Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long.
Hội nghị đã thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do
chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản VN.
Từ năm 1930 đến 1940, Người tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng
dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức trong điều kiện vô cùng gian khổ.
Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh
Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh
đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng
trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn Độc lập tuyên bố thành
lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước,
bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của VN. Quốc hội khóa I đã
thống nhất bầu Hồ Chí Minh làm chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946).
Cùng với Trung ương Đảng, Người lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách
mạng.
Ngày 19-12-1946, Người kêu gọi cả nước kháng chiến chống Pháp, bảo vệ
tự do của Tổ quốc và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng tám.
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban
Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân
Pháp đã giành được thắng lợi to lớn, bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).
Sau khi miền Bắc được hồn tồn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là
tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,

đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước. Đại hội lần thứ III của
Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Hồ Chí Minh
làm Chủ tịch nước, là người đứng đầu của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
25


×