Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại bệnh viện nhi trung ương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRẦN HOÀNG

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC
KHỎE CỦA BỆNH NHÂN THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

Thái Nguyên – Năm 2022


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

TRẦN HOÀNG

CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC
KHỎE CỦA BỆNH NHÂN THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI
TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG

Chuyên ngành: Nhi khoa
Mã số: 8.72.01.06

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THU HƯƠNG


Thái Nguyên – Năm 2022


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ ................................................ iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối .................................................................... 3
1.1.1 Định nghĩa ................................................................................................ 3
1.1.2. Dịch tễ ..................................................................................................... 3
1.1.3. Nguyên nhân ........................................................................................... 4
1.1.4. Sinh lý bệnh............................................................................................. 4
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng .............................................................................. 5
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng ........................................................................... 5
1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng .................................................................... 5
1.1.6. Các biến chứng bệnh thận mạn ............................................................... 6
1.1.6.1. Rối loạn nước và điện giải ................................................................... 6
1.1.6.2. Thiếu máu............................................................................................. 6
1.1.6.3. Biến chứng tim mạch ........................................................................... 6
1.1.6.4. Hạ calci máu, bất thường phát triển xương .......................................... 7
1.1.6.5. Các biến chứng khác ............................................................................ 8
1.1.7. Điều trị..................................................................................................... 8
1.1.7.1. Nguyên tắc điều trị ............................................................................... 8
1.1.7.2. Điều trị cụ thể ....................................................................................... 8
1.1.7.3. Thay thế thận ...................................................................................... 10
1.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe......................................... 11

1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống ...................................................... 11


1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe...................................... 12
1.2.3. Công cụ đánh giá chất lượng cuôc sống liên quan tới sức khỏe trẻ em 13
1.2.4. Các yế tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân BTM giai
đoạn cuối. ........................................................................................................ 17
1.2.5. Tình hình nghiên cứu về chất lượng cuộc sống bệnh nhân bênh thận
mạn giai đoạn cuối .......................................................................................... 19
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 23
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân .................................................................. 23
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ................................................................................ 23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 23
2.3.2. Chọn mẫu nghiên cứu ........................................................................... 23
2.4. Các biến số nghiên cứu và tiêu chuẩn đánh giá ....................................... 23
2.4.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu ................................................. 23
2.4.2. Đặc điểm liên quan đến sức khỏe bệnh nhân BTM .............................. 24
2.4.3. Biến số chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe ......................... 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 27
2.6. Xử lý số liệu ............................................................................................. 29
2.6.1. Nhập số liệu........................................................................................... 29
2.6.2. Phương pháp sử lý số liệu ..................................................................... 29
2.7. Sai số và khống chế sai số ........................................................................ 29
2.7.1. Các sai số hệ thống có thể gặp trong nghiên cứu .................................. 29
2.7.2. Khắc phục sai số.................................................................................... 29
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ........................................................................ 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 31

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 31
3.1.1. Đặc điểm của bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối điều trị thay thế thận
......................................................................................................................... 31


3.1.2. Đặc điểm gia đình của bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối ................. 32
3.1.3. Đặc điểm liên quan đến bệnh thận mạn giai đoạn cuối ........................ 33
3.2. Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe bênh nhân thận mạn
điều trị thay thế thận ........................................................................................ 34
3.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân thận mạn
điều trị thay thế thận ........................................................................................ 42
3.3.1. Mối liên quan giữa CLCS với đặc điểm của bệnh nhân ....................... 42
3.3.2. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với đặc điểm của bệnh........ 44
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .............................................................................. 50
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 50
4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ..................................................... 50
4.1.2. Đặc điểm về bệnh của nhóm trẻ bệnh thân mạn giai đoạn cuối ........... 51
4.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ bệnh thận mạn giai
đoạn cuối. ........................................................................................................ 53
4.2.1. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe theo thang điểm PedsQL
4.0 .................................................................................................................... 53
4.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của trẻ bệnh thận mạn
giai đoạn cuối theo thang điểm PedsQL ESRD 3.0. ....................................... 58
4.3. Một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống trẻ bị bệnh thận mạn
giai đoạn cuối. ................................................................................................. 66
4.3.1. Chất lượng cuộc sống liên quan đến đặc điểm của bệnh nhân ............. 66
4.3.2. Mối liên quan giữa chất lượng cuộc sống với một số đặc điểm của bệnh
thận mạn giai đoạn cuối .................................................................................. 68
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 74



i

LỜI CAM ĐOAN

Tơi là Trần Hồng, học viên cao học khóa 24 - Trường Đại học Y dược
Thái Nguyên chuyên ngành Nhi khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Nguyễn Thu Hương.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung
thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết
này.
Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2022
Người viết cam đoan ký

Trần Hoàng


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Thu Hương, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tơi tận tình, đầy trách
nhiệm trong suốt q trình tơi nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ mơn Nhi, Phịng quản lý đào tạo sau đại
học của trường Đại học Y dược Thái Nguyên; Viện đào tạo và nghiên cứu sức

khỏe trẻ em của Bệnh viện Nhi Trung ương đã tạo điều kiện tốt nhất để giúp
tơi trong q trình học tập và thực hiện luận văn.
Tơi xin cảm ơn tồn thể bác sĩ, điều dưỡng khoa Thận - Lọc máu, bệnh
viện Nhi Trung ương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tơi
trong suốt thời gian tiến hành nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bệnh nhi và người chăm sóc trẻ đã đồng ý
cho tơi thu thập số liệu nghiên cứu và hết sức giúp đỡ tơi hồn thành nghiên
cứu này.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình và bạn bè thân
thiết, những người đã ln động viên khích lệ và hết lịng ủng hộ tơi trong q
trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Hà Nội, ngày 7 tháng 7 năm 2022
Học viên

Trần Hoàng


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

BTM

Bệnh thận mạn


CLCS

Chất lượng cuộc sống

ESRD

End stage renal disease

Bệnh thận mạn giai đoạn
cuối

GFR

Glomerular filtration rate

Mức lọc cầu thận

HATĐ

Huyết áp tối đa

HATT

Huyết áp tối thiểu

THA

Tăng huyết áp


PedsQL

Pediatric Quality of Life

Chất lượng cuộc sống trẻ
em

WHO

World Health
Organization

Tổ chức y tế thế giới


iv

DANH MỤC BẢNG – BIỂU ĐỒ - HÌNH VẼ
Danh mục bảng
Bảng 1.1: Một số bộ câu hỏi được dung để đánh giá CLCS bệnh nhân BTM
giai đoạn cuối (BN: bệnh nhân tự đánh giá; PH: phụ huynh đánh giá) .......... 14
Bảng 2.1: Phân loại thiếu máu theo huyêt sắc tố...................................……..25
Bảng 3.1: Phân bố tuổi và giới của bệnh nhân................................................ 31
Bảng 3.2: Phân bố theo đặc điểm gia đình của bệnh nhân ............................. 32
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo đặc điểm của bệnh................................... 33
Bảng 3.4: Chất lượng cuộc sống tổng quát theo thang điểm PedsQL 4.0 ...... 34
Bảng 3.5: Chất lượng cuộc sống về lĩnh vực mệt mỏi chung ......................... 35
Bảng 3.6: Chất lượng cuộc sống về ảnh hưởng của bệnh thận ....................... 35
Bảng 3.7 Chất lượng cuôc sống về ảnh hưởng của điều trị ............................ 36
Bảng 3.8: Chất lượng cuộc sống trong lĩnh vực tương tác với gia đình, người

cùng lứa tuổi ................................................................................................... 37
Bảng 3.9: Chất lượng cuộc sống về lĩnh vực lo lắng ...................................... 38
Bảng 3.10: Chất lượng cuộc sống về lĩnh vực ngoại hình .............................. 39
Bảng 3.11: Chất lượng cuộc sống về lĩnh vực giao tiếp ................................. 40
Bảng 3.12: Chất lượng cuộc sống theo thang điểm PedsQL ESRD 3.0 ......... 41
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa CLCS với đặc điểm giới, tuổi của bệnh nhân42
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa CLCS với đặc điểm của gia đình bệnh nhân 43
Bảng 3.15: Mối liên quan giữa CLCS và nguyên nhân gây bệnh .................. 44
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa CLCS với mức độ thiếu máu ........................ 45
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa CLCS với mức độ thấp lùn ........................... 46
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa CLCS với tình trạng suy dinh dưỡng............ 47
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa CLCS với thời gian điều trị bệnh thận mạn giai
đoạn cuối ......................................................................................................... 48
Bảng 3.20: Mối liên quan giữa CLCS với phương pháp điều trị thay thế thận
......................................................................................................................... 49


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh thận mạn (BTM) là tình trạng tổn thương và suy giảm chức năng
thận kéo dài. Nếu không được kiểm sốt tốt, bệnh có thể tiến triển về giai đoạn
cuối. Bệnh nhân BTM giai đoạn cuối phải điều trị thay thế thận, đồng thời các
biến chứng của BTM xuất hiện nhiều và khó kiểm sốt hơn; do đó bệnh nhân
mắc BTM giai đoạn cuối gặp nhiều khó khăn trong điều trị và cuộc sống [6],
[9], [21].
Người mắc BTM giai đoạn cuối phải thường xuyên đi khám bệnh, lấy
máu kiểm tra để đánh giá chức năng thận cũng như các biến chứng; gây nên tác
động tiêu cực đến tâm lý và hạn chế thời gian tham gia các hoạt động của bệnh
nhân. Bệnh nhân phải tuân theo chế độ ăn uống có kiểm sốt theo hướng dẫn,

bị giới hạn vận động do có cầu tay hoặc catheter lọc màng bụng, sử dụng nhiều
loại thuốc để điều trị bệnh khiến trẻ cảm thấy buồn chán, lo lắng về tương lai
của mình. Bệnh gây ảnh hưởng đến phát triển thể chất, thay đổi về ngoại hình
khiến bệnh nhân hạn chế trong các hoạt động thể chất, xã hội; làm cho bệnh
nhân mặc cảm về bản thân. Phải đến viện lọc máu định kì hoặc tiến hành thẩm
phân phúc mạc ở nhà khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn và bất tiện trong
cuộc sống hằng ngày. Các yếu tố trên khiến cho chất lượng cuộc sống (CLCS)
của bệnh nhân mắc BTM giai đoạn cuối điều trị thay thế thận thấp hơn so người
khỏe mạnh [4], [50].
Y học càng phát triển, việc đánh giá và cải thiện CLCS, đặc biệt là CLCS
liên quan đến sức khỏe của người bệnh đóng vai trị quan trọng tương đương
với điều trị triệu chứng, biến chứng của bệnh. Các bộ công cụ đánh giá CLCS
liên quan đến sức khỏe được ra đời để lượng hóa chỉ số mang tính chất chủ
quan này. PedsQL là bộ cơng cụ đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe của


2

bệnh nhân nhi và đang được sử dụng trong các nghiên cứu trong và ngoài nước
[4], [48], [54] .
Do sự mở rộng mạng lưới y tế cũng sự tiến bộ trong chẩn đoán và điều
trị mà tỷ lệ bệnh nhân BTM nói chung và bệnh nhân BTM giai đoạn cuối ở Việt
Nam ngày càng tăng. Ngoài nhu cầu nâng cao chất lượng điều trị, việc đánh giá
và cải thiện CLCS liên quan đến sức khỏe nhóm bệnh nhân này cũng dần trở
nên quan trọng. Hiện tại ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về CLCS của
bệnh nhân BTM giai đoạn cuối ở Việt Nam; đồng thời chưa có nghiên cứu trên
cả ba nhóm bệnh nhân lọc máu, thẩm phân phúc mạc và ghép thận. Vì vậy
chúng tơi làm đề tài “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bệnh thận mạn giai
đoạn cuối tại Bệnh viện Nhi Trung ương” với hai mục tiêu:
1. Mô tả chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe của bệnh nhân

bệnh thận mạn giai đoạn cuối tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm
2021-2022.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống liên quan
đến sức khỏe ở nhóm bệnh nhân trên.


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh thận mạn giai đoạn cuối
1.1.1 Định nghĩa
Bệnh thận mạn (BTM): là sự tổn thương cấu trúc hoặc và chức năng thận
tồn tại trong thời gian tối thiểu 3 tháng. Tổn thương này đặc trưng bởi việc giảm
dần mức lọc cầu thận (GFR) hoặc và tăng bài tiết protein qua nước tiểu.
Theo KDIGO 2012, trẻ em trên hai tuổi được chẩn đoán bệnh thận mạn
khi:
- GFR < 60mL/phút/1,73 m2 da trong hơn 3 tháng.
- GFR > 60mL/phút/1,73 m2 da nhưng kèm theo bằng chứng về tổn thương
cấu trúc hoặc có dấu hiệu của tổn thương chức năng thận như protein/
albumin niệu; các rối loạn chức năng ống thận; các bất thường được xác
định bằng giải phẫu bệnh, chẩn đốn hình ảnh.
Ở trẻ em dưới hai tuổi khơng sử dụng phương pháp chẩn đốn trên do về
mặt sinh lý, GFR của trẻ sẽ thấp hơn mức bình thường cho dù có tính tốn chính
xác diện tích cơ thể. Ở những đối tượng này, việc đánh giá mức lọc cầu thận có
thể thực hiện bởi việc so sánh với nồng độ Creatinin máu [21]. Bệnh nhân được
chẩn đoán BTM giai đoạn cuối khi GFR < 15 mL/phút/1,73 m2 da.
1.1.2. Dịch tễ
Việc thu thập dữ liệu chính xác về dịch tễ học của bệnh nhi BTM là một
thách thức. Số lượng trẻ mắc bệnh BTM ở trẻ em được báo cáo có thể thấp hơn

thực tế vì các giai đoạn sớm của BTM triệu chứng khơng điển hình, dễ bị bỏ
qua. Ngoài ra, tùy vào nguồn lực y tế, trình độ văn hóa, mức độ phát triển kinh
tế ở mỗi quốc gia dẫn đến việc chẩn đoán, thu thập số liệu ở BTM bị ảnh hưởng.


4

− Ở Ý, tỷ lệ bệnh nhân phát hiện GFR < 70 mL/phút/1,73 m2 da mỗi năm
là 12,1 trên một triệu người nhỏ hơn 20 tuổi [6].
− Ở Pháp, tỷ lệ ca mới mỗi năm là 7,5 trên một triệu trẻ [11].
− Tại Mỹ Latinh, tỷ lệ trẻ có GFR < 30 mL/phút/1,73 m2 da phát hiện mỗi
năm là 5,7 trên một triệu trẻ, tỷ lệ mắc trong cộng đồng là 42,5 ca trên
một triệu trẻ [31].
− Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh từ 4,8 – 5,1 ca trên một triệu trẻ. Tuy nhiên
nghiên cứu này chỉ lấy số liệu trẻ được chẩn đoán trong bệnh viện nên tỷ
lệ mắc ngồi cộng đồng có thể cao hơn thế [24], [25]
1.1.3. Nguyên nhân
- Bệnh lý viêm cầu thận: hội chứng thận hư kháng thuốc, lupus ban đỏ hệ
thống, viêm mạch IgA…
- Bất thường cấu trúc bẩm sinh: loạn sản thận, hội chứng bàng quang thần
kinh…
- Bệnh thận di truyền
- Không rõ căn nguyên [23]
1.1.4. Sinh lý bệnh
Cơ chế sinh bệnh của BTM được giải thích dựa trên cơ sở lý luận của
thuyết Neprhron nguyên vẹn. Dù cho tổn thương khởi phát ở cầu thận, hệ mạch
thận, hay ở tổ chức ống kẽ thận thì các nephron bị thương tổn nặng cũng sẽ bị
loại trừ khỏi vai trò chức năng sinh lý. Khơng thể có nephron khơng có cầu lọc
hoặc khơng có ống thận tham gia vào chức năng thận. Vì vậy, chức năng của
thận chỉ được đảm nhiệm bởi các nephron ngun vẹn cịn lại. Khơng may là,

số lượng các nephron này tiếp tục bị giảm dần do tiến triển của bệnh. Khi số
lượng nephron chức năng giảm 75% thì mức lọc cầu thận giảm 50% so với mức
bình thường và làm xuất hiện các triệu chứng của suy thận mạn. Suy thận mạn


5

tiến triển nhanh hay chậm phụ thuộc vào nguyên nhân, các đợt tiến triển nặng
lên của bệnh và chế độ điều trị. Thận có các chức năng điều hịa nội môi và
chức năng nội tiết. Khi chức năng thận suy giảm, sẽ gây ra các hậu quả sau:
- Ứ đọng các sản phẩm của q trình chuyển hóa.
- Rối loạn cân bằng nước, điện giải.
- Rối loạn bài tiết hormon: renin (gây tăng huyết áp), erythropoietin (gây
thiếu máu), dihydroxy cholecalciferol (gây cường cận giáp, loãng
xương)… [7]
1.1.5. Triệu chứng lâm sàng
1.1.5.1. Triệu chứng lâm sàng
Vào giai đoạn cuối, khả năng tạo và bài niệu mất gần như hoàn toàn
khiến bệnh nhân có tiểu ít, phù. Sản phẩm chuyển hóa dư thừa không được đào
thải ứ đọng cơ thể khiến bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi, đau bụng, đau đầu,
buồn nơn… [21]. Các biến chứng (thiếu máu, THA, toan chuyển hóa, rối loạn
phát triển xương…) trở nên rõ nét và tác động tiêu cực đến bệnh nhân.
1.1.5.2. Triệu chứng cận lâm sàng
Bệnh nhân BTM giai đoạn cuối cần kiểm tra sức khỏe định kì và làm
các xét nghiệm tầm sốt biến chứng của bệnh [21]:
- Điện giải đồ, khí máu: Bệnh nhân BTM giai đoạn cuối thường có các rối
loạn liên quan đến toan chuyển hóa, tăng/hạ kali…
- Thiếu máu: cơng thức máu, số lượng hồng cầu lưới, sắt huyết thanh,
transferrin, nồng độ ferritin, vitamin B12 và axit folic…
- Nồng độ calci, phospho, PTH, vitamin D trong máu…

- Siêu âm tim, điện tim…


6

1.1.6. Các biến chứng bệnh thận mạn
1.1.6.1. Rối loạn nước và điện giải
Khi mức lọc cầu thận giảm dưới 15 mL/phút/1,73m2, khả năng điều tiết
của thận suy giảm rõ rệt gây ra các rối loạn về nước và điện giải. Natri và nước
được giữ lại trong cơ thể dẫn tới quá tải dịch cấp hoặc mạn tính, gây phù, tăng
huyết áp… Đi kèm với tình trạng giữ muối và nước, bệnh nhân có thể kèm theo
tăng Kali máu do khả năng đào thải Kali của thận giảm; tăng hủy các tế bào;
dùng thuốc ức chế men chuyển, ức chế thụ thể (thuốc điều trị tăng huyết áp/
protein niệu). Bệnh nhân BTM từ giai đoạn cuối thường bị toan chuyển hóa
máu do khả năng giảm đào thải amoni, axit và giảm khả năng tái hấp thu kiềm
của ống thận [21].
1.1.6.2. Thiếu máu
Thiếu máu xuất hiện ở khoảng 1/3 bệnh nhân có BTM, con số này có xu
hướng tăng ở nhóm bệnh nhân BTM giai đoạn cuối [15], [62]. Nguyên nhân
gây thiếu máu là do việc thận giảm tiết erythropoietin, một glycoprotein có vai
trị quan trọng trong q trình sản sinh hồng cầu ở tủy xương [12].
Thiếu máu nếu không được kiểm sốt sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, suy
nhược, mất ngủ, giảm khả năng vận động và học tập; đồng thời làm tăng nguy
cơ tử vong [12], [60]. Bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối nên kiểm tra tình
trạng thiếu máu tối thiểu 2 lần/ năm [21].
1.1.6.3. Biến chứng tim mạch
Các bệnh lý, biến chứng tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu
ở bệnh nhân BTM. Các biến chứng bao gồm: ngưng tim, suy tim, rối loạn nhịp
tim, tăng huyết áp… [61].
Tăng huyết áp



7

Có hơn nửa bệnh nhân BTM có tăng huyết áp (THA) [15], [61]. Bệnh
nhân BTM độ càng cao, tỷ lệ mắc THA càng cao [15]. Nguyên nhân THA là
do tình trạng tăng giữ muối và nước; hoạt hóa hệ renin-angiotensin; sử dụng
thuốc (corticoid, cyclosporin…). Có khoảng 1/3 bệnh nhân BTM có tăng huyết
áp nhưng khơng có triệu chứng [47]; đồng thời do tất cả bệnh nhân BTM đều
có nguy cơ mắc THA, việc kiểm tra huyết áp định kì là cần thiết.
Phì đại thất trái
Nguyên nhân gây ra suy tim, phì đại thất trái ở bệnh nhân BTM chủ yếu
là do tăng hậu gánh (q tải thể tích tuần hồn, THA), hoặc do thiếu máu; tùy
vào nguyên nhân mà khi siêu âm tim sẽ thấy phì đại tim trái [34], [35].
Theo một nghiên cứu của Mitsnefes và cộng sự năm 2009, có khoảng
17% trong nhóm bệnh nhân BTM được nghiên cứu có phì đại thất trái, trong
đó nhóm bệnh nhân có THA có tỷ lệ phì đại thất trái cao gấp 3,5 lần so với
nhóm khơng có tăng huyết áp [33].
1.1.6.4. Hạ calci máu, bất thường phát triển xương
Bất thường về calci, phospho máu và cấu trúc xương là một biến chứng
phổ biến ở bệnh nhân BTM. Trẻ ngoài được chẩn đốn BTM cịn có các biểu
hiện sau:
- Bất thường về nồng độ calcin, phospho, hormone PTH, calcitriol và
vitamin D trong máu.
- Các bất thường về vơi hóa, tăng trưởng xương.
- Vơi hóa tổ chức mềm quanh xương [17], [29].
Ngun nhân của tình trạng này là do chế độ ăn kiêng kèm theo việc suy
giảm chức năng thận (dẫn đến giảm chuyển hóa vitamin D thành calcitriol -



8

chất có vai trị làm tăng hấp thu calci ở ruột và ống thận) gây ra tình trạng rối
loạn calci, phospho máu cùng các hậu quả kèm theo.
1.1.6.5. Các biến chứng khác
- Chậm phát triển chiều cao, cân nặng
- Rối loạn chức năng sinh dục
- Suy giảm, rối loạn chức năng thần kình
- Viêm màng ngồi tim
1.1.7. Điều trị
1.1.7.1. Ngun tắc điều trị
- Theo dõi, kiểm tra sức khỏe định kì
- Phịng, điều trị các biến chứng
- Sử dụng các biện pháp thay thế thận ở giai đoạn cuối [21]
1.1.7.2. Điều trị cụ thể
Dinh dưỡng
Năng lượng cung cấp cho trẻ tốt nhất là đảm bảo theo nhu cầu sinh lý để
trẻ sinh hoạt và phát triển [29]. Không nên hạn chế protein ở trẻ BTM do khơng
có bằng chứng cụ thể gây giảm chức năng thận, đồng thời hạn chế protein gây
ảnh hưởng đến phát triển của trẻ. Lượng đạm cung cấp vẫn theo nhu cầu của
trẻ phù hợp theo tuổi. Bệnh nhân lọc máu hoặc thẩm phân phúc mạc tăng thêm
0,15-0,3 g/kg protein/ ngày do mất trong quá trình điều trị thay thế thận [29],
[10]. Trẻ bị BTM cần được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất theo nhu
cầu, đặc biệt là vitamin D [29].
Kiểm soát huyết áp
Huyết áp cần được kiểm soát dưới 90 bách phân vị theo tuổi, giới và
chiều cao với trẻ nhỏ hơn 13 tuổi. Với trẻ lớn hơn 13 tuổi, đích huyết áp kiểm
soát giống như ở người lớn [14]. Đồng thời bệnh nhân BTM nên kiểm tra siêu



9

âm tim đánh giá chức năng tim do biến chứng của THA nói riêng và BTM nói
chung [33].
Bệnh nhân có tăng huyết áp cần thay đổi chế độ ăn hạn chế muối, chất
béo, đồ ăn công nghiệp, tập thể dục tránh béo phì. Đồng thời sử dụng các thuốc
điều trị huyết áp khác: ức chế men chuyển, ức chế thụ thể, chẹn kênh calci, lợi
tiểu… [21].
Thiếu máu
Mục tiêu huyết sắc tố ở bệnh nhân BTM trong công thức máu 11-12g/dL,
việc thừa hoặc thiếu đều ghi nhận ảnh hưởng đến chức năng tim mạch, tiến
triển của bệnh cũng như các vấn đề sức khỏe khác [32]. Bổ sung sắt nguyên tố
3-4mg/kg/ngày để duy trì ferritin >100ng/dL và nồng độ transferrin > 20% [43].
Sử dụng chất kích thích tạo hồng cầu khi huyết sắc tố nhỏ hơn 10g/dL và khơng
có biểu hiện thiếu sắt trong các xét nghiệm.
Toan chuyển hóa
Bệnh nhân BTM từ giai đoạn 3 bắt đầu có biểu hiện nhiễm toan chuyển
hóa tăng dần. Nồng độ bicarbonate trong máu bệnh nhân BTM thường ổn định
ở mức từ 12 đến 20 meq/L. Ở mức độ trên, sử dụng natri bicarbonate đường
uống với liều ban đầu 1-2 meq/kg/ngày và chỉnh liều để nồng độ bicarbonate
máu đạt trên 22 meq/L [21].
Điều chỉnh rối loạn nước, điện giải
Bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ
ăn uống kết hợp với điều trị thay thế thận để đảm bảo cân bằng dịch và điện
giải trong cơ thể [21].
Hạ calci, rối loạn phát triển xương
Bệnh nhân BTM cần được theo dõi nồng độ calci, phospho, vitamin D,
hormone PTH định kì. Đích nồng độ calci máu duy trì từ 2,2 – 2.37 mmol/L.
Bệnh nhân có nồng độ PTH cao, nồng độ vitamin D và calci thấp cần được bổ



10

xung vitamin D và calci. Nếu cả nồng độ PTH và vitamin D đều cao nhưng
nồng độ calci trong máu của bệnh nhân vẫn thấp cần phối hợp sử dụng thêm
calcitriol [49], [42].
1.1.7.3. Thay thế thận
Dù do căn nguyên là gì, bệnh nhân BTM khi tiến triển đến giai đoạn 4
cần được chuẩn bị cho các phương pháp điều trị thận thay thế bao gồm: chạy
thận nhân tao, thẩm phân phúc mạc và ghép thận [8].
Ghép thận
Ghép thận sớm ngày càng trở thành lựa chọn ban đầu cho BTM giai đoạn
cuối. Tỷ lệ ghép thận ở châu Âu năm 2008 là 12% đã tăng thành 36% ở Anh
và 20% ở các quốc gia châu Âu khác tại [22], [30] , [44]. Ở Bắc Mỹ, tỷ lệ ghép
thận sớm là 24% [51]. Ghép thận gần đây được ưu tiên hơn do có các ưu thế
[16] , [19]:
- Chất lượng cuộc sống, phát triển thể chất tốt hơn
- Tỷ lệ tử vong thấp hơn
- Ít gặp hạn chế trong sinh hoạt hơn hai phương pháp khia
- Không phải thực hiện chế độ ăn khắt khe
- Bảo tồn được quỹ mạch máu cho tương lai
Trẻ em dễ dàng tiếp cận với nguồn tạng hơn do thường nhận trực tiếp từ
phụ huynh (thường là những người phù hợp về mặt miễn dịch, có sức khỏe và
sẵn sàng hiến tạng). Bệnh nhân nếu được phát hiện sớm sẽ được bác sĩ điều trị
theo dõi, cho lời khuyên và có sự chuẩn bị trước khi chức năng thận giảm nặng.
Lọc máu và thẩm phân phúc mạc
Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào tuổi của bệnh nhân, các vấn
đề kĩ thuật, xã hội, khả năng tuân thủ cũng như nguyện vọng của gia đình. Trẻ



11

sơ sinh và trẻ nhỏ ưu tiên thẩm phân phúc mạc hơn do sự khó khăn trong việc
làm cầu tay cũng như trẻ không phải thực hiện chế độ ăn quá nghiêm ngặt.
Bệnh nhân có các bệnh lý ổ bụng không thể thâm phân phúc mạc [21]. Lọc máu
là phương pháp được lựa chọn nhiều hơn ở trẻ trên 10 tuổi, thẩm phân phúc
mạc là lựa chọn chiếm ưu thế hơn ở trẻ 9 tuổi trở xuống [44]. Ở châu Âu, 47%
trẻ em được bắt đầu điều trị bằng thẩm phân phúc mạc, 33% lại được lọc máu
trước [22]. Không có sự khác biệt vê tỷ lệ tử vong giữa hai phương pháp thận
thay thế trên sau 3 năm, 5 năm [59].
1.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
1.2.1. Khái niệm về chất lượng cuộc sống
Năm 1948, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe là trạng
thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội; khơng phải chỉ là tình
trạng khơng có bệnh tật, thương tật [38]. Từ thời điểm đó đến nay, các nghiên
cứu của y tế vượt ra ngoài các vấn đề y học truyền thống (như là tỷ lệ mắc, tỷ
lệ tử vong) để nghiên cứu thêm các vấn đề như là đánh giá sự ảnh hưởng của
bệnh tật, thương tích lên hoạt động hằng ngày, thói quen sinh hoạt của người
bệnh; cảm nhận của người bệnh đối với tình trạng của mình; những nghiên cứu
này được gọi tạm là “những thành tố còn thiếu của sức khỏe”. Đồng thời y học
không chỉ quan tâm đến điều trị bệnh, điều trị triệu chứng mà giờ còn quan tâm
đến việc chăm sóc sức khỏe, một hành động mang tính chất nhân văn với mục
tiêu chính là làm cho con người cảm thấy thoải mái, hạnh phúc. Do hai yếu tố
trên, y học bắt đầu đưa ra phương thức đo đạc, đánh giá và can thiệp vào chất
lượng cuộc sống của bệnh nhân (một yếu tố của sức khỏe), nhằm giúp người
bệnh cảm thấy thoải mái, hạnh phúc [39].
Chất lượng cuốc sống là những cảm nhận của các cá nhân về cuộc sống
của họ trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên



12

quan đến các mục đích, nguyện vọng, tiêu chuẩn và các mối quan tâm của họ
[39]. Định nghĩa này thể hiện CLCS là một đánh giá chủ quan được lồng vào
trong các bối cảnh văn hóa, xã hội, mơi trường do đó khơng thể hiểu CLCS
giống như là tình trạng sức khỏe, lối sống, trạng thái tinh thần, sự thỏa mãn.
Tuy CLCS là cảm nhận chủ quan nhưng việc đánh giá, định lượng nó có
vai trị quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Nhiều bộ đánh giá CLCS được ra đời với mục tiêu ít nhiều là chuẩn mực nào
đó để giúp đánh giá, thống kê, can thiệp vào CLCS [39].
1.2.2. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe
CLCS là một khái niệm rộng và liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó, khi
xem xét trên lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, người ta thường có khuynh hướng
giới hạn những ghi nhận về CLCS trên các khía cạnh thể lực, tinh thần và xã
hội. Chính vì thế, các nhà y học thấy cần phải tách riêng khái niệm CLCS liên
quan sức khỏe, bởi vì khơng thể bao qt hết mọi vấn đề của định nghĩa CLCS
vào những nghiên cứu sức khỏe [39]. Mặt khác, đo lường CLCS sẽ có nhiều ý
nghĩa hơn khi gắn liền với sức khỏe và bệnh tật. Từ đó thuật ngữ “CLCS liên
quan đến sức khỏe” đã ra đời. Mục đích của việc đánh giá CLCS liên quan đến
sức khỏe là để xác định mức độ mà điều kiện y tế hoặc điều trị tác động đến
cuộc sống của cá nhân một cách đúng đắn nhất. Cùng với các biện pháp đo
lường sinh lý truyền thống, CLCS liên quan sức khỏe là một chỉ điểm quan
trọng để nắm bắt được gánh nặng của bệnh. Mặc dù tiêu chuẩn vàng là cho
bệnh nhân tự báo cáo về họ, tuy nhiên có thể thu thập những dữ liệu của người
được quyền báo cáo thay cho bệnh nhân đặc biệt khi họ quá yếu hoặc quá trẻ
[55].
CLCS liên quan đến sức khỏe khác với CLCS và tình trạng sức khỏe, nó
được định nghĩa là mức tối ưu về tinh thần, thể lực, vai trò và chức năng xã hội,



13

bao gồm các mối quan hệ, sức khỏe và sự hạnh phúc trong cuộc sống. Đánh giá
thích hợp CLCS liên quan sức khỏe ở trẻ em mắc bệnh mạn tính sẽ dẫn đến
việc hình thành các can thiệp điều trị quan trọng góp phần cải thiện sự hiểu biết
giữa bác sĩ nhi khoa và cha mẹ, tăng cường sự tuân thủ và hiệu quả điều trị để
đưa đến CLCS tốt hơn cho bệnh nhân [2]. Qua nghiên cứu y văn, CLCS liên
quan đến sức khỏe là một hệ thống đánh giá khách quan và chủ quan trên nhiều
lĩnh vực cuộc sống có ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi vấn đề sức khỏe do bệnh
tật, chấn thương hay cách thức điều trị tạo ra. Với định nghĩa sức khỏe của
WHO, các lĩnh vực của CLCS liên quan đến sức khỏe được quan tâm là: thể
lực, tinh thần, xã hội. Mỗi lĩnh vực đều được xem xét trên nhiều khía cạnh và
được khái quát hóa để có thể lượng giá một cách khách quan, thống nhất qua
những công cụ đo lường [26].
1.2.3. Công cụ đánh giá chất lượng cuôc sống liên quan tới sức khỏe trẻ
em
Việc sử dụng các thang điểm CLCS ở bệnh nhân ngày càng phổ biến, nó
giúp hỗ trợ đánh giá một mặt tình trạng sức khỏe, đồng thời làm tăng mối tương
tác giữa bệnh nhân và bác sĩ, cải thiện sự hài lòng của bệnh nhân, tăng khả năng
phát hiện những vấn đề sức khỏe còn tiềm ẩn, định hướng can thiệp lâm sàng,
qua đó cải thiện sức khỏe của bệnh nhân [13].
Việc đánh giá CLCS ở bệnh nhân nhỏ tuổi có nhiều khác biệt so với
người lớn, các lý do đó là: sự khác biệt về giải phẫu, sinh lý, tính cách; trẻ nhỏ
thường khó hiểu hoặc không biểu đạt được suy nghĩ cũng như nhu cầu của
mình. Do đó các bộ đánh giá CLCS trong thực hành nhi khoa thường phải đảm
bảo các tiêu chí sau:
- Ngắn gọn nhưng phải cung cấp những thông tin quan trọng, có giá trị và
chính xác



14

- Phải được thiết kế tốt để người khai (phụ huynh, người giám hộ, bệnh
nhân) hiểu, diễn giải và cho điểm
- Đủ nhạy để đánh giá những thay đổi ở bệnh nhân [13]
Bảng 1. 1: Một số bộ câu hỏi được dung để đánh giá CLCS bệnh nhân BTM giai
đoạn cuối (BN: bệnh nhân tự đánh giá; PH: phụ huynh đánh giá)

Bộ công cụ
PedsQL 4.0

Tuổi đáp
ứng
BN: 5-18

Số câu hỏi
23

Nội dung
Thể chất

(Bộ câu hỏi đánh giá PH: 2-18

Cảm xúc

CLCS chung)

Xã hội
Học tập


CHIP-AE

BN: 10-18

107

Hài lịng

(Hồ sơ sức khỏe và

Khó chịu

bệnh tật – Bộ câu hỏi

Sự hồi phục

cho thanh thiếu niên)

Rủi ro
Rối loạn
Thành tích

CHQ-PF50

BN:11-18

50

Thể lực


(Bộ câu hỏi về sức PH: 11-18

Sức khỏe chung

khỏe trẻ em)

Giới hạn trong học tập,
sinh hoạt
Đau
Không thoải mái
Giới hạn hoạt động gia
đình
Tâm lý/ ảnh hưởng đến
phụ huynh


15

Hành vi
Tinh thần
Thay đổi sức khỏe…
Hộ câu hỏi CLCS trẻ BN: 6-11
em

42

Triệu chứng và đau
Chức năng vận động

PH: 6-15


TNO-AZL

Cảm xúc
Nhận thức bản thân và
xã hội

PedsQL 3.0 ESRD BN: 5-18

34

Sự mệt mỏi liên quan

(Bộ câu hỏi đánh giá PH: 2-18

đến bệnh

CLCS liên quan đến

Điều trị

BTM giai đoạn cuối)

Tương tác gia đình, bạn

Lo lắng
Nhìn nhận ngoại hình
Giao tiếp

Trong các bộ câu hỏi phỏng vấn CLCS ở trên, bộ câu hỏi PedsQL 4.0 có thể

đánh giá CLCS ở nhiều nhóm tuổi nhất. Đi cùng với bộ PedsQL 4.0 có bộ câu
hỏi PedsQL ESRD 3.0 giúp đánh giá một cách đặc hiệu những ảnh hưởng của
bệnh thận giai đoạn cuối đến CLCS của bệnh nhân.
Những năm gần đây, bộ công cụ giá chất lượng sống của trẻ em (PedsQL
4.0) được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu trên quần thể trẻ khỏe mạnh với
quần thể trẻ em có bệnh cấp tính và mạn tính. Thang PedsQL 4.0 là kết quả của
cơng trình nghiên cứu phát triển công cụ đánh giá chất lượng sống trong 15
năm của tác giả Varni và CS, được công bố năm 2002 [56], [57]. Bộ câu hỏi đã
được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ trên thế giới. Bộ câu hỏi ngắn gọn, thiết thực,


16

dễ thực hiện, và có độ chính xác cao với hệ số Cronbach alpha cao (alpha =
0,83 cho bệnh nhân và alpha = 0,86 cho bố/ mẹ bệnh nhân trả lời).
Thang PedsQL 4.0 bằng tiếng Anh đã được dịch sang tiếng Việt bởi một
bác sĩ chuyên ngành Tâm thần trẻ em và một cử nhân tâm lý. Bản dịch tiếng
Việt được một giáo viên có trình độ đại học ngoại ngữ về tiếng Anh dịch ngược
lại độc lập. Sau đó thống nhất trong nhóm dịch để đạt sự chính xác và phù hợp
nhất về nội dung của thang. Thang PedsQL 4.0 đã được sử dụng đánh giá CLCS
trong nhiều nghiên cứu ở Việt Nam như nghiên cứu của Dương Thị Thanh Bình
(2016) đánh giá CLCS ở trẻ hội chứng thận hư tiên phát tại bệnh viện Nhi Trung
ương [1]. Trên nhóm trẻ khỏe mạnh, tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai và CS
(2017) đã sử dụng thang PedsQL 4.0 đánh giá CLCS của 1225 trẻ 2 - 18 tuổi
khỏe mạnh tại tỉnh Thái Bình [3].
Bộ cơng cụ chấm điểm nhằm đánh giá mức độ khó khăn của trẻ về 4 lĩnh
vực thể chất; cảm xúc; quan hệ xã hội và học tập của trẻ trong một tháng qua.
Mỗi lĩnh vực sẽ có các câu hỏi nhỏ, người làm sẽ đánh giá cho điểm từ 0 tới 4
dựa theo mức độ mà họ cảm nhận.
Đi cùng với bộ công cụ PedsQL 4.0 đánh giá những khó khăn chung

trong cuộc sống, giúp người nghiên cứu so sánh CLCS giữa các nhóm bệnh
nhân và trẻ em khỏe mạnh; bộ công cụ PedsQL ESRD 3.0 ra đời nhằm đánh
giá những khó khăn trong cuộc sống của bệnh nhân BTM giai đoạn cuối. Đây
là bộ câu hỏi đặc hiệu đối với nhóm bệnh nhân thận mạn giai đoạn cuối, giúp
người phỏng vấn, nhà nghiêm cứu tìm hiểu được cụ thể hơn yếu tố nào của
BTM giai đoạn cuối ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bộ
PedsQL ESRD 3.0 gồm 34 câu hỏi chia về 7 lĩnh vực: sự mệt mỏi chung, thông
tin về bệnh thận, vấn đề điều trị, tương tác với gia đình và người cùng tuổi, sự
lo lắng, các biểu hiện của cơ thể, khả năng giao tiếp. Mỗi câu hỏi có các mức


×