Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ tại bệnh viện a thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

CHU ĐỨC TẤN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG
PHẪU THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƢỜNG HẦM NHỎ
TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

THÁI NGUYÊN – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y - DƢỢC

CHU ĐỨC TẤN

KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỎI THẬN BẰNG
PHẪU THUẬT TÁN SỎI QUA DA ĐƢỜNG HẦM NHỎ
TẠI BỆNH VIỆN A THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Ngoại khoa


Mã số: CK 62 72 07 50

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: BS.CKII NGUYỄN CƠNG BÌNH

THÁI NGUN – 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Chu Đức Tấn, học viên chuyên khoa 2 khóa 13, Trường Đại học
Y- Dược, Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Ngoại khoa, xin cam đoan:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng
dẫn của BSCKII Nguyễn Cơng Bình.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác,
trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi
nghiên cứu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam
kết này.
Thái Nguyên, năm 2022
NGƢỜI CAM ĐOAN

Chu Đức Tấn


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn này,
tơi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cơ, các

anh chị, của cơ quan, gia đình và các bạn đồng nghiệp.
Với tất cả kính trọng và lịng biết ơn chân thành, tôi xin gửi lời cảm
ơn tới:
- Đảng ủy, Ban giám hiệu, phịng đào tạo, Bộ mơn Ngoại Trường Đại
học Y- Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tơi trong q
trình học tập tại Trường và Bộ môn.
- Đảng ủy, Ban Giám đốc, khoa Ngoại tổng hợp Bệnh viện A Thái
Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành khóa học.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới:
BSCKII Nguyễn Cơng Bình - Người thầy đã tận tâm dạy dỗ giúp tơi
trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy trong hội đồng chấm luận văn
đã góp nhiều ý kiến q báu để tơi hồn thiện luận văn này.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân
đã hết lịng ủng hộ, động viên tơi trong q trình học tập và hồn thành
luận văn.
Thái Ngun, năm 2022
Học viên

Chu Đức Tấn


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BN

: Bệnh nhân

Mini_PCNL : Mini percutaneous nephrolithotomy
PCNL


: Percutaneous nephrolithotomy

TSNCT

: Tán sỏi ngoài cơ thể

TSQD

: Tán sỏi qua da


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 3
1.1. Một số đặc điểm về giải phẫu của thận ...................................................... 3
1.2. Các yếu tố nguy cơ sỏi tiết niệu ................................................................. 9
1.3. Ảnh hưởng của sỏi đối với đường tiết niệu.............................................. 10
1.4. Triệu chứng sỏi thận ................................................................................. 12
1.5. Các biến chứng của sỏi thận..................................................................... 14
1.6. Chẩn đoán. ................................................................................................ 15
1.7. Các phương pháp điều trị sỏi thận ........................................................... 16
1.8. Kết quả nghiên cứu phẫu thuật tán sỏi thận qua da trên thế giới và trong
nước ................................................................................................................. 20
1.9. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tán sỏi thận qua da ....................... 23
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 26
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................... 27
2.3. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 27
2.4. Chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................................. 27
2.5. Phương pháp thu thập số liệu, thống kê xử lí số liệu ............................... 29

2.6. Đạo đức nghiên cứu ................................................................................. 32
2.7. Hạn chế của đề tài .................................................................................... 32
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................ 33
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu ............................................. 33
3.2. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ......................................... 34
3.3. Kết quả phẫu thuật ................................................................................... 38
3.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả phẫu thuật. ................................... 44


Chƣơng 4. BÀN LUẬN ................................................................................. 47
KẾT LUẬN .................................................................................................... 64
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 67
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 75


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Giải phẫu vị trí và hình thể thận ....................................................... 5
Hình 1.2 Cấu tạo và hình thể trong ................................................................... 6
Hình 1.3. Liên quan mặt trước của thận............................................................ 7
Hình 1.4. Liên quan phía sau của thận ............................................................. 8
Hình 2.1. Các bước tiến hành phẫu thuật ........................................................ 32


DANH MỤC HÌNH
Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi .............................. 33
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh nhân ........................................................................... 34
Bảng 3.3. Lý do vào viện ................................................................................ 35
Bảng 3.4. Triệu chứng lâm sàng ..................................................................... 35
Bảng 3.5. Đặc điểm kết quả xét nghiệm nước tiểu ......................................... 36

Bảng 3.6. Mức độ giãn của thận trên siêu âm ................................................. 36
Bảng 3.7. Đặc điểm sỏi trên siêu âm............................................................... 37
Bảng 3.8. Đặc điểm quá trình phẫu thuật ........................................................ 38
Bảng 3.9. Thời gian tán sỏi ............................................................................. 38
Bảng 3.10. Thời gian dùng thuốc giảm đau sau phẫu thuật ............................ 39
Bảng 3.11. Thời gian trung tiện sau phẫu thuật .............................................. 39
Bảng 3.12. Thời gian dẫn lưu thận .................................................................. 39
Bảng 3.13 Thời gian nằm viện sau phẫu thuật (hậu phẫu) ............................. 40
Bảng 3.14. Tỷ lệ sạch sỏi sau phẫu thuật ........................................................ 40
Bảng 3.15. Các tai biến trong phẫu thuật ....................................................... 41
Bảng 3.16. Các biến chứng sau phẫu thuật ..................................................... 41
Bảng 3.17. Đánh giá kết quả sau phẫu thuật ................................................... 42
Bảng 3.18. Mức độ giãn thận trên siêu âm trước và sau phẫu thuật ............... 42
Bảng 3.19. Diễn biến triệu chứng lâm sàng sau phẫu thuật ............................ 43
Bảng 3.20. Kết quả tán sỏi sau 1 tháng khám lại. ........................................... 43
Bảng 3.21. Mức độ giãn của thận sau 1 tháng trên siêu âm ........................... 43
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của BMI đến kết quả tán sỏi ...................................... 44
Bảng 3.24. Ảnh hưởng của vị trí sỏi đến kết quả phẫu thuật .......................... 45
Bảng 3.25 Ảnh hưởng của kích thước sỏi đến kết quả phẫu thuật. ................ 45
Bảng 3. 26. Ảnh hưởng của mức độ ứ nước thận trên siêu âm đến kết quả
phẫu thuật ........................................................................................................ 46
Bảng 3. 27. Ảnh hưởng của thời gian tán sỏi đến kết quả phẫu thuật ............ 46


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố theo giới tính .................................................................. 33
Biểu đồ 3.2 Phân bố theo nghề nghiệp............................................................ 34


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sỏi tiết niệu là bệnh lý thường gặp chiếm 3% - 12% trên tổng số dân tùy
từng nghiên cứu trong đó sỏi thận chiếm tỷ lệ 30% - 40%. Sỏi thận nếu không
được theo dõi và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhưng biến chứng nguy hiểm
như viêm ứ mủ thận, giãn mất chức năng thận dẫn đến suy thận thậm chí là tử
vong [18] . Với những tiến bộ trong lĩnh vực ngoại khoa, điều trị phẫu thuật
mở lấy sỏi thận đã được thay thế bằng các phương pháp khác ít xâm lấn hơn
như tán sỏi ngồi cơ thể, nội soi tán sỏi ngược dịng bằng ống soi mềm và tán
sỏi thận qua da [14] [37] .
Lấy sỏi thận qua da được thực hiện đầu tiên bởi Frenstrom và Johannson
năm 1976 với đường hầm tiêu chuẩn. Để giảm tỷ lệ biến chứng mất máu, rách
đài bể thận, đau sau phẫu thuật liên quan đến việc dùng kích thước dụng cụ
lớn tán sỏi thận qua da phát triển theo hướng ít xâm hại hơn bằng cách nong
đường hầm nhỏ hơn vào thận. Năm 1998 lần đầu tiên lấy sỏi thận qua da
đường hầm nhỏ được Jackman và cộng sự thực hiện thành công trên trẻ em
với bộ nong kích thước 11Fr, sau đó tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ (kích
thước đường hầm 12Fr đến 20Fr) dần được áp dụng cho người lớn.
Ngày nay tán sỏi thận qua da đường hầm nhỏ là phẫu thuật rất phổ biến
trên thế giới. Tại Việt Nam kỹ thuật này đang được áp dụng nhiều từ các bệnh
viện tuyến trung ương đến tuyến tỉnh và những cơ sở y tế có đầy đủ phương
tiện và nhận lực. Các nghiên cứu đã chỉ ra mức độ an toàn và khả thi của phẫu
thuật tán sỏi qua da đường hầm nhỏ cũng như kết quả về tỉ lệ sạch sỏi sau tán
cao, ngay cả khi so sánh với các phương pháp tán sỏi khác [10] , [12] , [33] ,
[39] , [42] , [49] , [62] .
Từ năm 2017 bệnh viện A Thái Nguyên đã triển khai phẫu thuật tán sỏi
thận qua da đường hầm nhỏ với tư thế bệnh nhân nằm nghiêng, định vị sỏi
bằng siêu âm và sử dụng nguồn năng lượng laser Holmium 30-100W. Để


2

đánh giá kết quả cũng như các biến chứng, ưu nhược điểm và rút ra kinh
nghiệm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kết quả điều trị sỏi thận bằng
phẫu thuật tán sỏi qua da đƣờng hầm nhỏ tại bệnh viện A Thái Nguyên”
Với hai mục tiêu:
1. Đánh giá kết quả điều trị sỏi thận bằng phẫu thuật tán sỏi qua da
đường hầm nhỏ tại bệnh viện A Thái Nguyên.
2. Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tán sỏi thận qua da
đường hầm nhỏ tại bệnh viện A Thái Nguyên.


3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1 . Một số đặc điểm về giải phẫu của thận
Với chức năng ngoại tiết, bài tiết nước tiểu, thận có nhiệm vụ đào thải
các sản phẩm chuyển hóa cuối cùng và lượng nước dư thừa trong cơ thể, do
đó duy trì cân bằng nước, điện giải trong các mơ. Thận cũng có chức năng nội
tiết, sản sinh và đưa vào máu chất erythroprotein có tác dụng trong việc tạo
huyết, chất renin ảnh hưởng đến huyết áp, chất 1,25 hydroxycholecalciferol
liên quan đến việc chuyển hóa calci và cuối cùng là một nội tiết tố dẫn chất
của vitamin D có thể ảnh hưởng đến tác dụng của nội tiết tố cận giáp [25] .
1.1.1. Giải phẫu thận
* Đại thể
- Người bình thường có 2 thận, hình hạt đậu, màu nâu đỏ, nằm ở phần
sau ổ bụng, hai bên cột sống, sau phúc mạc, trước cơ thắt lưng. Mỗi thận dài
khoảng 11cm, rộng 6cm, dày 3cm; Đầu trên ngang mức đốt sống ngực XII,
đầu dưới ngang mức đốt sống thắt lưng III. Thận phải thường thấp hơn thận
trái khoảng 2cm. Ở nam giới thận có trọng lượng khoảng 150 gam và nữ giới
khoảng 136 gam [27] .
Thận có 2 mặt là mặt trước lồi và mặt sau phẳng; hai cực trên và dưới,
cực trên ở ngang mức xương sườn 12; có 2 bờ: bờ ngồi lồi, bờ trong lõm.

Nhu mô thận rất dễ vỡ nhưng được bọc quanh bởi bao thận mỏng
nhưng chắc, dễ bóc
Ở người gầy, cơ thành bụng thả lỏng, có thể sờ thấy cực dưới thận bằng
2 tay trên dưới, khi hít vào hết sức. Song bình thường do thận nằm ở sâu, nên
thăm khám khó sờ thấy [25] .
Xoang thận
Xoang thận thơng ra ngồi ở rốn thận, thành xoang có nhiều chỗ lồi
lõm. Chỗ lồi hình nón gọi là nhú thận. Nhú thận cao khoảng 4-10 mm. Đầu


4
nhú có nhiều lỗ của các ống sinh niệu đổ nước tiểu vào bể thận. Chỗ lõm úp
vào các nhú thận gọi là các đài nhỏ. Các đài nhỏ hợp lại thành 02 đài lớn. Các
đài lớn hợp lại thành bể thận thông với niệu quản.
Hệ thống đài – bể thận
Hình thái, cách sắp xếp hệ thống đài bể thận thay đổi theo mỗi cá thể.
Thận có 10 đến 13 hãn hữu 14-15 đài nhỏ sắp xếp từ 3 đến 6 (điển hình là 4)
nhóm đổ chủ yếu vào 2 đài lớn trên và dưới, đôi khi vào cả phần giữa bể thận.
Điển hình có 4 nhóm đài nhỏ dẫn lưu 4 phần tương ứng của 2 nửa thận.
Nhu mô thận
Nhu mơ thận gồm có 2 vùng: vùng trung tâm ( vùng tủy thận) và vùng
ngoại biên (vùng vỏ thận).
- Tủy thận: màu đỏ sẫm, được cấu tạo gồm nhiều khối hình nón gọi là
tháp thận hay tháp Malpighi. Đáy tháp quay về phía bao thận, đỉnh hưởng về
phía xoang thận tạo nên nhú thận. Tháp thận thường nhiều hơn nhú thận, ở
phần giữa thận 2-3 tháp chung nhau 01 nhú thận, cịn ở 2 cực có khi 6-7 tháp
chung nhau 1 nhú thận. Các tháp sắp xếp thành 2 hàng dọc theo 2 mặt trước
và sau thận. Mỗi thận thường có từ 8 đến 12 tháp Malpighi.
- Vỏ thận là vùng có màu vàng đỏ nhạt. Gồm có:
+ Cột thận là phần nhu mô xen giữa các tháp thận gọi là cột bertin.

+ Tiểu thùy vỏ là phần nhu mô từ đáy tháp thận tới bao sợi. Tiểu thùy
vỏ lại được chia thành 02 phần:
Phần tia: gồm các khối hình tháp nhỏ (tháp Ferrein), có đáy nằm trên đáy
tháp thận định hướng ra bao thận. Mỗi tháp Malpighi chứa từ 300 đến 500
Ferrein.
Phần lượn hay mê đạo thận là nhu mô xen giữa phần tia.


5

Hình 1.1 Giải phẫu vị trí và hình thể thận [13]
(Frank H Netter (2013). Atlats giải phẫu người)


6

Hình 1.2 Cấu tạo và hình thể trong
(Frank H Netter (2013). Atlats giải phẫu người)
* Vi thể
Nhu mô thận được cấu tạo chủ yếu bởi những đơn vị chức năng gọi là
nephron. Mỗi nephron gồm có: 1 tiểu thể thận và 1 hệ thống ống sinh niệu.
Tiểu thể thận gồm có 1 bao ở ngồi và bên trong là 1 cuốn mao mạch.
Hệ thống ống sinh niệu gồm: Các tiểu quản lượn, ống lượn gần, quai
Hèlle, ống lượn xa, các tiểu quản thẳng và ống thu nhập.
Tiểu thể thận, ống lượn gần, ống lượn xa nằm trong phần lượn của vỏ
thận. Quai Hèlle, ống thẳng, ống thu nhập nằm trong phần tia của vỏ thận và
tủy thận. Mỗi phần của nephron có một vai trị riêng biệt trong việc bài tiết và
hấp thu nước và một số chất trong quá trình thành lập nước tiểu.



7
1.1.2. Liên quan giải phẫu
Thận nằm trong khoang mỡ sau phúc mạc, được cố định bởi cân Gerota,
lớp mỡ quanh thận và cuống thận tương đối di dộng. Thận di dộng theo nhịp thở
do cử động của cơ hoành hoặc khi thay đổi tư thế, rốn thận trái ngang mức gai
ngang đốt sống thắt lưng I ở tư thế đứng, rốn thận phải nằm thấp hơn. Thận hạ
thấp hơn ở tư thế đứng khoảng 2 - 3cm [25] , [27] .
Phía trước: Hai thận liên quan khá khác nhau với các cơ quan trong
và ngoài phúc mạc.
Thận phải nằm phần lớn phía trên rễ mạch mạc treo đại tràng ngang.
liên quan với tuyến thượng thận, góc đại tràng phải và ruột non, với đoạn II tá
tràng và tĩnh mạch chủ dưới.
Thận trái một phần nằm trên và một phần nằm dưới rễ mạc treo đại tràng
ngang. Ở trên rễ mạc treo đại tràng ngang liên quan với thân đuôi tụy, các mạch
lách, tuyến thượng thận trái và mặt sau dạ dày. Phần dưới rễ mạc treo đại tràng
ngang liên quan với góc đại tràng trái ở ngồi và ruột non ở trong.

Hình 1.3. Liên quan mặt trƣớc của thận [13]
(Frank H Netter (2013). Atlats giải phẫu người)
Phía sau: Mặt sau là mặt phẫu thuật của thận. Màng phổi ở phía sau bắt
chéo trước xương sườn XI cách cột sống 11cm và bắt chéo trước xương sườn
XII cách cột sống 6cm. Xương sườn XII chắn ngang phía sau thận ngang mức


8
phạm vi dưới của cơ hoành và chia mặt sau thận thành 2 tầng liên quan: tầng
ngực ở trên liên quan với các xương sườn XI, XII, góc sườn hồnh và cơ
hoành che phủ 1/3 trên mặt sau của 2 thận; tầng thắt lưng liên quan với các cơ
ngang bụng, cơ vng thắt lưng và cơ thắt lưng [11] .


Hình 1.4. Liên quan phía sau của thận [13]
(Frank H Netter (2013). Atlats giải phẫu người)
* Hai bờ
Ở bên phải và bên trái cũng có sự liên quan khác nhau:
- Bờ ngoài:
+ Bên phải liên quan với bờ trước gan
+ Bên trái liên quan với bờ dưới tỳ, với đại tràng xuống
- Bờ trong


9
Từ sau ra trước mỗi thận liên quan với:
+ Cơ thắt lưng
+ Bó mạch tuyến thượng thận, bó mạch thận, bể thận, phần trên niệu
quản và bó mạch tinh hồn (hay buồng trứng). Liên quan với tĩnh mạch chủ
dưới ( đối với thận phải) và động mạch chủ bụng ( đối với thận trái).
1.2. Các yếu tố nguy cơ sỏi tiết niệu
 Yếu tố nội sinh
Tuổi và giới: Tỷ lệ mắc sỏi cao nhất gặp ở lứa tuổi từ 20 – 40 tuổi, tuy
nhiên, ở hầu hết các bệnh nhân bằng chứng khởi phát sỏi từ tuổi thanh thiếu
niên (13 – 19 tuổi). Tỷ lệ Nam/Nữ là 3/1, Finlayson (1974) cho rằng nồng độ
hooc mơn giới tính có ảnh hưởng đến sự hình thành một số loại sỏi [3] .
Chủng tộc: Sỏi tiết niệu không phổ biến ở thổ dân châu Mỹ, người da
đen, trong khi bệnh khá phổ biến ở người Capcase, người châu Á.
Di truyền: Yếu tố di truyền trong phạm vi gia đình theo kiểu đa gen đã
được nhiều tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên các tập qn ăn uống trong gia đình
cũng có vai trị quan trọng.
Các dị dạng bẩm sinh: Các dị dạng như hẹp chỗ nối niệu quản bể thận,
phình to niệu quản, niệu quản đôi…là điều kiện thuận lợi tạo sỏi, do ứ đọng
nước tiểu và nhiễm khuẩn.

Ngồi ra cịn có một số yếu tố nguy cơ nội sinh khác tạo điều kiện hình
thành sỏi niệu như béo phì, cao huyết áp, cường tuyến cận giáp....
 Yếu tố ngoại sinh
Chế độ ăn, uống: Ở người trưởng thành uống nước ít hơn (< 1200ml/
ngày) là tăng nguy cơ hình thành sỏi, uống nhiều nước làm lỗng nước tiểu có
thể làm thay đổi hoạt động ion giúp cho ngăn cản sự hình thành sỏi. Ăn một số
thức ăn mà nước tiểu bài tiết ra nhiều các chất tạo sỏi như: Purine (acid uric),
oxalate, hoặc calcium, phosphate…


10
Nghề nghiệp: Sỏi niệu thường gặp ở những nghề nghiệp thường phải
ngồi nhiều, nghề hành chính. Những người làm việc trong mơi trường nhiệt
độ cao cũng có nguy cơ bị sỏi niệu.
Địa lý, khí hậu: Mối liên quan giữa những yếu tố địa dư lý, khí hậu với
nguy cơ mắc bệnh sỏi tiết niệu rất phức tạp, trong khi sỏi thận phổ biến ở
những vùng có khí hậu nóng thì một số nhóm cư dân lại có tỷ lệ mắc thấp
(người da đen, thổ dân châu phi), cũng như cư dân ở nhiều vùng ơn đới lại có
tỷ lệ mắc cao, điều đó có liên quan đến chế độ ăn q dư thừa mà khơng cân
đối, ít vận động, uống ít nước của người phương tây. Khí hậu nóng ẩm theo
mùa làm tăng tỷ lệ bệnh sỏi tiết niệu do hiện tượng mất nước nhiều [3] .
1.3. Ảnh hƣởng của sỏi đối với đƣờng tiết niệu
* Cơ chế gây tổn thương của sỏi tiết niệu trên hệ tiết niệu
Sỏi gây tổn thương trên hệ tiết niệu theo 3 cơ chế cơ bản [19] :
- Cơ chế tắc nghẽn: Sỏi gây ứ tắc (bể thận, niệu quản), Tuỳ theo kích
thước và hình thể sỏi có thể gây nên ứ tắc hồn tồn hay khơng hồn tồn,
làm cho nhu mơ thận giãn mỏng dần, dung tích đài bể thận tăng lên, nhu mơ
thận bị teo đét, xơ hố và thận dần bị mất chức năng.
Nếu sỏi ở đài thận, gây nghẽn cục bộ tại thận, sẽ dẫn đến ứ niệu, giãn
từng nhóm đài gây mất chức năng từng phần của thận.

Niệu quản trên sỏi cũng bị giãn mất nhu động và xơ hoá niệu quản.
Trong trường hợp sỏi ở hai bên hệ tiết niệu, bệnh nhân có thể bị suy thận cấp
do sỏi.
- Cơ chế cọ sát: Sỏi thận, sỏi niệu quản nhất là sỏi cứng, gai góc có thể
gây cọ sát, làm rách xước niêm mạc đài bể thận, niệu quản gây chảy máu
trong hệ tiết niệu. Thương tổn tổ chức một mặt tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn
niệu phát triển, mặt khác làm cho q trình phát triển xơ hố ở nhu mô thận
và ở thành ống dẫn niệu.


11
Kết quả cuối cùng làm hẹp dần đường dẫn niệu, làm nặng thêm tình
trạng bế tắc.
- Cơ chế nhiễm khuẩn: Sự tắc nghẽn đường niệu là những yếu tố thuận
lợi để phát triển nhiễm khuẩn niệu, nhiễm khuẩn niệu gây phù nề, chợt loét
niêm mạc đài bể thận, dần dẫn đến xơ hoá tổ chức khe thận, chèn ép mạch
máu và ống thận.
Sản phẩm của quá trình viêm như xác vi khuẩn, xác BC, tế bào biểu mô
đài bể thận kết tinh lại tạo thành nhân sỏi.
* Ảnh hưởng của sỏi đối với đường tiết niệu
Khi viên sỏi bị vướng lại ở bên trong đường tiết niệu, nó sẽ ảnh hưởng
đến đường tiết niệu qua 3 giai đoạn:
* Giai đoạn chống đối
Đường tiết niệu phía trên viên sỏi sẽ tăng cường sức co bóp để tống sỏi
ra ngồi. Niệu quản và bể thận phía trên viên sỏi chưa bị giãn nở. Có sự tăng
áp lực đột ngột ở đài bể thận gây cơn đau quặn thận. Trên lâm sàng ở giai
đoạn này bệnh nhân thường biểu hiện bởi những cơn đau quặn thận điển hình.
* Giai đoạn giãn nở
Thơng thường sau khoảng 3 tháng nếu sỏi không di chuyển được thì
niệu quản, bể thận và đài thận phía trên viên sỏi sẽ bị giãn nở, nhu động của

niệu quản bị giảm.
* Giai đoạn biến chứng
Viên sỏi nằm lâu sẽ không di chuyển được vì bị bám dính vào niêm
mạc, niệu quản bị xơ dày, có thể bị hẹp lại. Chức năng thận sẽ bị giảm dần,
thận ứ nước, ứ mủ nếu có nhiễm trùng, sỏi cịn tồn tại trong đường tiết niệu là
một yếu tố thuận lợi cho việc nhiễm trùng tái diễn, lâu ngày sẽ gây viêm thận
bể thận mạn tính và đưa đến suy thận mạn. Sỏi niệu quản hai bên có thể gây
vơ niệu do tắc nghẽn [6] .


12
1.4. Triệu chứng sỏi thận
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng
* Triệu chứng cơ năng
Đau vùng mạn sườn thắt lưng
Đây là triệu chứng hay gặp nhất, chiếm trên 90% số BN, đây cũng là lý
do chính BN đi khám bệnh.
Đau biểu hiện 2 mức độ
+ Đau cấp tính: điển hình là cơn đau quặn thận, cơn đau xuất hiện đột
ngột sau lao động và vận động, vị trí đau xuất phát ở vùng thắt lưng, tính chất
đau là đau dữ dội từng cơn đau lan xuống vùng bẹn sinh dục khơng có tư thế
giảm đau. Khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn cơ trơn thì đỡ đau (thường gặp
trong sỏi niệu quản).
+ Đau mạn tính: bệnh nhân ln có cảm giác nặng nề, đau tức khó chịu
vùng thắt lưng (một bên hoặc hai bên), tính chất đau tăng khi vận động. Loại
đau này thường gặp ở bệnh nhân có sỏi thận mà sỏi gây bít tắc khơng
hồn tồn.
Đái ra máu
Đặc điểm: bình thường sỏi gây đái máu vi thể, sau vận động tính chất đái
máu tăng, xuất hiện đau và đái máu đại thể tồn bãi, nước tiểu có màu hồng

như màu nước rửa thịt, khơng có máu cục.
Ngun nhân: sỏi cọ sát làm rách xước niêm mạc biểu mô đường niệu
Đái ra sỏi: đây là triệu chứng ít gặp, nhưng rất có giá trị chẩn đốn.
Một số triệu chứng khác
- Đái ra mủ: bệnh nhân đái đục toàn bãi, thường xuất hiện ở những bệnh
nhân thận ứ mủ.
Thận ứ mủ do sỏi điển hình có tình trạng đái đục kiểu phong cầm:
Khi bệnh nhân sốt cao, đau nhiều vùng thận: đái nước tiểu trong do mủ
từ thận không xuống dưới được


13
Khi đái đục, đau và sốt giảm, các triệu chứng cứ thế diễn biến theo
từng đợt.
- Đái buốt: khi có nhiễm khuẩn niệu.
- Đái rắt: khi có nhiễm khuẩn niệu.
- Sốt: gặp khi bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn niệu nặng, thường
là sốt cao có rét run
- Huyết áp tăng cao.
* Triệu chứng thực thể
- Dấu hiệu chạm thận (+): khi thận giãn to.
- Dấu hiệu bập bềnh thận (+) khi thận giãn to, khơng viêm dính với
thành lưng.
- Ấn các điểm niệu quản trên, giữa, dưới đau: khi sỏi niệu quản nằm
tương ứng vị trí đó
- Có thể thấy thận to nổi gồ thành bụng.
- Dấu hiệu rung thận (+): khi thận ứ mủ.
1.4.2. Xét nghiệm cận lâm sàng
* Siêu âm
- Siêu âm xác định được.

. Hình ảnh và kích thước sỏi cản âm trên thận, niệu quản.
. Kích thước của thận.
. Độ giãn của đài bể thận.
. Độ dầy mỏng nhu mô thận
* Chụp X-Quang hệ tiết niệu khơng chuẩn bị
Hình cản quang nằm vùng hố thận, chẩn đốn chắc chắn sỏi thận khi có
các hình cản quang đặc biệt như hình san hơ, hình mỏ vẹt.
* Chụp xquang hệ tiết niệu có tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch UIV
(Urographie Intra Veinneuse)
- Xác định được vị trí, kích thước, số lượng sỏi.


14
- Đánh giá được chức năng thận.
- Hình dạng niệu quản
* Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng.
Xác định được vị trí, kích thước, số lượng, hình thái sỏi.
Đánh giá tình trạng nhu mơ thận, giãn đài bể thận.
Đánh giá được chức năng thận.
Xác định được các bệnh tại thận như khối U thận, Ung thư thận, thận
đa nang.
Đánh giá được bất thường về mạch máu, giải phẫu thận, thận lạc chỗ.
* Đồng vị phóng xạ: đánh giá chức năng thận.
* Xét nghiệm máu và nước tiểu
+ Xét nghiệm nước tiểu:
- Đánh giá tình trạng viêm đường tiết niệu có hồng cầu, bạch cầu, nitrit niệu.
- Các tinh thể như oxalat, phosphat trong nước tiểu.
- Cấy khuẩn niệu: Vi khuẩn (+) khi có nhiễm khuẩn niệu.
+ Xét nghiệm cơng thức máu:
Hồng cầu thấp khi: thận mủ, suy thận, đái máu kéo dài, hoặc do suy thận.

Bạch cầu máu tăng cao gặp khi nhiễm khuẩn niệu nặng như viêm bể
thận cấp.
+ Xét nghiệm sinh hoá: định lượng urê, creatinin đánh giá tình trạng
suy thận.
1.5. Các biến chứng của sỏi thận
- Giãn đài bể thận và thận ứ niệu:
Sỏi gây cản trở lưu thông của đường bài xuất nước tiểu gây ứ trệ đường
niệu phía trên dẫn đến giãn đài bể thận, sau đó ứ nước tăng dần nên làm căng
giãn và chèn ép nhu mơ thận dẫn đến tình trạng suy giảm dần chức năng thận
và mất hoàn toàn chức năng thận nếu khơng được xử trí kịp thời.


15
- Sỏi gây nhiễm khuẩn hệ tiết niệu: như viêm bể thận thận, viêm khe
thận. Tình trạng nhiễm trùng kết hợp với ứ niệu gây thận ứ mủ, hoặc hư mủ
thận. Nặng hơn có thể gây ra nhiễm khuẩn huyết.
- Sỏi gây tình trạng viêm khe thận mãn tính kéo dài dẫn đến tình trạng xơ
teo thận, huyết áp cao.
- Sỏi gây suy thận: thường gặp trong trường hợp sỏi cả hai bên hệ tiết
niệu hoặc sỏi trên thận đơn độc, đây là biến chứng nặng nề. Có thể gặp suy
thận cấp hoặc suy thận mãn và các mức độ suy thận nặng nhẹ khác nhau tuỳ
thuộc vào đặc điểm của sỏi
- Sỏi gây ra viêm loét và xơ hoá tại vị trí sỏi, đây là nguyên nhân gây
chít hẹp đường niệu sau khi đã phẫu thuật lấy sỏi.
1.6. Chẩn đoán.
* Chẩn đoán xác định
- Triệu chứng lâm sàng: đau sau vận động, đái máu toàn bãi [16] , [22] .
Trình tự: Vận động - đau, đái máu - nghỉ ngơi các triệu chứng trên giảm.
- Cận lâm sàng: X-quang hệ tiết niệu thường quy, UIV hoặc chụp cắt lớp
vi tính hệ tiết niệu thấy sỏi.

* Chẩn đốn phân biệt
- Chẩn đốn phân biệt khi có cơn đau quặn thận (với các cấp cứu
ngoại khoa)
Viêm ruột thừa cấp.
Đau quặn gan.
Tắc ruột cơ học.
Thủng dạ dày.
U nang buồng trứng xoắn.
- Chẩn đoán phân biệt khi thận to (với các u trong và sau phúc mạc)
U gan to (bên phải), lách to (trái).
U đại tràng, u mạc treo, u nang buồng trứng, u nang tuỵ


×